« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
- Nguyễn Thị Lệ Thúy Nội dung tóm tắt: a./ Lý do chọn đề tài: Quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta đòi hỏi Nhà nước phải sử dụng một cách có hiệu quả các công cụ, chính sách tài chính, tiền tệ, đặc biệt là chính sách chi NSNN.
- Điều này góp phần khắc phục khuyết tật của cơ chế thị trường thông qua việc sử dụng bàn tay hữu hình, chủ yếu là chính sách tài chính nhằm điều tiết nền kinh tế có hiệu quả.
- Mặt khác thông qua sử dụng các công cụ này mới có thể quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, động viên toàn bộ nguồn lực để phát triển KT-XH, đáp ứng yêu cầu của cuộc đổi mới đất nước.Thực trạng hiện nay công tác quản lý chi ngân sách của tỉnh vẫn còn nhiều khiếm khuyết và hạn chế, do vậy hiệu quả các khoản chi ngân sách còn thấp, chi đầu tư còn dàn trải, thiếu tập trung dẫn đến hiệu quả đầu tư còn thấp, gây lãng phí.
- Đây chính là lý do để tôi lựa chọn đền tài này để nghiên cứu.
- b./ Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn.
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản liên quan, phân tích thực trạng quản lý nguồn vốn ngân sách của địa phương (Hòa Bình) nhằm phát hiện những ưu, nhược điểm của công tác quản lý nguồn vốn ngân sách từ đó đưa ra biện pháp mang tính hệ thống và có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài.
- Nghiên cứu tình hình quản lý sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Hòa Bình thông qua việc phân tích thực trạng chi để nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng cho phù hợp.
- 2 * Phạm vi nghiên cứu.
- Luận văn chủ yếu nghiên cứu công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Hòa Bình từ năm 2012 đến nay.
- c./ Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Nội dung của luận văn được chia thành 3 chương, mỗi chương đi sâu phân tích các nội dung liên quan về vấn đề chi ngân sách nhà nước.
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chi ngân sách nhà nước Trong chương 1 của luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về ngân sách nhà nước, quản lý ngân sách nhà nước, khái niệm chi ngân sách, quản lý chi ngân sách và đã nêu nội dung cơ bản về quản lý chi ngân sách nhà nước.
- Chương 2: Phân tích thực trạng về sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước Chương 2 đã làm rõ những điều kiện và lợi thế của tỉnh nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Hòa Bình là một tỉnh nông nghiệp đang trong thời kỳ phát triển và còn gặp nhiều khó khăn, đã đạt được nhiều thành tựu cơ bản.
- Do đầu tư xây dựng phát triển tại địa phương chưa cao, mặc dù có sự đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, nhưng nhìn chung nguồn vốn đầu tư vào địa phương còn thấp, hoàn thiện hoạt động quản lý vốn chưa cao.
- Tuy không có những thất thoát, lãng phí lớn, nổi cộm nhưng các chỉ tiêu hiệu quả của đầu tư xây dựng cơ bản chưa đạt được mục tiêu đề ra.
- Bên cạnh đó,chương 2 đã tập trung phân tích thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, việc chấp hành cơ chế quản lý tài chính, quản lý chi tiêu NSNN không đúng quy định là nguyên nhân nảy sinh lãng phí ở một số khâu, một số khoản chi.Chương này đã nêu những mặt đạt được và những điểm yếu kém, tồn tại và nguyên nhân của thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
- 3 Chương 3:Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình Trong chương 3 ,trên cơ sở những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Hoà Bình về phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015, mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hoà Bình phải phấn đấu đạt được,đã nêu được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.Bên cạnh việc nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư phát triển cùng đổi mới quản lý chi thường xuyên thì phải củng cố lại tổ chức bộ máy nhà nước,nâng cao năng lực,trình độ cũng như chất lượng của cán bộ quản lý tài chính Ngân sách.Tăng cường sự lãnh đạo của các cơ quan đứng đầu của tỉnh như : UBND,HĐND,và mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan có liên quan đặc biệt là Thuế,KBNN và Tài Chính.
- d./ Phương pháp nghiên cứu.
- Về phương pháp nghiên cứu: vận dụng các phương pháp chung, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp so sánh, khái quát hóa vấn đề, bảng biểu minh họa.
- e./ Kết luận Luận văn đã đưa ra các nhóm giải pháp quản lý chi ngân sách nhà nước về lĩnh vực đầu tư phát triển và lĩnh vực chi thường xuyên nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách tỉnh Hòa Bình.
- Để thực hiện các biện pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách có hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện tổng hợp các giải pháp ở tầm vĩ mô và vi mô.
- Sự lãnh đạo chỉ đạo của UBND tỉnh, các cấp, các ngành chức năng, các tổ chức CT-XH cần phải quan tâm đúng mức công tác này coi công tác này là trách nhiệm, là nhiệm vụ trọng tâm của mình chứ không riêng gì các cơ quan tài chính

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt