« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát tại Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Vĩnh Phúc


Tóm tắt Xem thử

- HOÀNG THỊ THÚY VÂN XÂY DỰNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT TẠI ỦY BAN KIỂM TRA TỈNH ỦY VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- HOÀNG THỊ THÚY VÂN XÂY DỰNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT TẠI ỦY BAN KIỂM TRA TỈNH ỦY VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, toàn bộ nội dung được trình bày trong luận văn là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết từ các văn bản liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.
- Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Viện Đào tạo sau Đại học, các thầy, cô giáo, giảng viên Viện kinh tế và Quản lý Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong khóa học và trong quá trình thực hiện luận văn.
- Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo, các đồng nghiệp trong Ủy ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện cho tác giả nghiên cứu và cung cấp số liệu thực tế để hoàn thành tốt bản luận văn này.
- 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG TẠI ỦY BAN KIỂM TRA TỈNH ỦY.
- Khái niệm về công tác kiểm tra, giám sát trong một tổ chức đảng.
- Khái niệm về công tác kiểm tra.
- Khái niệm về giám sát.
- Vai trò, tác dụng của công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.
- Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ủy ban Kiểm tra.
- Nhiệm vụ, nội dung, quy trình công tác kiểm tra, giám sát tại Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
- Nhiệm vụ, nội dung công tác kiểm tra, giám sát tại Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy 9 1.4.2.
- Quy trình công tác kiểm tra, giám sát.
- Các tiêu chí đánh giá về công tác kiểm tra, giám sát tại Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, giám sát tại Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
- 28 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT TẠI ỦY BAN KIỂM TRA TỈNH ỦY VĨNH PHÚC.
- Lịch sử hình thành và phát triển của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Vĩnh Phú.
- Chức năng và nhiệm vụ của UBKT Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
- Bộ máy tổ chức quản lý tại Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
- Một số thành tựu của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Vĩnh Phúc từ năm 2012- 2014.
- Phân tích thực trạng công tác kiểm tra, giám sát tại UBKT Tỉnh ủy Vĩnh Phúc từ năm 2012- 2014.
- Phân tích thực trạng công tác kiểm tra, giám sát theo nhiệm vụ và quy trình 39 2.3.2.
- Phân tích thực trạng công tác kiểm tra, giám sát theo địa bàn quản lý.
- Phân tích công tác kiểm tra, giám sát theo từng bộ phận (phòng nghiệp vụ) của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
- Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, giám sát tại Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
- 79 CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT TẠI ỦY BAN KIỂM TRA TỈNH ỦY VĨNH PHÚC.
- Định hướng công tác kiểm tra, giám sát tại UBKT Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
- Nhiệm vụ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát tại Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
- Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.
- Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát.
- sự phối hợp của UBKT Tỉnh ủy với các cơ quan trong khối nội chính.
- 101 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ UBKT : Ủy ban Kiểm tra UBND: Ủy ban nhân dân HĐND: Hội đồng nhân dân vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.
- 1: Kết quả kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của UBKT Tỉnh ủy Vĩnh Phúc từ năm 2012-2014.
- 41 Bảng 2.2: Kết quả kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và việc thi hành kỷ luật của UBKT Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (từ 2012-2014.
- 45 Bảng 2.3: Kết quả giám sát tổ chức đảng, đảng viên của UBKT Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2012-2014.
- 49 Bảng 2.4: Kết quả giải quyết tố cáo đảng viên của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2012-2014.
- 52 Bảng 2.5: Kết quả kiểm tra tài chính đảng của UBKT Tỉnh ủy Vĩnh Phúc từ năm 2012-2014 Đơn vị tính: tổ chức.
- 56 Bảng 2.6: Kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát từ năm 2012-2014 của Phòng nghiệp vụ 1 UBKT Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
- 65 Bảng 2.7: Kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của phòng nghiệp vụ 2 Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
- 67 Bảng 2.8: Kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát từ năm 2012-2014 của Phòng nghiệp vụ 3 UBKT Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
- 70 Bảng 2.9: Kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát từ năm 2012-2014 của Phòng nghiệp vụ 4 UBKT Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
- 72 vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy cơ quan UBKT Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
- 33 Hình 2.2: Sơ đồ Ủy ban kiểm tra các cấp trực thuộc UBKT Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
- Tính cấp thiết của đề tài: Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, tình trạng vi phạm kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật nhà nước của đội ngũ cán bộ, đảng viên cho thấy chủ yếu vi phạm trong công tác quản lý kinh tế, tài chính, vi phạm pháp luật về đất đai, các chính sách an sinh xã hội, hoạt động ngân hàng.
- Từ đó, đòi hỏi công tác kiểm tra, giám sát của Đảng cần phải được tăng cường để kịp thời ngăn chặn, phòng ngừa, xử lý vi phạm của cán bộ, đảng viên góp phần đảm bảo ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
- Kiểm tra, giám sát là một tất yếu khách quan, là một biểu hiện nghiêm túc của hoạt động có ý thức của mọi tổ chức và con người trong xã hội.
- Hoạt động của tổ chức và con người trong xã hội là hoạt động có ý thức.
- Trước khi hành động, các tổ chức và con người đều phải suy nghĩ, xác định rõ ý định, chủ trương, kế hoạch tiến hành và thực hiện thắng lợi ý định, chủ trương, kế hoạch đó trong thực tiễn.
- Vì vậy, muốn đạt được kết quả trong thực tiễn, phải xem xét tình hình thực tế để nhận xét, đánh giá, có nghĩa là phải kiểm tra, giám sát toàn bộ từ ý định, chủ trương, kế hoạch, phương pháp tổ chức thực hiện đến kết quả đạt được, để từ đó đánh giá đúng ưu điểm, khuyết điểm, những vẫn đề thiếu sót, chưa đồng bộ, chưa phù hợp nhằm đảm bảo chủ trương, kế hoạch được đúng đắn, kết quả đạt được như mục tiêu đề ra.
- Do đó, hoạt động kiểm tra, giám sát là hoạt động có ý thức.
- Ý thức càng cao, tổ chức càng quan trọng, nhiệm vụ càng khó khăn, phức tạp thì đòi hỏi càng phải coi trọng và tiến hành tốt công tác kiểm tra, giám sát.
- Hơn thế nữa, kiểm tra, giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng.
- 1 Trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ, Đảng luôn quán triệt và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với tổ chức Đảng, đảng viên.
- Nhờ đó mà công tác kiểm tra, giám sát đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng.
- thúc đẩy việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi địa phương, đơn vị.
- nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng.
- Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Vĩnh Phúc là cơ quan tham mưu của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, mà trực tiếp và thường xuyên là Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng của Đảng bộ tỉnh theo quy định của Điều lệ Đảng.
- là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng của Tỉnh ủy.
- Để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của Đảng bộ Tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, công tác xây dựng Đảng nói riêng, công tác kiểm tra, giám sát của Tỉnh ủy, UBKT Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ngày càng phải được nâng cao nhằm góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng bộ Tỉnh Vĩnh Phúc luôn trong sạch vững mạnh.
- Do vậy, UBKT Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cần xây dựng một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác xây dựng đảng bộ tỉnh, tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế, xã hội của Tỉnh.
- Từ những vấn đề trên, việc nghiên cứu đề tài “Xây dựng một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát tại Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Vĩnh Phúc” là yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa lâu dài.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn: Tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác kiểm tra, giám sát tại một tổ chức, tại UBKT Tỉnh ủy.
- Phân tích được thực trạng công tác kiểm tra, giám sát tại UBKT Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
- Tìm được nguyên nhân ảnh hưởng chưa tốt đến công tác kiểm tra, giám sát của UBKT Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
- 2 Đề xuất và xây dựng một số giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát tại UBKT Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực trạng công tác kiểm tra, giám sát tại UBKT Tỉnh ủy Vĩnh Phúc từ năm 2012 đến năm 2014.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn thực hiện trong phạm vi Công tác kiểm tra, giám sát tại UBKT Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, thời gian nghiên cứu từ năm 2012-2014.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích thống kê trên cơ sở các số liệu thứ cấp được thu thập và xử lý tại UBKT Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
- Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần làm rõ về mặt lý luận phương pháp phân tích, đánh giá công tác kiểm tra, giám sát tại UBKT Tỉnh ủy dưới góc độ người làm khoa học và quản lý.
- Trên nền tảng các nguyên tắc về tổ chức Đảng, thực hiện đánh giá công tác kiểm tra, giám sát theo nội dung, quy trình một cách khoa học và khái quát hơn.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đề tài có giá trị tham khảo cho UBKT Tỉnh ủy Vĩnh Phúc trong việc hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát tại UBKT Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhằm góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng tại Đảng bộ Tỉnh Vĩnh Phúc.
- Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương: 3 Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng tại Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy.
- Chương 2: Phân tích thực trạng công tác kiểm tra, giám sát tại Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát tại Uỷ ban kiểm tra Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
- 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG TẠI ỦY BAN KIỂM TRA TỈNH ỦY 1.1.
- Khái niệm về công tác kiểm tra, giám sát trong một tổ chức đảng 1.1.1.
- Khái niệm về công tác kiểm tra Trong xã hội, mọi hoạt động của con người là hoạt động có ý thức, có tổ chức và có mục đích.
- Trước khi hành động các tổ chức và con người đều phải suy nghĩ, đều có dự định, có mục tiêu và các biện pháp tổ chức thực hiện để đạt được dự định, mục tiêu đó.
- Thực tiễn đời sống xã hội luôn luôn vận động biến đổi không ngừng nên ý định, chủ trương, kế hoạch của tổ chức và con người đã được xác định, được nghiên cứu, chuẩn bị kỹ đến mấy vẫn có thể có những thiếu sót, sơ hở, thậm chí là sai lầm.
- Vì vậy, trong bất kỳ một tổ chức nào, ở tất cả các lĩnh vực, muốn tránh khỏi thiết sót, sai lầm trong quá trình thực hiện thì cần phải kiểm tra.
- Đây là một khâu không thể thiếu trong hoạt động quản lý của một tổ chức.
- Theo Từ điển Tiếng Việt: Kiểm tra được hiểu là xem xét kỹ đến chi tiết để xác định tính hợp pháp, mức độ đúng sai việc xem xét thực chất, thực tế.
- Theo từ điển Luật học: Kiểm tra được hiểu là xem xét tình hình thực tế thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn nói chung hay một công tác cụ thể được giao để đánh giá, nhận xét… Theo giáo trình Quản trị học: Kiểm tra trong một tổ chức là việc dựa vào các định mức, các chuẩn mực, các kế hoạch, ….để đánh giá hiệu quả của hoạt động của tổ chức và đề ra các giải pháp quản trị thích hợp nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
- Như vậy, kiểm tra bao hàm cả kiểm tra cái “ĐÔ làm và qua đó điều chỉnh cái “SẼ” làm .
- Kiểm tra cũng là công tác thuộc nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước cấp trên đối với cấp dưới, của thủ trưởng đối với nhân viên.
- Việc đánh giá, xác định, nhận xét đúng, sai, tốt, xấu này phải căn cứ vào những tiêu chí, văn bản đang có giá trị hiện hành so với thực tế của đối tượng được kiểm tra.
- 5 Theo tài liệu Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng: Công tác kiểm tra của Đảng là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, là việc các tổ chức đảng xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Khái niệm về giám sát Theo Từ điển tiếng Việt: Giám sát là theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không.
- Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: Giám sát là một hình thức hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội nhằm bảo đảm pháp chế hoặc sự chấp hành những quy tắc chung nào đó.
- Chẳng hạn: Giám sát chất lượng là theo dõi, kiểm tra và xác nhận liên tục tình trạng của sản phẩm, dịch vụ hay tổ chức, và phân tích hồ sơ để tin chắc rằng các yêu cầu quy định đang được thỏa mãn….
- Theo Từ điển Luật học, giám sát được hiểu là sự theo dõi, quan sát hoạt động mang tính chủ động, thường xuyên, liên tục và sẵn sàng tác động bằng các biện pháp tích cực để buộc và hướng hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát đi đúng quỹ đạo, quy chế nhằm đạt được mục đích, hiệu quả đã được xác định từ trước, đảm bảo cho pháp luật được tuân theo nghiêm chỉnh.
- Từ các khái niệm về giám sát trên,theo Hướng dẫn thực hiện các quy định về công công tác kiểm tra, giám sát (Ban hành kèm theo Quyết định số 46-QĐ/TW, ngày của Ban Chấp hành Trung ương): Giám sát của Đảng là việc các tổ chức đảng theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động nhằm kịp thời tác động để cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên được giám sát chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng.
- Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là hoạt động theo dõi, đánh giá của Đảng, được tiến hành đối với tổ chức đảng và đảng viên, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt