« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế Thái Bình


Tóm tắt Xem thử

- PHẠM TIẾN HỒNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CỤC THUẾ THÁI BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội - năm 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- PHẠM TIẾN HỒNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CỤC THUẾ THÁI BÌNH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.
- PHẠM CẢNH HUY Hà Nội - năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tác giả, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức kinh điển, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Phạm Cảnh Huy, Giảng viên Viện Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Tác giả Phạm Tiến Hồng 1 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các quý Thầy, Cô - Viện kinh tế và quản lý, Viện đào tạo sau đại học - trường Đại Học Bách khoa Hà Nội đã tận tình giảng dạy, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình tôi học tập và thực hiện luận văn này.
- Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Cục thuế Thái Bình, các đồng nghiệp tại Cục thuế đã tạo điều kiện, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tư liệu, tài liệu hữu ích phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
- Mục đích và nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu.
- Bố cục của luận văn.
- 11 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ.
- Những vấn đề chung về thuế và doanh nghiệp NQD.
- 13 1.1.1.3 Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường.
- Khái niệm , đặc điểm, vai trò của DN Ngoài quốc doanh.
- 21 1.1.2.3 Vai trò của DN NQD trong nền kinh tế.
- Các sắc thuế chủ yếu điều tiết đối với DN NQD.
- Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN.
- 26 1.2 Nội dung quản lý thuế đối với doanh nghiệp NQD.
- Khái niệm, mục đích, yêu cầu của quản lý thuế đối với DN NQD.
- 28 1.2.1.1 Khái niệm quản lý thuế.
- 28 1.1.2.2 Mục đích quản lý thuế đối với DN NQD.
- 29 1.1.2.3 Yêu cầu quản lý thuế đối với DN NQD.
- Nội dung quản lý thuế đối với DN NQD.
- 34 1.2.2.3 Quản lý đăng ký thuế, kê khai , kế toán thuế.
- 36 1.2.2.4 Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
- 38 1.2.2.5 Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát.
- 38 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế doanh nghiệp NQD.
- 45 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CỤC THUẾ THÁI BÌNH 46 2.1 Tổng quan về Cục thuế tỉnh Thái Bình và tình hình phát triển doanh nghiệp trên địa bàn.
- 46 2.1.1 Tổng quan về cục thuế tỉnh Thái Bình.
- 46 2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Cục thuế tỉnh Thái Bình Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của Cục thuế tỉnh Thái Bình.
- 47 2.1.1.3 Tình hình thu thuế của Cục thuế Thái Bình thời gian qua.
- 48 2.1.2 Tình hình phát triển doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
- 49 2.1.2.1 Khái quát tình hình kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình.
- 49 2.1.2.2 Doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
- 51 2.2 Thực trạng công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp NQD tại cục thuế Thái Bình.
- 52 2.2.1 Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện DT thu Ngân sách.
- 52 2.2.2 Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế.
- 60 2.2.3 Công tác quản lý đăng ký, kê khai và kế toán thuế.
- 65 2.2.4 Công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế.
- 71 2.2.5 Công tác thanh tra, kiểm tra.
- 74 2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế doanh nghiệp NQD.
- Cơ chế chính sách của nhà nước.
- 97 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CỤCTHUẾ THÁI BÌNH.
- 98 3.1 Định hướng và mục tiêu hoàn thiện quản lý thuế đối với doanh nghiệp NQD.
- 98 3.1.1 Định hướng hoàn thiện công tác quản lý thuế DN Ngoài quốc doanh trong thời gian tới.
- 99 3.1.2 Mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý thuế DN NQD.
- 100 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế DN NQD tại cục thuế Thái Bình.
- 101 3.2.1 Giải pháp về công tác lập dự toán thu.
- 101 3.2.2 Giải pháp về công tác tuyên truyền, hỗ trợ.
- 102 3.2.3 Giải pháp về công tác quản lý doanh nghiệp, đăng ký thuế , kê khai thuế.
- 105 3.2.4 Giải pháp về công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
- 106 3.2.5 Giải pháp về công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
- 107 3.2.6 Giải pháp về công tác cán bộ.
- 114 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVMT : Thuế bảo vệ môi trường DN : Doanh nghiệp DT : Doanh thu GTGT: Giá trị gia tăng HSKT : Hồ sơ khai thuế HTKK : Hỗ trợ kê khai MB : Môn Bài NQD : Ngoài quốc doanh NNT : Người nộp thuế NSNN : Ngân sách Nhà nước TNCT : Thu nhập chịu thuế TNDN: Thu nhập doanh nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TTHT : Tuyên truyền - Hỗ trợ UBND: Ủy ban nhân dân VPHC : Vi phạm hành chính XDCB : Xây dựng cơ bản 6 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Tên bảng Trang Bảng 1.1: Biểu thuế MB căn cứ vào vốn 25 Bảng 1.2: Số lượng văn bản chính sách thuế giai đoạn Bảng 2.1: Tổng hợp số thu ngân sách Cục thuế tỉnh thái bình 48 Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính của tỉnh Thái Bình 51 Bảng 2.3: Tình hình tăng giảm số lượng DN trên địa bàn Thái Bình 52 Bảng 2.4: Kết quả thực hiện DT thu thuế của Ngành thuế Thái Bình 55 Bảng 2.5: Kết quả thực hiện thu NSNN tại Cục thuế tỉnh 56 Bảng 2.6: Chi tiết số thu theo từng sắc thuế 57 Bảng 2.7 : Số lượng DN đã đăng ký kê khai và nộp thuế điện tử 64 Bảng 2.8: Phân cấp quản lý các doanh nghiệp mới thành lập 65 Bảng 2.9: Số lượng DN do Cục thuế tỉnh quản lý 66 Bảng 2.10 : Thống kê công tác đăng ký thuế trong toàn tỉnh 67 Bảng 2.11 : Thống kê tình hình nộp hồ sơ khai thuế 68 Bảng 2.12 : Tình hình xử phạt VPHC trong lĩnh vực kê khai thuế 69 Bảng 2.13 : Kết quả công tác kiểm tra HSKT thuế tại Cục Thuế Thái Bình 76 Bảng 2.14 : Thống kê tình hình thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế 78 Bảng 2.15 : Bảng tổng hợp kết quản kiểm tra hoàn thuế 80 Bảng 2.16 : Thống kê các hành vi vi phạm sau thanh tra kiểm tra 81 Bảng 2.17: Lao động Cục Thuế tỉnh Thái Bình năm BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1 : GRDP tỉnh Thái Bình giai đoạn .
- 50 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu số thu thuế DN Ngoài quốc doanh.
- Tính cấp thiết của đề tài Thuế ra đời và phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của Nhà nước, thuế là công cụ chủ yếu để huy động nguồn thu cho ngân sách Nhà nước (NSNN), hàng năm số thu về thuế chiếm khoảng 80% đến 90% tổng thu NSNN và thuế còn là công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, kích thích sản xuất phát triển.
- Do có vai trò rất quan trọng nên các quốc gia đều rất quan tâm đến thuế và đưa ra nhiều biện pháp quản lý và thu thuế.
- Trong các đối tượng quản lý về thuế thì quản lý thuế doanh nghiệp (DN) ngoài quốc doanh ( NQD) là lĩnh vực rất phức tạp.
- Đây là khu vực kinh tế gồm nhiều chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh trong hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế.
- Đây cũng là khu vực khó quản lý và dễ gây thất thu lớn.
- Do vậy làm thế nào để quản lý thuế của doanh nghiệp NQD, vừa bảo đảm thu ngân sách, thực hiện công bằng giữa các chủ thể kinh doanh, vừa kích thích phát triển sản xuất - kinh doanh của khu vực này đang là bài toán khó.
- Cục thuế Tỉnh Thái Bình trong nhiều năm đều hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN.
- Tuy vậy việc quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp NQD hiện còn nhiều trở ngại trong cơ chế chính sách, quy trình quản lý thu còn nhiều vướng mắc, ý thức chấp hành nghĩa vụ của người nộp thuế còn thấp.
- Trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa (XHCN) với nhiều thành phần kinh tế, các chủ thể kinh doanh khu vực kinh tế NQD tăng lên nhanh chóng cả về số lượng lẫn quy mô.
- Việc đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các cơ chế chính sách của Chính phủ điều chỉnh từng thời kỳ nhất định cho nên chính sách thuế và việc thực hiện các giải pháp quản lý trong 8 lĩnh vực thuế nói chung và quản lý thuế doanh nghiệp Ngoài quốc doanh nói riêng trên địa bàn còn bộc lộ những thiếu sót nhất định.
- Việc nghiên cứu để tìm những giải pháp đổi mới, cải tiến quy trình, thủ tục cũng như đề xuất đổi mới pháp luật, để làm tăng thêm hiệu lực, hiệu quả của công cụ thuế trở nên rất cần thiết.
- Đó cũng là lý do chủ yếu của việc tôi lựa chọn đề tài: "Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế Thái Bình ” 2.
- Mục đích và nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu - Mục đích: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanh kê khai thuế tại Cục thuế Thái Bình.
- Nhiệm vụ của luận văn.
- Khái quát một số cơ sở lý luận về thuế và công tác quản lý thuế ở Việt Nam.
- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Cục thuế tỉnh Thái Bình quản lý.
- Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
- Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý thuế đối với các Doanh nghiệp NQD do Cục thuế tỉnh Thái Bình quản lý + Phạm vi nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu công tác quản lý thuế doanh nghiệp Ngoài quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Thái Bình , chủ yếu tập 9 trung vào các loại hình : Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH.
- Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Đề tài không đề cập đến khu vực kinh tế tập thể (Hợp tác xã) và hộ kinh doanh cá thể.
- Thời gian nghiên cứu : từ năm 2013 đến năm nay - Phương pháp nghiên cứu : Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu nói trên, luận văn sử dụng phương pháp thu thập thông tin, phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp … đồng thời luận văn đã tiếp thu, kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của một số công trình liên quan đã được công bố.
- Ngoài ra luận văn còn dựa vào các chủ trường, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội , về quản lý thuế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Từ những đánh giá về thực trạng, những ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân của những tồn tại trong công tác quản lý thu thuế doanh nghiệp NQD tại Cục thuế tỉnh Thái Bình, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường và hoàn thiện công tác quản lý thu thuế NQD trên địa bàn tỉnh hiện nay.
- Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho lãnh đạo và các cán bộ nghiệp vụ ở cơ quan thuế trong quá trình lập dự toán, phân tích, đánh giá kế hoạch thu, đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế ở đơn vị.
- thực hiện công bằng trong điều tiết thuế ở các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế.
- Bố cục của luận văn Luận văn được kết cấu như sau: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 03 chương: Chương 1: Lý luận chung về thuế và công tác quản lý thuế Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thuế đối với Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh tại Cục thuế Thái Bình Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế Thái Bình .
- 11 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ 1.1.
- Những vấn đề chung về thuế và doanh nghiệp NQD 1.1.1.
- Những vấn đề chung về thuế 1.1.1.1 Khái niệm về thuế Việc nghiên cứu về sự tồn tại và phát triển của Nhà nước đã giúp cho chúng ta hiểu ra một điều đó là: Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mình Nhà nước phải dùng quyền lực để bắt buộc các thành viên trong xã hội có nghĩa vụ đóng góp một phần sản phẩm, thu nhập cho Nhà nước.
- Như vậy thuế là sản phẩm tất yếu từ sự xuất hiện bộ máy Nhà nước.
- Các nhà kinh điển thì cho rằng: “Thuế cấu thành nên phần thu của Chính phủ, nó được lấy ra từ sản phẩm của đất đai và lao động trong nước, xét cho cùng thì thuế được lấy ra từ tư bản hay thu nhập của người chịu thuế” (Lê-nin toàn tập), hoặc thuế được quan niệm rất đơn giản: "Thuế khóa là cái vú sữa của chính phủ" Trên góc độ phân phối thu nhập, người ta lại cho rằng: Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện chức năng của Nhà nước.
- Lịch sử phát triển của xã hội loài người cho thấy, một khi Nhà nước chỉ làm nhiệm vụ quản lý hành chính đơn thuần thì nhu cầu chi tiêu của Nhà nước ở chừng mực nhất định, xã hội ngày càng phát triển hơn nên Nhà nước có thêm nhiệm vụ điều hành, quản lý nền kinh tế thì chi tiêu của Nhà nước ngày càng nhiều hơn.
- Đến khi Nhà nước đảm nhận thêm công việc chăm lo đời 12 sống, văn hóa, xã hội của cộng đồng thì thuế lại được động viên càng lớn với nhiều sắc thuế và ở tất cả mọi hoạt động trong nền kinh tế.
- Như vậy, khi vai trò, nhiệm vụ của Nhà nước ngày càng được mở rộng, đòi hỏi nguồn tài chính phục vụ cho việc chi tiêu ngày càng tăng lên.
- Theo phân tích trên, thuế xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước và thuế ra đời khi hoạt động lao động sản xuất của xã hội loài người tạo ra sản phẩm thặng dư.
- Với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, sự chuyển dịch giá trị sản phẩm thặng dư từ thành phần kinh tế này sang thành phần kinh tế khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác rất đa dạng và phức tạp.
- Vì vậy, khi xã hội càng văn minh thì thuế khóa lại càng đa dạng và phát triển.
- Tóm lại, qua quá trình phát triển của Nhà nước và thuế cho chúng ta thấy, thuế và Nhà nước là hai phạm trù gắn bó hữu cơ với nhau.
- Nhà nước tồn tại tất yếu phải có thuế.
- Thuế là cơ sở vật chất đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Nhà nước.
- Kết hợp những hạt nhân hợp lý của những quan niệm về thuế kể trên, có thể nêu lên khái niệm tổng quát về thuế như sau: Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế.
- Thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội do chính con người định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà nước và pháp luật.
- Những thuộc tính đó có tính ổn định qua từng giai đoạn phát triển.
- 13 Nghiên cứu về thuế người ta thấy nó có những đặc điểm riêng để phân biệt với các công cụ tài chính khác.
- Chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng thuế là nguồn thu chủ yếu đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Nhà nước, bởi vậy việc đóng thuế là nghĩa vụ bắt buộc đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân cho Nhà nước.
- Đặc điểm này vạch rõ nội dung kinh tế của thuế là những quan hệ tiền tệ, được hình thành một cách khách quan và có một ý nghĩa xã hội đặc biệt - việc động viên mang tính chất bắt buộc của Nhà nước.
- Phân phối mang tính chất bắt buộc dưới hình thức thuế - như một nhà kinh tế định nghĩa: là một phương thức phân phối của Nhà nước mà kết quả của quá trình đó là một bộ phận thu nhập của người nộp thuế được chuyển giao cho Nhà nước mà không kèm theo một sự cấp phát hoặc những quyền lợi nào khác trực tiếp cho người nộp thuế.
- Để đảm bảo nhu cầu chi tiêu công cộng, Nhà nước tất yếu phải sử dụng quyền lực chính trị để bắt buộc mọi đối tượng có thu nhập phải chuyển giao

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt