« Home « Kết quả tìm kiếm

Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình Tác giả: Đỗ Duy Sơn Khóa: 2014A Người hướng dẫn: TS.
- Trần Việt Hà Từ khóa: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình Nội dung tóm tắt: 1.
- Tính cấp thiết của đề tài Chức năng chủ yếu và xuyên suốt của hệ thống NHTM là hoạt động huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xa hội để cho vay và thực hiện các hoạt động thanh toán.
- Hoạt động cho vay đã, đang và sẽ là một trong những hoạt động kinh doanh chính đem lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng thương mại (NHTM).
- Tại Việt Nam, tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng của các NHTM chiếm tỷ lệ lên đến khoảng 70 - 80% tổng thu nhập của ngân hàng.
- Trong suốt quá trình hoạt động, các ngân hàng luôn đối mặt với các loại rủi ro, trong đó rủi ro tín dụng (RRTD) là một loại rủi ro mà các NHTM đặc biệt quan tâm vì RRTD là nguyên nhân cản trở sự phát triển, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, làm suy giảm năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng, trong một số trường hợp RRTD dẫn đến sự phá sản của ngân hàng, ngoài ra nếu xảy ra trên diện rộng và cùng thời điểm thì RRTD ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển kinh tế của mỗi Quốc gia thậm chí là toàn thế giới.
- Điều đó cho thấy tầm quan trọng của hoạt động tín dụng nói chung cũng như công tác quản lý RRTD nói riêng của mỗi ngân hàng.
- Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam phát triển chậm và đã bộc lộ nhiều bất ổn, các ngân hàng đã và đang gặp phải nhiều khó khăn, thử thách lớn như: tình hình thanh khoản căng thẳng.
- nợ xấu gia tăng mạnh, nợ xấu được ví như “cục máu đông” có thể gây tắc nghẽn hoạt động của hệ thống Ngân hàng và cản trở sự phát triển của nền kinh tế, RRTD ngày càng diễn biến phức tạp hơn về nguyên nhân, hình thức và phạm vi tác động.
- theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến nợ xấu của toàn bộ các tổ chức tín 1 dụng tại Việt Nam chiếm khoảng 8% tổng dư nợ, năm 2013 là 3,79%, (chưa bao gồm các khoản nợ đã bán cho VAMC), tính đến tháng 11/2014, tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của các tổ chức tín dụng là 3,8%, tỷ lệ nợ xấu theo kết quả phân loại của NHNN, dựa trên thông tin tín dụng của Trung tâm Thông tin tín dụng (NHNN) là 5,3.
- Vì lẽ đó, trong giai đoạn này, quản lý rủi ro tín dụng được các NHTM quan tâm hàng đầu nhằm đảm bảo an toàn tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Xuất phát từ thực tiễn, việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá đúng thực trạng và tìm ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề vô cùng cấp thiết.
- Do vậy, tôi đã chọn đề tài “ Tăng cường Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình” để nghiên cứu.
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu lý luận một cách khoa học về RRTD và thực tiễn quản trị RRTD tại Vietcombank Thái Bình, đề tài sẽ giải quyết các nhiệm vụ cụ thể như sau.
- Hệ thống và làm rõ một số lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng.
- Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại Vietcombank Thái Bình trong các năm từ 2011 đến hết năm 2014, từ đó đưa ra những mặt tích cực cũng như những mặt còn hạn chế của công tác này.
- Đề xuất các giải pháp và các kiến nghị nhằm hoàn thiện mô hình quản trị RRTD tại Vietcombank Thái Bình.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Vietcombank Thái Bình trong giai đoạn từ năm từ đó đưa ra các giải pháp cho Vietcombank Thái Bình, các giải pháp đưa ra được chi tiết cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của Vietcombank Thái Bình.
- Phương pháp nghiên cứu Cách thức tiếp cận các câu hỏi nghiên cứu: Đề tài sẽ kết hợp cả nghiên cứu định tính và định lượng cũng như, phỏng vấn các chuyên gia, cụ thể là.
- Phương pháp Tổng hợp: Kế thừa các nghiên cứu khác để đưa ra nhận định cho nghiên cứu này.
- 5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Đối với Vietcombank: Kết quả nghiên cứu là cơ sở để Vietcombank Thái Bình, các phòng ban liên quan tại Hội Sở chính Vietcombank rà soát lại, bổ sung hoàn thiện quy trình, ban hành mới các quy định…trong công tác quản lý rủi ro tín dụng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và sức cạnh tranh của ngân hàng.
- Đối với cán bộ Vietcombank Thái Bình: Bồi dưỡng, đào tạo cán bộ nhân viên làm công tác tín dụng góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng.
- Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 3 chương, cụ thể: Chương 1: Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại.
- Chương 2: Thực trạng quản trị ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình.
- Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt