« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình của Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện Mê Linh, Hà Nội.


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN VĂN SAN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HUYỆN MÊ LINH, HÀ NỘI.
- 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG.
- Tổng quan về dự án đầu tư.
- Khái niệm đầu tư.
- Dự án đầu tư.
- Dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Quản lý dự án đầu tư.
- Khái niệm và đặc trưng của quản lý dự án.
- Mục đích của quản lý dự án.
- Các công cụ quản lý dự án.
- Quy trình quản lý dự án.
- Hiệu quả dự án đầu tư.
- Các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư.
- Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý dự án đầu tư.
- Một số kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng của các địa phương và các tỉnh trong cả nước.
- Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng của thành phố Đà Nẵng.
- Một số kinh nghiệm quản lý đầu tư dự án của tỉnh Phú Thọ.
- 41 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯXÂY DỰNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH, HÀ NỘI.
- Phân cấp quản lý dự án và bộ máy tổ chức của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Mê Linh.
- Phân cấp quản lý dự án các công trình xây dựng trên địa bàn huyện Mê Linh.
- Mô hình tổ chức bộ máy quản lý dự án đầu tư XDCB.
- Công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình của Ban Quản lý Dự án Đầu tư và Xây dựng huyện Mê Linh, Hà Nội giai đoạn .
- Tình hình các dự án Ban Quản lý Dự án Đầu tư và Xây dựng huyện Mê Linh quản lý.
- Nội dung quản lý dự án đầu tư của Ban Quản lý Dự án huyện Mê Linh.
- Đánh giá chung về công tác Quản lý dự án tại Ban Quản lý Dự án Đầu tư và Xây dựng huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội.
- 72 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢNLÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG THUỘC NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH.
- Các dự án đầu tư xây dựng công trình trong thời gian tới của huyện Mê Linh thành phố Hà Nội.
- Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư.
- Hoàn thiện và nâng cao năng lực quản lý của Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án trên địa bàn huyện Mê Linh.
- Đổi mới và hoàn thiện cơ chế phân cấp, quản lý trong công tác đầu tư XDCB.
- Hoàn thiện công tác quản lý dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
- Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư trong giai đoạn thực hiện đầu tư86 3.2.5.
- Hoàn thiện công tác quản lý dự án trong giai đoạn kết thúc đầu tư.
- Số lượng dự án quản lý giai đoạn .
- Tiến dộ thực hiện các dự án đầu tư.
- Chất lượng các dự án đầu tư.
- 60 Bảng 6: Tổng hợp dự án hoàn thành đã phê duyệt quyết toán giai đoạn .
- 66 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Dự án đầu tư xây dựng công trình theo quan điểm động.
- 10 Sơ đồ 3: Quá trình quản lý dự án.
- 15 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ DXCB : Xây dựng cơ bản UBND : Ủy ban nhân dân QLDA : Quản lý dự án ĐTXD : Đầu tư xây dựng XDCT : Xây dựng công trình DADT : Dự án đầu tư TMĐT : Tổng mức đầu tư GPMB : Giải phóng mặt bằng Học viên: Nguyễn Văn San – Khóa 2013A Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội MỞ ĐẦU 1.
- Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình phát triển nền kinh tế xã hội, công việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những vấn đề then chốt nhất.
- Một hoạt động không thể thiếu trong công cuộc tạo dựng cơ sở hạ tầng vững chắc là hoạt động đầu tư xây dựng các công trình.
- Không phải dự án nào cũng có thể đáp ứng được cả ba yêu cầu ấy, tuy nhiên, để hoàn thành dự án một cách tốt nhất thì không thể không kể đến vai trò của công tác Quản lý dự án.
- “Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép”.
- Ban Quản lý Dự án Đầu tư và Xây dựng huyện Mê Linh là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện được UBND huyện giao thay mặt UBND huyện Mê Linh quản lý và điều hành các dự án huyện làm chủ đầu tư.
- Việc quản lý dự án trên địa bàn huyện Mê Linh thời gian qua đã có tiến bộ, nhiều dự án đầu tư đã hoàn thành và từng bước phát huy hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện từng bước đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
- Song đến nay so với mặt bằng chung của các huyện trong thành phố Hà Nội, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những tồn tại trong công tác QLDA đầu tư xây dựng của Ban Quản lý Dự án Đầu tư và Xây dựng huyện Mê Linh, một số công trình chất lượng còn hạn chế, thời gian thực hiện còn bị kéo dài.
- chính vì vậy việc hoàn thiện công tác QLDA đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện là rất cần thiết.
- Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề tác giả chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình của Ban Quản lý Dự án Đầu tư và Xây dựng huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ.
- Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu về công tác quản lý các dự án đầu tư XDCT tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, đánh giá ưu nhược điểm, xác định nguyên nhân, tồn tại tác động đến công tác quản lý đầu tư XDCT, từ đó đề ra những giải pháp và kiến nghị , hoàn thiện quy trình các chính sách quản lý ĐTXD nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, chống thất thoát, lãng phí vốn đầu tư XDCB tại Ban Quản lý Dự án Đầu tư và Xây dựng huyện Mê Linh – thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
- Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của Ban Quản lý Dự án Đầu tư và Xây dựng huyện Mê Linh – thành phố Hà Nội 3.2.
- Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn đầu tư XDCB.
- Số liệu dùng từ nguồn của Ban Quản lý Dự án Đầu tư và Xây dựng huyện Mê Linh, nguồn qua tài liệu tham khảo, các trang Web, sách, báo chí v.v… 5.
- luận văn được kết cấu làm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về dự án đầu tư và quản lý các dự án đầu tư xây dựng Chương 2: Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban Quản lý Dự án Đầu tư và Xây dựng huyện Mê Linh, Hà Nội.
- Chương 3: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư các công trình xây dựng của Ban Quản lý Dự án Đầu tư và Xây dựng huyện Mê Linh, Hà Nội.
- Học viên: Nguyễn Văn San – Khóa 2013A 2 Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 1.1.
- Tổng quan về dự án đầu tư 1.1.1.
- Khái niệm đầu tư Đầu tư là một phạm trù đặc biệt đối với phạm trù kinh tế, xã hội của đất nước.
- Trong hoạt động kinh tế, đầu tư mang bản chất kinh tế, đó là quá trình bỏ vốn vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận.
- Cũng có thể hiểu đầu tư là việc đưa một lượng vốn nhất định vào quá trình hoạt động kinh tế nhằm thu lại lượng vốn lớn hơn sau một khoảng thời gian nhất định.
- Đầu tư trực tiếp là hình thức trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
- Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
- Đầu tư XDCB là một bộ phận của hoạt động đầu tư nói chung.
- Đầu tư XDCB có tác động rất lớn trong nền kinh tế quốc dân, đảm bảo hoạt động sản xuất và đời sống xã hội không ngừng phát triển.
- Dự án đầu tư * Khái niệm Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định (Theo điều 3 - Luật đấu thầu.
- hay nói cách khác dự án đầu tư là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cần phải được thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kế hoạch tiến độ nhằm tạo ra một thể thực mới.
- “Dự án đầu tư” là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định (chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp).
- Vai trò của dự án đầu tư Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: dự án đầu tư là cơ sở thẩm định và ra quyết định đầu tư.
- Trên góc độ Chủ đầu tư: Dự án đầu tư là căn cứ để xin phép đầu tư và giấy phép hoạt động, xin phép nhập khẩu máy móc vật tư kỹ thuật, xin hưởng các khoản ưu đãi đầu tư, xin gia nhập các khu chế xuất, khu công nghiệp, xin vay vốn của các định chế tài chính trong và ngoài nước, là căn cứ để kêu gọi góp vốn hoặc phát hành các cổ phiếu, trái phiếu… Học viên: Nguyễn Văn San – Khóa 2013A 4 Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Dự án đầu tư khi được xây dựng sẽ đem lại những kết quả KT - XH to lớn: Kết quả trực tiếp: công trình cơ sở hạ tầng được xây dựng tạo điều kiện giao thông thuận lợi, phát triển kinh tế, kéo theo hàng loạt những dự án đầu tư khác khiến bộ mặt kinh tế quanh khu vực có công trình thay đổi.
- Đặc điểm của dự án đầu tư Dự án có mục đích, kết quả xác định: Điều này thể hiện tất cả các dự án đều phải có kết quả được xác định rõ.
- Kết quả này có thể là một tòa nhà, một con đường, một dây chuyền sản xuất… Mỗi dự án bao gồm một tập hợp nhiệm vụ cần thực hiện.
- Tập hợp các kết quả cụ thể của các nhiệm vụ hình thành nên kết quả chung của dự án.
- Dự án chu kỳ phát triển riêng và thời gian tồn tại hữu hạn: Dự án là một sự sáng tạo, dự án không kéo dài mãi mãi.
- Khi dự án kết thúc, kết quả dự án được chuyển giao cho bộ phận quản lý vận hành, nhóm quản lý dự án giải thể.
- Dự án có sự tham gia của nhiều bên như: Chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan cung cấp dịch vụ trong đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước.
- Dự án nào cũng có sự tham gia của nhiều bên hữu quan như chủ đầu tư, người quản lý sau đầu tư, các nhà tư vấn.
- Tùy theo tính chất của dự án và yêu cầu của chủ đầu tư mà sự tham gia của các thành phần trên cũng khác nhau.
- Sản phẩm dự án mang tính chất đơn chiếc, độc đáo: Kết quả của dự án có tính khác biệt cao, sản phẩm và dịch vụ do dự án đem lại duy nhất.
- Môi trường hoạt động “ va chạm” quan hệ giữa các dự án là quan hệ chia nhau cùng một nguồn lực khan hiếm của tổ chức.
- Dự án “cạnh tranh” lẫn nhau và với các hoạt động tổ chức sản xuất khác về tiền vốn, nhân lực, thiết bị… Trong quản lý, nhiều trường hợp, các thành viên ban quản lý dự án lại có “hai thủ trưởng” nên không biết phải thực hiện mệnh lệnh của cấp trên trực tiếp nào nếu hai lệnh lại mâu thuẫn nhau… do đó, môi trường quản lý dự án có nhiều quan hệ phức tạp nhưng năng động.
- Dự án có tính bất định và độ rủi ro cao: do đặc điểm mang tính dài hạn của hoạt động đầu tư phát triển.
- Hầu hết các dự án đòi hỏi quy mô tiền vốn, vật tư và Học viên: Nguyễn Văn San – Khóa 2013A 5 Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội lao động rất lớn để thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.
- Mặt khác, thời gian đầu tư và vận hành kéo dài nên các dự án đầu tư thường có độ rủi ro cao.
- Phân loại dự án đầu tư và quản lý Nhà nước đối với dự án XDCT Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ quy định các dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi chung là dự án) được phân loại như sau: Theo quy mô và tính chất: Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư.
- các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm, Nhóm A, Nhóm B, Nhóm C.
- Theo nguồn vốn đầu tư.
- Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
- Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước.
- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn.
- Các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định theo phân cấp, phù hợp với quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước.
- Dự án đầu tư xây dựng công trình * Khái niệm Cũng như thuật ngữ “Dự án đầu tư”, thuật ngữ “Dự án đầu tư xây dựng công trình”, theo nghiên cứu của tác giả luận văn, cũng là một thuật ngữ rất ít được sử dụng nếu không muốn nói là không được sử dụng trong các tài liệu nước ngoài.
- Theo giải thích của Luật Xây dựng Việt Nam hiện hành: “Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn Học viên: Nguyễn Văn San – Khóa 2013A 6 Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội nhất định.
- Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở”.
- DAĐT XDCT (Báo cáo nghiên cứu khả thi), xét về mặt hình thức là một tập hợp các hồ sơ, tài liệu thuyết minh chi tiết kế hoạch khả thi XDCT và các tài liệu liên quan khác xác định chất lượng công trình cần đạt được, tổng mức đầu tư của dự án và thời gian thực hiện dự án, hiệu quả kinh tế tài chính, hiệu quả kinh tế xã hội và đánh giá tác động môi trường của dự án.
- DAĐT XDCT bao gồm dự án xây dựng mới công trình, dự án cải tạo nâng cấp mở rộng các công trình đã đầu tư xây dựng.
- Học viên: Nguyễn Văn San – Khóa 2013A 7 Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Sơ đồ 1: Dự án đầu tư xây dựng công trình theo quan điểm động * Các đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng công trình DAĐT XDCT ngoài những đặc điểm chung của DAĐT còn có nhiều đặc điểm đặc thù sau: a.
- Dự án đầu tư XDCT có tính đa mục tiêu Trong mỗi DAĐT XDCT thường tồn tại nhiều mục tiêu khác nhau, các mục tiêu ấy có thể không đồng hướng thậm chí mâu thuẫn nhau.
- Dự án đầu tư XDCT có tính duy nhất và gắn liền với đất Mỗi công trình xây dựng đều có những đặc điểm kiến trúc, kết cấu, địa điểm xây dựng, không gian và thời gian xây dựng không giống nhau, đặc điểm này tạo ra tính duy nhất của DAĐT xây dựng.
- Tính duy nhất của DAĐT XDCT phản ánh Hồ sơ dự án xây dựng Công trình xây dựng Ý tưởng đầu tư xây dựng Quá trình thực hiện đầu tư xây dựng (rủi ro

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt