You are on page 1of 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC


NGÀNH ĐÀO TẠO : TẤT CẢ CÁC NGÀNH PFIEV

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC

1. Tên môn học: ÂM HỌC


2. Số đvht: 1
3. Trình độ: Học kỳ 1 năm thứ 3
4. Phân bổ thời gian
- Lên lớp : 15 tiết
- Thực tập phòng TN, thực hành: 0
- Tự học: 45 tiết
5. Điều kiện tiên quyết: Vật lý sóng
6. Mục tiêu của môn học:
a. Mục tiêu chung:
Môn Âm học cung cấp kiến thức về sự lan truyền sóng âm trong môi trường
chất lưu. Âm học trong kiến trúc, trong y học, các hiệu ứng Âm- lân quang,
Hiệu ứng Doppler, Cơ chế nghe ở người.
b. Mục tiêu cụ thể/ Chuẩn đầu ra của môn học:
Sinh viên thiết lập và giải phương trình lan truyền sóng âm trong chất lưu và
qua mặt phân cách. Hiệu ứng Doppler và ứng dụng.
Qua phần thuyết trình , SV trau dồi khả năng làm việc nhóm, sưu tầm tài
liệu, kỷ năng giao tiếp trao đổi, thảo luận thông tin.
7. Mô tả vắn tắt nội dung môn học :
Nội dung của môn học Âm học gồm: Phương truyền lan truyền sóng âm.
Các nghiệm của phương trình lan truyền: sóng phẳng chạy đơn sắc, sóng
cầu. Mật độ năng lượng sóng âm. Sự cân bằng năng lượng âm. Cường độ
âm. Ngưỡng nghe. Ngưỡng điếc. Sự phản xạ và truyền qua của sóng âm:
điều kiện biên, hệ số phản xạ và truyền qua về biên độ, hệ số phản xạ và
truyền qua về công suất. Sóng âm dừng.
8. Nhiệm vụ của sinh viên
- Dự lớp : Tham gia tích cực trong các buổi thuyết trình.
- Bài tập: Làm các bài tập theo yêu cầu của CBGD
- Thí nghiệm: không có TN.
- Dụng cụ học tập: Có đầy đủ tài liệu, giáo trình.
9. Tài liệu học tập (liệt kê không quá 3 tài liệu)
- Sóng, Jean-Marie Brébec et al., NXB Hachette, NXB GD dịch lại
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên
Điểm môn học gồm giải bài tập 20%, thuyết trình 30%, Thi 50%. SV phải tham
gia kỳ thi thì mới có điểm môn học.
12. Thang điểm 10/10
13. Nội dung chi tiết môn học.
Tuần Nội dung Ghi chú
Chương 4 Sự lan truyền sóng âm trong các chất lưu
Phương truyền lan truyền sóng âm. Các phương trình liên
kết. Các dạng nghiệm của sóng âm: sóng phẳng chạy đơn
sắc, sóng cầu. Mật độ năng lượng sóng âm. Sự cân bằng
năng lượng âm. Cường độ âm. Ngưỡng nghe. Ngưỡng
điếc. Sự phản xạ và truyền qua của sóng âm: điều kiện
biên, hệ số phản xạ và truyền qua về biên độ, hệ số phản
1,2
xạ và truyền qua về công suất. Sóng âm dừng.
Áp dụng 2,3,4
BT Đo lưu lượng máu nhờ hiệu ứng Doppler
BT 3/p.123 Truyền sóng qua vách ngăn
BT 4/p.124 Hấp thụ âm bằng sự dẫn nhiệt
BT 5/p.124 Sử dụng glicêrin cho siêu âm truyền qua
BT 6/p125 Cái cộng hưởng Helmholz.
SV thuyết trình một trong các đề tài:
Hiệu ứng Doppler đối với sóng âm & Ứng dụng
Hiệu ứng Doppler đối với sóng ánh sáng & Ứng dụng
(Cần biết thêm về thuyết tương đối hẹp)
Shock wave
Cơ chế nghe của tai
Máy đo thính giác
Doppler màu
3,4,5
Âm học trong kiến trúc
Âm thanh và siêu âm trong y học
Sonoluminescence
Sonar
Máy đo địa chấn
Phân tích phổ Fourier của giọng nói
Vùng nghe được của người, một số loại thú vật, giải thích
đặc điểm sinh học
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 5 năm 2010

Người biên soạn Trưởng Bộ môn Trưởng khoa

TS. Trần Thị Ngọc Dung TS. Huỳnh Quang Linh TS. Huỳnh Quang Linh

You might also like