Academia.eduAcademia.edu
THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ (Relational Database Designing) Phần II – NGÔN NGỮ TRUY VẤN SQL (Structured Query Language = ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc) Ngôn ngữ truy vấn SQL (p.1) SQL = Structured Query Language • Là ngôn ngữ dùng để truy vấn dữ liệu • Ngôn ngữ = cú pháp (cấu trúc ngữ pháp) + các từ khóa (từ vựng) + hàm lập sẵn. • Là 1 công cụ giao tiếp của Hệ Quản Trị CSDL • Là cầu nối giữa : – Nhà phát triển (Lập trình viên ) và Hệ quản trị CSDL – Người dùng cuối (End-user) và Hệ quản trị CSDL Ngôn ngữ truy vấn SQL (p.2) SQL = Structured Query Language • Ngôn ngữ SQL là một chuẩn chung tương đối giữa các Hệ quản trị CSDL khác nhau. • 1 trong các cú pháp của SQL : SELECT <tên các thuộc tính> FROM <tên các quan hệ> WHERE <điều kiện chọn> … Cú pháp của SQL (p.1) Cú pháp SQL – Kiểu Dữ liệu (data type) • Chuỗi (String) : được đặt trong dấu nháy kép hoặc đơn. – Ví dụ : SELECT * FROM SINHVIEN WHERE MASV = “SV01” dữ liệu chuỗi Cú pháp của SQL (p.2) Cú pháp SQL – Kiểu Dữ liệu (t.t) (data type) • Số (number) – Ví dụ : 1024 ; 4.5 ; … • Ngày tháng (date/time) : được đặt trong cặp dấu #, giữa ngày – tháng – năm là dấu phân cách “-” hoặc “/”, tên tháng có thể là số (112) hoặc viết tắt 3 chữ cái đầu. – Ví dụ : #12/2/2001# ; #1-Jan-94# ; … Cú pháp của SQL (p.3) Cú pháp SQL – Các toán tử số học (Arithmetic Operations) Toán tử + Ý nghĩa Cộng Ví dụ 5+2 #28/08/01# + 4 Kết quả 7 #01/09/01# * / \ ^ Mod Trừ Nhân Chia Chia nguyên Lũy thừa Chia dư #02/09/01# - 3 5*2 5/2 5\2 5^2 5 Mod 2 #30/08/01# 10 2.5 2 25 1 Cú pháp của SQL (p.4) Cú pháp SQL – Các toán tử so sánh (Comparative Operations) Toán tử Ý nghĩa < Nhỏ hơn <= Nhỏ hơn hay bằng > Lớn hơn >= Lớn hơn hay bằng = Bằng nhau <> Khác nhau Ví dụ 3<5 2 <= 5 2>5 2 >= 5 2=5 2 <> 5 Kết quả True True False False False True Cú pháp của SQL (p.5) Cú pháp SQL – Các toán tử luận lý (Logical Operations) Toán tử Ý nghĩa Not Luật phủ định Ví dụ Not (5 > 2) Not (2>5) Kết quả False True And Luật và (5>2) And (2>5) (5>2) And (5>4) False True Or Luật hay (5>2) Or (2>5) (2>5) Or (4>5) True False Cú pháp của SQL (p.6) Ví dụ 1. SELECT FROM WHERE 2. SELECT FROM WHERE HO,TEN SINHVIEN NOT(MASV = ‘SV01’) MASV,HO,TEN SINHVIEN (DIEMTB >= 5) AND (DIEMTB<=6.5) Cú pháp của SQL (p.7) Cú pháp SQL – Các toán tử BETWEEN…AND Cú pháp : value1 Between value2 and value3 Ý nghĩa : trả về True nếu value1 nằm giữa value2 và value3 value2<=value1<=value3 Ví dụ : SELECT * FROM SINHVIEN WHERE DIEMTB BETWEEN 5 AND 6.5 Cú pháp của SQL (p.8) Cú pháp SQL – Các toán tử LIKE Cú pháp : value1 LIKE <khuôn mẫu giá trị> Ý nghĩa : _Trả về các value1 có dạng thức giống như <khuôn mẫu giá trị> Các ký tự đại diện dùng trong khuôn mẫu : * : đại diện cho tất cả ký tự bất kỳ ? : đại diện cho một ký tự bất kỳ # : đại diện cho 1 ký tự số [A1,A2,…] : đại diện cho 1 ký tự thuộc tập {A1, A2, …} [A1 – A2] : đại diện cho 1 ký tự thuộc khoảng ký tự từ A1 đến A2 Cú pháp của SQL (p.9) Các toán tử LIKE – Ví dụ Chọn tất cả các cột có trong quan hệ SELECT * FROM SINHVIEN WHERE TEN LIKE ‘*Hoa’ Ý nghĩa : tìm tất cả sinh viên có từ Hoa trong phần cuối của tên, ví dụ : ‘Ngọc Thoa’, ‘Đào Hoa’, … Cú pháp của SQL (p.10) Các toán tử LIKE – Ví dụ (t.t) SELECT * FROM SINHVIEN WHERE MASV LIKE ‘SV0[1-4]’ Ý nghĩa : tìm tất cả sinh viên có mã sinh viên là SV01, SV02, SV03 hoặc SV04  Toán tử LIKE được sử dụng nhiều trong các truy vấn tìm kiếm dữ liệu Cú pháp của SQL (p.11) Cú pháp SQL – Các hàm lập sẵn Cú pháp chung : <tênHàm>(Danh sách đối số) Hàm IIf Cú pháp : IIf(điều kiện,giá trị 1,giá trị 2) Ý nghĩa : Trả về giá trị 1 nếu điều kiện đúng, ngược lại, trả về giá trị 2. Ví dụ : SELECT * FROM SINHVIEN WHERE DIEMTB >= IIF(GIOITINH=‘Nam’,6.5,6) Cú pháp của SQL (p.12) Hàm Date Cú pháp : Date() Ý nghĩa : Trả về giá trị ngày giờ hiện tại của hệ thống. Ví dụ : SELECT * FROM HOADON WHERE NGAYLAP >= (DATE()-5) Cú pháp của SQL (p.13) Hàm Sum Cú pháp : Sum(<tên thuộc tính>) Ý nghĩa : Trả về tổng của các giá trị tương ứng với <tên thuộc tính> của tất cả các bộ có trong quan hệ thỏa điều kiện WHERE. Ví dụ : SELECT Sum(GIATRI) FROM HOADON WHERE NGAYLAP >= (DATE()-5) Ý nghĩa : Trả về tổng giá trị của các hóa đơn có ngày lập trong vòng 6 ngày gần đây. Cú pháp của SQL (p.14) Hàm Max Cú pháp : Max(<tên thuộc tính>) Ý nghĩa : Trả về giá trị lớn nhất trong các giá trị tương ứng với <tên thuộc tính> của các bộ có trong quan hệ thỏa điều kiện WHERE. Ví dụ : SELECT Max(GIATRI) FROM HOADON WHERE NGAYLAP >= (DATE()-5) Ý nghĩa : Trả về giá trị lớn nhất trong các hóa đơn có ngày lập trong vòng 6 ngày gần đây. Cú pháp của SQL (p.15) Một số hàm khác • Day(<biểu thức ngày>) : trả về chỉ số của ngày trong <biểu thức ngày>. – Ví dụ : Day(#12/2/2005#)  12 • Month(<biểu thức ngày>) : trả về chỉ số của tháng trong <biểu thức ngày>. • Year(<biểu thức ngày>) : trả về chỉ số của năm trong <biểu thức ngày>. • Len(<giá trị chuỗi>) : trả về độ dài của chuỗi Cú pháp của SQL (p.16) Một số hàm khác (t.t) – Ví dụ : SELECT * FROM SINHVIEN WHERE LEN(TEN) > 4 • Chr(<mã ASCII>) : trả về ký tự có mã ASCII tương ứng. • InStr(start,s1,s2) : trả về vị trí của chuỗi s2 trong chuỗi s1 kể từ vị trí start. • LCase(s) : trả về giá trị chuỗi in thường của chuỗi s • UCase(s) : trả về giá trị chuỗi in hoa của chuỗi s Cú pháp của SQL (p.17) Một số hàm khác (t.t) • Left(s,n) : trả về chuỗi gồm n ký tự bên trái của chuỗi s. • Right(s,n) : trả về chuỗi gồm n ký tự bên phải của chuỗi s. • Mid(s,i,n) : trả về chuỗi con của chuỗi s gồm n ký tự kể từ vị trí i. • Nz(v1,v2) : trả về giá trị v1 nếu v1 khác Null, ngược lại trả về giá trị v2. Cú pháp của SQL (p.18) Một số hàm khác (t.t) • Min(<tên thuộc tính>) : trả về giá trị nhỏ nhất trong các giá trị tương ứng với <tên thuộc tính> của các bộ thỏa điều kiện WHERE có trong quan hệ. • Avg(<tên thuộc tính>) : trả về giá trị trung bình cộng của các giá trị tương ứng với <tên thuộc tính> của các bộ thỏa điều kiện WHERE có trong quan hệ. • Count(<tên thuộc tính>) : trả về số lượng các giá trị tương ứng với <tên thuộc tính> của các bộ thỏa điều kiện WHERE và khác Null có trong quan hệ. Các loại truy vấn SQL Các Loại Truy Vấn SQL 1. Truy vấn chọn (Select query) • • Là các truy vấn bắt đầu bằng từ khóa SELECT Trả về 1 giá trị hoặc 1 tập các bộ 1. Truy vấn định nghĩa dữ liệu (Data Definition Query) • • Là các truy vấn bắt đầu bằng từ khóa CREATE, DELETE, INSERT, ALTER, … Sử dụng để tạo,thêm,xóa,sửa các bảng (quan hệ), bộ, ràng buộc, … trong CSDL 1. Truy vấn cập nhật dữ liệu (Data Modification Query) Truy vấn định nghĩa dữ liệu (p.1) Truy vấn định nghĩa dữ liệu – Tạo lược đồ quan hệ Ví dụ 1 : CREATE TABLE SINHVIEN( MASV Text(10) CONSTRAINT k1 PRIMARY KEY, HOTEN Text(30), NGAYSINH Date, MALOP Text(10), DIEMTB Double ) Ghi chú : _ Từ in nghiêng là từ khóa của SQL _ Text, Date, Double, … : các kiểu dữ liệu (của thuộc tính) _ Text(10) : kiểu dữ liệu Text, có độ dài 10 ký tự Truy vấn định nghĩa dữ liệu (p.2) Tạo lược đồ quan hệ (t.t) _ MASV Text(10) CONSTRAINT k1 PRIMARY KEY : Khai báo thuộc tính MASV là khóa chính với quy tắc ràng buộc tên là k1 Ví dụ 2 : CREATE TABLE BANGDIEM( MASV Text(10), MAMH Text(10), DIEM Double, CONSTRAINT k2 PRIMARY KEY (MASV, MAMH) ) Truy vấn định nghĩa dữ liệu (p.3) Thêm,xóa,sửa thuộc tính (cột) Thêm thuộc tính và quan hệ Ví dụ : ALTER TABLE SINHVIEN ADD COLUMN GIOITINH TEXT(10) Sửa kiểu dữ liệu của thuộc tính : ALTER TABLE SINHVIEN ALTER COLUMN GIOITINH BOOLEAN Xóa thuộc tính Ví dụ : ALTER TABLE SINHVIEN DROP COLUMN GIOITINH Truy vấn định nghĩa dữ liệu (p.4) Xóa,thêm các ràng buộc Xóa ràng buộc khóa chính Ví dụ : ALTER TABLE SINHVIEN DROP CONSTRAINT k1 Thêm ràng buộc khóa chính Ví dụ : ALTER TABLE SINHVIEN ADD CONSTRAINT k1 PRIMARY KEY (MASV) Thêm ràng buộc miền giá trị lên thuộc tính Ví dụ : ALTER TABLE SINHVIEN ADD CONSTRAINT k3 CHECK (DIEMTB>=0 AND DIEMTB<=10) Truy vấn chọn dữ liệu (p.1) Truy vấn chọn Ví dụ 1 : Chọn tất cả sinh viên có điểm trung bình >= 6.5 SELECT * FROM SINHVIEN WHERE DIEMTB >= 6.5; Ví dụ 2 : Chọn 10 sinh viên có điểm trung bình cao nhất SELECT TOP 10 FROM SINHVIEN; Ví dụ 3 : Chọn 10% sinh viên có điểm trung bình cao nhất SELECT TOP 10% FROM SINHVIEN; Ví dụ 4 : Chọn có loại bỏ các bộ trùng : chọn các mức điểm khác nhau mà các sinh viên đã đạt được SELECT DISTINCT DIEMTB FROM SINHVIEN; Lưu ý : Dấu ; cho biết đã kết thúc câu lệnh SQL Truy vấn chọn dữ liệu (p.2) Truy vấn chọn từ nhiều bảng Ví dụ 1 : Tìm tất cả các tên học phần mà sinh viên mang mã số SV01 đã đăng ký. SELECT HOCPHAN.TENHP FROM SINHVIEN,DANGKY_HOCPHAN,HOCPHAN WHERE SINHVIEN.MASV = ‘SV01’ AND SINHVIEN.MASV = DANGKY_HOCPHAN.MASV AND DANGKY_HOCPHAN.MAHP = HOCPHAN.MAHP; Lưu ý : FROM Q1,Q2,…,Qn  FROM Q1xQ2x…xQn (Tích Descartes) Truy vấn chọn dữ liệu (p.3) Truy vấn chọn có kết Ví dụ 1 : Tìm tất cả các tên học phần mà sinh viên mang mã số SV01 đã đăng ký. SELECT HOCPHAN.TENHP FROM (SINHVIEN INNER JOIN DANGKY_HOCPHAN ON SINHVIEN.MASV = DANGKY_HOCPHAN.MASV) INNER JOIN HOCPHAN ON DANGKY_HOCPHAN.MAHP = HOCPHAN.MAHP WHERE MASV = ‘SV01’; Lưu ý : Phép kết chính là phép chọn có điều kiện từ tích Descartes. Truy vấn chọn dữ liệu (p.4) Truy vấn chọn có sắp thứ tự kết quả trả về Ví dụ 1 : Tìm tất cả các tên sinh viên đã đăng ký học phần có mã là CSDL, sắp thứ tự kết quả trả về theo tên tăng dần, họ tăng dần và mã sinh viên giảm dần. SELECT MASV,HO,TEN FROM (SINHVIEN INNER JOIN DANGKY_HOCPHAN ON SINHVIEN.MASV = DANGKY_HOCPHAN.MASV WHERE MAHP = ‘CSDL’ ORDER BY TEN ASC, HO ASC, MASV DESC; Lưu ý : Khi thuộc tính giữa các bảng được truy vấn sau từ khóa From không trùng tên thì ta có thể ghi tường minh tên thuộc tính, mà không cần phải ghi : <Tên bảng>.<Tên thuộc tính> Truy vấn chọn dữ liệu (p.5) Truy vấn chọn có sắp các kết quả trả về theo nhóm (group by) Ví dụ 1 : Tìm tất cả các tên sinh viên đã đăng ký học phần ít nhất 3 học phần trở lên. SELECT SINHVIEN.MASV, SINHVIEN.HOTEN FROM DANGKY_HOCPHAN INNER JOIN SINHVIEN ON DANGKY_HOCPHAN.MASV=SINHVIEN.MASV GROUP BY SINHVIEN.MASV,SINHVIEN.HOTEN HAVING COUNT(DANGKY_HOCPHAN.MAHP)>=3 Truy vấn chọn dữ liệu (p.6) Truy vấn chọn lồng nhau (nested/sub query) • Là câu lệnh truy vấn khi mà trong biểu thức điều kiện của WHERE hoặc HAVING là một câu truy vấn khác. Ví dụ : Lấy về thông tin của sinh viên có điểm trung bình cao nhất. SELECT MASV,HOTEN FROM SINHVIEN WHERE DIEMTB >= ALL(SELECT DIEMTB FROM SINHVIEN) Truy vấn chọn dữ liệu (p.7) Các từ khóa trong truy vấn lồng nhau • ANY, SOME : Kết quả các bộ trả về của query cha so sánh với 1 trong (bất kỳ) các bộ của query con. • ALL : Kết quả các bộ trả về của query cha so sánh với tất cả các bộ của query con. • IN : Kết quả các bộ trả về của query cha bằng với 1 trong (bất kỳ) các bộ của query con. • NOT IN : Kết quả các bộ trả về của query cha không bằng với bất kỳ bộ nào của query con. • EXISTS / NOT EXISTS : Kết quả các bộ trả về của query cha được thỏa khi query con có tồn tại ít nhất 1 bộ / không tồn tại bộ nào. Truy vấn chọn dữ liệu (p.8) Truy vấn lồng nhau – Ví dụ Ví dụ : Lấy về thông tin của các sinh viên có đăng ký môn học CSDL. SELECT MASV,HOTEN FROM SINHVIEN WHERE MASV IN (SELECT MASV FROM DANGKY_HOCPHAN WHERE MAHP=‘CSDL’) Truy vấn chọn dữ liệu (p.9) Truy vấn lồng nhau – Ví dụ Ví dụ : Lấy về thông tin của các sinh viên không có đăng ký môn học CSDL. SELECT MASV,HOTEN FROM SINHVIEN WHERE MASV NOT IN (SELECT MASV FROM DANGKY_HOCPHAN WHERE MAHP=‘CSDL’) Truy vấn chọn dữ liệu (p.10) Truy vấn lồng nhau – Ví dụ Ví dụ : Trả về điểm trung bình cộng của các sinh viên nếu như có ít nhất 1 sinh viên có điểm trung bình >= 5. SELECT AVG(DIEMTB) FROM SINHVIEN WHERE EXISTS(SELECT DIEMTB FROM SINHVIEN WHERE DIEMTB>=5) Truy vấn cập nhật dữ liệu (p.1) Truy vấn cập nhật dữ liệu – Cập nhật các bộ Cú pháp : UPDATE <TÊN BẢNG> SET <TÊN THUỘC TÍNH 1> = <GIÁ TRỊ 1>, <TÊN THUỘC TÍNH 2> = <GIÁ TRỊ 2>, … <TÊN THUỘC TÍNH n> = <GIÁ TRỊ n> WHERE <ĐIỀU KIỆN> Truy vấn cập nhật dữ liệu (p.2) Cập nhật các bộ (t.t) Ví dụ : Cộng thêm 1 điểm cho các sinh viên có điểm trung bình >= 4 và <5 UPDATE SINHVIEN SETDIEMTB=DIEMTB+1 WHERE DIEMTB>=4 AND DIEMTB<5 Truy vấn cập nhật dữ liệu (p.3) Xóa các bộ Cú pháp : DELETE FROM <TÊN BẢNG> WHERE <ĐIỀU KIỆN> Ví dụ : Xóa các học sinh không có điểm trung bình DELETE FROM SINHVIEN WHERE DIEMTB = Null Truy vấn cập nhật dữ liệu (p.4) Thêm các bộ vào quan hệ (bảng) Cú pháp : INSERT INTO <TÊN BẢNG>( <TÊNTHUỘC TÍNH1>,<TÊNTHUỘCTÍNH2>,…) VALUES(<GIÁ TRỊ 1>, <GIÁ TRỊ 2>, …) Lưu ý : Các giá trị trong VALUES(…) phải tương ứng với các thuộc tính trong <TÊN BẢNG>(…) Nếu có thuộc tính nào trong lược đồ quan hệ <TÊN BẢNG> không được khai báo trong <TÊN BẢNG>(…) và VALUES(…) thì giá trị của bộ mới được thêm vào ứng với thuộc tính đó sẽ được đặt bằng Null