Academia.eduAcademia.edu
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI SỞ QUY HOẠCH - KIẾN TRÚC HÀ NỘI (TỔ CÔNG TÁC CÔNG NGHIỆP – NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN) -------------------- TÀI LIỆU Bổ sung hướng dẫn công tác rà soát, đánh giá, đề xuất đối với Quy hoạch xây dựng vùng huyện và Quy hoạch nông thôn (bao gồm: Quy hoạch chung xây dựng xã tỷ lệ 1/5.000; Quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn; trung tâm xã tỷ lệ 1/2.000 - 1/500) tại 18 huyện, thị xã - thành phố Hà Nội (Kèm theo văn bản số:…………./QHKT-TCT ngày …./12/2019 của Sở Quy hoạch – Kiến trúc) HÀ NỘI – 12/2019 Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 1 Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 2 MỤC LỤC A – PHẦN MỞ ĐẦU 1. Khái quát chung về công tác quy hoạch xây dựng: 2. Một số khó khăn, bất cập trong giai đoạn hiện nay: 3. Mục tiêu và nhiệm vụ hướng dẫn: 3.1. Mục tiêu: 3.2. Nhiệm vụ: 4. Đối tượng hướng dẫn: 5. Thời gian thực hiện: Từ nay đến năm 2025 và những năm tiếp theo. B – PHẦN NỘI DUNG HƯỚNG DẪN 5 5 8 13 13 14 14 14 14 Chương I – Giải thích từ ngữ trong Tài liệu hướng dẫn 14 Chương II – Quy định pháp luật về quy hoạch xây dựng 2.1. Căn cứ lập quy hoạch xây dựng: 2.2. Yêu cầu và nguyên tắc đối với quy hoạch xây dựng: 2.3. Yêu cầu về rà soát quy hoạch xây dựng: 2.4. Hình thức, thời gian lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng: 2.5. Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện: 2.6. Quy hoạch nông thôn: 2.7. Thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng 2.8. Điều chỉnh quy hoạch xây dựng: 2.9. Tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng: 2.10. Giấy phép xây dựng: 18 18 18 18 19 19 20 22 23 25 28 Chương III – Hướng dẫn chung về rà soát, điều chỉnh quy hoạch phù hợp với định hướng phát triển đô thị và tổ chức thực hiện: Quyết định số 1398/QĐ/TTg ngày 16/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 30 01/11/2019 của UBND thành phố Hà Nội 3.1. Mục đích về rà soát, điều chỉnh quy hoạch phù hợp với định hướng phát triển đô thị: 30 3.2. Quan điểm và mục tiêu: 30 3.3. Các loại hình quy hoạch trên địa bàn huyện và trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc triển khai tại các huyện có lộ trình lên quận: 32 3.4. Một số nội dung bổ sung hướng dẫn cụ thể về quy hoạch kiến trúc: 32 3.5. Một số lưu ý khi lập quy hoạch chi tiết: 36 3.6. Tại huyện thành quận có yếu tố đặc thù (Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng): 38 Chương IV – Hướng dẫn cụ thể về rà soát, đánh giá, đề xuất đối với Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện 39 đáp ứng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 4.1. Mức độ ưu tiên rà soát, đánh giá đối với các huyện: 4.2. Hướng dẫn đối với các huyện thuộc khu vực đô thị trung tâm (Mức 1): 4.3. Hướng dẫn đối với các huyện, thị thuộc khu vực các đô thị vệ tinh, các thị trấn sinh thái (Mức 2): 4.4. Hướng dẫn đối với các huyện còn lại (Mức 3): 39 39 40 41 Chương V – Hướng dẫn công tác rà soát, đánh giá, đề xuất đối với các xã thuộc khu vực đô thị trung tâm, dự kiến thành phường (chuyển tiếp và nâng cao từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thành Chương 42 trình phát triển đô thị) 5.1. Rà soát, đánh giá trên địa bàn xã (dự kiến thành phường): 5.1.1. Xác định đặc điểm của xã và khu vực nghiên cứu lập quy hoạch: 5.1.2. Xác định các vấn đề chủ chốt cần giải quyết trên địa bàn xã: 5.1.3. Xác định mối liên kết giữa các khu chức năng đô thị và nông thôn trên địa bàn xã và trong khu vực nghiên cứu lập quy hoạch: a) Cơ sở hình thành các khu chức năng đô thị: b) Phân tích, đánh giá các điều kiện thuận lợi / khó khăn: c) Phân loại các huyện và xã ven đô theo ranh giới hành chính: d) Phân loại các xã theo mức độ đô thị hoá: e) Phân loại làng xóm, khu dân cư hiện có: - Theo quy mô dân số: - Theo cơ cấu sử dụng đất: - Theo cấu trúc không gian truyền thống: - Theo cấu trúc xã hội: Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 42 42 43 43 43 45 45 45 46 46 46 46 46 3 - Theo hướng hình thành các đơn vị quản lý hành chính mới (dự kiến đến năm 2025-2030): (Chi tiết xem phụ lục, sơ đồ, biểu bảng). 46 5.1.4. Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội: 46 5.1.5. Tiêu chí về quy hoạch kiến trúc: 47 5.1.6. Tiêu chí về môi trường (tự nhiên và sinh thái - nhân văn): 49 5.2. Quy hoạch chi tiết xây dựng các điểm dân cư; trung tâm xã (thành phường) tại khu vực 05 huyện dự kiến thành quận: 50 5.2.1. Bản vẽ: 50 5.2.2. Thuyết minh: 51 Chương VI – Hướng dẫn về rà soát, báo cáo về Quy hoạch chung xây dựng huyện; Trình tự và phương pháp lập điều 51 chỉnh Quy hoạch chung xây dựng xã và lập, thẩm định Quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư; trung tâm xã 6.1. Về các bước rà soát, báo cáo về Quy hoạch chung xây dựng huyện: a) Nội dung yêu cầu: b) Phương pháp thực hiện: 6.2. Về quy hoạch chi tiết khu chức năng (theo Luật Xây dựng): 53 53 53 58 Chương VII – Hướng dẫn thiết kế kiến trúc cảnh quan, kiểm soát xây dựng tại khu vực nông thôn theo định hướng của Luật Kiến trúc năm 2019 60 (Chi tiết xem Phụ lục; Sơ đồ; Tài liệu tham khảo) 60 C – PHẦN KIẾN NGHỊ 61 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------PHỤ LỤC 1 – Nội dung công việc và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị kiểm tra, hướng dẫn UBND huyện (Hướng tới các tiêu chuẩn, tiêu chí theo các Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 và số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban thường vụ Quốc hội) 63 PHỤ LỤC 2 – Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại Điểm C, Khoản 1, Điều 59 Luật Quy hoạch (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 02/12/2019 của Chính phủ) 73 PHỤ LỤC 3 – Các loại hình quy hoạch và phân công trách nhiệm triển khai thực hiện Quyết định số 1398/QĐ/TTg ngày 16/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 01/11/2019 của UBND Thành phố Hà Nội 81 PHỤ LỤC 4 – Danh mục các quy hoạch ngành, lĩnh vực, mạng lưới trên địa bàn thành phố Hà Nội cần rà soát, báo cáo đề xuất tích hợp vào Quy hoạch tỉnh (Hà Nội) theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 59 Luật Quy hoạch 85 PHỤ LỤC 5 – Các bước rà soát, báo cáo về Quy hoạch chung xây dựng huyện được duyệt và lập Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện 89 PHỤ LỤC 6 – Tổng hợp số liệu 18 đơn vị cấp huyện về đất đai, dân số hiện trạng và quy hoạch (đến năm 2030) 91 PHỤ LỤC 7 – Sơ đồ ranh giới hành chính và khu vực 05 huyện phát triển thành quận 93 PHỤ LỤC 8 – Tỷ lệ diện tích đô thị và nông thôn tại các huyện và 5 huyện phát triển thành quận 95 PHỤ LỤC 9 – Dân số hiện trạng và quy hoạch tại các huyện và 5 huyện phát triển thành quận 97 PHỤ LỤC 10 – Dân số khu vực đô thị và nông thôn tại các huyện và 5 huyện phát triển thành quận 99 PHỤ LỤC 11 – Tổng hợp số liệu về đô thị và nông thôn tại 05 huyện dự kiến phát triển thành quận 101 SƠ ĐỒ 1 – Đặc điểm không gian vùng đô thị - nông thôn theo vị trí, đặc trưng và giai đoạn đô thị hóa 103 SƠ ĐỒ 2 – Quá trình hình thành bộ máy quản lý hành chính mới 105 SƠ ĐỒ 3 – Quy trình hướng dẫn kiểm soát công trình xây dựng trong làng xóm, khu dân cư hiện có 107 SƠ ĐỒ 4 – Phân loại - Mã số cho các lô đất nhà ở theo vị trí: 109 (A,B,C,D,E) Quy mô cấp đường giao thông / (I, II, III, IV, V) Quy mô diện tích lô đất 109 SƠ ĐỒ 5 – Quy định chung đối với các lô đất lân cận các công trình đặc trưng 111 SƠ ĐỒ 6 – Hướng dẫn chi tiết về quy hoạch – kiến trúc đối với nhà ở dân cư 113 SƠ ĐỒ 7 – Hướng dẫn chi tiết về quy hoạch – kiến trúc đối với nhà ở dân cư 115 SƠ ĐỒ 8 – Hướng dẫn chi tiết về quy hoạch – kiến trúc đối với nhà ở dân cư 117 SƠ ĐỒ 9 – Hướng dẫn chi tiết về quy hoạch – kiến trúc đối với nhà ở dân cư xung quanh các Di tích lịch sử văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng (Đình, Đền, Chùa,…) 119 SƠ ĐỒ 10 – Hướng dẫn chi tiết về quy hoạch – kiến trúc đối với nhà ở dân cư xung quanh các Di tích lịch sử văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng (Đình, Đền, Chùa,…) 121 SƠ ĐỒ 11 – Hướng dẫn chi tiết về quy hoạch – kiến trúc đối với nhà ở dân cư xung quanh các hồ, ao, mặt nước (bên trong và tiếp giáp các khu, điểm dân cư) 123 SƠ ĐỒ 12 – Hướng dẫn chi tiết về quy hoạch – kiến trúc đối với nhà ở dân cư có khoảng lùi, sân vườn 125 Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 4 A – PHẦN MỞ ĐẦU 1. Khái quát chung về công tác quy hoạch xây dựng: Công tác quy hoạch xây dựng tại các huyện có nhiều thay đổi theo các thời kỳ: Trước khi Hà Nội mở rộng thực hiện theo Luật xây dựng năm 2003; Sau khi Hà Nội mở rộng thực hiện theo cả Luật xây dựng năm 2003 và Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, tiếp đó là Luật Xây dựng năm 2014,... Mặt khác, Hà Nội triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành TƯ Đảng khoá X về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; Chương trình số 02-Ctr/TU của Thành uỷ Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân” (Tháng 10/2019 các cấp đã tiến hành Tổng kết sau 10 năm thực hiện). Công tác quy hoạch xây dựng gắn với công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thủ đô, khái quát chung như sau: - Giai đoạn năm 2008 đến cuối năm 2012, công tác quy hoạch xây dựng tại các huyện theo: Luật xây dựng năm 2003; Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ (Điều 9 quy định loại hình “Quy hoạch xây dựng vùng huyện” tỷ lệ 1/25.000-1/250.000); Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng về Quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với Nhiệm vụ và Đồ án Quy hoạch Xây dựng; Thông tư số 21/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý Quy hoạch xây dựng nông thôn (hướng dẫn đồ án Quy hoạch xây dựng nông thôn để đáp ứng được tiêu chí nông thôn mới quy định tại Bộ tiêu chí nông thôn mới ban hành kèm Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ); Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/02/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới; Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04/8/2010 của Bộ Xây dựng Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới; Thông tư liên tịch 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011 của Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt “Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới”. Đến cuối năm 2012, Hà Nội có 100% xã hoàn thành việc lập, thẩm định, phê duyệt “Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới tỷ lệ 1/5.000” (gồm: Bản đồ quy hoạch tổng thể không gian kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật trung tâm xã, điểm dân cư nông thôn, tỷ lệ 1/2.000) theo Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD và Thông tư liên tịch 13/2011/TTLTBXD-BNNPTNT-BTN&MT. Chất lượng, nội dung và tiến độ lập, thẩm định, trình duyệt quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới cơ bản đáp ứng yêu cầu và mục tiêu Thành uỷ Hà Nội đề ra ở giai đoạn này. Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 5 Sau khi Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, Hà Nội không triển khai loại hình “Quy hoạch vùng huyện” đối với đơn vị cấp huyện, mà triển khai loại hình “Quy hoạch chung xây dựng huyện” - được Bộ Xây dựng cơ bản thống nhất tại văn bản số 17/BXD-KTQH ngày 13/4/2012 (Lưu ý: Ngày 29/6/2016, Bộ Xây dựng mới ban hành Thông tư số 12/2016/TT-BXD Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án “Quy hoạch xây dựng vùng”). Đến cuối năm 2012, Hà Nội đã hoàn thành công tác phê duyệt 14 nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng huyện, bao gồm: Gia Lâm; Mê Linh (tỷ lệ 1/5000); Thường Tín; Sóc Sơn; Phú Xuyên; Phúc Thọ; Đan Phượng; Ứng Hòa; Mỹ Đức; Thanh Oai; Quốc Oai; Ba Vì; Thạch Thất; Chương Mỹ (tỷ lệ 1/10.000) và 01 Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng thị xã Sơn Tây (lồng ghép Đô thị vệ tinh Sơn Tây). 03/17 đơn vị cấp huyện cơ bản thuộc khu vực phát triển đô thị và không triển khai Quy hoạch chung xây dựng huyện, gồm: Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức. Trong giai đoạn năm 2012, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt các Quy hoạch phát triển: Công nghiệp; Nông nghiệp; Thương mại; Văn hoá Hà Nội; Bảo vệ và Phát triển rừng; Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn; Chăn nuôi; Thuỷ sản; Thuỷ lợi; Công nghệ thông tin; Bưu chính viễn thông; Hệ thống Giáo dục và Đào tạo; Hệ thống Y tế; Nghề - Làng nghề; Thể dục Thể thao; Hệ thống Cơ sở giết mổ và Chế biến gia súc gia cầm; Mạng lưới bán buôn bán lẻ trên địa bàn Thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Điều chỉnh Quy hoạch Mạng lưới trường học; Quy hoạch phát triển khu / cụm công nghiệp,...trên địa bàn Thành phố đến năm 2030. - Giai đoạn năm 2013 đến cuối năm 2015, công tác quy hoạch xây dựng tại các huyện theo Luật xây dựng năm 2014, Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng. Đây là giai đoạn các quy hoạch chung đô thị vệ tinh, quy hoạch chung xây dựng huyện - thị trấn, quy hoạch phân khu đô thị (khu vực đô thị trung tâm), quy hoạch ngành – mạng lưới trên địa bàn Thành phố được triển khai nhằm cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Đến cuối năm 2015, Hà Nội đã hoàn thành công tác phê duyệt 13/14 đồ án Quy hoạch chung xây dựng huyện (nêu trên) và 01 đồ án Quy hoạch chung xây dựng thị xã Sơn Tây (lồng ghép Đô thị vệ tinh Sơn Tây). - Giai đoạn năm 2016 đến nay, công tác quy hoạch xây dựng tại các huyện về cơ bản theo Luật xây dựng năm 2014 và Luật Quy hoạch đô thị năm 2009. Tại các đơn vị cấp huyện tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung đối với các quy hoạch xây dựng (được duyệt trước đó) để thực hiện Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Quyết định 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 6 Ngày 29/6/2016, Bộ Xây dựng mới ban hành Thông tư số 12/2016/TT-BXD Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án Quy hoạch xây dựng vùng, Quy hoạch đô thị và Quy hoạch khu chức năng đặc thù. Tiếp đó, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 06/10/2016 về bố trí kinh phí và chỉ đạo các huyện rà soát, điều chỉnh các quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã; lập Quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn và Trung tâm xã. Sở Quy hoạch – Kiến trúc đã ban hành các văn bản: Số 1177/QHKT-HTKT ngày 03/3/2017 Hướng dẫn các đơn vị cấp huyện triển khai công tác quy hoạch. Tiếp đó, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01/3/2017 hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn. Sở Quy hoạch – Kiến trúc đã ban hành văn bản số 3302/QHKT-HTKT ngày 31/5/2017 hướng dẫn 18 đơn vị cấp huyện thực hiện công tác lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng, kịp thời hướng dẫn địa phương và góp phần hoàn thành các Tiêu chí quy hoạch, phát triển nông thôn theo Thông tư số 02/2017/TT-BXD. Đến hết tháng 12/2019, kết quả đạt được của công tác quy hoạch xây dựng và công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thủ đô như sau: a) Công tác xây dựng nông thôn mới: Theo tài liệu Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (do Thành ủy và UBND Thành phố tổ chức ngày 21/9/2019): - Cấp huyện (gắn với các tiêu chí phát triển huyện nông thôn mới): Thành phố có 06/17 huyện đạt chuẩn Huyện nông thôn mới (Đan Phượng, Thanh Trì, Hoài Đức, Đông Anh, Gia Lâm, Quốc Oai) – đang lập hồ sơ công nhận huyện Thạch Thất. Quy hoạch (16/17 huyện đạt); Thủy lợi (15/17 huyện đạt); Điện (16/17 huyện đạt); Y tế Văn hóa – Giáo dục (14/17 huyện đạt); Sản xuất 15/17 huyện đạt); Môi trường (11/16 huyện đạt); An ninh trật tự xã hội (17/17 huyện đạt); Chỉ đạo xây dựng NTM (17/17 huyện đạt). - Cấp xã (gắn với các tiêu chí phát triển xã nông thôn mới): Thành phố có 325/386 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới. Cơ sở hạ tầng: Giao thông (379/386 xã đạt); Thủy lợi (384/386 xã đạt và cơ bản đạt); Điện (386/386 xã đạt); Trường học (346/386 xã đạt và cơ bản đạt); Văn hóa (373/386 xã đạt và cơ bản đạt); Y tế (386/386 xã đạt); Thông tin và truyền thông (386/386 xã đạt); Nhà ở (386/386 xã đạt); Kinh tế và tổ chức sản xuất (363/386 xã đạt và cơ bản đạt); Hộ nghèo (376/386 xã đạt và cơ bản đạt); Lao động có việc làm (385/386 xã đạt và cơ bản đạt – còn 01 xã huyện Ba Vì); Tổ chức sản xuất (383/386 xã đạt và cơ bản đạt – còn 03 xã huyện Chương Mỹ); Môi trường và an toàn thực phẩm (380/386 xã đạt và cơ bản đạt); Quốc phòng – An ninh (386/386 xã đạt và cơ bản đạt). Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 7 b) Công tác quy hoạch xây dựng (đến hết tháng 12/2019): - Tổng số địa phương đã hoàn thành công tác rà soát và điều chỉnh các Quy hoạch chung xây dựng xã nông thôn mới: 08/18 huyện, thị với 293 xã (76%): Ứng Hòa, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Thanh Oai. - Tổng số địa phương chưa hoàn thành công tác rà soát và điều chỉnh các Quy hoạch chung xây dựng xã nông thôn mới: 09/18 huyện, thị với 78 xã (20,2%): Sóc Sơn (24 xã); Mê Linh (03 xã); Đông Anh (04 xã); Gia Lâm (08 xã); Hoài Đức (02 xã); Thị xã Sơn Tây (03 xã); Ba Vì (09 xã); Thường Tín (22 xã); Mỹ Đức (03 xã). (Ghi chú: Riêng huyện Thanh Trì đề xuất dừng triển khai điều chỉnh các Quy hoạch chung xây dựng 15 xã (3,8%) thuộc khu vực đô thị trung tâm) 2. Một số khó khăn, bất cập trong giai đoạn hiện nay: a) Về cơ sở pháp lý và thực tiễn: Hà Nội không triển khai loại hình Quy hoạch xây dựng vùng huyện (tỷ lệ 1/25.000): Do Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ), đối với khu vực đô thị trung tâm đã có bản vẽ ở tỷ lệ 1/10.000, toàn thành phố đã có bản vẽ ở tỷ lệ 1/25.000. Bao quát chung Thủ đô gồm 02 khu vực (Khu vực nông thôn chiếm 70% diện tích / Khu vực đô thị chiếm 30% diện tích): Khu vực nông thôn thực hiện theo Luật Xây dựng (2003/2014) / Khu vực đô thị thực hiện theo Luật Quy hoạch đô thị (2009) và các Nghị định, Thông tư, Văn bản hướng dẫn liên quan. Mặt khác, Luật Xây dựng năm 2014 có quy định Quy hoạch xây dựng vùng huyện. Tuy nhiên, đến ngày 29/6/2016, Bộ Xây dựng mới ban hành Thông tư số 12/2016/TT-BXD Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án Quy hoạch xây dựng vùng (tỷ lệ 1/25.000) trong bối cảnh Hà Nội đã cơ bản phê duyệt các Quy hoạch chung xây dựng huyện (tỷ lệ 1/10.000-1/5.000) để đáp ứng yêu cầu cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Do vậy, khó khăn vướng mắc lớn nhất đối với Hà Nội hiện nay là chưa có văn bản hướng dẫn việc chuyển tiếp để điều chỉnh từ loại hình “Quy hoạch chung xây dựng huyện” sang loại hình “Quy hoạch xây dựng vùng huyện” theo quy định hiện hành tại Luật Quy hoạch năm 2017, Luật Xây dựng năm 2014, Văn bản hợp nhất số 48/VBHNVPQH ngày 10/12/2018 của Văn phòng Quốc hội và Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ. b) Về phương pháp, nội dung lập Quy hoạch xây dựng vùng huyện: - Tại các huyện nông thôn: Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể cho đồ án “Quy hoạch xây dựng vùng huyện” gắn với “Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới”, nên khi triển khai còn nhiều vướng mắc, cách làm không thống nhất. Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới chưa có các tiêu chí thành phần, để từ đó tiến hành rà soát, điều chỉnh các Quy hoạch xây dựng huyện nông thôn. Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 8 Quy hoạch xây dựng huyện nông thôn mới chưa có sự gắn kết với Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Nội dung tái cơ cấu ngành nông nghiệp (tại khu vực huyện/xã phát triển thành đô thị) chưa rõ phương hướng. Luật Quy hoạch năm 2017 đã loại bỏ nhiều quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực. Do vậy, các chỉ tiêu quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực (Công nghiệp; Nông nghiệp; Thương mại; Văn hoá Hà Nội; Bảo vệ và Phát triển rừng; Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn; Chăn nuôi; Thuỷ sản; Thuỷ lợi; Công nghệ thông tin; Bưu chính viễn thông; Hệ thống Giáo dục và Đào tạo; Hệ thống Y tế; Nghề - Làng nghề; Thể dục Thể thao; Hệ thống Cơ sở giết mổ và Chế biến gia súc gia cầm; Mạng lưới bán buôn bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030); Điều chỉnh Quy hoạch Mạng lưới trường học; Quy hoạch phát triển khu / cụm công nghiệp; Mạng lưới cửa hàng xăng dầu,...trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030 – đến nay chưa rõ kết quả xử lý chuyển tiếp theo Luật Quy hoạch năm 2017, chưa rõ sự gắn kết với các chỉ tiêu Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Do vậy, khó khăn vướng mắc trong công tác rà soát, điều chỉnh các đồ án quy hoạch xây dựng trên địa bàn các đơn vị cấp huyện hiện nay là cấu trúc, nội dung yêu cầu, sản phẩm của đồ án Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện (theo Thông tư số 12/2016/TT-BXD) cần có sự thống nhất với cấu trúc, nội dung yêu cầu, sản phẩm của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng huyện nông thôn mới, để từ đó có thể kế thừa, lượng hóa các Tiêu chí xây dựng huyện/xã nông thôn mới, và các chỉ tiêu phát triển ngành (nêu trên) - thành các chỉ tiêu (vị trí, chức năng, quy mô,...) cần đạt được trong các đồ án quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện. - Tại các huyện thuộc khu vực đô thị trung tâm (tốc độ đô thị hóa cao): Tại Quyết định số 676/QĐ-TTg ngày 18/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện giai đoạn 2017 – 2020”, với mục tiêu là xây dựng định hướng và đề xuất các giải pháp xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa giai đoạn 2016 - 2020 phù hợp với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế; xây dựng nông thôn theo các tiêu chí huyện nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng; định hướng quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, môi trường và các dịch vụ xã hội, phù hợp với định hướng đô thị hóa, nhằm từng bước chuẩn bị cho việc hình thành đô thị trên địa bàn, tránh lãng phí nguồn lực đầu tư. Đề án đang triển khai thí điểm, song đối với các huyện có tốc độ đô thị hóa cao tại Khu vực đô thị trung tâm thành phố Hà Nội, việc thực hiện và phát triển Đề án này là cấp thiết và phù hợp, để cụ thể các giải pháp về quy hoạch và kế hoạch tiến độ thực hiện, trong đó: (1) - Rà soát điều chỉnh quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới phù hợp với chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; (2) - Xây dựng kế hoạch triển khai quy hoạch xây dựng vùng huyện trong địa bàn địa phương quản lý; Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 9 (3) - Xây dựng kế hoạch đầu tư các trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn huyện, các điểm dân cư tập trung trên địa bàn xã; (4) - Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương trong việc lồng ghép các nguồn lực hỗ trợ từ Trung ương xây dựng các trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn huyện, các điểm dân cư tập trung trên địa bàn xã; (5) - Nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư các lĩnh vực, sản phẩm phù hợp với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu của địa phương. Tuy nhiên, “Đề án xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện giai đoạn 2017 – 2020” theo Quyết định số 676/QĐ-TTg ngày 18/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ mới dừng ở giai đoạn thí điểm, Bộ ngành Trung ương chưa phát triển thành quy định pháp luật để áp dụng vào thực tiễn, Hà Nội chưa có văn bản hướng dẫn triển khai đối với các huyện đã và đang trong quá trình đô thị hóa nhanh. c) Về phương pháp, nội dung lập Quy hoạch nông thôn: Thực tiễn tại Hà Nội như trên đã trình bày, Quy hoạch nông thôn (Quy hoạch chung xây dựng xã nông thôn mới tỷ lệ 1/5.000 và Quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã tỷ lệ 1/2.000) được duyệt trước - năm 2012, Quy hoạch chung xây dựng huyện tỷ lệ 1/10.000-1/5000 được duyệt sau - năm 2015. Quy hoạch nông thôn (cấp xã) chưa cập nhật các chỉ tiêu phát triển ngành, lĩnh vực (cấp huyện và cấp thành phố). Đây là một trong những bất cập lớn của công tác quy hoạch xây dựng và công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các huyện. Do vậy, từ năm 2016 đến nay, đa số các xã trên địa bàn huyện đều phải rà soát, điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng xã nông thôn mới tỷ lệ 1/5.000 và Quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã tỷ lệ 1/2.000. c) Về một số tồn tại, bất cập trong xây dựng và phát triển các huyện tại khu vực ven đô có tốc độ đô thị hóa nhanh: (1) – Công tác quy hoạch xây dựng: - Trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện, công tác quy hoạch xây dựng tại 18 đơn vị cấp huyện Hà Nội còn dàn trải, chưa có các phân tích, đánh giá tổng hợp và nhận diện đầy đủ các vấn đề mang tính đặc thù tại khu vực 05 huyện ven đô (Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Đan Phượng, Hoài Đức), là các huyện có tốc độ đô thị hoá, tỷ lệ diện tích và dân số đô thị cao hơn rất nhiều so với các huyện còn lại. Trong khu vực đô thị tại 05 huyện này, quy hoạch chi tiết trung tâm xã và quy hoạch chi tiết khu dân cư hiện có (nằm trong các quy hoạch phân khu đô thị) chưa được triển khai đồng bộ với các dự án phát triển đô thị tiếp giáp xung quanh, dẫn đến những bất cập trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý theo quy hoạch trong tương lai gần, khi chuyển tiếp phân cấp quản lý từ huyện thành quận. - Một số đơn vị cấp huyện chưa hoàn thành việc rà soát, đánh giá để đề xuất phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch xây dựng nông thôn mới (tỷ lệ 1/5000) phù hợp quy định Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 10 pháp luật (mới) trên địa bàn huyện; Chưa xây dựng kế hoạch triển khai quy hoạch xây dựng vùng huyện; Chưa hoàn thành công tác cắm mốc giới, đặc biệt là mốc giới phân ranh giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn, gây khó khăn cho công tác quản lý, cấp giấy phép xây dựng tại địa phương. - Chưa xác định được vị trí, quy mô, chức năng các Trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất và các công trình hạ tầng khung ưu tiên đầu tư để làm cơ sở hình thành các điểm Trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn liên huyện/huyện gắn với vai trò “Trung tâm Cụm động lực kinh tế theo định hướng Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô” (Hà Nội – Vĩnh Phúc – Bắc Ninh). - Trong bối cảnh phải thay đổi theo Luật Quy hoạch 2017; Luật số 35/2018/QH14 và các Văn bản hợp nhất sửa đổi Luật Quy hoạch đô thị và Luật Xây dựng của Văn phòng Quốc hội; Một số Thông tư hướng dẫn thuộc lĩnh vực quy hoạch còn nhiều tranh luận và chưa được ban hành, do vậy công tác rà soát, đề xuất điều chỉnh quy hoạch xây dựng tại các huyện/ xã ven đô gặp nhiều khó khăn về cơ sở pháp lý, điều kiện, nguyên tắc và trình tự tiến hành điều chỉnh đối với các loại hình quy hoạch tại khu vực nông thôn trong quá trình đô thị hóa. (2) - Công tác quản lý phát triển huyện thành quận: Một số đơn vị cấp huyện ven đô có tốc độ đô thị hóa nhanh với nhiều tiêu chí về kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng đô thị đạt tiêu chuẩn của quận. Tuy nhiên, đa phần các tiêu chuẩn quan trọng chưa đạt; Mô hình chính quyền đô thị; Phương hướng quản lý phát triển; Loại hình quy hoạch huyện có ranh giới hành chính bao gồm cả khu vực đô thị và khu vực nông thôn; Kế hoạch và và lộ trình thực hiện một số đề án đầu tư, đề án xây dựng hạ tầng khung đối với các huyện sẽ phát triển lên quận đã tiến hành rà soát, song công tác quy hoạch chưa có giải pháp cụ thể để đáp ứng yêu cầu theo Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các tiêu chuẩn của Quận/Phường. - Đối với khu vực nông thôn nằm trong các khu vực dự kiến phát triển đô thị và có tốc độ đô thị hóa cao (bao gồm 10/18 đơn vị cấp huyện tại khu vực ven đô thành phố Hà Nội) còn chưa có các giải pháp xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa, cần có thuyết minh hướng dẫn cụ thể để các huyện (đặc biệt là huyện ven đô có tốc độ đô thị hóa nhanh) sớm triển khai. (3) - Hạ tầng xã hội: Trong các đơn vị cấp huyện có ranh giới hành chính bao gồm cả khu vực đô thị và khu vực nông thôn (trường học, nhà trẻ - mẫu giáo, làng nghề, cụm công nghiệp...) chưa được thể hiện đầy đủ về vị trí, chức năng, quy mô và nhiều địa điểm chưa phù hợp về bán kính phục vụ người dân, nhất là trong các khu vực làng xóm có quy mô diện tích lớn, quỹ đất bị hạn chế vì dành cho các chức năng khác. (4) - Hạ tầng kỹ thuật: Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 11 Trong các đơn vị cấp huyện có ranh giới hành chính bao gồm cả khu vực đô thị và khu vực nông thôn (đặc biệt là mạng lưới đường trong các khu dân cư làng xóm) trong quá trình đô thị hóa nhanh còn tồn tại nhiều bất cập. Quy hoạch mạng lưới giao thông (gồm cả giao thông tĩnh) thường thể hiện rất sơ sài hoặc thậm chí bỏ trống đối với các khu vực làng xóm dân cư hiện có. Về cơ bản, các chỉ tiêu đất giao thông được cân đối trên toàn bộ khu vực huyện, nhưng do chửa đủ cơ sở để tính toán dân số trong các khu vực làng xóm hiện có (dân số thống kê theo ranh giới hành chính, song quy hoạch không theo ranh giới hành chính) nên đương nhiên, đồ án thường nâng chỉ tiêu cấp Đơn vị ở lên đối với các khu vực phát triển ở lân cận. Điều này dẫn đến tình trạng huyện, khu vực làng xóm hiện có: Nơi cần đường (các làng xóm trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện) thì thiếu đường, nơi cần tiết kiệm đất xây dựng (các khu vực phát triển mới phía Đông vành đai IV và phía Bắc sông Hồng) thì mật độ đường lại quá cao và hiệu quả sử dụng đất thấp (mật độ cư trú tại khu vực đô thị trung bình toàn thành phố tính toán chỉ khoảng 4.500 Người/Km2 là rất thấp so với nhiều nước trong khu vực và quốc tế). (5) - Chuẩn bị kỹ thuật: Hiện nay trong các khu vực làng xóm dân cư, nước mưa và nước thải thường được gom chung vào cùng một hệ thống cống thoát được xây dựng dọc theo các tuyến đường làng ngõ xóm để thoát vào các tuyến mương, cống hoặc hồ, ao trong và ngoài làng. Giải pháp thiết kế quy hoạch hệ thống thoát nước mưa trong nhiều đồ án chỉ tính toán trong ranh giới khu vực làng xóm được phân chia thành một hoặc hai lưu vực thoát nước. Điều này không phản ánh đúng thực tế của khu làng xóm vì ở giai đoạn trước, các ao - hồ mương trong làng thường được liên kết thành một hệ thống, nhưng nay vì nhiều nguyên nhân nên mối liên kết ấy đã không còn nữa hoặc bị đứt đoạn nên các ao - hồ trong làng thường tù đọng và gây úng ngập cục bộ mỗi khi có lượng mưa lớn. Trong nhiều đồ án, do không xác định được chính xác cao độ nền hiện trạng cũng như mực nước tính toán của hệ thống thoát nước trong khu vực làng xóm dân cư, nên đã áp dụng những giải pháp thiết kế cao độ tim đường, cao độ nền công trình bên ngoài khu làng xóm dân cư không phù hợp, gây bất lợi cho phía khu vực làng xóm dân cư. (6) - Hệ thống di tích lịch sử văn hoá và cảnh quan môi trường thiên nhiên: Trong các khu vực làng xóm dân cư, hiện có rất nhiều địa điểm có giá trị về di tích lịch sử, văn hoá, xã hội đặc trưng của mỗi khu vực nông thôn truyền thống (đã được Bộ VHTT xếp hạng hoặc chưa được xếp hạng), nhưng chưa được thể hiện đầy đủ ở các đồ án để làm cơ sở pháp lý cho các tổ chức được giao nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo. Do vậy, ở nhiều nơi tình trạng lạm dụng lấn chiếm, huỷ hoại các giá trị vật thể nêu trên vẫn diễn ra nhưng chưa có biện pháp giải quyết hữu hiệu. Nhiều khu vực cảnh quan môi trường thiên nhiên có giá trị và tiềm năng khai thác phát triển du lịch, dịch vụ... tại các huyện và khu làng xóm dân cư chưa được phát hiện để xem xét và có giải pháp bảo vệ. Việc san lấp ao, hồ tràn lan để khai thác xây dựng công trình, xét ở khía cạnh kinh tế trước mắt có thể Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 12 đem lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, nếu xét từ góc độ môi trường sinh thái - nhân văn sẽ thấy nẩy sinh nhiều vấn đề đối với cả một cộng đồng dân cư ở các khu vực huyện và làng xóm lân cận. (7) - Hướng dẫn thiết kế kiến trúc cảnh quan, kiểm soát xây dựng tại khu vực nông thôn (đặc biệt tại các huyện/xã ven đô có tốc độ đô thị hoá nhanh): Thực tế giai đoạn vừa qua chưa thực hiện được chức năng này trong các khu vực đơn vị cấp huyện, cấp xã và khu làng xóm dân cư hiện có. Đến thời điểm hiện tại, ngoại trừ một số khu vực cá biệt thì hầu hết các đơn vị cấp huyện chưa có những hướng dẫn thiết kế kiến trúc cảnh quan, kiểm soát xây dựng tại khu vực nông thôn. Do vậy, xu hướng tự phát sẽ vẫn diễn ra tình trạng xây dựng lộn xộn, không có khoảng lùi cho công trình nhà ở hoặc chia nhỏ các thửa đất vườn để chuyển nhượng, mua - bán quyền sử dụng..., tiếp tục làm gia tăng các áp lực về dân số, hạ tầng cơ sở và môi trường sinh thái - nhân văn đối với khu vực đô thị trung tâm, đặc biệt tại 05 huyện/92 xã ven đô có tốc độ đô thị hoá nhanh. Ở các nước tiên tiến, thiết kế kiến trúc cảnh quan, kiểm soát xây dựng tại khu vực nông thôn ven đô là một lĩnh vực hoạt động chuyên môn rất được coi trọng và tiến hành song song với quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị. Thiết kế kiến trúc cảnh quan, kiểm soát xây dựng tại khu vực nông thôn là thể hiện mối liên hệ chặt chẽ, hữu cơ giữa: Nhà quản lý - Nhà chuyên môn tư vấn - Chủ hộ đầu tư xây dựng công trình (thông qua việc quản lý về quy hoạch xây dựng, cấp giấy phép xây dựng). Tuy nhiên, lĩnh vực thiết kế kiến trúc cảnh quan, kiểm soát xây dựng tại khu vực nông thôn trên địa bàn Thủ đô là lĩnh vực còn bỏ ngỏ, chưa được quan tâm đúng mức.  Do vậy, việc ban hành Tài liệu bổ sung hướng dẫn công tác rà soát, đánh giá, đề xuất đối với Quy hoạch xây dựng vùng huyện và Quy hoạch nông thôn (bao gồm: Quy hoạch chung xây dựng xã tỷ lệ 1/5.000; Quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn; trung tâm xã tỷ lệ 1/2.000 - 1/500) tại 18 huyện, thị xã - thành phố Hà Nội là cần thiết. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ hướng dẫn: 3.1. Mục tiêu: (1) - Cụ thể hoá Quy hoạch xây dựng Thủ đô gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng huyện/xã nông thôn mới đến năm 2025, thành phố Hà Nội; (2) - Hướng dẫn các đơn vị cấp huyện về nội dung, phương pháp quy hoạch theo hướng tích hợp, lồng ghép (các chương trình, mục tiêu, mô hình, tiêu chí,…về xây dựng nông thôn mới) trong rà soát, đề xuất đối với Quy hoạch xây dựng vùng huyện và Quy hoạch nông thôn; kiểm soát phát triển, đáp ứng yêu cầu quản lý tại địa phương; (3) –Xác định rõ mối liên kết đô thị - nông thôn mới phù hợp với quá trình đô thị hóa trong các đồ án quy hoạch xây dựng; góp phần phát triển “Đề án xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện giai đoạn 2017 – 2020” tại Quyết Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 13 định số 676/QĐ-TTg ngày 18/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ, áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3.2. Nhiệm vụ: (1) – Thuyết minh, bổ sung hướng dẫn chung đối với 18 Đơn vị cấp huyện và Khu vực ven đô thành phố Hà Nội (tập trung giải quyết các vấn đề đối với quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện) là cơ sở để rà soát, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch nông thôn và dự án đầu tư xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật liên huyện, huyện. (2) – Thuyết minh, bổ sung hướng dẫn chi tiết đối với quy hoạch nông thôn tại 18 Đơn vị cấp huyện và 05 huyện đặc thù khu vực ven đô thành phố Hà Nội (tập trung giải quyết các vấn đề trọng tâm đối với các huyện sẽ phát triển lên quận: Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh, Hoài Đức, Đan Phượng). 4. Đối tượng hướng dẫn: Đối tượng của Tài liệu hướng dẫn bao gồm UBND cấp huyện và các Phòng xây dựng - quản lý đô thị tại 18 đơn vị cấp huyện trên địa bàn Hà Nội. 5. Thời gian thực hiện: Từ nay đến năm 2025 và những năm tiếp theo. B – PHẦN NỘI DUNG HƯỚNG DẪN Chương I – Giải thích từ ngữ trong Tài liệu hướng dẫn - Quản lý phát triển nông thôn trong quá trình đô thị hóa là cách tổ chức để không chỉ là việc đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá – công nghiệp hoá, mà còn là tổng hoà quá trình tan rã của phương thức sản xuất cũ và xác lập phương thức sản xuất mới, trong đó vấn đề hạt nhân là làm cho con người với tính cách là những chủ thể của xã hội tránh được những khía cạnh tiêu cực của sự tan rã, đồng thời được hưởng những thành quả của sự phát triển. Quản lý phát triển, trong khi giải quyết hài hoà về lợi ích giữa các tầng lớp trong xã hội lại không làm mất động lực kinh tế, gây ách tắc, cản trở sự phát triển, tức là không vi phạm những tất yếu mang tính quy luật của kinh tế theo hướng thị trường. - Điểm dân cư nông thôn: là nơi cư trú tập trung của các hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất định, được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa và các yếu tố khác. - Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng (bao gồm: khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; khu du lịch; khu nghiên cứu, đào tạo; khu thể dục thể thao); tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 14 với biến đổi khí hậu. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh. - Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện là việc tổ chức hệ thống đô thị, nông thôn, khu chức năng và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong địa giới hành chính của liên huyện, một huyện trong tỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. - Quy hoạch nông thôn là quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia, là là việc tổ chức không gian, sử dụng đất, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của nông thôn. Quy hoạch nông thôn bao gồm các loại quy hoạch: (1) Quy hoạch chung xây dựng được lập cho toàn bộ ranh giới hành chính của xã (Bản vẽ đồ án quy hoạch chung xây dựng xã được thể hiện theo tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000; Thời hạn quy hoạch từ 10 năm đến 20 năm; Đồ án quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt là cơ sở lập quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn gồm trung tâm xã, khu dân cư, khu chức năng khác trên địa bàn xã). (2) Quy hoạch chi tiết xây dựng được lập cho điểm dân cư nông thôn gồm trung tâm xã, khu dân cư, khu chức năng khác trên địa bàn xã (Bản vẽ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được thể hiện theo tỷ lệ 1/500 hoặc 1/2.000; Thời hạn quy hoạch căn cứ theo kế hoạch đầu tư và nguồn lực thực hiện; Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được phê duyệt là cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng và cấp giấy phép xây dựng). - Đô thị hoá là quá trình phát triển đô thị trên cơ sở chuyển mục đích sử dụng đất từ các loại đất khác thành đất đô thị, gắn liền với quá trình tập trung dân cư vào các đô thị; là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở những thành tựu của nền kinh tế: sản xuất xã hội tăng trưởng cao và đời sống của người dân được cải thiện. Quá trình đô thị hoá gắn liền với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, là quá trình làm biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc xây dựng từ dạng nông thôn sang dạng đô thị. - Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị, là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn của Đảng và Nhà nước để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế – xã hội, mà là vấn đề kinh tế – chính trị tổng hợp. - Xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới là xã đạt các nhóm tiêu chí quy định tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và theo từng giai đoạn phát triển. Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 15 - Huyện/Thị xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới là huyện/thị xã có 100% số xã trong huyện/thị xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. - Xã được công nhận nông thôn mới kiểu mẫu là xã đã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo quy định và đáp ứng các tiêu chí quy định tại Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 05/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ. - Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ; nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa năng suất nông nghiệp thấp, sản phẩm chất lượng thấp, đầu tư công lao động nhiều, hiệu quả kinh tế thấp với việc áp dụng những thành tư khoa học công nghệ để đảm bảo nông nghiệp tăng trưởng ổn định với năng suất và sản lượng cao, hiệu quả vả chất lượng cao. - Đất ở (khuôn viên ở) là khu đất để xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ cho sinh hoạt của hộ gia đình (bếp, nhà vệ sinh, nhà tắm) và các không gian phụ trợ khác (khu sản xuất, sân vườn, chuồng trại, ao…) trong cùng một thửa đất của một hộ gia đình hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật tại các điểm dân cư nông thôn. - Chợ đạt chuẩn nông thôn mới là chợ đáp ứng đủ các yêu cầu tại Quyết định số 12151/QĐ-BCT ngày 31/12/2014 của Bộ Công thương về Hướng dẫn thực hiện tiêu chí chợ nông thôn trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới. ... Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 16 Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 17 Chương II – Quy định pháp luật về quy hoạch xây dựng 2.1. Căn cứ lập quy hoạch xây dựng: a) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực trong cùng giai đoạn phát triển; b) Quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; c) Quy hoạch thời kỳ trước; d) Quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng và quy chuẩn khác có liên quan; đ) Bản đồ, tài liệu, số liệu về hiện trạng kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên của địa phương. e) Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/09/2009 của Bộ Xây dựng, ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn; f) Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/09/2009 của Bộ Xây dựng, ban hành kèm theo QCVN 14:2009 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng nông thôn; g) Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01/03/2017 của Bộ Xây dựng, theo hướng nâng cao “Chương trình xây dựng nông thôn mới” để chuyển hóa thành “Chương trình phát triển đô thị” tại các huyện thuộc khu vực Đô thị trung tâm, có lộ trình lên quận. 2.2. Yêu cầu và nguyên tắc đối với quy hoạch xây dựng: Nguyên tắc tuân thủ đối với quy hoạch xây dựng gồm: a) Việc thực hiện chương trình, hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan phải tuân thủ quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia theo quy định của pháp luật về quy hoạch, quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt và phù hợp với nguồn lực huy động; b) Cấp độ quy hoạch xây dựng phải bảo đảm thống nhất và phù hợp với quy hoạch có cấp độ cao hơn. c) Phù hợp với các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng nông thôn mới hiện hành. 2.3. Yêu cầu về rà soát quy hoạch xây dựng: - Quy hoạch xây dựng phải được định kỳ xem xét, rà soát, đánh giá quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. Định kỳ rà soát đối với quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện là 10 năm, đối với quy hoạch chung và quy hoạch phân khu là 05 năm, đối với quy hoạch chi tiết là 03 năm kể từ ngày quy hoạch xây dựng được phê duyệt. - Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm rà soát quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt. - Kết quả rà soát quy hoạch xây dựng phải được báo cáo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng để xem xét, quyết định. Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 18 2.4. Hình thức, thời gian lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng: - Việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng được thực hiện bằng hình thức gửi hồ sơ, tài liệu hoặc tổ chức hội nghị, hội thảo. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản hoặc góp ý kiến trực tiếp. - Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng được thực hiện thông qua lấy ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư bằng hình thức phát phiếu điều tra, phỏng vấn. Đại diện cộng đồng dân cư có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở. - Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được thực hiện bằng phiếu góp ý thông qua hình thức trưng bày công khai hoặc giới thiệu phương án quy hoạch trên phương tiện thông tin đại chúng. - Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng ít nhất là 20 ngày đối với cơ quan, 40 ngày đối với tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư. - Cơ quan, tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư được lấy ý kiến để hoàn thiện nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng; trường hợp không tiếp thu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trước khi phê duyệt quy hoạch. - Chính phủ quy định chi tiết việc lấy ý kiến về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan. 2.5. Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện: 2.5.1. Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện: - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện thuộc đơn vị hành chính do mình quản lý. - Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện. 2.5.2. Nhiệm vụ và nội dung đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện: 1. Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện gồm: a) Xác định luận cứ, cơ sở hình thành phạm vi ranh giới quy hoạch của vùng liên huyện; b) Xác định mục tiêu phát triển; c) Dự báo quy mô dân số, nhu cầu về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho từng giai đoạn phát triển; Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 19 d) Xác định yêu cầu về tổ chức không gian đối với hệ thống đô thị, khu vực nông thôn và khu chức năng chủ yếu, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên phạm vi lập quy hoạch theo từng giai đoạn. e) Xác định các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật theo QCVN 14:2009 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng nông thôn; hoặc theo Nghị quyết số 1210/2016/UBNDTVQH13 về Phân loại đô thị. f) Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật: cập nhật, tuân thủ theo định hướng quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật được duyệt. Xác định hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ dân cư và công trình đầu mối phục vụ sản xuất gồm: Chuẩn bị kỹ thuật, giao thông, cấp năng lượng (điện, khí đốt), chiếu sáng, hạ tầng viễn thông, cấp nước sạch, thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang. g) Yêu cầu đánh giá môi trường chiến lược: Nội dung đánh giá môi trường chiến lược thực hiện theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/ 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi và các văn bản khác có liên quan. 2. Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện được phê duyệt là cơ sở để lập quy hoạch nông thôn và dự án đầu tư xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật liên huyện, huyện. 3. Chính phủ quy định chi tiết nội dung nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện. 2.6. Quy hoạch nông thôn: 2.6.1. Đối tượng, cấp độ và trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch nông thôn: 1. Quy hoạch nông thôn được lập cho đối tượng là xã và điểm dân cư nông thôn. 2. Quy hoạch nông thôn gồm các loại quy hoạch sau đây: a) Quy hoạch chung xây dựng được lập cho toàn bộ ranh giới hành chính xã; b) Quy hoạch chi tiết xây dựng được lập cho điểm dân cư nông thôn. 3. UBND xã chủ trì tổ chức việc lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch nông thôn. *. Lưu ý các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật: - Yêu cầu xác định các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật theo QCVN 14:2009 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng nông thôn hoặc theo Nghị quyết số 1210/2016/UBNDTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Phân loại đô thị. - Yêu cầu quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật gồm: Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật: Được bố trí đến lô đất, với các nội dung sau: o Xác định cốt xây dựng đối với từng lô đất; o Xác định mạng lưới giao thông, mặt cắt ngang, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng; xác định cụ thể hoá quy hoạch cấp trên về vị trí, quy mô bãi đỗ xe, tiện ích đô thị; Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 20 o Xác định nhu cầu và nguồn cấp nước; Vị trí, quy mô công trình cấp nước; Mạng lưới đường ống cấp nước và các thông số kỹ thuật chi tiết; o Xác định nhu cầu cần sử dụng và nguồn cung cấp năng lượng (Điện, khí đốt); Vị trí, quy mô các trạm điện phân phối; Mạng lưới đường dẫn và chiếu sáng; o Xác định nhu cầu công trình hạ tầng viễn thông thụ động; o Xác định lượng nước thải, chất thải rắn; mạng lưới thoát nước; vị trí, quy mô các công trình xử lý nước thải, CTR của từng khu trung tâm xã và điểm dân cư nông thôn. - Yêu cầu đánh giá môi trường chiến lược. 2.6.2. Quy hoạch chung xây dựng xã: 1. Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng xã gồm mục tiêu, phạm vi ranh giới xã; tính chất, chức năng của xã; xác định yếu tố tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của xã; dự báo quy mô dân số, lao động; quy mô đất đai, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu; yêu cầu về nguyên tắc tổ chức phân bố khu chức năng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, nhà ở, dịch vụ và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật. 2. Đồ án quy hoạch chung xây dựng xã gồm: a) Nội dung đồ án quy hoạch chung xây dựng xã gồm xác định tiềm năng, động lực phát triển, quy mô dân số, lao động, quy mô đất đai, mạng lưới điểm dân cư nông thôn; định hướng tổ chức không gian tổng thể toàn xã; định hướng phát triển các khu chức năng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, nhà ở, dịch vụ và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật; b) Bản vẽ đồ án quy hoạch chung xây dựng xã được thể hiện theo tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000; c) Thời hạn quy hoạch từ 10 năm đến 20 năm; d) Đồ án quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt là cơ sở lập quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn gồm trung tâm xã, khu dân cư, khu chức năng khác trên địa bàn xã. 2.6.3. Quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn: 1. Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn gồm dự báo quy mô dân số, lao động; quy mô đất đai; yêu cầu sử dụng đất bố trí các công trình xây dựng, bảo tồn, chỉnh trang; công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong điểm dân cư nông thôn. 2. Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn gồm: a) Nội dung đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn gồm xác định vị trí, diện tích xây dựng của các công trình: trụ sở làm việc của cơ quan hành chính xã, công trình giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ và nhà ở; quy hoạch hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng phục vụ sản xuất; b) Bản vẽ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được thể hiện theo tỷ lệ 1/500 hoặc 1/2.000; Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 21 c) Thời hạn quy hoạch căn cứ theo kế hoạch đầu tư và nguồn lực thực hiện; d) Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được phê duyệt là cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng và cấp giấy phép xây dựng. 2.7. Thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng 2.7.1. Thẩm quyền thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng: 2. Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cùng cấp. 3. Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cùng cấp. 2.7.2. Hội đồng thẩm định và nội dung thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng: 2. Ủy ban nhân dân quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt. Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thuộc Ủy ban dân dân cấp tỉnh, cấp huyện là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định cùng cấp. 3. Thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội nghề nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan. 4. Nội dung thẩm định nhiệm vụ quy hoạch xây dựng gồm: a) Sự phù hợp của nhiệm vụ quy hoạch xây dựng với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; b) Yêu cầu về nội dung đối với từng loại nhiệm vụ quy hoạch xây dựng được quy định tại các điều 23, 26, 27, 28, 30 và 31 của Luật Xây dựng năm 2014. 5. Nội dung thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng gồm: a) Việc đáp ứng các điều kiện của tổ chức thực hiện thiết kế quy hoạch xây dựng theo quy định tại Điều 150 của Luật Xây dựng năm 2014; b) Căn cứ lập đồ án quy hoạch xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Xây dựng năm 2014; c) Sự phù hợp của đồ án quy hoạch xây dựng với nhiệm vụ và yêu cầu về nội dung đối với từng loại quy hoạch xây dựng quy định tại các Mục 2, 3 và 4 Chương II (Luật Xây dựng năm 2014). 2.7.3. Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng: 1. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng sau: a) Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, quy hoạch chung xây dựng khu công nghệ cao; Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 22 b) Quy hoạch chung xây dựng khu du lịch, khu nghiên cứu, đào tạo, khu thể dục thể thao cấp quốc gia. 2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng sau: a) Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện; b) Quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, trừ các quy hoạch quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch nông thôn trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 4. Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. 5. Hình thức, nội dung phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng gồm: a) Nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng phải được phê duyệt bằng văn bản; b) Văn bản phê duyệt quy hoạch xây dựng phải có các nội dung chính của đồ án quy hoạch xây dựng được quy định tại các Điều 23, 26, 27, 28, 30 và 31 của Luật Xây dựng năm 2014 và danh mục các bản vẽ được phê duyệt kèm theo. 2.8. Điều chỉnh quy hoạch xây dựng: 2.8.1. Căn cứ điều chỉnh quy hoạch xây dựng: 1. Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện được điều chỉnh khi thuộc một trong các trường hợp sau: a) Có sự điều chỉnh mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực làm thay đổi mục tiêu của quy hoạch; b) Có sự điều chỉnh của quy hoạch cao hơn làm thay đổi nội dung quy hoạch hoặc có sự mâu thuẫn với quy hoạch cùng cấp; c) Có sự thay đổi, điều chỉnh địa giới hành chính làm ảnh hưởng đến tính chất, quy mô không gian lãnh thổ của quy hoạch; d) Do tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, chiến tranh làm thay đổi mục tiêu, định hướng, tổ chức không gian lãnh thổ của quy hoạch; đ) Do biến động bất thường của tình hình kinh tế - xã hội làm hạn chế nguồn lực thực hiện quy hoạch; e) Do sự phát triển của khoa học, công nghệ làm thay đổi cơ bản việc thực hiện quy hoạch; g) Do yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh. 2. Quy hoạch xây dựng khu chức năng được điều chỉnh khi thuộc một trong các trường hợp sau: Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 23 a) Có sự điều chỉnh quy hoạch cao hơn hoặc có sự mâu thuẫn với quy hoạch cùng cấp; b) Hình thành dự án trọng điểm có ý nghĩa quốc gia làm ảnh hưởng lớn đến sử dụng đất, môi trường, bố cục không gian của khu chức năng; c) Quy hoạch xây dựng không thực hiện được hoặc việc triển khai thực hiện gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội, di tích lịch sử - văn hóa hoặc môi trường sinh thái được xác định thông qua việc rà soát, đánh giá thực hiện quy hoạch xây dựng và ý kiến cộng đồng; d) Do tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, chiến tranh làm thay đổi mục tiêu, định hướng, tổ chức không gian lãnh thổ của quy hoạch; đ) Phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng. 3. Quy hoạch nông thôn được điều chỉnh khi thuộc một trong các trường hợp sau: a) Có sự điều chỉnh của quy hoạch cao hơn; b) Có sự biến động về điều kiện địa lý tự nhiên; c) Thay đổi địa giới hành chính. 2.8.2. Nguyên tắc điều chỉnh quy hoạch xây dựng: 1. Việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng phải trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng, kết quả thực hiện quy hoạch hiện có, xác định rõ yêu cầu cải tạo, chỉnh trang của khu vực để đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu về sử dụng đất, giải pháp tổ chức không gian, cảnh quan đối với từng khu vực; giải pháp về cải tạo hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển. 2. Nội dung quy hoạch xây dựng điều chỉnh phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014; nội dung không điều chỉnh của đồ án quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt vẫn được thực hiện. 2.8.3. Các loại điều chỉnh quy hoạch xây dựng: 1. Điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng được quy định như sau: a) Điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng được tiến hành khi tính chất, chức năng, quy mô của vùng, của khu vực lập quy hoạch thay đổi hoặc nội dung dự kiến điều chỉnh làm thay đổi cơ cấu, định hướng phát triển chung của vùng, khu vực quy hoạch; b) Điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu thực tế, phù hợp xu thế phát triển kinh tế - xã hội và định hướng phát triển của vùng, của khu vực trong tương lai, nâng cao chất lượng môi trường sống, cơ sở hạ tầng và cảnh quan, bảo đảm tính kế thừa và không ảnh hưởng lớn đến các dự án đầu tư xây dựng đang triển khai. 2. Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng khu chức năng được tiến hành khi nội dung dự kiến điều chỉnh không làm thay đổi tính chất, chức năng, quy mô và các giải pháp quy hoạch chính của khu vực lập quy hoạch; bảo đảm không làm quá tải hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu vực dự kiến điều chỉnh quy hoạch. 2.8.4. Trình tự điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng: Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 24 1. Căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội và yếu tố tác động đến quá trình phát triển vùng, khu chức năng, khu vực nông thôn; điều kiện điều chỉnh và sau khi rà soát quy hoạch xây dựng, cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng để xem xét, điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng. 2. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng chấp thuận về chủ trương điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng. 3. Việc tổ chức lập, lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch điều chỉnh tổng thể các quy hoạch xây dựng, công bố quy hoạch xây dựng điều chỉnh thực hiện theo quy định. 2.8.5. Trình tự điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng: 1. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm sau đây: a) Lập báo cáo về nội dung và kế hoạch điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng; b) Tổ chức xin ý kiến cộng đồng dân cư trong khu vực dự kiến điều chỉnh quy hoạch và các khu vực xung quanh chịu ảnh hưởng trực tiếp về nội dung và kế hoạch điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 của Luật Xây dựng năm 2014. 2. Cơ quan quản lý quy hoạch có thẩm quyền quy định thẩm định về các căn cứ, điều kiện và nội dung điều chỉnh cục bộ quy hoạch. 3. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng xem xét, quyết định việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng trên cơ sở ý kiến của cơ quan thẩm định quy hoạch xây dựng. Quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng phải có các nội dung điều chỉnh và bản vẽ kèm theo. 4. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm cập nhật và thể hiện trong hồ sơ quy hoạch những nội dung điều chỉnh. Nội dung điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng phải được công bố công khai theo quy định. 2.9. Tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng: 2.9.1. Công bố công khai quy hoạch xây dựng: 1. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đồ án quy hoạch xây dựng phải được công bố công khai. 2. Nội dung công bố công khai quy hoạch xây dựng bao gồm toàn bộ nội dung của đồ án quy hoạch xây dựng và quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng đã được ban hành, trừ những nội dung liên quan đến quốc phòng, an ninh, bí mật nhà nước. 3. Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng có trách nhiệm cập nhật đầy đủ tình hình triển khai thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt để cơ quan có thẩm quyền kịp thời công bố công khai cho tổ chức, cá nhân biết, giám sát trong quá trình thực hiện. Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 25 2.9.2. Hình thức công bố công khai quy hoạch xây dựng: 1. Đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt phải được đăng tải thường xuyên, cập nhật liên tục trên trang thông tin điện tử của cơ quan tổ chức lập quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch, cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng và được thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. 2. Ngoài hình thức công bố theo quy định tại khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền còn quyết định các hình thức công bố công khai quy hoạch xây dựng như sau: a) Tổ chức hội nghị công bố quy hoạch xây dựng có sự tham gia của đại diện tổ chức, cơ quan có liên quan, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện Nhân dân trong vùng quy hoạch, cơ quan thông tấn báo chí; b) Trưng bày công khai, thường xuyên, liên tục các pa-nô, bản vẽ, mô hình tại nơi công cộng, tại cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng các cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã đối với quy hoạch chi tiết xây dựng; c) In ấn, phát hành rộng rãi bản đồ quy hoạch xây dựng, quy định về quản lý quy hoạch xây dựng được phê duyệt. 2.9.3. Cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa: 1. Việc cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa được thực hiện đối với đồ án quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng. 2. Cắm mốc giới theo quy hoạch xây dựng được duyệt gồm chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng, ranh giới vùng cấm xây dựng theo hồ sơ mốc giới được phê duyệt. 3. Sau khi đồ án quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm sau: a) Tổ chức lập và phê duyệt hồ sơ cắm mốc giới theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt. Thời gian lập và phê duyệt hồ sơ mốc giới không quá 30 ngày, kể từ ngày đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt. Việc cắm mốc giới ngoài thực địa phải được hoàn thành trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày hồ sơ mốc giới được phê duyệt; b) Tổ chức triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa đối với đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng sau khi đã có nhà đầu tư được lựa chọn. 4. Trách nhiệm tổ chức, thực hiện cắm mốc giới được quy định như sau: a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cắm mốc giới xây dựng đối với đồ án quy hoạch xây dựng thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý; b) Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện cắm mốc giới xây dựng đối với đồ án quy hoạch xây dựng thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý; c) Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện cắm mốc giới xây dựng đối với đồ án quy hoạch xây dựng thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý. 5. Hồ sơ cắm mốc giới do các đơn vị chuyên môn thực hiện. Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 26 6. Mốc giới phải bảo đảm độ bền vững, có kích thước theo tiêu chuẩn và được ghi các chỉ số theo quy định, dễ nhận biết, an toàn cho người, phương tiện giao thông qua lại và phù hợp với địa hình, địa mạo khu vực cắm mốc. 7. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm bảo vệ mốc giới thực địa. 8. Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng lưu giữ hồ sơ cắm mốc giới đã được phê duyệt và có trách nhiệm cung cấp tài liệu liên quan đến mốc giới cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu. 9. Khi quy hoạch xây dựng được điều chỉnh thì thực hiện điều chỉnh mốc giới theo quy hoạch điều chỉnh. 10. Người nào có hành vi cắm mốc chỉ giới, cốt xây dựng sai vị trí, di dời, phá hoại mốc chỉ giới, cốt xây dựng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. *. Trách nhiệm của UBND các cấp sau khi đồ án quy hoạch được duyệt như sau: o Đối với quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch khu chức năng cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng cấp tỉnh, huyện có trách nhiệm lập Kế hoạch cắm mốc giới, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành, làm cơ sở để các đơn vị liên quan triển khai thực hiện cắm mốc giới theo các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch khu chức năng được duyệt. o Đối với quy hoạch chung xây dựng xã, Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm lập Kế hoạch cắm mốc giới, trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành, làm cơ sở để các đơn vị liên quan triển khai thực hiện cắm mốc giới theo đồ án quy hoạch chung xây dựng xã được duyệt. o Đối với Quy hoạch chi tiết xây dựng, công tác lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc giới và cắm mốc giới ngoài thực địa được triển khai ngay sau khi đồ án Quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt. o Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức kinh doanh tổ chức lập, phê duyệt nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc giới và phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức triển khai cắm mốc giới đồ án quy hoạch chi tiết trong khu vực dự án. Hồ sơ cắm mốc giới trước khi phê duyệt phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm định đồ án quy hoạch chi tiết chấp thuận để đảm bảo tuân thủ theo đúng quy hoạch chi tiết được duyệt và phù hợp với hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào. 2.9.4. Tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng: 1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, nông thôn, khu chức năng thuộc địa bàn mình quản lý theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt. Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 27 2. Bộ Xây dựng có trách nhiệm chỉ đạo, điều phối việc quản lý quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh gồm: a) Xác định danh mục chương trình, kế hoạch thực hiện quy hoạch, dự án ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cấp vùng; b) Thu hút, điều phối nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cấp vùng; c) Rà soát, điều chỉnh và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh; d) Chủ trì phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh theo giai đoạn thực hiện quy hoạch. 3. Kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng phải xác định thời gian thực hiện quy hoạch đối với từng khu vực cụ thể trên cơ sở phù hợp với mục tiêu quy hoạch xây dựng và nguồn lực thực hiện quy hoạch xây dựng. 2.10. Giấy phép xây dựng: 2.10.1. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng: 1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm: a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư; c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính; d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình; đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014; e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình; Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 28 h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc; i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt; k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa; l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ. 3. Giấy phép xây dựng gồm: a) Giấy phép xây dựng mới; b) Giấy phép sửa chữa, cải tạo; c) Giấy phép di dời công trình. 4. Công trình cấp đặc biệt và cấp I được cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn khi đã có thiết kế xây dựng được thẩm định theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014. 5. Đối với dự án đầu tư xây dựng gồm nhiều công trình, giấy phép xây dựng được cấp cho một, một số hoặc tất cả các công trình thuộc dự án khi phần hạ tầng kỹ thuật thuộc khu vực xây dựng công trình đã được triển khai theo quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 2.10.2. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ: 1. Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị gồm: a) Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt; b) Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh; c) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật Xây dựng năm 2014; d) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật Xây dựng năm 2014. 2. Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 29 phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. 3. Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn. Chương III – Hướng dẫn chung về rà soát, điều chỉnh quy hoạch phù hợp với định hướng phát triển đô thị và tổ chức thực hiện: Quyết định số 1398/QĐ/TTg ngày 16/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 01/11/2019 của UBND thành phố Hà Nội 3.1. Mục đích về rà soát, điều chỉnh quy hoạch phù hợp với định hướng phát triển đô thị: (1) - Rà soát, thực hiện quy hoạch phủ kín quy hoạch trên địa bàn huyện, hướng tới các tiêu chí từ huyện phát triển thành quận từ nay đến năm 2025; (2) - Đẩy nhanh tiến độ thực hiện rà soát, lập, thẩm định, trình phê duyệt các đồ án quy hoạch. Nâng cao chất lượng đồ án quy hoạch đáp ứng tình hình thực tiễn theo yêu cầu phát triển của Thành phố. (3) - Đẩy nhanh, hiệu quả công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch trên cơ sở lồng ghép, kế thừa kết quả đã nghiên cứu, phát huy hiệu quả quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch. (4) - Tăng cường sự phối hợp với các Bộ, ngành trung ương và giữa các Sở, ban ngành, chính quyền địa phương trong công tác quản lý quy hoạch và rõ nội dung công việc, rõ trách nhiệm (chủ trì, phối hợp). 3.2. Quan điểm và mục tiêu: 3.2.1. Quan điểm: - Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn cấp huyện trong quá trình đô thị hóa nhằm nâng cao điều kiện sống người dân nông thôn gần với điều kiện sống người dân đô thị; cải tạo và hình thành khu vực dân cư có cơ sở hạ tầng phù hợp quy hoạch và đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn đô thị của Thủ đô Hà Nội. - Xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện gắn với mục tiêu, định hướng tái cơ cấu nông nghiệp và sản xuất hàng hóa theo định hướng phát triển Thủ đô; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, từng bước tạo điều kiện môi trường sử dụng tối đa lao động trên địa bàn huyện. - Xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện nhằm định hướng quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, môi trường và các dịch vụ xã hội phù hợp với định hướng đô thị hóa, nhằm từng bước chuẩn bị cho việc hình thành đô thị trên địa bàn, tránh lãng phí nguồn lực đầu tư. 3.2.2. Mục tiêu: Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 30 a) Mục tiêu tổng quát: - Rà soát các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được duyệt; định hướng và đề xuất các giải pháp điều chỉnh quy hoạch gắn với đô thị hóa (giai đoạn 2020 và các năm tiếp theo) phù hợp với Đề án được UBND Thành phố phê duyệt. - Xây dựng nông thôn theo các tiêu chí, tiêu chuẩn: Huyện nông thôn mới nâng cao thành Quận; Xã nông thôn mới nâng cao thành Phường (đơn vị ở) trong tương lai và phù hợp với đặc điểm của từng khu vực tại huyện. - Định hướng quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, môi trường và các dịch vụ xã hội, phù hợp với định hướng đô thị hóa, nhằm từng bước chuẩn bị cho việc hình thành đô thị trên địa bàn, tránh lãng phí nguồn lực đầu tư. b) Mục tiêu cụ thể: - Cụ thể hóa các chủ trương của Thành ủy, các Quyết định phê duyệt “Đề án đầu tư, xây dựng huyện thành quận” của UBND Thành phố; cơ bản đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn quy định tại các Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 và số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; phù hợp với các chương trình, kế hoạch chỉ đạo của Thành ủy, HĐND và UBND thành phố Hà Nội (ưu tiên các huyện có mức độ đô thị hóa cao). - Quy hoạch theo hướng tích hợp các định hướng của một số ngành và lĩnh vực trong quá trình lập, thẩm định nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch, phục vụ quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đất đai, phát triển kinh tế - xã hội phục vụ dân sinh trên địa bàn huyện và từng tiểu vùng trong huyện, làm tiền đề cho việc phát triển đô thị trên địa bàn huyện (theo Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 02/12/2019 của Chính phủ ban hành Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điểm 59 Luật Quy hoạch). - Xác định hướng phát triển, nguyên tắc áp dụng các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cho các khu chức năng, cơ sở hạ tầng tại các huyện có tốc độ đô thị hóa cao, các huyện có lộ trình lên quận để vừa đảm bảo yêu cầu xây dựng nông thôn mới nâng cao trong giai đoạn 2016 - 2020, đồng thời hạn chế đầu tư lãng phí hoặc gây bất cập cho quá trình phát triển đô thị sau năm 2020. - Rà soát, đánh giá các dự án và quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện, các xã nông thôn đang còn hiệu lực với các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật chung của Thành phố đã được phê duyệt; Đề xuất điều chỉnh, bổ sung trong quy hoạch vùng huyện, quy hoạch nông thôn đảm bảo phù hợp với định hướng quy hoạch cấp trên, báo cáo cấp thẩm quyền xem xét quyết định. - Lập kế hoạch xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao gắn với quá trình đô thị hóa; đề xuất các chương trình, dự án, kinh phí,...và phân công các trách nhiệm các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện - (Chi tiết xin xem Phụ lục 1). Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 31 3.3. Các loại hình quy hoạch trên địa bàn huyện và trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc triển khai tại các huyện có lộ trình lên quận: - Sở, ngành rà soát Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 điểm 59 Luật Quy hoạch để hướng dẫn UBND các huyện - (Chi tiết xin xem Phụ lục 2). - Tiếp tục thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy; Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 06/10/2016 của UBND Thành phố và Thông tư số 02/2017/TTBXD ngày 01/03/2017 của Bộ Xây dựng, theo hướng nâng cao “Chương trình xây dựng nông thôn mới” để chuyển hóa thành “Chương trình phát triển đô thị” tại các huyện thuộc khu vực Đô thị trung tâm, có lộ trình lên quận. - Triển khai thực hiện Quyết định số 1398/QĐ/TTg ngày 16/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 01/11/2019 của UBND Thành phố Hà Nội: + Đối với các huyện thành quận: Chi tiết xin xem Phụ lục 1, 2, 3, 4. Chi tiết xin xem Phụ lục 5. + Đối với các huyện còn lại: 3.4. Một số nội dung bổ sung hướng dẫn cụ thể về quy hoạch kiến trúc: 3.4.1. Đối với khu vực nông thôn trong đô thị tại các huyện: - Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phân khu đô thị; Đánh giá, phân loại để đề xuất loại hình triển khai quy hoạch phù hợp đặc điểm của từng địa phương theo hướng có thể không lập quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch chung xây dựng xã, mà tập trung triển khai đồng bộ, song song các quy hoạch phân khu đô thị; quy hoạch chi tiết trung tâm xã và điểm dân cư hiện có, điểm dân cư đô thị (nghiên cứu tính toán mở rộng quỹ đất dự trữ, nâng cao quỹ đất trường học, nhà trẻ, y tế, thể dục thể thao, cây xanh, công trình công cộng,...để đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí và tiêu chuẩn thành Phường/Đơn vị ở trong tương lai). - UBND các huyện (tại khu vực đô thị trung tâm) chủ động rà soát các đồ án quy hoạch theo hướng phát triển kinh tế - xã hội đô thị, đảm bảo các tiêu chí đô thị theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các quy định khác có liên quan. Việc điều chỉnh các loại hình quy hoạch phải đảm bảo về quy trình lấy ý kiến và đúng thẩm quyền. Không phát triển đô thị dàn trải tại các xã nằm ngoài khu vực đô thị. Tập trung rà soát, điều chỉnh các Quy hoạch phân khu đô thị, báo cáo về Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô (tại Khu vực Bắc sông Hồng và Khu vực Đông vành đai IV). Đảm bảo quỹ đất phát triển hạ tầng đô thị; Nghiên cứu, đề xuất ranh giới hành chính Phường trong tương lai, theo các tuyến đường quy hoạch, thuận lợi quản lý. Cụ thể: (1) - Đánh giá, phân loại, từng bước phủ kín Quy hoạch chi tiết các điểm dân cư đô thị hóa; trung tâm xã (tỷ lệ 1/2000; 1/500). Tích hợp các nội dung, tiêu chí thuộc “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” nâng cao thành các nội Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 32 dung, tiêu chí thuộc “Chương trình phát triển đô thị” tại các huyện thuộc Đô thị trung tâm. (2) - Lập quy hoạch chi tiết, tái cấu trúc các đơn vị ở trong các quy hoạch phân khu đô thị, theo hướng: Tính toán mở rộng quỹ đất dự trữ, nâng cao chỉ tiêu đối với các quỹ đất trường học, nhà trẻ, y tế, thể dục thể thao, cây xanh, công trình công cộng,...phù hợp với yêu cầu phát triển về quy mô dân số, đáp ứng các tiêu chí và tiêu chuẩn đô thị của Phường (đơn vị ở) trong tương lai: “Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị đạt quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị”. - UBND các huyện và các Sở, ngành phối hợp, rà soát các quy hoạch phát triển ngành, mạng lưới (có sử dụng đất); đề xuất danh mục các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn Thành phố; tổ chức tích hợp các quy hoạch ngành vào quy hoạch tỉnh, thành phố và hệ thống quy hoạch quốc gia (theo Luật Quy hoạch năm 2017, Nghị định số 39/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chỉnh phủ và các quy định có liên quan). Xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án phát triển ngành, mạng lưới trên địa bàn Thành phố (phù hợp với chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực): Công nghiệp; Nông nghiệp; Thương mại; Bảo vệ và Phát triển rừng; Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn; Chăn nuôi; Thuỷ sản; Thuỷ lợi; Công nghệ thông tin; Bưu chính viễn thông; Hệ thống Giáo dục và Đào tạo; Hệ thống Y tế; Nghề - Làng nghề; Thể dục Thể thao; Mạng lưới Cơ sở giết mổ và Chế biến gia súc gia cầm; Mạng lưới bán buôn bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Mạng lưới trường học; Quy hoạch phát triển khu/cụm công nghiệp; Mạng lưới xăng dầu,...để đề xuất tích hợp vào Quy hoạch tỉnh (Hà Nội) theo quy định tại Điểm C, Khoản 1, Điều 59 Luật Quy hoạch - (Chi tiết xin xem Phụ lục 4). - Bổ sung đề xuất khi có sự điều chỉnh của quy hoạch cao hơn, của chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực; hoặc có thay đổi địa giới hành chính đối với các xã dự kiến thành phường để đáp ứng các tiêu chí theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 và 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. - Sở Xây dựng và Viện QHXD Hà Nội nghiên cứu, đề xuất nội dung phát triển cơ sở hạ tầng khung ưu tiên đầu tư trên địa bàn huyện (gắn với đề xuất về nguồn lực thực hiện): giao thông, hệ thống lưới điện, cấp nước,... - Rà soát, đề xuất bổ sung vị trí, quy mô xây dựng các Trung tâm dịch vụ, hỗ trợ sản xuất, mạng lưới,...trên địa bàn huyện (có cơ cấu gắn với các khu vực nông thôn tại các huyện/tỉnh xung quanh). - Phát triển các điểm dân cư tập trung trên địa bàn xã theo mô hình phường (đơn vị ở) trong tương lai: Hạn chế phát triển các Nhóm nhà ở lẻ không đảm bảo đồng bộ, chỉ xem xét bố trí các dự án phát triển Khu nhà ở, Khu đô thị mới có quy mô ≥20Ha Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 33 với các chức năng kết nối hạ tầng đô thị đồng bộ, có giải pháp kết nối giữa không gian tự nhiên với không gian đô thị hiện đại và bảo vệ, tôn tạo một số làng xóm hiện hữu có chỉnh trang cải tạo (đặc biệt chú trọng nhiệm vụ quy hoạch chi tiết nhằm bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống đối với các làng cổ hình thành trước năm 1900). - Tổ chức lập quy hoạch chi tiết 1/500, phát triển cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề đảm bảo các yêu cầu về VSMT, PCCC và tiêu thoát nước phù hợp với quy hoạch khu vực. Tập trung xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường, khói bụi và xây dựng các Trạm xử lý nước thải; Đầu tư đồng bộ hạ tầng cơ sở tại CCN còn thiếu. Lưu ý: Trong bối cảnh Bộ Xây dựng chưa có hướng dẫn lập, thẩm, duyệt QHCT các cụm công nghiệp, làng nghề: Triển khai cụ thể hóa Nghị định số 68/2017/NĐCP ngày 25/5/2017 theo Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16/8/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. - Quy hoạch không gian ngầm, TOD: Phát triển dịch vụ thương mại; trung tâm TOD gắn kết các Trung tâm đô thị, thương mại, dịch vụ, kho dự trữ và hệ thống giao thông đô thị hiện đại (bao gồm mạng lưới các tuyến đường vành đai và đường chính đô thị, được gắn kết bởi mạng lưới giao thông công cộng là chủ yếu), với các làn riêng cho City Bus, BRT, Metro, Xe đạp và các phương tiện thân thiện với môi trường khác trên địa bàn huyện. - Sở ngành phối hợp với UBND huyện tổ chức Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 điểm 59 Luật Quy hoạch để hướng dẫn UBND các huyện - (Chi tiết xin xem Phụ lục 2); Rà soát, đề xuất đối với các quy hoạch ngành quốc gia (Phụ lục I - Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14), quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành (Phụ lục II - Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14) có liên quan trên địa bàn huyện. 3.4.2. Đối với khu vực nông thôn ngoài đô thị tại các huyện: (1) - Sở ngành phối hợp với UBND huyện tổ chức rà soát Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 điểm 59 Luật Quy hoạch để hướng dẫn UBND các huyện; Rà soát, đề xuất đối với các quy hoạch ngành quốc gia (Phụ lục I - Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14), quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành (Phụ lục II - Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14); Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 02/12/2019 của Chính phủ có liên quan trên địa bàn huyện (Chi tiết xin xem: Phụ lục 1; Phụ lục 2; Phụ lục 3; Phụ lục 4; Phụ lục 5). Tập trung chú trọng rà soát: - Quy hoạch không gian ngầm, TOD trên địa bàn huyện. - Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. - Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Quy hoạch cửa khẩu; quy hoạch tuyến, ga đường sắt; quy hoạch cảng hàng không, sân bay. Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 34 - Quy hoạch cây xanh, mặt nước. - Quy hoạch mạng lưới thiết chế công. - Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế, văn hóa và thể thao, cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, cơ sở trợ giúp xã hội. - Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; khảo cổ. - Quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê; Quy hoạch chi tiết bến cảng, cầu cảng, bến phao; hệ thống cảng cạn,... - Quy hoạch hệ thống cơ sở chăm sóc người khuyết tật; chăm sóc người cao tuổi; hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. - Quy hoạch vùng và cơ sở an toàn dịch bệnh động vật - gắn với mạng lưới cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn Thành phố. - Quy hoạch khác có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành để tích hợp vào hệ thống quy hoạch quốc gia, quy hoạch tỉnh (Hà Nội). (2)- Hoàn thành công tác rà soát và điều chỉnh các Quy hoạch chung xây dựng xã nông thôn mới theo Chương trình số 02-Ctr/TU của Thành uỷ và Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 06/10/2016 của UBND Thành phố; căn cứ: Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01/03/2017 của Bộ Xây dựng; Quyết định số 5632/QĐUBND ngày 16/8/2017 của UBND Thành phố. (3)- Lập Quy hoạch chi tiết xây dựng các điểm dân cư; trung tâm xã (tỷ lệ 1/2000; 1/500), đề xuất điều chỉnh, tái cơ cấu kinh tế - xã hội gắn với các giải pháp quy hoạch đảm bảo khả thi, đáp ứng các tiêu chí (xã lên phường) theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, “Đề án xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện giai đoạn 2017-2020” theo Quyết định số 676/QĐ-TTg ngày 18/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định khác có liên quan. *. Lưu ý: Trường hợp có các nội dung điều chỉnh: Các bước rà soát, báo cáo về Quy hoạch chung xây dựng huyện đã duyệt và lập nhiệm vụ, đồ án Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện (Chi tiết xin xem Phụ lục 5). (4)- Lập các quy hoạch phân khu chức năng theo quy định Luật Xây dựng. Tập trung quản lý theo các quy hoạch, tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao. Chủ động rà soát, đề xuất điều chỉnh, tái cơ cấu kinh tế - xã hội gắn với các giải pháp quy hoạch đảm bảo khả thi, đáp ứng các tiêu chí theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các quy định khác có liên quan trên địa bàn Thành phố. (5)- Việc lập, thẩm định, trình phê duyệt điều chỉnh cục bộ các loại hình quy hoạch xây dựng phải đảm bảo về quy trình lấy ý kiến và đúng thẩm quyền. Không phát triển đô thị dàn trải tại các xã nằm ngoài khu vực đô thị. (6) - Quy hoạch xây dựng các trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện được thực hiện theo quy định lập thẩm định phê duyệt quy hoạch khu chức năng của Luật Xây dựng. Áp dụng có điều kiện các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 35 của đô thị về đất đai, hạ tầng kỹ thuật đối với các dự án trong khu vực, làm tiền đề phát triển đô thị; (7) - Điều chỉnh các quy hoạch sản xuất nông nghiệp, trong đó trọng tâm là các vùng sản xuất tập trung nông, lâm, thủy sản, hàng hóa chủ yếu, theo hướng hình thành một nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng; (8) - Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp, làng nghề: Tuân thủ quy hoạch, chú trọng các yêu cầu về vệ sinh môi trường, sử dụng nhiều cho lao động tại chỗ; bố trí, sắp xếp nâng cao năng lực công nghiệp, làng nghề phục vụ cho cả khu vực đô thị và khu vực nông thôn. *. Lưu ý chung: (1) - Tiếp tục kế thừa về nội dung thực hiện theo các văn bản, hướng dẫn của Sở Quy hoạch – Kiến trúc liên quan: điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng các xã; quy hoạch chi tiết điểm dân cư, trung tâm xã. (2) - Tại Luật Kiến trúc số 40/2019/QH14 ngày 13/6/2019 (có hiệu lực thi hành từ 01/7/2019): Điều 11 quy định đối với kiến trúc nông thôn; Điều 14 quy định đối với Quy chế quản lý kiến trúc được lập cho các điểm dân cư nông thôn. UBND các huyện chủ động nghiên cứu, đề xuất cho phù hợp với thực tiễn và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan đến quy hoạch. (3) - Mức độ ưu tiên, kế hoạch, lộ trình triển khai các quy hoạch chi tiết: a) Theo mức độ đô thị hoá: Các xã có mức độ đô thị hoá cao (thành phường): Diện tích đất dự kiến phát đô thị (kể cả đất dự trữ) chiếm từ 75%100% diện tích đất toàn xã; Các xã có mức độ đô thị hoá trung bình: Diện tích đất dự kiến phát đô thị (kể cả đất dự trữ ) chiếm từ 35%75% diện tích đất toàn xã; Các xã có mức độ đô thị hoá thấp: Diện tích đất dự kiến phát đô thị (kể cả đất dự trữ) chiếm dưới 35% diện tích đất toàn xã. b) Theo quy mô dân số của các khu, điểm dân cư hiện có gắn với cầu trúc Đơn vị ở (đô thị): Loại lớn (hoặc liên thôn) từ trên 3.500 dân  trên 5.000 dân; Loại trung bình từ trên 2.000 dân  3.500 dân; Loại nhỏ từ nhỏ hơn 1.000 dân  2.000 dân. Nghiên cứu cơ cấu, lập bảng tính toán (so sánh) để đáp ứng quy mô đơn vị ở theo tiêu chuẩn, tiêu chí đô thị và quy hoạch phân khu đô thị tại khu vực. 3.5. Một số lưu ý khi lập quy hoạch chi tiết: 3.5.1. Xác định quỹ đất dự kiến phát triển thích ứng với đô thị hóa Quỹ đất dự kiến phát triển làng xóm, khu dân cư tại chỗ (dành cho nhu cầu phát triển và chuyển đổi cơ cấu lao động tại chỗ tính đến năm 2030), bao gồm: (1) Quỹ đất dự trữ 5% x  Diện tích đất nông nghiệp. (2) Quỹ đất phát triển các cụm công nghiệp tập trung / làng nghề tại huyện. Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 36 (3) Quỹ đất dự kiến phát triển làng xóm, khu dân cư tại chỗ (phục vụ dãn dân, di dân tái định cư GPMB, công trình lợi ích công cộng, cây xanh - TDTT,...) theo tính toán khoảng 20÷25% diện tích khu dân cư hiện có và đến các trục đường quy hoạch xung quanh. Cơ sở để dự báo quỹ đất dãn dân hàng năm được căn cứ vào QCXDVN, TCTK và các quy định hiện hành trên địa bàn Thành phố. Các trường hợp đầu tư xây dựng mới phục vụ dãn dân, di dân tái định cư GPMB, công trình lợi ích công cộng, cây xanh – thể dục thể thao,...sẽ được xem xét bố trí theo quy hoạch chi tiết được duyệt. Quỹ đất dự kiến phát triển làng xóm, khu dân cư tại chỗ: [ = (1) + (2) + (3)] *. Lưu ý: Đối tượng thụ hưởng không gian trên Quỹ đất dự kiến phát triển làng xóm, khu dân cư tại chỗ (phục vụ dãn dân, di dân tái định cư GPMB, công trình lợi ích công cộng, cây xanh - TDTT,...) là người dân tại các làng xóm, khu dân cư hiện có. Tuyệt đối không tùy tiện sử dụng vào các nhu cầu dự án khác, đảm bảo phát triển bền vững các khu dân cư trên địa bàn xã về quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan. UBND cấp huyện quản lý quỹ đất này, lập quy hoạch chi tiết và kế hoạch sử dụng, trình UBND Thành phố xem xét, quyết định. 3.5.2. Bổ sung quy định trong các đồ án quy hoạch chi tiết (đã duyệt và đang lập) về quản lý quy hoạch, kiến trúc tại các làng cổ, làng cũ: (1) - Các tuyến giao thông trong làng lát gạch lỗ, gạch thấm để giảm tải tiêu thoát nước đô thị, tốt cho cây trồng và bổ cập nước ngầm tầng nông. (2) - Khuyến khích thiết kế công trình xanh, thân thiện môi trường, sử dụng vật liệu truyền thống. Hạn chế tối đa bê tông hóa trong khu vực làng cổ, làng cũ. (3) - Xác định rõ cấu trúc không gian truyền thống khu vực làng cổ, làng cũ: Các yếu tố cấu thành không gian truyền thống tại các làng xóm đặc trưng, các yếu tố hợp thành ký ức truyền thống có giá trị và cần có giải pháp bảo vệ, ví dụ: Cây đa, giếng nước, đình làng, chùa, đền, miếu, bến nước – triền đê, nhà thờ, nhà tiền đường, không gian sinh hoạt cộng đồng, sân bóng, chợ làng,... (4) - Khuyến khích thiết kế công trình: Xanh, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, sử dụng vật liệu mái truyền thống, công nghệ thông minh hiện đại, thuận lợi trồng & chăm sóc cây xanh theo chiều đứng. Hạn chế tối đa bê tông hóa. (5) - Công trình cổ, cũ: Khuyến khích mô phỏng đặc trưng văn hóa vào thiết kế kiến trúc, tận dụng ánh sáng tự nhiên và chọn thiết bị tiết kiệm năng lượng, dùng vật liệu địa phương khi thiết kế và xây dựng công trình. (6) - Công trình thiết chế công và đường giao thông: Thiết kế đảm bảo tiếp cận phổ cập - universal access (có lối đi cho xe lăn vào công trình và lên xuống vỉa hè, có chỉ báo trên vỉa hè và lối sang đường cho người đi bộ cho người mù dùng gậy), người già và trẻ nhỏ có thể tiếp cận và sử dụng an toàn các công trình đó... 3.5.3. Tiêu chí về các tiêu chuẩn hạ tầng kỹ thuật: Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 37 Theo Nghị quyết số 1210/2016/UBNDTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, với các nội dung chính như sau: - Về giao thông: Tỷ lệ đất giao thông so với đất xây dựng ≥ 18%, mật độ đường giao thông (tính đến đường có bề rộng phần xe chạy ≥ 7,5m) ≥ 10km/km2, diện tích đất giao thông tính trên dân số 15m2/người … - Về cấp điện và chiếu sáng công cộng: Cấp điện sinh hoạt 1000kw/người/năm, tỉ lệ đường phố chính được chiếu sáng ≥ 95% … - Về cấp nước: Cấp nước sinh hoạt 120l/người/ngày.đêm; tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch, hợp vệ sinh ≥ 95% … - Về viễn thông: Số thuê bao internet 25 thuê bao/100 dân; tỷ lệ phủ sóng thông tin di động trên dân số ≥95% … - Các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường: Mật độ đường cống thoát nước chính 4,5km/km2; tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý, tiêu hủy, chôn lấp an toàn sau khi xử lý ≥ 70%; tỷ lệ chất thải sinh hoạt được thu gom ≥ 90%; tỷ lệ chất thải y tế được xử lý, tiêu hủy, chôn lấp an toàn sau khi xử lý ≥ 90% … - Về nghĩa trang, nhà tang lễ: Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng ≥ 25%; các nghĩa trang, nghĩa địa hiện có nghiên cứu giải pháp từng bước đóng cửa, chuyển sang nghĩa trang tập trung của TP, trồng cây xanh cách ly xung quanh để đảm bảo môi trường. 3.6. Tại huyện thành quận có yếu tố đặc thù (Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng): Quá trình triển khai đối với các huyện thuộc khu vực Đô thị trung tâm, sẽ báo cáo Bộ Xây dựng cần hướng dẫn, thống nhất về loại hình, nội dung, yêu cầu đối với quy hoạch (có mức độ tương đồng với các quy hoạch phân khu trong ranh giới hành chính huyện) để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu về quản lý tại huyện thành quận. Trong giai đoạn năm 2020-2021, lưu ý: (1) - Kế thừa nội dung các phù hợp, thực hiện theo các văn bản đã hướng dẫn của Sở Quy hoạch – Kiến trúc. (2) - Tiếp tục chỉ đạo các xã chủ động tiến hành rà soát, đánh giá, đề xuất điều chỉnh đối với các quy hoạch theo quy định hiện hành. (3) - Tiếp tục và tập trung triển khai sớm các Quy hoạch chi tiết xây dựng các điểm dân cư; trung tâm xã tỷ lệ 1/2.000 - 1/500 (sẽ thành phường) phù hợp với: Quy hoạch phân khu đô thị; Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 06/10/2016 của UBND Thành phố; Các tiêu chí theo hướng phát triển đô thị (huyện thành quận). Tăng cường phối hợp với các sở, ngành Thành phố trong việc triển khai thực hiện. (4) - Đối với khu vực phát triển đô thị, UBND huyện tổ chức quản lý theo các quy hoạch phân khu đô thị. Đối với vùng bãi, UBND huyện thực hiện quản lý theo Luật Đê điều, Quyết định số 257/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình và các văn bản đã hướng dẫn Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 38 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Quy hoạch – Kiến trúc. (5) – Có thể nghiên cứu, đề xuất về điều chỉnh địa giới hành chính để đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13, số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và phù hợp với thực tiễn (khi phương án điều chỉnh quy hoạch không đủ điều kiện khả thi). Chương IV – Hướng dẫn cụ thể về rà soát, đánh giá, đề xuất đối với Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện đáp ứng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 4.1. Mức độ ưu tiên rà soát, đánh giá đối với các huyện: - Mức 1 (Cao): Rà soát, đánh giá đối với các huyện có Tỷ lệ diện tích đất đô thị / Diện tích đất huyện (đến năm 2030) từ 65% ÷ 100%; các huyện dự kiến phát triển thành quận tại khu vực Đô thị trung tâm: Thanh Trì, Đông Anh, Hoài Đức; Gia Lâm, Đan Phượng; Mê Linh.  Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. - Mức 2 (Trung bình): Rà soát, đánh giá đối với các huyện có Tỷ lệ diện tích đất đô thị / Diện tích đất huyện (đến năm 2030) từ 50% ÷ 65%; các huyện dự kiến hình thành 05 Đô thị vệ tinh và 03 Thị trấn sinh thái: Thị xã Sơn Tây, Thạch Thất, Quốc Oai; Sóc Sơn, Phú Xuyên, Thường Tín; Phúc Thọ, Chương Mỹ.  Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung huyện, Quy hoạch chung đô thị (UBND Thành phố phê duyệt). - Mức 3 (Thấp): Rà soát, đánh giá đối với các huyện có Tỷ lệ diện tích đất đô thị / Diện tích đất huyện (đến năm 2030) nhỏ hơn 50%; các Huyện còn lại.  Cập nhật, bổ sung đáp ứng các Tiêu chí của “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” (Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới).  Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung huyện, Quy hoạch chung đô thị (UBND Thành phố phê duyệt). 4.2. Hướng dẫn đối với các huyện thuộc khu vực đô thị trung tâm (Mức 1): 4.2.1. Yêu cầu chung: - Rà soát tổng thể quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô theo Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ, làm cơ sở đề xuất các nội dung liên quan. Đề xuất đối với điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (nếu có). - Đề xuất không triển khai loại hình “Quy hoạch xây dựng vùng huyện” đối với các huyện: (1) Đông Anh; (2) Thanh Trì; (3) Hoài Đức. Báo cáo Bộ Xây dựng xem xét, hướng dẫn về loại hình quy hoạch đối với các huyện: (4) Mê Linh; (5) Gia Lâm; (6) Đan Phượng (theo định hướng phát triển toàn huyện thành quận; hoặc nghiên cứu điều chỉnh địa giới hành chính huyện). - Các xã có diện tích cơ bản thuộc khu vực đô thị trung tâm: Kiến nghị Ban chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU và Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội chuyển hóa các nội dung liên quan “Chương trình mục tiêu quốc gia xây Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 39 dựng xã nông thôn mới” theo hướng tích hợp, lồng ghép (các chương trình, mục tiêu, mô hình, tiêu chí,…về xây dựng xã nông thôn mới) thành các nội dung thuộc “Chương trình phát triển đô thị của Đô thị trung tâm”. Cơ bản không triển khai “Quy hoạch chung xây dựng các xã”, mà tập trung lập các Quy hoạch chi tiết xây dựng các điểm dân cư; trung tâm xã (tỷ lệ 1/2000; 1/500) phù hợp với Quy hoạch phân khu đô thị, đáp ứng Bộ tiêu chí khu dân cư mới kiểu mẫu, vườn mẫu thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2020 theo Quyết định số 7314/QĐ-UBND ngày 26/12/2019 của UBND thành phố Hà Nội. - Hoàn thiện “Đề án đầu tư, xây dựng huyện thành quận” theo quy định tại các Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 và số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tuân thủ chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Nêu rõ kế hoạch và lộ trình để đạt các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng áp dụng đối với khu vực xã, huyện phát triển thành phường, quận (phù hợp xu hướng đô thị hóa). 4.2.2. Yêu cầu cụ thể: - Rà soát thực trạng; đánh giá đối với quy hoạch nông thôn các xã đã được duyệt / đã điều chỉnh, hoặc đang triển khai lập; đề xuất các nội dung (mới) hướng tới các mục tiêu, tiêu chí phát triển của huyện thành quận (giai đoạn đến năm 2020 và sau năm 2020) trên nguyên tắc quản lý vốn đầu tư công, tránh trùng lắp lãng phí, sử dụng hiệu quả kinh phí Nhà nước cho công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng. - Tập trung lập Quy hoạch chi tiết xây dựng các điểm dân cư; trung tâm xã (tỷ lệ 1/2000; 1/500) theo mô hình phường theo quy định hiện hành. Kiểm soát phát triển, tăng cường quản lý trật tự xây dựng tại các điểm dân cư; trung tâm xã hiện có. Đề xuất kế hoạch triển khai đáp ứng Bộ tiêu chí khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2020 theo Quyết định số 7314/QĐ-UBND ngày 26/12/2019 của UBND thành phố Hà Nội. - Đề xuất “Chương trình phát triển đô thị” trên địa bàn Huyện. 4.3. Hướng dẫn đối với các huyện, thị thuộc khu vực các đô thị vệ tinh, các thị trấn sinh thái (Mức 2): 4.3.1. Yêu cầu chung: - Rà soát tổng thể quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô theo Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ, làm cơ sở đề xuất các nội dung liên quan điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 tại các đô thị vệ tinh, thị trấn sinh thái và tại các huyện, thị xã Sơn Tây (nếu có). - Đề xuất triển khai loại hình “Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện” đối với các huyện xung quanh 02 Đô thị vệ tinh (Hòa Lạc; Phú Xuyên), gồm: (1) Thạch Thất – Quốc Oai; (2) Phú Xuyên – Thường Tín. Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 40 - Rà soát, đề xuất triển khai loại hình “Quy hoạch xây dựng vùng huyện” đối với các huyện có 02 Đô thị vệ tinh (Sóc Sơn; Xuân Mai), gồm: (1) Sóc Sơn; (2) Chương Mỹ. - Các xã có diện tích cơ bản thuộc khu vực đô thị: Kiến nghị Ban chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU và Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội chuyển hóa các nội dung liên quan “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng xã nông thôn mới” theo hướng tích hợp, lồng ghép (các chương trình, mục tiêu, mô hình, tiêu chí,…về xây dựng xã nông thôn mới) thành các nội dung thuộc “Chương trình phát triển đô thị”. Cơ bản không triển khai “Quy hoạch chung xây dựng các xã”, mà tập trung lập các Quy hoạch chi tiết xây dựng các điểm dân cư; trung tâm xã (tỷ lệ 1/2000; 1/500) phù hợp với các Quy hoạch phân khu đô thị. - Đề xuất “Chương trình phát triển đô thị” tại các đô thị vệ tinh, thị trấn sinh thái. 4.3.1. Yêu cầu cụ thể: - Tập trung hoàn thành các Quy hoạch phân khu đô thị tại khu vực Đô thị vệ tinh; - Tập trung hoàn thành các Quy hoạch chi tiết tại khu vực Đô thị sinh thái; - UBND các huyện rà soát, đánh giá và có thể đề xuất đối với QHC xây dựng huyện (đã triển khai trước đây) với tên gọi là “Quy hoạch xây dựng vùng huyện” tỷ lệ 1/10.000 để báo cáo UBND Thành phố và Bộ Xây dựng xem xét, thống nhất. Tích hợp, lồng ghép trong “Quy hoạch xây dựng vùng huyện” đáp ứng các Tiêu chí của “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” (Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới), làm cơ sở triển khai điều chỉnh các Quy hoạch chung xây dựng xã (tỷ lệ 1/5000); lập Quy hoạch chi tiết xây dựng các điểm dân cư nông thôn; trung tâm xã (tỷ lệ 1/2000; 1/500) tại các xã ngoài khu vực phát triển đô thị, đáp ứng Bộ tiêu chí khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2020 theo Quyết định số 7314/QĐUBND ngày 26/12/2019 của UBND thành phố Hà Nội. - Đối với các xã nằm trong khu vực đô thị (hoặc nhỏ hơn 25% diện tích thuộc khu vực nông thôn): Không triển khai các Quy hoạch chung xây dựng xã (tỷ lệ 1/5000), mà tập trung triển khai các Quy hoạch chi tiết xây dựng các điểm dân cư; trung tâm xã (tỷ lệ 1/2000; 1/500) tại các xã trong khu vực phát triển đô thị, phù hợp với Quy hoạch phân khu đô thị. - Đối với các xã nằm trong khu vực nông thôn (hoặc nhỏ hơn 25% diện tích thuộc khu vực đô thị): Rà soát, điều chỉnh các Quy hoạch chung xây dựng xã (tỷ lệ 1/5000); lập Quy hoạch chi tiết xây dựng các điểm dân cư nông thôn; trung tâm xã (tỷ lệ 1/2000; 1/500). 4.4. Hướng dẫn đối với các huyện còn lại (Mức 3): 4.4.1. Yêu cầu chung: - Rà soát tổng thể quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô theo Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ, làm cơ sở Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 41 đề xuất các nội dung liên quan điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 tại các huyện (nếu có). - Rà soát, đề xuất triển khai loại hình “Quy hoạch xây dựng vùng huyện” đối với các huyện còn lại (Mức 3), gồm: (1) Ba Vì; (2) Phúc Thọ; (3) Thanh Oai; (4) Mỹ Đức; (5) Ứng Hòa. 4.4.2. Yêu cầu cụ thể: - Tuân thủ Luật Xây dựng 2014 và Văn bản hợp nhất số 48/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018 của VPQH; Luật số 35/2018/QH14; Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐCP ngày 07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng; Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01/3/2017 của Bộ Xây dựng về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch nông thôn; hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch nông thôn. Đảm bảo đúng thẩm quyền theo quy định. - Đối với các xã nằm trong khu vực nông thôn (hoặc nhỏ hơn 25% diện tích thuộc khu vực đô thị): Tập trung rà soát, điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng xã (tỷ lệ 1/5000); lập Quy hoạch chi tiết xây dựng các điểm dân cư nông thôn; trung tâm xã (tỷ lệ 1/2000; 1/500), đáp ứng Bộ tiêu chí khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2020 theo Quyết định số 7314/QĐ-UBND ngày 26/12/2019 của UBND thành phố Hà Nội. - Giai đoạn năm 2020: UBND các huyện rà soát, thể hiện trên nền bản đồ Quy hoạch chung xây dựng huyện (tỷ lệ 1/10.000) các vị trí, quy mô, chức năng dự kiến điều chỉnh (nếu có), lập Báo cáo UBND Thành phố xem xét, cho phép về chủ trương, làm cơ sở phê duyệt các Quy hoạch nông thôn thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện. - Giai đoạn năm 2021 và các năm tiếp theo: UBND các huyện rà soát, đánh giá tổng hợp và có thể đề xuất tích hợp (các nội dung được phép điều chỉnh) vào “Quy hoạch xây dựng vùng huyện” tỷ lệ 1/10.000, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; các nhu cầu thiết yếu tại địa phương; đáp ứng các tiêu chí của “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” theo từng giai đoạn phát triển. Chương V – Hướng dẫn công tác rà soát, đánh giá, đề xuất đối với các xã thuộc khu vực đô thị trung tâm, dự kiến thành phường (chuyển tiếp và nâng cao từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thành Chương trình phát triển đô thị) 5.1. Rà soát, đánh giá trên địa bàn xã (dự kiến thành phường): 5.1.1. Xác định đặc điểm của xã và khu vực nghiên cứu lập quy hoạch: Dân số, lao động, học vấn. Kinh tế, xã hội và nơi làm việc. Nhà ở, khu dân cư và hạ tầng xã hội. Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 42 Giao thông và HTKT (cấp điện, nước, thông tin, năng lượng,…). Môi trường tự nhiên, văn hóa, xã hội và cộng đồng. Di sản văn hoá, lịch sử (đình, đền, chùa, nghề truyền thống),… 5.1.2. Xác định các vấn đề chủ chốt cần giải quyết trên địa bàn xã: Quản lý đất đai và quản lý xây dựng công trình. Cơ sở hạ tầng cấp liên vùng, cấp vùng / Cơ sở, không gian sản xuất. Các mối đe doạ (trước mắt và lâu dài) tới cấu trúc của các làng truyền thống, làng nghề do áp lực của phát triển đô thị. Dịch chuyển cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, việc làm và cách mạng 4.0. Xác định quỹ đất dự kiến phát triển làng xóm, khu dân cư tại chỗ. 5.1.3. Xác định mối liên kết giữa các khu chức năng đô thị và nông thôn trên địa bàn xã và trong khu vực nghiên cứu lập quy hoạch: a) Cơ sở hình thành các khu chức năng đô thị: Cơ sở hình thành các khu chức năng đô thị tại các huyện và các xã thuộc khu vực đô thị trung tâm là sự kết hợp của các yếu tố: + Kinh tế - Xã hội đô thị. + Định cư đô thị. + Môi trường đô thị. + Văn minh đô thị. + Chính sách đô thị. + Kỹ thuật đô thị. Các yếu tố này sẽ được phân tích đánh giá từ các góc tiếp cận khác nhau trên cơ sở lựa chọn từ các mối quan hệ tương tác: KINH TẾ - XÃ HỘI ĐÔ THỊ (Việc làm, sức khoẻ-mối quan hệ xã hội, sự liên kết xã hội) MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ (Điều hoà sinh thái tự nhiên) ĐỊNH CƯ ĐÔ THỊ (Điều kiện nhà ở thích hợp) HUYỆN VÀ XÃ THUỘC KV. ĐÔ THỊ TRUNG TÂM CHÍNH SÁCH ĐÔ THỊ (Quyền & nghĩa vụ ) VĂN MINH ĐÔ THỊ (Xây dựng lối sống đô thị) KỸ THUẬT ĐÔ THỊ (Giao thông và hạ tầng) Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 43  Yếu tố Kinh tế - Xã hội đô thị: Tốc độ gia tăng dân số đô thị luôn có mối quan hệ tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng GDP/người (Gross Domestic Product/Person). Theo số liệu thống kê tháng 04/2019, Hà nội hiện có khoảng 8,05 triệu người (2,22 triệu hộ), sẽ tăng lên 9,2 triệu người vào năm 2030. Tỷ lệ dân số khu vực thành thị tăng nhanh từ 41% năm 2009 lên 49,2% năm 2019. Như vậy, tại khu vực đô thị trung tâm HN sẽ phát sinh các nhu cầu theo tốc độ gia tăng dân số, đặc biệt là nhu cầu về nhà ở, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị...gây biến động và áp lực đối với khu vực ven nội thành.  Yếu tố Định cư đô thị: Theo số liệu điều tra tháng 04/2019, Hà Nội có tốc độ tăng dân số trung bình hiện nay khoảng 2,2%/năm, bình quân mỗi năm Hà Nội có thêm khoảng 160.000 người (riêng khu vực ngoại thành khoảng 130.000 người/năm) có nhu cầu định cư, được phân thành hai nhóm chính tập trung tại khu vực đô thị trung tâm: - Nhóm định cư tự nhiên (đã có hộ khẩu tại Hà Nội) có nhu cầu thay đổi về chỗ ở hoặc cải thiện điều kiện ở hoặc giữ nguyên các điều kiện ở hiện có. - Nhóm định cư do sức ép di dân (chưa có hộ khẩu tại Hà Nội) có nhu cầu về chỗ ở theo mức tăng do di dân, sinh hoạt trong các khu dân cư ở nội thành và ngoại thành.  Yếu tố Môi trường đô thị: Các yếu tố nhân tạo nổi bật tác động tới môi trường đô thị và các khu vực các huyện và các xã ven đô, chủ yếu là mức độ suy giảm quỹ đất nông nghiệp, gia tăng các phương tiện cá nhân. Đồng thời, cũng tác động không nhỏ tới cấu trúc các khu dân cư nông thôn ngoại thành Hà Nội.  Yếu tố Văn minh đô thị: Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, hàng loạt mâu thuẫn trong quyền lợi của các nhóm xã hội ngày càng rõ nét. Vấn đề đối với các huyện và các xã ven đô tiếp giáp các Khu đô thị mới phát triển (Bắc sông Hồng và Đông vành đai IV) là tạo lập các không gian giao tiếp xã hội trong giới hạn của sự khác biệt, tác động qua lại giữa các nhóm dân cư cũ và mới sẽ hình thành các trạng thái ý thức tích cực mới thể hiện qua các hành vi giao tiếp và thái độ đối với môi trường xung quanh. Trình độ dân trí càng cao thì các hoạt động giao tiếp xã hội càng tinh tế, đa dạng và phong phú theo lứa tuổi, nghề nghiệp, và địa vị xã hội của mỗi cá nhân.  Yếu tố Chính sách đô thị: Một trong các chính sách đô thị, theo thuyết minh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, nhằm đạt được chỉ tiêu giải quyết nhu cầu diện tích sàn nhà ở trên địa bàn thành phố và nhu cầu diện tích sàn nhà ở tăng nhanh.  Yếu tố Kỹ thuật đô thị: - Các yếu tố giao thông đô thị + Giao thông đường bộ: + Giao thông công cộng: + Giao thông đường sắt: Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 44 + Giao thông đường thuỷ: - Các yếu tố hạ tầng đô thị Các chỉ số về hạ tầng đô thị Hà Nội hiện trạng cho thấy tình trạng chung tại khu vực các huyện và các xã ven đô là còn nhiều yếu kém. - Một số vùng nước sạch chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng, tỷ lệ thất thoát lớn. - Còn tình trạng úng ngập khi có mưa lớn. - Hệ thống cống rãnh kém hiệu quả, nước bẩn (dân dụng và công nghiệp) chưa được xử lý, hoặc xử lý đối phó. Nhiều cụm công nghiệp, làng nghề chưa có Trạm XLNT. - Rác thải được thu gom, xử lý đang là vấn đề đối với các huyện và các xã ven đô. Tóm lại, xu hướng đô thị hóa tại khu vực các huyện và các xã ven đô là một thực tế khách quan của phát triển đô thị. Cùng với việc phát triển các khu đô thị mới, có nhiều yếu tố phát sinh, đặc biệt là các yếu tố về môi trường, cơ sở hạ tầng tại khu vực các huyện và các xã ven đô, các làng xóm, điểm dân cư cần nghiên cứu, đề xuất giải pháp để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của cả khu vực đô thị và khu vực nông thôn. b) Phân tích, đánh giá các điều kiện thuận lợi / khó khăn:  Các giá trị nội tại: - Điều kiện tự nhiên phù hợp về vị trí và chức năng trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ Đô; - Có các giá trị truyền thống (kinh tế - văn hoá - xã hội) thích hợp và hài hoà được với lối sống văn minh đô thị; - Cấu trúc không gian vật chất có điều kiện thích ứng với cơ cấu QH đô thị; - Khả năng chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng phi nông nghiệp; - Khả năng phối hợp kiểm soát phát triển của các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương (từ quy hoạch đến quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt).  Các điều kiện thực tế sử dụng: Phù hợp với các định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ Đô: - Khu mở rộng đô thị phía Bắc sông Hồng: - Khu mở rộng đô thị phía Đông vành đai IV: - Khu mở rộng phát triển dọc Hai bên sông Hồng và sông Đuống: c) Phân loại các huyện và xã ven đô theo ranh giới hành chính: - Các huyện ven đô thuộc Khu vực đô thị trung tâm, bao gồm 05 huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Đan Phượng, Hoài Đức. - Các xã ven đô Khu vực đô thị trung tâm, bao gồm 92 xã. (Chi tiết xem phụ lục,sơ đồ, bảng biểu) d) Phân loại các xã theo mức độ đô thị hoá: Dựa vào ranh giới hành chính và ranh giới phát triển đô thị, có thể xác định mức độ đô thị hoá của các xã ven đô Hà Nội, như sau: Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 45 - Các xã có mức độ đô thị hoá cao: Diện tích đất dự kiến phát đô thị (kể cả đất dự trữ ) chiếm từ 75%100% diện tích đất toàn xã. - Các xã có mức độ đô thị hoá trung bình: Diện tích đất dự kiến phát đô thị (kể cả đất dự trữ ) chiếm từ 35%75% diện tích đất toàn xã. - Các xã có mức độ đô thị hoá thấp: Diện tích đất dự kiến phát đô thị (kể cả đất dự trữ) chiếm dưới 35% diện tích đất toàn xã. e) Phân loại làng xóm, điểm dân cư hiện có: - Theo quy mô dân số: + Loại nhỏ: Từ nhỏ hơn 1.000 dân  2.000 dân. [I] + Loại trung bình: Từ trên 2.000 dân  3.500 dân. [II] + Loại lớn (hoặc liên thôn): Từ trên 3.500 dân  trên 5.000 dân. [III] - Theo cơ cấu sử dụng đất: Cơ cấu sử dụng đất, gồm: Đất hộ gia đình (đất ở, vườn, ao, chuồng liền kề); Đất công trình Hạ tầng kỹ thuật; công trình Hạ tầng xã hội; Đất cây xanh, mặt nước ... - Theo cấu trúc không gian truyền thống: Các yếu tố cấu thành không gian truyền thống tại các làng xóm đặc trưng, các yếu tố hợp thành ký ức truyền thống, Ví dụ: Cây đa, giếng nước, đình làng, đền, miếu, bến nước – triền đê, nhà thờ, nhà tiền đường họ, không gian sinh hoạt cộng đồng, chợ làng,... - Theo cấu trúc xã hội: Cấu trúc xã hội được thể hiện qua các chỉ số về: + Lao động, việc làm (làng nghề, làng nông nghiệp thuần tuý...); + Thành phần dân cư; + Thể chế xã hội; + Tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, thiên chúa giáo,...); + Các mối quan hệ xã hội; + Trình độ văn hoá và tri thức. - Theo hướng hình thành các đơn vị quản lý hành chính mới (dự kiến đến năm 2025-2030): (Chi tiết xem phụ lục, sơ đồ, biểu bảng). 5.1.4. Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội: 22 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 của thành phố Hà Nội, bao gồm: - Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP): Trên 7,5%. - GRDP bình quân đầu người đạt trên 136 triệu đồng. - Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn: Trên 10,5%. - Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu: Trên 8%. - Giảm tỷ suất sinh thô: 0,1 phần nghìn. - Giảm tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên so với năm trước: 0,1%. - Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng so với năm trước: 0,1%. Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 46 - Duy trì 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. - Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế: 90,1%. - Tỷ lệ lao động tham gia BHXH bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp: 95%. - Tốc độ tăng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện: 30%. - Giảm tỷ lệ hộ nghèo so với năm trước: 0,42%, cuối 2020 cơ bản không còn hộ nghèo. - Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị: dưới 4%. - Tỷ lệ lao động (đang làm việc) qua đào tạo: 70,2%. - Tỷ lệ hộ gia đình được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”: 88%. - Tỷ lệ thôn (làng) được công nhận và giữ vững danh hiệu “Làng văn hóa”: 62%. - Tỷ lệ tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu “Tổ dân phố văn hóa”: 72%. - Số trường công lập đạt chuẩn quốc gia tăng thêm: 104 trường. - Tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch: Khu vực đô thị đạt 100%; khu vực nông thôn (tiêu chuẩn nước sạch đô thị) đạt 100%. - Số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới tăng thêm: 15 xã. - Tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom và vận chuyển trong ngày: 100%. - Tỷ lệ cụm công nghiệp có trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng: 100%. 5.1.5. Tiêu chí về quy hoạch kiến trúc: Tổ chức lập quy hoạch chi tiết điểm dân cư tỷ lệ 1/500 đáp ứng “Bộ tiêu chí khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2020” theo Quyết định số 7314/QĐ-UBND ngày 26/12/2019 của UBND Thành phố, trong đó: - Xây dựng và ban hành kế hoạch lập quy hoạch chi tiết điểm dân cư (năm 2020); - Xác định quy mô dân số (hiện trạng và dự báo phát triển) đối với khu vực làng xóm, điểm dân cư phù hợp với định hướng quy hoạch cấp trên được duyệt. - Xác định số lao động trong độ tuổi cần chuyển đổi việc làm từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp phù hợp quy hoạch; trình độ học vấn của các nhóm dân cư hiện trạng; - Tính toán nhu cầu sử dụng đất về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật (hiện có và dự báo) để cân đối quỹ đất với các yêu cầu của địa phương và dành đủ quỹ đất cho nhu cầu phát triển làng xóm, điểm dân cư; - Lập danh mục, vị trí, quy mô các khu di tích lịch sử, văn hoá, tín ngưỡng hoặc các công trình di sản có giá trị để xác định vùng bảo vệ (nếu có) theo quy định của pháp luật; - Xác định các khu vực cấm và hạn chế xây dựng theo quy định hiện hành; - Xác định các trục đường chính trong làng cần phải mở để đáp ứng yêu cầu về: Phòng cháy, chữa cháy, cứu thương, cấp điện, cấp nước, thoát nước, thu gom rác và hệ thống đường dây, đường ống khác; - Xác định ranh giới các khu vực "đất công" (Hồ, ao, đất trống) thuộc diện quản lý của Hợp tác xã ... tại địa phương, có khả năng khai thác để phục vụ cộng đồng dân cư; - Xác định ranh giới quỹ đất tái định cư, GPMB hoặc dãn dân (nếu có); Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 47 - Xác định quỹ đất để phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao động, việc làm đối với dân cư khu vực làng xóm; - Xác định ranh giới các khu vực nhà ở dân cư để quy định hoặc hướng dẫn Kiểm soát cải tạo xây dựng; - Lập chương trình hành động (hình thành các dự án điểm) tại khu vực: + Nhà nước đầu tư; + Nhà nước và nhân dân cùng làm; + Dân tự làm để tham gia vào đầu tư xây dựng cải tạo môi trường sống (lối vào nhà, tường rào, vỉa hè, trồng cây xanh - cải tạo xây dựng nhà ở của mình). - Xác định các chỉ tiêu cơ bản: Chức năng sử dụng đất, tầng cao, mật độ, hệ số sử dụng đất - các yêu cầu chung đối với cải tạo, xây dựng phù hợp với quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết khác có liên quan. - Xác định theo thứ tự ưu tiên đối với các khu vực làng xóm dân cư thuộc xã; Lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 để quy định kiểm soát phát triển cho từng lô đất nhà ở, công trình công cộng... - Xác định vị trí, Quy mô/Quỹ đất dự trữ phát triển đối với địa phương (10-15% diện tích khu dân cư làng xóm hiện có) trong quá trình đô thị hoá để dự trữ, điều hoà lợi ích dân cư giữa các khu làng xóm và các dự án đô thị lân cận; - Xác định chức năng các công trình kiến trúc phù hợp hoặc bị cấm trong khu vực nhằm đảm bảo phát triển hài hoà giữa văn minh đô thị và văn hoá truyền thống; - Quy định cụ thể khả năng chia nhỏ hoặc kết hợp ô đất xây dựng nhà ở dân cư, phù hợp về cơ cấu quy hoạch. - Quy định về các chức năng sử dụng đất được khuyến khích xây dựng hoặc bị cấm; Các Biện pháp/Chính sách hỗ trợ. - Xác định cụ thể các quy định về: Tầng cao, khoảng lùi công trình, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, hình thức mặt đứng, vật liệu, mầu sắc, hình thức mái. - Trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường lớp mẫu giáo - nhà trẻ kiên cố, khang trang, đủ phòng - lớp học, đáp ứng yêu cầu học tập. - Có trạm y tế đạt tiêu chuẩn quốc gia. - Các điểm dân cư có sân thể thao từ 10.000m2 trở lên. - Có chợ, hoặc trung tâm thương mại với diện tích từ 5000m2 trở lên, hệ thống dịch vụ - thương mại phát triển nhằm phục vụ cho việc tiêu thụ hàng hoá của làng nghề, những sản phẩm đặc trưng của làng (xã). - Giải quyết mối liên hệ về giao thông, thoát nước, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc, vệ sinh môi trường với các khu đô thị lân cận một cách hợp lý, tránh được các tác động xấu của phát triển đô thị lên các khu vực làng xóm, điểm dân cư. Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 48 - Hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong các khu vực làng xóm, điểm dân cư phải được tính toán, thiết kế đồng bộ và thẩm mỹ, tránh được tình trạng chắp vá, tuỳ tiện trong thiết kế - thi công công trình gây lãng phí và ảnh hưởng tới mỹ quan chung. - Tỷ lệ kiên cố, cứng hoá kênh mương loại 1 và loại 2 đạt từ 90% trở lên, loại 3 đạt từ 70% trở lên (đối với xã có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khó khăn; tỷ lệ kiên cố, cứng hoá kênh mương loại 3 phải đạt từ 50% trở lên). - Tỷ lệ diện tích tưới tiêu chủ động so với diện tích đất trồng trọt: tưới từ 80% trở lên, tiêu từ 70% trở lên. - Đường giao thông liên xã, liên thôn lớn được rải nhựa, bê tông, hoặc lát gạch đối với các ngõ nhỏ 100%. Đường trục xã rộng hơn hoặc bằng 5m, đường trục thôn rộng hơn hoặc bằng 3,5m, đảm bảo xe cơ giới loại nhỏ hoạt động giao thông thuận lợi, đảm bảo an toàn PCCC. - Đường trục thôn, xóm rộng từ 3m trở lên được cứng hóa, đảm bảo xe cơ giới cỡ nhỏ, xe PCCC hoạt động lưu thông an toàn. - Hệ thống điện đảm bảo an toàn phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, có hệ thống đèn chiếu sáng đường làng, ngõ xóm. - Có mạng lưới truyền thanh, nhà văn hoá đủ điều kiện hoạt động thường xuyên. Các di tích lịch sử văn hoá được bảo tồn, tôn tạo. - Hệ thống cấp nước sạch đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định. Hệ thống cống, rãnh thoát nước và xử lý nước, rác thải không gây ô nhiểm môi trường. Có cây xanh ven đường trục giao thông thôn xóm và đường trục đồng ruộng, kênh mương. - Hệ thống thoát nước và xử lý rác thải, không gây úng ngập và ô nhiễm môi trường xung quanh. - Kiên cố hoá hệ thống kênh mương tưới, tiêu đảm bảo tưới, tiêu chủ động 100% diện tích đất trồng trọt. 5.1.6. Tiêu chí về môi trường (tự nhiên và sinh thái - nhân văn): - Xây dựng các khu dân cư theo hướng văn minh đô thị, giữ gìn truyền thống, bảo tồn các di tích lịch sử, văn hoá, duy trì nét đẹp truyền thống nông thôn. - Bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hoá, các hoạt động tiểu thủ công nghiệp làng nghề, nhằm tạo những mô hình sản xuất theo phương thức truyền thống. - Xây dựng mô hình vườn cây, ao cá kết hợp với bảo vệ cải thiện môi trường sinh thái của làng (xã). - Diện tích mặt nước (ao, hồ, đầm) chiếm 5% diện tích đất nông nghiệp trở lên, để nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với điều hoà nước mưa, cải thiện môi trường cảnh quan và tiểu vùng khí hậu ở địa phương. - Diện tích trồng cây xanh tại các khu di tích, dân cư, trường học, các nơi công cộng và trồng cây xanh ven đường giao thông xóm thôn, đường trục đồng ruộng, kênh mương. Đảm bảo diện tích cây xanh bỡnh quõn 10m2/người trở lên. Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 49 - Ứng dụng kỹ thuật - công nghệ mới, công nghệ sinh học tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp; Sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, xây dựng nền nông nghiệp sạch, bền vững. - Việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chế biến nông sản và sinh hoạt đời sống hàng ngày của nhân dân không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường cảnh quan của làng (xóm). - Đánh giá môi trường chiến lược theo quy định. Công tác bảo vệ môi trường tiến hành thường xuyên, có tổ chức: + Thực hiện các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng. + Không để diễn ra tình trạng đào bới, san lấp ao hồ có vai trò tiêu thoát nước. + Các trục đường chính trong làng phải được chiếu sáng. + Xác định cụ thể các vị trí thu gom rác. Không vứt rác, vật liệu xây dựng nơi công cộng, đường làng ngõ xóm và các hồ, ao khu vực làng xóm. + Không có các tổ chức, hộ gia đình cá nhân đưa các hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào trong các khu vực làng xóm. + Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội; phong trào đền ơn đáp nghĩa và hoạt động từ thiện. + Các di tích lịch sử, văn hoá được bảo tồn, tôn tạo. Các đài liệt sỹ được xây dựng khang trang. + Tổ chức hoạt động thu gom, tập kết, xử lý rác thải, không gây ô nhiễm môi trường. Phối hợp với các đơn vị có chức năng để hướng dẫn việc xử lý sơ bộ nước thải từ các hộ gia đình trước khi nhập vào hệ thống cống chung của khu vực - Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; Ban hành và triển khai thực hiện các quy ước, hương ước theo Chỉ thị 24/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 5.2. Quy hoạch chi tiết xây dựng các điểm dân cư; trung tâm xã (thành phường) tại khu vực 05 huyện dự kiến thành quận: 5.2.1. Bản vẽ: Quy hoạch chi tiết xây dựng các điểm dân cư; trung tâm xã thành phường (tỷ lệ 1/2000; 1/500) cần xác định phạm vi, ranh giới nghiên cứu theo mô hình Đơn vị ở tại khu vực, phù hợp với: Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011; Quy hoạch phân khu đô thị (tỷ lệ 1/5000-1/2000) đã được UBND Thành phố phê duyệt tại khu vực; “Bộ tiêu chí khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2020” theo Quyết định số 7314/QĐ-UBND ngày 26/12/2019 của UBND Thành phố. Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 50 5.2.2. Thuyết minh: a) Lý do, sự cần thiết, căn cứ lập quy hoạch; xác định quy mô, phạm vi và ranh giới lập quy hoạch / phạm vi cần mở rộng nghiên cứu (nếu có) đối với quy hoạch chi tiết xây dựng các điểm dân cư; trung tâm xã. b) Xác định mục tiêu của quy hoạch; tính chất, chức năng; hiện trạng về kinh tế của xã (kinh tế thuần nông / nông lâm kết hợp / tiểu thủ công nghiệp…) và dự kiến điều chỉnh cơ cấu kinh tế của xã (thành phường) theo hướng phát triển đô thị đến năm 2030. c) Dự báo về quy mô dân số, lao động, quy mô đất xây dựng trên địa bàn toàn xã và trong phạm vi lập quy hoạch chi tiết xây dựng các điểm dân cư (xu hướng tăng/giảm tự nhiên trong vòng 05 năm gần nhất); trung tâm xã (các chức năng thuộc trung tâm đơn vị ở) trong thời hạn quy hoạch và phân kỳ quy hoạch (đến năm 2030). d) Các yêu cầu trong quá trình lập quy hoạch / điều chỉnh quy hoạch: - Phân tích, đánh giá hiện trạng bao gồm: Hiện trạng về điều kiện tự nhiên, hiện trạng sử dụng đất, nhà ở, các công trình công cộng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật, sản xuất, môi trường tự nhiên,…trong phạm vi lập quy hoạch; - Xác định các yếu tố tác động của vùng xung quanh; của các quy hoạch ngành, lĩnh vực; của các dự án,…sẽ tác động, ảnh hưởng đến phát triển không gian trên địa bàn xã (nói chung) và không gian lập quy hoạch chi tiết xây dựng các điểm dân cư; trung tâm xã (nói riêng). - Rà soát, đánh giá các dự án đầu tư và các quy hoạch (còn hiệu lực; đang nghiên cứu; hoặc có dự kiến điều chỉnh) trên địa bàn xã tác động tới khu vực lập quy hoạch chi tiết xây dựng các điểm dân cư; trung tâm xã; - Xác định tiềm năng, động lực chính trong phát triển kinh tế - xã hội của xã. - Tổ chức không gian tổng thể toàn xã (tổ chức, phân bố các khu chức năng; hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng phục vụ sản xuất) và không gian lập quy hoạch chi tiết xây dựng các điểm dân cư; trung tâm xã. Xác định rõ “Quỹ đất dự kiến phát triển làng xóm, khu dân cư tại chỗ” đến năm 2030 trong phạm vi nghiên cứu. - Đánh giá môi trường chiến lược. Chương VI – Hướng dẫn về rà soát, báo cáo về Quy hoạch chung xây dựng huyện; Trình tự và phương pháp lập điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng xã và lập, thẩm định Quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư; trung tâm xã (Xem Sơ đồ các bước rà soát, báo cáo chung về Quy hoạch chung xây dựng huyện) Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 51 Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 52 6.1. Về các bước rà soát, báo cáo về Quy hoạch chung xây dựng huyện: a) Nội dung yêu cầu: - Thực hiện theo Thông tư số 31/2009/TT-BXD về tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn (cho các vùng miền) và Thông tư số 32/2009/TT/BXD về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia quy hoạch xây dựng nông thôn mới; - Thực hiện theo Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01/3/2017 của Bộ Xây dựng về Ban hành hướng dẫn thực hiện về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn; hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn; - Phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đô thị tại huyện; - Xác định những vấn đề chủ chốt trong mối quan hệ về cơ cấu quy hoạch tổng thể Thành phố, Quy hoạch chung và Quy hoạch phân khu đô thị tại huyện; - Xác định các mục tiêu cơ bản và định hướng quy hoạch - kiến trúc đối với khu vực cải tạo đô thị hoá và khu vực mở rộng đô thị hoá. b) Phương pháp thực hiện: Bước 1: - Thông tin thực địa - Quy hoạch chung – So sánh: - Bản đồ đo đạc địa hình tỷ lệ 1/2000; 1/500. - So sánh các Quy hoạch chung, Quy hoạch phân khu đô thị (được duyệt) và các Dự án đầu tư tại khu vực. - Thuyết minh, xác định rõ: Căn cứ điều chỉnh; Điều kiện điều chỉnh; Nguyên tắc điều chỉnh; Trình tự điều chỉnh; Thẩm quyền và trách nhiệm của các bên liên quan. - Rà soát, đảm bảo quy định pháp luật: Luật Xây dựng (Điều: 35, 36, 37, 38, 39); Luật Quy hoạch đô thị (Điều: 48, 49, 50, 51); Luật số 35/2018/QH14; Văn bản 48/VBHN-VPQH; Nghị định số 72/2019/NĐ-CP,… Bước 2: - Phân tích, xử lý số liệu và bản vẽ : (1) - Mục đích: Thể hiện trên nền Bản đồ định hướng phát triển không gian (tỷ lệ 1/10.000) các vị trí, chức năng dự kiến điều chỉnh, thay đổi so với Quy hoạch chung xây dựng các huyện đã được duyệt, lập Báo cáo để UBND Thành phố xem xét, ra văn bản thống nhất theo đúng thẩm quyền. Trường hợp vượt quá thẩm quyền UBND Thành phố, lập Báo cáo để Bộ Xây dựng xem xét, thống nhất trình Thủ tướng chính phủ. Tích hợp các quy hoạch: Quy hoạch cấp quốc gia; Quy hoạch vùng; Quy hoạch tỉnh (Hà Nội). (2) - Phương pháp tiến hành: a) Cập nhật thông tin bản đồ đo đạc địa hình và các dự án trong khu vực. b) Tích hợp các lớp (layers) thông tin về: o Dân số, lao động, học vấn. o Kế hoạch sử dụng đất đai. o Phát triển kinh tế và việc làm. o Nhà ở (Khu dân cư nông thôn). o Giao thông, bến bãi và sự thông thương. Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 53 o Cơ sở hạ tầng kỹ thuật. o Cơ sở hạ tầng xã hội. o Đặc trưng môi trường tự nhiên. o Cuộc sống xã hội và công trình công cộng. o Di sản văn hoá (đình, đền, chùa, nghề truyền thống),... c) Tổng hợp, phân tích, xác định những vấn đề chủ chốt: o Trong ranh giới quy hoạch, phân chia đất đai thành 2 khu vực đặc trưng (KV.I - Khu vực cải tạo đô thị hoá và KV.II - Khu vực mở rộng đô thị hoá). Phân loại đất đai theo chức năng sử dụng, xác định quy mô dân số tại 2 khu vực đặc trưng đó (Hình ….). o Trong 2 khu vực đặc trưng, phân chia thành các khu vực nhỏ hơn để thuận lợi cho công tác quản lý, phân đợt đầu tư và xác định khu vực chủ đầu tư. o Từ các lớp thông tin sau khi khảo sát tại KV.I và KV.II  tổng hợp, phân tích; o Xác định những vấn đề chủ chốt cần giải quyết về cơ cấu quy hoạch. o Lập báo cáo về mục tiêu, định hướng về quy hoạch - kiến trúc; hoặc dự kiến điều chỉnh, bổ sung (nếu có): Thực hiện bằng thuyết minh, bảng biểu, sơ đồ, bản vẽ. o Lấy ý kiến cộng đồng thông qua các Phiếu điều tra thu thập ý kiến. d) Thể hiện trên nền Bản đồ định hướng phát triển không gian (tỷ lệ 1/10.000) các vị trí, chức năng dự kiến điều chỉnh, thay đổi so với Quy hoạch chung xây dựng các huyện đã được duyệt, lập Báo cáo để UBND Thành phố xem xét, ra văn bản thống nhất theo đúng thẩm quyền. Trường hợp vượt quá thẩm quyền UBND Thành phố, lập Báo cáo để Bộ Xây dựng xem xét, thống nhất trình Thủ tướng chính phủ. < LIÊN NGÀNH PHỐI HỢP GÓP Ý THẨM ĐỊNH > Bước 3: - Lập báo cáo xin chủ trương quy hoạch: UBND Thành phố xem xét, ra văn bản thống nhất theo đúng thẩm quyền. (A) - Trong năm 2020: (1) Đề xuất các điều chỉnh (nếu có) về hạ tầng kinh tế - xã hội; hạ tầng kỹ thuật; dự án phục vụ dân sinh; công trình thiết yếu, GPMB, TĐC,…tại địa phương (để cập nhật vào đồ án QHXD vùng liên huyện, vùng huyện). (2) Đề xuất (song song) lập Nhiệm vụ QHXD vùng liên huyện, vùng huyện. (B) - Sau năm 2020: (3) Lập, thẩm định đồ án QHXD vùng liên huyện, vùng huyện. Bước 4: - UBND huyện tổ chức lập hồ sơ: a) Nội dung yêu cầu: Hồ sơ được lập theo Luật Xây dựng (Điều: 35, 36, 37, 38, 39); Luật Quy hoạch đô thị (Điều: 48, 49, 50, 51); Luật số 35/2018/QH14; Văn bản 48/VBHN-VPQH; Nghị định số 72/2019/NĐ-CP; Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 của Quốc hội: “Quy hoạch nào được lập, thẩm định song trước thì được quyết định hoặc phê duyệt trước. Sau khi quy hoạch được quyết định hoặc phê duyệt, nếu có mâu thuẫn thì quy hoạch cấp thấp hơn phải điều chỉnh theo quy hoạch cấp cao hơn.”. Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 54 b) Phương pháp thực hiện (xác định và cân bằng các nhu cầu phát triển bền vững): - Nghiên cứu hướng tới trạng thái ổn định và phát triển bền vững của đô thị và nông thôn trên cơ sở phát triển đồng bộ giữa Khu vực I và Khu vực II. - Xác định quỹ đất và cơ cấu sử dụng để cân bằng các nhu cầu phát triển của địa phương đến năm 2030. - Đề xuất các Chương trình / Kế hoạch đối với Khu vực I và Khu vực II. - Mô hình sắp xếp từng lớp thể hiện trong cơ cấu quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện, gồm: o Làng xóm (tại KV.I) và các Đơn vị ở mới (tại KV.II); Quỹ đất dự kiến phát triển làng xóm, khu dân cư tại chỗ,… o Các quỹ đất công cộng và khả năng dung nạp: dịch vụ công cộng, trường học, nhà trẻ - mẫu giáo, sân chơi, vườn hoa, bãi đỗ xe; Trung tâm việc làm (cụm công nghiệp, làng nghề, phố nghề),… o Các tuyến hành lang thuộc hệ thống HTKT (mạng lưới giao thông, tuyến phố thương mại dịch vụ, đường làng ngõ xóm, lối vào nhà, các tuyến: điện, cấp nước, thoát nước, thông tin); o Các hệ thống thiên nhiên, cảnh quan, ký ức: Ao, hồ, đầm; Bến – Đê; Công trình văn hóa; Di tích lịch sử; Không gian sinh hoạt cộng đồng,... (Xem sơ đồ trang sau). - Mô hình cấu trúc không gian làng xã (tại KV.I) và Đơn vị ở (tại KV.II). - Xác định cơ cấu sử dụng đất, các chỉ tiêu chính đạt được tại KV.I và KV.II; - Xác định quỹ đất dự kiến phát triển thích ứng với đô thị hóa, cụ thể: Quỹ đất dự kiến phát triển làng xóm, khu dân cư tại chỗ (dành cho nhu cầu phát triển và chuyển đổi cơ cấu lao động tại chỗ tính đến năm 2030), bao gồm: (1) Quỹ đất dự trữ 5% x  Diện tích đất nông nghiệp. (2) Quỹ đất phát triển các cụm công nghiệp tập trung / làng nghề tại huyện. (3) Quỹ đất dự kiến phát triển làng xóm, khu dân cư tại chỗ (phục vụ dãn dân, di dân tái định cư GPMB, công trình lợi ích công cộng, cây xanh - TDTT,...) theo tính toán khoảng 20÷25% diện tích khu dân cư hiện có và đến các trục đường quy hoạch xung quanh. Cơ sở để dự báo quỹ đất dãn dân hàng năm được căn cứ vào Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Tiêu chuẩn thiết kế và các quy định hiện hành trên địa bàn Thành phố. Các trường hợp đầu tư xây dựng mới phục vụ dãn dân, di dân tái định cư GPMB, công trình lợi ích công cộng, cây xanh – thể dục thể thao,...sẽ được xem xét bố trí theo quy hoạch chi tiết được duyệt. Quỹ đất dự kiến phát triển làng xóm, khu dân cư tại chỗ: [ = (1) + (2) + (3)] Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 55 Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 56 *. Lưu ý: Đối tượng thụ hưởng không gian trên Quỹ đất dự kiến phát triển làng xóm, khu dân cư tại chỗ (phục vụ dãn dân, di dân tái định cư GPMB, công trình lợi ích công cộng, cây xanh - TDTT,...) là người dân tại các làng xóm, khu dân cư hiện có. Tuyệt đối không tùy tiện sử dụng vào các nhu cầu dự án khác, đảm bảo phát triển bền vững các khu dân cư trên địa bàn xã về quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan. UBND cấp huyện quản lý quỹ đất này, lập QHCT và kế hoạch sử dụng, trình UBND Thành phố xem xét, quyết định. *. Bổ sung quy định trong các đồ án quy hoạch chi tiết (đã duyệt và đang lập) về quản lý quy hoạch, kiến trúc tại các làng cổ, làng cũ: (1) - Các tuyến giao thông trong làng lát gạch lỗ, gạch thấm để giảm tải tiêu thoát nước đô thị, tốt cho cây trồng và bổ cập nước ngầm tầng nông. (2) - Khuyến khích thiết kế công trình xanh, thân thiện môi trường, sử dụng vật liệu truyền thống. Hạn chế tối đa bê tông hóa trong khu vực làng cổ, làng cũ. (3) - Xác định rõ cấu trúc không gian truyền thống khu vực làng cổ, làng cũ: Các yếu tố cấu thành không gian truyền thống tại các làng xóm đặc trưng, các yếu tố hợp thành ký ức truyền thống có giá trị và cần có giải pháp bảo vệ, ví dụ: Cây đa, giếng nước, đình làng, chùa, đền, miếu, bến nước – triền đê, nhà thờ, nhà tiền đường, không gian sinh hoạt cộng đồng, sân bóng, chợ làng,... (4) - Khuyến khích thiết kế công trình: Xanh, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, sử dụng vật liệu mái truyền thống, công nghệ thông minh hiện đại, thuận lợi trồng & chăm sóc cây xanh theo chiều đứng. Hạn chế tối đa bê tông hóa. (5) - Công trình cổ, cũ: Khuyến khích mô phỏng đặc trưng văn hóa vào thiết kế kiến trúc, tận dụng ánh sáng tự nhiên và chọn thiết bị tiết kiệm năng lượng, dùng vật liệu địa phương khi thiết kế và xây dựng công trình. (6) - Công trình thiết chế công và đường giao thông: Thiết kế đảm bảo tiếp cận phổ cập - universal access (có lối đi cho xe lăn vào công trình và lên xuống vỉa hè, có chỉ báo trên vỉa hè và lối sang đường cho người đi bộ cho người mù dùng gậy), người già và trẻ nhỏ có thể tiếp cận và sử dụng an toàn các công trình đó... Bước 5: - UBND huyện hoàn thiện hồ sơ; Tổ chức lấy ý kiến và cập nhật hồ sơ: o Tổ chức Hội nghị báo cáo, lấy ý kiến về quy hoạch. o Tập hợp các Phiếu ý kiến (Lưu ý: Đảm bảo lấy ý kiến đúng và đủ về các nội dung có đề xuất điều chỉnh so với quy hoạch đã duyệt). o Báo cáo việc tiếp thu ý kiến, giải trình: Chỉnh sửa / Bảo lưu. o Cập nhật (vào) hoặc điều chỉnh (theo) hồ sơ QHXD Vùng liên huyện, vùng huyện. Bước 6: - Hoàn chỉnh hồ sơ, thẩm định, trình duyệt: o Hoàn chỉnh hồ sơ trình duyệt theo quy trình, quy định. o UBND cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ và đồ án trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Quy hoạch – Kiến trúc (cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thuộc UBND Thành phố). Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 57 6.2. Về quy hoạch chi tiết khu chức năng (theo Luật Xây dựng): THÔNG TIN QH - KT SƠ ĐỒ MINH HỌA VỀ TRÌNH TỰ PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH CHI TIẾT KHU CHỨC NĂNG NỘI DUNG YÊU CẦU  Phù hợp quy hoạch Bước   Xác định các vấn đề chủ chốt Bước  Xác định các mục tiêu cơ bản Bước NVQH được duyệt  Nghiên cứu xây dựng các mô hình.  Xác định quỹ đất dự kiến phát triển.  Đề xuất CT. ưu tiên   CHUẨN BỊ THÔNG TIN QUY HOẠCH KHẢO SÁT THỰC ĐỊA - THU THẬP TÀI LIỆU TỔNG HỢP, PHÂN TÍCH -> VẤN ĐỀ -> XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU Đối chiếu - Phản hồi (Lập báo cáo tổng hợp, tiếp thu) Bước  Bước  Bước  TÍNH TOÁN CÂN BẰNG (KHU VỰC I) VÀ (KHU VỰC II) LẬP CHƯƠNG TRÌNH / KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG Đối chiếu - Phản hồi Lập Báo cáo tổng hợp, tiếp thu Hoàn chỉnh Đồ án  Hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.  Hoàn chỉnh các thủ tục xét duyệt [CƠ CHẾ PHỐI HỢP THẨM ĐỊNH] PHƯƠNG PHÁP LẬP TRÌNH TỰ LẬP Bản đồ đo đạc (1/2000; 1/500) Cập nhật Thông tin Phân chia các lớp thông tin Ý kiến cộng đồng dân cư (KHU VỰC I) (KHU VỰC II) XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ CHỦ CHỐT TẠI (KHU VỰC I) VÀ (KHU VỰC II) Xđ - Mô Xđ - Mô Xđ - Cơ Xđ - Quỹ hình cấu hình các cấu sử đất dự kiến trúc lớp sinh dụng đất phát triển không thái Làng - Xã gian KIỂM SOÁT KHU VỰC I (Hướ KIỂM SOÁT KHU VỰC II ẫ (Hướ Ý kiến các ả ạ Sở, Ngành ự Ý kiến CQ địa phương ậ ẫ Ý kiến cộng ự án ĐTXD) đồng dân cư XÁC ĐỊNH DANH MỤC CÁC DỰ ÁN Điều kiện Quy hoạch - Kiến trúc  1/500  1/2000 HỒ SƠ TRÌNH DUYỆT QHC Huyện, Xã Định hướng Kế hoạch Đầu tư 3 năm 5 năm Khu vực Nguồn đầu tư NN. NĐT. NN & ND Đối chiếu - Phản hồi (Xem xét điều chỉnh lại sau 3-5 năm) SỞ QH - KT / UBND. HUYỆN SỞ KẾ SỞ NÔNG SỞ TN SỞ XÂY HOẠCH NGHIỆP & & DỰNG - ĐẦU PHÁT MT TƯ TRIỂN NT Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') TRÌNH U.B.N.D. THÀNH PHỐ XEM XÉT PHÊ DUYỆT 58 *. Yêu cầu: Triển khai theo Thông tư số 12/2016/TT-BXD quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch khu chức năng; Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01/3/2017 hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn; “Bộ tiêu chí khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2020” theo Quyết định số 7314/QĐ-UBND ngày 26/12/2019 của UBND Thành phố. Cụ thể bao gồm 03 Giai đoạn (06 bước triển khai) – Xem Sơ đồ minh họa: a) Giai đoạn I – Tổng hợp thông tin khu vực quy hoạch: b) Giai đoạn II – Lập và hoàn chỉnh Nhiệm vụ quy hoạch: c) Giai đoạn III – Lập và hoàn chỉnh Đồ án quy hoạch: *. Một số lưu ý: - Trên cơ sở đất đai KV.I và KV.II, đề xuất Danh mục các dự án quy hoạch thực hiện trên cơ sở phân chia làng xã thành các khu vực nhỏ hơn với những đặc trưng riêng để lập quy hoạch, xác định các chỉ tiêu quy hoạch - kiến trúc và kinh tế kỹ thuật cụ thể đối với mỗi khu vực nhỏ. o Đề xuất quy chế quản lý kiến trúc, hướng dẫn thiết kế; kiểm soát phát triển đối với mỗi khu vực, dự án. o Xây dựng, ban hành Chương trình / Kế hoạch hành động (VD: Xác định khu vực đầu tư; chức năng sử dụng đất, tầng cao, MĐXD, khoảng lùi, vật liệu, mầu sắc, mái,...) theo từng giai đoạn cụ thể. o Các khu làng xóm (điểm dân cư nông thôn) được xác định là một Dự án đặc biệt tại KV.I phải được Quy hoạch chi tiết ở tỷ lệ 1/500 có bổ sung các hướng dẫn cụ thể, kiểm soát quá trình xây dựng cải tạo công trình hoặc xây dựng mới, hạn chế tối đa tình trạng chia nhỏ lô đất, xây dựng tự phát. Cụ thể: Các lô đất nhà ở trong các khu vực làng xóm được thống kê, phân loại theo vị trí, quy mô diện tích đất và mức độ tiếp cận các tuyến giao thông (chính và nhánh, ngõ) trên cơ sở bản đồ dải thửa để thống nhất quản lý tại địa phương. Nhà ở trong khu vực làng xóm được chia thành 5 loại điển hình sau: + Loại I: Diện tích đất < 50m2. + Loại II: Diện tích đất từ 50m2 đến 100m2. + Loại III: Diện tích đất từ 100m2 đến 150m2. + Loại IV: Diện tích đất từ 150m2 đến 300m2. + Loại V: Diện tích đất > 300m2. - Các trường hợp sang tên, chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, nhà ở dẫn đến việc chia cắt lô đất nhà ở tại các khu vực làng xóm, tuân thủ quy định của Luật đất đai. o Đối với các lô đất nhà ở (từ loại I đến loại II) không được chia nhỏ để sang tên, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. o Đối với các lô đất nhà ở Loại III, IV và V có thể được chia nhỏ nhưng phải đảm bảo diện tích lô đất tối thiểu 60m2 và chiều rộng mặt nhà tối thiểu là 3,0m. Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 59 o Việc đầu tư cải tạo, xây dựng mới công trình nhà ở theo Hướng dẫn thiết kế kiến trúc cảnh quan, kiểm soát xây dựng tại khu vực nông thôn theo định hướng của Luật Kiến trúc năm 2019 (tại Chương VII và các Phụ lục, Sơ đồ kèm theo). Chương VII – Hướng dẫn thiết kế kiến trúc cảnh quan, kiểm soát xây dựng tại khu vực nông thôn, điểm dân cư theo định hướng của Luật Kiến trúc năm 2019 (Chi tiết xem Phụ lục; Sơ đồ; Tài liệu tham khảo) Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 60 C – PHẦN KIẾN NGHỊ 1/. Tài liệu hướng dẫn này để UBND các huyện, thị xã, Phòng Quản lý đô thị, Phòng xây dựng huyện, thị xã tham khảo, áp dụng vào thực tiễn phù hợp với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, với quy định hiện hành và thực tiễn, yêu cầu trong giai đoạn xây dựng nông thôn mới nâng cao tại địa phương. 2/. Tài liệu hướng dẫn này sẽ được tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các Bộ, Sở ngành, UBND các huyện và thị xã (có liên quan) để phát triển mở rộng; hoặc điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm của từng khu vực huyện, thị và phù hợp với định hướng quy hoạch, phát triển của Thủ đô trong các giai đoạn tiếp theo. Trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Quý vị đối với Tài liệu bổ sung hướng dẫn công tác rà soát, đánh giá, đề xuất đối với Quy hoạch xây dựng vùng huyện và Quy hoạch nông thôn (bao gồm: Quy hoạch chung xây dựng xã tỷ lệ 1/5.000; Quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn; trung tâm xã tỷ lệ 1/2.000 - 1/500) tại 18 huyện, thị xã thành phố Hà Nội./. SỞ QUY HOẠCH – KIẾN TRÚC HÀ NỘI TỔ CÔNG NGHIỆP – NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 61 Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 62 PHỤ LỤC 1 – Nội dung công việc và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị kiểm tra, hướng dẫn UBND huyện (Hướng tới các tiêu chuẩn, tiêu chí theo các Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 và số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban thường vụ Quốc hội) (Kèm theo văn bản số:…………./QHKT-TCT ngày …./12/2019 của Sở Quy hoạch – Kiến trúc) ST T Nội dung (1) A 1 1.1 (2) Tiêu chí 1: Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội (tối thiểu đạt 15 điểm, tối đa đạt 20 điểm) Vị trí, chức năng, vai trò (tối thiểu đạt 3,75 điểm, tối đa đạt 5,0 điểm) Tiêu chuẩn / Điều kiện hiện Tiêu chí Cơ quan, đơn vị trạng (Bộ Xây dựng tổ chức (UBND huyện tổ chủ trì thẩm định, đánh giá Đề (Kiểm tra, hướng dẫn) chức thu thập, án phân loại đô thị) tính toán số liệu) (3) (4) (5) Tiêu chuẩn của các tiêu chí phân loại đô thị Bộ Xây dựng Bộ Xây dựng Cơ quan, đơn vị phối hợp (Kiểm tra, hướng dẫn) (6) UBND Thành phố; các Bộ ngành trung ương liên quan UBND Thành phố; các Bộ ngành trung ương liên quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư; UBND Thành phố; các Bộ ngành trung ương liên quan 1.2 Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội (tối thiểu đạt 11,25 điểm, tối đa đạt 15 điểm) Bộ Xây dựng 2 Tiêu chí 2: Quy mô dân số (tối thiểu đạt 6,0 điểm, tối đa đạt 8,0 điểm) - Toàn đô thị: - Khu vực nội thành: Bộ Xây dựng UBND Thành phố; các Bộ ngành trung ương liên quan Sở Quy hoạch – Kiến trúc Sở ngành liên quan, UBND huyện Tiêu chí 3: Mật độ dân số (tối thiểu đạt 4,5 điểm, tối đa đạt 6,0 điểm) 3 - Toàn đô thị: - Khu vực nội thành: 3.000- ≥ 3.500 người/km2 ≥ 12.000-20.000 người/km2 Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 63 4 5 5A 5A .1 Tiêu chí 4: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (tối thiểu đạt 4,5 điểm, tối đa đạt 6,0 điểm) - Toàn đô thị: - Khu vực nội thành: Sở LĐ-TB-XH Sở NN&PTNT; Sở ngành liên quan, UBND huyện Sở Xây dựng Sở ngành liên quan, UBND huyện - 70-75% - 90-95% Tiêu chí 5: Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị (tối thiểu đạt 36 điểm, tối đa đạt 48,0 điểm) Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan khu vực nội thành, nội thị Hạ tầng xã hội 5A .1. 1 Nhà ở - Diện tích sàn nhà ở bình quân - Tỷ lệ nhà ở kiên cố, bán kiên cố 5A .1. 2 Công trình công cộng - Đất dân dụng - Đất xây dựng các công trình dịch vụ công cộng đô thị Đất xây dựng công trình công cộng cấp đơn vị ở - - 26,5-≥ 29 sàn/người - 90-100 % m2 - 54- ≥ 61 m2 /người Sở Quy hoạch – Kiến trúc - 4,0- ≥ 5,0 m2 /người Sở Quy hoạch – Kiến trúc - 1,5- ≥ 2,0 m2 /người Sở Quy hoạch – Kiến trúc - Cơ sở y tế cấp đô thị - 2,4- ≥ 2,8 giường/ 1.000 dân Sở Y tế - Cơ sở giáo dục, đào tạo cấp đô thị - 30- ≥ 40 cơ sở Sở Giáo dục và Đào tạo - Công trình văn hóa cấp đô thị - 14- ≥ 20 công trình Sở VH-TT&DL Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') Sở TNMT và UBND huyện liên quan Sở TNMT, Sở ngành và UBND huyện liên quan Sở TNMT, UBND huyện và Sở ngành liên quan Sở ngành và UBND huyện liên quan Sở ngành và UBND huyện liên quan Sở ngành và UBND huyện liên quan 64 5A .2 5A .2. 1 Công trình thể dục, thể thao cấp đô thị - 10- ≥ 15 công trình Sở VH-TT&DL - Công trình thương mại, dịch vụ cấp đô thị - 14- ≥ 20 công trình Sở Công thương - Cấp quốc gia – quốc tế Sở Giao thông vận tải Sở ngành và UBND huyện liên quan - 10- ≥ 13 km/km2 Sở Giao thông vận tải UBND huyện và Sở ngành, đơn vị liên quan Hạ tầng kỹ thuật Giao thông - - 5A .2. 2 Sở ngành và UBND huyện liên quan Sở ngành và UBND huyện liên quan - Đầu mối giao thông (cảng biển, cảng hàng không, cảng đường thủy nội địa, ga đường sắt, bến xe ô tô) Tỷ lệ đất giao thông so với đất xây dựng Mật độ đường giao thông (tính đến đường có chiều rộng phần xe chạy ≥ 7,5m) - 18-26 % - Diện tích đất giao thông tính trên dân số - 15- ≥ 17 m2/người Sở Giao thông vận tải - Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng - 20- ≥30 % Sở Giao thông vận tải UBND huyện và Sở ngành, đơn vị liên quan UBND huyện và Sở ngành, đơn vị liên quan Cấp điện và chiếu sáng công cộng - Cấp điện sinh hoạt - 1000- ≥1200 Kwh/người/năm Sở Công thương - Tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng - 90-100 % Sở Xây dựng - Tỷ lệ đường khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng - 65- ≥ 90% Sở Xây dựng Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') Đơn vị điện lực và UBND huyện liên quan Đơn vị quản lý, vận hành và UBND huyện Đơn vị quản lý, vận hành và UBND huyện 65 5A .2. 3 5A .2. 4 Cấp nước Cấp nước sinh hoạt - Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch, hợp vệ - 95-100 % sinh - 5A .3. 2 Sở Xây dựng Sở Xây dựng Sở NN&PTNT, Sở Y tế và UBND huyện Sở NN&PTNT, Sở Y tế và UBND huyện Hệ thống viễn thông - 5A .3 5A .3. 1 - 120-≥ 130 lít/người/ngày đêm - Số thuê bao internet (băng rộng cố định và băng rộng di động) Tỷ lệ phủ sóng thông tin di động trên dân số - 25- ≥ 30 số thuê bao internet/100 dân - 95-100 % Sở Thông tin và Truyền Sở Xây dựng và UBND thông huyện liên quan Sở Thông tin và Truyền Sở Xây dựng và UBND thông huyện liên quan Vệ sinh môi trường Hệ thống thoát nước mưa và chống ngập úng - Mật độ đường cống thoát nước chính - 4,5- ≥ 5,0 km/km2 Sở Xây dựng - Tỷ lệ các khu vực ngập úng có giải pháp phòng chống, giảm ngập úng - 20- ≥ 50% Sở Xây dựng UBND huyện và Sở ngành, đơn vị liên quan UBND huyện và Sở ngành, đơn vị liên quan Thu gom, xử lý nước thải, chất thải - Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý, tiêu hủy, chôn lấp an toàn sau xử lý, tiêu hủy - Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy - 50- ≥ 60% chuẩn kỹ thuật - 70- ≥ 85% Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') Sở Xây dựng Sở TN&MT, UBND huyện và Sở ngành, đơn vị liên quan Sở TN&MT, UBND huyện và đơn vị liên quan 66 - Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom - Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý tại khu chôn lấp hợp vệ sinh hoặc tại các nhà máy đốt, nhà máy chế biến rác thải Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý, tiêu hủy, chôn lấp an toàn sau xử lý, tiêu hủy 5A .3. 3 5A .3. 4 5A .4 - 90-100 % Sở Xây dựng - 80- ≥ 90% Sở Xây dựng - 90-100 % Sở Xây dựng Sở TN&MT, UBND huyện và Sở ngành, đơn vị liên quan Sở TN&MT, UBND huyện và Sở ngành, đơn vị liên quan Sở Y tế, UBND huyện và Sở ngành, đơn vị liên quan Nhà tang lễ - Nhà tang lễ - 10- ≥ 15 cơ sở Sở Xây dựng - Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng - 25- ≥ 30 % Sở Xây dựng Sở Y tế, UBND huyện và Sở ngành, đơn vị liên quan Sở Y tế, UBND huyện và Sở ngành, đơn vị liên quan Cây xanh đô thị - Đất cây xanh toàn đô thị - 10- ≥ 15 m /người - Đất cây xanh công cộng khu vực nội thành, nội thị - 6,0- ≥ 7,0 m2/người 2 Sở Xây dựng Sở TN&MT, QH-KT, UBND huyện và Sở ngành, đơn vị liên quan Sở TN&MT, QH-KT, UBND huyện và Sở ngành, đơn vị liên quan Kiến trúc, cảnh quan đô thị - Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị Tỷ lệ tuyến phố văn minh đô thị tính trên tổng số trục phố chính - Đã có quy chế - 50- ≥ 60 % Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') Sở Quy hoạch – Kiến trúc Sở VH-TT&DL UBND huyện và Sở ngành, đơn vị liên quan Sở ngành và UBND huyện liên quan 67 - Số lượng dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị - 6- ≥ 8 dự án Sở Kế hoạch và Đầu tư - Số lượng không gian công cộng của đô thị - 8- ≥ 10 khu Sở Quy hoạch – Kiến trúc - Công trình kiến trúc tiêu biểu - Có công trình cấp quốc gia – cấp tỉnh Sở Quy hoạch – Kiến trúc Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến 5B trúc, cảnh quan khu vực ngoại thành, ngoại thị Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến 5B. trúc, cảnh quan khu vực ngoại thành, ngoại 1 thị 5B. Hạ tầng xã hội 1.1 - Trường học - 60- ≥ 70 % Sở Giáo dục và Đào tạo - Cơ sở vật chất văn hóa - 60- ≥ 70 % Sở VH-TT&DL - Chợ nông thôn - 80- ≥ 90 % Sở Công thương - Nhà ở dân cư - 90- ≥ 95 % Sở Quy hoạch – Kiến trúc Sở QH-KT, XD, VHTT&DL, UBND huyện và Sở ngành, đơn vị liên quan Sở VH-TT&DL, XD, UBND huyện và Sở ngành, đơn vị liên quan Sở VH-TT&DL, XD, UBND huyện và Sở ngành, đơn vị liên quan UBND huyện và đơn vị liên quan UBND huyện và đơn vị liên quan UBND huyện và đơn vị liên quan UBND huyện và đơn vị liên quan Sở ngành, Sở ngành, Sở ngành, Sở ngành, 5B. Hạ tầng kỹ thuật 1.2 - Giao thông - 60- ≥ 70 % Sở Giao thông vận tải - Điện - 90- ≥ 95 % Sở Công thương Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') UBND huyện và Sở ngành, đơn vị liên quan UBND huyện và Sở ngành, đơn vị liên quan 68 5B. Vệ sinh môi trường 3 - Môi trường - 70- ≥ 85 % Sở TN&MT UBND huyện và Sở ngành, đơn vị liên quan 5B. Kiến trúc, cảnh quan 4 UBND huyện và - Quỹ đất nông nghiệp, vùng cảnh quan sinh Sở NN&PTNT - 90-100 % thái được phục hồi, bảo vệ đơn vị liên quan B Các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng áp dụng đối với khu vực dự kiến thành lập phường, quận B1 Các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng áp dụng đối với khu vực dự kiến thành lập phường Đất công trình giáo dục mầm non và phổ UBND huyện và 1 ≥ 2,7 m2/người Sở Giáo dục và Đào tạo thông cơ sở đơn vị liên quan UBND huyện và 2 Trạm y tế (≥ 500 m2/trạm) ≥ 1 trạm/5.000 người Sở Y tế đơn vị liên quan UBND huyện và 3 Sân luyện tập (≥ 3.000 m2) ≥ 0,5 m2/người Sở VH-TT&DL đơn vị liên quan UBND huyện và 4 Chợ hoặc siêu thị ≥ 1 Công trình Sở Công thương đơn vị liên quan UBND huyện và 5 Đất cây xanh sử dụng công cộng ≥ 2 m2/người Sở Xây dựng đơn vị liên quan UBND huyện và 6 Diện tích đất giao thông tỉnh trên dân số ≥ 15 km/km2 Sở Giao thông vận tải đơn vị liên quan UBND huyện và 7 Cấp điện sinh hoạt ≥ 1.000 kwh/người/năm Sở Công thương đơn vị liên quan UBND huyện và 8 Tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng ≥ 95 % Sở Xây dựng đơn vị liên quan Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch, hợp vệ UBND huyện và 9 ≥ 95 % Sở Xây dựng sinh đơn vị liên quan UBND huyện và 10 Mật độ đường cống thoát nước chính ≥ 4,5 km/km2 Sở Xây dựng đơn vị liên quan Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') Sở ngành, Sở ngành, Sở ngành, Sở ngành, Sở ngành, Sở ngành, Sở ngành, Sở ngành, Sở ngành, Sở ngành, Sở ngành, 69 11 Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật ≥ 50 % Sở Xây dựng 12 Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom ≥ 90 % Sở Xây dựng B2 1 Các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng áp dụng đối với khu vực dự kiến thành lập quận Hệ thống công trình hạ tầng xã hội - Tỷ lệ nhà ở kiên cố, bán kiên cố - ≥ 90 % Sở Xây dựng - ≥ 4m2/người Sở Quy hoạch – Kiến trúc - ≥ 1,5m2/người Sở Quy hoạch – Kiến trúc - Cơ sở y tế cấp đô thị - ≥ 2,4 giường/1.000 dân Sở Y tế - Cơ sở giáo dục, đào tạo cấp đô thị - ≥ 3 cơ sở Sở Giáo dục và Đào tạo - Công trình văn hóa cấp đô thị - ≥ 1 công trình Sở VH-TT&DL - Công trình thể dục, thể thao cấp đô thị - ≥ 1 công trình Sở VH-TT&DL - Công trình thương mại, dịch vụ cấp đô thị - ≥ 1 công trình Sở Công thương - Mật độ đường giao thông đô thị - ≥ 10 km/km2 Sở Giao thông vận tải - Tỷ lệ đường đô thị được chiếu sáng - ≥ 95 % Sở Xây dựng - ≥ 65 % Sở Xây dựng - ≥ 95 % Sở Xây dựng - Đất xây dựng các công trình dịch vụ công cộng - Đất xây dựng công trình công cộng cấp đơn vị ở 2 UBND huyện và Sở ngành, đơn vị liên quan UBND huyện và Sở ngành, đơn vị liên quan UBND huyện và đơn vị liên quan UBND huyện và đơn vị liên quan UBND huyện và đơn vị liên quan UBND huyện và đơn vị liên quan UBND huyện và đơn vị liên quan UBND huyện và đơn vị liên quan UBND huyện và đơn vị liên quan UBND huyện và đơn vị liên quan Sở ngành, UBND huyện và đơn vị liên quan UBND huyện và đơn vị liên quan UBND huyện và đơn vị liên quan UBND huyện và đơn vị liên quan Sở ngành, Sở ngành, Sở ngành, Sở ngành, Sở ngành, Sở ngành, Sở ngành, Sở ngành, Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật - Tỷ lệ đường khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng - Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch, hợp vệ sinh Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') Sở ngành, Sở ngành, Sở ngành, 70 3 4 Vệ sinh môi trường - Tỷ lệ các khu vực ngập úng có giải pháp phòng chống, giảm ngập úng - Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật - ≥ 20 % Sở Xây dựng - ≥ 50 % Sở Xây dựng - Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom - ≥ 90 % Sở Xây dựng - Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng - ≥ 25 % Sở Xây dựng - Đất cây xanh công cộng trên địa bàn quận -≥ 6 % Sở Xây dựng Kiến trúc, cảnh quan đô thị - Tỷ lệ tuyến phố văn minh đô thị tính trên tổng số trục phố chính - ≥ 60 % Sở VH-TT&DL - Số lượng dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị - ≥ 2 dự án Sở Kế hoạch và Đầu tư - Số lượng không gian công cộng của đô thị - > 1 khu Sở Quy hoạch – Kiến trúc - Công trình kiến trúc tiêu biểu - Có công trình cấp tỉnh Sở Quy hoạch – Kiến trúc UBND huyện và Sở ngành, đơn vị liên quan Sở TN&MT, UBND huyện và đơn vị liên quan Sở TN&MT, UBND huyện và Sở ngành, đơn vị liên quan Sở Y tế, UBND huyện và Sở ngành, đơn vị liên quan Sở QH-KT, TN&MT, UBND huyện và Sở ngành, đơn vị liên quan UBND huyện và Sở đơn vị liên quan UBND huyện và Sở đơn vị liên quan Sở VH-TT&DL, UBND huyện và Sở đơn vị liên quan Sở VH-TT&DL, UBND huyện và Sở đơn vị liên quan ngành, ngành, XD, ngành, XD, ngành, *. Ghi chú: Phương pháp thu thập, tính toán số liệu theo Phụ lục 3 Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 71 Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 72 PHỤ LỤC 2 – Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại Điểm C, Khoản 1, Điều 59 Luật Quy hoạch (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 02/12/2019 của Chính phủ) (Kèm theo văn bản số:…………./QHKT-TCT ngày …./12/2019 của Sở Quy hoạch – Kiến trúc) TT 1 Tên quy hoạch Quy hoạch phát triển mạng lưới phòng, chống lao và bệnh phổi giai đoạn từ 2011 đến 2020 2 Quy hoạch mạng lưới phòng chống ung thư giai đoạn 2009-2020 3 Quy hoạch mạng lưới các tổ chức pháp y tâm thần đến năm 2020 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Quy hoạch thổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025 Quy hoạch phát triển mạng lưới chuyên ngành da liễu giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Quy hoạch mạng lưới cơ sở cai nghiện ma túy đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 Quy hoạch mạng lưới các Trung tâm dịch vụ việc làm giai đoạn 2016 - 2025 Quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020 Điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, caó đẳng giai đoạn 2006 - 2020 Quy hoạch mạng lưới các Viện, Trung tâm nghiên cứu và Phòng thí nghiệm công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2025 Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ cao đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') Quyết định ban hành Quyết định số 2357/QĐ-BYT ngày 5/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quyết định số 4595/QĐ-BYT ngày 21/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quyết định số 5151/QĐ-BYT ngày 12/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 5656/QĐ-BYT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 18/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 1833/QĐ-TTg ngày 28/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg ngày 26/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 1670/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 792/QĐ-TTg ngày 08/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/05/2015 của Thủ tướng Chính phủ Ghi chú (Cơ quan chủ trì, đầu mối cung cấp thông tin) Sở Y tế Sở Y tế Sở Y tế Sở Xây dựng Sở Y tế Sở LĐ-TB&XH Sở LĐ-TB&XH Sở GD&ĐT Sở GD&ĐT Sở KH&CN Sở KH&CN Sở NN&PTNT 73 13 Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 14 Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Ba Vì giai đoạn 2010-2015 15 Quy hoạch thủy lợi vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 20122020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng 16 Quy hoạch tiêu nước hệ thống sông Nhuệ 17 Quy hoạch thủy lợi cấp, tiêu nước lưu vực sông Đáy giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 18 Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020 19 Quy hoạch xây dựng và phát triển các Khu kinh tế - quốc phòng (KTQP) đến 2020, định hướng đến năm 2035 20 21 22 23 24 25 2 Quy hoạch vị trí khu sơ tán của Bộ, ngành Quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn cả nước giai đoạn 2011-2020 Quy hoạch hệ thống phòng thí nghiệm của các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ trong Quân đội giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2035 Quy hoạch cấp nước 3 vùng vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020 Quy hoạch thoát nước 3 vùng vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020 Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020 Quy hoạch quản lý chất thải rắn lưu vực sông Cầu đến năm 2020 Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') Quyết định số 1976/QĐ-TTg 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 1181/QĐ-BNN-TCLN ngày 06/5/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quyết định số 1554/QĐ-TTg ngày 17/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 937/QĐ-TTg ngày 01/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 5202/QĐ-BNN-TCLL ngày 27/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 13/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 1391/QĐ-TTg ngày 09/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 1998/QĐ-TTg ngày 12/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 2412/QĐ-TTg ngày 19/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ Sở NN&PTNT Sở NN&PTNT Sở NN&PTNT Sở NN&PTNT Sở NN&PTNT Sở NN&PTNT Bộ tư lệnh Thủ đô Bộ tư lệnh Thủ đô Bộ tư lệnh Thủ đô Quyết định số 2588/QĐ-BQP ngày 24/07/2012 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Bộ tư lệnh Thủ đô Quyết định số 1251/QĐ-TTg ngày 12/09/2008 của Thủ tướng Chính phủ Sở Xây dựng Quyết định số 1336/QĐ-TTg ngày 22/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 1440/QĐ-TTg ngày 06/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 2211/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ Sở Xây dựng Sở Xây dựng Sở Xây dựng 74 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020 Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020 Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực dân cư, khu công nghiệp thuộc lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2030 Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực dân cư, khu công nghiệp thuộc lưu vực sông cầu đến năm 2030 Quy hoạch quản lý chất thải rắn lưu vực sông Nhuệ - Đáy đến năm 2030 Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030 Các quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh, tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 01/01/2019 (đang còn hiệu lực) Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2030 Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 20112020 và định hướng đến nam 2030 Quy hoạch thủy điện nhỏ toàn quốc, 13 quy hoạch thủy điện bậc thang các sông và 18 quy hoạch trung tâm điện lực, quy hoạch địa điểm trung tâm điện lực được quy hoạch chi tiết theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc giai đoạn 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (điều chỉnh tại Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016) Quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại cả nước đến 2020, định hướng đến năm 2030 Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') Quyết định số 105/2008/QĐ-TTg ngày 21/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 1065/QĐ-TTg ngày 09/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 152/QĐ-TTg ngày 28/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 681/QĐ-TTg ngày 03/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 228/QĐ-TTg ngày 25/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 223/QĐ-TTg ngày 12/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 1979/QĐ-TTg ngày 14/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 3098/QĐ-BCT ngày 24/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Quyết định số 3454/QĐ-BCN ngày 18/10/2005 và các Quyết định phê duyệt quy hoạch thủy điện bậc thang các sông và quy hoạch trung tâm điện lực của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Quyết định số 8217/QĐ-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Quyết định số 6184/QĐ-BCT ngày 19/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Sở Xây dựng Sở Xây dựng Sở Xây dựng Sở Xây dựng Sở Xây dựng Sở Xây dựng Sở Xây dựng Sở Xây dựng Sở Quy hoạch – Kiến trúc Sở Công thương Sở Công thương Sở Công thương Sở Công thương Sở Công thương Sở Công thương 75 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm hội chợ triển lãm trên địa bàn cả nước đến 2020, định hướng đến năm 2030 03 Quy hoạch phát triển thương mại vùng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL 04 Quy hoạch phát triển công nghiệp các tuyến hành lang kinh tế Lào Cai- Hà Nội - Quảng Ninh đến 2020, tầm nhìn 2025; Quy hoạch phát triển công nghiệp tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đến 2020, tầm nhìn đến năm 2025; Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng-Quảng Ninh đến năm 2020, có xét đến năm 2025; Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại tuyến hành lang KT Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đến năm 2020, có xét đến 2025 Quy hoạch phát triển hệ thống đường ống xăng dầu/địa điểm kho chứa khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp TP. Hà Nội đến năm 2020, có xét đến 2030 Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 Quy hoạch phát triên công nghiệp Vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2025, đến năm 2035 Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp, thương mại dọc tuyến đường Hồ Chí Minh đến năm 2025, có xét đến năm 2035 Quy hoạch phát triển thương mại Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 Quy hoạch điện lực của 63 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2016- 2025, có xét đến năm 2030 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch mạng lưới kho - kho dự trữ nhà nước và cơ sở hạ tầng vận tải đường bộ của Bộ Công an đến năm 2020, định hướng đến 2050 Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') Quyết định số 9428/QĐ-BCT ngày 13/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Quyết định số 272/QĐ-BCT ngày 12/01/2015; số 9762/QĐ-BCT ngày 20/12/2013; số 5078/QĐ-BCT ngày 22/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Quyết định số 7641/QĐ-BCT ngày 12/12/2012; số 989/QĐ-BCT ngày 6/3/2012; số 7052/QĐ-BCT ngày 31/12/2010; số 7052a/QĐ-BCT ngày 31/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Quyết định số 3029/QĐ-BCT ngày 30/03/2015 và Quyết định số 1755/QĐ-BCT ngày 26/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Quyết định số 1292/QĐ-UBND ngày 14/3/2018 của UBND thành phố Hà Nội Quyết định số 6481/QĐ-BCT ngày 26/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Quyết định số 3982/QĐ-BCT ngày 28/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Cồng thương Quyết định số 2931/QĐ-BCT ngày 13/07/2016 của Bộ trưởng Bộ Công thương Quyết định số 450/QĐ-BCT ngày 29/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Công thương 63 Quyết định Quyết định số 3093/QĐ-BCA ngày 03/08/2011 của Bộ trưởng Bộ Công an Sở Công thương Sở Công thương Sở Công thương Sở Công thương Sở Công thương Sở Công thương Sở Công thương Sở Công thương Sở Công thương Sở Công thương Sở Công an 76 53 54 55 56 Quy hoạch phát triển hệ thống y tế Công an nhân dân đến năm 2020 Quy hoạch tổng thể, nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong Công an nhân dân đến năm 2020 Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đường thủy nội địa Việt Nam (điều chỉnh) 57 Quy hoạch chi tiết đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông 58 Quy hoạch chi tiết đường Hồ Chí Minh 59 Quy hoạch chi tiết đường vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội 60 Quy hoạch chi tiết đường vành đai 5 - vùng Thu đô Hà Nội 61 62 63 64 65 66 Các quy hoạch các điểm đầu nối với các quốc lộ của địa bàn từng tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 01/01/2019 Quy hoạch chi tiết đường sắt khu đầu mối TP Hà Nội Quy hoạch chi tiết xây dựng hệ thống giao cắt giữa đường sắt với đường bộ trên mạng đường sắt Việt Nam Các quy hoạch phát triển giao thông vận tải của địa bàn từng tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 01/01/2019 Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đường thủy nội địa Việt Nam (điều chỉnh) Quy hoạch chi tiết hệ thống cảng đường thủy nội địa phía Bắc Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') Quyết định số 4210/QĐ-BCA ngày 22/10/2010 và số 921/QĐ-BCA ngày 22/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Công an Quyết định số 1229/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 1110/QĐ-TTg ngày 17/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 4360/QĐ-BGTVT ngày 10/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quyết định số 140/QĐ-TTg ngày 21/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 15/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 29/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 561/QĐ-TTg ngày 18/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ Chủ tịch UBND cấp tỉnh Quyết định số 1399/QĐ-BGTVT ngày 18/6/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quyết định số 348/QĐ-BGTVT ngày 20/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Chủ tịch UBND cấp tỉnh Quyết định số 1071/QĐ-BGTVT ngày 24/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quyết định số 1112/QĐ-BGTVT ngày 26/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Sở Y tế Sở GD&ĐT Cảnh sát phòng cháy HN Sở Giao thông vận tải Sở Giao thông vận tải Sở Giao thông vận tải Sở Giao thông vận tải Sở Giao thông vận tải Sở Giao thông vận tải Sở Giao thông vận tải Sở Giao thông vận tải Sở Giao thông vận tải Sở Giao thông vận tải Sở Giao thông vận tải 77 67 Quy hoạch chi tiết hệ thống đường ngang nối với đường Hồ Chí Minh 68 Quy hoạch chi tiết hiện đại hóa đường sắt Bắc - Nam 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Quy hoạch phát triển GTVT vùng KTTĐ Bắc Bộ Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Quy hoạch phát triên mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Quy hoạch tổng thể đường Hồ Chí Minh đến năm 2020 Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 Quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và Quảng Ninh trong chương trình hợp tác phát triển hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và Quảng Ninh đến năm 2020 Quy hoạch phát triển hành lang Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh Mộc Bài (tham gia hành lang xuyên Á: Nam Ninh - Singapore) Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 Các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 01/01/2019 Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') Quyết định số 371/QĐ-TTg ngày 3/4/2012 của Thủ Sở Giao thông vận tải tướng Chính phủ Quyết định số 2477/QĐ-BGTVT ngày 9/7/2015 của Sở Giao thông vận tải Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 23/2/2018 của Sở Giao thông vận tải Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 23/11/2015 của Sở Giao thông vận tải Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/2/2013 của Sở Giao thông vận tải Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 1/3/2016 của Thủ Sở Giao thông vận tải tướng Chính phủ Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 15/2/2007 của Sở Giao thông vận tải Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 24/8/2015 của Sở Giao thông vận tải Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 03/2/2016 của Sở Giao thông vận tải Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 23/5/2013 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 25/01/2014 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 98/2008/QĐ-TTg ngày 11/7/2008 Sở Kế hoạch và Đầu tư của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 13/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ Thủ tướng Chính phủ Sở Công thương Sở Kế hoạch và Đầu tư 78 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 Các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 01/01/2019 Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013- 2020, định hướng đến năm 2030 Quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng Việt Nam đến năm 2020 Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn 2030 Quy hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2012-2020 Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục thể thao quoc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch vùng KTTĐ Bắc Bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 Quy hoạch phát thanh truyền hình đối ngoại đến năm 2020 Quy hoạch hệ thống báo chí đối ngoại đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Quy hoạch mạng lưới đại diện của các cơ quan thông tấn báo chí, báo chí Việt Nam ở nước ngoài đến năm 2020 Quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ thông tin tập trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 Các quy hoạch ngành, lĩnh vực tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 01/01/2019, gồm: Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoán sản; quy hoạch tài nguyên nước; quy hoạch bảo vệ môi trường; quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') Chủ tịch UBND cấp tỉnh Sở Kế hoạch và Đầu tư Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 156/2005/QĐ-TTg ngày 23/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 2163/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 1752/QĐ-TTg ngày 30/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 1355/QĐ-TTg ngày 14/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 1209/QĐ-TTg ngày 04/09/2012 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 2434/QĐ-TTg ngày 13/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 1378/QĐ-TTg ngày 12/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 115/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 2407/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sở Thông tin & Truyền thông Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sở Thông tin & Truyền thông Sở Thông tin & Truyền thông Sở Thông tin & Truyền thông Sở Thông tin & Truyền thông Sở Thông tin & Truyền thông Chủ tịch UBND cấp tỉnh Sở Tài nguyên và Môi trường 79 96 97 98 99 100 101 Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030 Các quy hoạch sử dụng đất các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 01/01/2019 Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng Quy hoạch sử dụng đất an ninh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến 2020 và quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 TỔNG CỘNG QUY HOẠCH ĐƯỢC TÍCH HỢP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI: 101/257 Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 12/01/2016 của Sở Tài nguyên và Môi Thủ tướng Chính phủ trường Sở Tài nguyên và Môi Chính phủ trường Bộ Tư lệnh Thủ đô Công an Thành phố Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Sở Công thương Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 2072/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1201/QĐSở Giao thông vận tải BGTVT ngày 11/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải 80 PHỤ LỤC 3 – Các loại hình quy hoạch và phân công trách nhiệm triển khai thực hiện Quyết định số 1398/QĐ/TTg ngày 16/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 01/11/2019 của UBND Thành phố Hà Nội (Kèm theo văn bản số:…………./QHKT-TCT ngày …./12/2019 của Sở Quy hoạch – Kiến trúc) STT 1 2 3 4 4.1 Loại hình quy hoạch Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô (khu vực Bắc sông Hồng và khu vực Đông vành đai IV) Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện Quy hoạch xây dựng vùng huyện Quy hoạch nông thôn Quy hoạch chung xây dựng các xã (tỷ lệ 1/5000) Tổ chức thẩm Tổ chức lập định Giải pháp, kinh phí, kế hoạch (đề cương, báo cáo; (đề cương, báo cáo; hoặc và tiến độ thực hiện hoặc nhiệm vụ, đồ án) nhiệm vụ, đồ án) UBND Thành phố Tài trợ (theo Quy chế quản lý, Hà Nội (UBND tiếp nhận các đồ án quy hoạch Thành phố giao 01 xây dựng - đô thị trên địa bàn đơn vị thuộc thành Thành phố); phố thay mặt hoặc theo hình thức nhà nước Bộ Xây dựng UBND Thành phố đặt hàng; sử dụng từ NSNN là đơn vị tổ chức theo Luật Đầu tư công, Luật lập quy hoạch) – Đấu thầu,... Ban quản lý quy hoạch; hoặc Viện Hoàn thành trước năm 2021 QHXD Hà Nội Cơ quan phê duyệt Cơ quan, đơn vị liên quan Thủ tướng Chính phủ (Thực hiện theo Luật Quy hoạch; Luật số 35/2018/QH14 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật có liên quan đến quy hoạch; Luật Xây dựng; Luật Quy hoạch đô thị (Điều 48, 49, 50, 51) Sở Quy hoạch – Kiến trúc; UBND huyện và các Bộ, Sở ngành, Đơn vị liên quan Không lập đối với các huyện thuộc khu vực đô thị trung tâm; huyện dự kiến thành quận Không lập đối với các huyện thuộc khu vực đô thị trung tâm; huyện dự kiến thành quận UBND huyện Không lập đối với các xã thuộc khu vực đô thị trung tâm; Tập trung quản lý theo các quy hoạch, tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao đối với các xã nằm ngoài khu vực đô thị. Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 81 4.2 5 5.1 5.2 5.3 6 Quy hoạch chi tiết xây dựng các điểm dân cư; trung tâm xã hiện có (tỷ lệ 1/2000; 1/500) Phủ kín đối với các điểm dân cư hiện có tại các huyện dự kiến thành quận. Hoàn thành trước năm 2021 Hoàn thành trước năm 2021 Quy hoạch xây dựng khu chức năng (Xuất hiện trong hồ sơ (Sau khi Điều chỉnh Quy Điều chỉnh Quy hoạch hoạch chung được chấp chung) thuận – Tiến hành song song) Quy hoạch phân khu Năm 2020 rà soát điều chỉnh. Hoàn thành trước năm 2021 Quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực được giao quản lý: Điểm dân cư nông thôn; Trung tâm Xã  (thành Phường) Quy hoạch chi tiết khu vực được giao đầu tư Quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp, làng nghề UBND huyện UBND huyện (trong phạm vi địa giới hành chính do huyện quản lý) UBND huyện tổ chức Hội đồng thẩm định UBND huyện UBND huyện tổ chức Hội đồng thẩm định UBND huyện phê duyệt sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thuộc UBND Thành phố (Sở Quy hoạch – Kiến trúc) Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết nội dung nhiệm vụ và đồ án UBND huyện (khi có đủ điều kiện) Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết nội dung nhiệm vụ và đồ án UBND huyện UBND huyện UBND huyện Năm 2020 rà soát, điều chỉnh. Hoàn thành trước năm 2021 Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') UBND huyện Sở Công thương 82 7 Các quy hoạch ngành, lĩnh vực; quy hoạch mạng lưới; các đề án, kế hoạch,…(khác) trên địa bàn Thành phố. Năm 2020 rà soát, điều chỉnh. Hoàn thành trước năm 2021 Sở, ngành liên quan UBND Thành phố *. Ghi chú: Trường hợp các huyện có vướng mắc hoặc cần thiết theo yêu cầu thực tiễn, Sở Quy hoạch – Kiến trúc sẽ bổ sung, hướng dẫn các huyện cụ thể sau khi tổ chức lấy ý kiến thống nhất của các cơ quan, đơn vị liên quan và Bộ Xây dựng, cụ thể: về quy chế quản lý kiến trúc các điểm dân cư nông thôn (để quản lý đồng bộ về quy hoạch và kiến trúc tại khu vực nông thôn); về quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp; hạ tầng kỹ thuật đầu mối: nghĩa trang, xử lý rác tập trung, cấp nước; khu sinh thái; về điều chỉnh cục bộ quy hoạch nông thôn,...(hiện còn thiếu) đối với các huyện phát triển thành quận và các huyện còn lại trên địa bàn Thành phố. Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 83 Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 84 PHỤ LỤC 4 – Danh mục các quy hoạch ngành, lĩnh vực, mạng lưới trên địa bàn thành phố Hà Nội cần rà soát, báo cáo đề xuất tích hợp vào Quy hoạch tỉnh (Hà Nội) theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 59 Luật Quy hoạch (Kèm theo văn bản số:…………./QHKT-TCT ngày …./12/2019 của Sở Quy hoạch – Kiến trúc) TT 1 2 3 4 5 6 Tên quy hoạch Quyết định ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Điều chỉnh cục bộ QH tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ Phân bổ chỉ tiêu điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 kỳ cuối (20162020) thành phố Hà Nội cho từng đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn Thành phố Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện trên địa bàn Thành phố Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, có xét đến năm 2030 Quy hoạch phát triển nông nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng năm 2030 7 Quy hoạch phát triển thương mại thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 8 Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2012-2020 Điều chỉnh quy hoạch rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn 9 Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') Ghi chú (Cơ quan chủ trì, đầu mối cung cấp thông tin) Sở Kế hoạch và Đầu tư Quyết định số 1823/QĐ-TTg ngày 24/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghị quyết số 65/NQ-CP ngày 25/5/2018 của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016 - 2020) của thành phố Hà Nội; Quyết định số 5234/QĐ-UBND ngày 02/10/2018 của UBND Thành phố Sở TN&MT Các Quyết định của UBND Thành phố Sở TN&MT Quyết định số 1292/QĐ-UBND ngày 14/3/2018 của UBND Thành phố Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND ngày 09/7/2012 của UBND Thành phố Quyết định số 2757/QĐ-UBND ngày 20/6/2012 của UBND Thành phố và Kế hoạch số 117/KH-UBND ngày 24/5/2018 của UBND Thành phố Quyết định số 710/QĐ-UBND ngày 01/02/2013 của UBND Thành phố Quyết định số 2100/QĐ-UBND ngày 29/5/2008 Sở Công thương Sở NN&PTNT Sở Công thương Sở NN&PTNT Sở NN&PTNT 85 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Quy hoạch phát triển chăn nuôi thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Quy hoạch phát triển thủy sản thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Quy hoạch phát triển thủy lợi thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Quy hoạch mạng lưới trường học thành phố Hà Nội đến năm 2020, tâm nhìn đên năm 2030 Quy hoạch phát triển hệ thống y tế thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Quyhoạch phát triển nghề, làng nghề Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Quy hoạch phát triển thể dục thể thao thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố Hà Nội Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Quy hoạch cửa hàng xăng dầu trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2025, có xét đến năm 2030 Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') Quyết định số 2691/QĐ-UBND ngày 18/4/2013 của UBND Thành phố Quyết định số 1835/QĐ-UBND ngày 25/02/2013 của UBND Thành phố Quyết định số 1836/QĐ-UBND ngày 25/02/2013 của UBND Thành phố Quyết định số 4673/QĐ-UBND ngày 18/10/2012 của UBND Thành phố Quyết định số 6109/QĐ-UBND ngày 26/12/2012 của UBND Thành phố Quyết định số 3563/QĐ-UBND ngày 10/6/2013 của UBND Thành phố Quyết định số 3075/QĐ-UBND ngày 12/7/2012 của UBND Thành phố Quyết định số 2813/QĐ-UBND ngày 21/6/2012 của UBND Thành phố Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 02/01/2013 của UBND Thành phố Quyết định số 369/QĐ-UBND ngày 16/01/2014 của UBND Thành phố Các Quyết định số 5146/QĐ-UBND ngày 26/8/2013, số 2193/QĐ-UBND ngày 23/4/2014, số 5003/QĐ-UBND ngày 28/7/2017 của UBND Thành phố Các Quyết định số 5058/QĐ-UBND ngày 05/11/2012, số 4512/QĐ-UBND ngày 22/8/2016 của UBND Thành phố Quyết định số 5059/QĐ-UBND ngày 05/11/2012 của UBND Thành phố Quyết định số 43/QĐ-UBND ngày 03/01/2018 của UBND Thành phố Sở NN&PTNT Sở NN&PTNT Sở NN&PTNT Sở NN&PTNT Sở TT&TT Sở TT&TT Sở GD&ĐT Sở Y tế Sở Kế hoạch và Đầu tư Sở Kế hoạch và Đầu tư Sở NN&PTNT Sở Công thương Sở Công thương Sở Công thương 86 24 25 Quy hoạch chung xây dựng các huyện: 1. Sóc Sơn 2. Mê Linh 3. Đan Phượng 4. Thị xã Sơn Tây 5. Ba Vì 6. Phúc Thọ 7. Thạch Thất 8. Quốc Oai 9. Chương Mỹ 10. Thanh Oai 11. Thường Tín 12. Mỹ Đức 13. Ứng Hòa 14. Phú Xuyên Các quy hoạch ngành, lĩnh vực; quy hoạch mạng lưới; các đề án, kế hoạch,…(khác) trên địa bàn Thành phố. Các Quyết định của UBND Thành phố: 1. 2967/QĐ-UBND ngày 29/6/2015 2. 6694/QĐ-UBND ngày 16/12/2014 3. 5515/QĐ-UBND ngày 20/10/2015 4. 5514/QĐ-UBND ngày 20/10/2015 5. 7077/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 6. 5335/QĐ-UBND ngày 16/10/2014 7. 5785/QĐ-UBND ngày 07/11/2014 8. 6660/QĐ-UBND ngày 03/12/2015 9. 2512/QĐ-UBND ngày 03/6/2015 10. 4464/QĐ-UBND ngày 27/8/2014 11. 5516/QĐ-UBND ngày 20/10/2015 12. 4465/QĐ-UBND ngày 27/8/2014 13. 5326/QĐ-UBND ngày 16/10/2014 14. 5517/QĐ-UBND ngày 20/10/2015 Các quyết định của UBND Thành phố Sở Quy hoạch – Kiến trúc Các sở, ngành liên quan *. Ghi chú: Phụ lục 4 được các Sở ngành, UBND các huyện rà soát, bổ sung trong quá trình triển khai. Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 87 Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 88 PHỤ LỤC 5 – Các bước rà soát, báo cáo về Quy hoạch chung xây dựng huyện được duyệt và lập Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện (LIÊN NGÀNH PHỐI HỢP) Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 89 Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 90 PHỤ LỤC 6 – Tổng hợp số liệu 18 đơn vị cấp huyện về đất đai, dân số hiện trạng và quy hoạch (đến năm 2030) Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 91 Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 92 PHỤ LỤC 7 – Sơ đồ ranh giới hành chính và khu vực 05 huyện phát triển thành quận Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 93 Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 94 PHỤ LỤC 8 – Tỷ lệ diện tích đô thị và nông thôn tại các huyện và 5 huyện phát triển thành quận Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 95 Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 96 PHỤ LỤC 9 – Dân số hiện trạng và quy hoạch tại các huyện và 5 huyện phát triển thành quận Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 97 Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 98 PHỤ LỤC 10 – Dân số khu vực đô thị và nông thôn tại các huyện và 5 huyện phát triển thành quận Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 99 Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 100 PHỤ LỤC 11 – Tổng hợp số liệu về đô thị và nông thôn tại 05 huyện dự kiến phát triển thành quận Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 101 Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 102 SƠ ĐỒ 1 – Đặc điểm không gian vùng đô thị - nông thôn theo vị trí, đặc trưng và giai đoạn đô thị hóa Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 103 Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 104 SƠ ĐỒ 2 – Quá trình hình thành bộ máy quản lý hành chính mới Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 105 Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 106 SƠ ĐỒ 3 – Quy trình hướng dẫn kiểm soát công trình xây dựng trong làng xóm, khu dân cư hiện có Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 107 Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 108 SƠ ĐỒ 4 – Phân loại - Mã số cho các lô đất nhà ở theo vị trí: (A,B,C,D,E) Quy mô cấp đường giao thông / (I, II, III, IV, V) Quy mô diện tích lô đất Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 109 Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 110 SƠ ĐỒ 5 – Quy định chung đối với các lô đất lân cận các công trình đặc trưng Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 111 Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 112 SƠ ĐỒ 6 – Hướng dẫn chi tiết về quy hoạch – kiến trúc đối với nhà ở dân cư Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 113 Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 114 SƠ ĐỒ 7 – Hướng dẫn chi tiết về quy hoạch – kiến trúc đối với nhà ở dân cư Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 115 Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 116 SƠ ĐỒ 8 – Hướng dẫn chi tiết về quy hoạch – kiến trúc đối với nhà ở dân cư Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 117 Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 118 SƠ ĐỒ 9 – Hướng dẫn chi tiết về quy hoạch – kiến trúc đối với nhà ở dân cư xung quanh các Di tích lịch sử văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng (Đình, Đền, Chùa,…) Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 119 Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 120 SƠ ĐỒ 10 – Hướng dẫn chi tiết về quy hoạch – kiến trúc đối với nhà ở dân cư xung quanh các Di tích lịch sử văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng (Đình, Đền, Chùa,…) Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 121 Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 122 SƠ ĐỒ 11 – Hướng dẫn chi tiết về quy hoạch – kiến trúc đối với nhà ở dân cư xung quanh các hồ, ao, mặt nước (bên trong và tiếp giáp các khu, điểm dân cư) Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 123 Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 124 SƠ ĐỒ 12 – Hướng dẫn chi tiết về quy hoạch – kiến trúc đối với nhà ở dân cư có khoảng lùi, sân vườn Windows User (D:\Reserch\Tài liệu-Hướng dẫn quy hoạch nông thôn-2019-LAHONGSON-FIN') 125