Academia.eduAcademia.edu
TÀI LIỆU MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CÂU 1: Khái niệm,, cơ sở hình thanh và ý nghĩa học tập tthcm Khái niệm: Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các luận điểm về cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên CNXH nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình thống nhất độc lập, dân chủ, giàu mạnh góp phần vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Cốt lõi: độc lập tư do + cnxh Bản chất cm, khoa học: hệ thống luận điểm phản ánh những vấn đề mang tính quy luật của cmvn Nguồn gốc: CN Mác-lê, giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa nhân loại Nội dung cơ bản: những vấn đề lien quan trực tiếp đến cmvn Cơ sở hình thành: 1. Khách quan Bối cảnh lịch sử: Xã hội: “ bế quan tỏa cảng” + các phong trào đấu tranh thất bại do chưa hiểu rõ bản chất kẻ thù Quê hương và gia đình: Nghê An: yêu ước, hiếu học, vươn lên. Gia đình: nhà nho, học vấn uyên thâm, cha có đức có tài. Thời đại: CNĐQuốc phát triển => cuộc đấu tranh của nhân dân lao động CMT10 Nga thành công => mở đầu thời đại mới Quốc tế III (3/1919) : Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. █ Lưu ý: 30/12/ 1920: kết thúc đại hội Tua=> bước ngoặt: từ… thành… Tiền đề tư tưởng lý luận: Tư tưởng và căn hóa truyền thống: yếu nước, ý chí đấu tranh + nhân nghĩa, đoàn kết+ lạc quan, yêu đời + cần cù, dung cảm, thong minh, sang tạo Tính hoa văn hóa phương đông và phương tây: Nho + Phật + Lão kết hợp vs “ tự do bình đẳng bác ái + thiên chúa giáo => nhìn nhận đc cả tiêu và tích, chọn lọc cái hay. Mác –lê: giữ vai trò quan trọng vì: Nhờ có thế giới quan và pp luận => hấp thụ và chuyển hóa cái tích cực Nhận diện bản chất kẻ thù và nhận thức đc quy luật vận động của lịch sử và pp cách mạng => vạch ra đường lối cứu nước đúng đắn. Đối vs HCm, chủ nghĩa Mác- Lê là cơ sở chủ yếu nhất, cn yêu nước là cội nguồn sâu xa. 2. Chủ quan ( tài năng, nghi lực của bác….) - tư duy độc lập, sáng tạo, khả năng phê phán, ko bị bề ngoài làm mờ nhận định - khả năng hấp thụ, xử lý và chuyển hóa tri thức - Khả năng đứa những tri thực đó vào quần chúng nhân dân - tầm hồn của một nhà cách mạng chân chính, một người thương dân, sẵn sang hi sinh. c. Ý nghĩa: Với nước nhà: soi sang con đường giải phóng + là kim chỉ nam Với thế giới: phản anh khát vọng hòa bình + pp đấu tranh + cổ vũ Câu 2: Quan điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc là: Quan điểm HCM về quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp Chủ nghĩa Mác và Ănghen: Vấn đề dân tộc thuộc vấn đề giai cấp và luôn được xem xét giải phóng theo lập trường của giai cấp. Giải phóng giai cấp là tiền đề giải phóng dân tộc Lê nin: Đề cao cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản trên phạm vi toàn thế giới. Đặt CM GPDT phụ thuộc vào CMVS phải ưu tiên cho CMVS chính quốc. Quốc tế cộng sản tuyệt đối hóa vấn đề giai cấp coi nhẹ vấn đề dtộc, coi CNDT là biểu hiện của chủ nghĩa hẹp hòi trái với chủ nghĩa QTVS Hồ Chí Minh: Cần phải kết hợp hài hòa hai vấn đề này với nhau trên cả bình diện quốc tế cũng như từng quốc gia, song phải đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, trước hết. Cơ sở của vấn đề này, theo Hồ Chí Minh: Chỉ có giải phóng dân tộc, mới giải phóng được giai cấp, giải phóng dân tộc đã bao hàm một phần của việc giải phóng giai cấp, và là tiền đề của giải phóng giai cấp. + Với Hồ Chí Minh, quyền lợi dân tộc với quyền lợi giai cấp là thống nhất, quyền lợi dân tộc không còn, thì quyền lợi mỗi giai cấp, mỗi bộ phận trong dân tộc cũng không thực hiện được. Quan điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về giải phóng vấn đề dân tộc là: - Các Mác và Anghen chưa đề cập đến cách mạng giải phóng dân tộc nhưng cho rằng giải phóng giai cấp là tiền đề để giải phóng dân tộc - Lênin và quốc tế cộng sản chưa thấy hết được tính chủ động sáng tạo của CM thuộc địa. Cho rằng CM thuộc địa phụ thuộc vào CMVS ở chính quốc và chỉ thắng lợi khi CMVS ở chính quốc thắng lợi. Chủ trương đặt đấu tranh giải phóng dân tộc dưới lợi ích của cuộc đấu tranh giai cấp trên phạm vi thế giới * Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề GPDT: - Thứ nhất, cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc có quan hệ mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là CNĐQ. Người dùng hình tượng con đỉa hai vòi, cùng hàng loạt các bằng chứng xác thực khác để chỉ rõ hiện tượng này. Theo Người, muốn giết được con đỉa đó thì phải đồng thời cắt bỏ cả hai cái vòi của nó - Thứ hai, khi được ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin soi đường, được đảng cộng sản lãnh đạo thì tính chủ động, tích cực của nhân dân các nước thuộc địa có thể phát triển chưa từng thấy họ có thể vùng lên tự giải phóng trước khi cách mạng chính quốc nổ ra và giành thắng lợi đồng thờì thúc đẩy trở lại đối với cách mạng chính quốc. - Thứ ba, khi phân tích vai trò của thuộc địa với CNĐQ và sức mạnh to lớn của nhân dân các dân tộc thuộc địa, Hồ Chí Minh đã khẳng định “nọc độc” chủ yếu của các nước đế quốc nằm ở thuộc địa và nhân dân các nước thuộc địa tiềm ẩn một sức mạnh hết to lớn khi được giác ngộ. Luận điểm trên của Hồ Chí Minh là một sự sáng tạo to lớn. Nó là cơ sở cho mọi hoạt động sáng tạo của Đảng ta trong lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đồng thời cũng là cơ sở lý luận thúc đẩy phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển. Ý nghĩa: - Làm chuyển hoá phong trào yêu nước, tạo điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Đặt cơ sở xây dựng nên đường lối cách mạng giải phóng dt của Đảng. - Soi đường thắng lợi cho cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam CÂU 3: Quan điểm sang tạo của HCm về bản chất của CNXH, về bước đi và bp tiến hành vận dụng CNXH. Ý nghĩa Sáng tạo: Quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin về đặc trưng của CNXH: + Xóa bỏ từng bước chế độ tư hữu TBCN, thiết lập chế độ công hữu XHCN để giải phóng sức sản xuất. + Có một nền đại công nghiệp cơ khí, một nền khoa học công nghệ hiện đại có khả năng cải tạo nông nghiệp. Đặc trưng này đã được Lênin khái quát thành công thức CNXH = chế độ Xôviết + Điện khí hoá toàn quốc. + Thực hiện sản xuất có kế hoạch và tiến tới xóa bỏ hàng hóa, tiền tệ (sau này được Lênin điều chỉnh bằng chính sách kinh tế mới). + Phân phối theo lao động, thực hiện công bằng trong lao động và hưởng thụ. + Khắc phục sự khác biệt về giai cấp, tiến tới xóa bỏ sự khác biệt giữa nông thôn với thành thị, lao động trí óc và lao động chân tay; xây dựng một xã hội thuần nhất về giai cấp. + Giải phóng con người khỏi áp bức, bất công, nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân, tạo điều kiện cho mọi người tận lực phát triển năng lực sẵn có. + Sau khi thực hiện các chức năng trên, chức năng chính trị của nhà nước sẽ dần dần bị tiêu vong. Sáng tạo của HCM: Hồ Chí Minh thống nhất với các nhà kinh điển về CNXH, Người trích dẫn nhiều đặc trưng bản chất ở các giai đoạn khi chúng ta chưa bước vào thời kỳ quá độ. Song đến giai đoạn từ 1954-1964, Hồ Chí Minh đã phát biểu một số vấn đề thể hiện quan điểm mới của Người về CNXH. Con đường tiến lên CNXH ở Việt Nam theo Hồ Chí Minh là “không thể giống Liên Xô, vì Liên Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử, địa lý khác” + Có thể khái quát các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội Việt Nam theo quan điểm của Hồ Chí Minh: Thứ nhất, chế độ chính trị do nhân dân làm chủ, mọi quyền hành, mọi lực lượng đều ở nơi dân Thứ hai, dân giàu nước mạnh, từng bước xóa bỏ bóc lột, bất công. Thứ ba, có nền kinh tế phát triển cao gắn liền với sự phát triển khoa học kỹ thuật. Thứ tư, xã hội phát triển ở trình độ cao về văn hóa, đạo đức. Ngoài ra khi nói về các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh còn chỉ rõ chủ nghĩa xã hội là một xã hội có quan hệ hữu nghị, bình đẳng với các quốc gia dân tộc trên thế giới, trên tinh thần hữu nghị hợp tác, tôn trọng độc lập, chủ quyền và hai bên cùng có lợi; CNXH là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng… Tóm lại, thông qua các đặc trưng của CNXH bằng cách xác lập mục tiêu của nó, Hồ Chí Minh khẳng định tính ưu việt hơn hẳn của CNXH so với các chế độ xã hội trước đó, Người cũng chỉ ra chức năng xã hội của CNXH là giải con người một cách toàn diện, theo mọi cấp độ từ giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội đến giải phóng từng cá nhân. Ý nghĩa: Trên cơ sở những quan điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH, Cương lĩnh của Đảng (năm 1991) đã khẳng định những đặc trưng cơ bản của CNXH ở nước ta: Nhân dân lao động làm chủ; có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏí áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới. Câu 4: Những luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về Đảng CSVN : 1. Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân - Hồ Chí Minh luôn khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân, đội tiền phong của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân. Điều này được thể hiện: + Trong tất cả các văn kiện, các bài nói và viết của Người về Đảng. + Nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng hoàn toàn quán triệt các nguyên tắc xây dựng một chính đảng vô sản kiểu mới của Lênin cả về cách gọi lẫn nội dung. + Nội dung các vấn đề cơ bản của Đảng (thành phần, mục đích, cơ sở lý luận, tổ chức, luật phát triển Đảng), mà Hồ Chí Minh nêu lên cũng thể hiện rõ tính chất giai cấp công nhân của Đảng. Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới – Quy luật của xây dựng Đảng. Lập luận về tính tất yếu khách quan của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Thứ nhất, những khuyết điểm, thiếu sót trong Đảng là việc bình thường. Vì vậy, chỉnh đốn Đảng không phải là giải pháp tình thế mà là một công việc thường xuyên. Thứ hai, xây dựng chỉnh đốn Đảng được chế định bởi sự phát triển không ngừng của sự nghiệp cách mạng. Thứ ba, xây dựng chỉnh đốn Đảng là cơ hội để cán bộ, đảng viên tự rèn luyện, tu dưỡng tốt hơn để có thể hoàn thành các nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. Xây dựng Đảng về tư tưởng - lý luận theo CN MLN - Hồ Chí Minh khẳng định: Cách mạng thì phải có đảng, đảng phải có chủ nghĩa làm cốt, chủ nghĩa chân chính nhất, cách mạng nhất trong thời đại hiện nay là chủ nghĩa Mác - Lênin. - Chủ nghĩa Mác - Lênin được Hồ Chí Minh khẳng định là học thuyết khoa học và cách mạng bởi vì nó chỉ ra thế giới quan và phương pháp luận, là kim chỉ nam cho giai cấp công nhân và các lực lượng tiến bộ đứng lên làm cách mạng giải phóng giai cấp, giải phóng con người. ( Khi khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động, Hồ Chí Minh yêu cầu: + Việc học tập chủ nghĩa Mác - Lênin phải luôn luôn phù hợp với đối tượng. + Khi vận dụng phải sáng tạo, tránh giáo điều, đồng thời cũng phải tránh xa rời các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin, đấu tranh chống các khuynh hướng cơ hội, xét lại chủ nghĩa Mác - Lênin và các tư tưởng phản động khác. + Đảng cần chú ý tổng kết kinh nghiệm của các đảng cộng sản các nước anh em và thực tiễn cách mạng Việt Nam để làm phong phú thêm kho tàng lý luận Mác - Lênin. + Đảng phải tăng cường đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin.) Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. - Cần phải có tập thể lãnh đạo vì, theo Hồ Chí Minh, một người dù tài giỏi cũng không thấy và cũng không thể xem xét tất cả các mặt của vấn đề, nhiều người thì nhiều kinh nghiệm, người thấy rõ mặt này, người thấy rõ mặt khác, góp kinh nghiệm và sự xem xét của nhiều người thì thấy rõ tất cả các mặt của vấn đề. Hồ Chí Minh kết luận: “Lãnh đạo không tập thể, thì sẽ đi đến cái tệ bao biện, độc đoán, chủ quan. Kết quả là hỏng việc’’ (T5, tr.504). - Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách phải luôn đi đôi với nhau. Cần phải có cá nhân phụ trách vì sau khi đã bàn bạc kỹ rồi thì phải giao cho một hoặc một số ít người phụ trách, tránh tình trạng đùn đẩy và kết quả là không ai làm. Để tránh họp hành tràn lan, Hồ Chí Minh yêu cầu đối với những việc bình thường một người cũng có thể giải quyết đúng, thì người phụ trách cần phải tự quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. (Hồ Chí Minh thường sử dụng 2 câu thành ngũ: “Khôn bày hơn khôn độc” và “Nhiều sãi không ai đóng cửa chùa” để nói về vấn đề này) CÂU 5: Nội dung cơ bản của tthcm về đại đoàn kết dân tộc và về vấn đề xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong thời kì đổi mới. Nội dung: Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân: Khái niệm “ DÂN”: ? Đại đoàn kết là phải tập hợp tất cả vào một khối. Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết không phải là một tập hợp ngẫu nhiên, tự phát, nhất thời, mà phải là một tập hợp bền vững của các lực lượng xã hội có định hướng, có tổ chức, có sự lãnh đạo dựa trên một cơ sở lý luận khoa học. Tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh có phạm vi rộng lớn, nhiều tầng nấc, nhiều cấp độ. Trên phạm vi dân tộc, hình thức tổ chức đoàn kết là Mặt trận dân tộc thống nhất. Đại đoàn kết phải dựa trên cơ sở lấy liên minh công nông và trí thức làm cơ sở, làm trụ cột để đoàn kết toàn dân trong Mặt trận dân tộc thống nhất => cở sở đầu? vì công và nông là lực lượng đông đâỏ nhất của Cm Mối quan hệ giữa Mặt trận dân tộc thống nhất với liên minh công, nông và trí thức là sự phản ánh về mặt tổ chức xã hội, thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc và giai cấp vì vậy mà không thể tuyệt đối hóa một mặt nào. Trong khối đại đoàn kết, Đảng không chỉ là một bộ phận bình đẳng, mà còn là lực lượng lãnh đạo, là linh hồn của khối đại đoàn kết dân tộc Phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng, tin vào nhân dân, tin vào con người. Vấn đề: Mục tiêu: khơi dậy tinh thần tự tôn dân tộc, quyết tâm chấn hưng đất nước, không bỏ lỡ cơ hội, vận hội rửa được cái nhục đói nghèo, lạc hậu, cái nhục tụt hậu xa hơn về kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ so với các nước trong khu vực và trên thế giới Nhiệm vụ: Về chính trị, cần tiếp tục phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh và truyền thống phương Đông về “Cầu đồng tồn dị”, xóa bỏ dần những mặc cảm, những thiên kiến khác nhau, lấy liên minh công - nông - trí thức làm nòng cốt, xây dựng một nước Việt Nam dân giầu, nước mạnh xã hội dân chủ công bằng văn minh. Về kinh tế - xã hội, phải tạo cho mọi người dân một cơ hội bình đẳng về pháp luật trong làm ăn kinh tế. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, khuyến khích làm giàu chính đáng, đi đôi với việc giúp dân xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa... Về chính sách đối ngoại, cần có sự nhận thức đúng (cả mặt tích cực và tiêu cực) về vấn đề toàn cầu hóa từ đó xây dựng chiến lược hội nhập của đất nước ta vào khu vực và thế giới; thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế theo phương châm “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước” vì hòa bình, hợp tác và phát triển, đồng thời có sách lược mềm dẻo trong các quan hệ đa dạng và phức tạp của thế giới, đảm bảo cho chúng ta hòa nhập, nhưng không bị hòa tan CÂU 6: Quan điểm của HCM về NN của dân, do dân, vì dân: Nhà nước của dân: là nhà nước mà tất cả quyền lực thuộc về ND, quyền hành của cán bộ phải do dân ủy quyền, giao phó những vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia phải do nhân dân trực tiếp quyết định phải thông qua trưng cầu ý dân. việc nước là việc chung mỗi người dân đều phải có trách nhiệm gánh vác một phần dân phải có quyền bầu và bãi miễn những đại biểu thay mặt dân tham gia vào các cơ quan quyền lực của nhà nước Nhà nước do dân: do dân lập ra Nhà nược được nhân dân xây dựng bảo vệ phê bình dám sát Các cơ quan nhà nước cán bộ công chức nhà nước phải lắng nghe ý kiến của nhân dân liên hệ mật thiết với nhân dân chịu sự kiểm soát của nhân dân Dân có quyền bãi miễn các cơ quan nhà nước nếu tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của dân Nhà nước vì dân: Nhà nước hướng mọi hoạt động vào việc phụ vụ nhân dân Mọi công chức Nhà nước đều là công bộc của dân, việc gì có lợi cho dân phải biết hết sức làm, việc gì hại đến dân phải hết sức tránh Chính quyền các cấp phải chăm lo cho dân Cán bộ công chức Nhà nước vừa là người phục vụ người lãnh đạo vừa là người hướng dẫn nhân dân thực hiện đúng đường lối chủ trương trong chính sách pháp luật của đảng và nhà nước. Cần phải kết hợp giữa việc tăng cường pháp luật với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng trong quá trình xây dựng NN mới vì: Đạo đức và pháp luật có chung chức năng là điều chỉnh hành vi con người nhưng khác nhay ở phương thức điều chỉnh và phạm vi điều chỉnh. Phạm vi: đạo đức điều chỉnh quan hệ lớn nhỏ, pháp luật điều chỉnh quan hệ lớn Pháp luật là đạo đức tối thiểu và đạo đức là pháp luật tối đa Phương thức: đạo đức điều chỉnh hành vi con người qua dư luận xã hội và lương tâm con người, pháp luật điều chỉnh hành vi qua cưỡng chế nhà nước. CÂU 7: Trình bày và phân tích quan điểm “ ĐỨc là gốc của HCM” Quan điểm này có ý nghĩa gì vs việc “ lập thân, lập nghiệp” “ đạo đức là cái gốc của Cm” HCM là một trong những người đề cao rất sớm vấn đề đạo đức. Người khẳng định đạo đức là nguồn cội của con người, nuôi dưỡng con người. “ Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.” Quan điểm đạo đức Cm xuất phát từ đặc điểm của cm nước ta. CM nước ta diễn ra trong điều kiện vô cùng khó khan, người dân không có bất cứ một quyền tự do dân chủ nào. Do đó, đòi hỏi người CM phải giác ngộ, có ý chí chiến đấu cao. Có phẩm chất đạo đức trong sang mới có thể hoàn thành sự nghiệp CM. CM VN nhất định thắng lợi nhưng lớn hay nhỏ, bền hay không bền phụ thuộc vào đạo đức của người CM. Đạo đức CM không chỉ cải tạo XH cũ thành Xh mới mà còn giúp người Cm hoàn thiện mình. Như vậy, trong tư tưởng HCM, đức và tài, phẩm chất và năng lực thống nhất làm 1. TRong đó, ĐỨC LÀ GỐC. Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của CNXH Theo HCM, CNXH hấp dẫn người khác chưa phải là ở mức sống cao, của cải dồi dào mà ở phẩm chất đạo đức cao đẹp, một người vì mọi người. Lập thân, lập nghiệp => tự chế nhé. Câu 8: Những chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh: - Trung với nước, hiếu với dân: Đây là phẩm chất đạo đức bao trùm, quan trọng nhất và giữ vai trò chi phối các phẩm chất đạo đức khác. + Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trung thành với con đường đi lên của đất nước, suốt đời phân đấu mang lại lợi ích cho nhân dân. + Hiếu với dân là phải lấy dân làm gốc, phải thực hiện dân chủ, dân nắm mọi quyền hạn, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, phải thân dân, lấy trí tuệ ở dân, gắn bó, dựa vào dân, kính trọng học hỏi dân... - Yêu thương con người, sống có tình nghĩa Hồ Chí Minh xác định tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Theo Hồ Chí Minh, tình yêu thương con người có biểu hiện rất phong phú: + Tình yêu thương con người trước hết dành cho những người cùng khổ, người lao động. + Nghiêm khắc với mình mà rộng lượng, tôn trọng, nâng người khác lên, chứ không được hạ thấp hay vùi dập con người. + Tình yêu thương con người còn được thể hiện đối với những người có sai lầm khuyết điểm, nhưng đã nhận rõ và quyết tâm sửa chữa sai lầm khuyết điểm, kể cả những người đã lầm đường lạc lối. - Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. “Cần tức là siêng năng chăm chỉ, cố gắng dẻo dai”. “Kiệm (...) là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi...” “Liêm là trong sạch, không tham lam... tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon là bất liêm”. “Chính nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì không đứng đắn, thẳng thắn, tức là tà” (T.5, tr. 632). “Chí công vô tư “khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, là lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào. “phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. - Tinh thần quốc tế trong sáng Đó là sự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sản toàn thế giới, với tất cả các dân tộc và nhân dân các nước, với những người tiến bộ trên toàn cầu, chống lại sự chia rẽ, hằn thù, bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc; chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sôvanh, biệt lập và chủ nghĩa bành trướng bá quyền… Hồ Chí Minh đã khái quát tinh thần này bằng mệnh đề “Bốn phương vô sản đều là anh em” đoàn kết các dân tộc bị áp bức, các lực lượng tiến bộ trên thế giới, nhằm mục tiêu lớn là hoà bình, dân chủ, tiến bộ xã hội, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là hợp tác và hữu nghị. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần tuân thủ những nguyên tắc: Luôn sáng tạo trong mọi tình huống TT HCM giữu vai trò chỉ đạo trong định hướng, suy nghĩ, hành động của dân Khi vận dụng phải căn cứ vào điều kiện cụ thể mỗi cơ quan, đơn vị, cá nhân cho phù hợp CÂU 9: con người và trồng người Quan điểm của HCM về con người: Hcm xem xét con người trong một chỉnh thế , gắn liền với hoàn cảnh, đặc điểm, và cả 2 mặt đối lập. HCm khẳng định: bản chất con người mang tính XH. Con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của lịch sử. HCM là một con người có sự cảm thông sâu sắc đến sự đau khổ của nhân dân lao động, người chỉ có một mong ước tột bậc là cho dân ta có cơm ăn áo mặc, độc lập tự do, hạnh phúc. HCm tin tưởng hoàn toàn vào khả năng tự giải phóng của con người. Chiến lược trồng người. “ Trồng người” là một yêu cẩu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của Cm. “ Muốn xây dựng CNXH, trước hết cần có những con người XHCN” Chiên lược trông người là một trọng tâm, là một bộ phận hợp thành cảu chiến lược phát triển KT-XH => coi trọng sự nghiệp GD-ĐT. Đào tạo con người một cách toàn diện, trên tất cả các mặt. Trồng người là công việc tram năm, do đó ko nên nóng vội. Tải sao?? => câu 7 “ đạo đức là gốc”