« Home « Kết quả tìm kiếm

Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình


Tóm tắt Xem thử

- ĐỖ DUY SƠN TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THÁI BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội – Năm 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- ĐỖ DUY SƠN TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THÁI BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- TRẦN VIỆT HÀ Hà Nội – Năm 2016 LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành sau quá trình học tập tại Viện đào tạo Sau đại học – Đại học Bách khoa Hà Nội và quá trình nghiên cứu của bản thân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình.
- Đồng thời xin cảm ơn Ban Giám đốc, cán bộ nhân viên tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
- 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
- Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
- 1 1.1.1 Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại.
- 1 1.1.2 Khái niệm rủi ro tín dụng.
- 3 1.1.3 Phân loại rủi ro tín dụng.
- 3 1.1.4 Các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng.
- 4 1.1.5 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng.
- 6 1.1.6 Hậu quả của rủi ro tín dụng.
- Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Quan điểm về quản trị rủi ro tín dụng.
- 10 1.2.2 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng.
- 11 1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng.
- 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THÁI BÌNH.
- Khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình ..31 iii 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
- 31 2.1.2 Tổng quan hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2014.
- Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Thái Bình Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Vietcombank Thái Bình.
- Đánh giá về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Thái Bình Kết quả đạt được.
- 66 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÁI BÌNH.
- Định hướng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Thái Bình Mục tiêu phát triển Vietcombank Thái Bình đến năm 2020.
- 68 3.1.2 Định hướng phát triển tín dụng và quản trị RRTD của Vietcombank Thái Bình đến năm 2020.
- Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Thái Bình Nhóm giải pháp về nhận biết và xác định rủi ro tín dụng.
- 71 3.2.2 Nhóm giải pháp đo lường rủi ro tín dụng.
- 75 3.2.3 Nhóm giải pháp quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng.
- 78 3.2.4 Nhóm giải pháp xử lý rủi ro tín dụng.
- NH : Ngân hàng.
- NHNN : Ngân hàng nhà nước.
- NHTM : Ngân hàng thương mại.
- RRTD : Rủi ro tín dụng.
- Vietcombank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
- Vietcombank Thái Bình: Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Bình.
- v DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động vốn tại Vietcombank Thái Bình.
- 40 Bảng 2.4: Báo cáo tình hình trích lập và sử dụng dự phòng xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng năm 2014.
- 32 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hoạt động tín dụng của Vietcombank Thái Bình.
- Hoạt động cho vay đã, đang và sẽ là một trong những hoạt động kinh doanh chính đem lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng thương mại (NHTM).
- Tại Việt Nam, tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng của các NHTM chiếm tỷ lệ lên đến khoảng 70 - 80% tổng thu nhập của ngân hàng.
- Trong suốt quá trình hoạt động, các ngân hàng luôn đối mặt với các loại rủi ro, trong đó rủi ro tín dụng (RRTD) là một loại rủi ro mà các NHTM đặc biệt quan tâm vì RRTD là nguyên nhân cản trở sự phát triển, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, làm suy giảm năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng, trong một số trường hợp RRTD dẫn đến sự phá sản của ngân hàng, ngoài ra nếu xảy ra trên diện rộng và cùng thời điểm thì RRTD ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển kinh tế của mỗi Quốc gia thậm chí là toàn thế giới.
- Điều đó cho thấy tầm quan trọng của hoạt động tín dụng nói chung cũng như công tác quản lý RRTD nói riêng của mỗi ngân hàng.
- Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam phát triển chậm và đã bộc lộ nhiều bất ổn, các ngân hàng đã và đang gặp phải nhiều khó khăn, thử thách lớn như: tình hình thanh khoản căng thẳng.
- nợ xấu gia tăng mạnh, nợ xấu được ví như “cục máu đông” có thể gây tắc nghẽn hoạt động của hệ thống Ngân hàng và cản trở sự phát triển của nền kinh tế, RRTD ngày càng diễn biến phức tạp hơn về nguyên nhân, hình thức và phạm vi tác động.
- theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến nợ xấu của toàn bộ các tổ chức tín dụng tại Việt Nam chiếm khoảng 8% tổng dư nợ, năm 2013 là 3,79%, (chưa bao gồm các khoản nợ đã bán cho VAMC), tính đến tháng 11/2014, tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của các tổ chức tín dụng là 3,8%, tỷ lệ nợ xấu theo kết quả phân loại của NHNN, dựa trên thông tin tín dụng của Trung tâm Thông tin tín dụng (NHNN) là 5,3.
- Vì lẽ đó, trong giai đoạn này, quản lý rủi ro tín dụng được các NHTM quan tâm hàng đầu nhằm đảm bảo an toàn tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Xuất phát từ thực tiễn, việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá đúng thực trạng và tìm ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề vô cùng cấp thiết.
- Do vậy, tôi đã chọn đề tài “ Tăng cường Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình” để nghiên cứu.
- Hệ thống và làm rõ một số lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Vietcombank Thái Bình trong giai đoạn từ năm từ đó đưa ra các giải pháp cho Vietcombank Thái Bình, các giải pháp đưa ra được chi tiết cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của Vietcombank Thái Bình.
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Đối với Vietcombank: Kết quả nghiên cứu là cơ sở để Vietcombank Thái Bình, các phòng ban liên quan tại Hội Sở chính Vietcombank rà soát lại, bổ sung hoàn thiện quy trình, ban hành mới các quy định…trong công tác quản lý rủi ro tín dụng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và sức cạnh tranh của ngân hàng.
- Đối với cán bộ Vietcombank Thái Bình: Bồi dưỡng, đào tạo cán bộ nhân viên làm công tác tín dụng góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng.
- Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 3 chương, cụ thể: Chương 1: Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại.
- Chương 2: Thực trạng quản trị ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình.
- Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình.
- 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 1.1.1 Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận.
- Trong khái niệm trên, hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
- 2- Hoạt động sử dụng vốn: Bao gồm các hoạt động sau: Cấp tín dụng là việc thoả thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
- Hoạt động này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn của ngân hàng.
- Hoạt động sử dụng vốn thứ hai là đầu tư.
- So với hoạt động cho vay, hoạt động đầu tư có quy mô và tỷ trọng nhỏ hơn, song cũng có ý nghĩa rất quan trọng về mặt thu nhập và tạo điều kiện cho các ngân hàng thâm nhập sâu rộng vào nền kinh tế.
- Thông qua các hình thức đầu tư mà các ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
- Dự trữ hay các khoản mục ngân quỹ là việc các ngân hàng giữ lại một phần nguồn vốn của mình để bảo đảm khả năng chi trả của ngân hàng trong mọi tình 1 huống khi khách hàng có nhu cầu sử dụng.
- Dự trữ của ngân hàng bao gồm dự trữ bắt buộc (gửi tại Ngân hàng Trung ương) và dự trữ dư thừa tại chỗ hay còn gọi là tồn quỹ nghiệp vụ ngân hàng.
- Như vậy có thể thấy sử dụng vốn trong khoản mục ngân quỹ không mang lại lợi nhuận nhưng là rất cần thiết nhằm bảo đảm cho khả năng thanh toán và sự an toàn trong các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.
- Song song với hoạt động nói trên, NHTM còn thực hiện cung cấp dịch vụ tài chính khác như dịch vụ ngoại hối, môi giới tiền tệ, các sản phẩm phái sinh, đầu tư, uỷ thác, đại lý, tư vấn ngân hàng tài chính, các dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két, lưu ký chứng khoán và hàng loạt các dịch vụ tiện ích khác.
- Từ việc nghiên cứu về hoạt động kinh doanh của NHTM nói trên có thể nhận thấy rằng, hoạt động của NHTM đã trở nên hết sức đa dạng và có quan hệ đến nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế với mục tiêu cao nhất là lợi nhuận.
- Tuy nhiên, rủi ro cũng luôn gắn liền với từng nghiệp vụ trong hoạt động của NHTM.
- Đa số các nhà kinh tế thống nhất với nhau quan niệm về rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM là “những biến cố không mong đợi xảy ra và gây tổn thất đối với ngân hàng”.
- Mức độ và tính chất rủi ro khác nhau sẽ gây ra những hậu quả không giống nhau song đều rất nguy hại bởi lẽ ngay cả những tổn thất không nhỏ về tài chính nhưng cũng có thể đẩy các ngân hàng đến bờ vực phá sản và thậm chí còn có thể lan truyền.
- Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM được phân chia và trình bày khái quát gồm.
- Rủi ro tín dụng.
- Rủi ro thanh khoản.
- Rủi ro thị trường.
- Rủi ro tác nghiệp.
- Sau đây tác giả làm rõ rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
- 2 1.1.2 Khái niệm rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của ngân hàng thương mại do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.
- Theo định nghĩa của Uỷ ban Basel thì “Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh tổn thất kinh tế do khách hàng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết”.
- Rủi ro tín dụng thường chiếm tỷ trọng lớn nhất và phổ biến nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng xuất phát từ thực tế về tỷ trọng và tính phổ biến của hoạt động tín dụng của ngân hàng.
- Về cơ bản, rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng vay vốn không có khả năng và ý chí trả nợ.
- Loại trừ một số ít khách hàng lừa đảo, đối với đa số khách hàng cho dù tình hình sản xuất kinh doanh tốt, tình hình tài chính lành mạnh và ý thức thanh toán đầy đủ cho ngân hàng song vẫn có thể xảy ra những tình huống bất khả kháng dẫn đến không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
- Vì vậy, có thể nói rằng rủi ro tín dụng là khách quan, tồn tại song song với hoạt động tín dụng ngân hàng.
- Một cách logic, rủi ro tín dụng là không thể loại bỏ và các NHTM chỉ có thể hạn chế và chấp nhận rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất mà thôi.
- Để hạn chế rủi ro tín dụng, ngoài những cải tiến và hợp lý hoá về quy trình cho vay và thu nợ, v.v…, các ngân hàng hiện đại thường gia tăng các dịch vụ hỗ trợ tín dụng và đa dạng hoá sử dụng vốn nhằm giảm mức độ tập trung vào hoạt động tín dụng.
- Ngoài ra, ở trình độ cao hơn, các ngân hàng sẽ xây dựng mô hình phân phối sử dụng vốn sao cho rủi ro tín dụng có thể xảy ra thì tổn thất của ngân hàng luôn là nhỏ nhất.
- 1.1.3 Phân loại rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng được phản ánh bởi tổn thất có khả năng xảy ra của NHTM.
- Theo mức độ tổn thất có khả năng xảy ra tăng dần, rủi ro tín dụng được phân loại thành các nhóm như sau: 3 - Nợ đủ tiêu chuẩn (nợ nhóm 1): gồm nợ có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và nợ lãi đúng hạn, khách hàng vay không có bất kỳ dấu hiệu suy giảm nào về khả năng trả nợ, tình hình kinh doanh hay tình hình tài chính.
- Nợ cần chú ý (nợ nhóm 2): gồm nợ có dấu hiệu có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ gốc, lãi đúng hạn nếu không được khắc phục kịp thời, kể cả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính có dấu hiệu suy giảm nhưng không ảnh hưởng đến khả năng trả nợ.
- Nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3): gồm nợ mà tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính của khách hàng có dấu hiệu suy giảm rõ ràng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đầy đủ.
- Nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4): gồm nợ mà tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính của khách hàng có dấu hiệu suy giảm nghiêm trọng dẫn đến nguy cơ tổn thất cao, không thể thu hồi toàn bộ nợ.
- 1.1.4 Các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng Để phản ánh rủi ro tín dụng, Ngân hàng thường sử dụng các chỉ tiêu sau.
- Tăng trưởng tín dụng nóng : Tăng trưởng tín dụng nóng không phải là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp rủi ro tín dụng, nhưng sự tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng kiểm soát của ngân hàng thì lúc đó nó sẽ phản ánh rủi ro tín dụng.
- Tăng trưởng tín dụng “nóng” thể hiện rõ qua các chỉ tiêu như: Tốc độ tăng dư nợ tín dụng/Tốc độ tăng tổng tài sản và Tốc độ tăng dư nợ tín dụng/ Tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Phát triển cơ cấu tín dụng vào các ngành và lĩnh vực rủi ro cao: Cơ cấu tín dụng phản ánh mức độ tập trung tín dụng trong một ngành nghề, lĩnh vực, loại tiền… do vậy, nếu cơ cấu tín dụng quá thiên lệch vào những lĩnh vực mạo hiểm, sẽ phản ánh rủi ro tín dụng tiềm năng.
- Cơ cấu tín dụng có thể được chia theo ngành, loại hình doanh nghiệp, thời hạn tín dụng, loại tiền tệ hay theo tài sản đảm bảo.
- 4 - Nợ quá hạn: Nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng.
- Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dư nợ quá hạn / Tổng dư nợ + Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn trên tổng số khách hàng = Số khách hàng có nợ quá hạn / Tổng số khách hàng có dư nợ Nếu ngân hàng có chỉ tiêu nợ quá hạn và số khách hàng có nợ quá hạn lớn thì ngân hàng đó đang có mức rủi ro cao và ngược lại - Nợ xấu: Chính là các khoản tiền cho khách hàng vay, mà xuất hiện khả năng không thu hồi lại.
- Các khoản nợ này phát sinh là do ngân hàng thẩm định thiếu chính xác, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, nợ phải trả tăng, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán hoặc cố ý không trả nợ…Nợ xấu sẽ phản ánh một cách rõ nét rủi ro tín dụng của ngân hàng thông qua việc đánh giá cả thời hạn quá hạn của khoản vay và tiêu chí đánh giá rủi ro của khoản vay.
- Nợ xấu được phản ánh rõ nhất qua chỉ tiêu + Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu /Tổng dư nợ + Tỷ lệ nợ xấu / Vốn chủ sở hữu + Tỷ lệ nợ xấu / Quỹ dự phòng tổn thất + Tỷ lệ nợ xấu / Tổng giá trị tài sản đảm bảo - Dự phòng rủi ro tín dụng: Dự phòng rủi ro đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi rủi ro xảy ra.
- Mục đích của việc sử dụng Dự phòng rủi ro là nhằm bù đắp tổn thất đối với những khoản nợ của ngân hàng xảy ra trong trường hợp khách hàng không có khả năng chi trả hoặc do giải thể, phá sản, chết, mất tích.
- Dự phòng cụ thể: bảo hiểm rủi ro cụ thể cho từng khoản vay - Dự phòng chung: bảo hiểm các rủi ro chung không xác định trong danh mục tín dụng và toàn bộ dự phòng được tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt