« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá sự thỏa mãn trong công việc của người lao động tại Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Đánh giá sự thỏa mãn trong công việc của người lao động tại Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro.
- Tác giả luận văn: PHẠM ĐỨC DUY Khóa: 2013-2015.
- Người hướng dẫn: TS Nguyễn Danh Nguyên Từ khóa: Nâng cao sự thảo mãn công việc của người lao động, Vietsovpetro Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài: Từ nhiều năm nay, Vietsovpetro đã nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng nguồn nhân lực đối với sự tồn tại và phát triển Vietsovpetro, nên đã ra sức đầu tư nguồn nhân lực mạnh, có đủ điều kiện để áp dụng được các yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới.
- Song song với việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực thì Vietsovpetro càng phải chú trọng tới việc giữ chân người lao động trước những sự lôi kéo của các Doanh nghiệp khác, có như vậy Vietsovpetro mới xây dựng được các chiến lược vững mạnh, lâu dài và ổn định.
- Là một CBCNV làm việc tại Vietsovpetro, trước những thách thức lớn và cơ hội mới, với mong muốn được đóng góp một phần công sức của mình cho sự phát triển không ngừng của Vietsovpetro, tôi chọn đề tài: “Đánh giá sự thỏa mãn trong công việc của người lao động tại Vietsovpetro” cho luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản trị kinh doanh của mình.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Luận văn tập trung vào việc đánh giá thực trạng về sự thỏa mãn trong công việc của người lao động trong thời gian qua và tìm hiểu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của người lao động đối với Vietsovpetro.
- Trên cơ sở đó, tác giả luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao sự thỏa mãn trong công việc của người lao động đối với Vietsovpetro trong thời gian tới.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực trạng về sự thỏa mãn của người lao động tại Vietsovpetro.
- Phạm vi nghiên cứu.
- Không gian nghiên cứu: Các phòng ban chức năng thuộc Bộ máy điều hành Vietsovpetro – số 105 Lê Lợi, Phường Thắng nhì, Thành phố Vũng tàu và các phòng ban chức năng thuộc các đơn vị thành viên của Vietsovpetro.
- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày đến ngày c) Tóm tắt các nội dung chính Luận văn gồm 3 chương: Chương 1:Cơ sở lý luận về sự thỏa mãn trong công việc của người lao động.
- Chương 2:Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự thỏa mãn trong công việccủa người lao động tại Vietsovpetro trong thời gian qua.
- Chương 3:Đề xuấtmột số giải pháp nâng caosự thỏa mãn trong công việccủa người lao động trong thời gian tới.
- d) Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài này là phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng.
- Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong nghiên cứu khám phá.
- Tham khảo các tài liệu thứ cấp kết hợp với phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm để xác định các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn trong công việc.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng cách phát phiếu khảo sát đến tận tay người lao động sau đó thu về và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.
- e) Kết luận Trên cơ sở mục tiêu nhiệm vụ của để tài, luận văn đã hoàn thành và đạt được kết quả như sau: Chương I của luận văn đã đưa ra các khái niệm cơ bản về sự thỏa mãn, các nhân tố ảnh hưởng tới sự thỏa mãn trong công việc của người lao động với tổ chức cũng như một số nghiên cứu về sự thỏa mãn trong công việc trước đây của các tác giả khác, bên cạnh đó tác giả cũng đã đưa ra mô hình nghiên cứu gồm một biến phụ thuộc là sự thỏa mãn trong công việc của người lao động và sáu biến độc lập là thu nhập.
- bản chất công việc.
- Chương II của luận văn đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha, phân tích tương quan và hồi quy đa biến các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của người lao động tại Vietsovpetro.
- Kết quả nghiên cứu với 04 nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của người lao động đối với Vietsovpetro đó là: Thu nhập.
- Chương III của luận văn đưa một số giải pháp nâng cao sự thỏa mãn trong công việc của người lao động tại Vietsovpetro trong thời gian tới

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt