« Home « Kết quả tìm kiếm

Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Hà Nội Tác giả luận văn: Lê Bảo Linh Khóa: Người hướng dẫn: TS.
- PHẠM THỊ THU HÀ BẢN TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ và tên tác giả luận văn: Lê Bảo Linh Đề tài luận văn : Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Hà Nội.
- Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh Mã số SV : CA 140258 Từ khóa : Ngân hàng, Tài Chính, Quản trị rủi ro tín dụng.
- Lý do lựa chọn đề tài Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại là một trong những hoạt động kinh doanh chính mang lại thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng, đặc biệt là các NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Hà Nội (MB Hà Nội) nói riêng.
- Tuy vậy, cùng với việc đem lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng thì lĩnh vực tín dụng cũng chứa đựng nhiều rủi ro.
- Hậu quả của rủi ro tín dụng thường gây ra những ảnh hưởng xấu đối với ngân hàng: tăng thêm chi phí ngân hàng, giảm thu nhập, làm xấu đi tình hình tài chính và uy tín của ngân hàng.
- Nếu rủi ro ở mức độ lớn, sẽ làm phát sinh những rủi ro mới như rủi ro mất khả năng thanh toán, có thể làm cho ngân hàng đến bờ vực phá sản, hoặc tạo nên hiệu ứng dây chuyền bất lợi trong lĩnh vực Ngân hàng.
- Rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thể tránh khỏi, nó tồn tại khách quan cùng với sự tồn tại của hoạt động tín dụng và xảy ra do các nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan.
- Vì vậy, mỗi ngân hàng cần phải xây dựng cho mình một chính sách quản trị rủi ro tín dụng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất có thể xảy ra.
- Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của MB Hà Nội đạt được những thành tựu không nhỏ đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.
- MB Hà Nội đã quan tâm hơn tới việc kiểm soát tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, tập trung vào tính hiệu quả của các hoạt động tín dụng, quy trình tín dụng được thực hiện ngày càng gần hơn với các chuẩn mực quốc tế.
- Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong tổng dư nợ của MB Hà Nội vẫn tồn tại ở mức cao.
- Nguyên nhân của tình trạng này là do công tác quản trị rủi ro tín dụng còn chưa được thực hiện tốt, rủi ro tín dụng chưa được xác định, đo lường, đánh giá và kiểm soát một cách chặt chẽ, chưa thực sự phù hợp với thông lệ quốc tế và yêu cầu hội nhập.
- Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả mạnh dạn lựa chọn thực hiện đề tài:“Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Hà Nội” với mong muốn tiếp tục quá trình nghiên cứu và đưa ra những giải pháp hữu hiệu, trong quản trị rủi ro tín dụng ở MB Hà Nội nói riêng và hệ thống NHTM nói chung nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Mục đích nghiên cứu Đề tài làm rõ các vấn đề lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng của NHTM.
- Khảo sát và đánh giá đúng các dạng rủi ro tín dụng, thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đã và đang gặp phải tại Ngân hàng TMCP Quân Đội- Chi nhánh Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội- Chi nhánh Hà Nội.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận, thực tiễn của quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động quản trị RRTD tại MB Hà Nội.
- Đánh giá hoạt động quản trị RRTD giai đoạn 2013-2015.
- Phương pháp nghiên cứu Trên nền tảng duy vật biện chứng và duy vật lịch sử tác giả sử dụng một số phương pháp sau.
- Những đóng góp của luận văn - Đối với công tác quản lý của nhà nước: Kết quả nghiên cứu của đề tài là một tư liệu để nhà nước hoàn thiện hơn các chính sách, các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng của các NHTM và có những biện pháp giám sát thích hợp đối với các NHTM về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng.
- Đối với MB Hà Nội: Giúp MB Hà Nội đánh giá lại các tồn tại, yếu kém và nguyên nhân gây ra yếu kém trong công tác Quản trị RRTD của mình.
- Các kiến nghị của đề tài có ý nghĩa đối với MB Hà Nội nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung trong việc kiểm soát và hạn chế RRTD.
- Đối với các nghiên cứu tiếp theo: Kết quả của đề tài đóng góp phần tạo thêm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu về rủi ro và quản trị rủi ro đối với hoạt động tín dụng của các NHTM.
- Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của luận văn gồm các nội dung như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM.
- Luận văn đã hệ thống hoá và làm rõ những lý luận về tín dụng, RRTD, quản trị RRTD và nghiên cứu những kinh nghiệm quản trị rủi ro ở một số ngân hàng nước ngoài.
- Đồng thời đề cập đến những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của một ngân hàng thương mại và là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng cũng như đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Hà Nội.
- Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Hà Nội.
- Đó cũng đòi hỏi mỗi NHTM phải nâng cao sức cạnh tranh, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, công tác quản trị và quản trị ngân hàng theo các quy chuẩn quốc tế, đặc biệt trong công tác quản trị RRTD phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, tăng cường về chất lượng cũng như hiệu quả, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra đặt ra đối với mỗi một tổ chức tài chính trung gian.
- Phân tích đánh giá một cách sâu sắc, chính xác công tác quản trị RRTD ở MB Hà Nội, chỉ rõ kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản trị RRTD của MB Hà Nội.
- Như vậy, luận văn đã nêu lên công tác hoạt động Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hà Nội về cơ bản đáp ứng được phần nào yêu cầu trong hoạt động kinh doanh của đơn vị tuy vẫn còn một số hạn chế nhất định.
- Chương 3: Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Hà Nội (MB Hà Nội).
- Luận văn đã đưa ra các giải pháp quản trị RRTD tại MB Hà Nội và một số kiến nghị đối với Nhà nước, các Bộ ngành liên quan ở tầm vĩ mô và vi mô nhằm hạn chế được RRTD, nâng cao hiệu quả kinh doanh và an toàn trong hoạt động.
- Như vậy, luận văn đã nêu lên công tác Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Hà Nội về cơ bản đáp ứng được phần nào yêu cầu trong hoạt động kinh doanh của đơn vị dù vẫn còn một số hạn chế nhất định.
- Kết luận: Qua việc nghiên cứu đề tài này, tác giả hy vọng luận văn có những đóng góp nhất định trong việc hạn chế RRTD tại MB Hà Nội nói riêng và của NHTM nói chung.
- Quản trị RRTD là một vấn đề phức tạp, trong thời gian nghiên cứu hạn hẹp, luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn quan tâm đến vấn đề này để hoàn thiện công trình nghiên cứu ở cấp độ cao hơn, bổ sung nhận thức về lý luận và thực tiễn trong công tác quản trị RRTD của NHTM hiện nay./.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt