« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Thái Bình


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGUYỄN TIẾN LỢI GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH THÁI BÌNH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GVC.TS.
- 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ.
- 4 1.1 Nhận thức chung về thuế và công tác kiểm tra thuế.
- 4 1.1.2 Nhận thức chung về công tác kiểm tra thuế.
- Nội dung công tác kiểm tra thuế tại Cục thuế các địa phương.
- 18 1.2.1 Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế.
- 19 1.2.2 Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.
- 19 1.2.3 Những vấn đề về kiểm tra thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.
- Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động kiểm tra thuế.
- 25 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế.
- 32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN .
- 33 2.1 Giới thiệu khái quát về Cục thuế tỉnh Thái Bình.
- 33 2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của Cục thuế tỉnh Thái Bình.
- 33 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của ngành thuế Thái Bình.
- 36 2.1.3.Chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của kiểm tra thuế.
- 38 2.2.Thực trạng công tác kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Thái Bình.
- 41 ii 2.2.1.Công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế.
- 41 2.2.2 Công tác kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.
- 48 2.3 Đánh giá chung về công tác kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Thái Bình thời gian qua.
- 69 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH THÁI BÌNH.
- 70 3.1 Quan điểm đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế.
- 70 3.1.1 Việc hoàn thiện công tác kiểm tra thuế phải phù hợp với chiến lược cải cách thuế.
- 71 3.1.2 Công tác kiểm tra thuế phải được hoàn thiện theo hướng góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả của quản lý thuế.
- 71 3.1.3 Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế phải trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế khách quan.
- 72 3.1.4 Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế phải hướng tới tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế.
- 73 3.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Thái Bình.
- 73 3.2.1 Giải pháp xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu người nộp thuế.
- 73 3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế.
- 75 3.2.3 Giải pháp kết hợp công tác kiểm tra với công tác chuyên môn khác để thu nợ thuế đạt hiệu quả.
- 82 3.2.4 Nhóm giải pháp bổ sung để hoàn thiện công tác kiểm tra thuế.
- 86 3.3.2 Đổi mới căn bản chế độ tiền lương đối với công chức nhà nước.
- 86 3.3.3 Xây dựng chế độ đãi ngộ đối với công chức làm công tác kiểm tra thuế.
- 89 iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ Viết tắt Chữ viết đầy đủ CQT Cơ quan thuế GTGT Giá trị gia tăng NNT Người nộp thuế NSNN Ngân sách Nhà nước TNCN Thu nhập cá nhân TTĐB Tiêu thụ đặc biệt TNDN Thu nhập doanh nghiệp XNK Xuất nhập khẩu SXKD Sản xuất kinh doanh iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Nguồn nhân lực văn phòng Cục Thuế năm .
- 37 Hình 2.1: Biểu kết quả thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước từ năm 2013 đến năm 2015.
- 40 Bảng 2.2: Số lượng cơ sở kinh doanh phải kiểm tra hồ sơ khai thuế giai đoạn của Cục thuế tỉnh Thái Bình.
- 44 Bảng 2.3 Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế giai đoạn 2013-2015 của Cục thuế tỉnh Thái Bình.
- 46 Bảng 2.4: Kết quả kiểm tra trước hoàn thuế giai đoạn .
- 49 Bảng 2.5: Kết quả kiểm tra sau hoàn thuế giai đoạn .
- 50 Bảng 2.6: Kết quả xử lý về thuế qua kiểm tra chấp hành luật thuế tại trụ sở người nộp thuế giai đoạn .
- 51 Bảng 2.7: Số liệu kết quả kiểm tra chấp hành luật thuế năm 2014 tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái.
- 54 Bảng 2.8: Tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế từ năm 2013 đến năm 2015.
- 57 v DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1: Biểu kết quả thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước từ năm 2013 đến năm 2015.
- Kiểm tra thuế là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý thuế theo mô hình chức năng (bao gồm chức năng tuyên truyền hỗ trợ, kê khai, thu nợ và kiểm tra).
- Kiểm tra thuế là một trong những chức năng quan trọng nhất của quản lý thuế, bởi vì kiểm tra thuế là cách thức cơ bản để cơ quan thuế cảnh báo, ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những gian lận thuế.
- Kiểm tra thuế cũng giúp phát hiện những bất hợp lý trong chính sách thuế và pháp luật thuế để nghiên cứu bổ sung, sửa đổi kịp thời nhằm phát huy tốt nhất vai trò của thuế trong việc đảm bảo số thu cho ngân sách nhà nước và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
- Bởi vậy, muốn nâng cao hiệu quả quản lý thuế, một trong những việc mà cơ quan thuế các cấp phải làm là thường xuyên hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế.
- Trong những năm qua, ngành Thuế tỉnh Thái Bình đã hoàn thành khá tốt nhiệm vụ thu ngân sách, tốc độ tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước.
- Trong kết quả chung của ngành Thuế tỉnh Thái Bình có phần đóng góp không nhỏ của công tác kiểm tra thuế.
- Tuy nhiên, công tác kiểm tra thuế tại Thái Bình vẫn còn những hạn chế nhất định, vẫn còn những bất cập, hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn vì vậy cần nghiên cứu hoàn thiện để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế.
- Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Thái Bình” là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn thiết thực.
- Mục đích nghiên cứu Mục đích tổng quát của luận văn là tìm các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Thái Bình.
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm tra thuế.
- Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Thái Bình.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp thích hợp để hoàn thiện công tác kiểm tra thuế.
- qua đó, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý thuế của Cục thuế tỉnh Thái Bình.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng phạm vi nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp do Cục thuế Thái Bình trực tiếp quản lý giai đoạn .
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về lý luận: Đề tài đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động kiểm tra người nộp thuế, trong đó tập trung vào những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động kiểm tra.
- Về thực tiễn: Đề tài đánh giá thực trạng công tác kiểm tra thuế trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
- Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp do Cục thuế Thái Bình trực tiếp quản lý.
- Cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về thuế và công tác kiểm tra thuế.
- Chương 2: Thực trạng công tác kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Thái Bình giai đoạn .
- Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Thái Bình.
- 3 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ 1.1 Nhận thức chung về thuế và công tác kiểm tra thuế 1.1.1 Nhận thức chung về thuế: a.
- Khái niệm và đặc điểm của thuế Trong các sách báo kinh tế trên thế giới, cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất tuyệt đối khái niệm về thuế.
- C.Mác đã chỉ rõ: “Để duy trì quyền lực công cộng đó, cần phải có sự đóng góp của những người công dân của Nhà nước đó là thuế má.
- Trong cuốn từ điển kinh tế của hai tác giả người Anh Chrisopher Pass và Bryan Lowers cho rằng: “Thuế là một biện pháp của Chính phủ đánh trên thu nhập của cải và vốn nhận được của các cá nhân hay doanh nghiệp (thuế trực thu), trên việc chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ (thuế gián thu) và trên tài sản”.
- Một định nghĩa về thuế tương đối hoàn chỉnh được nêu lên trong cuốn “Kinh tế học” của hai nhà kinh tế Mỹ Makkollhell và Bruy như sau: “Thuế là một khoản chuyển giao bắt buộc bằng tiền (hoặc chuyển giao bằng hàng hóa, dịch vụ) của các công ty và các hộ gia đình cho Chính phủ, mà trong sự trao đổi đó họ không nhận được một cách trực tiếp hàng hóa dịch vụ nào cả, khoản nộp đó không phải là tiền phạt mà tòa án tuyên phạt do hành vi vi phạm pháp luật”.
- Theo nhà kinh tế học Gaston Jeze, trong cuốn “Tài chính công” đã đưa ra một định nghĩa tương đối cổ điển nhất: “Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho Nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà nước”.
- Trên góc độ phân phối thu nhập, người ta định nghĩa: “Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình 4 thành các quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
- Trên góc độ người nộp thuế, thuế được coi là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo Luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
- Trên góc độ kinh tế học, thuế được xem xét như là một biện pháp đặc biệt, theo đó, Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước.
- buộc phải nộp cho Nhà nước theo mức quy định.
- Mặc dù còn nhiều các định nghĩa khác nhau, song nếu khái quát chung để tìm các hạt nhân hợp lý của từng quan điểm, có thể rút ra một số đặc trưng chung của thuế sau đây: Thứ nhất, nội dung kinh tế của thuế được đặc trưng bởi các mối quan hệ tiền tệ phát sinh giữa Nhà nước với các pháp nhân và các thể nhân trong xã hội.
- Thứ hai, những mối quan hệ dưới dạng tiền tệ này được nảy sinh một cách khách quan và có ý nghĩa xã hội đặc biệt – việc chuyển giao thu nhập có tính chất bắt buộc theo mệnh lệnh của Nhà nước.
- Thứ ba, xét theo khía cạnh luật pháp, thuế là một khoản nộp cho Nhà nước được pháp luật quy định theo mức thu và thời hạn nhất định.
- Từ những nội dung trên, có thể nêu lên khái niệm tổng quát về thuế như sau: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng.
- Để làm rõ hơn bản chất kinh tế của thuế cần tìm hiểu những đặc điểm của thuế.
- Trong các quốc gia, việc đóng thuế cho Nhà nước được coi là một trong những nghĩa vụ bắt buộc của các tổ chức kinh tế và công dân cho Nhà nước.
- Các tổ chức kinh tế và công dân thực hiện nghĩa vụ thuế theo các luật thuế cụ thể được cơ quan quyền lực tối cao ở quốc gia đó quy định phù hợp với các hoạt động và thu nhập của từng tổ chức kinh tế và công dân.
- Đặc điểm này phân biệt sự khác nhau giữa thuế với các khoản đóng góp mang tính tự nguyện cho ngân sách Nhà nước và thuế đối với khoản vay mượn của Chính phủ.
- Tuy nhiên, thuế là biện pháp tài chính mang tính chất bắt buộc của Nhà nước, nhưng sự bắt buộc đó luôn được xác lập dựa trên nền tảng của các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quan hệ kinh tế thế giới.
- Thứ hai, thuế là khoản đóng góp không mang tính hoàn trả trực tiếp.
- Khác với các khoản vay Nhà nước thu thuế từ các tổ chức kinh tế và cá nhân nhưng không phải hoàn trả lại trực tiếp cho người nộp thuế sau một khoảng thời gian với một khoản tiền mà họ đã nộp vào ngân sách Nhà nước.
- Số tiền thuế thu được sẽ được Nhà nước sử dụng cho các chi tiêu công cộng phục vụ cho nhu cầu của Nhà nước và mọi cá nhân trong xã hội.
- Mọi cá nhân, tổ chức, người không nộp thuế, người nộp nhiều cũng như người nộp ít đều bình đẳng trong việc nhận được các phúc lợi từ phía Nhà nước.
- b.Vai trò của thuế Thứ nhất, thuế là công cụ chủ yếu tập trung cho nguồn thu ngân sách Nhà nước.
- Thuế được sử dụng với mục tiêu quan trọng là tập trung thu nhập vào Nhà nước.
- Tùy theo bản chất của Nhà nước, điều kiện hoàn cảnh kinh tế - xã hội mà các nguồn thu có tỷ trọng khác nhau, tuy nhiên nguồn thu từ thuế vẫn luôn được coi 6 là nguồn thu có tỷ trọng lớn nhất trong tổng số thu của Nhà nước bởi thu thuế có nhiều ưu điểm hơn các nguồn thu khác.
- Thu thuế là thu từ nội bộ nền kinh tế nên nguồn thu ổn định và ngày càng tăng trưởng cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
- Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, vai trò nhiệm vụ của Nhà nước ngày càng tăng kéo theo nhu cầu tài chính của Nhà nước cũng tăng tương ứng, nguồn thu từ thuế cũng phải điều chỉnh cho phù hợp.
- Thứ hai, thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
- Nhà nước sử dụng nhiều công cụ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế và trong đó thuế là một bộ phận của chính sách tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng bởi khả năng tác động của thuế đến SXKD, tiêu dùng ngày càng rộng.
- Khi nền kinh tế trì trệ, suy thoái, chính sách cắt giảm thuế sẽ làm tăng thu nhập thực tế của dân cư đồng thời giảm chi phí các yếu tố đầu vào của sản xuất, hệ quả làm khả năng thanh toán của cả xã hội tăng, giá cả hàng hóa có xu hướng giảm, hàng hóa được tiêu thụ, sản xuất phát triển, nền kinh tế thoát khỏi suy thoái.
- Khi nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, mức cung gia tăng nhanh chóng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
- Trên nguyên lý lựa chọn phương án chịu mức 7 thuế thấp nhất, Nhà nước sử dụng các quy định miễn giảm thuế để điều tiết, hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng.
- Phân loại thuế có ý nghĩa quan trọng trong quản lý thu thuế từ khâu xây dựng chính sách đến triển khai thực hiện.
- Phân loại theo phương thức đánh thuế - Thuế trực thu: là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của các đối tượng nộp thuế (Có đặc điểm là đối tượng nộp thuế cũng là người chịu thuế.
- Phân loại theo phạm vi thẩm quyền về thuế - Thuế trung ương: là loại thuế được nhà nước ban hành luật pháp và điều tiết 100% vào ngân sách Nhà nước ở trung ương.
- Thuế địa phương: là loại thuế được Nhà nước quy định thu trên phạm vi lãnh thổ được phân công quản lý và được điều tiết vào ngân sách nhà nước ở địa phương 100%.
- Đối tượng nộp thuế: Xác định các chủ thể có nghĩa vụ nộp loại thuế đó cho Nhà nước, có thể là cá nhân hoặc tổ chức

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt