Academia.eduAcademia.edu
Những câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 cũng là tên của Cách (Падеж) 1, 2, 3, 4, 5, 6 trong tiếng Nga. Chúng còn những cái tên Hán -Việt nữa như Nguyên cách (Cách 1), Sinh cách (Cách 2), Dữ cách (Cách 3), Đối cách (Cách 4), Tạo cách (Cách 5), Giới cách (Cách 6). Tuy nhiên có lẽ em nên nhớ tên cách theo số thôi, cho đơn giản, ngắn gọn, đằng nào chẳng phải thuộc cách dùng). Khi dùng danh từ và tính từ trong câu phải tuân theo ngữ pháp mà đổi cách, trừ Сách 1 để nguyên vì nó là chủ ngữ trong câu.   1/ Cách 1 - Именительный падеж: Trả lời câu hỏi кто - ai? và что - cái gì?, là chủ ngữ trong câu. Ở cách 1 danh từ và đại từ nhân xưng (cùng với nó là đại từ sở hữu, tính từ...) (làm chủ ngữ) đều không đổi mà giữ nguyên ( như trong TĐ), chỉ đổi số ít hay số nhiều. Thí dụ: Моя старшая сестра играет в теннис (Chị tôi chơi tennis). Chữ tô đỏ ở cách 1. thuộc phần chủ ngữ trong câu, không đổi.   2/ Cách 2- Родительный падеж trả lời cho câu hỏi: кого (của ai), чего (của cái gì), nhưng dùng danh từ để trả lời, chứ không phải dùng đại từ sở hữu (мой, твой, наш, ваш, их) để trả lời (tuy nhiên còn có trường hợp riêng động từ đòi hỏi danh từ sau nó phải để ở cách 2 chứ không phải cách 4 như thông thường: như ждать - ждать чего (đợi cái gì), chứ không phải ждать что, cái này em sẽ học sau trong phần động từ, tôi chưa nói đến ở đây) Những từ dưới đây (mà cô giáo cho em về nhà làm bài tập) là giới từ bắt buộc danh từ đứng sau nó phải đổi sang cách 2, thí dụ: - без чего, кого: không có cái gì, vắng ai =? : Без денег ничего не можешь купить (Không có tiền thì bạn chẳng mua được gì) - ở đây từ деньги đã đổi sang cách 2 thành денег vì đứng sau giới từ без. Без мамы холодно, без мамы голодно, без мамы очень-очень грустно (trích "Сказка про маму" của bà Софья Л.Прокофьева) (= Vắng mẹ thì lạnh, vắng mẹ thì đói, vắng mẹ buồn ơi là buồn! ) - Ở đây từ мама đã đổi sang cách 2 là мамы bởi vì nó đứng sau giới từ без (thiếu, không có, vắng) - у =? có (ai, có gì đó): У Нама один младший брат (Nam có 1 cậu em trai) ) : Ở đây từ Нам(chỉ tên bạn Nam) đã đổi sang cách 2 thành Нама vì đứng sau giới từ у. У моей кошки зеленые глаза: Con mèo của em có mắt màu xanh lá cây. Ở đây 2 từ моя кошка đứng sau giới từ у nên phải đổi sang cách 2 thành моей кошки - около=? gần đâu, gần cái gì: Наша школа находится около большого озера (Trường chúng tôi ở gần một cái hồ lớn) : Ở đây từ большое озеро (1 cái hồ lớn) đã đổi sang Cách 2 thành большого озера vì đứng sau giới từ около.   3/ Cách 3 - (Дательный падеж - Dữ cách): - Я рассказал Алексею о Ханое: Như em thấy, từ Алексей cũng đã bị đổi thành Алексею, đây là đổi sang cách 3 vì đứng sau động từ рассказать (kể) với nghĩa là рассказать кому о чём (kể cho ai về chuyện gì, về cái gì, về ai), chứ không cần giới từ nào cả). 4/ Cách 4 (Винительный падеж - Đối cách): Я Вас любил.... - Tôi yêu em (A.S.Pushkin) - Đại từ Вы đã được đổi sang cách 4 thành Вас khi đi sau 1 động từ thông thường (từ chỉ người thì phải đổi, chỉ vật thì giống như cách 1)   5/ Cách 5 (Творительный падеж - Tạo cách) : "Унесенные ветром" (Cuốn theo chiều gió"): ở đây từ ветер đã được đổi sang Cách 5 thành ветром, vì hành động của nó là nguyên nhân, là nguồn lực biến đổi sự vật, nếu dịch từng chữ để hiểu thì câu tiếng Nga sẽ là : "Bị gió cuốn đi" hay là "Bị mang/cuốn đi do gió". (Tôi nghĩ dịch "Cuốn theo chiều gió" như tiếng Việt mới sát với tên nguyên gốc tiếng Anh của tác phẩm này - Gone with the wind)   6/ Cách 6(Предложный падеж - Giới cách) - vì cách này chỉ sử dụng với giới từ thôi), trả lời câu hỏi phổ biến nhất là о ком о чём? (về ai, về cái gì?) Thí dụ: Я рассказал Алексею о Ханое (Tôi kể cho Alexey nghe về Hà Nội) - Ở đây từ Ханой đã chuyển sang cách 6 là Ханое vì đứung sau giới từ о. * Các giới từ khác ở các cách khác như cô giáo em đã cho bài tập về nhà cũng đòi hỏi danh từ (tính từ, đại từ ..) đứng sau nó đổi sang cách tương ứng với nó. Còn nghĩa của các giới từ đó là gì thì em phải tra từ điển để biết, cũng như em phải học thuộc cách đổi đuôi của danh từ (tính từ, đại từ....) sang 6 cách, và sau này còn nhiều thứ nữa cần thuộc, như thuộc bảng cửu chương, hay hằng đẳng thức đáng nhớ vậy. * Đồng thời em cũng nên biết là các Cách trong tiếng Nga không chỉ có những tình huống dùng như vậy, những giới từ bắt buộc như vậy, mà còn rất nhiều trường hợp nữa phải đổi danh từ (đại từ, tính từ) theo nó. Trong các câu văn, câu nói, câu hội thoại thì TẤT CẢ CÁC TỪ (không phải động từ) ĐỀU PHẢI THUỘC VỀ MỘT GIỐNG, SỐ, CÁCH NÀO ĐÓ. Còn nếu em thấy nó không thay đổi gì so với từ điển thì có nghĩa là nó ở Cách 1 hoặc là danh từ chỉ vật ở Cách 4 đấy! Cách 2 1. Cách biến đổi Cách 2 số ít Cách 2 số nhiều 1.1 Cách 2 số ít Chú ý: – 1 số danh từ giống đực kết thúc bằng –a được biến đổi như danh từ giống cái ở cả cách 2 và tất cả các cách khác. Ví dụ: папа – папы, дядя – дяди – 1 số danh từ giống đực khi biến đổi sang cách 2 xảy ra hiện tượng “âm chạy”, nghĩa là nguyên âm đứng ngay trước phụ âm cuối bị biến mất. Ví dụ: отец – отца (bố), угол (góc nhà) – угла, сон – сна (giấc ngủ, cơn mơ), день – дня (ngày), лоб – лба (cái trán), ветер – ветра (cơn gió), парень – парня (bạn trai), котёнок – котёнка (con mèo con), … 1.2. Cách 2 số nhiều Сhú ý: – Các danh từ giống đực, giống trung được biến đổi đặc biệt ở cách 1 số nhiều (брат – братья, лист – листья, стул – стулья, дерево – деревья, …), khi biến đổi sang cách 2 số nhiều sẽ có đuôi –ев (братьев, листьев, стульев, деревьев,…) – Các danh từ giống cái kết thúc bằng –a, -я, khi biến đổi ở cách 2 số nhiều thường có thêm nguyên âm о hoặc e đứng giữa 2 phụ âm cuối. Ví dụ: студентка – студенток, сестра – сестёр, девушка – девушек, остановка – остановок, … –  Các danh từ giống cái kết thúc bằng –я thường được bổ sung thêm –ь, ngoại trừ từ песня – песен. Ví dụ: деревня – деревень, кухня – кухонь 2. Ý nghĩa chính 2.1. Cách 2 KO có giới từ đi kèm: (Đứng sau danh từ chính) А. Mang ý nghĩa sở hữu, câu hỏi Чей? Чья? Чьё? Чьи? (của ai?) Это карандаш моего брата – чей карандаш? (bút chì của em trai tôi – bút chì của ai? Это книга учителя – чья книга? (cuốn sách của thầy giáo – cuốn sách của ai? Это письмо сестры – чьё письмо? (bức thư của chị – bức thư của ai? Это очки дедушки – чьи очки? (kính của ông – kính của ai?) * Sử dụng với các danh từ chỉ người, động vật Б. Mang ý nghĩa xác định, câu hỏi Какой? Какая? Какое? Какие? Урок математики – какой урок? (tiết toán – tiết gì?) Чувство радости – какое чувство? (cảm thấy vui – cảm xúc thế nào?) Марта города – какая марта? (bản đồ thành phố – bản đồ nào?) Учителя русского языка – какие учителя? (thầy cô môn tiếng nga – thầy cô nào?) В. Mang ý nghĩa 1 phần của tổng thể, câu hỏi чего? Центр города – центр чего? (Trung tâm thành phố – trung tâm nào?) Долька апельсина – апельсина чего? (múi cam – múi quả gì?) Окно дома – окно чего? (cửa sổ ngôi nhà – cửa sổ nào?) Ножки стола – ножки чего? (những cái chân bàn – những cái chân nào?) Г. Kết hợp với các danh từ bắt nguồn từ động từ có cách 4 đi kèm, câu hỏi кого? чего? Изучать иностранные языки → изучение иностранных языков – изучение чего? Обсуждать проблемы → обсуждение проблем – обсуждение чего? 2.2. Cách 2 kết hợp với số từ chỉ số lượng: (số từ ở cách 1 và cách 4 bất động vật) – Sau số 2, 3, 4 và các số có kết thúc là 2, 3, 4 – danh từ ở cách 2 số ít Ví dụ: 2 (два яйца), 23 (двадцать три) студента, 94 (девяносто четыре) аудитории – Sau số 5 – 20, các số có kết thúc là 5, 6, 7, 8, 9 và sau các số tròn chục (30, 40, …) – danh từ ở cách 2 số nhiều Ví dụ: 5 (пять) ручек, 12 (двенадцать) столов, 40 (сорок) зданий – Sau các từ «много, мало, несколько, сколько,…» – danh từ cách 2 số nhiều Ví dụ: Много книг, мало песен,… 2.3. Cách 2 mang ý nghĩa phủ định sự tồn tại (không có cái j đó), cấu trúc где? у кого? нет/не было/не будет чего? У меня нет сестры. В библиотеке не было компьютера. Завтра у нас не будет второго занятия. 2.4. cách 2 chỉ thời gian, cấu trúc число + месяц (+ год), câu hỏi когда? Я родилась 20 августа 1990 года (двадцатого августа тысяча девятьсотдевяностого года) Новый учебный год в России начинается 1 сентября (первого сентября) 2.5. Sau tính từ so sánh hơn kém Математика труднее истории Рубашка дороже юбки 3. Số động từ dùng với danh từ cách 2 không giới từ добиваться – добиться (đạt được, nhận được) = достигать – достигнуть (đạt được, nhận được) лишаться – лишиться (đánh mất) касаться (liên quan tới) придерживаться (thi hành, làm theo) бояться = пугаться – испугаться (sợ) стесняться = стыдиться (xấu hổ) избегать – избежать (trốn tránh, lẩn trốn) CÁCH 6 Cách 6 trong tiếng Nga gọi là giới cách, được sử dụng trong câu hỏi Где? О ком? О чём? Danh từ tiếng Nga trong cách 6 biến đổi dựa vào đuôi của danh từ theo giống. Cụ thể: - Danh từ giống đực có kết thúc là -phụ âm, -ь, -й  chuyển sang cách 6 biến đổi thành -е. Ví dụ: город - в городe           словарь - в словаре           музей-  в музее - Danh từ giống đực có kết thúc là -ий chuyển sang cách 6 biến đổi thành -ии. - Danh từ giống cái có kết thúc -a và -я sang cách 6 biến đổi thành -e. Ví dụ: Москва - в Москве            деревня - в деревне - Danh từ giống cái có kết thúc -ь và -ия chuyển sang cách 6 biến đổi thành -и. Ví dụ: тетрадь - в тетради             Россия - в России - Danh từ giống trung có kết thúc bằng nguyên âm -o và -e chuyển sang cách 6 biến đổi thành -e. Ví dụ: письмо - в письме            поле - в поле - Danh từ giống trung có kết thúc bằng -ие chuyển sang cách 6 biến đổi thành -ии. Ví dụ: общежитие - в общежитии            упражнение - в упражнении Tuy nhiên một số danh từ khi chuyển sang cách 6 sẽ có đuôi -y. VD: что? где? шкаф +y шкафy лес +y лесy сад +y садy аэропорт +y аэропортy мост +y мостy берег +y берегy год +y годy ряд +y ряду угол +y углу Cách 3 trong tiếng Nga được sử dụng khi bạn nói về tân ngữ gián tiếp và trả lời cho câu hỏi cho ai? (Кому?), cho cái gì? (Чему?) + Một số động từ sử dụng cách 3: Гл.                                         Кому?                     Что? Дава́ть                                    сыну                         деньги Дари́ть                                    маме                        цветы Говори́ть/сказа́ть                   девушке                   комплимент Писа́ть                                    бабушке                   письмо Отвеча́ть                                преподавателю       урок Зака́зывать                             боссу                       билет Продава́ть                              клиентам                 услуги + Bảng biến cách dành từ ở cách 3: Chủ ngữ Biến đổi sang cách 3 Lưu ý он → ему p. âm → -у, -ь → -ю босс → боссу дождь → дождю Một số danh từ giống đực nhưng mang đuôi của danh từ giống cái như  папа, дедушка khi chuyển sang cách 3 ta chia như  danh từ giống cái. она  → ей -а → -е , -я → -е,  -ь → -и девушка → девушке няня → няне площадь → площади Мать → матери, дочь → дочери оно → ему -о → -у, -е → -ю молоко → молоку море → морю они →  им ы → -ам, -я → -ям Клиенты → клиентам Коллеги → коллегам Друзья → друзьям Danh từ số nhiều cách 1 kết thúc là nguyên âm mềm thì cách 3 số nhiều kết thúc là ям, cách một số nhiều kết thúc bằng nguyên âm cứng thì cách 3 số nhiều là –ам. + Trường hợp sử dụng cách 3: 1. Thích cái gì: Кому(3)? + нравится/не нравится + Что(1)? Владимиру нравится кататься на велосипеде. 2. Thể hiện sự cần thiết: Кому? + нужно/не нужно/можно/нельзя + Что(1) Мне нельзя пить молоко! (Tôi không được uống sữa). Антону нужно спешить. (Anton cần phải khẩn trương). Мне нельзя есть сыр. (Tôi không được ăn phô mai). Cách 4 Cách 4 danh từ số ít * GHI NHỚ: 1. Ở cách 4 tất cả các danh từ bất động vật giống đực, giống trung và các danh từ giống cái có tận cùng -Ь được biến đổi giống cách 1, nghĩa là giữ nguyên dạng ban đầu.   2. Ở cách 4 tất cả danh từ động vật giống đực, trừ các danh từ có tận cùng -А, -Я (папа, дедушка, дядя, юноша,…) được biến đổi giống cách 2. Cách 4 của danh từ số nhiều: *GHI NHỚ: 1. Tất cả danh từ bất động vật ở các giống có dạng cách 4 số nhiều giống cách 1 số nhiều.   2. Các danh từ động vật ở giống đực và giống cái có dạng cách 4 số nhiều giống cách 2 số nhiều. Có nghĩa là:                 A) Danh từ giống đực có kết thúc bằng phụ âm, -Й và -Ь  có thêm lần lượt -ОВ, -ЕВ, -ЕЙ.                B) Danh từ động vật giống cái và giống đực kết thúc bằng -А, -Я thì -А, -Я sẽ biến mất. Với -Я thì thường có -Ь thay thế.             C) Danh từ giống cái kết thúc bằng -Ь sẽ bỏ -Ь và thêm -ЕЙ, giống như danh từ giống đực có tận cùng -Ь. Cách dùng:   1. Kết hợp với các động từ chỉ đối tượng của hành động. Câu hỏi КОГО? ЧТО? 2. Chỉ thời gian, quá trình thực hiện hành động, hay sự lặp đi lặp lại của hành động đó. Câu hỏi:КАК ДОЛГО? КАК ЧАСТО? СКОЛЬКО ВРЕМЕНИ? (động từ luôn ở dạng chưa hoàn thành thể)           – Я хожу в школу каждый день. – Как часто ты ходишь в школу?        – Я рисовал эту картинку 2 дня. – как долго? (сколько времени?) ты рисовал эту картинку?       3. Đi với giới từ в/на, под (xuống bên dưới), за (ra đằng sau) để chỉ hướng chuyển động. Câu hỏi:КУДА? (sử dụng các động từ chuyển động hoặc các động từ có ý nghĩa thay đổi trạng thái)          – Я иду в школу.          – Мой отец поехал на завод на собрание.             – Я положил твою тетрадь под папку.          – Мы сели за стол и начали обедать.     4. Chỉ mốc xảy ra sự kiện, sự việc, khi kết hợp với các giới từ в/на/за/через. Câu hỏi: КОГДА? ЗА/НА СКОЛЬКО ВРЕМЕНИ?         – В субботу я играл в футбол на стадионе города. – когда ты играл в футбол на стадионе городе?         – Я взяла эту книгу на завтра. – На сколько времени ты поставил будильник?         – Я записал это сочинение за 3 часа. – За сколько времени ты записал это сочинение ?         – Я буду свободна через час. – Когда ты будешь свободна?     5. Các động từ hay gặp đòi hỏi danh từ cách 4 có giới từ: Thì tương lai trong tiếng Nga Ý nghĩa của thì tương lai đơn giản và thì tương lai phức tạp: + Thì tương lai phức hợp chỉ hành động sẽ xảy ra, nhưng không rõ hành động có được tiến hành đến cùng hay không. Ví dụ: Я буду читать книгу. (Tôi sẽ đọc quyển sách này). Я буду писать письмо. (Tôi sẽ viết lá thư). + Thì tương lai đơn giản chỉ hành động sẽ được thực hiện trong tương lai và sẽ được tiến hành đến cùng. Ví dụ: Я прочитаю книгу. (Tôi sẽ đọc xong quyển sách). Я напишу письмо. (Tôi sẽ viết xong lá thư). CB và HCB приглашать – пригласить : Invite брать – взять : take говорить – сказать : tell Cách 5 trong tiếng Nga (phần 1) 1.Để chỉ công cụ hoặc phương tiện hành động : Ученик пишет на доске мелом, вытирает доску тряпкой. “Học sinh viết bảng bằng phấn, lau bảng bằng giẻ.” Женщина разрезала ножницами кусок ткани. “Người phụ nữ cắt mảnh vải bằng cái kéo.” Dùng với các danh động từ : рубка топором “việc chặt bằng rìu”,размахивание руками “khoa chân múa tay” Он ушёл неохотно, тяжело шаркая ногами  “Anh ta miễn cưỡng bỏ đi, nặng nề lê bước.” 2d. Chỉ phương thức hành động : как ? “như thế nào?”, каким образом ? “bằng cách nào?” говорить громким голосом “nói to”, говорить тихим голосом “nói khẽ” Дождь полил ручьями . “Mưa như trút nước.” e. Chỉ phương thức hành động : ехать пороходом, поездом“đi bằng tàu thủy, tàu lửa” прилететь самолётом “đến bằng máy bay” 2.Để chỉ điều kiện, hoàn cảnh xảy ra hành động: 2a.Chỉ địa điểm di chuyển : Заяц выскочил из лесу и побежал полем. “Chú thỏ nhảy ra khỏi rừng và chạy qua cánh đồng.” Вы бы лесом шли, лесомиди прохладно. “Anh nên đi theo đường rừng, đi theo đường rừng rất mát.” 2b.Chỉ thời gian : работать ночами “làm việc về đêm” Chú thích : đôi khi người ta vẫn dùng работать вечерами“làm việc vào các buổi tối”, nhưng tốt hết là dùng работать по вечерам. Ранним утром уходить в поле, возвращаться подзней ночью. “Ra đồng vào sáng sớm, về nhà vào lúc đêm khuya.” 2c. Để chỉ sự khác biệt về mặt thời gian khi kết hợp với dạng so sánh của tính từ : Я приехал двумя днями раньше брата. “Tôi đến sớm hơn người anh 2 ngày.”