« Home « Kết quả tìm kiếm

BÀI THI VIẾT ĐỀ THI CÁN BỘ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ


Tóm tắt Xem thử

- BÀI THI VIẾT ĐỀ THI CÁN BỘ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Theo quan điểm cá nhân , người viết xin trình bày những vấn đề cần lưu ý khi xây dựng dịch vụ trợ giúp pháp lý với đối tượng là người đồng tính, song tính và chuyển giới hoặc phụ nữ dân tộc thiểu số.
- Do những hạn chế của bản thân, bài viết chủ yếu nêu vấn đề và những thực trạng và lý của vấn đề mà tôi biết và tìm hiểu chứ chưa đưa ra những giải pháp cụ thể, ngoài ra bài viết không tránh được những sai lầm, sơ suất.
- Ứng viên: Nguyễn Ngọc Tùng Vấn đề thứ nhất : Về khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý đối với 2 nhóm đối tượng Từ việc xem xét về khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý của đối tượng trợ giúp pháp lý có thể về đưa ra những biện pháp phương thức giúp đối tượng được trợ giúp pháp lý tiếp cận với dịch vụ đồng thời xây dựng một mô hình trợ giúp pháp lý phù hợp.
- a/ Nhóm đối tượng người đồng tính, song tính và chuyển giới ( sau đây gọi là cộng đồng LGBT): Khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý của cộng đồng LBGT có một số vấn đề cần quan tâm.
- Những hiểu biết và quan niệm về cộng đồng LGBT hiện nay đã cởi mở và có nhiều tiến bộ.
- Tuy nhiên, song song tồn tại vẫn là những hiểu biết, quan niệm sai lầm về cộng đồng LGBT của những người dị tính cũng như một số người LGBT, điều này dẫn đến những khó khăn trong việc công khai giới tính của họ, dẫn đến tâm lý e ngại, sợ sệt khi công khai.
- Chính tâm lý này cũng ngăn cản những người LGBT này tiếp cận và sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý.
- Điều này có thể dẫn đến sự thiếu hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý trong cộng đồng LGBT.
- Theo quan điểm cá nhân tôi, các tổ chức, hoạt động, dự án liên quan đến cộng đồng LGBT này sẽ là một phương tiện hỗ trợ đắc lực trong thực hiện trợ giúp pháp lý cho cộng đồng này.
- Tuy nhiên, hiện nay, các tổ chức, hoạt động, dự án này mới chỉ có thể tập trung ở những thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ… Điều này có thể sẽ dẫn đến những hạn chế trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý của người LGBT ở khu vực khác.
- b/Nhóm đối tượng phụ nữ dân tộc thiểu số: Qua chuyến thực hiện trợ giúp pháp lý tại xã Tả Phìn (Đồng Văn, Hà Giang) cũng như trao đổi với một số nhân viên, trợ giúp viên pháp lý tại các Trung tâm và chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý các tỉnh Nghệ An, Hòa Bình, Thanh Hóa, Lào Cai, Lạng Sơn, tôi thấy rằng.
- Khả năng tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý của nhóm đối tượng này có những khó khăn.
- Về mặt khách quan: vấn đề nhân lực, kinh phí,.
- việc khó khăn khi người phụ nữ thiểu số tiếp cận các đơn vị sẽ thực hiện trợ giúp.
- việc tiếp cận khó khăn nơi cư trú của phụ nữ dân tộc thiểu số khi thực hiện trợ giúp lưu động, rào cản ngôn ngữ giữ những người thực hiện trợ giúp pháp lý với người được trợ giúp, sự hạn chế trong việc phổ biến thông tin trợ giúp,… là những nguyên nhân ngăn cản phụ nữ dân tộc thiểu số tiếp cận với dịch vụ trợ giúp pháp lý.
- Ngoài ra, do ảnh hưởng của điều kiện sống và giáo dục, ý thức pháp luật của người phụ nữ dân tộc thiểu số còn hạn chế.
- họ thiếu niềm tin vào hệ thống công quyền , có tâm lý cam chịu… đây là những nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự e dè, bị động của phụ nữ dân tộc thiểu số trong việc tiếp nhận dịch vụ trợ giúp pháp lý.
- Mức độ khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý của phụ nữ dân tộc thiểu số tại các địa phương hiện nay không giống nhau Do ảnh hưởng của phong tục tập quán, có những người phụ nữ dân tộc thiểu số không được tiếp cận hoạt động trợ giúp pháp luật mà là người đàn ông , cũng có những nơi họ lại là người được chủ động tiếp cận dịch vụ trong khi người đàn ông trong gia đình lại không thể tiếp cận.
- trong khi đa phần e dè và thiếu chủ động trong việc tiếp cận , sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý, có những nơi người phụ nữ dân tộc thiểu số chủ động tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý cũng như tham gia sinh hoạt câu lạc bộ trợ giúp pháp lý1.
- Do vậy, khi nếu thực hiện triển khai dịch vụ trợ giúp pháp lý cần có những tiếp cận và hiểu biết sơ bộ tại địa phương được trợ giúp.
- Vấn đề thứ hai: về việc nhận diện những vấn đề pháp lý mà đối tượng được trợ giúp pháp lý có thể gặp phải Tự việc nhận diện những vấn đề pháp lý, có thể đặt ra những vấn đề pháp lý chiến lược để trợ giúp pháp lý, bên cạnh đó là việc giới hạn những lĩnh vực pháp lý sẽ tham gia trợ giúp nhằm mục đích nâng cao tính hiệu quả cho dịch vụ trợ giúp pháp lý sẽ triển khai.
- a/ Đối với cộng đồng LGBT: Đây là nhóm đối tượng mới so với những loại đối tượng đã được thụ hưởng các hình thức trợ giúp pháp lý trên thực tế.
- Như vậy sẽ rất khó lòng liệt kê được đầy đủ những vấn đề mà cộng đồng LGBT cần trợ giúp pháp lý trên thực tế.
- Theo những quan sát và tìm hiểu của cá nhân tôi, một số vấn đề pháp lý chính mà cộng đồng LGBT có thể gặp và cần sự trợ giúp pháp luật như: xác định lại giới tính, bồi thường thiệt hại về tổn thương danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng .
- đặc biệt là vấn đề phân biệt đối xử, kỳ thị … Bên cạnh đó, cần 1 Thông tin trao đổi với trợ giúp viên tỉnh Nghệ An và nhân viên chi nhánh Si Ma Cai – Trung tâm trợ giúp pháp lý Lào Cai dự trù những vấn đề pháp luật mà cộng đồng LGBT có thể sẽ gặp phải khi có sự thay đổi về chính sách pháp luật.
- b/ Đối với phụ nữ dân tộc thiểu số: Có thể nhận thấy rằng, nhóm đối tượng này có một phần trùng lặp với nhóm đối tượng được trợ giúp pháp lý theo quy định Luật Trợ giúp pháp lý 2006 (nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số thường trú ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn).
- Như vậy, ngoài các vấn đề pháp lý mà đối tượng người dân tộc thiểu số thường trú ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quan tâm và có thể gặp phải thì các vấn đề pháp lý của người phụ nữ dân tộc thiểu số về hôn nhân gia đình.
- các vấn đề hình sự.
- các vấn đề về hành chính .
- các vấn đề về chính sách cũng sẽ có những điểm khác biệt, đặc thù…Ví dụ: người phụ nữ dân tộc thiểu số ở những vùng kinh tế thuận lợi hơn cũng sẽ có khả năng cần những dịch vụ trợ giúp pháp lý liên quan đến việc phát triển kinh tế.
- Việc nhận diện những vấn đề pháp lý đối với đối tượng phụ nữ dân tộc thiểu số mang lại cách tiếp cận hiệu quả, đồng thời có thể tránh được sự chồng chéo đối với hoạt động trợ giúp pháp lý của các Trung tâm trợ giúp pháp lý.
- Tôi nhận thấy rằng, trong các buổi trợ giúp pháp lý lưu động, không chỉ các vấn đề pháp luật, người phụ nữ dân tộc thiểu số còn quan tâm xem mình được hưởng gì – đây chính là những chính sách của địa phương.
- Việc triển khai công tác trợ giúp pháp ý cần quan tâm đến việc nắm bắt các chính sách địa phương.
- Vấn đề thứ ba: Khung pháp luật chính sách đối với đối tượng được trợ giúp pháp lý Nếu coi khung pháp luật, chính sách là công cụ để thực hiện trợ giúp pháp lý thì có một vấn đề dễ thấy là chúng ta đang thiếu công cụ để thực hiện trợ giúp pháp lý đối với cộng đồng LGBT.
- Tính đến thời điểm này, các quy định pháp luật, chính sách đối với cộng đồng LGBT là một khoảng trống vô cùng lớn.
- Sự kiện liên quan đến pháp luật, chính sách cho cộng đồng LGBT gần đây nhất là việc đề xuất xem xét hợp pháp hóa quan hệ cùng giới, tuy nhiên cũng phải mất một thời gian mới có thể luật hóa vấn đề này.
- Như vậy, vai trò của việc trợ giúp pháp lý cho đối tượng LGBT không chỉ dừng lại ở việc trợ giúp những vấn đề, lĩnh vực cụ thể mà còn phải nhìn nhận trên phạm vi rộng hơn, bao gồm cả việc thúc đẩy xây dựng, sửa đổi pháp luật liên quan đến cộng đồng LGBT.
- Vấn đề thứ tư: một số vấn đề về khác về việc nâng cao tính hiệu quả của hoạt động trợ giúp pháp lý.
- Một là, với nhận thức đây là hoạt động trợ giúp pháp lý của tổ chức xã hội dân sự, cần có những biện pháp nhằm đảm bảo tính thân thiện, dễ tiếp cận song song cùng việc đảm bảo chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý so với dịch vụ tương tự của Nhà nước như : đa dạng hóa các hình thức , cách thức cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý: trợ giúp lưu động, đường dây điện thoại, diễn đàn, hoạt động của cộng tác viên .
- bên cạnh đó là việc xây dựng những quy chuẩn trong cách thức tiếp cận đối tượng và vấn đề trợ giúp pháp lý.
- Hai là, kết hợp việc thực hiện trợ giúp pháp lý và công tác thúc đẩy xây dựng, sửa đổi pháp luật chính sách, cũng như phổ biến, tuyên truyền pháp luật, chính sách với cộng đồng đặc biệt các đối tượng có khả năng tự bảo vệ mình.
- Ba là, xem xét phối hợp, trao đổi sự giúp đỡ với các đoàn thể, các tổ chức đoàn thể chính trị , xã hội, nghề nghiệp cũng như các tổ chức, cá nhân có khả năng thực hiện trợ giúp pháp luật một cách chuyên nghiệp tại cơ sở của cộng đồng LGBT cũng như phụ nữ thiểu số.