« Home « Kết quả tìm kiếm

Nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Paloma Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN THANH PHONG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA KHÁCH SẠN PALOMA HÀ NỘI Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thanh Phong MỤC LỤC Chương 1: LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP.
- Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh.
- Ý nghĩa việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn du lịch.
- Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn du lịch.
- Các yếu tố bên trong doanh nghiệp.
- Kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh khách sạn du lịch trên địa bàn Hà Nội.
- Khách sạn Hòa Bình Hà Nội.
- Khách sạn Sunny.
- Khách sạn Công Đoàn.
- Bài học kinh nghiệm cho khách sạn Paloma Hà Nội trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh.
- 27 Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA KHÁCH SẠN PALOMA HÀ NỘI.
- Khái quát về hoạt động kinh doanh của khách sạn Paloma Hà Nội.
- Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn Paloma Hà Nội.
- Tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn Paloma Hà Nội.
- Thực trạng năng lực cạnh tranh của khách sạn Paloma Hà Nội.
- Thị phần và thị phần tương đối của khách sạn Paloma Hà Nội.
- Phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của khách sạn Paloma Hà Nội.
- Các yếu tố bên trong cấu thành năng lực cạnh tranh của khách sạn Paloma Hà Nội.
- Phân tích các yếu tố bên ngoài, các yếu tố từ môi trường ngành ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của khách sạn Paloma Hà Nội.
- 55 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA KHÁCH SẠN PALOMA HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI.
- Phương hướng phát triển của khách sạn Paloma Hà Nội.
- Phương hướng phát triển của ngành kinh doanh khách sạn du lịch.
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Paloma Hà Nội.
- Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng trên thị trường kinh doanh khách sạn du lịch.
- 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Hình 1.1 Các yếu tố cơ bản tạo lợi thế cạnh tranh.
- 3 Hình 1.3 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter.
- 15 Bảng 1.1: Phân tích hiệu quả kinh doanh của khách sạn Sunny.
- 26 Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của khách sạn Paloma Hà Nội.
- 36 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Paloma.
- 37 Bảng 2.3: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Paloma.
- 40 Bảng 2.5: ROE của khách sạn Paloma Hà Nội qua các năm.
- 41 Bảng 2.6: ROS của khách sạn Paloma Hà Nội qua các năm.
- 42 Bảng 2.7: Trình độ cơ cấu lao động của khách sạn Paloma Hà Nội.
- 59 Bảng 3.2: Chỉ tiêu hoạt động của khách sạn Paloma Hà Nội 2017.
- Vấn đề đặt ra là làm sao để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trên thị trường kinh doanh du lịch trong nước và quốc tế? Trước sự hội nhập của nền kinh tế sẽ có rất nhiều cơ hội trong kinh doanh nhưng với một khách sạn nhỏ như khách sạn Paloma Hà Nội thì cũng gặp rất nhiều 2 những khó khăn và thách thức cần có những chiến lược kinh doanh hợp lý để vượt qua.
- Là một khách sạn nhỏ tuy có vị trí thuận lợi nhưng bị hạn chế về cơ sở hạ tầng nên gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn mình.
- Đứng trước những cơ hội và thách thức mới, để giành thắng lợi trong cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh ngành dịch vụ du lịch nói chung, khách sạn Paloma Hà Nội nói riêng phải thực thi một số giải pháp để nâng cao thị phần, tăng chất lượng dịch vụ và thu hút thêm nhiều nguồn khách mới.
- Với mong muốn giải quyết những vấn đề trên, tôi xin chọn đề tài:” Nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Paloma Hà Nội.
- Đóng góp vào sự phát triển du lịch không thể không kể tới ngành Kinh doanh khách sạn, một trong những ngành đang có môi trường cạnh tranh cực kỳ khốc liệt hiện nay.
- Nguyễn Hữu Thắng (2009), Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia.
- 3 - Hội nghị nâng cao năng lực cạnh tranh của cơ sở lưu trú du lịch, do Hiệp hội Khách sạn Việt Nam đã tổ chức ngày tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thụy Anh (2008): Nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, NXB Lao Động.
- Trong đó, công tác nghiên cứu năng lực cạnh tranh của khách sạn một cách đầy đủ và chuyên sâu vẫn còn hạn chế và chưa được thực hiện một cách toàn diện.
- Có những đề tài chỉ đề cập tới một vài khía cạnh như: lao động, chất lượng cơ sở vật chất, tài chính…Do đó tôi đã chọn vấn đề nghiên cứu cho đề tài của mình là: Nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Paloma Hà Nội không bị trùng lặp với những nghiên cứu trước đây và mong muốn đóng góp thêm một cách nhìn nhận khác về vấn đề này dựa trên các kết quả nghiên cứu có sẵn.
- MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu của luận văn nhằm giúp khách sạn Paloma Hà Nội nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể phát triển bền vững trong tương lai.
- Cụ thể luận văn đề ra những mục tiêu sau: Trước tiên, nghiên cứu và hệ thống lại một số vấn đề lý luận về cạnh tranh, cạnh tranh trong các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn du lịch trong nền kinh tế thị trường.
- Sau đó, tổng hợp số liệu, tư liệu của Khách sạn Paloma rồi tính toán và phân tích các số liệu có liên quan tới nội dung của đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của khach sạn Paloma Hà Nội.
- Xem xét đánh giá chi tiết những điểm mạnh, những thành tựu đã đạt được trong những năm qua của Khách sạn Paloma, bên cạnh đó chỉ ra một cách rõ ràng những tồn tại cũng như hạn chế của Khách sạn trong công tác kinh doanh và chủ yếu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn.
- Cuối cùng, đưa ra các đề xuất về giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Khách sạn Paloma Hà Nội.
- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của luận văn là năng lực cạnh tranh của khách sạn Paloma Hà nội.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Tham khảo các tài liệu, sách, tạp chí liên quan tới nâng cao năng lực cạnh tranh, kinh doanh khách sạn du lịch.
- KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và các danh mục tài liệu tham khảo luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA KHÁCH SẠN PALOMA HÀ NỘI Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA KHÁCH SẠN PALOMA HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 1 Chương 1: LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.
- Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.1.1.
- Khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh Khái niệm cạnh tranh Cho đến bây giờ ta có thể bắt gặp thuật ngữ cạnh tranh ở rất nhiều lĩnh vực trong đời sống như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, thể thao…do vậy có rất nhiều khái niệm khác nhau về cạnh tranh.
- Theo tác giả Đoàn Hùng Nam (2010): “Cạnh tranh là một quan hệ kinh tế, tất yếu phát sinh trong cơ chế thị trường với việc các chủ thể kinh tế ganh đua gay gắt để giành giật những điều kiện có lợi về sản xuất và tiêu dùng hàng hóa nhằm chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng để thu được lợi nhuận cao nhất.
- Mục đích cuối cùng trong cuộc cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích đối với doanh nghiệp và đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng tiện lợi." Trên thực tế còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh của doanh nghiệp, theo tác giả thì “Cạnh tranh không phải là sự hủy diệt đối thủ của mình thông qua các thủ đoạn, mà chính cạnh tranh là động lực làm cho các doanh nghiệp phát triển tốt hơn, cạnh tranh còn diễn ra ngay chính nội bộ doanh nghiệp.
- Nói cách khác, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để phục vụ khách hàng mỗi ngày một tốt hơn, doanh nghiệp nào hài lòng với vị thế đang có trên thương trường sẽ rơi vào tình trạng tụt hậu và sẽ sớm bị đào thải trong thị trường thế giới đang còn nhiều biến động.” (Nguồn: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập-Đoàn Hùng Nam) Ngoài ra, khái niệm cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường.
- Cạnh tranh có thể đem lại hoặc lấy đi lợi ích của người này khoặc người khác, tuy nhiên khi xét dưới góc độ lợi ích toàn xã hội, cạnh tranh luôn có tác động tích cực.
- Ví dụ như chất lượng sản phẩm, dịch vụ được cải thiện, giá rẻ hơn...Cũng giống như quy luật sinh tồn và đào thải trong tự nhiên đã được Darwin phát hiện, quy luật của cạnh tranh là thải loại những thành viên yếu 2 kém trên thị trường, duy trì nuôi dưỡng và phát triển những thành viên, nhân tố tốt để qua đó hỗ trợ đắc lực cho quá trình phát triển của toàn xã hội.
- Khái niệm lợi thế cạnh tranh Nếu không có lợi thế thì đừng cạnh tranh, bởi lẽ lợi thế là nền tảng cho sự cạnh tranh.
- Chính vì vậy, lợi thế cạnh tranh là những gì làm cho doanh nghiệp nổi bật, những cái mà đối thủ cạnh tranh không có.
- Một doanh nghiệp được xem là có lợi thế cạnh tranh khi tỷ lệ lợi nhuận của nó cao hơn tỷ lệ bình quân trong ngành.
- Và doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững khi nó có thể duy trì lợi nhuận cao đó trong một thời gian dài.
- Có bốn yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh đó là: hiệu quả, chất lượng, sự cải tiến và sự đáp ứng khách hàng.
- Một doanh nghiệp muốn tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho riêng mình, bất kể doanh nghiệp đó trong ngành nào, cung cấp sản phẩm dịch vụ gì thì cũng cần hướng tới bốn yếu tố trên.
- Bốn yếu tố có mối quan hệ tương tác khá mạnh, muốn tạo dựng lợi thế cạnh tranh cần thực hiện một cách đồng bộ các yếu tố chứ không nên tách rời chúng.
- Hình 1.1 Các yếu tố cơ bản tạo lợi thế cạnh tranh.
- (Nguồn: Toprankblog.com) Theo Porter (1980) thì lợi thế cạnh tranh đến với doanh nghiệp nào có thể tạo ra giá trị vượt trội.
- Và cách thức để tạo ra giá trị vượt trội là hướng đến việc giảm thấp chi phí kinh doanh và tạo khác biệt sản phẩm vì thế khách hàng đánh giá nó Nâng cao chất lượng LỢI THẾ CẠNH TRANH Chi phí thấp sự khác biệt Nâng cao hiệu quả các hoạt động Nâng cao sự thỏa mãn khách hàng Đổi mới 3 cao hơn và sẵn lòng trả một mức giá tăng thêm.
- Trong đó lượng giá trị mà khách hàng cảm nhận về hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp và chi phí sản xuất của nó là hai yếu tố cơ bản hình thành tỷ lệ lợi nhuận cũng như lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau bằng việc nâng cao giá trị đó, khi mà cạnh tranh càng khốc liệt thì phần thặng dư của người tiêu dùng càng cao và tất nhiên khách hàng sẽ ưu ái đối với sản phẩm nào mang lại cho họ giá trị cảm nhận cao hơn.
- Đó là một công cụ hữu ích để phân tách doanh nghiệp trong một chuỗi các hoạt động tạo ra giá trị gia tăng, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển lợi thế cạnh tranh của mình.
- Hình 1.2: Chuổi giá trị của M.Porter (Nguồn:Lợi thế cạnh tranh-Michael E.Porter) 4 Chuỗi giá trị được hiểu là chuỗi / tập hợp các hoạt động của doanh nghiệp mà mọi hoạt động góp phần gia tăng giá trị để chuyển các nguồn lực thành sản phẩm / dịch vụ đến khách hàng.
- Chuỗi giá trị là một công cụ hữu ích trong việc xác định các hoạt động chính và năng lực cốt lõi của doanh nghiệp.
- Khi mà chuỗi giá trị được tích hợp cao sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp do đối thủ khó có thể bắt trước.
- Chi phí thấp: giảm và tiết kiệm chi phí - Khác biệt hóa: tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Theo báo cáo về đánh giá năng lực cạnh tranh toàn cầu, năng lực cạnh tranh đối với một quốc gia là: “Khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỉ lệ tăng trưởng kinh kế cao được xác định bằng thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người theo thời gian”.
- (Nguồn: Báo cáo về cạnh tranh toàn cầu của tổ chức thương mại thế giới WTO) Năng lực cạnh tranh thực ra là một khái niệm tương đối rộng, nó không chỉ có thể sử dụng để đánh giá cho tất cả các doanh nghiệp mà còn cho các ngành, các quốc gia, các khu vực.
- Theo Michael Porter (1979) thì “Những doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là những doanh nghiệp đạt được mức tiến bộ cao hơn mức trung bình về chất lượng hàng hóa và dịch vụ hoặc có khả năng cắt giảm các chi phí tương đối cho phép họ tăng được lợi nhuận (doanh thu – chi phí) và thị phần.
- Khái niệm trên đã phản ánh tương đối toàn diện về năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, thể hiện rõ được mục tiêu của cạnh tranh và nền tảng của cạnh tranh thành công đó là: chi phí sản xuất thấp hơn đối thủ, khác biệt hóa về sản phẩm để có mức giá cao.
- Khi đã có lợi thế cạnh tranh thì việc duy trì lợi thế đó các doanh nghiệp cũng cần phải luôn tìm tòi nghiên cứu để có thể cung cấp những sản phẩm, 5 dịch vụ với chất lượng cao hơn hoặc quy trình sản xuất hiệu quả hơn với chi phí thấp hơn và năng suất cao hơn.
- Đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam, khi mà các yếu tố như công nghệ, đào tạo huấn luyện và sử dụng nguốn nhân lực, liên kết kinh tế phụ thuộc vào các chính sách của nhà nước và nỗ lực của bản thân doanh nghiệp thì năng lực cạnh tranh còn trực tiếp gắn với khả năng duy trì và phát triển của doanh nghiệp.
- Ngoài việc tập trung vào chi phí sản xuất thấp, giá thành hạ còn phải lưu ý tới các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh về chất như: việc đánh giá đối thủ cạnh tranh, sự xâm nhập ngành của các doanh nghiệp mới, các sản phẩm dịch vụ thay thế, vị thế đàm phán của doanh nghiệp với các nhà cung cấp, kỹ năng tổ chức quản lý, trình độ người mua.
- Tuy vậy cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh vẫn chưa được hiểu một cách nhất quán, khi đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cần lưu ý thêm một số vấn đề sau đây: Một là, quan niệm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối cảnh và trình độ phát triển trong từng thời kỳ.
- Chẳng hạn, trong nền kinh tế thị trường tự do trước đây, cạnh tranh chủ yếu trong lĩnh vực bán hàng và năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với việc bán được nhiều hàng hóa hơn đối thủ cạnh trạnh.
- Trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh trên cơ sở tối đa hóa số lượng hàng hóa nên năng lực cạnh tranh thể hiện ở thị phần.
- Còn trong điều kiện kinh tế tri thức hiện nay, cạnh tranh đồng nghĩa với mở rộng “không gian sinh tồn”, doanh nghiệp phải cạnh tranh không gian, cạnh tranh thị trường, cạnh tranh tư bản và do vậy quan niệm về cạnh tranh cũng phải phù hợp với điều kiện mới.
- Đối với Việt Nam hiện nay, với trình độ phát triển kinh tế còn thấp, nhưng lại đặt trong bối cảnh kinh tế quốc tế và cạnh tranh gay gắt, việc đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh cho phù hợp với bối cảnh hiện nay là không đơn giản.
- Hai là, năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng đua tranh, tranh giành giữa các doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu tố sản xuất, khả năng tiêu 6 thụ hàng hóa, mà cả khả năng mở rộng không gian sinh tồn của sản phẩm, khả năng sáng tạo sản phẩm mới.
- Ba là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện được phương thức cạnh tranh phù hợp, bao gồm được cả những phương thức truyền thống và phương thức hiện đại – không chỉ dựa trên lợi thế so sánh mà dựa vào lợi thế cạnh tranh, dựa vào quy chế.
- Trong luận văn này khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được hiểu như sau: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững.
- Như vậy, năng lực cạnh tranh không phải là chỉ tiêu đơn nhất mà mang tính tổng hợp.
- Ý nghĩa việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Mục đích cuối cùng của bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nào đều là lợi nhuận.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp là để chiếm lĩnh thị phần cho doanh nghiệp.
- Nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế, toàn cầu hóa kinh tế thế giới thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp lại càng quan trọng.
- Bởi lẽ việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp kinh doanh khách sạn du lịch chính là cơ sở cho sự tồn tại của doanh nghiệp đó.
- Việc cạnh tranh trong kinh doanh là tất yếu khách quan, trong đó kẻ thất bại thì bị đào thải khỏi thị trường, kẻ chiến thắng thì tiếp tục tồn tại và phát triển và luôn phải sẵn sàng cho những cuộc chiến tiếp theo mà cạnh tranh thì luôn tiếp diễn, không có chiến thắng nào vĩnh viễn.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân doanh nghiệp mà còn góp phần tăng trưởng chung cho ngành, cho nền kinh tế, phục vụ được ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt