You are on page 1of 6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ĐỘC LẬP -– TỰ DO -– HẠNH PHÚC

CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC


NGÀNH ĐÀO TẠO: KĨ SƯ

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN


Thực vật học (Botany)

I. Thông tin về học phần


o Mã học phần: NH2001
o Số tín chỉ: 3
o Giờ tín chỉ đối với các hoạt động học tập:
+ Nghe giảng lý thuyết trên lớp: 2
+ Thực hành trong phòng thí nghiệm:1

o Đơn vị phụ trách học phần:


 Bộ môn:Thực vật
 Khoa: Nông học
o Là học phần: bắt buộc
o Học phần học trước (chỉ 1 học phần): Sinh học thực vật

II. Thông tin về đội ngũ giảng viên:


Họ và tên: Nguyễn Hạnh Hoa (TS. GVC), Nguyễn Hữu Cường(ThS.
GV), Phạm Phú Long(ThS. GV), Nguyễn Thị Hòa(ThS.GV)
III. Mục tiêu học phần:
Về kiến thức: Cung cấp cho sinh viên các ngành nông nghiệp những
kiến thức cơ bản về hình thái cơ thể thực vật và cơ sở phân loại thực vật.
Về kỹ năng: Giúp sinh viên nắm vững được phương pháp phân loại
hình thái so sánh, nhận biết các đặc điểm đặc trưng cho từng taxon lớn
trong hệ thống Takhtajan.
Về các mục tiêu khác: Sinh viên học xong môn này phải nhận biết
được đặc điểm hình thái và biến thái các cơ quan của cơ thể thực vật, biết
mô tả một cây theo trình tự phân loại và biết được vị trí phân loại của các
cây nông nghiệp chủ yếu.

III. Nhiệm vụ của sinh viên:


- Đảm bảo dự đủ số giờ lên lớp lý thuyết theo qui định.
- Thực tập đủ các bài thực hành theo đúng nội dung yêu cầu môn học.
- Dụng cụ học tập: phải có vở ghi lý thuyết, vở tường trình thực tập khổ
giấy A4, bút chì, tẩy.
- Sinh viên phải nộp vở tường trình ngay sau mỗi buổi thực tập.

Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt
Nam Page 1
IV.Tài liệu học tập:
+ Sách, giáo trình chính:
- Nguyễn Bá, Hình thái học thực vật, NXB Giáo dục, 2006.
- Hoàng Thị Sản, Trần Văn Ba, Giải phẫu hình thái học thực vật, NXB
Giáo dục, 1998.
- Hoàng Thị Sản, Phân loại thực vật, NXB Giáo dục, 2003.
- Nguyễn Nghĩa Thìn, Đặng Thị Sy, Hệ thống học thực vật, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2004.
- Dương Đức Tiến, Võ Văn Chi, Phân loại thực vật bậc cao, NXB Đại học
và trung học chuyên nghiệp Hà Nội, 1978.
+Sách tham khảo:
- Nguyễn Tiến Bân, Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín
ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 1997.
- Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Khoa học và kĩ
thuật Hà Nội, 1976.
- Nguyễn Nghĩa Thìn, Cẩm nang tra cứu đa dạng sinh học, NXB Nông
nghiệp, 1997.
V. Nội dung chi tiết học phần
A. Lý thuyết

PHẦN I: HÌNH THÁI THỰC VẬT


(10 tiết)
CHƯƠNG 1: HÌNH THÁI CÁC CƠ QUAN DINH DƯỠNG
CỦA THỰC VẬT HẠT KÍN
1. Rễ cây
1.1. Khái niệm và chức phận của rễ cây
1.2. Hình thái và biến thái của rễ
1.2.1. Hình thái ngoài của 1 rễ (các phần của rễ).
1.2.2. Các loại rễ và hệ rễ.
1.2.3. Biến thái của rễ.
2. Thân cây
2.1. Định nghĩa và chức năng của thân.
2.2. Hình thái và biến thái
2.2.1. Các phần của thân
2.2.2. Các loại chồi.
2.2.3. Các loại thân và sự phân cành.
2.2.4. Biến thái của thân
3. Lá cây
3.1. Định nghĩa và chức năng của lá
3.2. Hình thái và biến thái
3.2.1. Các phần của lá
Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt
Nam Page 2
3.2.2. Phân loại lá
3.2.3. Biến thái của lá
3.2.4. Cách sắp xếp lá

CHƯƠNG 2: HÌNH THÁI CÁC CƠ QUAN SINH SẢN


CỦA THỰC VẬT HẠT KÍN
1. Đại cương về hoa
1.1. Định nghĩa
1.2. Các thành phần của hoa
1.3. Hoa thức và hoa đồ
1.4. Vị trí và các kiểu cụm hoa
2. Quả
2.1. Định nghĩa
2.2. Phân loại quả

PHẦN II: PHÂN LOẠI THỰC VẬT


(20 tiết)
CHƯƠNG 1: CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI THỰC VẬT,
ĐƠN VỊ PHÂN LOẠI VÀ CÁCH GỌI TÊN
(3 tiết)
1. Các phương pháp phân loại thực vật.
1.1. Phương pháp hình thái so sánh.
1.2. Phương pháp giải phẫu.
1.3. Phương pháp tế bào học.
1.4. Phương pháp hoá sinh.
1.5. Phương pháp phát triển cá thể.
2. Đơn vị phân loại.
2.1. Loài.
2.2. Các đơn vị dưới loài.
2.3. Các đơn vị trên loài.
3. Cách gọi tên.
3.1. Tên loài.
3.2. Tên các đơn vị dưới loài.
3.3. Tên các đơn vị trên loài.
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU NGÀNH HẠT KÍN
(4 tiết).
1. Đặc điểm chung của ngành hạt kín.
2. Chiều hướng tiến hoá của ngành hạt kín.
3. Những đặc điểm cơ bản của lớp 2 lá mầm (Magnoliopsida) và lớp 1 lá
mầm (Liliopsida).
Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt
Nam Page 3
CHƯƠNG 3: PHÂN LOẠI LỚP 2 LÁ MẦM (MAGNOLIOPSIDA).
(9 tiết)
1. Phân lớp Ngọc lan.
1.1. Đặc điểm chung của phân lớp.
1.2. Đặc điểm chung của họ Na (Annonaceae).
1.3. Đặc điểm chung của họ Hồ tiêu (Piperaceae).
2. Phân lớp Mao lương.
2.1. Đặc điểm chung của phân lớp.
2.2. Đặc điểm chung của họ A phiến (Papaveraceae).
3. Phân lớp Sau sau
3.1. Đặc điểm chung của phân lớp.
3.2. Đặc điểm chung của họ Dâu tằm (Moraceae).
3.3. Đặc điểm chung của họ Gai (Urticaceae).
4. Phân lớp Cẩm chướng.
4.1. Đặc điểm chung của phân lớp.
4.2. Đặc điểm chung của họ Rau răm (Polygonaceae).
5. Phân lớp Sổ.
5.1. Đặc điểm chung của phân lớp.
5.2. Đặc điểm chung của họ Chè (Theaceae).
5.3. Đặc điểm chung của họ Đu đủ (Caricaceae).
5.4. Đặc điểm chung của họ Bầu bí (Cucurbitaceae).
- Đặc điểm riêng của các chi chính: Cucurbita; Luffa;
Citrullus; Sechium; Cucumis và Melo.
5.5. Đặc điểm chung của họ Cải (Brassicaceae).
- Đặc điểm riêng của các chi chính: Raphanus; Brassica.
5.6. Đặc điểm chung của họ Đay (Tiliaceae).
5.7. Đặc điểm chung của họ Bông (Malvaceae).
- Đặc điểm riêng của chi Hibiscus; Gossypium.
5.8. Đặc điểm chung của họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
- Đặc điểm riêng của các chi chính: Ricinus; Hevea; Manihot.
6. Phân lớp Hoa hồng.
6.1. Đặc điểm chung của phân lớp.
6.2. Đặc điểm chung của họ Hoa hồng (Rosaceae).
- Đặc điểm riêng của các phân họ: Rosoideae; Maloideae;
Prunoideae.
6.3. Đặc điểm chung của họ Trinh nữ (Mimosaceae).
6.4. Đặc điểm chung của họ Vang (Caesalpiniaceae).
6.5. Đặc điểm chung của họ Đậu (Fabaceae).
Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt
Nam Page 4
6.6. Đặc điểm chung của họ Cam (Rutaceae).
6.7. Đặc điểm chung của họ Hoa tán (Apiaceae).
7. Phân lớp Cúc
7.1. Đặc điểm chung của phân lớp.
7.2. Đặc điểm chung của họ Cà phê (Rubiaceae).
- Đặc điểm riêng của các chi chính: Coffea; Cinchona.
7.3. Đặc điểm chung của họ Khoai lang (Convolvulaceae).
7.4. Đặc điểm chung của họ Cà (Solanaceae).
- Đặc điểm riêng của các chi chính: Solanum; Capsicum;
Nicotiana.
7.5. Đặc điểm chung của họ Hoa môi (Lamiaceae).
7.6. Đặc điểm chung của họ Cúc (Asteraceae).
CHƯƠNG 4: PHÂN LOẠI LỚP 1 LÁ MẦM (LILIOPSIDA)
(4 tiết)
1. Phân lớp Trạch tả.
1.1. Đặc điểm chung của phân lớp.
1.2. Đặc điểm chung của họ Trạch tả (Alismaceae)
2. Phân lớp Hành.
2.1. Đặc điểm chung của phân lớp
2.2. Đặc điểm chung của họ Hành (Liliaceae)
2.3. Đặc điểm chung của họ Chuối (Musaceae).
2.4. Đặc điểm chung của họ Gừng (Zingiberaceae).
3. Phân lớp Thài lài
3.1. Đặc điểm chung của phân lớp.
3.2. Đặc điểm chung của họ Cói (Cyperaceae).
3.3. Đặc điểm chung của họ Hoà thảo (Poaceae).
- Đặc điểm riêng của phân họ Bambusoideae và Pooideae.
4. Phân lớp Cau.
4.1. Đặc điểm chung của phân lớp.
4.2. Đặc điểm chung của họ Cau (Arecaceae).
4.3. Đặc điểm chung của họ Ráy (Araceae).

B. Thực hành (3 bài - 15 tiết)


Bài 1: Hình thái lá, hoa, quả.
Bài 2: Phân loại lớp 2 lá mầm.
Bài 3: Phân loại lớp 1 lá mầm.
Hà Nội ngày 15 tháng 02 năm 2013
T/M bộ môn Thực vật
Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt
Nam Page 5
Trưởng bộ môn

TS. Nguyễn Hạnh Hoa

Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt
Nam Page 6

You might also like