« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoàn thiện công tác quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác dầu khí ở Việt Nam hiện nay


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN TÀI HẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TÀI NGUYÊN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC DẦU KHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GVC.TS VŨ QUANG Hà Nội - Năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của GVC.TS Vũ Quang, số liệu nêu trong luận văn là trung thực, nội dung của bản luận văn chưa từng được công bố trong các công trình khoa học khác.
- 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TÀI NGUYÊN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC DẦU KHÍ.
- Những vấn đề chung về thuế tài nguyên.
- Khái quát về thuế tài nguyên.
- Đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của thuế tài nguyên.
- Những nội dung cơ bản về thuế tài nguyên.
- Quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác dầu khí.
- Những vấn đề chung về quản lý thuế tài nguyên.
- Những khác biệt cơ bản của công tác quản lý thuế tài nguyên đối với khai thác dầu khí ở Việt Nam so với công tác quản lý tài nguyên khác.
- Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác dầu khí.
- Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác dầu khí.
- Kinh nghiệm quản lý thuế tài nguyên tại một số nước trên thế giới.
- 34 Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TÀI NGUYÊN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC DẦU KHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
- Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác dầu khí.
- Đặc điểm hoạt động của các đơn vị thực hiện tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam.
- Tổ chức bộ máy cơ quan thuế thực hiện công tác quản lý thuế tài nguyên đối với khai thác dầu khí.
- Thực tế thực hiện công tác quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác dầu khí, những kết quả đạt được.
- Về xây dựng dự toán thu thuế tài nguyên đối với khai thác dầu khí.
- Công tác Quản lý nợ thuế.
- Công tác thanh tra, kiểm tra quản lý thu thuế và chấp hành nghĩa vụ thuế tài nguyên đối với khai thác dầu khí.
- Những đóng góp vào thu NSNN từ hoạt động khai thác dầu khí.
- Đánh giá chung về công tác quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác dầu khí.
- Kết quả đạt được trong xây dựng chính sách thuế tài nguyên hướng dẫn riêng đối với hoạt động dầu khí.
- Kết quả đạt được trong tổ chức bộ máy quản lý thuế đối với hoạt động khai thác dầu khí.
- Về tổ chức bộ máy quản lý thu thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác dầu khí.
- Về nhân sự thực hiện công tác quản lý thuế, công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với lĩnh vực khai thác dầu khí.
- Về công nghệ thực hiện quản lý thuế đối với khai thác dầu khí.
- Về công tác xây dựng, thực hiện dự toán thu thuế tài nguyên đối với khai thác dầu khí.
- 65 Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TÀI NGUYÊN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC DẦU KHÍ Ở VIỆT NAM.
- Những căn cứ đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác dầu khí tại Việt Nam.
- Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác dầu khí.
- Một số giải pháp cụ thể hoàn thiện công tác quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác dầu khí ở Việt Nam.
- Danh sách các lô, mỏ dầu khí đang khai thác tại Việt Nam.
- Danh sách các lô, mỏ dầu khí đang khai thác tại nước ngoài.
- Bảng số thu thuế tài nguyên đối với khai thác dầu khí.
- Bảng số thu NSNN từ thuế tài nguyên và từ thuế tài nguyên đối với khai thác dầu khí.
- Bảng kết quả thu thuế tài nguyên từ khai thác dầu khí tại từng Cục Thuế đối với từng Lô hợp đồng dầu khí.
- Bảng so sánh dự toán thu thuế tài nguyên từ khai thác dầu khí với thực tế thực hiện.
- Thực hiện tốt công tác quản lý thuế sẽ phát huy tối đa vai trò của thuế đối với kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia.
- Tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực quan trọng trong hoạch định chiến lược phát triển đất nước.
- Do tính chất không tái tạo, việc quản lý và phân bổ nguồn tài nguyên thiên nhiên, quản lý và phân bổ nguồn lực tài chính đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý sẽ là nguồn lực quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia và thuế tài nguyên và đặc biệt là thuế tài nguyên đối với khai thác dầu khí luôn là nguồn thu ổn định, quan trọng trong cơ cấu thu ngân sách từ thuế.
- Tập đoàn dầu khí Việt Nam là một Tập đoàn kinh tế lớn, được Chính phủ Việt Nam giao trách nhiệm làm đầu mối thực hiện quản lý nhà nước, ký kết các hợp đồng dầu khí với đối tác nước ngoài, đồng thời trực tiếp thực hiện hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam.
- Hoạt động của Tập đoàn dầu khí Việt Nam tập trung trong 5 lĩnh vực trọng yếu, xương sống của Tập đoàn gồm: (1) phát triển hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí.
- Trong đó, hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí đóng vai trò trọng nhất, có tính quyết định lớn đến hoạt động của Tập đoàn, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và đóng góp số thu quan trọng trong tổng số thu của ngân sách nhà nước.
- Công tác quản lý thuế tài nguyên, chính sách thuế tài nguyên đối với hoạt động dầu khí đến nay đã được xây dựng, triển khai thực hiện và đạt được những 1 kết quả tích cực, tạo cơ sở và hành lang pháp lý ổn định, thuận lợi cho người nộp thuế là các nhà thầu trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí thực hiện nghĩa vụ thuế, kê khai, nộp thuế vào ngân sách nhà nước.
- Tạo thuận lợi cho cơ quan thuế hỗ trợ người nộp thuế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.
- Tuy nhiên, đến nay, theo xu thế phát triển chung, công tác quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động dầu khí cũng đã xuất hiện những tồn tại, bất cập cần sửa đổi, bổ sung.
- Xuất phát từ thực tế nêu trên, đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác dầu khí ở Việt Nam hiện nay” được lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ.
- Giải quyết tốt vấn đề đặt ra của đề tài là một trong những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tốt pháp luật thuế, thúc đẩy SXKD từ đó thúc đẩy tăng trưởng đầu tư, tăng năng lực SXKD qua đó tăng nguồn thu cho NSNN, đồng thời nâng cao hơn nữa công tác quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác dầu khí ở Việt Nam.
- Tổng quan tình hình nghiên cứu: Liên quan đến đề tài nghiên cứu về “Hoàn thiện công tác quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác dầu khí ở Việt Nam hiện nay” đã có đề cập trên tạp chí.
- Tuy nhiên, các bài viết mới chỉ đề cập đến vấn đề quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác tài nguyên nói chung trong đó có đề cập đến tài nguyên dầu khí, chưa có công trình nào đánh giá cụ thể về Quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác dầu khí ở Việt Nam để từ đó đưa ra các biện pháp, giải pháp khắc phục nhằm hoàn chỉnh cơ chế quản lý thuế tài nguyên với đối tượng này đảm bảo phù hợp mục tiêu, yêu cầu của quản lý thuế và chiến lược phát triển ngành thuế.
- Mục đích: Nêu lên được những bất cập, tồn tại hạn chế trong công tác quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác dầu khí ở Việt Nam hiện nay.
- Nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận về thuế tài nguyên, quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác dầu khí ở Việt Nam.
- Phân tích mô hình, bộ máy tổ chức của cơ quan thuế để thực hiện công tác quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác dầu khí, đặc thù, đặc điểm hoạt động của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, các Nhà thầu thực hiện hoạt động khai thác dầu khí.
- cách thức kê khai, nộp thuế tài nguyên của các đơn vị này, chỉ ra các những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý về thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác dầu khí, bao gồm các khâu trong quy trình quản lý thuế của cơ quan thuế các cấp, phân tích, đánh giá những hạn chế, nguyên nhân.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác dầu khí cho thời gian tới.
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác dầu khí tại Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu vấn đề về quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác dầu khí tại Việt Nam, số liệu phân tích trong giai đoạn 2011-2015.
- Từ việc đánh giá phân tích các tồn tại trong công tác quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác dầu khí, đề xuất một số biện pháp khắc phục, Luận văn góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả cho công tác quản lý thuế gồm 3 công tác xây dựng chính sách thuế, chính sách quản lý thuế nhằm tổ chức thực hiện, quản lý nguồn thu ngân sách phù hợp, hiệu quả.
- Đối với công tác xây dựng chính sách: Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách thuế tài nguyên đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.
- Kết cấu đề tài luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác dầu khí.
- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác dầu khí ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác dầu khí ở Việt Nam.
- 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TÀI NGUYÊN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC DẦU KHÍ 1.1.
- Khái quát về thuế tài nguyên: Thuế tài nguyên là loại thuế đánh vào hoạt động khai thác tài nguyên trong lãnh thổ Việt Nam.
- Đây là một khoản thu bắt buộc đối với các tổ chức và cá nhân có hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, không phụ thuộc vào cách thức tổ chức và hiệu quả sản xuất kinh doanh của người khai thác.
- Ở nước ta, trước những năm 1990 chưa áp dụng thuế tài nguyên nhưng đã áp dụng một số hình thức thu mang tính chất của thuế tài nguyên như thu tiền ruộng rừng, thu thuế đối với khai thác vàng, sa khoáng.
- Đối với tài nguyên thiên nhiên, cần đảm bảo việc khai thác sử dụng tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả và đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
- Do đó, Pháp lệnh quy định về thuế tài nguyên được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/1991.
- Trong quá trình thực hiện Pháp lệnh thuế tài nguyên tiếp tục được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1998 và năm 2008.
- Đến năm 2009, Quốc hội khoá 12 đã thông qua Luật Thuế tài nguyên số 45/2009/QH12 có hiệu lực từ 01/7/2010 thay thế các Pháp lệnh thuế tài nguyên trước đó và quy định cụ thể về đối tượng chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ tính thuế, kê khai thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế tài nguyên.
- Đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của thuế tài nguyên: 1.1.2.1.
- Đặc điểm của thuế tài nguyên.
- Là một khoản thu của Ngân sách Nhà nước đối với người khai thác tài nguyên thiên nhiên do Nhà nước quản lý.
- 5 - Sản phẩm chịu thuế tài nguyên là các sản phẩm khai thác trong phạm vi lãnh thổ của Việt Nam gồm: đất liền, hải đảo, nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
- Do đó, việc thực hiện áp thuế tài nguyên đối với các sản phẩm khai thác còn thể hiện được tính chủ quyền lãnh thổ quốc gia của Việt Nam.
- Như vậy, người mua không trực tiếp nộp thuế tài nguyên vào NSNN nhưng phải trả tiền thuế thông qua việc thanh toán giá trị hàng hoá cho người bán (giá cả hàng hoá mà người mua phải trả đã bao gồm cả khoản thuế tài nguyên.
- Chỉ khai, nộp một lần tại khâu khai thác và xuất bán tài nguyên, không lặp lại ở các lần tiếp sau.
- Thu trên sản lượng và giá trị thương phẩm của tài nguyên khai thác.
- Mọi tổ chức, cá nhân thuộc tất cả các thành phần kinh tế khi thực hiện khai thác tài nguyên phải nộp thuế tài nguyên không phân biệt ngành nghề, quy mô, hình thức, mục đích sử dụng tài nguyên.
- Căn cứ tính thuế là sản lượng, giá tính thuế đơn vị tài nguyên, thuế suất thuế tài nguyên, trong đó giá tính thuế đơn vị tài nguyên được áp dụng tương ứng với loại tài nguyên chịu thuế của kỳ tính thuế.
- Mức thuế suất theo thang sản lượng khai thác 1.1.2.2.
- Vai trò, ý nghĩa của thuế tài nguyên: Thứ nhất - huy động nguồn lực tài chính cho NSNN: Với việc đối tượng chịu thuế được bao quát hầu hết các tài nguyên thiên nhiên khai thác và xuất bán nên thuế tài nguyên luôn là nguồn thu lớn, quan trọng, ổn định đóng góp cho cân đối NSNN hàng năm.
- Số liệu tổng hợp của ngành thuế thì tổng số thuế tài nguyên thu NSNN giai đoạn đạt 189.962 tỷ đồng (bình quân khoảng 37.992 tỷ đồng/năm), chiếm tỷ trọng từ 6% đến 9% trong tổng thu NSNN nội địa hàng năm (trong đó, 6 thuế tài nguyên từ dầu khí chiếm khoảng 75% đến 80% tổng thu ngân sách từ thuế tài nguyên hàng năm).
- Thứ hai - là một công cụ quan trọng để điều tiết, định hướng hoạt động khai thác tài nguyên: Luật thuế tài nguyên ra đời là một trong những công cụ quan trọng trong việc quản lý tài nguyên, cùng với quy định nguồn thu từ thuế tài nguyên được để lại ngân sách địa phương 100% (trừ thuế tài nguyên từ dầu khí) đã tạo điều kiện để các cơ quan quản lý tại địa phương tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động khai thác tài nguyên, hạn chế hoạt động khai thác không phép, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
- Luật thuế Tài nguyên quy định mức thuế suất thuế tài nguyên được phân biệt theo từng nhóm, loại tài nguyên và luỹ tiến từ 0% (đối với nước thiên nhiên phục vụ các ngành nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và sinh hoạt.
- đến đối với tài nguyên, khoáng sản quý hiếm) là công cụ để Chính phủ có thể điều hành, định hướng hoạt động khai thác tài nguyên theo hướng khuyến khích bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là đối với các tài nguyên quý hiếm, tài nguyên không tái tạo (dầu khí, than, đá.
- Những nội dung cơ bản về thuế tài nguyên: Luật Thuế tài nguyên số 45/2009/QH12 được Quốc hội khóa 12 thông qua ngày có hiệu lực từ 01/7/2010 quy định: 1.1.3.1.
- Đối tượng chịu thuế: Ðối tượng thuộc diện chịu thuế tài nguyên là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền của nước Cộng Hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm: Khoáng sản kim loại.
- Tài nguyên khác.
- Đối tượng nộp thuế tài nguyên: Tất cả các tổ chức, cá nhân được phép khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam thuộc đối tượng nộp thuế tài nguyên (trừ đối tượng được miễn thuế, giảm thuế theo quy định).
- Trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau: a) Doanh nghiệp khai thác tài nguyên được thành lập trên cơ sở liên doanh thì doanh nghiệp liên doanh là người nộp thuế.
- b) Bên Việt Nam và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh khai thác tài nguyên thì trách nhiệm nộp thuế của các bên phải được xác định cụ thể trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- c) Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua và tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai, nộp thuế thay cho tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế.
- Căn cứ tính thuế: Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế đơn vị tài nguyên và thuế suất thuế tài nguyên.
- Sản lượng tài nguyên tính thuế.
- Đối với tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thì sản lượng tài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế.
- Đối với tài nguyên khai thác chưa xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác do chứa nhiều chất, tạp chất khác nhau thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định theo số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của từng chất thu được sau khi sàng tuyển, phân loại.
- Đối với tài nguyên khai thác không bán mà đưa vào sản xuất sản phẩm khác nếu không trực tiếp xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định căn cứ vào sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ tính thuế và định mức sử dụng tài nguyên tính trên một đơn vị sản phẩm

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt