« Home « Kết quả tìm kiếm

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DI CƯ LAO ĐỘNG QUỐC TẾ


Tóm tắt Xem thử

- XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DI CƯ LAO ĐỘNG QUỐC TẾ 1.
- Xu hướng di cư lao động quốc tế 1.1 Tình hình chung Số lượng LĐ di cư quốc tế tăng nhanh trong những năm gần đây.
- Gần 1/3 từ các nước đang phát triển đến các nước đang phát triển khác.
- Khoảng 1/3 từ các nước đang phát triển đến các nước phát triển.
- Khoảng 1/3 còn lại từ các nước phát triển đến các nước phát triển khác.
- Đáng lưu ý là trong số gần 200 triệu người di cư quốc tế có đến 60% đang sống, làm việc tại các nước có thu nhập cao, trong số đó có 22 nước đang phát triển như Baranh, Brunei, Cata, Kuwait, Các Tiểu Vương quốc Arap thống nhất, Arap Xêut…và gần 20% đang sống và làm việc tại Hoa Kỳ.
- Trong những năm 60, 70 của thế kỷ trước, phần lớn LĐ di cư là từ các nước đang phát triển đến các nước phát triển.
- Thứ hai, di cư quốc tế đã có sự thay đổi lớn về chất, trước đây LĐ di cư phần nhiều là không nghề hoặc tay nghề thấp thì hiện nay gần 1/2 số LĐ di cư ở độ tuổi từ 25 trở lên đến các nước phát triển là LĐ tay nghề cao.
- Điều này thể hiện luật pháp các nước tiếp nhận (nhất là các nước phát triển) đã có sự thay đổi lớn về mặt nhân quyền.
- Mặt khác điều này cũng nói lên nhu cầu thu hút LĐ tay nghề cao ở 1 các nước tiếp nhận ngày càng tăng dẫn đến có sự thay đổi chính sách của các nước này.
- Thứ tư, ngày càng khó phân chia các nước ra thành hai nhóm nước tiếp nhận và nước gửi đi.
- Cùng với xu thế toàn cầu hoá, hiện nay, ở mức độ khác nhau các nước tại một thời điểm đồng thời là nước tiếp nhận và là nước gửi đi.
- Một số nước trước đây là nước gửi đi như Malaixia, Hàn Quốc, Thái Lan nay đã trở thành nước tiếp nhận, hàng năm tiếp nhận hàng trăm ngàn LĐ từ các nước láng giềng.
- Trong nhiều trường hợp lực lượng này còn là đối tượng làm ăn của các quan chức biến chất ở các nước tiếp nhận.
- 1.3 Xu thế phát triển (i) Động lực chủ yếu thúc đẩy phát triển di cư LĐ quốc tế tiếp tục vẫn là chênh lệch thu nhập giữa các nước.Trong thời đại toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, khoảng cách giàu nghèo, chênh lệch mức sống và thu nhập giữa các nước giàu và nước nghèo ngày càng có xu hướng xa ra chứ không thu hẹp lại.
- Cơ hội việc làm, thu nhập cao luôn có sức hút đối với NLĐ ở các nước nghèo.
- Tình trạng này làm tăng lên nhu cầu thu hút LĐ nước ngoài ở một số lĩnh vực và là nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy quá trình sửa đổi chính sách thu hút và sử dụng LĐ nước ngoài tại các nước tiếp nhận.
- Góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế các nước tiếp nhận và vào việc giải quyết việc làm và tăng thu nhập ngoại tệ cho các nước gửi đi.
- 1.4 Đặc điểm luật pháp về di cư lao động quốc tế của một số nước Đặc điểm chung trong hệ thống Luật pháp về di cư LĐ quốc tế của các nước trên thế giới là: (1) Các nước tiếp nhận xây dựng hệ thống luật pháp nhằm thực hiện chính sách thu hút và sử dụng, quản lý LĐ nước ngoài phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của từng thời kỳ, (2) Các nước gửi đi xây dựng luật pháp nhằm thực hiện chính sách đưa người đi làm việc ở nước ngoài, quản lý việc tổ chức tuyển chọn, đưa người đi và bảo vệ NLĐ ở nước ngoài.
- 3 Hệ thống luật pháp của các nước tiếp nhận Luật pháp của các nước tiếp nhận được điều chỉnh liên tục phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu khách quan về thu hút LĐ nước ngoài trong từng giai đoạn.
- Tiếp theo, quá trình phục hồi và phát triển kinh tế nhanh chóng của nhiều nước phương tây sau thế chiến thứ hai đã kéo theo việc mở cửa TTLĐ thu hút LĐ nước ngoài mà chủ yếu là LĐ không nghề và trình độ thấp từ các nước đang phát triển.
- Thời gian này NLĐ di cư chủ yếu từ các nước Thổ Nhĩ kỳ, các nước Arập, Châu phi, Nam Tư các nước Tây Âu, LĐ các nước Nam Mỹ, châu Á sang Mỹ, Canada.
- Trong vài thập kỷ gần đây, quá trình toàn cầu hoá, hội nhập kinh thế thế giới của các nước, sự cơ cấu lại hệ thống sản xuất của các tập đoàn siêu quốc gia cùng với sự thay đổi về lượng và cơ cấu nguồn LĐ tại các nước phát triển đã tạo điều kiện và thúc đẩy dòng di cư LĐ quốc tế phát triển.
- Đặc điểm trong thời kỳ này là nhu cầu tiếp nhận LĐ có nghề, lao động kỹ thuật trình độ cao đều tăng.
- Sự thiếu hụt LĐ có tay nghề cao đã thúc đẩy Chính phủ các nước tiếp nhận LĐ nước ngoài phải thay đổi chính sách thu hút LĐ nước ngoài của nước mình.
- Xu thế chung là luật pháp các nước tiếp nhận ngày càng tự do hóa việc thu hút lao động nước ngoài và ngày càng nhân đạo hơn.
- Các nước tiếp nhận LĐ nước ngoài ngày càng nhận thức được tính nghiêm trọng của LĐ di cư quốc tế bất hợp pháp và từng bước sửa đổi luật pháp cho phù hợp , nới lỏng chính sách tiếp nhận LĐ, kéo dài thời hạn LĐ, chuyển sang chế độ LĐ, thậm chí áp dụng chính sách ân xá đối với LĐ nước ngoài bất hợp pháp.
- Mức độ tự do hóa, dân chủ hóa và nhân đạo hóa ở các nước phát triển phương Tây diễn ra nhanh hơn, sâu hơn các nước tiếp nhận khu vực khác.
- Các nước tiếp nhận càng phát triển, văn mình thì quyền và lợi ích của NLĐ nước ngoài, đặc biệt là NLĐ hợp pháp càng được luật pháp của nước tiếp nhận đảm bảo tốt hơn.
- Tuy nhiên, có một nghịch lý là trong khi luật pháp các nước tiếp nhận ngày càng văn minh, tiến bộ hơn nhưng hầu như có rất ít các nước tiếp nhận ký kết tham gia các công ước quốc tế về quyền NLĐ di cư quốc tế, kể cả công ước của Liên Hiệp quốc và tổ chức ILO.
- Hiện tượng hầu hết các nước phát triển không tham gia vào các Công ước quốc tế quan trọng về bảo vệ quyền lợi của NLĐ di trú chứng tỏ trong một chừng mực nhất định, quan điểm về quyền lợi NLĐ di cư của các nước tiếp nhận và gửi đi còn nhiều điểm 5 khác nhau.
- Đây là một thực tế mà các nước gửi LĐ phải tính đến và chấp nhận trong quá trình xác lập chính sách của mình về vấn đề di cư LĐ quốc tế.
- Hệ thống luật pháp của các nước xuất khẩu lao động Luật pháp về di cư LĐ quốc tế của các nước gửi đi chủ yếu là nhằm đáp ứng yêu cầu về giải quyết việc làm trong nước, tăng thu nhập cho NLĐ và tăng khả năng kiểm soát của Nhà nước đối với các dòng LĐ ra nước ngoài theo các con đường khác nhau, lành mạnh hóa dòng di cư LĐ quốc tế và bảo vệ NLĐ ở nước ngoài.
- Luật 1995 của Philíppin ghi rõ trong lời mở đầu: “Nhà nước thực hiện chủ quyền quốc gia bảo vệ quyền lợi, phẩm giá công dân Philíppin ở trong nước cũng như ở nước ngoài nói chung và người lao động di cư.
- Ở hầu hết các nước gửi đi, NLĐ ra nước ngoài làm việc gồm có hai phương thức chính : tự đi hoặc thông qua tổ chức môi giới.
- Mặc dù vậy, hiệu quả đối với di cư LĐ 6 quốc tế từng nước lại phụ thuộc vào phương thức Chính phủ các nước tổ chức cơ chế giám sát, quản lý và xử lý các vấn đề phát sinh đối với NLĐ.
- Bộ Lao động và Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm thực thi Luật.
- Tổ chức bộ máy quản lý LĐ và trợ giúp NLĐ Philippines tại các cơ quan đại diện ở nước ngoài tại những nơi có đông lao động.
- Bố trí biên chế Tuỳ viên LĐ làm nhiệm vụ nghiên cứu và xúc tiến thị trường lao động (TTLĐ).
- Luật pháp về di cư lao động quốc tế của các nước gửi đi đều có chung những quy định nguyên tắc sau.
- Di cư lao động quốc tế là lĩnh vực đặc thù, nhạy cảm liên quan đến chủ quyền quốc gia, quyền lợi, tính mạng và nhân phẩm của công dân, do đó phải đặt dưới sự quản lý, giám sát đặc biệt của Nhà nước.
- Luật pháp của các nước gửi đi bao gồm cả các quy định điều chỉnh hoạt động tuyển mộ, đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài trái pháp luật, bao gồm: các tổ chức tuyển mộ không có giấy phép, hoạt động lừa đảo, đưa NLĐ đi nước ngoài dưới danh nghĩa tham quan triển lãm, du lịch.
- Các nguồn lực tài chính của Nhà nước hỗ trợ xúc tiến công tác di cư LĐ quốc tế ở các nước được đưa đến tận tay người thụ hưởng là NLĐ chứ không thông qua các tổ chức dịch vụ, môi giới như ở Việt Nam.
- Trong luật pháp của hầu hết các nước khảo cứu vấn đề NLĐ bỏ trốn hầu như không được Nhà nước quan tâm nhiều.
- Trong Luật lao động của Philíppin và Thái Lan, thậm chí của Trung quốc chỉ quy định trong trường hợp đó, NLĐ tự chịu trước pháp luật nước nơi làm việc và các tổ chức dịch vụ môi giới hết trách nhiệm pháp lý đối với NLĐ.
- Tại Philippines và Trung Quốc, giấy phép thực hiện hợp đồng cung ứng lao động là căn cứ để cấp hộ chiếu đi làm việc ở nước ngoài cho người lao động.
- Người lao động Philippines đi làm việc ở nước ngoài có hộ chiếu với số hộ chiếu riêng của lao động.
- Chính cơ chế cấp phép này giúp cho công tác thống kê, quản lý dòng di cư lao động quốc tế được đầy đủ, trong mọi trường hợp, các cơ quan hữu quan đều kiểm soát được tình hình người lao động ở nước ngoài.
- Cơ chế này cũng là công cụ giúp phòng chống việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của các tổ chức tội phạm.
- Xu hướng nhận lao động của một số nước 2.1.
- Xu hướng chung Di cư lao động quốc tế ngày càng cao: Số liệu thống kê của tổ chức Di cư lao động quốc tế (IOM) năm 2000, cả thế giới mới có 150 triệu người di cư (số tiền gửi về là 132 tỷ USD) thì đến năm 2009 đã có 214 triệu người di cư (số tiền gửi về là 414 tỷ USD).
- Một số dòng di cư chủ yếu hiện nay là: (1) Di cư từ một số nước Đông Âu, các nước thuộc Liên bang Xô Viết cũ sang các nước Tây Âu.
- (2) Di cư từ một số nước có xung đột, nội chiến ở châu Phi sang các nước tư bản (Mỹ, Anh, Pháp.
- (3) Di cư từ các nước đang phát triển ở châu Á sang các nước mới phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan.
- do các nước này đang thiếu hụt lao động để tiếp tục phát triển ngành công nghiệp trong nước theo Báo cáo của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Hội thảo 3 bên về quản lý lao động di cư Đông Á tổ chức tại Singapore tháng 5/2007.
- (4) Di cư từ các nước đang phát triển ở châu Á sang các nước Đông Âu do các nước này đang thiếu hụt lao động (vì lao động ở đây đã di cư sang các nước Tây Âu).
- (5) Di cư từ các nước có điều kiện sống thấp hơn vào các nước phát triển, điều kiện sống cao như Australia, Hoa Kỳ, Canada, Anh, Pháp do các nước này đang trải qua giai đoạn dân số già (aging population), thiếu hụt lực lượng lao động có tay nghề như đầu bếp, thợ điện, thợ cơ khí, nhân viên phần mềm v,v,.
- Như vậy, có thể thấy khả năng để LĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (cụ thể là một số nước Đông Âu, các nước mới phát triển, các nước tư bản phát triển) là rất lớn.
- Các yếu tố kéo, hút (pulling factor) lao động đã xuất hiện và sẽ sớm trở nên mạnh mẽ, tác động mạnh tới luồng di cư LĐ từ các nước đang phát triển như Việt Nam đến các quốc gia trong nhóm nêu trên.
- Xu hướng một số thị trường nhận lao động (1) Thị trường Khu vực Đông Bắc Á: Bao gồm các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.
- Hiện có khoảng hơn 150.000 lao động Việt Nam đang làm việc.
- Đặc điểm thị trường lao động khu vực này là: (1) Có nhu cầu về lao động trong nhiều lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, dịch vụ, thuyền viên tàu cá.
- (4) Các dự án đầu tư của những quốc gia trên vào Việt Nam chiếm tỷ trọng cao và vẫn có xu hướng tăng, đã thu hút một số lượng lao động lớn được sử dụng và đào tạo cho các dự án này.
- (5) Phần lớn các đối tác, giới chủ sử dụng lao động đã khá quen thuộc với phương thức làm việc của các Công ty cung ứng lao động Việt Nam cũng như nắm vững các đặc điểm của lao động Việt Nam.
- (6) Mức thu nhập của người lao động tại các thị trường này cao hơn so với các khu vực khác.
- Tuy nhiên, tại các thị trường này, trong thời gian qua, khi triển khai đưa lao động sang làm việc tại đây, chúng ta cũng đã gặp phải một số khó khăn sau: (i) có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các quốc gia cung ứng lao động, đặc biệt là các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Indonesia, đồng thời, thị phần tại đây luôn có xu hướng biến đổi bởi có nhiều quốc gia cung ứng lao động tại các khu vực khác cũng muốn tham gia đưa lao động vào những thị trường ở khu vực này.
- (ii) ngoại trừ Đài Loan và Hàn Quốc đã có luật sử dụng lao động nước ngoài, Nhật Bản hiện tại vẫn tiếp nhận và sử dụng lao động nước ngoài thông qua Chương trình Tu nghiệp sinh, đã tạo ra những hạn chế trong khi quản lý người lao động do sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa tu nghiệp sinh và lao động bản địa.
- (iii) hiện ta vẫn đang phải đối mặt với vấn đề tu nghiệp sinh và lao động bỏ trốn ở những nước thuộc khu vực này, đây chính là nguyên nhận hạn chế việc mở rông thị trường và tăng thị phần tại khu vực này.
- (2) Thị trường Khu vực Đông Nam Á- Thái Bình Dương: Bao gồm các nước Malaysia, Singapore, Brunei, Lào và các đảo Saipan, Palau, American Samoa.
- Hiện nay có khoảng 120.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại khu vực này, tập trung chủ yếu là thị trường Malaysia, Lào với các ngành nghề: xây dựng, công nghiệp, dệt may, dịch vụ.
- Những thị trường thuộc khu vực này có một số thuận lợi cơ bản đối với ta như: (1) nhu cầu lao động thường tập trung vào 2 lĩnh vực mà Việt Nam có nhiều điều kiện đáp ứng là xây dựng, công nghiệp đối với lao động nam và điện tử, dệt, may đối với lao động nữ.
- Tuy nhiên, cũng có những khó khăn nhất định đối với ta khi tiếp cận những thị trường thuộc khu vực này như: (1) thu nhập và điều kiện làm việc của lao động tại 10 những nước thuộc khu vực Đông Nam Á (ngoại trừ Singapore) thường thấp hơn so với những thị trường truyền thống khác đã có lao động Việt Nam làm việc.
- (2) đối với các thị trường thuộc nhóm đảo Thái Bình Dương, do mọi quan hệ chịu sự chi phối điều chỉnh bởi hai luật là luật Hoa Kỳ và luật lãnh thổ, nên vấn đề am hiểu đầy đủ luật pháp ở đây là khó khăn đối với cả người sử dụng lao động, các công ty xuất khẩu lao động Việt Nam và NLĐ.
- Trong những năm qua ta đã đưa được hàng chục nghìn lượt lao động sang làm việc tại thị trường này, vừa qua do tình hình chính trị bất ổn, chiến tranh xảy ra, Việt Nam đã tổ chức kịp thời cho toàn bộ hơn 10.000 lao động đang làm việc tại thị trường này về nước.
- Khi chiến sự kết thúc, thực hiện tái thiết đất nước thì nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài còn kéo dài trong nhiều năm.
- (2) thời tiết khí hậu nhiều vùng nắng nóng đòi hỏi lao động phải có sức khoẻ tốt.
- (3) đây cũng là một quốc gia Hồi giáo, áp dụng luật đạo Hồi có nhiều điều khoản rất nghiêm khắc khi lao động vi phạm.
- Ngoài những thị trường truyền thống như đã đề cập ở trên, thời gian qua, ta cũng đã triển khai tiếp cận, mở thêm các thị trường mới, nhằm đẩy mạnh số lượng lao động Việt Nam được đưa đi làm việc ở nước ngoài như sau: (4) Thị trường các nước vùng Vịnh: là nhóm 6 quốc gia có tiềm năng nhận lao động nước ngoài, trong đó, đặc biệt là Arập Xê út và Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) là hai quốc gia có nhu cầu sử dụng rất nhiều lao động nước ngoài.
- Ngoài ra, các quốc gia khác trong khu vực Vùng Vịnh như Qatar, Oman và Baranh, mặc dù diện tích nhỏ, dân số ít, nhưng do đang trong quá trình phát triển mạnh về kinh tế và cơ sở hạ tầng, nên nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài cũng là tương đối lớn.
- Theo số liệu thống kê năm 2001, tỷ lệ lao động nước ngoài tại Arập Xê út chiếm 50% dân số của nước này (khoảng 6 triệu người), trong khi đó số lượng lao động nước ngoài tại UAE chiếm 89% tổng dân số của nước này (khoảng 2,5 triệu người).
- Tuy nhiên, cũng giống như thị trường Libya, thị trường Arập Xê út và UAE cũng có những khó khăn như đã nêu trên, đặc biệt là lương của người lao động thấp (trung bình chỉ khoảng 200-300USD).
- Hầu hết các quốc gia thuộc khu vực này đều có chế độ gia hạn hợp đồng lao động từng năm đối với công dân nước ngoài.
- Tuy nhiên, việc có quá nhiều lao động đi theo dạng tự do sang một số nước như Liên bang Nga, Cộng hòa Séc làm việc cũng đã làm cho tình trạng người lao động Việt Nam ở những nước này hơi bị lộn xộn thời gian qua, do những lao động đi theo dạng tự do không được tuyển chọn, đào tạo trước khi đi một cách kỹ lưỡng.
- (6) Thị trường một số nước công nghiệp phát triển: bao gồm Hoa Kỳ, các nước Bắc Mỹ, các nước thuộc liên minh châu Âu và châu Úc.
- Đây là những thị trường mới, Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đưa lao động đến khu vực này.
- Hơn nữa, đối với những quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, các nước thuộc EU và Australia, những quy định pháp lý liên quan đến lao động di cư quốc tế, đặc biệt là lao động di cư đến từ những quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam là rất chặt chẽ.
- Tuy nhiên, thời gian qua, Việt Nam cũng tích cực tiếp cận để tìm hiểu khả năng nhận lao động nước ngoài của các nước cũng như các chính sách nhận, sử dụng lao động nước ngoài của họ để có kế hoạch và chương trình đưa lao động ta đến làm việc trong thời gian tới.
- (7) Thị trường lao động trên biển: bao gồm lao động làm việc trên các tàu vận tải, tàu du lịch và các tàu đánh bắt hải sản.
- Thuận lợi: (i) Sự thiếu hụt nhân lực về lực lượng đi biển sẽ vẫn tiếp tục gia tăng đặc biệt tại các nước phát triển.
- 12 (ii) Mức lương của lực lượng đi biển sẽ không có biến động nhiều so với lao động làm việc ở các khu vực khác.
- (iv) Nhu cầu lao động nghề cá (thuyền viên tàu cá) tại các nước có truyền thống tiếp nhận lao động Việt Nam như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản đang gia tăng, phù hợp với ngư dân của ta, đặc biệt là các tỉnh ven biển miền Trung.
- QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 3.1.
- Quan điểm của Đảng và Nhà nước Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến hoạt động XKLĐ, Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 22/9/1998 của Bộ Chính trị khoá VIII đã khẳng định “ Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một hoạt động kinh tế-xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng thu ngoại tệ cho đất nước...Cùng với giải quyết việc làm trong nước là chính thì việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động kỹ thuật cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Báo cáo chính trị Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đề ra phương hướng phát triển thị trường sức lao động trong thời gian tới là: “Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt là XKLĐ đã qua đào tạo nghề, lao động nông nghiệp”.
- Nhà nước cần đầu tư một số trung tâm đào tạo nguồn đảm bảo về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để đào tạo lao động chuẩn bị đi XKLĐ, cung ứng nguồn lao động đáp ứng yêu cầu quốc tế.
- (Tuy chúng ta có nguồn LĐ dồi dào về số lượng những chất lượng lao động còn thấp, việc đổi mới và cải cách giáo dục đào tạo còn chậm, quy mô đào tạo còn nhỏ bé, do đó việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng được coi là một hình thức để góp phần đào tạo và phát triển NNL.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách về XKLĐ, các tiêu chuẩn, điều kiện của từng hợp đồng, từng thị trường để người lao động có thể tiếp cận được nguồn thông tin chính xác.
- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra của cơ quan nhà nước để phòng ngừa và chống các hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật, kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về XKLĐ, nhất là trong các khâu tuyển chọn và đào tạo - bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
- Mục tiêu hoạt động xuất khẩu lao động trong thời gian tới Theo Đề án phát triển thị trường lao động của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, mục tiêu về XKLĐ đến năm 2020 được xác định như sau: 14 - Mục tiêu chung: Phát triển thị trường, mở rộng quy mô, cơ cấu ngành nghề, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế của LĐ Việt Nam trên TTLĐ quốc tế.
- Chất lượng: 100% lao động qua đào tạo nghề