You are on page 1of 47

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

BẢN MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Ngành: KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ


Tên tiếng Anh: Mechatronics Engineering
Mã số:7520114
Tên cơ sở đào tạo: TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
Trình độ đào tạo: Đại học
Loại hình đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo: Cử nhân kỹ thuật 4 năm; Kỹ sư 5 năm

HÀ NỘI - 2021

1
MỤC LỤC

PHẦN 1: GIỚI THIỆU TÓM TẮT VỀ TRƯỜNG, KHOA CƠ KHÍ ............................... 3


1.1. GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI ................... 3
1.2. GIỚI THIỆU VỀ KHOA CƠ KHÍ.................................................................... 5
1.3. GIỚI THIỆU BỘ MÔN CƠ ĐIỆN TỬ .............................................................. 5
PHẦN 2: CHUẨN ĐẦU RA VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO .................................... 7
2.1. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KỸ THUẬT CƠ
ĐIỆN TỬ ..................................................................................................................... 7
2.2. CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH KỸ
THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ ................................................................................................. 7
2.3. CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KỸ SƯ NGÀNH KỸ
THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ ............................................................................................... 10
2.4. BẢNG ĐỐI SÁNG CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ
NHÂN/ KỸ SƯ NGÀNH KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ ............................................... 13
2.5. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ
................................................................................................................................... 16
2.6. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY ............................................................................ 20
PHẦN 3: MÔ TẢ TÓM TẮT NỘI DUNG CÁC HỌC PHẦN ....................................... 25
3.1. CÁC HỌC PHẦN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH KỸ
THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ .......................................................................................... 25
3.2. CÁC HỌC PHẦN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KỸ SƯ NGÀNH KỸ
THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ .......................................................................................... 40
PHẦN 4: ĐỐI SÁNH CTĐT ĐÃ XÂY DỰNG VỚI CÁC CTĐT TRONG VÀ NGOÀI
NƯỚC ........................................................................................................................... 46

2
PHẦN 1: GIỚI THIỆU TÓM TẮT VỀ TRƯỜNG, KHOA CƠ KHÍ

1.1. GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Trường Đại học Giao thông vận tải (GTVT) có tiền thân là Trường Cao đẳng Công
chính Việt Nam được khai giảng lại dưới chính quyền Cách mạng vào ngày 15 tháng 11
năm 1945 theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Từ năm 1945 đến nay, Trường đã lần lượt mang các tên gọi sau:

- Ngày 15/11/1945: Trường Cao đẳng Công chính Việt Nam.

- Ngày 13/4/1946: Trường Đại học Công chính.

- Ngày 24/2/1949: Trường Cao đẳng Kỹ thuật.

- Ngày 01/11/1952: Trường Cao đẳng Giao thông công chính.

- Tháng 8/1956: Trường Trung cấp Giao thông.

- Tháng 8/1960: Thành lập Ban Xây dựng Trường Đại học Giao thông Vận tải và
tuyển sinh khóa 1.

- Ngày 24/3/1962: Quyết định 42CP của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) về
việc thành lập Trường Đại học Giao thông Vận tải.

- Ngày 23/7/1968: Trường Đại học Giao thông Đường Sắt và Đường Bộ.

- Từ ngày 6/11/ 1985: Trường mang tên Trường Đại học Giao thông Vận tải.

- Ngày 27/4/1990, Cơ sở 2 của trường Đại học Giao thông Vận tải được thành lập tại
Thành phố Hồ Chí Minh.

- Ngày 15/8/2016, Cơ sở 2 của Trường chính thức được chuyển thành Phân hiệu theo
Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trụ sở chính của Trường hiện nay tại số 3, Cầu giấy, Phường Láng Thượng, Quận
Đống Đa, TP. Hà Nội.

1.1.2. Hệ thống tổ chức đào tạo

Năm 2021 Trường Đại học GTVT đã tuyển sinh hệ Đại học với 25 ngành như bảng
sau:

3
STT Tên ngành Mã Ngành Tổ hợp xét tuyển

1 Quản trị kinh doanh 7340101 A00, A01, D01, D07

2 Kế toán 7340301 A00, A01, D01, D07

3 Kinh tế 7310101 A00, A01, D01, D07

4 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 7810103 A00, A01, D01, D07

5 Khai thác vận tải 7840101 A00, A01, D01, D07

6 Kinh tế vận tải 7840104 A00, A01, D01, D07

7 Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng 7510605 A00, A01, D01, D07

8 Tài chính - Ngân hàng 7340201 A00, A01, D01, D07

9 Kinh tế xây dựng 7580301 A00, A01, D01, D07

10 Quản lý xây dựng 7580302 A00, A01, D01, D07

11 Toán ứng dụng 7460112 A00, A01, D07

12 Công nghệ thông tin 7480201 A00, A01, D07

13 Công nghệ kỹ thuật giao thông 7510104 A00, A01, D01, D07

14 Kỹ thuật môi trường 7520320 A00, B00, D01, D07

15 Kỹ thuật cơ khí 7520103 A00, A01, D01, D07

16 Kỹ thuật cơ điện tử 7520114 A00, A01, D01, D07

17 Kỹ thuật nhiệt 7520115 A00, A01, D01, D07

18 Kỹ thuật cơ khí động lực 7520116 A00, A01, D01, D07

19 Kỹ thuật ô tô 7520130 A00, A01, D01, D07

20 Kỹ thuật điện 7520201 A00, A01, D07

21 Kỹ thuật điện tử - viễn thông 7520207 A00, A01, D07

22 Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá 7520216 A00, A01, D07

23 Kỹ thuật xây dựng 7580201 A00, A01, D01, D07

24 Kỹ thuật xây dựng công trình thủy 7580202 A00, A01, D01, D07

25 Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông 7580205 A00, A01, D01, D07

4
1.2. GIỚI THIỆU VỀ KHOA CƠ KHÍ

Năm 1960, Ban xây dựng Trường Đại học Giao thông được thành lập, một số cán
bộ của Khoa đã được cử đi đào tạo tại Trung Quốc và Liên Xô (cũ) và được giao soạn thảo
kế hoạch đào tạo kỹ sư chuyên ngành Đầu máy - Toa xe, Máy xây dựng - Xếp dỡ. Tháng
12 năm 1963, Khoa Cơ khí chính thức được thành lập, gồm 03 bộ môn: Đầu máy - Toa xe,
Máy xây dựng - Xếp dỡ, Tầu thủy. Năm 1998, Khoa Cơ khí được tách ra thành Khoa Cơ
khí và Khoa Điện - Điện tử. Tính đến ngày 30 tháng 06 năm 2021, Khoa Cơ khí sau hơn
58 năm xây dựng và phát triển, đội ngũ của toàn Khoa Cơ khí là 88 giảng viên và chuyên
viên có trình độ từ thạc sĩ trở lên, trong đó số lượng biên chế tại Hà Nội là 81 (79 giảng
viên và 02 chuyên viên), chia thành 08 bộ môn chuyên môn và tổ Văn phòng Khoa và tại
Phân hiệu là 07 giảng viên và 01 bộ môn. Trong các giảng viên tại Hà Nội, số lượng giảng
viên có trình độ thạc sỹ là 36 (đạt tỷ lệ 44,4%); giảng viên có trình độ tiến sỹ là 45 (chiếm
55,6%), trong đó có 14 phó giáo sư (chiếm tỷ lệ 17,3%). Số lượng giảng viên đang làm
nghiên cứu sinh (NCS) là 08 (trong đó 04 NCS ở nước ngoài và 04 ở trong nước).
Hiện nay, Khoa Cơ khí phụ trách đào tạo 05 ngành: Kỹ thuật Cơ khí, Kỹ thuật nhiệt,
Kỹ thuật Ô tô, Kỹ thuật Cơ điện tử, Kỹ thuật Cơ khí động lực. Với đội ngũ cán bộ khoa
học cùng với cơ sở vật chất hiện có, Khoa Cơ khí có thể tham gia nghiên cứu, thực hiện
các dự án trên các lĩnh vực: nghiên cứu công nghệ mới, sản xuất thử các sản phẩm, thiết
kế, chế tạo các thiết bị cơ khí, cơ khí - điện, điều khiển trên các phương tiện, phục vụ cho
ngành giao thông vận tải và các ngành khác; dịch vụ khoa học và công nghệ, vận tải, tư
vấn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ khoa học và chuyển giao công nghệ.
Khoa Cơ khí có phòng thí nghiệm được trang bị các thiết bị hiện đại, tiên tiến, có
thể phục vụ các thế mạnh nêu trên. Ngoài ra, các bộ môn trong khoa cũng có phòng thí
nghiệm, phòng thực hành riêng với các thiết bị thí nghiệm chuyên dụng có thể thực hiện
được nhiều nội dung nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
Một số thiết bị điển hình:
- Máy đo độ ồn SOUNDPRO SE/DL;
- Máy quét 3D - Faro Laser Line Probe V2;
- Máy phay 5 trục DMU 60 monoblock;
- Máy phân tích thành phần khí xả động cơ TGD/DICOM/5480;
- Hệ thống gia công tự động tích hợp máy dùng cho dạy học CIM - Lucas;
- Bệ thử công suất động cơ 80HP…

1.3. GIỚI THIỆU BỘ MÔN CƠ ĐIỆN TỬ

BM Cơ điện tử tiền thân là BM Nguyên lý - Chi tiết máy được thành lập năm 1970, năm
1997 đổi tên thành BM Kỹ thuật máy. Năm 2002 BM Kỹ thuật máy được chia thành 2 BM:
BM Kỹ thuật máy và BM Thiết kế máy. Bộ môn mang tên là Bộ môn Kỹ thuật máy đến
ngày 07/04/2021 thì đổi tên thành Bộ môn Cơ điện tử.
Bộ môn Cơ điện tử, Khoa Cơ khí, Trường đại học Giao thông vận tải hiện có 6 Giảng
viên, 01 Phó Giáo sư, 4 tiến sĩ, và 1 thạc sĩ, kết hợp với các BM khác trong Khoa và Nhà

5
trường để giảng dạy các môn học cơ sở ngành Cơ khí và các môn học chuyên môn ngành
Kỹ thuật Cơ điện tử.
Từ khi thành lập, Bộ môn luôn hoàn thành nhiệm vụ và đều đạt danh hiệu tập thể lao
động tiên tiến. Bộ môn đã được khen tặng bằng khen của thủ tướng chính phủ, giấy khen
của Hội cơ học Việt Nam về thành tích thi Olympic cơ học. Đội ngũ giảng viên được đào
tạo tại các trường đại học chất lượng cao trong nước và quốc tế. Cơ sở vật chất được trang
bị tốt, đảm bảo khả năng đào tạo kỹ sư Kỹ thuật Cơ điện tử với chất lượng cao. Bộ môn đã
đào tạo chuyên ngành Cơ điện tử từ năm 2004 đến nay tại cả 2 cơ sở của Trường. Bộ môn
đã soạn nhiều bài giảng, giáo trình, viết nhiều bài báo đăng trên tạp chí trong nước và quốc
tế, thực hiện được nhiều đề tài NCKH các cấp, hướng dẫn sinh viên tham gia NCKH và thi
Olympic Cơ học toàn quốc môn nguyên lý máy.

6
PHẦN 2: CHUẨN ĐẦU RA VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KỸ THUẬT CƠ
ĐIỆN TỬ

2.1.1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo Kỹ thuật Cơ điện tử được xây dựng theo hướng kỹ thuật, nhằm
mục tiêu đào tạo cử nhân/kỹ sư có kiến thức cơ bản, có tính hệ thống về cơ học, điện, điện
tử, điều khiển, kỹ thuật lập trình; có kỹ năng sử dụng các công cụ mô hình hoá và mô phỏng
trong tích hợp, tối ưu hoá cấu trúc và chức năng của hệ thống trong thiết kế, chế tạo, vận
hành, bảo trì các thiết bị cơ điện tử trong các hệ thống sản xuất và các phương tiện giao
thông vận tải; đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ kỹ thuật cao về Cơ điện tử cho đất
nước, khu vực và thế giới.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Cơ điện tử có được:

- MT1: Nắm vững các kiến thức về toán học, khoa học tự nhiên, đáp ứng cho việc tiếp
thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
- MT2: Nắm vững các kiến thức về cơ khí, điện tử, điều khiển, lập trình và các kỹ năng
để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực cơ điện tử.
- MT3: Có khả năng làm việc nhóm hiệu quả, có khả năng đọc hiểu tài liệu chuyên
ngành và giao tiếp bằng ngoại ngữ; có ý thức và khả năng học tập suốt đời.
- MT4: Có hiểu biết về kinh tế, chính trị: có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa
học xã hội và nhân văn phù hợp với ngành được đào tạo; có sức khỏe, đáp ứng yêu
cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
2.2. CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH KỸ
THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ

Chuẩn đầu ra Chương trình đào tạo Cử nhân Ngành Kỹ thuật Cơ điện tử sử dụng các
mức độ đánh giá từ 0 đến 5 tương ứng với ý nghĩa mức đánh giá được thể hiện trong Bảng
2.1 cho Kiến thức, Kỹ năng và Thái độ của sinh viên sẽ tối thiểu đạt được khi tốt nghiệp.

Bảng 2.1. Bảng đánh giá theo cấp độ Bloom

Xếp hạng chất


Các mức Ý nghĩa mức đánh giá
lượng
đánh giá
Kiến thức Kỹ năng Thái độ
0 Không biết Không có
1 Biết Bắt chước Tiếp nhận

7
Tự thực hiện Tham gia tích cực
2 Hiểu
nhưng cần hỗ trợ
Tự thực hiên Hành động có Chất lượng
3 Áp dụng
chính xác cam kết

Tự thực hiện Đống nhất hành Chất lượng khá


Phân tích, tổng chính xác, linh vi và giá trị của
4
hợp hoạt theo điều hệ thống
kiện
Thực hiện thành Có đặc trưng về Chất lượng cao
phản xạ, có khả niềm tin, tư
5 Đánh giá
năng tối ưu tưởng, thái độ và
hành động
Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo cử nhân Ngành Kỹ thuật Cơ điện tử được thể
hiện ở Bảng 2.2.

Bảng 2.2. Chuẩn đầu ra cấp độ 3 chương trình đào tạo cử nhân Ngành Kỹ thuật Cơ điện
tử

Mức độ
Nhóm Mã CHUẨN ĐẦU RA CDIO bloom
cử nhân
Có khả năng vận dụng kiến thức Toán học để giải quyết
1.1 3
bài toán cơ sở ngành hoặc ngành KT CĐT.
Có khả năng vận dụng kiến thức Vật lý để giải quyết bài
CĐR 1.1 3
toán cơ sở ngành hoặc ngành KT CĐT.
1 Có khả năng vận dụng kiến thức Hóa học để giải quyết
1.1 3
bài toán cơ sở ngành hoặc ngành KT CĐT.
Có khả năng vận dụng kiến thức Tin học để giải quyết bài
Nhóm 1.1 3
toán cơ sở ngành hoặc ngành KT CĐT.
kiến Nắm được kiến thức về triết học, kinh tế chính trị Mác-
thức Lê nin, chủ nghĩa xã hội khoa học, tư tưởng Hồ Chí Minh,
cơ bản CĐR hiểu được nội dung cơ bản của đường lối đấu tranh cách
1.1 2
2 mạng, các bài học về lý luận và thực tiễn của Đảng Cộng
sản Việt Nam để có được nhận thức và hành động đúng
trong cuộc sống, trong học tập và lao động nghề nghiệp
Nắm được kiến thức về pháp luật và các vấn đề an ninh,
CĐR
quốc phòng và có ý thức hành động phù hợp và có sức 1.1 2
3
khỏe để bảo vệ tổ quốc.
Nhóm Có khả năng vận dụng được các kiến thức về cơ học để
CĐR
kiến giải quyết các vấn đề chuyên môn (cơ lý thuyết, cơ học vật 1.2 3
4
liệu cơ khí)
8
thức Có khả năng lựa chọn, phân tích các thiết kế cơ khí 1.2 4
cơ sở Có khả năng lựa chọn các phương pháp đo lường và gia
1.2 3
công cơ khí
Có khả năng vận dụng các kiến thức cốt lõi về điện, điện
tử, điều khiển để tiếp thu và giải quyết các vấn đề của 1.2 3
ngành KTCĐT
Có khả năng sử dụng tốt các phần mềm tính toán, mô
CĐR
phỏng kỹ thuật như Matlab, các phần mềm CAD/CAM- 1.2 3
5
CNC, các phần mềm thiết kế, lập trình.
Nhóm Có khả năng lựa chọn, phân tích chuyên sâu về tính toán
kiến 1.3 4
thiết kế, chế tạo các cụm kết cấu cơ điện tử
thức Có khả năng phân tích tổng quan và chuyên sâu về kết
cơ sở CĐR 1.3 4
cấu, vận hành, khai thác các hệ thống cơ điện tử
kỹ 6
thuật Có khả năng lựa chọn, phân tích các kỹ thuật điều khiển
nâng 1.3 4
cho các hệ thống cơ điện tử
cao
CĐR Có kỹ năng phân tích, tổng hợp và giải quyết các vấn đề
2.1 4
7 về lĩnh vực Cơ điện tử
Có khả năng kiểm tra, thử nghiệm và tiến hành các thí
CĐR
nghiệm, phân tích và giải thích dữ liệu liên quan đến 2.2 4
8
Nhóm ngành cơ khí và điện – điện tử
kỹ Có kỹ năng làm việc theo nhóm hiệu quả để hoàn thành
CĐR
năng 3.1 3
9 mục đích chung

Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua kỹ thuật giao tiếp
nhân
CĐR cơ bản, thuyết trình, giao tiếp bằng văn bản, giao tiếp bằng 3.2 3
10 bản vẽ
Có kỹ năng sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp,
3.3 3
nghiên cứu tài liệu và văn bản kỹ thuật
Có khả năng hình thành ý tưởng, thiết lập các yêu cầu, xác
định chức năng các thành phần cấu thành hệ thống cơ điện 4.3 3
Nhóm
tử
kỹ CĐR
Có khả năng thiết kế hệ thống và các bộ phận hợp thành
năng 11
hệ thống cơ điện tử (nắm vững quy trình thiết kế và
nghề
phương pháp tiếp cận, vận dụng tốt kiến thức và kỹ năng 4.4 3
nghiệp
đã học trong thiết kế; phối hợp thiết kế đa ngành, đa mục
tiêu và thiết kế bền vững....)

9
Có khả năng thực hiện triển khai phần cứng, phần mềm
4.5 3
các thành phần cấu thành hệ thống cơ điện tử
Có khả năng vận hành và bảo trì các hệ thống cơ điện tử 4.6 3
Nhóm CĐR Có khả năng tự tiếp thu kiến thức nghề nghiệp và học tập
2.4 3
thái độ 12 suốt đời

nhân Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức
CĐR
và nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác 2.5 3
13
nghề phong công nghiệp.
nghiệp

2.2.1. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp chương trình cử nhân Ngành
Kỹ thuật Cơ điện tử

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Kỹ thuật Cơ điện tử có thể làm việc ở các vị trí sau:
- Chuyên viên thiết kế, vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc,
thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động.
- Chuyên viên tư vấn công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, thi công và
chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động tại các công ty về cơ khí, điện,
điện tử.
- Thăng tiến trở thành Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty,
doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, điện tử.
- Có thể làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các viện nghiên cứu thiết kế, các trường
đại học, cao đẳng, trung học và dạy nghề.

2.2.2. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp chương trình cử nhân
Ngành Kỹ thuật Cơ điện tử

1. Cử nhân sau khi tốt nghiệp có khả năng tiếp tục học lên Kỹ sư hoặc Thạc sỹ Kỹ
thuật.

2. Đủ kiến thức tương đương để có thể được chấp nhận theo học các chương trình sau
đại học ở nước ngoài.

2.3. CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KỸ SƯ NGÀNH KỸ THUẬT


CƠ ĐIỆN TỬ

Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo Kỹ sư Ngành Kỹ thuật Cơ điện tử được thể hiện
ở Bảng 2.3.

Bảng 2.3. Chuẩn đầu ra cấp độ 3 chương trình đào tạo Kỹ sư Ngành Kỹ thuật Cơ điện tử

10
Mức độ
Nhóm Mã CHUẨN ĐẦU RA CDIO bloom
kỹ sư
Có khả năng vận dụng kiến thức Toán học để giải quyết bài
1.1 3
toán cơ sở ngành hoặc ngành KT CĐT.
Có khả năng vận dụng kiến thức Vật lý để giải quyết bài toán
CĐR 1.1 3
cơ sở ngành hoặc ngành KT CĐT.
1 Có khả năng vận dụng kiến thức Hóa học để giải quyết bài
1.1 3
toán cơ sở ngành hoặc ngành KT CĐT.
Nhóm Có khả năng vận dụng kiến thức Tin học để giải quyết bài
1.1 3
kiến toán cơ sở ngành hoặc ngành KT CĐT.
thức Nắm được kiến thức về triết học, kinh tế chính trị Mác-Lê
cơ bản nin, chủ nghĩa xã hội khoa học, tư tưởng Hồ Chí Minh, hiểu
CĐR được nội dung cơ bản của đường lối đấu tranh cách mạng, các
1.1 2
2 bài học về lý luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam
để có được nhận thức và hành động đúng trong cuộc sống,
trong học tập và lao động nghề nghiệp
Nắm được kiến thức về pháp luật và các vấn đề an ninh, quốc
CĐR
phòng và có ý thức hành động phù hợp và có sức khỏe để bảo 1.1 2
3
vệ tổ quốc.
Có khả năng vận dụng được các kiến thức về cơ học để giải
quyết các vấn đề chuyên môn (cơ lý thuyết, cơ học vật liệu cơ 1.2 3
khí)
Có khả năng lựa chọn, phân tích các thiết kế cơ khí 1.2 4
CĐR
Nhóm Có khả năng lựa chọn, phân tích các phương pháp đo lường
4 1.2 4
kiến và gia công cơ khí
thức Có khả năng phân tích các kiến thức cốt lõi về điện, điện tử,
cơ sở điều khiển để áp dụng và giải quyết các vấn đề của ngành KT 1.2 4
CĐT
Có khả năng sử dụng tốt các phần mềm tính toán, mô phỏng
CĐR
kỹ thuật như Matlab, các phần mềm CAD/CAM-CNC, các 1.2 3
5
phần mềm thiết kế, lập trình.
Nhóm Có khả năng phân tích, đánh giá chuyên sâu về tính toán
kiến 1.3 5
thiết kế, chế tạo các cụm kết cấu cơ điện tử
thức cơ
Có khả năng lựa chọn, phân tích tổng quan và chuyên sâu
sở kỹ CĐR 1.3 4
về kết cấu, vận hành, khai thác các hệ thống cơ điện tử
thuật 6 Có khả năng phân tích, đánh giá các kỹ thuật điều khiển cho
nâng 1.3 5
các hệ thống cơ điện tử
cao
Có khả năng áp dụng kiến thức để xây dựng và quản lý các
1.3 3
dự án kỹ thuật

11
CĐR Có kỹ năng phân tích, tổng hợp và giải quyết các vấn đề về
2.1 4
7 lĩnh vực Cơ điện tử
Có khả năng kiểm tra, thử nghiệm và tiến hành các thí
CĐR
nghiệm, phân tích và giải thích dữ liệu liên quan đến ngành 2.2 4
8
Nhóm cơ khí và điện – điện tử
kỹ CĐR Có kỹ năng làm việc theo nhóm hiệu quả để hoàn thành mục
năng 3.1 3
9 đích chung

Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua kỹ thuật giao tiếp cơ
nhân
CĐR bản, thuyết trình, giao tiếp bằng văn bản, giao tiếp bằng bản 3.2 3
10 vẽ
Có kỹ năng sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp, nghiên
3.3 3
cứu tài liệu và văn bản kỹ thuật
Có khả năng hình thành ý tưởng, thiết lập các yêu cầu, xác
4.3 3
định chức năng các thành phần cấu thành hệ thống cơ điện tử
Có khả năng thiết kế hệ thống và các bộ phận hợp thành hệ
Nhóm
thống cơ điện tử (nắm vững quy trình thiết kế và phương pháp
kỹ CĐR
tiếp cận, vận dụng tốt kiến thức và kỹ năng đã học trong thiết 4.4 3
năng 11
kế; phối hợp thiết kế đa ngành, đa mục tiêu và thiết kế bền
nghề
vững....)
nghiệp
Có khả năng thực hiện triển khai phần cứng, phần mềm các
4.5 3
thành phần cấu thành hệ thống cơ điện tử
Có khả năng vận hành và bảo trì các hệ thống cơ điện tử 4.6 3
Nhóm CĐR Có khả năng tự tiếp thu kiến thức nghề nghiệp và học tập suốt
2.4 3
thái độ 12 đời

nhân Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề
CĐR
và nghiệp đúng đắn, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công 2.5 3
13
nghề nghiệp.
nghiệp

2.3.1. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp chương trình Kỹ sư Ngành Kỹ
thuật Cơ điện tử

Sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư Ngành Kỹ thuật Cơ điện tử có thể làm việc ở các vị trí sau:

- Kỹ sư thiết kế, vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết
bị tự động, hệ thống sản xuất tự động.
- Chuyên viên tư vấn công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, thi công và
chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động tại các công ty về cơ khí, điện,
điện tử.

12
- Thăng tiến trở thành Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty,
doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, điện tử.
- Có thể làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các viện nghiên cứu thiết kế, các trường
đại học, cao đẳng, trung học và dạy nghề.

2.3.2. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp chương trình Kỹ sư
Ngành Kỹ thuật Cơ điện tử

1. Kỹ sư sau khi tốt nghiệp có khả năng tiếp tục học chuyển đổi để lấy bằng Thạc sỹ
Kỹ thuật, hoặc tiếp tục học lên trình độ Tiến sỹ Kỹ thuật.

2. Đủ kiến thức tương đương để có thể được chấp nhận theo học các chương trình sau
đại học ở nước ngoài.

2.4. BẢNG ĐỐI SÁNG CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ
NHÂN/ KỸ SƯ NGÀNH KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ

Bảng 2.4. Bảng đối sánh chuẩn đầu ra cấp độ 3 chương trình đào tạo Cư nhân/Kỹ sư
Ngành Kỹ thuật Cơ điện tử

Mức độ Mức độ
Nhóm Mã CHUẨN ĐẦU RA CDIO bloom bloom
cử nhân kỹ sư
Có khả năng vận dụng khối kiến
thức Toán học để giải quyết bài
1.1 3 3
toán cơ sở ngành hoặc ngành KT
CĐT.
CĐR 1: Có kiến thức
Có khả năng vận dụng kiến thức
cơ bản về Toán học,
Vật lý để giải quyết bài toán cơ sở 1.1 3 3
Khoa học tự nhiên
ngành hoặc ngành KT CĐT.
phù hợp với lĩnh vực
Có khả năng vận dụng kiến thức
liên ngành cơ khí và
Hóa học để giải quyết bài toán cơ 1.1 3 3
điện – điện tử.
Nhóm sở ngành hoặc ngành KT CĐT.
kiến Có khả năng vận dụng kiến thức
thức Tin học để giải quyết bài toán cơ sở 1.1 3 3
cơ bản ngành hoặc ngành KT CĐT.
CĐR 2: Có kiến thức
Nắm được kiến thức về triết học,
về triết học, kinh tế
kinh tế chính trị Mác-Lê nin, chủ
chính trị Mác-Lê nin,
nghĩa xã hội khoa học, tư tưởng Hồ
chủ nghĩa xã hội khoa
Chí Minh, hiểu được nội dung cơ
học, tư tưởng Hồ Chí 1.1 2 2
bản của đường lối đấu tranh cách
Minh, hiểu được nội
mạng, các bài học về lý luận và
dung cơ bản của
thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt
đường lối đấu tranh
Nam để có được nhận thức và hành
cách mạng, các bài

13
học về lý luận và thực động đúng trong cuộc sống, trong
tiễn của Đảng Cộng học tập và lao động nghề nghiệp
sản Việt Nam để có
được nhận thức và
hành động đúng trong
cuộc sống, trong học
tập và lao động nghề
nghiệp.
CĐR3: Có kiến thức
về pháp luật và các
Nắm được kiến thức về pháp luật
vấn đề an ninh, quốc
và các vấn đề an ninh, quốc phòng
phòng và có ý thức 1.1 2 2
và có ý thức hành động phù hợp và
hành động phù hợp và
có sức khỏe để bảo vệ tổ quốc.
có sức khỏe để bảo vệ
tổ quốc.
Có khả năng vận dụng được các
kiến thức về cơ học để giải quyết
1.2 3 3
các vấn đề chuyên môn (cơ lý
CĐR4: Có khả năng
thuyết, cơ học vật liệu cơ khí)
áp dụng khối kiến
Có khả năng lựa chọn, phân tích
thức cốt lõi về cơ, 1.2 4 4
các thiết kế cơ khí
điện, điện tử và điều
Có khả năng lựa chọn, phân tích
khiển để tiếp thu và
các phương pháp đo lường và gia 1.2 3 4
giải quyết các vấn đề
công cơ khí
Nhóm chuyên môn của
Có khả năng vận dụng các kiến
kiến ngành KTCĐT
thức cốt lõi về điện, điện tử, điều
thức 1.2 3 4
khiển để tiếp thu và giải quyết các
cơ sở
vấn đề của ngành KTCĐT
CĐR5: Có khả năng
sử dụng tốt các phần
Có khả năng sử dụng tốt các phần
mềm tính toán, mô
mềm tính toán, mô phỏng kỹ thuật
phỏng kỹ thuật như
như Matlab, các phần mềm 1.2 3 3
Matlab, các phần
CAD/CAM-CNC, các phần mềm
mềm CAD/CAM-
thiết kế, lập trình.
CNC, các phần mềm
thiết kế, lập trình
Có khả năng lựa chọn, phân tích
Nhóm CĐR6: Có kiến thức
chuyên sâu về tính toán thiết kế, 1.3 4 5
kiến tổng quan và chuyên
sâu trong lĩnh vực Cơ chế tạo các cụm kết cấu cơ điện tử
thức cơ
điện tử, cụ thể: tính Có khả năng phân tích tổng quan
sở kỹ
toán thiết kế, chế tạo và chuyên sâu về kết cấu, vận hành, 1.3 4 4
thuật các cụm kết cấu cơ
khai thác các hệ thống cơ điện tử

14
nâng điện tử; vận hành, Có khả năng lựa chọn, phân tích
cao khai thác các hệ thống các kỹ thuật điều khiển cho các hệ 1.3 4 5
cơ điện tử; Vận dụng thống cơ điện tử
tốt kiến thức chuyên
sâu về kỹ thuật điều
Có khả năng áp dụng kiến thức để
khiển: PLC, vi điều
khiển, Robot, …; xây xây dựng và quản lý các dự án kỹ 1.3 3
dựng và quản lý các thuật
dự án kỹ thuật.
CĐR7: Có kỹ năng
phân tích, tổng hợp Có kỹ năng phân tích, tổng hợp và
và giải quyết các vấn giải quyết các vấn đề về lĩnh vực 2.1 4 4
đề về lĩnh vực Cơ Cơ điện tử
điện tử.
CĐR 8: Có khả năng
kiểm tra, thử nghiệm Có khả năng kiểm tra, thử nghiệm
và tiến hành các thí và tiến hành các thí nghiệm, phân
nghiệm, phân tích và 2.2 4 4
tích và giải thích dữ liệu liên quan
giải thích dữ liệu liên
quan đến ngành cơ đến ngành cơ khí và điện – điện tử
Nhóm khí và điện – điện tử.
kỹ CĐR 9: Có kỹ năng
Có kỹ năng làm việc theo nhóm
năng làm việc theo nhóm
hiệu quả để hoàn thành mục đích 3.1 3 3
cá hiệu quả để hoàn
chung
nhân thành mục đích chung
CĐR 10: Có kỹ năng Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả
giao tiếp hiệu quả thông qua kỹ thuật giao tiếp cơ bản,
3.2 3 3
thông qua báo cáo và thuyết trình, giao tiếp bằng văn
thuyết trình, có trình bản, giao tiếp bằng bản vẽ
độ ngoại ngữ đạt mức
tương đương bậc 3
Có kỹ năng sử dụng được tiếng
trong khung năng lực
Anh trong giao tiếp, nghiên cứu tài 3.3 3 3
ngoại ngữ 6 bậc do
liệu và văn bản kỹ thuật
Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành.
CĐR 11: Có khả Có khả năng hình thành ý tưởng,
Nhóm
năng hình thành ý thiết lập các yêu cầu, xác định chức
kỹ 4.3 3 3
tưởng, thiết kế, triển năng các thành phần cấu thành hệ
năng
khai vận hành và bảo thống cơ điện tử
nghề
trì các hệ thống cơ Có khả năng thiết kế hệ thống và
nghiệp 4.4 3 3
điện tử. các bộ phận hợp thành hệ thống cơ

15
điện tử (nắm vững quy trình thiết
kế và phương pháp tiếp cận, vận
dụng tốt kiến thức và kỹ năng đã
học trong thiết kế; phối hợp thiết kế
đa ngành, đa mục tiêu và thiết kế
bền vững....)
Có khả năng thực hiện triển khai
phần cứng, phần mềm các thành 4.5 3 3
phần cấu thành hệ thống cơ điện tử
Có khả năng vận hành và bảo trì
4.6 3 3
các hệ thống cơ điện tử
CĐR 12: Có khả
năng tự tiếp thu kiến Có khả năng tự tiếp thu kiến thức
2.4 3 3
Nhóm thức nghề nghiệp và nghề nghiệp và học tập suốt đời
thái độ học tập suốt đời
cá CĐR 13: Có ý thức
nhân trách nhiệm công
Có ý thức trách nhiệm công dân, có
và dân, có thái độ và đạo
thái độ và đạo đức nghề nghiệp
nghề đức nghề nghiệp 2.5 3 3
đúng đắn, có ý thức tổ chức kỷ luật
nghiệp đúng đắn, có ý thức
và tác phong công nghiệp.
tổ chức kỷ luật và tác
phong công nghiệp.
2.5. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ

Chương trình đào tạo Ngành Kỹ thuật Cơ điện tử là chương trình đào tạo tích hợp
Cử nhân - Kỹ sư với 127 tín chỉ chung, bố trí trong 3,5 năm, từ học kỳ 1 đến học kỳ 7. Sau
3,5 năm, sinh viên được chọn một trong hai lựa chọn sau:

- Đăng ký thực tập và làm đồ án tốt nghiệp cử nhân -13 tín chỉ, (tổng thành 140 tín
chỉ) và nhận bằng cử nhân khi đủ điều kiện.

- Tiếp tục học 1,5 năm, với tổng 53 tín chỉ bổ sung của chương trình kỹ sư và nhận
bằng kỹ sư khi đủ điều kiện.

2.5.1. Thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức

Thời gian đào tạo: Cử nhân 4 năm; Kỹ sư: 5 năm


Khối lượng kiến thức toàn khóa: Cử nhân 140 tín chỉ; Kỹ sư 180 tín chỉ

2.5.2. Phân bổ khối lượng kiến thức

Bảng 2.5. Phân bổ khối lượng kiến thức chương trình đào tạo Cử nhân Ngành Kỹ thuật Cơ
16
điện tử

Kiến thức Kiến thức


KHỐI KIẾN THỨC Tổng Tỷ lệ
bắt buộc tự chọn
Kiến thức giáo dục đại cương 39 7 46 32,9%
Kiến thức cơ sở ngành 49 2 51 36,4%

Kiến thức chuyên môn ngành 38 5 43 30,7%

- Thực tập tốt nghiệp cử nhân 3 0 - -

- Đồ án tốt nghiệp cử nhân 10 0 - -

Tổng khối lượng 126 (90%) 14 (10%) 140

Bảng 2.6. Phân bổ khối lượng kiến thức bổ sung chương trình đào tạo Kỹ sư Ngành Kỹ
thuật Cơ điện tử

Kiến thức Kiến thức


KHỐI KIẾN THỨC Tổng Tỷ lệ
bắt buộc tự chọn
Kiến thức cơ sở ngành nâng cao 4 2 6 11,32%
Kiến thức chuyên môn ngành và
45 2 47 88,68%
chuyên ngành
- Thực tập tốt nghiệp kỹ sư 5 0 - -

- Đồ án tốt nghiệp kỹ sư 10 0 - -

Tổng khối lượng 49 (92,45%) 4 (7,55%) 53

2.5.2.1. Kiến thức giáo dục đại cương 46 tín chỉ


2.5.2.1.1. Khối kiến thức Lý luận chính trị 11 tín chỉ

1 Triết học Mác- Lênin 3


2 Kinh tế chính trị Mác- Lênin 2
3 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2
4 Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam 2
5 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2
2.5.2.1.2. Ngoại ngữ 07 tín chỉ
Tiếng Anh B1 4
1
Tiếng Pháp B1

17
Tiếng Nga B1
Tiếng anh cơ khí
2 Tiếng pháp cơ khí 3
Tiếng nga cơ khí
2.5.2.1.3. Khối kiến thức toán, KHTN 16 tín chỉ
1 Hoá học ứng dụng 2
2 Đại số tuyến tính 2
3 Giải tích 1 2
4 Giải tích 2 2
5 Thống kê và xử lý số liệu 2
6 Vật lý 3
7 Thí nghiệm Vật lý 1
8 Tin học cơ sở 2
2.5.2.1.4. Giáo dục Thể chất 04 tín chỉ

1 Giáo dục Thể chất F1 đến F4 4


2.5.2.1.5. Giáo dục quốc phòng 08 tín chỉ
1 Giáo dục quốc phòng F1 đến F4 8

2.5.2.2. Kiến thức Cơ sở ngành 51 tín chỉ


1 Cơ lý thuyết 3
2 Vẽ kỹ thuật F1 2
3 Vẽ kỹ thuật F2 3
4 Kỹ thuật nhiệt 3
5 Cơ học vật liệu cơ khí 3
6 Nguyên lý máy 3
7 Truyền động thủy lực và khí nén 2
8 Kỹ thuật điện 3
9 Khoa học vật liệu cơ khí 3
10 Chi tiết máy 3
11 Lý thuyết động cơ 3
12 Kỹ thuật điện tử 2
13 Đồ án chi tiết máy 1
14 Ứng dụng các phần mềm trong cơ khí 2
15 Dung sai và đo lường cơ khí 2
16 Kỹ thuật chế tạo máy 3
17 Thực tập xưởng 2
18 Dao động kỹ thuật 2
19 Hệ thống cơ điện tử 2
Công nghệ CAE/FEM
20 2
Hệ điều hành máy tính
18
21 Thí nghiệm kỹ thuật cơ khí 2

2.5.2.3. Kiến thức Chuyên môn ngành 43 tín chỉ


1 Nhập môn Ngành KTCĐT 3
2 Ngôn ngữ lập trình C++ 2
3 Robot công nghiệp 2
4 Kỹ thuật số 3
5 Kỹ thuật đo lường và cảm biến 2
a - Chiến lược phát triển sản phẩm 2
6
b - Các phương pháp gia công tiên tiến
7 Kỹ thuật vi xử lý 3
8 Điện tử công suất 2
9 Gia công trên máy điều khiển số 4
10 Mô phỏng thiết kế hệ thống điều khiển 2
Lựa chọn 1 trong 2 nhóm học phần: 3

11a, Truyền động công suất 2


12a TKMH Truyền động công suất 1

11b, Truyền động điện 2


12b TKMH Truyền động điện 1
13 Đồ án thiết kế Cơ điện tử 1 2
14 Thực tập tốt nghiệp Cử nhân 3
15 Đồ án tốt nghiệp Cử nhân 10

2.5.2.4. Kiến thức Cơ sở ngành nâng cao (Kỹ sư) 6 tín chỉ
1 Toán kỹ thuật 2
Dự án và quản lý dự án
2 2
Khoa học quản lý
3 Quản lý sản xuất 2

2.5.2.5. Kiến thức chuyên môn ngành và chuyên ngành 47 tín chỉ
1 Công nghệ CAD/CAM 3
2 Trang bị điện trên phương tiện giao thông 2
19
3 Tự động hóa quá trình sản xuất FMS&CIM 2
4 Thị giác máy 3
5 Điều khiển logic - PLC 3
6 Đồ án thiết kế Cơ điện tử 2 2
7 Hệ thống điều khiển đa biến 2
8 Điều khiển Robot 3
9 TKMH Điều khiển Robot 1
a - Mạng truyền thông công nghiệp
10 3
b - Máy và khuôn gia công vật liệu chất dẻo
11 Động lực học máy 3
12 Hệ thống cơ điện tử trong giao thông và công nghiệp 3
13 Thực tập chuyên ngành 2
14 Thực tập tốt nghiệp Kỹ sư 5
15 Đồ án tốt nghiệp Kỹ sư 10
2.6. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY

2.6.1. Chương trình Cử nhân Ngành Kỹ thuật Cơ điện tử

THỰC
GIẢNG
TRÊN HỌC
HÀNH Khối
Thiết kế môn học
MÃ HỌC PHẦN

LỚP PHẦN
SỐ TÍN CHỈ

kiến
Bài tập lớn

TIÊN

TỰ HỌC
thức
Thảo luận + Bài

QUYẾT
TT TÊN HỌC PHẦN (ĐC,
Thí nghiệm

Thực hành
(Số TT
Lý thuyết

CS,
học
tập

CMN,
phần
CN)
trước)

HỌC KỲ 1
Giáo dục QP-AN
1 3 90 ĐC
F1 DE0.001.3
Giáo dục QP-AN
2 2 60 ĐC
F2 DE0.002.2
Giáo dục QP-AN
3 1 30 ĐC
F3 DE0.003.1
Giáo dục QP-AN
4 2 60 ĐC
F4 DE0.004.2
5 Hóa học ứng dụng BS0.402.2 2 15 30 60 ĐC
6 Đại số tuyến tính BS0.102.2 2 24 12 60 ĐC
7 Giải tích 1 BS0.001.2 2 24 12 60 ĐC
Giáo dục thể chất
8 1 12 18 30 ĐC
F1 PE0.001.1

20
Nhập môn ngành
9 ME2.001.3 3 30 15 15 90 CMN
KT Cơ điện tử
Cộng 18
HỌC KỲ 2
Triết học Mác-
10 3 32 26 90 ĐC
Lênin PS0.001.3
11 Giải tích 2 BS0.002.2 2 24 12 60 ĐC
Thống kê và xử lý
12 BS0.106.2 2 24 12 60 ĐC
số liệu
13 Cơ lý thuyết BS0.302.3 3 30 30 90 CS
14 Vẽ kỹ thuật F1 BS0.501.2 2 24 12 90 CS
15 Vật lý BS0.201.3 3 30 30 90 ĐC
16 Thí nghiệm vật lý BS0.202.1 1 30 30 ĐC
Giáo dục thể chất
17 1 30 30 ĐC
F2 PE0.002.1
Cộng 17
HỌC KỲ 3
Kinh tế chính trị
18 PS0.002.2 2 21 18 60 ĐC
Mác - Lênin
Chủ nghĩa xã hội
19 PS0.003.2 2 21 18 60 ĐC
khoa học
20 Kỹ thuật nhiệt ME0.101.3 3 30 30 90 CS
Cơ học vật liệu cơ
21 CE0.106.3 3 30 15 10 15 90 CS
khí
22 Tin học cơ sở IT0.001.2 2 15 15 15 60 ĐC
23 Nguyên lý máy ME0.201.3 3 30 30 10 90 CS
24 Vẽ kỹ thuật F2 BS0.502.3 3 30 30 10 90 CS
Giáo dục thể chất
25 1 30 30 ĐC
F3 PE0.003.1
Cộng 19
HỌC KỲ 4
Tư tưởng Hồ Chí
26 PS0.005.2 2 21 18 60 ĐC
Minh
Truyền động thủy
27 ME0.102.2 2 24 12 60 CS
lực và khí nén
28 Kỹ thuật điện EE0.101.3 3 30 15 15 90 CS
Tiếng Anh B1 BS0.601.4 45 30 120
29 Tiếng Pháp B1 BS0.701.4 4 45 30 120 ĐC
Tiếng Nga B1 BS0.801.4 45 30 120
Khoa học vật liệu
30 3 30 15 15 90 CS
cơ khí ME0.301.3
31 Chi tiết máy ME0.401.3 3 30 30 90 CS
Giáo dục thể chất
32 1 30 30 ĐC
F4 PE0.004.1
Cộng 18
21
HỌC KỲ 5
33 Lý thuyết động cơ ME0.501.3 3 30 30 10 90 CS
34 Kỹ thuật điện tử EE0.102.2 2 24 12 60 CS
Lịch sử Đảng cộng
35 PS0.004.2 2 21 18 60 ĐC
sản Việt Nam
36 Đồ án chi tiết máy ME0.402.1 1 15 30 CS
Ứng dụng các phần
37 ME0.403.2 2 15 30 60 CS
mềm trong cơ khí
Dung sai và đo
38 ME0.404.2 2 15 30 60 CS
lường cơ khí
Kỹ thuật chế tạo
39 ME0.302.3 3 30 30 10 90 CS
máy
Tiếng Anh Cơ khí ME0.901.3 30 30 90
40 Tiếng Pháp Cơ khí ME0.905.3 3 30 30 90 ĐC
Tiếng Pháp Cơ khí ME0.906.3 30 30 90
Cộng 18
HỌC KỲ 6
41 Thực tập xưởng ME0.902.2 2 60 60 CS
42 Dao động kỹ thuật ME0.202.2 2 24 12 60 CS
Ngôn ngữ lập trình
43 IT0.101.2 2 15 15 15 60 CMN
C++
44 Robot công nghiệp ME2.002.2 2 24 12 60 CMN
45 Hệ thống cơ điện tử ME0.203.2 2 24 12 60 CS
46 Kỹ thuật số ME2.003.3 3 30 15 15 60 CMN
a - Công nghệ
ME0.204.2 24 12
CAE/FEM
47 2 60 CS
b - Hệ điều hành
IT0.102.2 24 12
máy tính
Kỹ thuật đo lường
48 ME2.004.2 2 24 12 60 CMN
và cảm biến
a - Chiến lược phát
ME0.407.2 24 12 60
triển sản phẩm
49 b - Các phương 2 CMN
pháp gia công tiên ME0.304.2 24 12 60
tiến
Cộng 19
HỌC KỲ 7
Thí nghiệm kỹ thuật
50 ME0.903.2 2 60 60 CS
cơ khí
51 Kỹ thuật vi xử lý ME2.005.3 3 30 30 10 90 CMN
52 Điện tử công suất ME2.006.2 2 24 12 60 CMN
Gia công trên máy
53 ME2.007.4 4 45 15 15 120 CMN
điều khiển số

22
Mô phỏng thiết kế
54 ME2.008.2 2 24 12 60 CMN
hệ thống điều khiển
Lựa chọn 1 trong 2
3
nhóm học phần:
Truyền động công
ME2.009.2 2 24 12 60 CMN
55a, suất
56a TKMH Truyền
ME2.010.1 1 15 30 CMN
động công suất
Truyền động điện ME2.011.2 2 24 12 60 CMN
55b,
56b TKMH Truyền ME2.012.1 1 15 30 CMN
động điện
Đồ án thiết kế Cơ
57 ME2.013.2 2 60 60 CMN
điện tử 1
Cộng 18
HỌC KỲ 8 (Trình độ đào tạo Cử nhân)
Thực tập tốt nghiệp
ME2.014.3 3 CMN
58 Cử nhân 90 90
Đồ án tốt nghiệp Cử
59 ME2.015.10 10 300 300 CMN
nhân
Cộng 13
Tổng số tín chỉ
140
CTĐT Cử nhân:

2.6.2. Chương trình Kỹ sư Ngành Kỹ thuật Cơ điện tử

THỰC
GIẢNG
TRÊN
HÀNH HỌC Khối
Thiết kế môn học
MÃ HỌC PHẦN

LỚP
SỐ TÍN CHỈ

PHẦN kiến
Bài tập lớn

TỰ HỌC

TIÊN thức
Thảo luận + Bài

TT TÊN HỌC PHẦN QUYẾT (ĐC,


Thí nghiệm

Thực hành
Lý thuyết

(Số TT CS,
tập

học phần CMN,


trước) CN)

HỌC KỲ 8 (Trình độ đào tạo Kỹ sư)


58 Toán kỹ thuật BS0.012.2 2 24 12 60 CS
a - Khoa học quản lý TE0.012.2 24 12 60
59 b- Dự án và quản lý 2 CS
CM2.402.2 24 12 60
dự án
Công nghệ
60 ME0.406.3 3 30 30 60
CAD/CAM CMN
Trang bị điện trên
61 phương tiện giao ME0.602.2 2 24 12 60 CMN
thông

23
Tự động hóa quá
62 trình sản xuất ME2.016.2 2 24 12 60 CN
FMS&CIM
63 Thị giác máy ME2.017.3 3 30 15 10 15 90 CN
Điều khiển logic -
64 3 24 12 10 30 90 CMN
PLC EE0.014.3
Đồ án thiết kế Cơ
65 ME2.018.2 2 60 60 CN
điện tử 2
Cộng 19
HỌC KỲ 9 (Trình độ đào tạo Kỹ sư)

Hệ thống điều khiển


66 ME2.019.2 2 24 12 60 CN
đa biến
67 Điều khiển Robot ME2.020.3 3 30 30 90 CN
TKMH Điều khiển
68 ME2.021.1 1 15 30 CN
Robot
a - Mạng truyền
EE3.014.3 30 15 10 15 90 CMN
thông công nghiệp
69 b - Máy và khuôn gia 3
công vật liệu chất ME1.409.3 24 12 30 90 CMN
dẻo
70 Quản lý sản xuất CM2.404.2 2 24 12 60 CS
71 Động lực học máy ME2.022.3 3 30 30 90 CN
Hệ thống cơ điện tử
72 trong giao thông và ME2.023.3 3 30 30 90 CN
công nghiệp
Thực tập chuyên
73 ME2.024.2 2 60 CN
ngành 60
Cộng 19
HỌC KỲ 10 (Trình độ đào tạo
Kỹ sư)
Thực tập tốt nghiệp
ME2.025.5 5 150 CN
74 Kỹ sư 150
Đồ án tốt nghiệp Kỹ
75 ME2.026.10 10 300 300 CN

Cộng 15
Tổng số tín chỉ
180
CTĐT Kỹ sư:

24
PHẦN 3: MÔ TẢ TÓM TẮT NỘI DUNG CÁC HỌC PHẦN

3.1. CÁC HỌC PHẦN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH KỸ
THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ

3.1.1. Các môn học học kỳ I

3.1.1.1. Môn học "Giáo dục quốc phòng - an ninh F1"


Mã số: DE0.001.3 Số thứ tự môn học: 1
Số TC: 3 Bố trí vào học kỳ: 1
Nội dung Học phần "Giáo dục quốc phòng - an ninh F1":
Nghiên cứu những quan điểm cơ bản có tính chất lý luận của Đảng về đường lối quân
sự, bao gồm: những vấn đề cơ bản của học thuyết Mác-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
chiến tranh, quân sự và bảo vệ Tổ quốc; quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng
toàn dân, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, an
ninh nhân dân; về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng,
an ninh và một số nội dung cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các thời kỳ.
3.1.1.2. Môn học "Giáo dục quốc phòng - an ninh F2"
Mã số: DE0.002.2 Số thứ tự môn học: 2
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 1
Nội dung Học phần "Giáo dục quốc phòng - an ninh F2":
Nghiên cứu các nội dung cơ bản về công tác quốc phòng - an ninh hiện nay gồm: Phòng
chống chiến lược "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá
cách mạng Việt Nam; Phòng chống dịch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao;
Công tác xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên công
nghiệp quốc phòng; Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia; Đấu tranh
phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam;
Bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; Xây dựng phong trào toàn dân bảo
vệ an ninh Tổ quốc và phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội.
3.1.1.3. Môn học "Giáo dục quốc phòng - an ninh F3"
Mã số: DE0.003.1 Số thứ tự môn học: 3
Số TC: 1 Bố trí vào học kỳ: 1
Nội dung Học phần "Giáo dục quốc phòng - an ninh F3":
Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về: Đội ngũ đơn vị; sử dụng Bản đồ
quân sự; tính năng tác dụng, cấu tạo, sử dụng, bảo quản các loại vũ khí Bộ binh: AK, RPĐ,
CKC, B40, B41. Đặc điểm tính năng, kỹ thuật sử dụng thuốc nổ; phòng chống vũ khí hủy
diệt lớn; cấp cứu ban đầu vết thương chiến tranh và ba môn quân sự phối hợp.
Giới thiệu đặc điểm, âm mưu thủ đoạn, một số mục tiêu thường gặp trong và ngoài công
sự. Hành động của người chiến sĩ và cách đánh từng loại mực tiêu.
Trang bị cho người học một số kỹ năng cơ bản về lý thuyết bắn, thực hành bắn ngắm
chụm, trúng và tập bắn mục tiêu cố định.
3.1.1.4. Môn học "Giáo dục quốc phòng - an ninh F4"
Mã số: DE0.004.2 Số thứ tự môn học: 4
25
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 1
Nội dung Học phần "Giáo dục quốc phòng - an ninh F4":
Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về: Đội ngũ đơn vị; sử dụng Bản đồ
quân sự; tính năng tác dụng, cấu tạo, sử dụng, bảo quản các loại vũ khí Bộ binh: AK, RPĐ,
CKC, B40, B41. Đặc điểm tính năng, kỹ thuật sử dụng thuốc nổ; phòng chống vũ khí hủy
diệt lớn; cấp cứu ban đầu vết thương chiến tranh và ba môn quân sự phối hợp.
Giới thiệu đặc điểm, âm mưu thủ đoạn, một số mục tiêu thường gặp trong và ngoài công
sự. Hành động của người chiến sĩ và cách đánh từng loại mực tiêu.
Trang bị cho người học một số kỹ năng cơ bản về lý thuyết bắn, thực hành bắn ngắm
chụm, trúng và tập bắn mục tiêu cố định.
3.1.1.5. Môn học "Hóa học ứng dụng"
Mã số: BS0.402.2 Số thứ tự môn học: 5
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 1
Nội dung Học phần "Hóa học ứng dụng":
Giới thiệu thuyết cấu tạo vật chất. Các dạng liên kết và tồn tại trong thế giới. Các trạng
thái ngưng kết. Những nguyên lý của các quá trình hóa học (ứng dụng của nguyên lý I và
II trong hóa học; cân bằng hóa học, cân bằng pha; vận tốc phản ứng, các yếu tố ảnh hưởng
tới vận tốc phản ứng…); Các tính chất của dung dịch; Tính toán xác định được pH của môi
trường; Các tính chất điện hóa, sức điện động của pin, điện phân và các ứng dụng trong mạ
điện, sơn - các nguồn dòng hóa học (pin, ắc quy...).
3.1.2.6. Môn học “Đại số tuyến tính"
Mã số: BS0.102.2 Số thứ tự môn học: 6
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ:1
Nội dung Học phần “Đại số tuyến tính":
Chương trình này có 2 tín chỉ lên lớp, được chia làm 3 chương. Chương I: Trình bày các
khái niệm cơ bản về tập hợp, ánh xạ cũng như số phức, làm cơ sở cho các chương tiếp sau.
Chương II: Trình bày các khái niệm cơ bản của đại số tuyến tính như định thức, ma trận,
hệ phương trình tuyến tính cùng trị riêng và vector riêng của ma trận. Chương III: Giới
thiệu sơ lược về không gian vector hữu hạn chiều trong đó có không gian Euclid. Trang bị
những kiến thức cần thiết để hiểu về các đường cong, mặt cong chính tắc bậc hai, làm cơ
sở cho học viên học các loại tích phân đường và mặt trong Giải tích.
3.1.1.7. Môn học "Giải tích 1"
Mã số: BS0.001.2 Số thứ tự môn học: 7
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 1
Nội dung Học phần "Giải tích 1":
Số thực và dãy số thực, hàm số một biến số. Giới hạn và liên tục, đạo hàm và vi phân.
Các định lý về hàm khả vi. Quy tắc L’Hospital, khai triển Taylor. Tích phân bất định, tích
phân xác định, tích phân suy rộng. Chuỗi số và chuỗi hàm.
3.1.1.8. Môn học "Nhập môn Ngành Kỹ thuật Cơ điện tử"
Mã số: ME2.001.3 Số thứ tự môn học: 9
Số TC: 3 Bố trí vào học kỳ: 1
Nội dung Học phần "Nhập môn Ngành Kỹ thuật Cơ điện tử":
26
Học phần này giới thiệu mục tiêu, chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo và vị trí việc làm
của ngành kỹ thuật Cơ điện tử. Môn học cung cấp cho người học các kiến thức tổng quan
về kỹ thuật phương tiện đường sắt, máy động lực, máy xây dựng. Ngoài ra, môn học còn
trang bị các kỹ năng mềm, làm việc nhóm, xây dựng đề án, trình bày một vấn đề khoa học.
Tạo điều kiện cho sinh viên được trải nghiệm trong phòng thí nghiệm hoặc thăm quan thực
tế tại các cơ sở sản xuất trong ngành cơ khí.
3.1.1.9. Môn học "Giáo dục thể chất F1"
Mã số: PE0.001.1 Số thứ tự môn học: 8
Số TC: 1 Bố trí vào học kỳ: 1
Nội dung Học phần "Giáo dục thể chất F1":
Những khái niệm cơ bản về chuyên ngành GDTC và TDTT. Kiến thức về tác dụng của
tập luyện TDTT đối với sức khỏe và sự phát triển thể chất. Các nguyên tắc cơ bản của tập
luyện GDTC. Các kiến thức về kiểm tra y học, tự kiểm tra y học TDTT và vệ sinh TDTT.
Những kỹ năng vận động cơ bản, kỹ thuật một số môn thể thao nằm trong chương trình
GDTC trong các trường đại học và cao đẳng không chuyên về TDTT. Phát triển toàn diện
về thể lực cho sinh viên, nâng cao khả năng tập luyện và thi đấu thể thao của sinh viên.

3.1.2. Các môn học học kỳ II

3.1.2.1. Môn học "Triết học Mác-Lênin"


Mã số: PS0.001.2 Số thứ tự môn học: 10
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 2
Nội dung Học phần "Triết học Mác-Lênin":
Những nguyên lý triết học cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là những nguyên lý cơ bản
về thế giới quan và phương pháp luận chung nhất, bao gồm những nguyên lý của chủ nghĩa
duy vật biện chứng với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan khoa học; phép biện
chứng duy vật với tư cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, về những
quy luật chung nhất của sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy; chủ nghĩa
duy vật lịch sử với tư cách là sự vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật và phép
biện chứng vào việc nghiên cứu đời sống xã hội.
3.1.2.2. Môn học "Giải tích F2"
Mã số: BS0.002.2 Số thứ tự môn học: 11
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 2
Nội dung Học phần "Giải tích F2":
Giải tích 2 bao gồm các nội dung chính sau đây:
Hàm số nhiều biến số. Tích phân hai lớp, tích phân ba lớp: định nghĩa, tính chất, cách
tính, đổi biến trong tích phân nhiều lớp, ứng dụng của tích phân nhiều lớp. Tích phân đường
loại 1 và tích phân đường loại 2: định nghĩa, tính chất, cách tính, công thức Green, sự độc
lập của tích phân đối với đường lấy tích phân. Tích phân mặt loại 1 và tích phân mặt loại
2: định nghĩa, tính chất, cách tính, công thức Ostrogradsky-Gauss, công thức Stokes. Lý
thuyết trường: trường vô hướng, trường véctơ. Phương trình vi phân cấp 1 và cấp 2.
3.1.2.3. Môn học "Thống kế và xử lý số liệu"
Mã số: BS0.106.2 Số thứ tự môn học: 12
27
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 2
Nội dung Học phần "Thống kế và xử lý số liệu":
Thống kê mô tả. Đại cương về lý thuyết xác suất. Ước lượng tham số của đại lượng ngẫu
nhiên. Kiểm định giả thiết thống kê. Phân tích tương quan và hổi quy.
3.1.2.4. Môn học "Cơ lý thuyết"
Mã số: BS0.302.3 Số thứ tự môn học: 13
Số TC: 3 Bố trí vào học kỳ: 2
Nội dung Học phần "Cơ lý thuyết ":
Nội dung môn học bao gồm 6 chương, trong đó
Chương 1: Động học chất điểm gồm các các phương pháp cơ bản để nghiên cứu động
học gồm cơ sở toán học (các phép tính về véc tơ), các phương pháp để nghiên cứu chuyển
động gồm phương pháp véc tơ, phương pháp tự nhiên, phương pháp tọa độ (tọa độ Đề các,
tọa độ trụ, tọa độ cầu, tọa độ cực) và các bài tập áp dụng.
Chương 2: Động học vật rắn nghiên cứu các dạng chuyển động của vật rắn bao gồm
khái niệm về số bậc tự do của vật rắn, đặc điểm, tính chất của các dạng chuyển động đặc
biệt của vật rắn và chuyển động bất kỳ của vật rắn.
Chương 3: Chuyển động tổng hợp của chất điểm và vật rắn nghiên cứu chuyển động
tổng hợp của các chất điểm và vật rắn khi chúng đồng thời tham gia nhiều chuyển động
thành phần.
Chương 4: Tĩnh học nghiên cứu các tiên đề cơ bản của tĩnh học, phương pháp rút gọn
hệ lực phức tạp về một hệ lực đơn giản nhưng tương đương và nghiên cứu điều kiện cân
bằng của hệ lực tác dụng lên vật rắn.
Chương 5: Động lực học chất điểm và vật rắn nghiên cứu hai bài toán cơ bản của động
học chất điểm, động lực học chất điểm trong hệ quy chiếu phi quán tính. Thiết lập phương
trình động lực học cho cơ hệ nói chung và vật rắn nói riêng. Xây dựng các định luật bảo
toàn để giải các bài toán động lực học cơ hệ.
Chương 6: Cơ học giải tích nghiên cứu chuyển động của cơ hệ có liên kết. Dùng các
phép tính vi phân, tích phân và các hàm vô hướng để thiết lập các phương trình, các nguyên
lý cơ bản của động lực học cơ hệ có liên kết.
3.1.2.5. Môn học "Vật lý"
Mã số: BS0.201.3 Số thứ tự môn học: 14
Số TC: 3 Bố trí vào học kỳ: 2
Nội dung Học phần "Vật lý":
Học phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về: cơ học chất điểm, vật rắn,
nhiệt động lực học, cơ học chất lỏng, điện từ trường, quang học sóng hiện đại, ứng dụng
nghiên cứu cấu trúc vật liệu và vật lý lượng tử, cơ sở khoa học của vật liệu mới.
3.1.2.6. Môn học "Thí nghiệm Vật lý"
Mã số: BS0.202.1 Số thứ tự môn học: 15
Số TC: 1 Bố trí vào học kỳ: 2
Nội dung Học phần "Thí nghiệm Vật lý":
Sinh viên ứng dụng các kiến thức được học để bắt đầu làm quen với phương pháp thực
nghiệm trong vật lý, giúp cho các kỹ sư tương lai nắm được quy trình làm thực nghiệm.
28
Từ đó, giúp sinh viên hiểu được bản chất hiện tượng, giải thích và vận dụng các hiện tượng
vật lý trong cuộc sống, trong kỹ thuật và trong các môn học khác.
3.1.2.7. Môn học “Vẽ kỹ thuật F1"
Mã số: BS0.501.2 Số thứ tự môn học: 16
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 2
Nội dung Học phần “Vẽ kỹ thuật F1":
Phần 1 : Hình chiếu thẳng góc (gồm 2 chương): Các phương pháp chiếu; phương pháp
xác định vị trí của điểm, đường thẳng, mặt phẳng trong không gian; Phương pháp biến đổi :
Các phép biến đổi, biểu diễn mặt diện, mặt cong; giao các mặt.
Phần 2 : Bóng, hình chiếu trục đo và hình chiếu phối cảnh (gồm 4 chương): Phương
pháp hình chiếu trục đo: Bao gồm khái niệm, các loại hình chiếu trục đo và phương pháp
thực hiện; Phối cảnh mặt tranh phẳng thẳng đứng: Hệ thống hình chiếu và phương pháp vẽ
phối cảnh mặt tranh phẳng thẳng đứng dành cho kiến trúc; Phối cảnh mặt tranh nghiên: Hệ
thống hình chiếu và phương pháp thực hiện; Bóng trên các hình chiếu: Khái niệm và các
phương pháp thường dùng.
3.1.2.8. Môn học "Giáo dục thể chất F2"
Mã số: PE0.002.1 Số thứ tự môn học: 17
Số TC: 1 Bố trí vào học kỳ: 2
Nội dung Học phần "Giáo dục thể chất F2":
Những khái niệm cơ bản về chuyên ngành GDTC và TDTT. Kiến thức về tác dụng của
tập luyện TDTT đối với sức khỏe và sự phát triển thể chất. Các nguyên tắc cơ bản của tập
luyện GDTC. Các kiến thức về kiểm tra y học, tự kiểm tra y học TDTT và vệ sinh TDTT.
Những kỹ năng vận động cơ bản, kỹ thuật một số môn thể thao nằm trong chương trình
GDTC trong các trường đại học và cao đẳng không chuyên về TDTT. Phát triển toàn diện
về thể lực cho sinh viên, nâng cao khả năng tập luyện và thi đấu thể thao của sinh viên.

3.1.3. Các môn học học kỳ III

3.1.3.1. Môn học "Kinh tế chính trị Mác-Lênin"


Mã số: PS0.002.2 Số thứ tự môn học: 18
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 3
Nội dung Học phần "Kinh tế chính trị Mác-Lênin":
Trong phạm vi lý luận kinh tế chính trị của chủ nghĩa Mác - Lênin, đo là học thuyết giá
trị (giá trị lao động); học thuyết giá trị thặng dư; học thuyết về chủ nghĩa tư bản độc quyền
và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước; khái quát những quy luật kinh tế cơ bản của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từ giai đoạn hình thành đến giai đoạn phát triển cao
của nó.
Trong phạm vi chủ nghĩa xã hội khoa học, đó là những nguyên lý khoa học của chủ
nghĩa Mác - Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và tính trình cách mạng xã
hội chủ nghĩa; những vấn đề có tính quy luật của quá trình hình thành, phát triển hình thái
kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa và những định hướng cho hoạt động của giai cấp công
nhân trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình.
3.1.3.2. Môn học "Chủ nghĩa xã hội khoa học"
29
Mã số: PS0.003.2 Số thứ tự môn học: 19
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 3
Nội dung Học phần " Chủ nghĩa xã hội khoa học ":
Học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học giới thiệu cho sinh viên những nội dung cơ bản
về: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, CNXH và thời kỳ quá độ lên CNXH, dân chủ
xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa, cơ cấu xã hội - giai cấp và liên minh giai
cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên CNXH, vấn đề dân tộc và tôn giáo trong thời kỳ quá
độ lên CNXH, vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Qua đó, giúp sinh
viên nhận diện và giải quyết các vấn đề chính trị - xã hội nảy sinh trong thực tiễn quá trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
3.1.3.3. Môn học “Kỹ thuật nhiệt"
Mã số: ME0.101.3 Số thứ tự môn học: 20
Số TC: 3 Bố trí vào học kỳ: 3
Nội dung Học phần “Kỹ thuật nhiệt":
- Ứng dụng định luật nhiệt động 1 và 2 khảo sát các quá trình nhiệt động cơ bản của khí
lý tưởng và khí thực, chu trình lý thuyết của một số thiết bị động lực: động cơ đốt trong,
máy nén, máy lạnh...
- Khảo sát một số quá trình trao đổi nhiệt ổn định bằng các phương thức: dẫn nhiệt, đối
lưu, bức xạ; thiết bị trao đổi nhiệt.
3.1.3.4. Môn học "Cơ học vật liệu cơ khí"
Mã số: CE0.106.3 Số thứ tự môn học: 21
Số TC: 3 Bố trí vào học kỳ: 3
Nội dung Học phần "Cơ học vật liệu cơ khí":
Những khái niệm cơ bản, giả thiết về phương pháp nghiên cứu tính toán kết cấu thanh
về ba mặt : độ bền, độ cứng và độ ổn định. Nghiên cứu trạng thái ứng suất, biến dạng, quan
hệ ứng suất biến dạng. Các đặc trưng hình học (trọng tâm, mô men tĩnh, mô men quán
tính…) của hình phẳng. Các đặc trưng cơ học của vật liệu. Tính toán nội lực, ứng suất, biến
dạng, độ bền, độ cứng của thanh chịu kéo nén đứng tâm, xoắn thuần tuý, uốn phẳng. Ứng
xử của thanh chịu lực phức tạp: uốn xiên, uốn-kéo (nén), uốn-xoắn và chịu lực tổng quát.
Ổn định thanh bị nén. Ứng xử của kết cấu dưới tác động của tải trọng động. Tính độ bền
của kết cấu dưới tác động của ứng suất biến đổi theo thời gian.
3.1.3.5. Môn học “Tin học cơ sở"
Mã số: IT0.001.2 Số thứ tự môn học: 22
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 3
Nội dung Học phần “Tin học cơ sở":
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Tin học, các thao tác chính sử dụng
hệ điều hành Windows và các kỹ năng cơ bản về lập trình C để giải một số bài toán thông
thường.

3.1.3.6. Môn học "Nguyên lý máy"


Mã số: ME0.201.3 Số thứ tự môn học: 23
Số TC: 3 Bố trí vào học kỳ: 3
30
Nội dung Học phần "Nguyên lý máy":
Môn học trang bị cho sinh viên các phương pháp tính toán thiết kế cấu trúc, động học
và động lực học các cơ cấu và máy. Môn học còn trang bị cho sinh viên nguyên lý làm
việc, tính toán thiết kế một số cơ cấu thông dụng như cơ cấu thanh, cơ cấu cam, cơ cấu
bánh răng.
Bài tập lớn: Tính toán động học và động lực học cơ cấu, thiết kế cơ cấu cam, thiết kế cơ
cấu bánh răng.
3.1.3.7. Môn học “Vẽ kỹ thuật F2"
Mã số: BS0.502.3 Số thứ tự môn học: 24
Số TC: 3 Bố trí vào học kỳ: 3
Nội dung Học phần “Vẽ kỹ thuật F2":
Môn học đề cập đến những vấn đề chính sau: Trình bày bản vẽ kỹ thuật, vẽ hình học,
các hình biểu diễn, Hình chiếu trục đo, biểu diễn quy ước các mối ghép, bánh răng, dung
sai lắp ghép và nhám bề mặt, bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp
3.1.3.8. Môn học "Giáo dục thể chất F3"
Mã số: PE0.003.1 Số thứ tự môn học: 25
Số TC: 1 Bố trí vào học kỳ: 3
Nội dung Học phần "Giáo dục thể chất F3":
Những khái niệm cơ bản về chuyên ngành GDTC và TDTT. Kiến thức về tác dụng của
tập luyện TDTT đối với sức khỏe và sự phát triển thể chất. Các nguyên tắc cơ bản của tập
luyện GDTC. Các kiến thức về kiểm tra y học, tự kiểm tra y học TDTT và vệ sinh TDTT.
Những kỹ năng vận động cơ bản, kỹ thuật một số môn thể thao nằm trong chương trình
GDTC trong các trường đại học và cao đẳng không chuyên về TDTT. Phát triển toàn diện
về thể lực cho sinh viên, nâng cao khả năng tập luyện và thi đấu thể thao của sinh viên.

3.1.4. Các môn học học kỳ IV

3.1.4.1. Môn học "Tư tưởng Hồ Chí Minh"


Mã số: PS0.005.2 Số thứ tự môn học: 26
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 4
Nội dung Học phần "Tư tưởng Hồ Chí Minh ":
Ngoài chương mở đầu, nội dung môn học gồm 7 chương: Chương 1 trình bày về cơ sở,
quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; từ Chương 2 đến Chương 7 trình
bày những nội dung cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh theo mục tiêu môn học.
3.1.4.2. Môn học “Truyền động thủy lực và khí nén”
Mã số: ME0.102.2 Số thứ tự môn học: 27
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 4
Nội dung Học phần “Truyền động thủy lực và khí nén”:
Môn học nêu các khái niệm về truyền động thủy lực và khí nén trong công nghiệp và
phương tiện vận tải, đặc tính của các phần tử trong hệ thống truyền động thủy lực và khí
nén, phương pháp tính toán các mạch truyền động cơ bản.
3.1.4.3. Môn học “Kỹ thuật điện"
Mã số: EE0.101.3 Số thứ tự môn học: 28
31
Số TC: 3 Bố trí vào học kỳ: 4
Nội dung Học phần “Kỹ thuật điện":
Trang bị cho sinh viên những kiến thức về phần mạch điện và máy điện. Gồm các nội
dung chính sau: Cách giải các bài tập mạch một pha, ba pha, cấu tạo, nguyên lý hoạt động,
sơ đồ thay thế, ứng dụng.. của MBA, động cơ điện, máy phát điện xoay chiều, một chiều,
cách chọn động cơ điện, các sơ đồ điều khiển.
3.1.4.4a. Môn học "Tiếng Anh B1"
Mã số: BS0.601.4 Số thứ tự môn học: 29 (môn tự chọn kỳ 4)
Số TC: 4 Bố trí vào học kỳ: 4
Nội dung Học phần “Tiếng Anh B1”:
Chương trình Tiếng Anh Cơ bản GE B1 gồm 4 tín chỉ được thiết kế dành cho sinh viên
Đại học Giao thông Vận tải có kết quả thi sát hạch đầu vào môn Tiếng Anh đạt trên 350
điểm, theo thang điểm bài thi TOEIC, hoặc đã hoàn tất học phần A2.
Mục đích của chương trình là cung cấp thêm cho người học kiến thức về Ngữ pháp
Tiếng Anh cơ bản, đồng thời củng cố và phát triển các kỹ năng ngôn ngữ chính, giúp người
học có thể hiểu được các dạng văn bản khác nhau về đề tài đời sống xã hội và thực hiện
các giao dịch thông thường bằng Tiếng Anh.
Chương trình Tiếng Anh Cơ bản GE B1 bao gồm 12 bài giảng, được sắp xếp theo trình
tự hợp lý, mở rộng hơn những nội dung Ngữ pháp Tiếng Anh cơ bản, được thể hiện qua
các hình thức giao tiếp khác nhau thông dụng trong xã hội. Các bài giảng đều có các hoạt
động và bài tập nhằm tăng cường thực hành các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết.
3.1.4.4b. Môn học "Tiếng Pháp B1"
Mã số: BS0.601.4 Số thứ tự môn học: 29 (môn tự chọn kỳ 5)
Số TC: 4 Bố trí vào học kỳ: 4
Nội dung Học phần “Tiếng Pháp B1”:
Học phần bao gồm các kiến thức được phân bổ theo bài, nhằm rèn luyện cả 4 kỹ năng:
Nghe, Nói, Đọc, Viết và nhằm cung cấp những kiến thức ngữ pháp, từ vựng cơ bản nhất.
Học phần được biên soạn theo nguyên tắc hướng tới mục tiêu đào tạo sau hai học phần:
sinh viên có thể thi đạt chứng chỉ quốc tế DELF B1, từ đó mở ra cơ hội thi các chứng chỉ
tiếp theo để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.
3.1.4.5. Môn học "Khoa học vật liệu cơ khí"
Mã số: ME0.301.3 Số thứ tự môn học: 30
Số TC: 3 Bố trí vào học kỳ: 4
Nội dung Học phần "Khoa học vật liệu cơ khí":
- Khoa học vật liệu là môn học nghiên cứu cấu tạo bên trong trên cơ sở đó để tìm ra các
tính chất cơ, lý, hóa của vật liệu
- Dùng các công nghệ để biến đổi cấu trúc bên trong của vật liệu nhằm tạo ra các cấu
trúc mới có tính chất phù hợp với yêu cầu sử dụng
- Giới thiệu các loại vật liệu sử dụng phổ biến trong kỹ thuật cơ khí và các phương pháp
hóa bền chung.
3.1.4.6. Môn học “Chi tiết máy”
Mã số: ME0.401.3 Số thứ tự môn học: 31
32
Số TC: 4 Bố trí vào học kỳ: 4
Nội dung Học phần “Chi tiết máy”:
Học phần Chi tiết máy trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về thiết kế chi tiết
máy như bánh răng, trục, ổ lăn, các bộ truyền cơ khí cũng như cách tính toán thiết kế các
mối ghép bu lông, hàn, mối ghép đinh tán.
3.1.4.7. Môn học "Giáo dục thể chất F4"
Mã số: PE0.004.1 Số thứ tự môn học: 32
Số TC: 1 Bố trí vào học kỳ: 4
Nội dung Học phần "Giáo dục thể chất F4":
Những khái niệm cơ bản về chuyên ngành GDTC và TDTT. Kiến thức về tác dụng của
tập luyện TDTT đối với sức khỏe và sự phát triển thể chất. Các nguyên tắc cơ bản của tập
luyện GDTC. Các kiến thức về kiểm tra y học, tự kiểm tra y học TDTT và vệ sinh TDTT.
Những kỹ năng vận động cơ bản, kỹ thuật một số môn thể thao nằm trong chương trình
GDTC trong các trường đại học và cao đẳng không chuyên về TDTT. Phát triển toàn diện
về thể lực cho sinh viên, nâng cao khả năng tập luyện và thi đấu thể thao của sinh viên.

3.1.5. Các môn học học kỳ V

3.1.5.1. Môn học "Lý thuyết động cơ"


Mã số: ME0.501.3 Số thứ tự môn học: 33
Số TC: 3 Bố trí vào học kỳ: 5
Nội dung Học phần "Lý thuyết động cơ":
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về diễn biến các quá trình xảy ra trong
xylanh động cơ đốt trong, nhiên liệu sử dụng trên động cơ đốt trong, nguyên lý làm việc
các hệ thống chính trên động cơ đốt trong.
3.1.5.2. Môn học "Kỹ thuật điện tử"
Mã số: EE0.102.2 Số thứ tự môn học: 34
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 5
Nội dung Học phần "Kỹ thuật điện tử":
Linh kiện điện tử: điot, BJT, FET. Kỹ thuật mạch tương tự: khuếch đại, tạo dao động,
ổn định điện áp một chiều. Kỹ thuật xung số: các mạch tạo xung, đại số lôgic và các mạch
lôgic tổ hợp.
3.1.5.3. Môn học “Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam”
Mã số: PS0.004.2 Số thứ tự môn học: 35
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 5
Nội dung Học phần "Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam”:
Ngoài chương mở đầu, nội dung môn học gồm 8 chương. Chương I: Sự ra đời của Đảng
cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng; Chương II: Đường lối đấu
tranh giành chính quyền (1930-1945); Chương III: Đường lối kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975); Chương IV: Đường lối công nghiệp hóa;
Chương V: Đường lối xây dựng nền Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa;
Chương VI: Đường lối xây dựng hệ thống chính trị; Chương VII: Đường lối xây dựng,
phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội; Chương VIII: Đường lối đối ngoại.
33
Nội dung chủ yếu của môn học là cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản có hệ
thống về đường lối của Đảng, đặc biệt là đường lối trong thời kỳ đổi mới.
3.1.5.4. Môn học “Đồ án Chi tiết máy”
Mã số: ME0.402.1 Số thứ tự môn học: 36
Số TC: 1 Bố trí vào học kỳ: 5
Nội dung Học phần “Đồ án chi tiết máy”:
Học phần trang bị cho sinh viên kỹ năng tính toán thiết kế các bộ truyền động cơ khí,
các chi tiết máy đỡ, nối và tính chọn các chi tiết tiêu chuẩn cũng như lựa chọn hệ thống
dung sai lắp ghép. Môn học cho phép sinh viên áp dụng lý thuyết tính toán chi tiết máy,
dung sai lắp ghép để giải quyết các bài toán thực tế thông qua việc tính toán thiết kế một
hộp giảm tốc cụ thể.
3.1.5.5. Môn học “Ứng dụng các phần mềm trong cơ khí”
Mã số: ME0.403.2 Số thứ tự môn học: 37
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 5
Nội dung Học phần “Ứng dụng các phần mềm trong cơ khí”:
Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất về xây dựng
mô hình, mô phỏng và xử lý kết quả trên các phần mềm mô phỏng.
3.1.5.6. Môn học “Dung sai và đo lường cơ khí”
Mã số: ME0.404.2 Số thứ tự môn học: 38
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 5
Nội dung Học phần “Dung sai và đo lường cơ khí”:
Dung sai và lắp ghép các mối thông dụng trong ngành chế tạo máy như mối ghép hình
trụ trơn, mối ghép then và then hoa, mối ghép ren, phương pháp giải bài toán chuỗi kích
thước và nguyên tắc cơ bản để ghi kích thước trên bản vẽ chi tiết, một số loại dụng cụ đo
và phương pháp đo các thông số cơ bản của chi tiết.
Kỹ thuật đo lường cơ khí đề cập đến những phương pháp đo các thông số cơ bản của
chi tiết cơ khí chế tạo máy, giới thiệu dụng cụ thiết bị đo, độ chính xác, thao tác, tính sai
số và xử lý kết quả đo.
3.1.5.7. Môn học “Kỹ thuật chế tạo máy"
Mã số: ME0.302.3 Số thứ tự môn học: 39
Số TC: 3 Bố trí vào học kỳ: 5
Nội dung môn học “Kỹ thuật chế tạo máy”:
Môn học trang bị những kiến thức cơ bản về phương pháp chế tạo phôi, cấu tạo, nguyên
lý làm việc và khả nảng công nghệ của các máy cắt gọt kim loại, thiết kế quy trình công
nghệ chế tạo các chi tiết máy, tính toán thiết kế đồ gá gia công cơ khí.
3.1.5.8. Môn học "Ngoại ngữ Cơ khí"
Mã số: ME0.901.3 Số thứ tự môn học: 40
Số TC: 3 Bố trí vào học kỳ: 5
Nội dung Học phần “Ngoại ngữ Cơ khí”:
Nhằm trang bị cho sinh viên một số thuật ngữ chuyên ngành và trình tự thực hiện các
công tác chuyên môn để sinh viên có thể đọc và tham khảo các giáo trình, tạp chí, quy trình
về chuyên ngành của mình; nâng cao kỹ năng đọc hiểu, trình bày và viết thuyết minh kỹ
34
thuật, bản vẽ, báo cáo, nhật ký gia công, qui trình công nghệ, … bằng tiếng Anh và nâng
cao kỹ năng giao tiếp trong tiếng Anh để giúp sinh viên có thể tự tin khi làm việc với các
chuyên gia nước ngoài.

3.1.6. Các môn học học kỳ VI

3.1.6.1. Môn học "Thực tập xưởng"


Mã số: ME0.902.2 Số thứ tự môn học: 41
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 4
Nội dung Học phần "Thực tập xưởng":
Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Cơ khí chế tạo. Cấu tạo,
nguyên lý làm việc, khả năng công nghệ của các máy: Tiện, Phay, Phay lăn răng, Bào,
Khoan, Doa, máy Hàn điện, máy hàn hơi, máy CNC. Lập các bước công nghệ, chế độ gia
công, thao tác, vận hành các máy để tạo ra các loại sản phẩm: (Đúc, Hàn, Tiện, Nguội,
Phay, Bào, Doa - Khoan,….). Biện pháp công nghệ nhằm đảm bảo độ chính xác gia công,
chất lượng bề mặt chi tiết, năng suất gia công. So sánh giữa lý thuyết và thực tế. Thành
thạo tay nghề.
3.1.6.2. Môn học “Dao động kỹ thuật”
Mã số: ME0.202.2 Số thứ tự môn học: 42
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 6
Nội dung Học phần “Dao động kỹ thuật”:
Trang bị cho người học một số kiến thức về dao động của máy và cơ cấu. Các ứng dụng
của nghiên cứu dao động trong kỹ thuật. Môn học cung cấp những kiến thức về lĩnh vực
dao động của hệ cơ học (hệ một bậc tự do và nhiều bậc tự do). Qua đó người học có thể áp
dụng tính toán dao động của một số phương tiện vận tải (ô tô, đầu máy, toa xe…). Học
viên được giới thiệu và thực hiện việc giải các bài toán dao động bằng máy vi tính.
3.1.6.3. Môn học “Ngôn ngữ lập trình C++”
Mã số: IT0.101.2 Số thứ tự môn học: 43
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 6
Nội dung môn học “Ngôn ngữ lập trình C++”:
Học phần này nhằm cung cấp những lý thuyết và kỹ năng về lập trình hướng đối tượng
và ngôn ngữ C++. Đây là những kiến thức quan trọng giúp cho sinh viên có thể tiếp cận với
một phương pháp lập trình tiên tiến hiện nay trên thế giới. Với những gì đã được học, sinh
viên sẽ bước đầu biết xây dựng những phần mềm lớn và phức tạp hơn.
3.1.6.4. Môn học “Robot công nghiệp”
Mã số: ME2.002.2 Số thứ tự môn học: 44
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 6
Nội dung Học phần “Rôbốt công nghiệp”:
Môn học trang bị cho sinh viên thuộc ngành Kỹ thuật Cơ điện tử nắm được các nguyên
lý tính toán động học và động lực học tay máy và người máy đang được ứng dụng trong
công nghiệp. Các phương pháp tính toán giải các bài toán về chuyển vị, vận tốc và gia tốc.

35
Các nguyên lý, các phương trình, mô hình để giải các bài toán dộng học và động lực học
trong thiết kế chế tạo rôbốt công nghiệp.
3.1.6.5. Môn học “Hệ thống cơ điện tử”
Mã số: ME0.203.2 Số thứ tự môn học: 45
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 6
Nội dung Học phần “Hệ thống cơ điện tử”:
Môn học giúp cho người học một cái nhìn tổng quan về những hệ thống cơ điện tử điển
hình. Phân tích các thành phần cấu thành một hệ thống cơ điện tử như cảm biến (sensor),
cơ cấu chấp hành (actuator) và bộ điều khiển. Bài giảng sẽ phân tích và mô hình hóa các
thành phần của hệ thống, các tính chất đặc trưng của chúng, để từ đó có thể phân tích quan
hệ động lực học của toàn bộ hệ thống. Trong đó nội dung sẽ tập trung vào các hệ thống cơ
khí, điều khiển các hệ thống cơ khí, tín hiệu trao đổi thông tin giữa các thành phần, thu
nhận tín hiệu (đo các đại lượng cơ khí bằng cảm biến) cũng như xử lý tín hiệu.
3.1.6.6. Môn học “Kỹ thuật số”
Mã số: ME2.003.3 Số thứ tự môn học: 46
Số TC: 3 Bố trí vào học kỳ: 6
Nội dung Học phần “Kỹ thuật số”
Nội dung chính của học phần nhằm trang bị cho sinh viên thuộc ngành Kỹ thuật Cơ điện
tử những kiến thức cơ bản về hệ thống số đếm, mã số học, các lý thuyết cơ sở về đại số
logic, các bước thiết kế hệ tổ hợp, các bước thiết kế hệ tuần tự, cụ thể như hệ giải mã, mã
hóa, dồn kênh, phân kênh, các mạch số học, Flipflop, thanh ghi, hệ đếm không đồng bộ,
đồng bộ, máy trạng thái, cuối cùng sinh viên có khả năng thực hiện logic các hệ thống bằng
cổng logic, bằng mạch giải mã, MUX, PLDs...
3.1.6.7. Môn học “Công nghệ CAE/FEM”
Mã số: ME0.204.2 Số thứ tự môn học: 47 (môn tự chọn kỳ 6)
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 6
Nội dung Học phần “Công nghệ CAE/FEM”:
Trang bị cho người học một số kiến thức về phương pháp phần tử hữu hạn (FEM), phân
biệt và biết cách sử dụng một số phần tử (finite element) cơ bản, xây dựng được mô hình
FE của các cấu trúc đơn giản, hiểu và đánh giá được kết quả mô phỏng cũng như nhận thức
được lợi ích và hạn chế của FEM.
3.1.6.8. Môn học “Hệ điều hành máy tính”
Mã số: IT0.102.2 Số thứ tự môn học: 47 (môn tự chọn kỳ 6)
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 6
Nội dung Học phần “Hệ điều hành máy tính”:
Môn học bắt đầu bằng việc giới thiệu các kiến thức chung, như khái niệm hệ điều hành,
nhiệm vụ, chức năng và cấu trúc của hệ điều hành. Sau đó là phần đi sâu về những phần
cơ bản trong hệ điều hành, đó là: quản lý bộ nhớ, quản lý tiến trình, quản lý processor,
quản lý vào ra. Ngoài ra, môn học còn giới thiệu cấu trúc và nguyên lý hoạt động của một
số hệ điều hành mạng như Windows, Unix, Linux.
3.1.6.7. Môn học “Kỹ thuật đo lường và cảm biến”

36
Mã số: ME2.004.2 Số thứ tự môn học: 48
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 6
Nội dung Học phần “Kỹ thuật đo lường và cảm biến”:
Sau khi kết thúc học phần người học nắm được các khái niệm cơ bản về kỹ thuật đo
lường các đại lượng điện và không điện, nắm được các nguyên lý hoạt động của các thiết
bị đo và các cảm biến, thiết kế ghép nối được cảm biến với các thiết bị xử lý trong các hệ
thống tự động hóa.
3.1.6.8. Môn học "Các phương pháp gia công tiên tiến"
Mã số: ME0.304.2 Số thứ tự môn học: 49
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 6
Nội dung Học phần "Các phương pháp gia công tiên tiến":
Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về những phương pháp gia công
tiên tiến hiện nay như: Gia công bằng tia nước, gia công bằng dòng hạt mài, gia công siêu
âm… Ưu nhược điểm, phạm vi sử dụng của từng phương pháp gia công tiên tiến từ đó giúp
sinh viên nắm được các công nghệ mới phục vụ cho quá trình chế tạo chi tiết.

3.1.7. Các môn học học kỳ VII

3.1.7.1. Môn học "Thí nghiệm kỹ thuật cơ khí"


Mã số: ME0.903.2 Số thứ tự môn học: 50
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 7
Nội dung Học phần “Thí nghiệm kỹ thuật cơ khí”:
- Nguyên tắc xây dựng đề cương và thực hành thí nghiệm cơ khí
- Nguyên lý hoạt động, các thông số kỹ thuật cơ bản của các thiết bị: thiết bị đo lường,
các thiết bị phục vụ thiết kế, máy gia công CNC, thiết bị kiểm tra không phá huỷ, một số
phần mềm sử dụng trong tính toán, thiết kế cơ khí, Lập trình trên hệ thống sản xuất tự động
- Các phương pháp vận hành, sử dụng thiết bị:
+ Tính toán dung sai và sử dụng thiết bị đo cơ khí.
+ Phương pháp vận hành, sử dụng máy siêu âm dò vết nứt.
+ Phương pháp vận hành, sử dụng các thiết bị, giới thiệu phần mềm đo lường phục
vụ thiết kế: máy đo kích thước 3 chiều, máy quét vật thể 3D laser
+ Phương pháp vận hành, sử dụng các thiết bị, giới thiệu phần mềm đo và phân
tích dao động máy móc.
+ Phương pháp vận hành, sử dụng các thiết bị, giới thiệu phần mềm vận hành mô
hình hệ thống sản suất tự đông (CIM)
+ Phương pháp vận hành, sử dụng các thiết bị, giới thiệu phần mềm vận hành đánh
giá chất lượng động cơ đốt trong: Bệ thử công suất động cơ, máy đo độ ồn, phân tích
khí xả
+ Đại cương về vận hành và phần mềm điều khiển trên máy CNC: máy phay, máy
tiện, trung tâm phay 3 trục CNC
3.1.7.2. Môn học “Kỹ thuật vi xử lý”

37
Mã số: ME2.005.3 Số thứ tự môn học: 51
Số TC: 3 Bố trí vào học kỳ: 7
Nội dung Học phần “Kỹ thuật vi xử lý”:
Trang bị cho sinh viên Kỹ thuật Cơ điện tử những kiến thức cơ bản về cấu trúc phần
cứng của vi điều khiển và phương pháp lập trình cho vi điều khiển. Ngoài ra, môn học này
còn cung cấp cho sinh viên Kỹ thuật Cơ điện tử khả năng có thể tự thiết kế ra những hệ
thống điều khiển sử dụng vi điều khiển đảm bảo yêu cầu của thực tế.
3.1.7.3. Môn học "Điện tử công suất"
Mã số: ME2.006.2 Số thứ tự môn học: 52
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 7
Nội dung Học phần "Điện tử công suất ":
Môn học “Điện tử công suất“ nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các
phần tử bán dẫn công suất và các mạch điện tử công suất. Thông qua môn học sinh viên
hiểu biết được các thiết bị bán dẫn như điôt, MOSFET, tiristo, tranzito, cũng như nguyên
lý hoạt động của các mạch chỉnh lưu, biến đổi xung áp, nghịch lưu và biến tần, thực
hành mô phỏng các mạch điều khiển động cơ.
trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể
của dự án và các mục đích đề ra. Dự án là tổng thể những chính sách, hoạt động và chi phí
liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong một thời
gian nhất định.
3.1.7.4. Môn học " Gia công trên máy gia công điều khiển số”
Mã số: ME2.007.4 Số thứ tự môn học: 53
Số TC: 4 Bố trí vào học kỳ: 7
Nội dung Học phần “Gia công trên máy gia công điều khiển số”:
Môn học “Gia công trên máy gia công điều khiển số” nhằm trang bị cho sinh viên thuộc
ngành Kỹ thuật Cơ điện tử nắm được các cơ bản về điều khiển số, phương pháp lập trình
và ứng dụng gia công chi tiết trên một số loại máy công cụ điều khiển số như tiện, phay,
khoan, các trung tâm gia công và máy gia công tia lửa điện. Biết sử dụng các chương trình
phần mềm thông dụng về CAD/CAM. Nắm được các phương pháp tính toán, lựa chọn đồ
gá, dao...cho các máy gia công điều khiển số. Vận hành được các máy gia công điều khiển
số để gia công được các chi tiết theo yêu cầu.
3.1.7.5. Môn học “Mô phỏng thiết kế hệ thống điều khiển tự động”
Mã số: ME2.008.2 Số thứ tự môn học: 54
Số TC: 3 Bố trí vào học kỳ: 7
Nội dung Học phần “Mô phỏng thiết kế hệ thống điều khiển tự động”:
Trang bị cho sinh viên các kiến thức về hệ thống điều khiển tự động, có thể sử dụng
Matlab phục vụ các bài toán kỹ thuật nói chung và cho phân tích hệ thống điều khiển tự
động nói riêng.
3.1.7.6a. Môn học “Truyền động công suất”
Mã số: ME2.009.2 Số thứ tự môn học: 55a (môn tự chọn kỳ 7)
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 7
38
Nội dung Học phần “Truyền động công suất”:
Truyền động công suất là một môn học chuyên môn của ngành Kỹ thuật Cơ điện tử
nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức chủ yếu về truyền động cơ khí, thuỷ lực, khí
ép và điện dùng trong công nghiệp và giao thông. Môn học cung cấp cho sinh viên kiến
thức về nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm của các hệ thống truyền động đang sử dụng
trên các phương tiện giao thông. Môn học còn cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ
bản về điều khiển hệ thống truyền động.
3.1.7.7a. Môn học “TKMH truyền động công suất”
Mã số: ME2.010.1 Số thứ tự môn học: 56a (môn tự chọn kỳ 7)
Số TC: 1 Bố trí vào học kỳ: 7
Nội dung Học phần “TKMH truyền động công suất”:
Nội dung Học phần “ Thiết kế môn học Truyền động công suất”: Giúp cho sinh viên
biết được các phương pháp nghiên cứu, ứng dụng lý thuyết vào thực tế tìm hiểu nguyên lý
làm việc, thiết kế một hệ thống truyền động công suất.
3.1.7.6b. Môn học “Truyền động điện”
Mã số: ME2.011.2 Số thứ tự môn học: 55b (môn tự chọn kỳ 7)
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 7
Nội dung Học phần “Truyền động điện”:
Truyền động điện là tập hợp các thiết bị để biến đổi điện năng thành cơ năng và điều
khiển dòng năng lượng ấy. Các phần tử chính của một hệ Truyền động điện bao gồm: động
cơ điện, bộ biến đổi công suất và bộ điều khiển. Trong môn học này, sinh viên sẽ được
trang bị các kiến thức cơ bản như: đặc tính cơ, các trạng thái hãm, quá trình khởi động và
phương pháp thay đổi tốc độ của các loại động cơ: động cơ một chiều, động cơ xoay chiều
không đồng bộ và động cơ xoay chiều đồng bộ. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được trang bị
các kiến thức liên quan đến quá trình quá độ trong truyền động điện và tính chọn công suất
động cơ.
3.1.7.7b. Môn học “TKMH Truyền động điện”
Mã số: ME2.012.1 Số thứ tự môn học: 56b (môn tự chọn kỳ 7)
Số TC: 1 Bố trí vào học kỳ: 7
Nội dung Học phần “TKMH Truyền động điện”:
Mục đích chính của học phần này nhằm giúp sinh viên xác định được phương pháp
nghiên cứu, ứng dụng lý thuyết được trang bị trong môn “Truyền động điện” vào việc phân
tích, đánh giá, lựa chọn và điều khiển các loại động cơ điện.
3.1.7.8. Môn học "Đồ án thiết kế Cơ điện tử 1"
Mã số: ME2.013.2 Số thứ tự môn học: 57
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 7
Nội dung Học phần “Đồ án thiết kế Cơ điện tử 1”:
Đồ án thiết kế Cơ điện tử 1 nhằm giúp sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ điện tử vận dụng
kiến thức về thiết kế, kiến thức liên ngành về cơ khí, điện, điện tử, công nghệ thông tin để
thiết kế hệ thống cơ điện tử. Biết vận dụng kiến thức đã học để tính toán, lựa chọn các phần
tử, các bộ phận thiết bị, thiết kế các cụm chi tiết, các bộ truyền động,… của một hệ thống
39
cơ điện tử. Có khả năng thiết kế theo nhóm, được rèn luyện kỹ năng làm việc trong tập thể
có sự phân công theo lĩnh vực chuyên môn. Được rèn luyện tư duy tổng hợp và hệ thống.
Biết khảo sát đánh giá hiệu quả kinh tế, khả năng ứng dụng của sản phẩm.
Nội dung: Giới thiệu mục tiêu, nội dung học phần. Lựa chọn đề tài nghiên cứu, khảo sát,
thực nghiệm. Lựa chọn cấu trúc, xây dựng mô hình. Tính toán, thiết kế, lựa chọn các bộ
phận của hệ thống cơ điện tử. Các giải pháp tích hợp, điều khiển hệ thống. Các phương
pháp lập trình tính toán và điều khiển. Viết báo cáo khoa học về đề tài nghiên cứu.

3.1.8. Các môn học học kỳ VIII

3.1.8.1. Môn học “Thực tập cử nhân"


Mã số: ME2.014.3 Số thứ tự môn học: 58
Số TC: 3 Bố trí vào học kỳ: 8
Nội dung Học phần “Thực tập cử nhân”:
Đợt thực tập cử nhân tại hiện trường (Công ty, xí nghiệp, các đơn vị hoạt động trong
lĩnh vực cơ điện tử, cơ khí, tự động hóa) sau khi sinh viên đã được trang bị các lý thuyết
kiến thức về cơ sở ngành, chuyên môn ngành Kỹ thuật Cơ điện tử. Đợt thực tập giúp cho
sinh viên tiếp cận trực tiếp với thực tế về vận hành, khai thác các thiết bị cơ điện tử, các
thiết bị cơ khí, các dây truyền sản xuất, các thiết bị tự động hóa.... Các kiến thức thu được
sau khi thực tập sẽ giúp sinh viên nắm chắc kiến thức từ lý thuyết đến thực tế trong vận
dụng, quản lý, khai thác các thiết bị thuộc lĩnh vực cơ điện tử. Các kiến thức này giúp sinh
viên hình thành và thực hiện nhiệm vụ thiết kế đồ án tốt nghiệp cử nhân.
3.1.8.2. Môn học “Đồ án tốt nghiệp cử nhân"
Mã số: ME2.015.10 Số thứ tự môn học: 59
Số TC: 10 Bố trí vào học kỳ: 8
Nội dung Học phần “Đồ án tốt nghiệp cử nhân”:
Nội dung của đồ án tốt nghiệp cử nhân bao hàm tổng hợp các kiến thức cơ bản, cơ sở
và kiến thức chuyên ngành mà sinh viên đã được đào tạo trong Nhà trường, qua thực tế
thực tập cử nhân ở các đơn vị sản xuất cũng như các kỹ năng tự học tập của sinh viên dưới
sự hướng dẫn của các giảng viên.
Qua làm Đồ án tốt nghiệp sinh viên thể hiện trình độ kiến thức tổng hợp của mình vận
dụng để giải quyết trọn vẹn một số vấn đề kỹ thuật cụ thể trong lĩnh vực kỹ thuật Cơ điện
tử gắn liền với yêu cầu của thực tế sản xuất.

3.2. CÁC HỌC PHẦN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KỸ SƯ NGÀNH KỸ THUẬT
CƠ ĐIỆN TỬ

3.2.1. Các môn học học kỳ VIII

3.2.1.1. Môn học "Toán kỹ thuật"


Mã số: BS0.012.2 Số thứ tự môn học: 58
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 8
Nội dung Học phần “Toán kỹ thuật”:

40
Môn học giới thiệu một số dạng bài toán như giải phương trình, hệ phương trình, nội
suy và xấp xỉ hàm số, tính gần đúng đạo hàm và tích phân, phương trình vi phân, phương
trình đạo hàm riêng, tối ưu …và các phương pháp cơ bản để giải số các bài toán đó.
3.2.1.2. Môn học "Quản lý sản xuất"
Mã số: CM2.404.2 Số thứ tự môn học: 59
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 8
Nội dung Học phần “Quản lý sản xuất”:
Nội dung học phần Quản lý sản xuất trình bày các chức năng quản lý quan trọng của kỹ
sư Kỹ thuật được biên soạn nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức quản lý trong thực
tiễn sản xuất của doanh nghiệp.
3.2.1.3. Môn học "Công nghệ CAD/CAM"
Mã số: ME0.406.3 Số thứ tự môn học: 60
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 8
Nội dung Học phần “Công nghệ CAD/CAM”:
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức về hệ thống CAD/CAM, sử dụng
phền mềm Mastercam. Có kỹ năng phân tích, nhận diện và xác định các yêu cầu kỹ thuật
của các đối tượng trong hệ thống CAD/CAM. Từ đó lập kế hoạch triển khai: thiết kế, chế
tạo cho các chi tiết cơ khí.
3.2.1.4. Môn học“Trang bị điện trên phương tiện giao thông”
Mã số: ME0.602.2 Số thứ tự môn học: 61
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 8
Nội dung Học phần “Trang bị điện trên phương tiện giao thông”:
Nội dung chính của môn học nhằm trang bị cho sinh viên thuộc ngành Kỹ thuật Cơ điện
tử, Trang bị điện, điện tử GTVT nhưng kiến thức tổng quát, sơ đồ, nguyên tắc làm việc của
các hệ thống, mạch điện - cơ, điện - điện tử trên các phương tiện chủ yếu của giao thông
đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và hàng không. Đồng thời môn học cũng cung cấp những
kiến thức về các phương pháp, quá trình điều khiển, điều chỉnh tự động trên một số phương
tiện giao thông có công suất lớn, cũng như các đặc điểm cấu tạo, kết cấu của các cụm thiết
bị phục vụ cho các quá trình đó.
3.2.1.5. Môn học “Tự động hoá quá trình sản xuất FMS &CIM”
Mã số: ME2.016.2 Số thứ tự môn học: 62
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 8
Nội dung Học phần “Tự động hoá quá trình sản xuất FMS &CIM”:
Môn học giúp sinh viên tiếp cận với các hệ thống sản xuất tự động linh hoạt với máy
gia công CNC và Robot công nghiệp. Bài giảng giới thiệu và phân tích hệ thống điển hình
của sản xuất linh hoạt là các tế bào sản xuất linh hoạt, hệ thống sản xuất linh hoạt và các
tuyến sản xuất linh hoạt. Sinh viên biết đến việc xây dựng lập trình điều khiển và giám sát
các hệ thống đó. Tiếp theo là việc lập kế hoạch với sự trợ giúp của máy tính cho các hệ
thống đó (Xí nghiệp số, Sản xuất ảo).
3.2.1.6. Môn học “Thị giác máy”
Mã số: ME2.017.3 Số thứ tự môn học: 63
41
Số TC: 3 Bố trí vào học kỳ: 8
Nội dung Học phần “Thị giác máy”:
Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về các phương pháp xử lý ảnh
số, về cấu hình của một số hệ thống xử lý ảnh và ý nghĩa của xử lý ảnh trong nhiều lĩnh
vực. Nội dung của học phần bao gồm tổng quan về xử lý ảnh, hệ thống xử lý tín hiệu hai
chiều, các phép biến đổi ảnh, các kỹ thuật nâng cao chất lượng ảnh. Một số phương pháp
phát hiện biên và tìm xương, các kỹ thuật hậu xử lý và ứng dụng của xử lý ảnh.
3.2.1.7. Môn học “Điều khiển logic - PLC”
Mã số: EE0.014.3 Số thứ tự môn học: 64
Số TC: 3 Bố trí vào học kỳ: 8
Nội dung Học phần “Điều khiển logic - PLC”:
Phương pháp phân tích, tổng hợp hệ thống điều khiển logic tổ hợp và tuần tự; phương
pháp phân tích, thiết kế và xây dựng hệ thống điều khiển logic sử dụng rơle-PLC bao gồm
tính chọn thiết bị rơle-PLC, thiết bị vào-ra với PLC, thiết kế sơ đồ mạch điện, kết nối phần
cứng, lập trình mô phỏng, lập trình PLC và vận hành thử nghiệm hệ thống điều khiển PLC
S7-1200/FX5U; nắm vững việc tổ chức chương trình điều khiển PLC và các lệnh lập trình
PLC S7-1200/FX5U cơ bản.
3.2.1.8. Môn học "Đồ án thiết kế Cơ điện tử 2"
Mã số: ME2.018.2 Số thứ tự môn học: 65
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 8
Nội dung Học phần “Đồ án thiết kế Cơ điện tử 2”:
Đồ án thiết kế Cơ điện tử 2 nhằm giúp sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ điện tử vận dụng
kiến thức về thiết kế, kiến thức liên ngành về cơ khí, điện, điện tử, công nghệ thông tin để
thiết kế hệ thống cơ điện tử. Biết vận dụng kiến thức đã học để tính toán, lựa chọn các phần
tử, các bộ phận thiết bị, thiết kế các cụm chi tiết, các bộ truyền động,… của một hệ thống
cơ điện tử. Có khả năng thiết kế theo nhóm, được rèn luyện kỹ năng làm việc trong tập thể
có sự phân công theo lĩnh vực chuyên môn. Được rèn luyện tư duy tổng hợp và hệ thống.
Biết khảo sát đánh giá hiệu quả kinh tế, khả năng ứng dụng của sản phẩm.
Nội dung: Giới thiệu mục tiêu, nội dung học phần. Lựa chọn đề tài nghiên cứu, khảo sát,
thực nghiệm. Lựa chọn cấu trúc, xây dựng mô hình. Tính toán, thiết kế, lựa chọn các bộ
phận của hệ thống cơ điện tử. Các giải pháp tích hợp, điều khiển hệ thống. Các phương
pháp lập trình tính toán và điều khiển. Viết báo cáo khoa học về đề tài nghiên cứu.

3.2.2. Các môn học học kỳ IX

3.2.2.1. Môn học “Hệ thống điều khiển đa biến”


Mã số: ME2.019.2 Số thứ tự môn học: 66
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 9
Nội dung Học phần “Hệ thống điều khiển đa biến”:
Nhằm trang bị cho sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ điện tử các kiến thức về điều khiển đa
biến: mô tả và phân tích hệ thống, các ứng dụng trong công nghiệp gia công số và rô bốt
công nghiệp, các phương pháp tính toán thiết kế hệ thống.
42
3.2.2.2. Môn học "Điều khiển robot"
Mã số: ME2.020.3 Số thứ tự môn học: 67
Số TC: 3 Bố trí vào học kỳ: 9
Nội dung Học phần “Điêù khiển rôbốt”:
Môn học trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về Robot như: các bộ phận cấu
thành của một Robot, phương pháp phân tích động học, động lực học của Robot; phương
pháp xây dựng hệ thống điều điều khiển thích hợp cho Robot thoả mãn các yêu cầu thực
tế. Bên cạnh những kiến thức cơ bản, môn học còn cung cấp một số phương pháp ứng dụng
tin học để hỗ trợ việc phân tích động học, động lực học, mô phỏng hoạt động của Robot và
lập trình điều khiển Robot.
3.2.2.3. Môn học "TKMH Điều khiển robot"
Mã số: ME2.021.1 Số thứ tự môn học: 68
Số TC: 1 Bố trí vào học kỳ: 9
Nội dung Học phần “TKMH Điều khiển rôbốt”:
Mục đích chính của học phần này nhằm giúp sinh viên xác định được phương pháp
nghiên cứu, ứng dụng lý thuyết được trang bị trong môn “Điều khiển robot” vào việc phân
tích, đánh giá và thiết kế bộ điều khiển cho một robot cụ thể.
3.2.2.4a. Môn học "Mạng truyền thông công nghiệp"
Mã số: EE3.010.3 Số thứ tự môn học: 69a (môn tự chọn kỳ 9)
Số TC: 3 Bố trí vào học kỳ: 9
Nội dung Học phần “Mạng truyền thông công nghiệp”:
Nội dung của môn học bao gồm kỹ thuật truyền dữ liệu, bao gồm kiến trúc mạng, môi
trường truyền dẫn, chế độ truyền tải, truy nhập bus, mã hóa bảo toàn dữ liệu; Giới thiệu về
công nghệ, kỹ thuật truyền dữ liệu tầm ngắn - tầm xa, truyền dẫn quang - vô tuyến; Mô
hình OSI, TCP/IP; Cấu trúc mạng truyền thông công nghiệp, các chuẩn và giao thức truyền
thông công nghiệp điển hình: Ethernet/IP, Profinet/Profibus, Modbus, CC-Link; CANopen,
DeviceNet ...
3.2.2.4b. Môn học "Máy và khuôn gia công vật liệu chất dẻo"
Mã số: ME1.409.3 Số thứ tự môn học: 69b (môn tự chọn kỳ 9)
Số TC: 3 Bố trí vào học kỳ: 9
Nội dung Học phần “Máy và khuôn gia công vật liệu chất dẻo”:
Học phần trang bị cho sinh viên Cơ điện tử các kiến thức cơ bản về máy và khuôn trong
gia công sản phẩm nhựa. Sinh viên hiểu được cấu tạo cơ bản của khuôn, quy trình thiết kế
khuôn và phân tích khuôn. Qua học phần sinh viên ứng dụng được các phần mềm
CAD/CAM/CAE đã học trong thiết kế, phân tích và gia công khuôn mẫu.
3.2.2.5a. Môn học “Khoa học quản lý”
Mã số: CM2.401.2 Số thứ tự môn học: 70a (môn tự chọn kỳ 9)
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 9
Nội dung Học phần “Khoa học quản lý”:

43
Nội dung cơ bản của học phần “Khoa học quản lý“ là cung cấp các kiến thức nền tảng
trong công tác quản lý nói chung, bao gồm: tổng quan về khoa học quản lý, quy luật và
nguyên tắc quản lý, thông tin và quyết định quản lý, chức năng lập kế hoạch, chức năng tổ
chức, điều hành trong quản lý, chức năng kiểm tra.
3.2.2.5b. Môn học “Dự án và quản lý dự án”
Mã số: CM2.402.2 Số thứ tự môn học: 70b (môn tự chọn kỳ 9)
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 9
Nội dung Học phần “Dự án và quản lý dự án”:
Quản lý dự án là ngành khoa học nghiên cứu về việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý,
giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời gian.
Những nội dung cơ bản của dự án và quản lý dự án gắn với tiến trình thực hiện dự án như
tổ chức và lập kế hoạch; cung cấp các kiến thức trong công tác quản lý dự án xuyên suốt
từ lúc bắt đầu hình thành dự án đến khi kết thúc dự án như quản lý tiến độ, chi phí và chất
lượng; quản lý rủi ro; giám sát...
3.2.2.6. Môn học “Động lực học máy”
Mã số: ME2.022.3 Số thứ tự môn học: 71
Số TC: 3 Bố trí vào học kỳ: 9
Nội dung Học phần “Động lực học máy”:
Trang bị cho người học một số kiến thức về động lực học của máy và cơ cấu, cung cấp
những kiến thức về lĩnh vực động lực học của hệ cơ học. Qua đó người học có thể áp dụng
tính toán giải quyết một số vấn đề về động lực học của cơ cấu có nhiều bậc tự do: ví dụ
như cân bằng máy, dao động xoắn của hệ trục.... Sinh viên được giới thiệu và thực hiên
việc giải các bài toán động lực học nói trên bằng máy vi tính.
3.2.2.7. Môn học "Hệ thống cơ điện tử trong giao thông và công nghiệp"
Mã số: ME2.023.3 Số thứ tự môn học: 72
Số TC: 3 Bố trí vào học kỳ: 9
Nội dung Học phần “Hệ thống cơ điện tử trong giao thông và công nghiệp”
Trên cơ sở của môn học hệ thống cơ điện tử, môn học hệ thống cơ điện tử trong giao
thông và công nghiệp tập trung đi sâu vào các ví dụ điển hình về hệ thống cơ điện tử ứng
dụng trong lĩnh vực giao thông và trong công nghiệp. Môn học nghiên cứu kỹ hơn về các
ứng dụng cụ thể của cơ cấu chấp hành, tiếp đó là ứng dụng cơ điện tử trong ô tô, cũng như
các phương tiện vận tải hiện đại nhằm nâng cao tính tiện nghi, an toàn và êm dịu khi vận
hành. Các ứng dụng của hệ thống cơ điện tử trong các máy công nghiệp, máy gia công số
CNC nhằm nâng cao độ chính xác và tính năng sử dụng cũng là một trong những nội dung
quan trọng của môn học. Thực hiện tích hợp hệ thống cũng như phân tích quan hệ động
lực học của các hệ thống cơ điện tử ứng dụng đó.
3.2.2.8. Môn học " Thực tập chuyên ngành"
Mã số: ME2.024.2 Số thứ tự môn học: 73
Số TC: 2 Bố trí vào học kỳ: 9
Nội dung Học phần “Thực tập chuyên ngành”:
44
Học phần nhằm tạo điều kiện cho sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ điện tử có cơ hội tiếp
cận với các máy móc gia công cơ khí, các hệ thống điều khiển tự động, các máy gia công
điều khiển số, các dây chuyền sản xuất công nghiệp, các hệ thống tự động hoá trong thực
tế sản xuất.

3.2.3. Các môn học học kỳ X

3.2.3.1. Môn học “Thực tập tốt nghiệp Kỹ sư"


Mã số: ME2.025.5 Số thứ tự môn học: 74
Số TC: 5 Bố trí vào học kỳ: 10
Nội dung Học phần “Thực tập tốt nghiệp Kỹ sư”:
Trang bị cho sinh viên thuộc ngành Kỹ thuật Cơ điện tử các kiến thức liên quan đến các
công việc, hoạt động của ngành Kỹ thuật Cơ điện tử. Các kiến thức cần thiết trong sản xuất
mà một kỹ sư chuyên ngành Cơ khí, tự động hoá cần thiết phải có. Ngoài ra sinh viên còn
có thể thực tập, lấy các số liệu về các lĩnh vực gia công số, tự động hoá sản suất, bố trí dây
chuyền sản xuất, các thiết bị chuyên dùng… trong các Xí nghiệp, Công ty và Tổng công
ty, Khu công nghiệp.
3.2.3.2. Môn học “Đồ án tốt nghiệp Kỹ sư"
Mã số: ME2.026.10 Số thứ tự môn học: 75
Số TC: 10 Bố trí vào học kỳ: 10
Nội dung Học phần “Đồ án tốt nghiệp Kỹ sư”:
Đồ án tốt nghiệp là nhiệm vụ cuối cùng và rất quan trọng để sinh viên ngành Kỹ thuật
Cơ điện tử kết thúc chương trình đào tạo Đại học, nhận bằng tốt nghiệp Kỹ sư Ngành Kỹ
thuật Cơ điện tử. Nội dung của đồ án tốt nghiệp bao hàm tổng hợp các kiến thức cơ bản,
cơ sở và kiến thức chuyên ngành mà sinh viên đã được đào tạo trong Nhà trường, qua thực
tế thực tập ở các đơn vị sản xuất cũng như các kỹ năng tự học tập của sinh viên dưới sự
hướng dẫn của các giảng viên trong bộ môn. Qua làm Đồ án tốt nghiệp sinh viên thể hiện
trình độ kiến thức tổng hợp của mình vận dụng để giải quyết trọn vẹn một số vấn đề kỹ
thuật cụ thể của ngành cơ khí, tự động hoá gắn liền với yêu cầu của thực tế sản xuất.

45
PHẦN 4: ĐỐI SÁNH CTĐT ĐÃ XÂY DỰNG VỚI CÁC CTĐT TRONG VÀ
NGOÀI NƯỚC

Trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo tích hợp Cử nhân - Kỹ sư Ngành Kỹ
thuật Cơ điện tử, Khoa Cơ khí Trường Đại học Giao thông vận tải đã tham khảo, đối sánh
chương trình đào tạo Ngành Kỹ thuật Cơ khí, Ngành Kỹ thuật Cơ điện tử của các
Trường/Viện Đại học sau:
Thờ
Khối
Trường/Viện Đại i Văn
TT Tên CTĐT lượng
học gian bằng
CTĐT
ĐT
4
Trường đại học Kỹ thuật Cơ điện tử
136 TC năm Cử nhân
1 Bách khoa Hà https://ts.hust.edu.vn/nganh-dao-
171 TC 5 Kỹ sư
nội/Viện Cơ khí tao/ky-thuat-co-dien-tu
năm
Kỹ thuật Cơ điện tử
Trường đại học Kỹ
https://drive.google.com/file/d/19 4,5
2 thuật công nghiệp 150 TC Kỹ sư
LCEJrcWaLSI4QocY456bPk_uk năm
Thái nguyên
DYv6Ub/view
Ngành Kỹ thuật Cơ điện tử
Trường đại học
http://www.aao.hcmut.edu.vn/inde 4
3 Bách khoa Hồ Chí 142 TC Cử nhân
x.php?route=catalog/chitietsv&pat năm
Minh
h=59_62&tid=492
Ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ
Trường đại học
điện tử 4
4 Công nghiệp Hà 154 TC Kỹ sư
https://fme.haui.edu.vn/media/29/ năm
Nội
uffile-upload-no-title29809.pdf
Ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ
Trường đại học điện tử
Công nghệ, Đại http://fema.uet.vnu.edu.vn/tin- 4
5 134 TC Kỹ sư
học Quốc gia Hà tuc/chuong-trinh-dao-tao-cu-nhan- năm
Nội cong-nghe-ky-thuat-co-dien-
tu.htm
Ngành Kỹ thuật Cơ điện tử
https://www.engr.ncsu.edu/wp-
NC State 4
6 content/uploads/2021/07/JEM198- 128 TC Bachelor
University, Hoa Kỳ năm
Approved-Curric-JEM-2020-09-
22.pdf

46
Ngành Kỹ thuật Cơ điện tử
California
https://www.calu.edu/academics/u
University of 4
7 ndergraduate/bachelors/mechatron 120 TC Bachelor
Pennsylvania, Hoa năm
ics-engineering-
Kỳ
technology/index.aspx
Ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ
điện tử
Purdue University, 4
8 https://www.admissions.purdue.ed 140 TC Bachelor
Hoa Kỳ năm
u/majors/a-to-z/mechatronics-
engineering-technology.php

47

You might also like