Academia.eduAcademia.edu
MỤC LỤC NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ISSN - 0866 - 7667 Số 35, tháng 3 - 2021 DI SẢN VĂN HÓA Tổng biên tập PGS.TS. ĐẶNG HOÀI THU Phó Tổng biên tập PGS.TS. PHẠM THỊ THU HƯƠNG Hội đồng biên tập PGS.TS. NGUYỄN VĂN CẦN PGS.TS. NGÔ VĂN GIÁ PGS.TS. TRẦN ĐỨC NGÔN PGS.TS. TRẦN THỊ MINH NGUYỆT PGS.TS. ĐỖ THỊ QUYÊN PGS.TS. DƯƠNG VĂN SÁU PGS.TS. PHAN VĂN TÚ Thư ký tòa soạn - Trị sự TS. Nguyễn Anh Thư Phan Việt Hà Dịch tiếng Anh ThS. Trương Sỹ Tâm Hiệu đính tiếng Anh ThS. Nguyễn Thị Thanh Hương Thiết kế bìa Họa sĩ Nguyễn Trần Cường Địa chỉ liên lạc: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI 418 Đê La Thành, Đống Đa, Hà Nội ĐT: 024.38511971 Email: nghiencuuvanhoa@huc.edu.vn Website: https://jcr.huc.edu.vn Giấy phép xuất bản số 1111/GP/BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22/6/2012. Nguyễn Thị Phương Châm: Ông Đám trong lễ hội đình Trà Cổ: Vai trò, vị thế và những chiều kết nối 5 Trần Văn Hiếu: Quyền văn hóa và vai trò của cộng đồng trong phục dựng lễ hội Minh Nông, Phú Thọ 14 Vũ Diệu Trung, Triệu Thị Tình: Giải pháp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc tỉnh Hà Giang 21 Đỗ Thị Hương Thảo: Thái úy Tô Hiến Thành - Từ di tích, truyền thuyết đến không gian văn hóa 31 TÔN GIÁO - TÍN NGƯỠNG Lê Thị Thu Hiền: Tín ngưỡng cư dân ven biển Đà Nẵng thời kỳ đô thị hóa: Xu hướng biến đổi và những vấn đề đặt ra 41 Lê Anh Tuấn: Nghi lễ hiến sinh đầu thế kỷ XX ở miền núi Đông Dương qua tập san BAVH (Chuyên đề “Những kẻ săn máu” - về dân tộc Katu ở vùng Trường Sơn, trong tập san BAVH, số 4, tập 25, xuất bản năm 1938) 51 Lê Thị Khánh Ly, Dương Hà My: Ảnh hưởng của giá trị văn hóa Phật giáo đến đạo đức và lối sống con người Việt Nam hiện nay 58 VĂN HÓA CẬN - HIỆN ĐẠI Đặng Hoài Thu: Vai trò của văn hóa, văn nghệ trong chiến dịch Điện Biên Phủ 67 Ngô Văn Phong: Nhận diện thể loại Emagazine trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay 73 Đỗ Trần Phương: Công tác quản lý hướng dẫn viên du lịch ở Việt Nam 82 TRAO ĐỔI - NGHIỆP VỤ Trương Thúy Mai: Về phương pháp “truyện kể” trong nghiên cứu văn hóa 88 Nguyễn Đình Lâm: Quan hệ logic giữa giả thuyết, luận điểm, luận cứ và phương pháp luận chứng trong lập luận khoa học 94 Nhất Xuân: Đọc “Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc”, nghĩ về cách tiếp cận trong nghiên cứu lễ hội 101 JOURNAL OF CULTURE RESEARCH CONTENTS No. 35, March - 2021 ISSN - 0866 - 7667 CULTURAL HERITAGE General Editor Assoc.Prof.,Ph.D. DANG HOAI THU Deputy General Editor Assoc.Prof.,Ph.D. PHAM THI THU HUONG Editorial Board Assoc.Prof.,Ph.D. NGUYEN VAN CAN Assoc.Prof.,Ph.D. NGO VAN GIA Assoc.Prof.,Ph.D. TRAN DUC NGON Assoc.Prof.,Ph.D. TRAN THI MINH NGUYET Assoc.Prof., Ph.D. DO THI QUYEN Assoc.Prof., Ph.D. DUONG VAN SAU Assoc.Prof.,Ph.D.PHAN VAN TU Editorial Secretary Ph.D. Nguyen Anh Thu Phan Viet Ha English Translator MA. Truong Sy Tam English Reviser MA. Nguyen Thi Thanh Huong Cover presentation Nguyen Tran Cuong Office Address: HANOI UNIVERSITY OF CULTURE No 418, La Thanh Road, Dong Da Dist., Hanoi City Tel: 024.38511971 Email: nghiencuuvanhoa@huc.edu.vn Website: https://jcr.huc.edu.vn Publish license No. 1111/GP/BTTTT by Ministry of Information and Communication dated 22nd June, 2012 Nguyen Thi Phuong Cham: Mr. Dam in the festival of Tra Co communal house: Role, position, and connection dimensions 5 Tran Van Hieu: Cultural rights and roles of community in the restoration process of Minh Nong festival - Phu Tho 14 Vu Dieu Trung, Trieu Thi Tinh: Solutions to preservation and promotion of intangible cultural heritage of ethnic people in Ha Giang province Do Thi Huong Thao: The high - ranking mandarin To Hien Thanh, from legends and vestiges to culture space 21 31 RELIGIONS AND BELIEFS Le Thi Thu Hien: Danang coastal residents’ belief in the industrialization process: Movement trends and issues 41 Le Anh Tuan: Hecatomb rituals in the Indochina moutainous region in the first half of 20th century through the journal BAVH (The special subject “Blood Hunters” - of the Katu ethnic minority in the Truong Son region written In the BAVH Journal, No. 4, volume 25, published in 1938) 51 Le Khanh Ly, Duong Ha My: The influence of Buddhist culture on the morality and lifestyle of the Vietnamese people 58 MODERN AND CONTEMPORARY CULTURE Dang Hoai Thu: The role of culture and arts in the Dien Bien Phu campaign 67 Ngo Van Phong: The identification of E-magazine on electronic newspapers network in Vietnam today 73 Do Tran Phuong: The management of tour guide in Vietnam 82 CDISCUSSION - PROFESSIONAL Truong Thuy Mai: The method of “narrative” in cultural research 88 Nguyen Dinh Lam: Logic relationship between the hypotheses, theoretical point, foundation and method of theoretical factual foundation in scientific argument 94 Nhat Xuan: Reading the book “Giong festival in Phu Dong and Soc temples”, thinking about approach method in festival research 101 DI SẢN VĂN HÓA THÁI ÚY TÔ HIẾN THÀNH TỪ DI TÍCH, TRUYỀN THUYẾT ĐẾN KHÔNG GIAN VĂN HÓA ĐỖ THỊ HƯƠNG THẢO* Tóm tắt Tô Hiến Thành là một nhân vật lịch sử nổi tiếng thời Lý. Cuộc đời và sự nghiệp của ông được ghi chép trong sử sách, truyền thuyết và thần tích. Trên cơ sở tiếp cận tư liệu từ các di tích, truyền thuyết, thần tích liên quan đến Tô Hiến Thành và định vị di tích trên bản đồ, bài viết nhằm làm rõ hơn những đóng góp của Tô Hiến Thành đối với lịch sử dựng nước và giữ nước cũng như sự nhập thân văn hóa của ông trong đời sống tín ngưỡng văn hóa dân gian Việt Nam. Từ khóa: Tô Hiến Thành, di tích, truyền thuyết, không gian văn hóa Abstract To Hien Thanh was a famous historical figure in the Ly dynasty. His life and career was recorded in history books, legends and myths. On the basic of approaching documents from historical vestiges, legends and stories which were relevant to To Hien Thanh as well as locating vestiges location on map, this article points out the contributions of To Hien Thanh to the history of building and defending the country and his cultural incarnation in the life of Vietnamese beliefs and folklore culture. Keywords: To Hien Thanh, vestiges, legend, cultural space 1. Thái úy Tô Hiến Thành và các di tích thờ Khổng Mạnh, võ bị tinh thông thao lược, hay ông nghề cung tên và thích đọc binh thư [17]. 1.1. Vài nét về Thái úy Tô Hiến Thành Tô Hiến Thành được trọng dụng dưới thời Tô Hiến Thành là một vị đại thần nổi tiếng vua Lý Anh Tông. Với tư cách là Thái phó, ông dưới triều Lý, quê ở làng Hạ Mỗ, nay là xã Hạ đã cùng Thái úy Đỗ Anh Vũ dẹp loạn Thân Lợi Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội1. năm 1141. Sau khi Thái úy Đỗ Anh Vũ mất năm Theo Ngọc phả Thái sư phụ chính đại thần triều 1158, Tô Hiến Thành nhận nhiệm vụ giúp vua Lý Cao Tông Tô Hiến Thành [17], ông là người có chèo lái đất nước. Khác với sự lộng quyền của diện mạo khôi ngô, 5 tuổi đã am hiểu âm luật, Đỗ Anh Vũ, mà sử chép là “ở triều đình thì khoát 17 tuổi tìm thầy lập nghiệp, học tiên sinh Hoa tay lớn tiếng, sai bảo quan lại thì hất hàm ra Đường, được vài năm văn chương thông hiểu hiệu, mọi người đều liếc nhau nhưng không ai dám nói” [3, tr.318], Tô Hiến Thành là người hết * TS., Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN Số 35 (Tháng 3 - 2021) lòng trung thành với nhà vua, với triều đình và rộng hơn là với quốc gia, dân tộc. Sử gia Phan NGHIÊN CỨU VĂN HÓA 31 NGHIÊN CỨU VĂN HÓA Huy Chú nhận xét, Tô Hiến Thành “cầm chính quyền, rèn binh kén tướng, giảng trận pháp, bắt tập cưỡi ngựa bắn cung, việc quân đội, việc biên phòng nhất nhất được chấn chỉnh” [2, tr.221]. Gần 20 năm cuối của triều Lý Anh Tông, với tư cách là trụ cột trong triều đình, Tô Hiến Thành đã giúp nhà vua cai quản quốc gia, trong đó có việc xây dựng, chấn chỉnh quân đội. Năm 1159, khi Ngưu Hống và Ai Lao làm phản, Tô Hiến Thành đi trấn dẹp thành công và được phong Thái úy [3, tr.323]. Sau sự kiện Tô Hiến Thành đem quân đi đánh Chiêm Thành năm 1167, “Chiêm Thành giữ lễ phiên thần, dâng cống không thiếu” [3, tr.324]. Theo Keith W. Taylor, đến thế kỷ XII, vị trí Thái úy trong triều đình nhà Lý quan trọng hơn vị trí Thái sư. Thái úy mới là người thực sự nắm giữ quyền lực trong triều đình [19, tr.612]. Không chỉ là một vị tướng giỏi cầm quân, Tô Hiến Thành còn là người trọng văn hiến. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục và tư liệu địa phương cho biết, năm 1156, Tô Hiến Thành xin vua Lý lập đền thờ Khổng Tử ở phía nam Hoàng thành Thăng Long [13, tr.409], đồng thời tâu xin bãi bỏ khoa thi Minh kinh bác học, thay bằng khoa thi văn hóa để tìm người tài [10, tr.117]. Tháng Giêng năm 1175, vua Lý Anh Tông lập Thái tử Long Trát làm Hoàng thái tử, Tô Hiến Thành được phong Nhập nội kiểm hiệu Thái phó bình chương quân quốc trọng sự, tước vương, giúp đỡ Thái tử. Đến tháng Tư, khi thấy mình không khỏe, vua Lý Anh Tông đã giao cho Tô Hiến Thành thay mình điều hành đất nước với tư cách “quyền nhiếp chính sự”. Lúc vua ốm nặng, Chiêu Linh thái hậu (vợ cả vua Anh Tông) đã xin với vua lập con mình là Long Xưởng làm Thái tử nhưng Lý Anh Tông từ chối. Sau khi vua băng hà, Thái hậu muốn tiếp tục việc lập Long Xưởng, nhưng sợ Tô Hiến Thành không nghe nên đã đem vàng bạc đút cho vợ Hiến Thành. Tô Hiến Thành nói: “Ta là đại thần nhận mệnh tiên đế dặn lại giúp rập 32 Số 35 (Tháng 3 - 2021) vua bé, nay lấy của đút mà làm việc phế lập thì còn mặt mũi nào trông thấy tiên đế ở suối vàng?”. Thái hậu lại gọi Hiến Thành đến dỗ dành trăm cách. Hiến Thành trả lời: “Làm việc bất nghĩa mà được giàu sang, kẻ trung thần nghĩa sĩ đâu có vui làm, huống chi lời của Tiên đế còn ở bên tai, điện hạ lại không nghe việc của Y Doãn, Hoắc Quang hay sao? Thần không dám vâng chiếu” [3, tr.325-326]. Thái hậu đành phải thôi. Những thông tin trên đây, đặc biệt là câu chuyện Tô Hiến Thành từ chối vàng bạc của Thái hậu được dân gian truyền nhau qua nhiều thế hệ. Vua Lý Cao Tông, tức Thái tử Long Trát, lên ngôi lúc 3 tuổi, và vì vua còn quá nhỏ tuổi nên Tô Hiến Thành giúp rập vua công việc quốc gia, tuy nhiên, khoảng thời gian không được dài, vì năm 1179 ông đã mất. Trước khi ông mất, dân gian cũng như chính sử vẫn còn lưu truyền câu chuyện nổi tiếng về việc trọng hiền tài của ông khi đề xuất Thái hậu chọn Gián nghị đại phu Trần Trung Tá thay vì chọn Tham tri chính sự Vũ Tán Đường - người ngày đêm hầu cận trong lúc Tô Hiến Thành nằm bệnh. Đánh giá, ghi nhận công lao của ông qua hai triều đại Lý Anh Tông và Lý Cao Tông, sử gia các đời khen ngợi Tô Hiến Thành “cũng phảng phất như trung ái của Y Doãn, Chu Công” [3, tr.124] và “thực không thẹn với phong thể bậc đại thần xưa” [16, tr.498]. Cũng chính vì những đóng góp đó, đến thời Trần Nghệ Tông, năm 1394, triều đình cho vẽ tranh “Tứ phụ” để ban cho Lê Quý Ly về 4 viên đại thần giúp vua khi mới lên ngôi là: Chu công giúp Thành Vương, Hoắc Quang giúp Chiêu Đế, Khổng Minh giúp Hậu chúa và Tô Hiến Thành giúp Cao Tông [14, tr.266]. Như vậy, theo ghi chép trong các tài liệu lịch sử, Tô Hiến Thành là người có công lớn trong việc tổ chức công việc triều chính, phò vua giúp nước, tiến cử hiền tài, giữ yên biên thùy, mở mang văn hiến. DI SẢN VĂN HÓA 1.2. Các di tích thờ Tô Hiến Thành trên cả nước Sau khi mất, Tô Hiến Thành được các triều đại sắc phong và ông được nhiều làng thờ làm phúc thần, thành hoàng làng. Tương truyền, cả nước có khoảng 200 đình, đền thờ Tô Hiến Thành [10, tr.120]. Có thể đây là con số mang tính “ước lệ” nhiều hơn là con số chính xác, và điều này cũng phản ánh một thực tế là các di tích thờ Tô Hiến Thành khá nhiều, bởi trong tâm thức dân gian, ông là nhân vật lịch sử có tầm cỡ. Những di tích thờ Tô Hiến Thành trải từ quê hương Hạ Mỗ của ông, qua nhiều tỉnh thành ở châu thổ sông Hồng như Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định và xuống đến vùng Thanh Hóa, Hà Tĩnh. Thống kê từ Thư mục thần tích, thần sắc kết hợp với các nguồn tài liệu khác như tài liệu địa chí của các địa phương, các trang Cổng thông tin điện tử chính thức của các tỉnh, trang thông tin của dòng họ Tô Việt Nam cũng như tư liệu điền dã, chúng tôi tạm xác định các địa điểm thờ Tô Hiến Thành như sau2: Tại Hà Nội, ngoài quê hương Hạ Mỗ của ông, các di tích thờ Tô Hiến Thành đều nằm trên đất huyện Thanh Trì, gồm: làng Lạc Thị nay là thôn Lạc Thị, xã Ngọc Hồi [32, tr.265]; làng Ích Vịnh và làng Quỳnh Đô thuộc xã Vĩnh Quỳnh [31, tr.349,610]. Tại Bắc Ninh, các di tích thờ Tô Hiến Thành tập trung ở tổng Phá Lãng xưa, nay thuộc huyện Lương Tài, gồm: thôn Giàng và thôn Bùi, nay là làng Giàng và làng Bùi thuộc thị trấn Thứa [30]; làng Trình Khê, nay thuộc xã Trung Chính [31, tr.349,761]; làng Kim Đào, nay thuộc thị trấn Thứa [32, tr.67]. Các làng gần làng Trình Khê là Nhuế Đông, An Khoái, Phá Lãng cũng thờ Tô Hiến Thành [24]. Thần tích, thần sắc làng Phá Lãng (Bắc Ninh) ghi có 72 làng thờ Tô Hiến Thành, nhưng tiếc là không ghi địa điểm cụ thể [23]. Số 35 (Tháng 3 - 2021) Tại Hải Dương có thôn Trạm Du, tổng An Trang, nay thuộc xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng thờ Tô Hiến Thành [32, tr.438]. Tuy nhiên, do đình làng Trạm Du bị mục nát nên hiện nay Thành hoàng Tô Hiến Thành của làng Trạm Du được chuyển về thờ tại Nghè Giám (nằm cạnh chùa Giám), xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng [37]. Tại Thái Bình có miếu Ngọc thuộc xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Phụ [4]. Tại Nam Định có xã Hà Cát, tổng Hà Cát, huyện Giao Thủy [31, tr.283]. Tại Ninh Bình, các đình và đền thờ Tô Hiến Thành đều tập trung ở huyện Gia Viễn: đền thờ Đức Thánh Nguyễn ở làng Điềm Xá, xã Điềm Giang, tổng Đại Hữu, nay thuộc xã Gia Thắng và Gia Tiến [32, tr.843]; đền thờ Đức Thánh Tô Hiến Thành (thôn Xuân Lai, xã Gia Tiến); đình Trùng Hạ, đình Trùng Thượng (thôn Tùy Hối, xã Gia Tân) [31, tr.652-653]; đình Vân Thị (thôn Vân Thị, xã Gia Tân) [32, tr.845]; đình núi Thiệu (thôn Thần Thiệu, xã Gia Tân), đền Sào Long (thôn Sào Long, xã Gia Lập) và đền Đồng Mỹ (xã Gia Lập). Tại Hải Phòng, có các làng Cổ Am, Tiên Am, Đông Am, Lạng Am thuộc huyện Vĩnh Bảo [9, tr.536]. Tại Thanh Hóa, tương truyền có 72 cơ sở thờ tự Tô Hiến Thành [34]. Theo Đại Nam nhất thống chí, riêng “các huyện thuộc ba phủ Hà Trung, Thiệu Hóa và Tĩnh Gia có 57 xã thôn phụng thờ” [14, tr.338]. Tại thị trấn Sầm Sơn có đền Đệ Nhị, hay còn gọi là đền Trung thờ Tô Hiến Thành, nằm trên dãy đồi cao của núi Trường Lệ. Riêng huyện Hà Trung “có 25 xã thì đã có tới 20 xã thờ Tô Hiến Thành” [29], trong đó, đền Đệ Nhất chính từ thuộc làng Cẩm Đới, tổng Trung Bạn, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, nay thuộc làng Chánh Lộc, xã Hà Giang được xem là nơi thờ tự chính. Ngoài ra, còn có đình Trung ở xã Hà Yên, đình Động Bồng ở xã NGHIÊN CỨU VĂN HÓA 33 NGHIÊN CỨU VĂN HÓA Hà Tiến… Huyện Hoằng Hóa có nghè Hà Lộ ở thôn Tiền, xã Hà Lộ, nay là xã Hoằng Tiến; nghè Vĩnh Gia ở làng Vĩnh Gia, xã Hoằng Phượng. Huyện Tĩnh Gia có làng Vích, Lạch Trường, Đa Văn [33] và đền Lạch Bạng thuộc xã Hải Thanh [6] thờ Tô Hiến Thành. Tại Hà Tĩnh, các di tích thờ Tô Hiến Thành bao gồm: huyện Nghi Xuân có đình và đền Hội Thống (còn gọi là đình Kiên Nghĩa) ở xã Xuân Hội [5, tr.400]; đền Am xã Xuân Liên; đền Thượng làng Vân Hải, xã Cổ Đạm. Huyện Thạch Hà có: đền Tam Tòa đại vương thuộc xóm Phúc Tiến, thôn Chi Phan, phủ Thạch Hà, nay là xã Thạch Tiến; miếu Đôi ở xã Thạch Quý; đền Kinh Thượng ở xã Thạch Hưng [20]. Huyện Cẩm Xuyên có đền Hữu Quyền thuộc xã Cẩm Huy [20]. Huyện Thạch Vĩnh có miếu Mây thuộc thôn Vĩnh Trung, xã Thạch Vĩnh. Chúng tôi đã tiến hành đánh dấu các di tích thờ Tô Hiến Thành trên bản đồ hiện nay (bản đồ Google Maps)3 giúp nhận diện rõ hơn về sự phân bố các điểm thờ tự Tô Hiến Thành đã nhắc đến ở phần trên (Hình 1). Bản đồ này cũng giúp chúng tôi phân tích và trả lời các câu hỏi vì sao Tô Hiến Thành được dân ở các tỉnh thờ nhiều như vậy và tại sao lại tập trung vào một số huyện, tỉnh nhất định mà chúng tôi sẽ nói rõ hơn ở phần sau. 2. Không gian văn hóa Tô Hiến Thành Là một Thái phó, Thái úy trong triều đình, nhưng trong tâm thức dân gian của cư dân đồng bằng châu thổ sông Hồng trải đến vùng Bắc Trung Bộ, từ quan đầu triều, Tô Hiến Thành đã trở thành phúc tướng, phúc thần bảo vệ đời sống cư dân ở các xóm làng. 2.1. Địa bàn phân bố các di tích thờ Tô Hiến Thành Thử lý giải về lý do thờ tự và địa bàn phân bố của những di tích thờ Tô Hiến Thành ở các vùng, chúng tôi nhận thấy: Hình 1. Các di tích thờ Tô Hiến Thành trong cả nước (điểm tròn đậm) (Nguồn: Google Maps) 34 Số 35 (Tháng 3 - 2021) Trước hết, tại Hạ Mỗ (Hà Nội) có di tích Văn Hiến đường thờ Tô Hiến Thành vì đó là quê gốc của ông theo như đa phần nhận thức của lịch sử và của người dân hiện nay. Ngoài ra, ở Hà Nội có đền thờ vợ chồng ông ở thôn Lạc Thị, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội vì đó là quê vợ của ông. Lúc sinh thời, ông cùng vợ hay qua lại Kẻ Giả: Giả Chợ (Lạc Thị), Giả Viềng (Ích Vịnh) và Giả Cầu (Quỳnh Đô) làm việc tâm đức, nên ông được nhân dân nơi đây kính trọng và thờ cúng [11, tr.52]. DI SẢN VĂN HÓA Các di tích này đều gần với sông Tô Lịch, nối ra với sông Hồng. Tại Ninh Bình, những di tích thờ Tô Hiến Thành đều tập trung ở huyện Gia Viễn, bờ tả ngạn của con sông Hoàng Long, nơi tiếp giáp giữa sông Hoàng Long và sông Đáy. Việc nhân dân Ninh Bình thờ ông, có lẽ không chỉ do việc cha mẹ ông đến cầu tự ông ở đền Đức Thánh Nguyễn Minh Không mà còn có thêm những nguyên do khác. Theo Ngọc phả, sau khi làm quan được 2 năm dưới triều vua Lý Anh Tông, ông xin về phụng dưỡng cha mẹ, được vua ban cho vàng bạc, gấm vóc hơn 100 cân. Ngoài số tiền dùng để phụng dưỡng cha mẹ, số thừa ông chia cho nhân dân xã Đàm Xá, huyện Gia Viễn, Ninh Bình. Sau khi cha mẹ mất, ông trở lại triều đình nhậm chức Đô chiêu sứ chiêu mộ binh sĩ, phòng ngự biên cảnh, ông đã chọn 140 người xã Đàm Xá làm gia thân [17]. Do vậy, người dân Đàm Xá nói riêng và Gia Viễn nói chung có liên quan mật thiết tới Tô Hiến Thành. Ngoài ra, tại các địa điểm khác ở Ninh Bình như đền Vân Thị, đình Trùng, đình Thượng, xã Gia Tân, huyện Gia Viễn, Tô Hiến Thành được dân thờ có thể do đây là những vùng thuộc thực ấp của ông, vì Ngọc phả có viết: “vua Anh Tông phong cho ông thực ấp Ái Châu, phủ Trường An”. Tại Bắc Ninh và Hải Dương, các di tích thờ Tô Hiến Thành nằm ở gần sông Thứa và sông Cẩm Giàng, các sông này đều đổ ra sông Thái Bình. Rất có thể là các di tích thờ Tô Hiến Thành ở Bắc Ninh, Hải Dương có ít nhiều liên quan đến việc ông được triều Lý phong cho ruộng đất. Thời Lý - Trần, Hải Phòng gắn bó hữu cơ với Hải Dương [36, tr.206]. Thần tích làng Viên Lang và Cổ Am (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) đều ghi Tô Hiến Thành đánh giặc có công được phong thực ấp, dân được nhờ nhiều ân trạch nên thờ ông [25]. Thực ấp chính là “ruộng đất và những hộ nông dân sống trên ruộng đất đó” [1, tr.729] Số 35 (Tháng 3 - 2021) được nhà Lý phân phong cho Tô Hiến Thành trên cơ sở những công trạng của ông. Tại di tích đền Thánh Tô và núi Kiếm Lĩnh (Ninh Bình) vẫn còn đôi câu đối ghi rõ: “Thời nhà Lý phù giúp đất nước, còn lưu kỳ tích huy hoàng/ Trải qua các triều được phong tặng, đất thang mộc dân được hồng ân”4. Tại Thái Bình, địa điểm thờ Tô Hiến Thành nằm gần sông Luộc, từ đó đổ ra sông Thái Bình. Tại Nam Định, di tích thờ Tô Hiến Thành nằm gần sông Hồng, từ đó đổ xuôi ra cửa Ba Lạt. Tại Hải Phòng, các di tích thờ Tô Hiến Thành thuộc các làng Am nằm gần sông Hóa, từ đó nối với sông Thái Bình, rồi đổ ra cửa biển Thái Bình. Tại Thanh Hóa, các địa điểm thờ Tô Hiến Thành nằm gần sông Hoạt, nối với sông Chính Đại đổ ra sông Càn hoặc gần sông Mã và nằm sát đường bờ biển (Hải Tiến, Sầm Sơn). Theo Ngọc phả, Tô Hiến Thành được phong thực ấp ở châu Ái, tức Thanh Hóa. Tại Hà Tĩnh, các di tích thờ Tô Hiến Thành gần với sông Rào Cái và sông Lạc Giang, các con sông này nối với Cửa Sót và Cửa Nhượng (Thiên Cầm). Từ điểm chung của các di tích thờ Tô Hiến Thành đều rất gần các con sông, các con sông này sau đó sẽ đổ ra hệ thống các sông chính và đổ ra biển, theo hướng từ tây sang đông (Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng) rồi dọc theo đường biển đi xuống phía nam (Thanh Hóa, Hà Tĩnh) khiến chúng ta có thể suy đoán: có lẽ những di tích thờ Tô Hiến Thành ghi dấu những địa điểm nằm trên con đường mà ông đã từng đi qua dưới thời Lý để bình Chiêm. Trở lại chính sử, năm 1161, Tô Hiến Thành dẫn hai vạn binh lính đi tuần miền Tây Nam và các nơi ven biển để giữ yên, trấn áp các vùng biên giới và ven biển. Sử sách không chép rõ các tỉnh ven biển mà ông đã từng đi qua là NGHIÊN CỨU VĂN HÓA 35 NGHIÊN CỨU VĂN HÓA những tỉnh nào, tuy nhiên, nhìn vào địa bàn phân bố các di tích thờ Tô Hiến Thành được định vị trên bản đồ, chúng ta tạm hình dung được các địa điểm ven biển hay con đường mà ông có thể đã đi qua khi đi đánh Chiêm Thành, đó là dọc theo các con sông chính rồi ra tới các nơi ven biển (biển Hải Tiến, Sầm Sơn - Thanh Hóa, biển Hà Tĩnh) để quản lý đường biên giới trên biển. Mặc dù chúng ta đều biết rằng, địa hình và vị trí địa lý của các cửa biển thời Lý Trần khác rất nhiều so với ngày nay5, nhưng những di tích này cũng cho chúng ta những ý niệm nhất định về dấu ấn của những nơi mà Tô Hiến Thành đã đi qua. Không chỉ là người có công bình Chiêm, với các địa phương mà ông đã đi qua, trong quá trình dẫn quân đi tuần ven biển, Tô Hiến Thành còn có công mở mang đất đai, dạy dân các vùng ven biển thuộc các tỉnh Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh ngày nay cách khai hoang lấn biển. Truyền thuyết dân gian, sắc phong thành hoàng của làng Cổ Am coi Tô Hiến Thành là người có công trị thủy đắp đê ngăn mặn, mở mang vùng đất Cổ Am (Hải Phòng), được vua Lý phong thái ấp [9, tr.535-536]. Tương truyền, tại vùng đất của các làng Am, người dân tổ chức quai đê lấn biển nhưng không thành. Khi Thái úy Tô Hiến Thành được triều đình cử ra Ngải Môn quan giúp dân trị thủy, khai khẩn đất hoang mở rộng sản xuất, củng cố đồn trú canh phòng bờ biển, ông đã huy động quân và dân các vùng Hải Dương, Thái Bình và Hải Phòng đắp đê biển Ngải Am. Trải qua nhiều khó khăn, cùng với sự giúp đỡ của thần linh, những nỗ lực của Tô Hiến Thành cùng với người dân đã gặt hái được thành tựu với con đê kè bằng đá dài 5 - 6km, chặn đứng mọi cơn sóng biển hung dữ. Dân làng Cổ Am cảm ơn công đức mà lập miếu thờ ông và suy tôn ông là Thành hoàng làng [35, tr.320]. 36 Số 35 (Tháng 3 - 2021) Đối với cư dân Thanh Hóa, tương truyền, trên đường đi dẹp Chiêm Thành, quan đại thần Tô Hiến Thành đã có công giúp nhân dân vùng biển nói chung và nhân dân Sầm Sơn nói riêng cách lấn biển, lập làng, khai hoang, xây dựng cuộc sống. Đối với người dân Hà Tĩnh, Tô Hiến Thành coi dân như con, mấy năm liền hai huyện Nga Sơn và Tống Sơn mất mùa, ông tâu lên vua xin cho dân nơi đây được miễn thuế, khỏi phải phiêu tán. Vì vậy, người dân ở những vùng đất này rất coi trọng và nhớ ơn, lập đền thờ ông. Như vậy, có thể tạm hình dung sự phân bố các di tích thờ Tô Hiến Thành có liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của ông. Đó có thể là vùng liên quan đến quê hương ông, có thể là nơi ông được triều đình phong thực ấp, hoặc có thể là vùng mà ông đã giúp dân khai hoang lấn biển, mở rộng sản xuất… 2.2. Sự nhập thân văn hóa của Thái úy Tô Hiến Thành trong tín ngưỡng dân gian Ngoài những di tích mà Tô Hiến Thành được thờ độc lập như một thành hoàng làng (Lã Thị, Ích Vịnh, Quỳnh Đô, Cổ Am…), ở khá nhiều di tích, ông được phối thờ hoặc hóa thân vào các thần thánh và các nhân vật lịch sử khác. Trong tâm thức dân gian, những nơi thờ Tô Hiến Thành đều rất linh thiêng, “dân gian có điều gì đến mật cầu đều được linh nghiệm” [26]. Tại các di tích ở Ninh Bình, Tô Hiến Thành được thờ cùng với vua Đinh Tiên Hoàng và Thiền sư - Quốc sư Nguyễn Minh Không. Nếu Nguyễn Minh Không được dân phong là Đức Thánh Cả thì Tô Hiến Thành là Đức Thánh Hai. Hiện nay, người dân Ninh Bình vẫn còn lưu truyền câu tục ngữ: “Điềm Giang Thánh Cả, Điềm Xá Thánh Nhị” ngụ ý đền Điềm Giang (xã Gia Thắng) thờ Đức Thánh Nguyễn Minh Không, gọi là Đức Thánh Cả và đền Điềm Xá (xã Gia Tiến) ở chân núi Kiếm Lĩnh, thờ Thái DI SẢN VĂN HÓA sư Tô Hiến Thành thời Lý, gọi là Đức Thánh Nhị. Tại Đàm Xá và những vùng xung quanh, để tỏ lòng kính trọng Thiền sư Nguyễn Minh Không (tức Nguyễn Chí Thành) và Tô Hiến Thành, người ta kiêng húy chữ “Thành”. Mọi từ có âm “Thành” đều được đọc chệch thành âm “Thiềng”. Tại làng Lạc Thị (Thanh Trì, Hà Nội), thần tích cũng ghi rõ, người dân nơi đây khi đọc, khi nói phải kiêng chữ “Thành” thành chữ “Thiềng” [22] giống như ở Ninh Bình. Tại Sầm Sơn, Thanh Hóa, đền thờ Tô Hiến Thành được gọi là đền Trung, bởi ông chỉ đứng sau có thần Độc Cước được thờ trong đền Thượng. Đền Lạch Bạng (Thanh Hóa) là nơi Tô Hiến Thành được thờ cùng với Tứ vị Thánh nương, Lý Thường Kiệt và Hoàng Minh Tự. Tại một số nơi, như Văn Hiến đường (Hạ Mỗ, Hà Nội) và miếu Tràng (Cổ Am, Hải Phòng), Tô Hiến Thành được thờ chung với Khổng Tử, có lẽ vì ông là người xin vua Lý lập miếu Khổng Tử ở phía nam thành Thăng Long như đã nói ở trên. Càng đi xuống phía nam, sự nhập thân văn hóa của Tô Hiến Thành càng mở rộng và đa dạng. Tại Nghè Hà Lộ (Hoằng Tiến, Thanh Hóa), đền thờ Tô Hiến Thành còn được gọi là đền thờ Sát Hải Đại vương, và nơi đây, ông lại được coi là Đức Thánh Cả [12]. Tại làng Viên Lang (Hải Phòng), theo thần tích, làng thờ “Nam Hải Tô Thái úy đại vương, húy Tô Hiến Thành” [25]. Tại miếu Tràng, làng Cổ Am (Hải Phòng), Tô Hiến Thành được coi là Nam Hải Đại Vương, ngày trước đi tuần đến ban ơn cho dân thôn [21]. Tại làng Lạng Am (Hải Phòng), Tô Hiến Thành được thờ chung với Nam Hải tôn thần [26]. Còn tại đền chính từ Cẩm Đới và một số nơi ở Thanh Hóa, Tô Hiến Thành được phối thờ cùng Tống Công Liêu - một thần y, một nhà địa lý phong thủy kiểu đạo sĩ, từ Trung Quốc sang Việt Nam lánh nạn, làm nhiều việc giúp đạo, giúp đời. Số 35 (Tháng 3 - 2021) Như vậy, ở đây chúng ta thấy, đã có sự hỗn dung tín ngưỡng trong việc thờ tự Tô Hiến Thành. Ông đã hội nhập cả với Nho giáo (được thờ cùng với Khổng Tử), với Đạo giáo (được thờ cùng với Tống Công Liêu hay Tống quốc sư), với tín ngưỡng dân gian của cư dân vùng đồng bằng (được thờ cùng với các nhân thần Lý Thường Kiệt, Nguyễn Minh Không…) và với tín ngưỡng dân gian của cư dân vùng ven biển (được thờ cùng hoặc hóa thân thành Nam Hải Đại vương). Gắn với hệ thống các di tích thờ Tô Hiến Thành là hệ thống các sắc phong, thần tích và lễ hội của các làng xã có thờ ông. Với tư cách là thành hoàng làng hoặc phúc thần, Tô Hiến Thành đều được các triều đại sắc phong. Tùy từng địa phương mà Tô Hiến Thành được phong là Trung đẳng thần hoặc Thượng đẳng thần. Đa phần tại các nơi thờ tự, ông được phong là Thượng đẳng thần, với nhiều phong tặng như: Trung nghĩa đại vương, Thông minh cảm ứng đại vương.... Trong nhiều sắc phong, ông được gọi là Tô Đại Liêu. Dân gian gọi ông là Đức Thánh Tô. Riêng làng Lạc Thị (Thanh Trì, Hà Nội), nơi Tô Hiến Thành được thờ làm Thành Hoàng làng, có 16 đạo sắc phong từ thời Cảnh Hưng năm thứ nhất (1740) cho đến Cảnh Thịnh, Quang Trung, Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân và Khải Định năm thứ 9 (1924) [22]. Làng Trình Khê (Bắc Ninh) có 15 đạo sắc phong cho Thành hoàng làng Tô Hiến Thành từ thời Cảnh Hưng thứ 28 (1767) cho đến đời Khải Định năm thứ 9. Đền Nhị ở phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa có các sắc phong từ năm Tự Đức thứ 6 (1853) cho đến năm Khải Định thứ 9 phong cho thôn Núi, xã Lương Niệm, huyện Quảng Xương thờ Tô Đại Liêu [7, tr.134]. Đền thờ Tô Hiến Thành ở làng Trạm Du, Hải Dương có 8 đạo sắc phong [32, tr.438]; đình Vân Thị, NGHIÊN CỨU VĂN HÓA 37 NGHIÊN CỨU VĂN HÓA huyện Gia Viễn, Ninh Bình có 5 đạo sắc phong từ Minh Mệnh năm thứ 6 (1825) đến Khải Định năm thứ 9 [27]; miếu Tràng làng Cổ Am, Hải Phòng có 6 đạo sắc phong từ thời Cảnh Hưng năm thứ 44 (1783) đến Khải Định năm thứ 9 [21]. Gần đây, tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, trong quá trình khảo sát, sưu tầm, số hóa tư liệu Hán Nôm, có phát hiện tại đền Thượng, xã Cổ Đạm hiện đang lưu giữ 8 đạo sắc phong thời Nguyễn từ thời vua Thiệu Trị đến thời vua Khải Định liên quan đến Thái úy Tô Hiến Thành [8]. Ngoài ra, tại đền Am xã Xuân Liên cũng phát hiện thêm sắc phong có niên đại Đồng Khánh thứ 2 (1887) với nội dung giao cho xã Cương Đoán, nay là xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân thờ phụng Tô Hiến Thành [8]. Tại một số nơi, việc thờ tự Tô Hiến Thành còn gắn với lễ hội của dân làng. Lễ hội của làng Ích Vịnh, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội tổ chức vào ngày sinh 22 tháng Giêng và ngày mất 12 tháng Sáu âm lịch để tưởng nhớ Tô Hiến Thành. Lễ hội làng Quỳnh Đô tổ chức từ ngày 5 đến ngày 7 tháng Hai âm lịch để tưởng nhớ vị Thành hoàng làng Tô Hiến Thành với đoàn rước gồm đi đầu là màn múa sư tử, tiếp đến là đội cờ, rồi đến kiệu Ông, kiệu Bà. Đa phần các di tích thờ Tô Hiến Thành ở Ninh Bình đều tổ chức lễ hội vào ngày sinh và ngày hóa của ông. Hệ thống các đền thờ, sắc phong, thần tích và lễ hội liên quan đến Tô Hiến Thành là những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt. Điều này cho thấy, trên thực tế, ngoài sức ảnh hưởng của một nhân vật lịch sử, với sự kính trọng và sùng bái của người dân, thông qua các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, Tô Hiến Thành đã tạo ra một không gian văn hóa trải dài từ Thăng Long - Hà Nội (nơi ông sinh ra, tham gia triều chính), mở rộng ra các tỉnh châu thổ sông Hồng, theo hệ thống các sông 38 Số 35 (Tháng 3 - 2021) đổ ra cửa biển theo hướng đông, và tiếp tục đi xuống phía nam của Đại Việt tới miền Bắc Trung Bộ (nơi ông được phong thực ấp và giúp dân khai hoang, lấn biển, lập nghiệp). Thay lời kết Với những đóng góp to lớn trong triều đình cũng như trong lịch sử phát triển của quốc gia dân tộc, từ con người thực là một vị Thái phó, Thái úy của triều Lý, Tô Hiến Thành đã nhập thân vào đời sống văn hóa tín ngưỡng dân gian rộng khắp và đa chiều. Chính nhờ công lao dẹp giặc, phù giúp hai triều vua Lý vượt qua những khó khăn, đem lại thái bình cho đất nước, cùng với việc giỏi chính sự, trọng người hiền,… nên sau khi ông mất, nhiều địa phương trong cả nước như Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh,… đều lập đền thờ ông. Thậm chí người đời sau còn sánh ông với Gia Cát Lượng [28, tr.1277]. Ông được rất nhiều làng, xã ở đồng bằng châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ thờ cúng bởi sự trung thành của ông đối với vua Lý Anh Tông và Lý Cao Tông, sự liêm chính và công minh, sự khảng khái cương nghị trong việc lựa chọn nhân tài, không gì mua chuộc được. Ông là một danh nhân văn hóa, chính trị, quân sự của triều Lý nói riêng và của đất nước nói chung. Có thể có những dị bản khác nhau về quê hương của ông và một số câu chuyện liên quan đến ông, nhưng đối với dân gian, ông là nơi người dân gửi gắm niềm tin như một vị thành hoàng làng, một vị phúc thần. Lược đồ hóa những di tích thờ Tô Hiến Thành phản ánh rõ nét không gian văn hóa mà Tô Hiến Thành tạo nên bởi tài năng và đức độ của ông trong quá trình rời Thăng Long đi giữ yên đường biên giới bờ biển của quốc gia. Không gian văn hóa ấy, một lần nữa trở lại giúp củng cố nhận thức lịch sử về sức mạnh của Đại Việt, về ý thức chủ quyền quốc gia, về không gian sống của DI SẢN VĂN HÓA người Việt thời Lý. Cho đến ngày nay, không gian văn hóa Tô Hiến Thành vẫn tiếp tục được duy trì, bảo lưu và chuyển tiếp tới các thế hệ sau thông qua các hoạt động thờ cúng, tín ngưỡng; các câu chuyện kể, truyền thuyết và huyền tích… Mặc dù đã cách ngày nay hơn 800 năm lịch sử, nhưng những gì mà Tô Hiến Thành đóng góp cho lịch sử quốc gia và quan trọng hơn bài học nhân cách về làm người, làm tôi trung với nước của ông vẫn còn nguyên giá trị. Các di tích, truyền thuyết, lễ hội về ông vẫn sống mãi trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, và quan trọng hơn, việc nhận diện không gian văn hóa có liên quan đến Thái úy Tô Hiến Thành càng chứng minh sức mạnh, sức lan tỏa của ông trong lịch sử quốc gia, dân tộc. Đ.T.H.T Chú thích Tuy nhiên, Ngọc phả Thái sư phụ chính đại thần triều Lý Cao Tông Tô Hiến Thành lưu giữ tại đền Thánh Tô ở núi Kiếm Lĩnh, xã Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình thì ghi ông là người quê ở huyện Hoằng Hóa, phủ Hà Trung, châu Ái nay thuộc tỉnh Thanh Hóa. 1 Theo chúng tôi, có thể các di tích thờ Tô Hiến Thành trên địa bàn cả nước còn nhiều hơn những thống kê trong bài viết này, nhưng do điều kiện có hạn nên chúng tôi tạm nêu ra đây theo những tư liệu mà chúng tôi có thể tiếp cận. 2 Có một số di tích như đền thờ Tô Hiến Thành ở Nhuế Đông, An Khoái (Bắc Ninh) chúng tôi chưa xác định được địa điểm chính xác trên Google Maps. 3 Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Thị Phương Chi (2010), “Tình hình ruộng đất và đời sống kinh tế nông nghiệp thời Lý”, in trong Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên), Vương triều Lý (1009 - 1226), Nxb. Hà Nội, Hà Nội. 2. Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 3. Đại Việt sử ký toàn thư (1993), Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 4. Đức Dũng (2019), “Cây Sanh cổ huyền thoại”, Báo Thái Bình, https://baothaibinh.com. vn/tin-tuc/19/9270/cay-sanh-co-huyen-thoai 5. Mai Thanh Hải (2004), Địa chí tôn giáo - lễ hội Việt Nam, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 6. “Hải Thanh một không gian văn hóa đặc sắc” (2019), http://svhttdl.thanhhoa.gov.vn/vanhoa/hai-thanh-mot-khong-gian-van-hoa-dacsac-1003189 7. Vũ Duy Hinh (1987), “Đền thờ Tô Hiến Thành ở Sầm Sơn (Thanh Hóa)”, in trong Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 1987, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 8. HK (2014), “Tìm thấy 8 đạo sắc phong liên quan đến Thái úy Tô Hiến Thành”, http:// baochinhphu.vn/Van-hoa/Tim-thay-8-daosac-phong-lien-quan-den-Thai-uy-To-HienThanh/203463.vgp 9. Nguyễn Hải Kế (2014), “Lại bàn về những làng Am ở Vĩnh Bảo”, in trong Nguyễn Hải Kế với lịch sử và văn hóa Việt Nam, Nxb. Thế giới, Hà Nội. 10. Vũ Khiêu (chủ biên) (2004), Danh nhân Hà Nội, Nxb. Hà Nội, Hà Nội. 11. Nguyễn Thị Liên (2012), Tô Hiến Thành và dấu ấn của ông trên quê hương Hạ Mỗ, Khóa luận tốt nghiệp, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN. Câu đối treo ở phía trong nhà Tiền bái di tích đền Thánh Tô và núi Kiếm Lĩnh [18]. 12. “Những địa danh không thể bỏ qua khi đến Hoằng Hóa” (2017), http://hoanghoa.gov. vn/web/trang-chu/van-hoa-the-thao/di-tichle-hoi/nhung-dia-danh-khong-the-bo-qua-khiden-hoang-hoa.html Cửa Đại An thời Lý - Trần nay chỉ để lại dấu vết trên bờ sông Đáy, cách biển khoảng 10km [15, tr.42]. 13. Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 4 5 Số 35 (Tháng 3 - 2021) NGHIÊN CỨU VĂN HÓA 39 NGHIÊN CỨU VĂN HÓA 14. Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam nhất thống chí, Nxb. Thuận Hóa, Huế. lưu tại Viện Thông tin Khoa học xã hội, ký hiệu TTTS 15819. 15. Trương Hữu Quýnh (2009), Chế độ ruộng đất và một số vấn đề lịch sử Việt Nam, Nxb. Thế giới, Hà Nội. 28. Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế (2006), Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh. 16. Ngô Thì Sĩ (1997), Đại Việt sử ký tiền biên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 29. Tất Thành (2018), “Đình làng Đình Trung - Di tích lịch sử cấp Quốc gia”, https://hatrung. thanhhoa.gov.vn/portal/Pages/2018-11-8/ Dinh-lang-Dinh-Trung-Di-tich-lich-su-cap-quocGiaq4l5kv.aspx 17. Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình (2003), “Lý Cao Tông phụ chính đại thần Tô Hiến Thành thái sư ngọc phả”, in trong Tư liệu Hán Nôm di tích đền Thánh Tô và núi Kiếm Lĩnh, Tài liệu không xuất bản, Ninh Bình. 18. Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình (2003), Tư liệu Hán Nôm di tích đền Thánh Tô và núi Kiếm Lĩnh, Tài liệu không xuất bản, Ninh Bình. 19. Taylor Keith W. (2010), “Quyền uy và tính chân chính ở Việt Nam thế kỷ thứ XI”, in trong Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên), Vương triều Lý (1009 - 1226), Nxb. Hà Nội, Hà Nội. 20. Tô Thặm, “Tìm dấu tích xưa về Thái úy Tô Hiến Thành”, http://hotovietnam.org/Ho-To-VietNam/Nguoi-ho-To-xua-va-nay/399-TIM-DAUTICH-XUA-VE-THAI-UY-TO-HIEN-THANH 21. Thần tích - Thần sắc làng Cổ Am, tổng Đông Am, phủ Vĩnh Bảo, Hải Dương, lưu tại Viện Thông tin Khoa học xã hội, ký hiệu TTTS 10562. 22. Thần tích - Thần sắc làng Lạc Thị, tổng Cổ Điển, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, lưu tại Viện Thông tin Khoa học xã hội, ký hiệu TTTS 1207. 23. Thần tích - Thần sắc làng Phá Lãng, tổng Phá Lãng, huyện Lang Tài, tỉnh Bắc Ninh, Tài liệu lưu trữ tại Viện Thông tin Khoa học xã hội, Ký hiệu TTTS 2713. 24. Thần tích - Thần sắc làng Trình Khê, tổng Phá Lãng, huyện Lang Tài, tỉnh Bắc Ninh, Tài liệu lưu trữ tại Viện Thông tin Khoa học xã hội, Ký hiệu TTTS 2717. 25. Thần tích - Thần sắc làng Viên Lang, tổng Viên Lang, phủ Vĩnh Bảo, Hải Dương, lưu tại Viện Thông tin Khoa học xã hội, ký hiệu TTTS 10611. 26. Thần tích - Thần sắc thôn Lạng Am, làng Thượng Am, tổng Thượng Am, phủ Vĩnh Bảo, Hải Dương, lưu tại Viện Thông tin Khoa học xã hội, ký hiệu TTTS 10787. 27. Thần tích - Thần sắc thôn Vân Thị, làng Tri Hối, tổng Tri Hối, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, 40 Số 35 (Tháng 3 - 2021) 30. Khánh Toàn (2017), “Lễ hội và di tích đình làng Giàng thị trấn Thứa”, http://luongtai. bacninh.gov.vn/news/-/details/22371/le-hoi-vadi-tich-inh-lang-giang-thi-tran-thua 31. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Nghiên cứu Hán Nôm (1996), Bảng tra thần tích theo địa danh làng xã, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 32. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Thông tin Khoa học xã hội Việt Nam (1996), Thư mục thần tích, thần sắc, Hà Nội. 33. Đào Tố Uyên, “Cung cấp thêm tư liệu về một số nơi thờ Thái úy Tô Hiến Thành”, http:// hotovietnam.org/Tin-tuc-va-Su-kien/Khoa-hocLich-su/198-Cung-cap-them-tu-lieu-ve-mot-sonoi-tho-Thai-Uy-To-Hien-Thanh 34. Tuyết Vân (2013), “Đệ nhất chính Cẩm Đới”, http://hatrung.thanhhoa.gov.vn/portal/ Pages/2013-08-22/De-Nhat-Chinh-Cam-Doi33e7a1c1f29e267a.aspx 35. Lê Tất Vinh, Trần Phương (1997), “Thái úy Tô Hiến Thành với sự nghiệp đắp đê ngăn biển Ngải Am (Hải Phòng)”, in trong Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 1997, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 36. Trần Quốc Vượng (1998), “Hải Phòng nhìn từ Thủ đô Hà Nội”, in trong Việt Nam cái nhìn địa văn hóa, Nxb. Văn hóa dân tộc và Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội. 37.http://w w w.haiduong.gov.vn/ thongtintongquan/dtdt/Pages/L%E1%BB%85h %E1%BB%99ich%C3%B9aGi%C3%A1m.aspx Ngày nhận bài: 03 - 11 - 2020 Ngày phản biện, đánh giá: 10 - 2 - 2021 Ngày chấp nhận đăng: 25 - 3 - 2021