« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công


Tóm tắt Xem thử

- Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Sông Công” là trung thực, là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
- 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
- 4 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
- 4 1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại.
- 4 1.1.2 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.
- 5 1.2 RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
- 13 1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.
- 13 1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.
- 13 1.2.3 Các tiêu chí phản ánh rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại.
- 15 1.2.4 Những dấu hiệu của rủi ro tín dụng.
- 18 1.3 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
- 21 1.3.3 Các yếu tố thuộc về ngân hàng.
- 23 1.4 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG.
- 25 1.4.1 Xây dựng chính sách tín dụng.
- 25 1.4.2 Chấm điểm rủi ro tín dụng và phân loại khách hàng.
- 26 1.4.3 Tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng.
- 28 1.4.6 Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
- 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH SÔNG CÔNG.
- 35 2.1.5 Hoạt động tín dụng của NHCT Sông Công.
- 42 2.2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH SÔNG CÔNG.
- 45 2.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHCT Sông Công.
- 45 2.2.2 Thực trạng chính sách kiểm soát rủi ro tín dụng tại NHCT Sông Công.
- 49 2.3 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH SÔNG CÔNG.
- 59 2.3.3 Các yếu tố thuộc về ngân hàng.
- 69 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH SÔNG CÔNG.
- 70 3.1.1 Định hướng phát triển Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
- 70 3.1.2 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Sông Công đến năm 2020.
- 71 3.1.3 Định hướng hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Sông Công.
- 72 3.2 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH SÔNG CÔNG.
- 80 3.3.1 Xây dựng, hoàn thiện chính sách tín dụng và quy trình cho vay.
- 81 3.3.3 Thực hiện tốt phương thức san sẻ rủi ro tín dụng.
- 87 Lê Thị Thanh Nga Lớp: 14BQTKD-TN v Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ đầy đủ CBTD Cán bộ tín dụng CIC Trung tâm Thông tin tín dụng DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước DPRR Dự phòng rủi ro KH Khách hàng KHDN Khách hàng doanh nghiệp NHCTD Ngân hàng cấp tín dụng NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại RRTD Rủi ro tín dụng TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSBĐ Tài sản bảo đảm TSC Trụ sở chính TSCĐ Tài sản cố định VAMC Công ty quản lý tài sản Vietinbank Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Viêt Nam WTO Tổ chức thương mại thế giới Lê Thị Thanh Nga Lớp: 14BQTKD-TN vi Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU Hình 1.1 Phân loại rủi ro tín dụng.
- 36 Bảng 2.3 Hoạt động tín dụng tại NHCT Sông Công.
- 38 Bảng 2.4 Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay của NHCT Sông Công.
- 39 Bảng 2.5 Cơ cấu tín dụng theo loại hình khách hàng tại NHCT Sông Công.
- 40 Bảng 2.6 Cơ cấu tín dụng theo tài sản bảo đảm tại NHCT Sông Công.
- Một trong những rủi ro đáng sợ đối với ngân hàng là rủi ro tín dụng và đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất khả năng thanh toán của ngân hàng.
- Việc đối mặt với rủi ro của các ngân hàng thương mại là không tránh khỏi.
- Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Sông Công cũng không phải trường hợp ngoại lệ.
- Từ năm mặc dù hoạt động tín dụng có sự tăng trưởng về quy mô nhưng lợi nhuận ngân hàng liên tục bị giảm sút, đặc biệt năm 2015 lợi nhuận bị âm.
- Trước tính cấp thiết đó, đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công” được đặt ra để tiến hành nghiên cứu, phân tích, từ đó tìm ra dấu hiệu, nguyên nhân, và đề xuất những giải pháp hữu ích nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Sông Công một cách hiệu quả nhất.
- Mục tiêu nghiên cứu Lê Thị Thanh Nga Lớp: 14BQTKD-TN 1 Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Khái quát một số vấn đề lý thuyết về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của NHTM.
- Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công.
- 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu về rủi ro tín dụng và hạn chế rùi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Sông Công.
- Về không gian: Nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Sông Công.
- Tham khảo từ sách, báo, website và các luận văn nghiên cứu đã được công bố trước đó về hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.
- Thu thập tư liệu tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sông Công.
- Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung đề tài được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại.
- Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công.
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công.
- Lê Thị Thanh Nga Lớp: 14BQTKD-TN 3 Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại Có nhiều khái niệm khác nhau về Ngân hàng thương mại (NHTM), song hầu hết các nhà kinh tế thống nhất rằng ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm nhận tiền gửi và cho vay tiền, thanh toán và các dịch vụ tài chính khác.
- Ở các nước phát triển, đặc biệt là Châu Âu và Mỹ, thuật ngữ “ngân hàng” được hiểu là các định chế tài chính, bao gồm các ngân hàng thương mại, các định chế tiết kiệm và cho vay, các quỹ hay các hình thức hợp tác cung cấp dịch vụ tín dụng.
- Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”.
- Ở Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 đưa ra quan niệm Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan.
- Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010 đã đưa ra khái niệm NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận.
- Từ đó có thể thấy bản chất của NHTM được thể hiện qua các điểm sau: Lê Thị Thanh Nga Lớp: 14BQTKD-TN 4 Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh - Lĩnh vực kinh doanh của NHTM là tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
- Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng thương mại chủ yếu từ nguồn vốn huy động từ nền kinh tế.
- NHTM là một trung gian tín dụng, đóng vai trò một tổ chức trung gian huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế rồi sử dụng nguồn vốn đó để cấp tín dụng đáp ứng các nhu cầu vốn cho kinh doanh, đầu tư và tiêu dùng của nền kinh tế.
- Ngân hàng tạo thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ phi tín dụng bên cạnh việc cung cấp dịch vụ tín dụng.
- 1.1.2 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 1.1.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng là hoạt động mang tín khởi thủy, tính bản chất của ngân hàng, là cơ sở chủ yếu để đánh giá chất lượng hoạt động ngân hàng.
- Thuật ngữ “Tín dụng” (credit) xuất phát từ chữ Latinh là Credo là tin tưởng, tín nhiệm.
- Trong thực tế, thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, tùy theo từng đối tượng và hoàn cảnh cụ thể mà thuật ngữ tín dụng có một nội dung riêng.
- Lê Thị Thanh Nga Lớp: 14BQTKD-TN 5 Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Xét về khía cạnh tiền tệ, tín dụng là quan hệ vay mượn vốn lẫn nhau dựa trên sự tin tưởng số vốn đó sẽ được hoàn trả vào một ngày xác định trong tương lai và được định nghĩa một cách đầy đủ như sau: “Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian nhất định thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu”.
- Xét về khía cạnh chức năng hoạt động của ngân hàng, tín dụng được hiểu là một giao dịch về tài sản (tiền, tài sản thực hoặc uy tín) giữa bên cho vay là ngân hàng và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác).
- Giao dịch này được thực hiện qua các nghiệp vụ cơ bản gồm cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
- Hoạt động tài trợ này chứa đựng nhiều rủi ro, khách hàng có thể kinh doanh không hiệu quả, tài sản cho thuê mang tính đặc chủng, khó bán hay cho thuê lại… Bao thanh toán: là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Bảo lãnh ngân hàng: là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết.
- khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.
- Các loại quan hệ được xếp vào quan hệ tín dụng nêu trên có quan hệ mật thiết với nhau, chúng là hạt nhân cơ bản mà từ đó các NHTM liên tục nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm tín dụng cụ thể, linh hoạt để thu hút khách hàng và thỏa mãn nhu cầu thực tế của khách hàng.
- Giữa chúng có sự chuyển đổi cho nhau, chẳng hạn khi món bảo lãnh phát sinh nghĩa vụ bồi thường rủi ro cho khách hàng, khi đó quan hệ bảo lãnh chuyển thành quan hệ cho vay, qua hành động ngân hàng thanh toán nghĩa vụ bồi thường cho khách hàng và khách hàng phải nhận nợ bắt buộc, song song với đó là rủi ro tín dụng phát sinh.
- Trong nội dung nghiên cứu của đề tài này, tác giả tiến hành nghiên cứu rủi ro tín dụng trong phạm vi cho vay, tức là giai đoạn chuyển giao tài sản cho khách hàng dù là bắt buộc (khi phát sinh rủi ro trong bảo lãnh, cho thuê tài chính) hay thỏa thuận.
- 1.1.2.2 Các loại hình tín dụng ngân hàng * Căn cứ vào thời hạn tín dụng: Lê Thị Thanh Nga Lớp: 14BQTKD-TN 7 Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh - Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn đến 12 tháng.
- Tín dụng này thường phục vụ cho việc huy động và bổ sung vốn lưu động của doanh nghiệp hoặc phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng bức thiết của dân cư.
- Tín dụng trung hạn là loại tín dụng có thời hạn trên 12 tháng đến 60 tháng.
- Loại tín dụng này phục vụ cho nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, đầu tư mở rộng sản xuất với quy mô nhỏ, thu hồi vốn nhanh.
- Đây là loại tín dụng có mức rủi ro cao.
- Tín dụng dài hạn là loại tín dụng có thời hạn cho vay trên 60 tháng.
- Loại tín dụng này được dùng để đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở của nền kinh tế quốc dân, đầu tư chiều sâu để nâng cao năng suất lao động và tạo vị thế cho các ngành công nghiệp then chốt và khả năng hợp tác chuyên ngành và đa ngành, đồng thời góp phần đổi mới cơ cấu của nền kinh tế quốc dân.
- Đây là loại tín dụng có mức rủi ro rất cao.
- Căn cứ vào đối tượng tín dụng.
- Tín dụng vốn lưu động là loại vốn tín dụng được sử dụng để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế như cho vay để dự trữ hàng hoá, mua nguyên vật liệu cho sản xuất.
- Tín dụng vốn lưu động thường được sử dụng để cho vay bù đắp mức vốn lưu động thiếu hụt tạm thời.
- Tín dụng vốn cố định là loại tín dụng được sử dụng để hình thành TSCĐ.
- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa là loại tín dụng cấp cho các chủ thể kinh tế để tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Tín dụng tiêu dùng là loại tín dụng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân như mua sắm nhà cửa, phương tiện đi lại, các loại hàng hóa tiêu dùng.
- Căn cứ vào sự đảm bảo hoàn trả nợ: Lê Thị Thanh Nga Lớp: 14BQTKD-TN 8 Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh - Tín dụng tín chấp là hình thức tín dụng mà việc cho vay vốn dựa trên uy tín của người vay để đảm bảo việc hoàn trả nợ.
- Loại tín dụng này áp dụng trong trường hợp nếu giữa người cho vay và người đi vay có quan hệ thân tín, hoặc người đi vay là người có uy tín rất lớn và được mọi người công nhận, ví dụ như Nhà nước.
- Tín dụng thế chấp (vật chấp) là sự vay mượn mà việc hoàn trả nợ được đảm bảo không chỉ bới uy tín của người vay mà còn được đảm bảo bằng các tài sản của người đi vay hoặc người bảo lãnh của người đi vay.
- Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng.
- Tín dụng bằng tiền là loại hình tín dụng mà hình thái giá trị tín dụng được cấp bằng tiền.
- Tín dụng bằng tài sản là loại tín dụng mà hình thái giá trị của tín dụng được cấp bằng tài sản.
- Đối với NHTM, hình thức tín dụng này thể hiện chủ yếu dưới hình thức tín dụng thuê mua.
- Tín dụng trực tiếp là hình thức ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho khách hàng có nhu cầu vay vốn, đồng thời khách hàng hoàn trả nợ vay trực tiếp cho ngân hàng.
- Tín dụng gián tiếp là hình thức ngân hàng cấp tín dụng qua một trung gian ủy thác.
- Căn cứ vào phương thức hoàn trả - Tín dụng trả góp là loại hình tín dụng mà khách hàng phải hoàn trả lại vốn gốc và lãi theo định kỳ.
- Tín dụng phi trả góp là loại tín dụng được thanh toán một lần theo kỳ hạn đã thỏa thuận thường áp dụng cho vay vốn lưu động.
- Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu là loại tín dụng mà người vay có thể hoàn trả bất cứ lúc nào khi có thu nhập.
- Căn cứ vào lãnh thổ hoạt động - Tín dụng nội địa là việc vay mượn phát sinh giữa các bên hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt