« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng An Bình


Tóm tắt Xem thử

- KHUẤT HƯƠNG GIANG QUẢN TRỊ KINH DOANH PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG AN BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh KHOÁ 2013B Hà Nội – Năm 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- KHUẤT HƯƠNG GIANG PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG AN BÌNH Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SĨ KÝ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- NGUYỄN ĐĂNG TUỆ Hà Nội – Năm 2015 Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: “Phân tích và đề xuất giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng An Bình” này là công trình nghiên cứu của tôi với sự hỗ trợ từ Thầy hướng dẫn TS.
- Học viên Khuất Hương Giang 1 Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn các Thầy Cô trong Viện Kinh tế và Quản lý, Viện Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản, kỹ năng nghiên cứu để áp dụng trong quá trình làm luận văn và trong thực tế tại đơn vị.
- Nguyễn Đăng Tuệ, người đã tận tình giúp đỡ, theo sát và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu cho đến khi luận văn được hoàn thành.
- Tiếp theo, tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám đốc, bộ phận Tài chính kế toán Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng An Bình đã hỗ trợ tài liệu, đóng góp ý kiến và động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
- Tôi mong muốn nhận được những lời chỉ dẫn, góp ý của các Thầy Cô và bạn đọc để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
- Tôi xin chân thành cảm ơn! 2 Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.
- 9 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.
- Khái niệm tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp.
- 12 1.1.1 Tài chính doanh nghiệp.
- 12 1.1.2 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp.
- Tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp.
- Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp.
- Nguồn tài liệu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
- 24 1.4.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- 27 1.4.4 Thuyết minh báo cáo tài chính.
- Phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
- 33 1.5.1 Các bước trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp.
- 33 1.5.2 Các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp.
- Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
- 38 1.6.1 Phân tích chỉ tiêu an toàn (rủi ro tài chính.
- 39 1.6.2 Phân tích hiệu quả tài chính.
- 42 1.6.3 Phân tích đòn bẩy tài chính.
- Những nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
- 50 3 Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 1.7.2 Nhân tố mang tính chủ quan.
- Phương hướng cải thiện vị thế doanh nghiệp.
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG AN BÌNH.
- Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng An Bình.
- 55 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
- 55 2.1.2 Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty.
- 55 2.1.3 Những thành tựu đã đạt được của công ty.
- 56 2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của công ty.
- 56 2.1.5 Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty.
- Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng An Bình.
- 61 2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm gần đây .
- 68 2.2.4 Phân tích các chỉ số tài chính.
- ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG AN BÌNH.
- Nhận dạng vấn đề về tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng An Bình.
- Đề xuất giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng An Bình.
- 95 3.2.3 Giải pháp 3: Giảm chi phí quản lý và những lãng phí trong hoạt động.
- 106 4 Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 GTGT Thuế Giá trị gia tăng 2 CĐKT Cân đối kế toán 3 TSCĐ Tài sản cố định 4 TSLĐ Tài sản lưu động 5 ROA Tỷ suất sinh lợi tài sản 6 ROE Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu 7 BEP Sức sinh lợi cơ sở 8 EPS Lãi ròng cổ đông đại chúng 9 ROS Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 10 EBIT Lợi nhuận 11 DT Doanh thu 12 QLDN Quản lý doanh nghiệp 13 TS Tài sản 14 NV Nguồn vốn 15 NVL Nguyên vật liệu 16 NC Nhân công 17 SX Sản xuất 18 TSNH Tài sản ngắn hạn 19 TSDH Tài sản dài hạn 20 VCSH Vốn chủ sở hữu 21 DOL Đòn bảy định phí 22 DFL Đòn bảy tài chính 23 DTL Đòn bảy tổng 24 NSNN Ngân sách nhà nước 25 BTC Bộ tài chính 5 Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 26 SXKD Sản xuất kinh doanh 27 CB,NV Cán bộ, nhân viên 6 Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Cơ cấu lao động theo giới tính Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo tuổi đời Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo trình độ Bảng 2.4: Tình hình tài chính của công ty trong những năm gần đây.
- Bảng 2.5: Bảng cơ cấu tài sản tại thời điểm cuối năm gần đây Bảng 2.6: Bảng cơ cấu nguồn vốn tại thời điểm cuối năm Bảng 2.7: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm Bảng 2.8: Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh Bảng 2.9: Các chỉ số khả năng thanh toán Bảng 2.10: Các chỉ số khả năng quản lý nợ Bảng 2.11: Các chỉ số khả năng quản lý tài sản Bảng 2.12: Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính Bảng 2.13: Bảng các chỉ tiêu ảnh hưởng đến ROS Bảng 2.14: Bảng giá vốn hàng bán Bảng 2.15: Điểm hoà vốn và đòn bẩy kinh doanh DOL Bảng 2.16: Đòn bẩy tài chính DFL Bảng 2.17: Đòn bẩy tổng DTL Bảng 3.1: Bảng chi tiết hàng tồn kho năm 2014 Bảng 3.2: Bảng so sánh giá trị hàng tồn kho sau khi thực hiện giải pháp Bảng 3.3: Phân loại các khoản phải thu Bảng 3.4: Bảng chi tiết chi phí quản lý của công ty (Năm Bảng 3.5: So sánh chi phí quản lý sau khi thực hiện giải pháp 7 Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 1.1: Mô hình Dupont Hình 2.1: Phương thức tổ chức sản xuất tại công ty.
- Hình 2.2: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hình 2.3: Mô hình Dupont – Công ty CPTVĐTXD An Bình 8 Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội LỜI MỞ ĐẦU I.
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Như chúng ta đã biết, phân tích tài chính được sử dụng như một công cụ để đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp dù nhỏ hay lớn, trong quá khứ hay hiện tại, ngoài ra nó còn giúp đánh giá rủi ro, hiệu quả hoạt động đầu tư, hiệu quả hoạt động kinh doanh…giúp nhà quản trị doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện và sâu sắc nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp mình, từ đó đưa ra những quyết định chính xác, kịp thời cho doanh nghiệp.
- Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp còn là quá trình xem xét hiện trạng tài chính của doanh nghiệp trong sự so sánh với các doanh nghiệp khác thuộc cùng một ngành nghề kinh doanh mà trước hết là với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, thông qua việc phân tích báo cáo tài chính cũng như để đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình tổ chức, phân phối sử dụng và quản lý các loại vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp, vạch ra những khả năng tiềm tàng trong việc quản lý sử dụng vốn, đề xuất các biện pháp cần thiết và có hiệu lực để khai thác tới mức cao nhất những khả năng tiềm tàng đó.
- Việc phân tích đầy đủ, thường xuyên, kịp thời chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp cho những người sử dụng thông tin đánh giá được tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trong tương lai.
- Qua những lý do trên, phần nào giúp chúng ta nhận thấy tầm quan trọng và cấp thiết của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
- Bởi thông qua việc phân tích sẽ giúp cho nhà quản trị có thể có cái nhìn sâu rộng hơn, đúng đắn hơn, là cơ sở để doanh nghiệp phát triển ổn định, cạnh tranh tốt hơn trên thị trường và tạo nhiều lợi nhuận hơn nữa.
- Từ những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường và nhận thức vai trò đặc biệt quan trọng của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, tác giả đã chọn đề tài: “Phân tích và đề xuất giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng An Bình” làm đề tài luận văn Thạc sỹ của mình.
- 9 Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội II.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Xây dựng cơ sở lý luận chung về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp làm nền tảng cho hoạt động phân tích và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng An Bình.
- Đề xuất giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng An Bình.
- ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở lý thuyết về tài chính và phân tích tài chính doanh nghiệp, luận văn tập trung đi vào nghiên cứu và phân tích các báo cáo tài chính của công ty.
- phân tích hệ số an toàn, phân tích hiệu quả tài chính, phân tích các đòn bẩy tài chính của Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng An Bình trong 2 năm 2013 và 2014.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu, vận dụng lý thuyết về tài chính và phân tích tài chính áp dụng cho Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng An Bình trong lĩnh vực, tập trung phân tích những vấn đề cơ bản trong tình hình tài chính, từ đó đưa ra các giải pháp để cải thiện tình hình tài chính của công ty.
- Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành đề tài này, các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng bao gồm: Lý luận và phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp, đồng thời kết hợp với việc tổng kết, rút kinh nghiệm thực tiễn để nghiên cứu, giải quyết vấn đề đặt ra của đề tài.
- Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Luận văn được thực hiện với mong muốn hệ thống hoá và phát triển một số vấn đề lý luận về tài chính cũng như phân tích tài chính cho doanh nghiệp, nghiên cứu các đặc điểm mang tính đặc thù trong tư vấn, đầu tư xây dựng.
- Trên cơ 10 Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội sở đó, luận văn đã phân tích và đánh giá thực trạng, nêu ra được những ưu, nhược điểm, nguyên nhân, những giải pháp để củng cố tình hình tài chính trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai của công ty nói riêng, ngành xây dựng nói chung.
- Luận văn là một công trình nghiên cứu kết hợp lý luận với thực tiễn về vấn đề tài chính và thực hiện cho công ty, tôi hy vọng luận văn đưa ra được những giải pháp phù hợp, cụ thể, mạnh mẽ nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng An Bình.
- KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Luận văn tập trung vào phân tích tình hình tài chính và đề xuất giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng An Bình.
- Kết cấu luận văn gồm 3 chương: CHƯƠNG 1.
- CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CHƯƠNG 2.
- ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG AN BÌNH 11 Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1.
- Khái niệm tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.1 Tài chính doanh nghiệp 1.1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp Tình hình tài chính của doanh nghiệp không chỉ là mối quan tâm của các doanh nghiệp thương mại sau mỗi quá trình kinh doanh mà còn là điểm chú ý nhất của các đối tượng khác trong nền kinh tế thị trường.
- Bởi lẽ tài chính không chỉ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà nó còn cho thấy được quy mô, cách thức kinh doanh, kết quả kinh doanh cũng như khả năng phát triển hay suy thoái của mỗi doanh nghiệp.
- Tài chính doanh nghiệp chính là tài chính của các tổ chức sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, nó là một khâu trong hệ thống tài chính, là cái gốc của nền tài chính Quốc gia, Chính tại doanh nghiệp - cá thể của nền kinh tế - các quá trình tạo lập và chu chuyển vốn diễn ra đồng thời với nó là quá trình sản xuất, đầu tư, tiêu thụ và phân phối kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các quá trình, hoạt động này được tạo lập và được phản ánh trên cơ sở các mối quan hệ kinh tế phát sinh của doanh nghiệp.
- “Tài chính doanh nghiệp là hệ thống những quan hệ kinh tế biểu hiện bằng tiền dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các nhu cầu chung của xã hội.
- Hay nói cách khác tài chính doanh nghiệp là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm góp phần đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp.
- Gắn với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá trị tức là quan hệ tài chính doanh nghiệp”.
- Các quan hệ đó là: 12 Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội -Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước: Đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, khi Nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp.
- -Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính: Quan hệ này được thể hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ.
- Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn.
- Ngược lại, doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay, trả lãi cổ phần cho các nhà tài trợ.
- Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng, đâu tư chứng khoán bằng số tiền tạm thời chưa sử dụng.
- -Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác: Trong nền kinh tế, doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp khác trên thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường sức lao động .
- Đây là những thị trường mà tại đó doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc thiết bị, nhà xưởng, tìm kiếm lao động.
- Điều quan trọng là thông qua thị trường, doanh nghiệp có thể xác định nhu cầu hàng hoá và dịch vụ cần thiết cung ứng.
- Trên cơ sở đó doanh nghiệp hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường.
- Quan hệ kinh tế trong nội bộ Doanh nghiệp: đây là vấn đề giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh, giữa cổ đông với người quản lý, cổ đông với chủ nợ, quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn.
- 1.1.1.2 Vai trò của tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp và được thể hiện ở những điểm chủ yếu sau: a.
- Tài chính doanh nghiệp huy động vốn đảm bảo cho các hoạt dộng của doanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục Vốn tiền tệ là tiền đề cho các hoạt động của doanh nghiệp, trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn 13 Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho hoạt động kinh doanh thường xuyên cũng như cho đầu tư phát triển của doanh nghiệp.
- Việc thiếu vốn sẽ khiến cho các hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc không triển khai được.
- Do vậy việc đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức huy động vốn của tài chính doanh nghiệp.
- Sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một phần lớn được quyết định bởi chính sách tài trợ hay huy động vốn của doanh nghiệp.
- Tài chính doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Vai trò này của tài chính doanh nghiệp được thể hiện ở chỗ: Việc đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn phụ thuộc rất lớn vào việc đánh giá, lựa chọn đầu tư từ góc độ tài chính .
- Việc huy động vốn kịp thời, đầy đủ giúp cho doanh nghiệp chớp được cơ hội kinh doanh.
- Lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp có thể giảm bớt được chi phí sử dụng vốn góp phần rất lớn tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Sử dụng đòn bảy kinh doanh và đặc biệt là sử dụng đòn bảy tài chính hợp lý là yếu tố gia tăng đáng kể tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.
- Huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh có thể tránh được thiệt hại do ứ đọng vốn, tăng vòng quay tài sản, giảm được vốn vay từ đó giảm được tiền trả lãi vay góp phần rất lớn tăng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.
- Tài chính doanh nghiệp là công cụ rất hữu ích để kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
- Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình vận động, chuyển hóa hình thái của vốn tiền tệ.
- Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính và đặc biệt là các báo cáo tài chính có thể kiểm soát kịp thời, tổng quát các mặt hoạt động của doanh nghiệp, từ đó phát hiện nhanh chóng những tồn tại và những tiềm năng chưa được khai thác để đưa ra 14

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt