« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG CỦA HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN TỚI NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI


Tóm tắt Xem thử

- Hàng rào hành chính gồm các quy định pháp luật về cấm xuất, cấm nhập, giấy phép, hạn ngạch, tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc hạn chế xuất khẩu tự nguyện.
- Việc cấm nhập hoặc cấm xuất là những qui định có tính pháp lý mỗi một nước sẽ có những sản phẩm, hàng hóa không được xuất hay nhập khẩu nhất định.
- Đặc biệt là những hàng hóa có ảnh hưởng tới an ninh, quốc phòng, sức khỏe con người và môi trường thì việc cấm đó là cần thiết.
- Tuy vậy,đối với những hàng hóa thông thường thì qui định này được coi là biện pháp hành chính nhằm tạo ra hàng rào ngăn việc việc tự do thương mại giữa các nước.
- Giấy phép nhập khẩu là một trong những rào cản phi thuế quan đối với hoạt động thương mại.
- Nước nhập khẩu yêu cầu nhà nhập khẩu phải đề đơn xin cấp giấy phép nhập khẩu cho một số hàng hóa nhất định.
- Thực tế,các hàng hóa nhập khẩu đã chịu không ít rào cản từ các thủ tục hành chính này.
- Hạn ngạch là qui định một lượng tối đa theo khối lượng, theo giá trị đối với hàng hóa XNK trong một thời kì nhất định.
- Mỗi nhà xuấy khẩu, nhập khẩu có từng hạn ngạch hoặc là qui định mỗi hạn ngạch cho từng quốc gia có hàng xuất khẩu hoặc nhập sang quốc gia khác.
- Sau đó mỗi quốc gia này lại có phổ biến triển thông tin về hạn ngạch cho các nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu của quốc gia đó.
- Hiệu ứng của hạn ngạch là : giá nội địa của hàng hóa đó tăng lên, nhu cầu của HH đó giảm xuống, sản lượng sx trong nước tăng lên.
- Nhược điểm là dễ phát sinh tiêu cực trong cấp phép và khiến cho ngành được bảo hộ sx không hiệu quả, lãng phí nguồn lực quốc gia.
- Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là việc thỏa thuận giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu về giới hạn tối đa việc xuất khẩu từ nước này sang nước kia theo giá trị hoặc theo khối lượng.
- Cách này gần giống như hạn ngạch tuy nhiên hạn chế xuất khẩu tự nguyện là cách thức của một hiệp định song phương, còn hạn nghạch chỉ là qui định đơn phương của một quốc gia tự đặt ra.
- Tỷ lệ nội hóa bắt buộc là cách thức ngăn cản hàng hóa nhập khẩu theo đó một quốc gia qui định một mặt hàng nào đó phải đạt một tỷ lệ nội hóa mới được tiêu thụ tại quốc gia đó.
- Rào cản kĩ thuật là những qui chuẩn kĩ thuật do một quốc gia quy định đối với hàng hóa khi XNK.
- Nhưng trong nhiều trường hợp nó được coi là một cách mà quốc gia sử dụng nó nhằm cản trở hàng hóa nhập khẩu vào thị trường trong nước.
- hàng hóa nào nhập vào châu âu cũng phải đáp ứng tiêu chuẩn này.
- Ngoài các biện pháp hạn chế định lượng, các biện pháp quản lý về giá cũng là một trong những rào cản với hàng hóa,sản phẩm của các quốc gia.
- Ðây có thể coi là một trong những biện pháp liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế hải quan có thể được sử dụng như một công cụ gián tiếp bảo hộ sản xuất trong nước.
- Trị giá tính thuế hải quan cao hay thấp sẽ tác động trực tiếp đến khoản thuế nhập khẩu các DN phải nộp và qua đó tác động lên giá bán của sản phẩm tại thị trường nước nhập khẩu.
- Theo thống kê mới nhất đến nay, hầu hết các nước đã áp dụng Hiệp định về định giá hải quan của WTO để tính thuế nhập khẩu.
- Theo đó, giá tính thuế sẽ là giá thực trả hoặc sẽ phải trả khi hàng được bán từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu.
- Một trong những rào cản lớn khác với hàng hóa của các quốc gia là biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời (bao gồm biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, trợ cấp và đối kháng).
- Trong đó, quan trọng nhất phải kể đến biện pháp chống bán phá giá.
- Một sản phẩm bị coi là bán phá giá nếu giá xuất khẩu thấp hơn mức giá của sản phẩm tương tự tại nước xuất khẩu.
- Các nước được phép đánh thuế chống bán phá giá với các sản phẩm bán phá giá khi điều tra được hàng nhập khẩu đã được bán phá giá vào thị trường nước mình đồng thời chứng minh được việc bán phá giá này gây thiệt hại cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự ở trong nước.
- Theo quy định của WTO, các nước sẽ phải dần dần xóa bỏ một số hàng rào phi thuế, đặc biệt là các biện pháp hạn chế định lượng