« Home « Kết quả tìm kiếm

Triết học Thảo luận


Tóm tắt Xem thử

- Đề tài: BẢN THỂ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG Lớp: K18.NHA Nhóm 1: Nguyễn Hương Thu Ngô Thị Nga Trần Thị Thanh Huyền Phạm Kim Chung Ninh Thùy Dương Nguyễn Thị Hồng Anh Phạm Kỳ Quách Đề tài: BẢN THỂ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG 1.
- Khái niệm “Bản thể luận” Bản thể luận (ontology) là lý luận nghiên cứu về bản chất của tồn tại.
- Về mặt từ nguyên, trong tiếng Hy Lạp, khái niệm này là một từ ghép giữa “on” (ontos) là “hữu thể, tồn tại” với “logos” (logia) là “khoa học, nghiên cứu, học thuyết”, có nghĩa là một học thuyết về tồn tại tự thân.
- Nhìn chung khái niệm về bản thể luận được dung trong các trường phái triết học phương Tây trước Mác có nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
- bản thể luận theo nghĩa rộng để chỉ bản chất tối hậu của mọi tồn tại, mà bản chất này phải thông qua nhận thức luận mới có thể nhận thức được.
- Do đó, nghiên cứu bản chất tối hậu của mọi tồn tại là bản thể luận, còn nghiên cứu nhận thức như thế nào là nhận thức luận.
- Bản thể luận theo nghĩa hẹp, tức là trong bản thể luận theo nghĩa rộng lại có 2 nội dung, một là nghiên cứu khởi nguyên và kết cấu của vũ trụ, hai là nghiên cứu bản chất của vũ trụ, cái thứ nhất là vũ trụ luận, cái thứ hai là bản thể luận.
- Cách tiếp cận này tạo ra sự đối lập tương đối giữa bản thể luận và vũ trụ luận.
- Hai nghĩa của bản thể luận này vẫn được đồng thời sử dụng trong triết học phương Tây hiện đại.
- Phần lớn các triết học phương Tây trước Mác thường hiểu “bản thể luận” theo nghĩa rộng, từ đó xây dựng nên học thuyết bản thể luận và nhận thức luận của mình, tuy nhiên giữa nhận thức luận và bản thể luận có mối quan hệ tương hỗ với nhau.
- Học thuyết ý niệm của Plato là bản thể luận, song ông cũng nói đến lí luận hồi ức của ý niệm.
- Thuyết bốn nguyên nhân của Aristotle là bản thể luận, song cũng liên hệ với quan điểm nhận thức luận của ông.
- Trong triết học kinh viện, bản thể luận được đồng nhất với “siêu hình học phổ biến”, chỉ việc nghiên cứu đối chiếu giữa thuộc tính của bản thân tồn tại (bao gồm cả “cái siêu việt”) và “siêu hình học đặc thù”, nghĩa là những thứ mà con người có thể dung kinh nghiệm mà biết được.
- Nhị nguyên luận của Descartes là bản thể luận, song cũng thể hiện học thuyết nhận thức về nguyên nhân của cái ngẫu nhiên.
- Thực thể luận của Spinoza là bản thể luận, song cũng thể hiện học thuyết nhận thức thể chất và tâm thức đồng hành.
- Hệ thống triết học của Kant lại thiên về nhận thức luận, ông cho rằng phải giải quyết bản chất lý tính và phạm vi ứng dụng trên phương diện nhận thức thì mới có thể có được một bản thể luận mới.
- Trên thực tế, lí luận nhận thức của ông cũng chính là bản thể luận.
- Hegel lại hợp nhất bản thể luận, nhận thức luận và logic học làm một, cho rằng quá trình vận hành của lí tính tuyệt đối cũng chính là quá trình tinh thần tuyệt đối tự nhận thức bản thân mình.
- Nhiều nhà triết học phương Tây hiện đại xuất phát từ mô hình của Kant hoặc Hegel để làm rõ mối quan hệ giữa bản thể luận và nhận thức luận.
- triết gia và nhà tâm lý học người Đức – đối lập giữa bản thể luận và phương pháp luận, ông cho rằng phương pháp luận là nghiên cứu các sự vật mâu thuẫn tồn tại trong nhận thức cảm tính, còn bản thể luận là tìm hiểu các tồn tại chân thực không mâu thuẫn.
- Triết gia người Đức sáng lập ra Hiện tượng học là Edmund Gustav Albrecht Husserl lại phân biệt bản thể luận hình thức và bản thể luận chất liệu, ông cho rằng cả hai đều phân tích các mặt khác nhau của bản chất, song bản thể luận hình thức là nghiên cứu bản chất hình thức và phổ biến, là cơ sở nền tảng cho mọi khoa học, còn bản thể luận chất liệu nghiên cứu bản chất vật chất và cục bộ, là cơ sở của mọi khoa học ứng dụng.
- Bản thể luận hình thức là cơ sở của bản thể luận chất liệu.
- Martin Heidegger – một triết gia thuộc chủ nghĩa hiện sinh Đức – lại coi bản thể luận là phân tích về tồn tại.
- Nó phân tích “hữu thể của vật tồn tại” (being of existence), phát hiện tính hữu hạn của vật tồn tại, quan tâm đến việc cái gì khiến vật tồn tại từ tiềm năng biến thành hiện thực.
- Một số nội dung cơ bản về bản thể luận trong lịch sử triết học phương Đông - Bản thể luận trong triết học Phật giáo Ấn Độ Phật giáo Ấn Độ từ Phật giáo bộ phái trở về sau, đặc biệt là Phật giáo Đại thừa chú trọng bàn luận và phát triển các vấn đề về bản thể cuối cùng của vạn vật trong vũ trụ, bản tính chân thực của tất cả tồn tại, bản chất của chúng sinh cũng như các căn cứ để thành Phật… từ đó hình thành học thuyết bản thể luận có nội hàm phong phú.
- Phật giáo Ấn Độ trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, tư tưởng bản thể luận cũng có sự phát triển không ngừng, tạo nên sự khác biệt lớn giữa thời kỳ đầu và về sau, song về căn bản học thuyết bản thể luận này có ba nội dung chính.
- Thuyết bản thể “Thực hữu.
- Thuyết bản thể “Tính không.
- Thuyết bản thể “Tâm thức” a.
- Thuyết bản thể “Thực hữu” Khi Thích Ca Mâu Ni sáng lập Phật giáo, ông không quan tâm cũng không bàn đến cái tôi (“ngã”) với tư cách là một thực thể có tồn tại hay không.
- Chủ yếu là ông yêu cầu “vô ngã” với ý nghĩa là chứng ngộ khi tu tập đạp đực tôn giáo chứ không hề cho rằng cái tôi (“ngã”) với tư cách thực thể không tồn tại.
- Trong Phật giáo thời kì bộ phái, một số trường phái đua nhau đưa ra các lí thuyết bản thể luận khác nhau, trong đó quan trọng nhất là lí thuyết của phái Nhất thiết hữu bộ với mệnh đề “ngã không pháp hữu” (cái ta là không còn vạn pháp là có).
- Mệnh đề này cho rằng sự tồn tại của đời sống con người là do “ngũ uẩn” (sắc, thụ, tưởng, hành, thức) tức là năm yếu tố trên các phương diện vật chất, tâm lí và ý thức hòa hợp với nhau mà thành, hoàn toàn không có bản chất thực tại chân chính.
- Một trong những luận điểm quan trọng của phái này là mọi tồn tại đều có thể phân chia thành hai phương diện là bản thể và hiện tượng, đem các loại tồn tại khác nhau quy về hai yếu tố cuối cùng là thể tính và công năng.
- Còn bản thể với tư cách yếu tố đa dạng của bản thể thường hằng thì khi phát sinh tác dụng sẽ hiển hiện ra thành hiện tượng.
- Bản thể là vĩnh hằng bất biến, bản thể có khi phát sinh tác dụng, có khi không phát sinh tác dụng, từ đó mà khiến cho tồn tại có các hình dáng và vị trí khác nhau.
- Bản thể đã phát sinh tác dụng là “quá khứ pháp”, đang phát sinh tác dụng là “hiện tại pháp”, sẽ phát sinh tác dụng là “vị lai pháp”.
- Thuyết bản thể “Tính không” Phái Trung quán thuộc Phật giáo Đại thừa (Không tông) không đồng ý với thuyết vạn pháp là có (“pháp hữu”) của phái Nhất thiết hữu bộ.
- Phái này cho rằng không chỉ con người là “không”, mà vạn pháp cũng là không, chủ trương “nhân pháp nhị không”.
- Điều này có nghĩa là tất cả mọi tồn tại, bao gồm con người và sự vật, vật chất và tinh thần đều do nhân duyên hòa hợp mà sinh ra, đều không có bản chất cố định của mình (“tự tính.
- tất cả đều là “không”.
- Tuy nhiên, mặc dù phái Trung quán nêu lên học thuyết “không”, song khoongbaif trừ có (“hữu.
- tồn tại), mà lấy không làm có, không và có gắn liền với nhau.
- Không luận của phái Trung quán phủ định học thuyết “thực hữu” của phái Nhất thiết hữu bộ và các phái khác.
- Phái Trung quán kế thừa tư tưởng pháp vô thực thể của Phật giáo Tiểu thừa, cùng với việc phê phán bản thể luận của phái Nhất thiết hữu bộ đã nêu lên một học thuyết bản thể luận đặc sắc – thuyết Tính không hay thuyết Thực tướng.
- Một đại diện của phái Trung Quán là Long Thọ, ông đã định nghĩa về “không” như sau: “Chúng nhân duyên sinh pháp, ngã thuyết tức thị không (vô.
- Long Thọ cho rằng nếu như vũ trụ vạn vật đều là duyên khởi thì rõ rang tất cả đều không có bản chất của mình (“tự tính.
- không có bản thể của mình (“tự thể.
- không bao giờ tồn tại cái gọi là tự tính hay tự thể.
- Phái Trung quán cho rằng không là duyên khởi, bản thân không phải là một thực thể, không phải bản nguyên để phái sinh ra vạn vật.
- Do “không” không có thực thể thì mới có thể duyên khởi, mới có thể có được vạn vật.
- ngược lại, nếu “không” mà có thực thể cố định, thì không thể hòa hợp nhân duyên, vạn vật cũng không thể duyên khởi mà có được.
- Câu này có thể hiểu là các yếu tố vật chất (“sắc”) không tách rời các yếu tố tinh thần (“thụ, tưởng, hành, thức”) và ngược lại.
- Điều này có nghĩa là mọi tồn tại (hữu) bao gồm cả yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần.
- mọi tồn tại đều là “không” vô tự tính, “không” vô tự tính cũng không tách rời mọi tồn tại.
- Ở đây, cần lưu ý phái Trung quán nêu lên học thuyết “tính không”, không phải là phủ định sự tồn tại của bản thể hay chủ trương bản thể luận vô bản thể, mà là tách tư duy và ngôn ngữ con người khỏi bản chất của thế giới trực giác.
- Theo thuyết này, Không hay Tính không là phạm trù triết học về bản chất thế giới, có nội dung đặc biệt ý nghĩa phong phú, chứ không phải là “không” theo nghĩa thông thường, trống rỗng.
- Thuyết bản thể “Tâm thức” Nếu nhìn từ góc độ tu tập, thuyết bản thể của phái Trung quán ít nhiều dẫn đến nguy hiểm trong hoạt động tư duy và tu dưỡng tâm tính của chủ thể, vì vậy có một số nhà Phật học trên cơ sở quan điểm “vạn vật tính không”, từ đó chuyển sang góc độ “bất không để tìm hiểu mối quan hệ giữa chủ thể và bản thể, đưa bản thể vào trong chủ thể, thậm chí quy về chủ thể.
- Phái Như Lai coi Phật tính là tính không, coi Phật tính không chỉ là căn nguyên để chúng sinh thành Phật mà còn là bản tính của vạn sự vạn vật, do đó cũng mang ý nghĩa bản thể của vạn vật trong vũ trụ.
- Phái Duy thức nhìn chung đều coi thế giới là biểu tượng, quy tồn tại thành nhận thức, từ đó tiến thêm một bước coi tâm thức là căn nguyên, là bản thể của vũ trụ vạn vật trong đó có chúng sinh.
- Ý nghĩa của mệnh đề này là tâm thức là tiền đề của nhận thức, vạn vật do tâm thức phân biệt ra, (“vạn pháp”) đều là sự biến thiên và biểu hiện của tâm thức, đều không tác rời khỏi tâm thức.
- Từ góc độ triết học, “thức” chính là bản thể trừu tượng mang ý nghĩa bản thể luận.
- Bản thể luận trong triết học Kinh Dịch Nếu như trong triết học phương Tây thường xuất hiện một số khái niệm triết học căn bản như “hữu thể” (being), “tồn tại” (existence), “thực thể” (substance), “ngôi vị” (person), “tiềm năng” (potency), “hiện thực” (act), “chất liệu” (matter), “hình thức” (form)… thì trong triết học Trung Quốc cũng có hàng loạt khái niệm triết học căn bản, như “đạo”, “thiên”, “âm”, “dương”, “hữu”, “vô”, “lí”, “khí”… Trong triết học Trung Quốc cổ đại, bản thể luận được gọi là “bản căn luận”, dung để chỉ một học thuyết nghiên cứu về các nguyên nhân căn bản cũng như những căn cứ căn bản của sự hình thành, tồn tại và phát triển của vũ trụ vạn vật.
- Nhìn chung, các triết gia Trung Quốc cổ đại đều quy bản căn của vũ trụ vạn vật vào những thứ vô hình, vô tướng, không phải là các sự vật hiện tượng cụ thể cảm tính.
- Có thể tạm phân chia ba quan niệm về bản căn trong triết học Trung Quốc cổ đại như sau.
- Một là bản căn là vật chất không có hình dạng cố định (ví dụ: “khí.
- Hai là bản căn là khái niệm hay nguyên tắc trừu tượng (ví dụ: “vô” hay “lí.
- Ba là bản căn là tinh thần chủ quan (ví dụ: “tâm”) Từ góc độ bản thể luận, những khái niệm trên đều có nguồn gốc hoặc có liên quan đến khái niệm “thái cực” được xuất hiện trong Kinh Dịch, một trong những kinh điển cổ nhất trong triết học Trung Quốc.
- Theo Kinh Dịch, bản thể của vũ trụ là Thái cực.
- Sự diễn tiến của vũ trụ vạn vật được mô hình hóa theo phép nhị phân, bắt đầu từ bản thể đầu tiên là Thái cực, rồi sinh Lưỡng nghi, tức Âm và Dương, từ đó tạo thành Tứ tượng – tức Thiếu âm, Thái âm, Thiếu dương, Thái dương và cuối cùng là Bát quái – tức tám cấu trúc động thái biến cơ bản, đại biểu của mọi tồn tại trong vũ trụ - đó là: Càn (Kiền), Khảm, Cẫn, Trấn, Tốn, Li, Khôn, Đoài.
- Vũ trụ vạn vật vận động biến hóa theo một vòng khâu không bao giờ ngừng nghỉ.
- Sự biến hóa đó không phải là ngẫu nhiên mà là tất nhiên, tất yếu phải như vậy, vì Dịch lí quan niệm bản thân trong vũ trụ vạn hữu, không một giấy phút nào là không có sự tương tác qua lại giữa Âm và Dương.
- Trong Dịch truyện, Âm Dương được quan niệm là hai mặt của sự vật hoặc hai sự vật đối lập nhau.
- Âm Dương trong Dịch lý được quan niệm là hai khí, hai khía cạnh… và nói chính xác hơn, Âm Dương là tất cả những cái đó.
- “Âm Dương bất trắc vị chi thần” (Âm Dương không lường được nên gọi là thần diệu).
- Âm Dương tồn tại khắp nơi trong vũ trụ, không ở đâu, không cái gì, không phải là hiện diện của Dương và Âm: Trời – Đất, Ngày – Đêm, Mặt trời – Mặt trăng, giống đực – giống cái, thiện – ác, quân tử - tiểu nhân… Vật nào là do Âm và Dương tạo nên, và do đó vật nào cũng ôm chứa Âm Dương trong nó.
- “Vật vật hữu nhất Thái cực” (Vạn vật vật nào cũng đều có một thái cực – thái cực bao hàm Âm Dương).
- Dịch lý quan niệm Âm Dương không phải là hai mặt cứng đờ, tách rời riêng rẽ với nhau, mà là thống nhất với nhau, dựa vào nhau mà tồn tại.
- Âm và Dương luôn tìm về nhau, quẻ Truân viết: “Âm là cái Dương vẫn tìm, mềm là cái cứng vẫn lẫn” (hào Lục Nhị) vạn sự vạn vật, cái gì cũng phải tồn tại trong nó hai mặt đối lập, không thể chỉ có thuần âm hay thuần dương.
- Trong vũ trụ cái gì cũng thế “cô dương bất sinh, cô âm bất trưởng”.
- Đến đạo trời, đạo người cũng phải có Âm Dương trong đó: “Trời đất là gốc muôn vật, vợ chồng là đạo người” (quẻ Hàm).
- Nếu một mặt mất đi thì mặt đối lập kia cũng phỉa mất đi theo hướng: “dương cô thì âm tuyệt”.
- Âm và Dương phải lấy nhau làm tiền để tồn tại.
- Nếu chỉ có một mặt (Âm hoặc Dương) thì không thể tồn tại được, luôn luôn phải có hai mặt đi đôi với nhau.
- Dịch lí quan niệm sự tác động giữa Âm và Dương là động lực của mọi sự biến hóa trong vũ trụ.
- Chu Hy quan niệm rằng trong vũ trụ có Lí và Khí.
- Khí là các sự vật hiện tượng mà ta thấy, chúng tồn tại trong thời gian và không gian, còn Lí là cái tiềm ẩn, vượt lên trên không gian và thời gian.
- Khởi điểm của vũ trụ không có sự vật, mà chỉ có Lí, khi một vật được tạo ra thì mỗi vật đều có Lí của nó, nghĩa là Lí tồn tại trước sự vật và quyết định bản chất và hình thức của sự vật.
- Với Chu Hy, Thái cực là tổng hòa các Lí của vạn vật trong vũ trụ.
- Thái cực là điểm khởi đầu và tồn tại vĩnh viễn, bất diệt, không động cũng không tĩnh, vượt lên trên không gian và thời gian, là tiêu chuẩn tối cao của vạn vật, trời đất.
- Gắn với những tư tưởng triết học về Âm – Dương là thuyết Ngũ Hành (đều thuộc về Âm Dương gia).
- Theo thuyết Ngũ Hành, vạn vật trong vũ trụ được tạo nên từ tố chất cơ bản là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
- Các tố chất cơ bản này không tồn tại biệt lập mà là tồn tại trong mối quan hệ chi phối và chuyển hóa lẫn nhau theo bốn nguyên tắc cơ bản là: tương sinh – tương khắc – tương thừa – tương vũ.