« Home « Kết quả tìm kiếm

Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Báo cáo Cập nhật Tình hình Phát triển Kinh tế của Việt Nam.
- Hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam Sapa, 5-6 tháng 06 năm 2008.
- NHCP Ngân hàng Thương mại Cổ phần NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTMNN Ngân hàng Thương mại Quốc doanh ODA Viện trợ Phát triển Chính thức.
- TĐKT Tập đoàn kinh tế.
- Môi trường kinh tế toàn cầu trở nên bất ổn hơn.
- Nguyên nhân tình trạng kinh tế quá nóng.
- Hoạt động Kinh tế: Mục tiêu và Dự báo.
- Biểu đồ 2: Giá gạo trên thị trường thế giới.
- Biểu đồ 4: Chỉ số Giá Tiêu dùng của Việt Nam.
- Biểu đồ 5: Tăng trưởng tiền tệ và tín dụng.
- Biểu đồ 9: Tăng trưởng Tín dụng và Cơ cấu tín dụng.
- Biểu đồ 12: Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Bảng 1: Môi trường kinh tế quốc tế.
- Bảng 3: Cơ cấu nhập khẩu và tăng trưởng.
- Bảng 5: Đầu tư của các Tập đoàn Kinh tế và các Tổng Công ty.
- Bảng 6: Tăng trưởng GDP theo ngành.
- Bảng 7: Cơ cấu và Tình hình Tăng trưởng Xuất khẩu.
- Các điều kiện kinh tế vĩ mô toàn cầu đã trở nên khó khăn hơn kể từ nửa cuối năm 2007.
- Tốc độ tăng trưởng chậm lại của các nước công nghiệp đi kèm với sự bất ổn định trên thị trường tài chính và sự leo thang của giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới.
- Việc giá gạo và giá xăng dầu trên thế giới tăng nhanh là mối quan ngại đặc biệt đối với Việt Nam.
- Việt Nam phải được lợi nhiều hơn từ việc tăng giá lương thực, đặc biệt là gạo, bởi Việt Nam là nước xuất khẩu ròng.
- Tuy nhiên, chỉ có chưa đến một nửa số hộ gia đình ở Việt Nam là người bán lương thực ròng và một tỷ lệ còn thấp hơn nữa là người bán lúa gạo ròng.
- Tuy nhiên, nhìn chung thì các khó khăn về kinh tế vĩ mô hiện nay ở Việt Nam đều xuất phát từ các nguyên nhân trong nước.
- Tuy phải đối mặt với các dòng vốn ồ ạt đổ vào trong năm 2007, Chính phủ vẫn lựa chọn ưu tiên đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng.
- Mức tăng cơ sở tiền tệ đã dẫn đến việc tín dụng tăng trưởng nhanh chóng, chủ yếu là do các ngân hàng cổ phần.
- Nhiều biện pháp đã được thực hiện nhằm kìm bớt tốc độ tăng trưởng tín dụng, với mục tiêu giảm tỷ lệ này xuống còn 30% tính đến cuối năm nay.
- Mục tiêu tăng trưởng GDP cho năm 2008 đã được điều chỉnh giảm từ 8,5-9% xuống còn 7%..
- Có những dấu hiệu cho thấy gói chính sách bình ổn kinh tế tỏ ra hiệu quả, bởi giá cả các mặt hàng phi lương thực bắt đầu giảm so với những tháng trước và mức tăng nhập khẩu.
- Trong thời điểm hiện nay, chênh lệch do lạm phát giữa Việt Nam và các đối tác thương mại của Việt Nam đã khiến tiền đồng tăng giá.
- Nhìn nhận một cách tích cực thì quyết tâm thực hiện gói chính sách bình ổn kinh tế của Chính phủ sẽ không làm tốc độ tăng trưởng kinh tế bị chậm lại đáng kể.
- Lúc này, Việt Nam hoàn toàn có thể dành ưu tiên cho mục tiêu ổn định kinh tế..
- Các dự báo tăng trưởng trên thế giới đều phải điều chỉnh theo hướng giảm xuống, và dự báo năm 2008 thấp hơn 2007 (Bảng 1).
- Diễn biến và ảnh hưởng của tình trạng rối loạn này đối với tăng trưởng, thương mại và dòng vốn là những yếu tố bất ổn lớn nhất đối với các nhà hoạch định chính sách kinh tế trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
- Tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
- Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển .
- Tác động trực tiếp của cơn bão tài chính của Mỹ đối với Việt Nam được ước tính ở mức độ hạn chế, vì các định chế tài chính của Việt nam tham gia sâu rộng và tích cực trên thị trường cung cấp những công cụ tài chính mới.
- Các nhà đầu tư rút chạy khỏi thị trường Mỹ có thể đổ vào Việt Nam để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn.
- Những diễn biến về thị trường gạo thế giới đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam..
- Ấn Độ áp dụng hạn chế xuất khẩu Việt Nam rà lại kế hoạch xuất khẩu Philippines hốt hoảng mua vào >.
- Trong khi đó, giá gạo ở Việt Nam tăng ít hơn nhiều so với giá gạo thế giới.
- Khi Việt Nam dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo, khoảng vào mùa hè này, thì chênh lệch giá cả sẽ là một nguồn gây áp lực lạm phát..
- Với một nền kinh tế mở và tỉ giá hối đoái ổn định, tình trạng giá cả lương thực tăng cao trên thị trường thế giới đã hoàn toàn truyền sang giá cả trong nước.
- Tín dụng cho nền kinh tế tăng 63% trong vòng 12 tháng, tính đến tháng 3 năm 2008 (Biểu đồ 5).
- Chỉ số giá (T Giá FOB Singapore Giá bán lẻ Việt Nam.
- Tín dụng tăng trưởng là do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cố gắng ngăn chặn sự tăng giá của tiền đồng trước dòng vốn ồ ạt vào Việt nam từ bên ngoài.
- Do vậy Việt Nam phải đối mặt với tình trạng “tam pháp bất khả thi”, tức là đồng thời duy trì một tỉ giá hối đoái gần như cố định, một tài khoản vốn mở, và một chính sách tiền tệ độc lập.
- Tăng trưởng tín dụng Tăng trưởng tiền gửi Tiền theo nghĩa rộng 0.
- Việt Nam là nước xuất khẩu gạo chính trên thế giới và kim ngạch nhập khẩu xăng dầu cũng tương đương với kim ngạch xuất khẩu dầu thô.
- Chính vì vậy, nếu tính tổng trên phạm vi cả nước thì Việt Nam phải được lợi từ việc giá dầu và giá lương thực tăng.
- Một hộ gia đình trung bình của Việt Nam sản xuất lương thực trị giá khoảng 15,4 triệu đồng, trong khi đó tiêu dùng lương thực mất khoảng 10,2 triệu đồng mỗi năm.
- Trong bối cảnh đó, kết quả những nghiên cứu gần đây gợi ý rằng phúc lợi trung bình ở Việt Nam có tăng nhẹ khi giá gạo và giá lương thực tăng tỏ ra hoàn toàn hợp lý..
- Phần lớn người dân Việt Nam sống ở nông thôn và 73% những người dân sống ở nông thôn đã chiếm đến 94%.
- Trong khi 55% số hộ nghèo ở Đồng bằng Sông Hồng là bán gạo ròng, thì chỉ có 27% hộ gia đình nghèo ở Đồng bằng sông Cửu Long là thuộc nhóm này, mặc dù đồng bằng sông Cửu Long là “vựa lúa” của Việt Nam..
- Tăng trưởng đặc biệt cao đối với nhập khẩu tư liệu sản xuất (59%) do các khoản mua lớn từ nước ngoài, bao gồm mua máy bay thương mại và máy móc thiết bị cho nhà máy lọc dầu đầu.
- tiên của Việt Nam.
- Ví dụ, nhập xe ô tô dưới 12 chỗ ngồi tăng 135%, lên đến 700 triệu USD, có lẽ là dấu hiệu hình thành một nhóm tiêu dùng cao cấp ở Việt Nam..
- Tăng trưởng (phần trăm).
- Chỉ riêng giá các mặt hàng sắt thép, phân bón và lúa mì tăng đã làm cho kim ngạch nhập khẩu của Việt nam tăng thêm 1,6 tỉ USD trong 4 tháng đầu năm nay (Biểu đồ 7).
- Trong 4 tháng đầu năm 2008, Việt Nam đã nhập trên 40 tấn vàng từ nước ngoài, trị giá khoảng 1,2 tỉ USD..
- Song sự tăng giá của các mặt hàng phi lương thực, nhập khẩu tăng vọt và bong bóng bất động sản vào cuối năm 2007 theo cách này hay cách khác đều gắn với tốc độ tăng trưởng quá nhanh của tín dụng.
- Bóc tách sự tăng trưởng tín dụng cho thấy rất rõ các kênh can thiệp của NHNN đã làm tăng nhiệt nền kinh tế như thế nào (Biểu đồ 9).
- Tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tăng trưởng hầu như cùng một tốc độ như tín dụng cho khu vực tư nhân.
- Tuy nhiên, có một sự tương phản rõ rệt giữa sự tăng trưởng tương đối khiêm tốn của số lượng cho vay từ các ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) với sự tăng trưởng phi thường số lượng cho vay từ các ngân hàng cổ phần (NHCP)..
- Song hoàn toàn công bằng khi nói rằng tốc độ tăng trưởng tín dụng của một số NHCP không phù hợp với các quy định thận trọng và làm dấy lên mối quan ngại về chất lượng tín dụng.
- Một động cơ khác có tiềm năng gây tăng nhiệt cho nền kinh tế Việt Nam vào cuối năm 2007 chính là việc các DNNN lớn đa dạng hóa hoạt động kinh doanh tách rời khỏi ngành kinh doanh chính của mình, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế (TĐKT) và các tổng công ty (TCT).
- Tuy nhiên, mức tăng trưởng kinh tế cao vẫn được coi là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, và điều này vừa đòi hỏi phải có tỉ giá hối đoái cạnh tranh lẫn tăng nhanh đầu tư công vào hạ tầng..
- NHNN cố gắng kiềm chế tăng trưởng tín dụng bằng các biện pháp khác.
- Một số biện pháp gây lo ngại đối với doanh nghiệp và các định chế tài chính, song lại không thành công trong việc làm giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng..
- Cho đến tận tháng 2 năm 2008 Chính phủ mới quyết định chuyển hướng ưu tiên cho bình ổn kinh tế vĩ mô hơn so với mục tiêu tăng trưởng nhanh.
- Tổng giá trị trái phiếu mà mỗi ngân hàng thương mại phải mua cũng được điều chỉnh theo điều kiện cụ thể của ngân hàng, tạo độ linh hoạt nhất định khi áp dụng so với yêu cầu tăng tỉ lệ dự trữ, Sau đó, các cơ quan chức năng công bố chỉ tiêu đề ra là giảm tăng trưởng tín dụng xuống còn 30% trong năm 2008.
- Chính phủ đã công bố mục tiêu tăng trưởng GDP mới năm 2008 là 7%, giảm xuống so với 8,5 – 9% như công bố vào đầu năm nay..
- Tương tự, kim ngạch nhập khẩu vẫn cao, song tỉ lệ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2007 cũng giảm tốc từ tháng Ba (mặc dù vẫn còn ở mức rất cao).
- Tiền đồng có thể mất giá nhiều hơn trong thời gian gần đây, khi luồng vốn đầu tư gián tiếp chậm lại đến mức nhỏ giọt và sự tăng trưởng nhập khẩu cần đến một lượng ngoại tệ lớn..
- việc neo tỉ giá đồng Việt Nam vào đô-la Mỹ, các cơ quan chức năng điều hành tiền tệ đã cho phép đồng Việt Nam sụt giá.
- Điều này là bởi đô-la Mỹ đã sụt giá so với các ngoại tệ lớn khác mà Việt Nam sử dụng để xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Nếu cơ quan chức năng điều hành tiền tệ neo đồng Việt Nam vào một giỏ ngoại tệ trong đó có đồng Euro và yên Nhật, với trọng số của từng ngoại tệ phản ánh xu hướng ngoại thương của Việt Nam, thì giá của một đô-la tính bằng đồng Việt Nam đã giảm xuống khoảng 5% (Biểu đồ 11, đường chấm)..
- Tuy nhiên, trong thời kỳ này tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam cao hơn nhiều so với các đối tác thương mại chính.
- Với năng suất không thay đổi nhiều trong vòng vài tháng, thì sự cách biệt này về tỉ lệ lạm phát sẽ dẫn đến tình trạng mất tính cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.
- Nếu cơ quan chức năng điều hành chính sách tiền tệ cố gắng duy trì tính cạnh tranh so với các đối tác thương mại chính của Việt Nam, thì giá đô-la Mỹ tính bằng đồng Việt Nam nhẽ ra đã phải tăng khoảng 12% (Biểu đồ 11, đường gãy nét).
- Các quyết định chính sách được đưa ra cùng với nỗ lực bình ổn nền kinh tế bao gồm cả việc cho phép áp dụng tỉ giá linh hoạt hơn.
- Mức độ chênh lệch tiền tệ trong nền kinh tế Việt Nam còn ít được biết đến.
- Tuy nhiên, Việt Nam là chủ nợ ròng nếu tính bằng giá trị hiện tại của nợ, do phần lớn các khoản vay từ nước ngoài là vay ưu đãi.
- Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua thời kỳ bùng nổ trong khoảng thời gian từ 2006 đến tháng 3/2007.
- Hay nói một cách khác, thị trường chứng khoán Việt Nam đã mất khoảng 16 tỉ USD giá thị trường tính từ đầu năm (Biểu đồ 12)..
- Sự sụt giảm này một phần phản ánh sự điều chỉnh cần thiết sau một thời kỳ tăng trưởng phi lý.
- Chính phủ quyết tâm chống lạm phát và gói chính sách bình ổn sẽ dẫn đến tỉ lệ tăng trưởng thấp hơn so với dự báo đưa ra hồi đầu năm.
- Tuy nhiên, nền tảng kinh tế của Việt Nam vẫn mạnh và tăng trưởng GDP có thể sẽ nhanh phục hồi hơn so với mục tiêu chính thức..
- Trong quý I năm 2008, GDP tăng trưởng 7,4%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2007, song không nhiều (Bảng 6).
- Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng trưởng 2,9% trong quý I năm 2008, mặc dù tình trạng bệnh dịch gia súc vẫn tiếp tục và thời tiết không thuận lợi, sau một mùa đông khắc nghiệt ở miền Bắc và miền Trung.
- Khu vực tư nhân tiếp tục mở rộng và trở thành khu vực tạo công ăn việc làm chính ở Việt Nam.
- Ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất là ngành xây dựng, chỉ tăng trưởng 3,3% trong quý I, tỉ lệ thấp nhất trong nhiều năm.
- Khu vực dịch vụ với mức tăng trưởng mạnh trong 3 năm qua vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh trong quý đầu năm 2008 nhờ hoạt động hiệu quả của ngành du lịch, vận tải và dịch vụ tài chính..
- Vượt ra khỏi phạm vi chi tiết theo từng ngành, “quán tính” thống kê cho thấy tăng trưởng trong năm 2008 vẫn mạnh kể cả khi đạt được chỉ tiêu tăng trưởng 7% cho từng quý còn lại của năm nay.
- Với mức tăng trưởng GDP 8,5% năm 2007 và vẫn còn ở mức 7,4%.
- Kể cả khi tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng giảm xuống bằng 0 trong thời gian còn lại của.
- năm nay và các ngành khác hoạt động ở mức độ như quý I, GDP sẽ tiếp tục tăng trưởng ở quanh mức 7,5% trong năm 2008..
- Bảng 7: Cơ cấu và Tăng trưởng Xuất khẩu.
- Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp trong gói chính sách bình ổn của mình một cách hiệu quả mà không phải đối mặt với tình trạng tăng trưởng sụt giảm quá mạnh trong ngắn hạn.
- Và điều này cũng làm cho tốc độ tăng trưởng dần khôi phục trở lại một khi chính sách thắt chặt được nới lỏng.
- Vào thời điểm hiện tại, rõ ràng Việt Nam có thể ưu tiên cho mục tiêu bình ổn kinh tế.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt