« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý an toàn của Công ty tàu dịch vụ dầu khí


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI PHẠM VŨ QUANG MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN CỦA CÔNG TY TÀU DỊCH VỤ DẦU KHÍ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã đề tài: 2012BQTKD-DK33 LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS.
- 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN.
- 4 1.1.1 Khái niệm về an toàn trong doanh nghiệp.
- 4 1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác an toàn tại doanh nghiệp.
- 5 1.1.3 Quản lý an toàn – Hệ thống quản lý an toàn.
- 8 1.1.4 Sự cần thiết có một hệ thống quản lý an toàn trong doanh nghiệp.
- 12 1.2 BỘ LUẬT QUẢN LÝ AN TOÀN QUỐC TẾ (INTERNATIONAL SAFETY MANAGEMENT CODE – ISM CODE.
- 16 1.2.3 Áp dụng hệ thống quản lý an toàn theo ISM Code vào hoạt động của doanh nghiệp.
- 18 1.3 HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP (OCUPATIONAL HEALTH & SAFETY MANAGEMENT SYSTEM - OHSAS 18001:2007.
- 22 1.3.2 Áp dụng hệ thống quản lý an toàn theo tiêu chuẩn OHSAS vào hoạt động của doanh nghiệp.
- 25 1.4 NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN.
- 31 CHƢƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN CỦA CÔNG TY TÀU DỊCH VỤ DẦU KHÍ.
- 32 2.1 GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ KỸ THUẬT DẦU KHÍ VIỆT NAM (PTSC) VÀ CÔNG TY TÀU DỊCH VỤ DẦU KHÍ (PTSC MARINE.
- 32 2.1.1 Thông tin chung Tổng Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (Tổng Công ty PTSC.
- 32 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam.
- 35 2.1.3 Thông tin chung về Công ty tàu dịch vụ dầu khí (PTSC Marine.
- 40 2.2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN TẠI CÔNG TY TÀU DỊCH VỤ DẦU KHÍ (PTSC MARINE.
- 44 2.2.1 Tổng quan hệ thống quản lý an toàn.
- 44 2.2.2 Kết quả của việc vận hành & thực hiện Hệ thống quản lý an toàn tại Công ty.
- 63 2.3 PHÂN TÍCH NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN CHƢA PHÁT HUY HẾT HIỆU QUẢ.
- 64 2.3.2 Kết quả thực hiện Mục tiêu an toàn của Công ty chưa thực sự phản ánh toàn bộ hoạt động quản lý an toàn của Công ty.
- 66 2.3.3 Các Quy trình quản lý an toàn của Công ty chưa được tuân thủ triệt để.
- 70 2.3.4 Công tác quản lý rủi ro trong hoạt động sản xuất của Công ty chưa phù hợp.
- 74 2.3.5 Công tác vận hành bảo dưỡng máy móc, kiểm soát trang thiết bị của Công ty chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
- 83 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN CỦA CÔNG TY TÀU DỊCH VỤ DẦU KHÍ.
- 102 PHỤ LỤC 01: BẢNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN CỦA CÔNG TY TÀU DỊCH VỤ DẦU KHÍ PHỤ LỤC 02: KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN CỦA CÔNG TY TÀU DỊCH VỤ DẦU KHÍ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Một số giải pháp hoàn thiện Hệ thống quản lý an toàn của Công ty tàu dịch vụ dầu khí” là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi.
- Tác giả Phạm Vũ Quang LỜI CÁM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã trang bị cho tác giả những kiến thức làm nền tảng để tác giả nghiên cứu, xây dựng đề tài luận văn: “Một số giải pháp hoàn thiện Hệ thống quản lý an toàn của Công ty tàu dịch vụ dầu khí” để đề tài nghiên cứu của tác giả có thể triển khai tốt trong thực tiễn.
- Tác giả xin chân thành cám ơn lãnh đạo, các trưởng phòng/ban/xưởng tại Công ty tàu dịch vụ dầu khí đã tạo điều kiện cho tác giả trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu thực hiện luận văn này.
- Xin trân trọng cảm ơn ! Tác giả Phạm Vũ Quang DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ATCLSKMT An toàn, Chất lượng, Sức khỏe & Môi trường ATSKNN An toàn sức khỏe nghề nghiệp CBCNV Cán bộ công nhân viên DP Người phụ trách (Designated person ) ĐVT Đơn vị tính HTQLAT Hệ thống quản lý an toàn ISM Code Tiêu chuẩn (bộ luật) quản lý an toàn quốc tế OHSAS Tiêu chuẩn quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp PTSC Tổng Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam PTSC Marine Công ty tàu dịch vụ dầu khí QLAT Quản lý an toàn Tập đoàn Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam UA-UC Điều kiện hành động không an toàn (Unsafe action – Unsafe condition) VNĐ Việt Nam đồng DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2012 và 2013.
- 42 Bảng 2.2 Danh mục các quy trình đang được áp dụng trong Hệ thống quản lý an toàn tai Công ty.
- 49 Bảng 2.3 Kết quả thực hiện mục tiêu an toàn năm 2012.
- 58 Bảng 2.4 Kết quả thực hiện mục tiêu an toàn năm 2013.
- 59 Bảng 2.5 Kết quả ghi nhận số sự cố trên đội tàu PTSC Marine trong năm Bảng 2.6 Bảng đánh giá sự tuân thủ Hệ thống quản lý an toàn của đội tàu được phát hiện trong các đợt đánh giá nội bộ của công ty (02 lần/năm.
- 62 Bảng 2.7 Bảng tổng hợp kết quả phỏng vấn thuyền viên về việc tuân thủ các chính sách về an toàn.
- 65 Bảng 2.8 Bảng tổng hợp kết quả phỏng vấn thuyền viên về hiệu quả thực hiện các mục tiêu an toàn.
- 67 Bảng 2.9 Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về tính hiệu quả của quy trình quản lý an toàn.
- 70 Bảng 2.10 Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về tính hiệu quả của công tác quản lý rủi ro.
- 97 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1 Vòng tròn mô tả chu trình quản lý an toàn.
- 09 Hình 1.2 Hình ảnh mô tả Hệ thống quản lý an ton.
- 24 Hình 2.1 Sơ đồ nguồn lực giám sát công tác đảm bảo an toàn.
- 49 Hình 2.2 Sơ đồ phân tích nguyên nhân khiến kết quả thực hiện Mục tiêu an toàn chưa thực sự phản ánh toàn bộ hiệu quả của hệ thống quản lý an toàn của Công ty.
- 69 Hình 2.3 Sơ đồ phân tích nguyên nhân khiến các quy trình hệ thống quản lý an toàn chưa được tuân thủ triệt để.
- 73 Hình 2.4 Sơ đồ phân tích nguyên nhân khiến công tác quản lý rủi ro trong hoạt động sản xuất của Công ty chưa phù hợp.
- Để thích ứng với mội trường cạnh tranh và xu hướng hội nhập, thời gian qua các doanh nghiệp Việt Nam đã áp dụng nhiều công cụ quản lý mới vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình và đã đạt được rất nhiều kết quả đáng khích lệ.
- Trong đó, việc triển khai áp dụng Hệ thống quản lý an toàn đã trở nên khá phổ biến và được áp dụng tại hầu hết các doanh nghiệp.
- Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện thì có không ít tổ chức vẫn chưa phát huy được hết hiệu quả của hệ thống quản lý này.
- Được áp dụng Hệ thống quản lý an toàn từ năm 1998 đến nay, Công ty tàu dịch vụ dầu khí (Chi nhánh Tổng Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam) đã đạt được nhiều thành công về hiệu quả quản lý.
- Là một công ty cung cấp dịch vụ tàu dịch vụ dầu khí hàng đầu tại Việt Nam với quy mô hơn 900 nhân viên, đội tàu gồm 22 tàu dịch vụ dầu khí đa chức năng và đã áp dụng các Hệ thống quản lý an toàn, chất lượng và môi trường.
- Trong đó, hệ thống quản lý an toàn là hệ thống quản lý được thiết lập sớm nhất, góp phần làm rõ trách nhiệm và quyền hạn về công tác an toàn của các bộ phận được xác định rõ ràng hơn, các hoạt động kiểm soát an toàn trong mọi hoạt động cũng từng bước cải tiến, đảm bảo được môi trường làm việc an toàn cho người lao động và thỏa mãn với yêu cầu của đại đa số khách hàng.
- Tuy nhiên, với đặc thù kinh doanh là một công ty cung cấp dịch vụ nên qua thời gian, gắn liền với những nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng thì hệ thống quản lý an toàn của Công ty cũng còn tồn tại những điểm chưa phù hợp và chưa thực sự phát huy hết hiệu quả.
- Nhằm tìm hiểu những nguyên nhân làm cho hệ thống quản lý an toàn chưa phát huy hiệu quả, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và năng lực cạnh tranh của Công ty tàu dịch vụ dầu khí, tác giả chọn đề tài “Các giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý an toàn của Công ty tàu dịch vụ dầu khí”.
- Trang 2 Mục tiêu của đề tài Mục tiêu của đề tài là xác định những nguyên nhân nội tại làm cho hệ thống quản lý an toàn tại Công ty tàu dịch vụ dầu khí chưa phát huy tối đa hiệu quả, từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả khi áp dụng hệ thống quản lý an toàn nhằm góp phần nâng cao hiệu suất hoạt động và khả năng cạnh tranh, đồng thời giúp công tác quản lý ngày càng tốt hơn.
- Đối tƣợng và phạm vi của đề tài Để đạt mục tiêu trên, luận văn đã tiến hành phân tích thực trạng hệ thống quản lý an toàn của Công ty tàu dịch vụ dầu khí, bao gồm các chính sách an toàn, mục tiêu an toàn, các quy trình hoạt động, quá trình đánh giá nội bộ, hệ thống tài liệu, các sự cố, cách thức quản lý mối nguy, rủi ro, và các vấn đề liên quan đến công tác an toàn.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn trong hoạt động quản lý an toàn của Công ty tàu dịch vụ dầu khí từ năm 2012 đến hết năm 2013.
- Phƣơng pháp thu thập thông tin và xử lý dữ liệu Để phục vụ cho việc phân tích thực trạng hệ thống quản lý an toàn của Công ty tàu dịch vụ dầu khí cũng như xác định các nguyên nhân nội tại làm cho hệ thống quản lý an toàn của công ty chưa hiệu quả, luận văn sử dụng các thông tin thứ cấp được thu thập từ kết quả thực hiện các chính sách, mục tiêu, đánh giá nội bộ, xử lý sự cố, khắc phục phòng ngừa, cải tiến và các báo cáo, số liệu thống kê của công ty trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2013.
- Ngoài ra, tác giả còn thực hiện thăm dò ý kiến của thuyền viên của công ty thông qua phiếu điều tra gồm 5 mảng lớn (chính sách, mục tiêu, quy trình, công tác quản lý rủi ro, bảo dưỡng thiết bị).
- Đối tượng được thăm dò là thuyền viên trên đội tàu của Công ty.
- Phương thức thăm dò là phỏng vấn trực tiếp thuyền viên trong các cuộc đánh giá nội bộ hệ thống quản lý ATCLSKMT của Công ty.
- Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn gồm 03 chương chính sau: Trang 3  Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hệ thống quản lý an toàn.
- Chương 2: Phân tích thực trạng Hệ thống quản lý an toàn của Công ty tàu dịch vụ dầu khí.
- Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý an toàn của Công ty tàu dịch vụ dầu khí.
- Trang 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1.1 Khái niệm về an toàn trong doanh nghiệp Trong tất cả các công việc, sinh hoạt hàng ngày, thậm chí trong lúc nghỉ ngơi, đều tiềm ẩn các mối nguy hiểm có ảnh hưởng tiêu cực một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người.
- Khi nói đến sự an toàn trong quá trình thực hiện các công việc này, ta có thể hiểu được là các mối nguy hiểm đó đã phần nào được loại trừ, giảm thiểu tới mức có thể chấp nhận được bằng các biện pháp khác nhau.
- An toàn là khái niệm rất quen thuộc đối với mọi người, tuy nhiên tùy vào từng loại hình tính chất công việc, văn bản quy phạm mà nó có thể được định nghĩa khác nhau: Thông tư số 43/2010/TT-BCT ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ Công thương về “Quy định về quản lý an toàn trong ngành công thương” định nghĩa an toàn là tình trạng không gây chấn thương, nguy hiểm đến tính mạng, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và hư hỏng máy, thiết bị, dây chuyền, quá trình công nghệ sản xuất.
- Thông tư số 53/2011/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải về “Quy định về an toàn trong hoạt động bay” định nghĩa an toàn là trạng thái mà khả năng gây hại cho người hoặc hủy hoại tài sản được giảm thiểu và duy trì tại hoặc dưới mức độ chấp nhận được thông qua quá trình liên tục nhận dạng mối nguy hiểm và quản lý rủi ro.
- Thông tư số 20/2009/TT-BCT ngày 07 tháng 07 năm 2009 của Bộ Công thương về “ Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên” định nghĩa an toàn là trạng thái mà con người, thiết bị, môi trường được bảo vệ, phòng chống lại những tác nhân nguy hại có thể phát sinh (hoặc tiềm ẩn) do chủ quan, khách quan trong hoạt động khoáng sản bằng phương pháp khai thác mỏ lộ thiên.
- Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm an toàn nhưng tất cả định nghĩa đều thống nhất ở điểm An toàn là trạng thái mà sức khỏe của con người và Trang 5 giá trị của tài sản được bảo vệ trước những tác động tiêu cực, các mối nguy, rủi ro, yếu tố có hại phát sinh trong quá trình làm việc.
- 1.1.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác an toàn tại doanh nghiệp 1.1.2.1 Các nhân tố từ môi trƣờng bên ngoài.
- Tình hình thế giới: những thay đổi gần đây trên toàn thế giới đã tạo ra những thách thức mới trong kinh doanh khiến các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của công tác an toàn trong hoạt động sản xuất.
- An toàn trước nhất (Safety first) đã trở thành câu khẩu hiệu quan trọng tại tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt đối với những ngành nghề lao động trực tiếp.
- Những đặc điểm của giai đoạn ngày nay đã đặt các doanh nghiệp phải quan tâm tới vấn đề an toàn là.
- Trong đó có nhiều rào cản về kinh tế, thương mại, kỹ thuật, và một trong những rào cản đó là các quy định, pháp chế về đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất.
- Một trong những yêu cầu quan trọng để xây dựng uy tín, thương hiệu cho doanh nghiệp.
- Tình hình thị trường: đây là một trong những yếu tố quan trọng để đẩy mạnh cho việc phát triển công tác an toàn tại các công ty.
- Trang 6  Trình độ khoa học công nghệ: Công tác đảm bảo an toàn của doanh nghiệp không thể vượt quá giới hạn khả năng của trình độ tiến bộ khoa học công nghệ của một giai đoạn lịch sử nhất định.
- Tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra những chất liệu mới, những phương pháp mới, phương tiện đo lường, dự báo, thí nghiệm hiện đại hơn, thiết kế tốt hơn từ đó có thể ứng dụng vào thực tế giúp nâng cao công tác đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất.
- Tiến bộ khoa học công nghệ luôn luôn phát triển, nhờ đó mà công tác đảm bảo an toàn cũng luôn phát triển để đáp ứng nhu cầu và yêu cầu ngày càng cao của con người.
- Cơ chế, chính sách quản lý của các quốc gia: Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định, trong đó môi trường quản lý với những chính sách và cơ chế quản lý có tác động trực tiếp và to lớn đến việc đảm bảo công tác an toàn của doanh nghiệp.
- Cơ chế quản lý tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, nghiên cứu nhu cầu, thiết kế sản phẩm.
- Nhưng cũng tạo ra sức ép bắt buộc doanh nghiệp phải nâng cao công tác đảm bảo an toàn cho người lao động, công tác an sinh xã hội.
- Một cơ chế phù hợp sẽ kích thích các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư, thu hút chất xám, cải tiến chất lượng sản phẩm dịch vụ, đồng thời nâng cao việc bảo đảm công tác an toàn trong sản xuất.
- Các yêu cầu về văn hoá – xã hội: Ngoài các yếu tố nêu trên, yếu tố văn hoá – xã hội của mỗi khu vực thị trường, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có ảnh hưởng rất lớn đến việc đảm bảo công tác an toàn trong sản xuất.
- 1.1.2.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp.
- Cam kết của lãnh đạo:Công tác an toàn không phát sinh sản phẩm cũng như lợi nhuận như các công tác sản xuất kinh doanh khác mà vẫn tiêu tốn một phần chi phí để thực hiện.
- Chính vì vậy đôi khi công tác an toàn vẫn chưa được xem trọng tại một số doanh nghiệp, đặc biệt là tại Việt Nam và ngân sách cho công tác an toàn thường bị cắt giảm.
- Bên cạnh đó, ý thức tuân thủ công tác an toàn vẫn chưa được người lao động xem trọng do tư duy thích làm tắt bước, lười biếng cùng suy nghĩ “sẽ không có việc gì xảy ra đâu”.
- Do đó cam kết của lãnh đạo được thể hiện Trang 7 bằng các chính sách, nội quy trong sản xuất kinh doanh đi kèm các biện pháp chế tài sẽ góp phần cải thiện được hiệu quả của công tác an toàn tại mỗi doanh nghiệp.
- Lực lượng lao động trong doanh nghiệp: Con người là nhân tố trực tiếp thực hiện công tác lao động và vận hành các trang thiết bị máy móc trong hoạt động sản xuất.
- Cùng với công nghệ, yếu tố con người giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu sản phẩm, sản xuất, doanh thu, chi phí.
- Đây là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố rủi ro nhất và đây cũng là đối tượng chính mà công tác an toàn hướng đến.
- Việc thực thi tốt các biện pháp bảo đảm an toàn cho người lao động sẽ giúp doanh nghiệp bảo vệ được sức khỏe người lao động, từ đó duy trì và phát triển nguồn lực cho mọi hoạt động được hiệu quả, thông suốt.
- Đối với các thiết bị càng hiện đại thì yếu tố an toàn càng luôn được chú trọng, với các hướng dẫn mô tả đầy đủ các rủi ro, mối nguy trong quá trình vận hành sản xuất cũng như cách thức làm việc an toàn.
- Bên cạnh đó, nhiều phương pháp hiện đại giúp nhận diện các rủi ro trong quá trình hoạt động luôn được liên tục phát triển và cập nhật, từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn việc tai nạn, sự cố phát sinh, góp phần đảm bảo an toàn một cách tối đa cho người lao động.
- Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Đối với từng doanh nghiệp khác nhau sẽ có tiềm lực về tài chính khác nhau và mỗi doanh nghiệp sẽ có một định hướng cũng như mức đầu tư cho công tác an toàn khác nhau.
- Việc đầu tư nhiều hay ít cho công tác an toàn sẽ được cân đối cho phù hợp với hoạt động thực tế tại doanh nghiệp.
- Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ thường ưu tiên cắt giảm chi phí an toàn do coi đây là chi phí vô ích, tuy nhiên trong trường hợp xảy ra tai nạn cho người lao động hoặc sự cố hư hỏng máy móc, thì người ta tính toán rằng chi phí cho việc khắc phục là rất cao, đôi khi lại trở thành một thảm họa về tài chính cho doanh nghiệp.
- Điều kiện an toàn và sức khỏe tkhông tốt tại nơi làm việc có thể dẫn tới mối quan hệ xấu đối với công chúng.
- Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp: Công tác quản lý của doanh nghiệp rất quan trọng trong việc thực hiện công tác an toàn.
- Một doanh nghiệp có hệ thống quản lý tốt cùng bộ phận chuyên trách về công tác an toàn sẽ giúp doanh nghiệp có thể triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn một cách hiệu quả, đào tạo ý thức đảm bảo an toàn cho người lao động, giám sát việc thực thi an toàn cũng như giúp khắc phục các sự cố một cách nhanh chóng.
- 1.1.3 Quản lý an toàn – Hệ thống quản lý an toàn Quản lý an toàn là một hệ thống các hoạt động, các biện pháp và quá trình thực hiện dựa trên những thành tựu khoa học hiện đại, nhằm sử dụng những tiềm năng để đảm bảo, duy trì và không ngừng nâng cao công tác an toàn nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động, hạn chế các rủi ro, sự cố, từ đó góp phần duy trì hoạt động sản xuất của doanh nghiệp không bị gián đoạn và giảm thiểu các chi phí khắc phục từ các rủi ro, sự cố có thể xảy ra.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt