« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Nam Định


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VŨ KHÁNH LINH MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN NAM ĐỊNH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- Phạm Thị Thu Hà HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân được đúc kết từ quá trình nghiên cứu, từ việc tập hợp các nguồn tài liệu, các kiến thức đã được học, việc tự thu thập các thông tin liên quan và liên hệ thực tế tại Chi cục Hải quan Nam Định.
- Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô giáo Viện Kinh tế và Quản lý đã tham gia giảng dạy lớp Cao học Quản trị kinh doanh khóa 2013A Nam Định.
- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU.
- Khái quát chung về thuế xuất nhập khẩu.
- Sự ra đời của thuế xuất nhập khẩu.
- Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế xuất nhập khẩu.
- Mục đích và tác động của thuế xuất nhập khẩu đến nền kinh tế.
- Nội dung cơ bản của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Quản lý thu thuế xuất nhập khẩu.
- Khái niệm quản lý thu thuế xuất nhập khẩu.
- Mục tiêu công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu.
- Nguyên tắc của công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu của hải quan 19 1.2.4.
- Nội dung quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu.
- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN NAM ĐỊNH.
- Khái quát chung về Chi cục Hải quan Nam Định và tình hình hoạt động xuất nhập khẩu.
- Điều kiện kinh tế, xã hội tỉnh Nam Định.
- Giới thiệu tổng quan về Chi cục Hải quan Nam Định.
- Thực trạng công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Nam Định.
- Tình hình quản lý người nộp thuế.
- Quản lý công tác để xác định căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu.
- Công tác khai hải quan và thu nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước.
- Công tác miễn thuế, hoàn thuế, không thu thuế.
- Đánh giá công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Nam Định.
- Những điểm còn hạn chế trong công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu62 TÓM TẮT CHƯƠNG 2.
- MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU.
- 67 TẠI CHI CỤC HẢI QUAN NAM ĐỊNH.
- Định hướng phát triển Chi cục Hải quan Nam Định đến năm 2020.
- Một số nhiệm vụ quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Nam Định.
- Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Nam Định.
- Hoàn thiện bộ máy tổ chức và công tác phối hợp.
- Tăng cường công tác quản lý Người nộp thuế.
- Hoàn thiện và thực hiện quy trình quản lý thu nộp thuế tại Chi cục.
- Đẩy mạnh công tác tự kiểm tra hồ sơ.
- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu thuế xuất nhập khẩu.
- Điều kiện để thực hiện giải pháp đạt hiệu quả trong công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu.
- NK Nhập khẩu.
- XNK Xuất nhập khẩu.
- Thủ tục hải quan là công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật Hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.
- Thủ tục hải quan điện tử là thủ tục hải quan trong đó việc khai, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, trao đổi thông tin khác theo quy định của pháp luật về thru tục hải quan giữa các bên có liên quan thực hiện qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
- Hệ thống khai hải quan điện tử là hệ thống thông tin phục vụ cho người khai hải quan khai và tiếp nhận thông tin, kết quả phản hồi của cơ quan hải quan trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
- Người khai hải quan bao gồm chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải.
- đại lý làm thủ tục hải quan, người khác được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền thực hiện thủ tục hải quan.
- Kiểm tra hải quan là việc kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải do cơ quan hải quan thực hiện.
- Giám sát hải quan là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để đảm bảo sự nguyên trạng của hàng hóa, phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan.
- Thông quan là việc hoàn thành các thủ tục hải quan để hàng hóa được nhập khẩu, xuất khẩu hoặc đặt dưới chế độ quản lý nghiệp vụ.
- Giải phóng hàng là việc cơ quan Hải quan cho phép hàng hóa đang trong quá trình làm thủ tục thông quan được đặt dưới quyền quyết định của người khai hải quan.
- Kiểm tra sau thông quan là hoạt động nghiệp vụ do cơ quan chuyên trách của ngành Hải quan thực hiện nhằm thẩm định tính chính xác, trung thực của việc khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan và đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan làm cơ sở xem xét mức độ ưu tiên trong việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan và xử lý vi phạm (nếu có) vii 10.
- Thông tin hải quan là những thông tin, dự liệu về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
- tổ chức cá nhân tham gia các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và thông tin khác liên quan đến hoạt động hải quan.
- Kim ngạch xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Nam Định năm và đến ngày 30/6/2015.
- Kết quả thu thuế tại Chi cục Hải quan Nam Định qua các năm.
- 45 Bảng 2.4: Bảng số liệu phân luồng tờ khai xuất nhập khẩu.
- Bảng số liệu miễn thuế, hoàn thuế, không thu thuế.
- Tác động của thuế nhập khẩu đến nền kinh tế.
- 9 Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Chi cục Hải quan Nam Định.
- Biến động kim ngạch xuất nhập khẩu từ năm 2012 đến năm 2014.
- Không một quốc gia nào có thể tồn tại độc lập trong khuôn khổ một nền kinh tế khép kín, tự cung, tự cấp như trước đây.
- Với vị trí là “người gác cửa” nền kinh tế đất nước, ngành Hải quan đã góp phần quan trọng trong việc tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư, du lịch phát triển.
- Ngành Hải quan được Nhà nước giao trọng trách quản lý về lĩnh vực ngoại thương, quản lý hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh.
- Quản lý Nhà nước về Hải quan có vai trò nòng cốt trong việc thực thi chính sách kinh tế của Nhà nước đặc biệt là quản lý thu thuế.
- Tuy nhiên, Nhà nước cũng dựa vào công cụ thuế để điều tiết tác động trở lại nền kinh tế.
- Do vậy, trong công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đòi hỏi phải thu đúng thu đủ, chống thất thu thuế có hiệu quả đối với thuế XK, thuế NK hiện nay ở nước ta nói chung và trên địa bàn tỉnh Nam Định nói riêng là vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp, nhưng cũng là yêu cầu cấp bách nhằm tăng số thu nộp NSNN, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển.
- Từ đó góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội, thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo ra những tiền đề cần thiết để chuyển nền kinh tế nước ta sang một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ hội nhập quốc tế.
- 1 Trong thời gian qua, chính sách và cơ chế quản lý thuế XNK đã có nhiều đổi mới, góp phần tăng thu Ngân sách nhà nước, khuyến khích sản xuất kinh doanh trong nước phát triển, từng bước tạo môi trường kinh doanh lành mạnh trong nước, thực hiện sự bình đẳng và công bằng xã hội, đáp ứng kịp thời thu chi của Nhà nước.
- Song công tác quản lý thu thuế XNK còn có nhiều bất cập, việc tuân thủ thực thi pháp luật của một số doanh nghiệp còn chưa nghiêm, chính sách thuế còn có những điểm quy định chưa chặt chẽ, tạo kẽ hở cho các tổ chức, cá nhân lợi dụng gian lận thuế, tình trạng nợ đọng thuế vẫn còn, hoạt động kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chính sách thuế chưa được tiến hành thường xuyên liên tục làm cho hiệu quả công tác quản lý thu thuế XNK còn thấp.
- Vì vậy, công tác quản lý thu thuế XNK là một công tác quan trọng, cần được quan tâm, chú trọng trong Ngành Hải quan nói chung và tại Chi cục Hải quan Nam Định nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
- Thực hiện đổi mới cơ chế quản lý thuế, quản lý thu NSNN, quy trình thủ tục hải quan điện tử hiện nay của ngành Hải quan, trước những vấn đề thực tế bức xúc đang đặt ra đòi hỏi phải tìm những giải pháp quản lý thu thuế XNK để ngày càng hiệu quả hơn.
- Vì vậy, việc lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Nam Định” là có tính cấp thiết đáp ứng yêu cầu cả lý luận và thực tiễn.
- Lịch sử nghiên cứu Nhiệm vụ thu Ngân sách nhà nước là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của ngành Hải quan, đã có nhiều nghiên cứu về quản lý thuế, thu thuế.
- Đề tài luận án tiến sỹ kinh tế: ”Các giải pháp tăng cường quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong tiến trình gia nhập AFTA của Việt Nam” của tác giả Nguyễn Danh Hưng, năm 2003.
- Đề tài luận văn thạc sỹ: ”Hoàn thiện thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam” của tác giả Phan Lâm Huyền Trang, năm 2014.
- Quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Lạng Sơn” của tác giả Phùng Quang Hội, năm 2015.
- Những công trình nghiên cứu đã hệ thống hóa những vấn đề về mặt lý luận và thực tiễn có liên quan đến công tác quản lý hải quan, quản lý thuế.
- và đã đóng góp nhất định trong hoạch định chính sách và giải pháp quản lý ngành Hải quan.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng và phạm vi nghiên cứu a, Mục đích nghiên cứu Mục đích là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, phân tích thực trạng công tác quản lý thu thuế XNK ở Chi cục Hải quan Nam Định, từ đó đề xuất các ý kiến, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế XNK tại Chi cục Hải quan Nam Định hiệu quả hơn.
- Hệ thống hoá một số lý luận cơ bản về quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Phân tích thực trạng quản lý thu thuế XNK trong những năm qua và yêu cầu về quản lý thu thuế XNK trong giai đoạn hiện nay khi ngành Hải quan đang áp dụng thủ tục hải quan điện tử và Chi cục Hải quan Nam Định chính thức thực hiện áp dụng hệ thống thông quan hàng hóa tự động Việt Nam (VNACSS/VCIS) trong thực hiện quy trình thủ tục hải quan từ ngày 01/4/2014.
- Một số giải pháp quản lý thu thuế XNK của Chi cục Hải quan Nam Định.
- Một số nghiên cứu khác có liên quan đến quản lý thu thuế XNK.
- b, Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến công tác quản lý thu thuế XNK tại Chi cục Hải quan Nam Định.
- 3 c, Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là công tác quản lý thu thuế XNK tại Chi cục Hải quan Nam Định trong giai đoạn từ năm 2012 đến 30/6/2015.
- Đề xuất giải pháp quản lý thu thuế XNK trong những năm tiếp theo.
- Các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn - Góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về quản lý thu thuế xuất nhập khẩu.
- Đề xuất một số kiến nghị, phương hướng và giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu.
- Phương pháp nghiên cứu Với cách tiếp cận hệ thống, luận văn phân tích một số yếu tố chủ yếu tác động đến công tác quản lý thu thuế XNK tại Chi cục Hải quan Nam Định Trên cơ sở đó, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Tổng hợp, phân tích so sánh các chính sách quản lý thu thuế do ngành Hải quan ban hành và thực hiện, chính sách do Chính phủ, các ngành khác ban hành mà cơ quan hải quan thực hiện.
- Thu thập, thống kê, khảo sát, tích hợp số liệu thu thuế xuất nhập khẩu từ năm 2012 đến đánh giá thực trạng ưu điểm, nhược điểm của công tác quản lý thu thuế XNK.
- Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì phần nội dung chính của bài được chia thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý thu thuế xuất nhập khẩu.
- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Nam Định.
- Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Nam Định.
- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 1.1.
- Khái quát chung về thuế xuất nhập khẩu 1.1.1.
- Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự hoàn thiện và gia tăng quyền lực của Nhà nước đã đòi hỏi những khoản chi tiêu lớn hơn của Nhà nước, mặt khác từ đó cũng cho phép Nhà nước can thiệp sâu hơn và có hiệu quả hơn đối với hoạt động của đời sống kinh tế.
- Chính từ nguyên nhân đó mà hàng loạt sắc thuế ra đời trong đó có thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (gọi tắt là thuế XNK).
- Trong điều kiện nền kinh tế còn tự cung, tự cấp thì thuế XNK chưa xuất hiện.
- Nó chỉ xuất hiện khi mà nền kinh tế phát triển, giao lưu buôn bán giữa các nước xuất hiện, mở rộng…thì vấn đề thuế XNK mới được nói đến chính thức.
- Nhà nước đã dùng quyền lực của mình để bắt buộc mọi cá nhân, tổ chức có hoạt động trao đổi, buôn bán hàng hoá với nước ngoài phải nộp một phần doanh thu của họ cho Nhà nước và đó chính là thuế XNK.
- Mức động viên của thuế XNK vào NSNN ít hay nhiều là tuỳ thuộc vào đường lối phát triển kinh tế của mỗi nước trong từng thời kỳ nhất định.
- Buổi đầu ra đời thì thuế XNK chỉ nhằm tăng thu cho NSNN.
- Nhưng khi mà nền kinh tế phát triển thì những vấn đề như sản xuất nội địa, chủ quyền quốc gia, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán quốc tế…thì thuế XNK không những nhằm tăng thu cho NSNN mà còn để bảo hộ nền sản xuất trong nước trước những ảnh hưởng của quá trình hội nhập

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt