« Home « Kết quả tìm kiếm

Nhân học trên biển


Tóm tắt Xem thử

- Nhân học là gì? PGS.TS.
- Nhân học sinh học ThS.
- Nhân học ngôn ngữ TS.
- Nhân học kinh tế TS.
- Nhân học chính trị PGS.TS.
- Nhân học tôn giáo PGS.
- Nhân học nghi lễ PGS.
- Nhân học tộc người PGS.TS.
- Nhân học giới TS.
- Nhân học ẩm thực PGS.
- Nhân học hình ảnh PGS.TS.
- Nhân học truyền thông ThS.
- Nhân học số TS.
- Nhân học về toàn cầu hóa TS.
- Nhân học nghệ thuật PGS.TS.
- Nhân học du lịch TS.
- Nhân học về di sản TS.
- Nhân học trên biển TS.
- Nhân học phát triển TS.
- Nhân học đô thị PGS.TS.
- Nhân học môi trường TS.
- Nhân học y tế Trần Minh Hằng & Lương Thị Minh Ngọc .
- Nhân học giáo dục TS.
- Lý thuyết trong nhân học văn hóa - xã hội và ngôn ngữ GS.TS.
- Phương pháp nghiên cứu trong nhân học văn hóa - xã hội và ngôn ngữ GS.
- Edyta Roszko Vị trí và vai trò của các đại dương trong lịch sử thế giới và các ngành khoa học xã hội Các đại dương đóng một vai trò quan trọng trong những hệ vũ trụ quan như một không gian nơi sinh khởi đời sống con người (một tường thuật được các khoa học sinh học hậu thuẫn) (DeLoughrey 2007, 20).
- Nghiên cứu nhân học và khảo cổ còn dẫn chứng thêm rằng các nền kinh tế săn bắt, hái lượm, đánh cá đã không chỉ giới hạn ở con người hiện đại xét trên khía cạnh giải phẫu mà ít nhất đã mở rộng về tận thời kỳ người vượn Nean-đéctan, khi họ đã khai thác rộng rãi môi trường vùng duyên hải.
- Ngoài việc là nơi cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của con người, đại dương còn là một vùng kết giao chứ không phải là một rào cản (Gillis 2012, 16).
- Chúng ta biết rất ít về các thủy thủ cổ đại trước thời Cô-lum-bô đã cập bờ định cư quần đảo trên biển Caribê khoảng 4000 năm trước công nguyên (Fitzpatrick 2013).
- Trong kỷ nguyên hiện đại, thời kỳ có tính quy ước bắt đầu với những chuyến đi biển xuyên Đại Tây Dương của người châu Âu, biển và đại dương trở thành những không gian pháp lý, kinh tế, chính trị được định hình bởi các công nghệ vận tải hàng hải.
- Càng về sau, những công nghệ nổi bật này đã gia tăng sự khai thác tài nguyên sinh vật và phi sinh vật từ biển và đáy đại dương.
- 222 Những học giả nhạy cảm về môi trường đã cảnh báo chúng ta rằng “những khái niệm con người là trung tâm (anthropogenic notions) theo kiểu vẽ những đường thẳng rõ ràng như vậy sẽ làm biến dạng tính kết nối xuyên đất liền và biển” (Gillis và do đó duy trì một cách không đúng quan điểm đại dương không thể thay đổi và miễn nhiễm đối với các hoạt động của con người.
- Những quá trình xã hội và môi trường này đang bị xấu đi do các tranh chấp về biển, quân sự hoá, khai khoáng biển sâu và đánh cá bất hợp pháp, tất cả đều biến biển và đại dương từ các vùng của sự kết nối thành những khu vực xung đột.
- Hơn khi nào hết, các nhà nhân học đang xử lý những thách thức đa nguyên này theo hướng kêu gọi sự hiểu biết rõ hơn về các kết nối, động cơ và khuôn mẫu phía sau những hành động của con người và tác động của chúng lên các không gian đại dương.
- Cùng với tầm quan trọng đã và đang gia tăng của biển như một vũ đài kinh tế và địa chính trị cũng như một không gian duy trì sự sống dưới biển (marine life) và các sinh kế trên biển (maritime livelihoods), các ngành khoa học như địa lý nhân văn, quan hệ quốc tế và kể cả nghiên cứu văn chương đang trải qua một “sự chuyển hướng về phía đại dương” chưa từng thấy (DeLoughrey 2019).
- “Trên biển” (maritime) đề cập ở đây liên quan đến các hoạt động vận tải và hàng hải, như đi biển, giao thương hàng hải, cư trú ven biển, thường diễn ra trên mặt biển nhưng dĩ nhiên có liên quan đến đất liền.
- Chỉ đề cập riêng chiều cạnh “trên biển”, từ những năm 1990, các nhà sử học và nhà địa lý nhân văn đã sử dụng đại dương như một đơn vị phân tích để góp phần tìm hiểu về toàn cầu hóa, và sau đó, các nhà địa lý nhân văn đã chuyển trọng tâm nghiên cứu sang những thách thức cấp Phần II.
- Xu hướng nghiên cứu kể từ sau năm 1990 này được nối tiếp bằng một cách tiếp cận mới nhằm khái niệm hoá các đại dương như là những sự giao hòa tự nhiên “mẫn cảm” giữa con người và những gì không thuộc về con người, cuối cùng dẫn tới sự xuất hiện của đại dương như là “một vùng quan trọng của tư duy” thông qua vật chất có tính lỏng và không ổn định của nó (Steinberg 2017).
- Các nhà nhân học đã không đứng ngoài việc khái niệm hoá đại dương như một địa bàn và đối tượng để khám phá khoa học và lý thuyết hoá (ví dụ, xem thêm Helmreich 2009.
- Tuy nhiên, nhân học trên biển với tư cách là một chuyên ngành không chỉ xem xét những sắp xếp văn hoá, kinh tế, chính trị xung quanh biển và đại dương, mà còn nghiên cứu các điều kiện sinh học - vật lý và tác lực của con người, các loài sinh vật và vật thể trong các không gian đại dương, nhưng chưa làm hình thành nên một không gian riêng trong ngành nhân học tương xứng với những gì đang có trong các ngành địa lý nhân văn và quan hệ quốc tế.
- Chương sách này khám phá sự căng thẳng đang diễn ra giữa hai chiều cạnh dưới biển và trên biển của chuyên ngành nhân học trên biển.
- Chương sách hướng đến các xu hướng nghiên cứu trong tương lai của nhân học trên biển và tiềm năng của chuyên ngành này để tạo nên can thiệp vào các cuộc tranh luận lý thuyết xuyên suốt các khoa học xã hội, không phải bất chấp mà bởi vì tiếp cận nghiên cứu định tính có nền tảng dân tộc học và lịch sử của ngành học.
- Thông qua việc tìm hiểu các mối quan tâm có tính cạnh tranh về kinh tế và chính trị trong quản trị đại dương và kiến tạo tri thức đại dương, chuyên ngành nhân học trên biển đang phát triển gần đây có thể đóng góp một cách hiệu quả vào “sự thấu hiểu về đại dương” (ocean literacy) được định nghĩa ngắn gọn trong Sự thấu hiểu về Đại dương cho Mọi người của UNESCO công bố năm 2020 (UNESCO’s (2020) Ocean Literacy for All) như là “một sự hiểu biết về ảnh hưởng của con người lên đại dương và ảnh hưởng của đại dương tới con người”.
- Vì vậy, tôi lập luận rằng nhân học về môi trường dưới biển 224 nên bao hàm cả trọng tâm về những vận động và kết nối của con người cũng như những tương tác của họ với đại dương, dựa trên nhận thức rằng sinh thái học đại dương là một không gian của những can thiệp vị nhân sinh với các quá trình tự nhiên.
- Theo cách này, chương sách cho thấy nhân học trên biển không phải là một ổ sinh thái ở ngoại vi hay ở bên lề mà là một lực quan trọng trong những kết nối toàn cầu và toàn cầu hóa ở cả hiện tại và trong lịch sử.
- Lịch sử phát triển của nhân học trên biển Về mặt lịch sử, nhân học trên biển được định nghĩa là nghiên cứu về các nhóm cư dân và những thực hành đi biển của họ, chủ yếu là việc định cư đánh cá liên quan tới một phần hoặc toàn bộ các sinh kế từ môi trường ven biển (Prieto 2016).
- Chúng ta có thể phát biểu rằng với sự tập trung mạnh mẽ vào khai thác môi trường ven biển, nhân học trên biển đã nổi lên như một chuyên ngành của nhân học để đáp lại sự bất lực của các nghiên cứu tập trung vào đất liền, xét ở góc độ thuật ngữ phân tích, là nhằm nắm bắt được những trải nghiệm của con người có định hướng biển và đi biển.
- Tuy nhiên, nghiên cứu về biển và vị trí, vai trò của nó trong các xã hội ven biển đang còn khá khiêm tốn ngay từ khi nhân học được xác lập là một ngành khoa học.
- Từ góc độ này, biển và đại dương không thể sinh sống (đối với con người) trở thành những khoảng không gian trống rỗng, nằm ngoài các quốc gia, xã hội và lãnh thổ đất liền tĩnh tại (Steinberg 2001).
- Đúng là những tìm tòi nhân học đầu tiên ở bên ngoài châu Âu được thúc đẩy bởi những chuyến hành trình trên biển, nhưng biển và đại dương đã bị loại khỏi những lăng kính của đất liền (ví dụ, Malinowski 1922, 1935.
- CÁC CHUYÊN NGÀNH CỦA PHÂN NGÀNH NHÂN HỌC VĂN HÓA 225 đầu này, sự đam mê có tính lãng mạn của các nhà thám hiểm và dân tộc học Tây phương đối với các nền văn hoá du mục trên biển ở thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX đã song hành với sự hoài niệm về những người bản địa ngây thơ và sự khinh thường đối với “nền văn minh hóa da trắng” hư hỏng (Gaynor 2016, 157).
- Vì vậy, không ngạc nhiên gì khi những các vị tổ nghề, cả nam và nữ, của nhân học trên biển và nhất là nhánh nghiên cứu đại dương, như Bronislaw Malinowski Raymond Firth và Margaret Mead đã tìm cách nắm bắt những người bản địa ngây thơ trong “môi trường tự nhiên.” Để đạt được mục tiêu này, Malinowski đã tiến hành điền dã tại cộng đồng cư dân sống ở quần đảo Triobriand, là cơ sở hình thành công trình chuyên khảo dân tộc học hiện đại đầu tiên xuất bản năm 1922 tựa đề Argonauts of the Western Pacific.
- Bất chấp thực tế những nỗ lực dân tộc chí nêu trên cung cấp những chi tiết về đời sống thường ngày, các mô tả nhân học thuở ban đầu đã chưa đánh giá đúng mức những người đi biển bản địa đối với quá khứ nguyên thuỷ, đóng góp cho quan điểm cho rằng các hải đảo là xa xôi và biệt lập.
- Trong khi những thế hệ các nhà nhân học trên biển tiếp tục được đào tạo theo các chủ đề thuộc trường phái chức năng ở Anh hoặc tại Bắc Mỹ, một số nhà nhân học đã bắt đầu bao quát lịch sử biển, văn hoá vật chất, và sinh thái học văn hóa (Prins 1965.
- Dening quyền lực và tác lực tạo (agency) (Sahlins 1985), hay các mạng lưới (Barnes 1954) trong các nghiên cứu của họ về thân tộc và cấu trúc xã hội.
- Cũng ở giai đoạn phát triển ban đầu này, nhân học trên biển đóng vai trò chủ yếu là một nghiên cứu so sánh giữa các cộng đồng đánh cá và cư dân ven biển, những cư dân có nền văn hoá và tổ chức xã hội được định hình nhờ sự quen thuộc với môi trường biển, từ đó tạo nên sự khác biệt giữa họ với các xã hội có định hướng đất liền, như những cư dân nông nghiệp, săn bắt và hái lượm (Firth 1936, 1946.
- Nói cách khác, điểm nhấn ban đầu vào sự trải nghiệm đơn lẻ và riêng biệt về đời sống ở biển đã dẫn các nhà nhân học kiến tạo chuyên ngành nhân học trên biển chỉ đơn thuần là một điểm đối lập với nhân học “trên cạn”.
- Việc xây dựng nhân học trên biển trở thành một chuyên ngành diễn ra trong thập niên 1970 thông qua sự phát triển của các nhóm nghiên cứu trên biển xuyên Bắc Mỹ và châu Âu và gắn với việc thành lập các tạp chí chuyên ngành như MAST, sau đó được đổi tên thành tạp chí có vị trí quan trọng là Maritime Studies (Nghiên cứu trên Biển) (Pauwelussen 2017, 20).
- Bằng việc đề xuất dân tộc học dưới biển (marine ethnology), đối khi được gọi là nhân học dưới biển (marine anthropology) và được định nghĩa một cách lỏng lẻo là “nghiên cứu về hiện tượng văn hoá, sinh học - văn hoá, sinh học hay thực tiễn liên quan đến các hoạt động của con người có liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với biển”, người giữ vai trò chủ đạo là Asahitarō Nishimura đã hy vọng phác thảo một tiếp cận sinh thái học văn hoá trong nghiên cứu cộng đồng đánh cá (Kishigami and Savelle 2005, 2.
- Nếu nhân học biển theo chiều cạnh thứ nhất (maritime anthropology) quan tâm tới nhiều chủ đề, bao gồm hàng hải, tri thức dân gian, văn hoá ẩm thực biển, thương mại, luật tục liên quan tới đánh cá và quản lý nghề cá và các giá trị tài nguyên, thì dân tộc học dưới biển giới hạn trọng tâm nghiên cứu trong phạm vi hẹp ở môi trường và sự kết nối của nó với sự phát triển của phương tiện và công nghệ đánh bắt và quyền tài sản đối với ngư cụ và các khu đất.
- Nhưng sự gia tăng quan tâm dân tộc học và khoa học nghề cá hiện đại trong ngành công nghiệp đánh bắt mở rộng, vốn nổi bật lên vào giữa những thập niên 1970-1980 đã không giúp cho nhân học dưới biển có “một định nghĩa rõ ràng hơn về vấn đề nghiên cứu của nó cũng như thể hiện rõ các khuynh hướng hiện nay” (Chiaramonte 1975, 365).
- CÁC CHUYÊN NGÀNH CỦA PHÂN NGÀNH NHÂN HỌC VĂN HÓA 227 Đến những năm 2000, nhà nhân học được đào tạo tại Oxford là Akifumi Iwabuchi một lần nữa cố gắng làm sáng tõ nhân học dưới biển chưa là gì.
- Iwabuchi (2012) đề xuất rằng nhân học dưới biển là một chuyên ngành bao gồm cả nhân học trên biển.
- Từ quan điểm này, nhân học dưới biển đại diện cho tiếp cận toàn diện và xuyên ngành hơn vì nó bao quát các chủ đề mới gồm: di sản văn hoá dưới nước, nghệ thuật biển, các di tích tàu đắm và di hài con người từ Chiến tranh Thế giới I và II.
- Dù đạt được sự hợp lệ nhất định ở Nhật Bản, song nhân học dưới biển chưa bao giờ được công nhận toàn cầu là một lĩnh vực tách biệt với nhân học trên biển (Nishimura 1975, 365).
- Tuy nhiên, những gì trở nên rõ ràng trong tiến trình này là dù phát triển nghiên cứu nhân học theo hướng nào, chúng ta đều có thể định danh nó trong loại hình nhân học “không ở trên cạn” (non-terrestrial anthropology) xoay quanh mối quan hệ biện chứng giữa trên biển và dưới biển, trong khi chúng cạnh tranh, chối bỏ hoặc khẳng định lại sự kết nối có tính phân tích và thực nghiệm hoặc sự phân chia trong các cặp nhị nguyên giữa “đất liền - biển” và “tự nhiên - văn hóa”.
- Nhân học nghề cá: sinh kế tự cấp, sự chuyển hướng “quản lý” và tính di động Tài liệu nhân học ngay từ đầu về nghề cá chủ yếu quan tâm đến việc con người đã kiếm sống ra sao nhờ vào sự thích nghi với môi trường ven biển (Firth 1936, 1946.
- Các nhà nhân học đã ghi nhận từ lâu rằng “chiến lược phổ biến nhất của các ngư dân để thích nghi với sự bất định [của môi trường biển] là kết hợp các loại nghề nghiệp hoặc chuyển đổi giữa các kiểu nghề cá đối với sự thay đổi luân hoàn theo năm” (Acheson 1981, 292).
- 228 Trước sự công nghiệp hóa các nghề cá thương mại vào những năm 1970, các nhà nhân học trên biển đã chuyển trọng tâm nghiên cứu của họ từ các nền kinh tế tự cấp sang nghiên cứu quyền đánh cá, quản lý nghề cá và thị trường (chẳng hạn, xem McCay 1978.
- Nhận thức về biển và đại dương như nguồn tài nguyên không bị kiểm soát, tự do cho tất cả, vì thế có nguy cơ bị các nhà kinh tế có tính lạm dụng, ngắn hạn nhìn nhận lĩnh vực nghề cá là một nhu cầu khẩn thiết của giải pháp dựa vào thị trường để đảm bảo sự kiểm soát thích đáng đối với sự tiếp cận, tính bền vững và quản trị (Roberts 2007.
- Trong bối cảnh này, một tiếp cận khác xuất hiện, giúp các nhà nhân học trên biển đưa tầm quan trọng và giá trị của tri thức khoa học xã hội vào quá trình xây dựng chính sách biển.
- Bằng cách tập trung vào quyền tài sản và quản lý tài nguyên hơn là các cộng đồng nghề cá tự lập, các nhà nhân học đã kiến tạo cho mình một chỗ đứng nghề nghiệp quan trọng trong lĩnh vực quản trị, phát triển và điều hành (Pálsson 2015, 229).
- Ở Mỹ, một số nhà nhân học tham gia vào công việc nghề cá của một số cơ quan, như Cơ quan Quốc gia Quản lý Nghề cá dưới Biển (National Marine Fisheries Service), Cơ quan Quản lý Vườn Quốc gia (National Park Service), hoặc Cơ quan Điều hành Khí quyển và Đại dương Quốc gia (National Oceanographic and Atmospheric Administration) (Parades 2012, 179).
- Trong khi các phân tích nhân học và tri thức dân tộc học cho thấy sự Phần II.
- CÁC CHUYÊN NGÀNH CỦA PHÂN NGÀNH NHÂN HỌC VĂN HÓA 229 hữu dụng của chúng trong việc tạo nên các cơ chế thay thế trong sử dụng tài nguyên hoặc giải quyết tranh chấp liên quan tới quyền và sự tiếp cận (Pálsson thì sự chuyển dịch sang quản lý như vậy trong nhân học trên biển tạo nên một sự phê bình ngày một tăng trong chính ngành học, cho rằng hầu hết các tranh luận về những vấn đề dưới biển đã “chủ yếu bị đóng khung qua những lăng kính định hướng chính sách”, coi các cộng đồng ngư dân là đồng nhất và không có sự phân hoá (Campling et al.
- Đồng thời, những đồng môn đi trước của các nhà nhân học trên biển truy vấn ráo riết việc thực hiện các mô hình quản lý nghề cá và tài nguyên thiên nhiên vốn được các nhà khoa học nghiên cứu dưới biển và chuyên gia làm chính sách hậu thuẫn, một thế hệ mới các nhà nhân học đã tiến thêm một bước bằng cách đặt dấu hỏi về chính các mô hình và những chính sách này (Fabinyi, Dressler and Pido 2017).
- Trong khi đó, một nhánh nghiên cứu khác của nhân học trên biển đã tìm kiếm các manh mối về bản chất sự gắn bó của ngư dân với biển và các bản sắc nghề nghiệp địa phương của họ đã được kiến tạo ra sao trong những bối cảnh môi trường và xã hội rộng lớn hơn.
- Chuyển khỏi chủ đề quản lý dưới biển, nhóm các nhà nhân học trên biển này chú ý nhiều hơn đến các hiện tượng như tri thức của ngư dân về biển, các mạng lưới giao thương và những trao đổi văn hóa vốn bị hầu hết nhà nhân học trên biển theo định hướng quản lý bỏ qua (Pálsson 1994.
- Sự kết nối trên biển: hướng tới việc định nghĩa lại các vùng trên thế giới Bắt đầu với công trình của Fernand Braudel (1972) về người Địa Trung Hải như một không gian văn hoá và lịch sử, các sử gia chứ không phải các nhà nhân học đã khái niệm hoá biển như một nhân tố hội nhập 230 và hợp nhất.
- Những người khác mà nổi bật là các tác giả Denys Lombard (2007) và Heather Sutherland (2003) đã tiếp nối lập luận của Braudel để cho chúng ta thấy rằng đại dương có thể là một đơn vị phân tích và là một công cụ phương pháp luận.
- Theo hướng phân tích đó, công trình có sức ảnh hưởng của Braudel thúc đẩy các học giả dịch chuyển trọng tâm nghiên cứu của họ khỏi phạm vi quốc gia để có một quan điểm cấp vùng rộng lớn hơn.
- Khuynh hướng này đã phổ biến đối với các nhà sử học chuyên nghiên cứu về những tương tác giữa In-đô-nêxia với vùng Trung Quốc - Đông Nam Á, và các nhà sử học này bắt đầu làm sáng tỏ tầm quan trọng của các kết nối thương mại trên biển và những mạng lưới trải rộng trong vùng mà Anthony Reid gọi là “Thế giới Malay” (Malay World) (Reid .
- Phá bỏ sự thiên vị đất liền này, các công trình nghiên cứu lịch sử của Li Tana (2006), Charles Wheeler (2006), John Whitmore (2006), Trần Tuyết Nhung, và Anthony Read (2006) đã chú ý đến biên cương trên biển.
- Đi theo hướng này, công trình nghiên cứu dân tộc học của Edyta Roszko năm 2020 từ miền Trung duyên hải Việt Nam đặt các cộng đồng ngư dân và sự tham gia của họ vào Biển Đông trong khuôn khổ một lịch sử lâu đời hơn về đời sống xã hội tại miền đất này của Việt Nam.
- Trong khi chúng ta khen ngợi các chuyên khảo dân tộc học của Nguyễn Duy Thiệu (2002) và Hoàng Bá Thịnh (2006) vì đã hướng sự chú ý tới người Việt sống ven bờ và ngoài biển, một thế hệ mới các nhà nhân học trên biển ở Việt Nam có thể làm nhiều hơn thế bằng cách vượt ra khỏi sự khái niệm hóa Việt Nam theo một hướng duy nhất: hoặc chỉ về đất liền hoặc chỉ về biển.
- Thay vì xem các xã hội ven biển như những người bảo vệ cho một nền văn hóa đánh cá cổ xưa, nhân học trên biển có thể đề xuất một cách thuyết phục nhiều con đường mà người Việt đã hoạt động và hình thành, đã tồn tại xuyên 232 không gian và thời gian.
- Theo cách này, nhân học trên biển có thể đóng góp vào quan điểm cần thiết là đưa tính đa dạng văn hoá, lịch sử và vùng của các cộng đồng ngư dân và ven biển Việt Nam vào nghiên cứu, qua đó cho thấy rõ sự kết nối giữa đất liền và biển.
- Nhân học trên biển theo nghĩa cả dưới biển và toàn cầu Chương sách này cho thấy nhân học trên biển không còn là chủ đề phụ hoặc bị tách biệt mà đã trở thành một lực quan trọng trong các kết nối toàn cầu và toàn cầu hoá, cả trong quá khứ và hiện tại khi mà 95 phần trăm thương mại toàn cầu được vận chuyển trên mặt biển và đại dương, và hơn ba tỷ người ở trên toàn thế giới đang dựa vào các đại dương để tạo thu nhập và cung cấp chất đạm động vật (Steinberg 2001, 21).
- Các công trình và khuynh hướng nghiên cứu nhân học trên biển trình bày ở đây phản ánh một điểm xuất phát từ nhận thức xem đại dương là một khoảng không, một không gian về khoảng cách, một bề mặt cho con người và hàng hóa dịch chuyển, hoặc là một không gian khai thác và bòn rút tài nguyên, tới coi đại dương là một lãnh địa thực sự hòa trộn với con người.
- Hệ quả là, nhân học trên biển chạm tới các chiều cạnh trên biển - dưới biển và tự nhiên - văn hóa và những tương tác tất yếu sản sinh ra những hiệu ứng toàn cầu.
- Khía cạnh xã hội của các không gian biển đưa tôi đến ý cuối cùng, đó là tầm quan trọng của lịch sử trong việc khái niệm hóa đại dương.
- Nhân học trên biển giờ đây không còn bị giới hạn ở quản lý dưới biển hay các xã hội ven biển được địa phương hoá.
- Thay vào đó, nhân học trên biển cần tiếp cận đại dương như một không gian tích hợp, nghĩa là sản phẩm của các quá trình lịch sử ngẫu nhiên, thường bắt đầu từ đất liền nhưng trải ra biển.
- Dường như cặp khái niệm có tính đối lập, như trên biển và dưới biển, hay con người và tự nhiên chưa đủ nắm bắt Phần II.
- Đại dương kiến tạo một lĩnh vực tri thức liên ngành thực thụ đòi hỏi các nhà nhân học trên biển hôm nay phải nhìn nhận các chiều cạnh không gian, thời gian và quy mô mà những khối nước đồ sộ đổ vào bờ biển và trong cửa biển và rồi lại trút ra biển.
- CÁC CHUYÊN NGÀNH CỦA PHÂN NGÀNH NHÂN HỌC VĂN HÓA 239 Về tác giả Edyta Roszko là nhà nghiên cứu cao cấp ở Viện Christian Michelsen tại Bergen, Na Uy.
- Tốt nghiệp Tiến sĩ Nhân học xã hội, bà nghiên cứu về di sản hóa tôn giáo, nghề cá và các tài nguyên đại dương chung ở Biển Đông.
- Dự án nghiên cứu mới “Những ngư dân xuyên đại dương” (Transoceanic Fishers) của bà do Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học châu Âu tài trợ sẽ mở rộng vùng địa lý nghiên cứu ra bên ngoài Việt Nam/ Trung Quốc để bao quát các vùng biển toàn cầu ở Châu Đại Dương, Đông và Tây Phi.
- Lời cảm ơn Chương sách này là bản rút gọn của một chương sách bằng tiếng Anh tựa đề “Nhân học trên biển” sẽ được xuất bản vào tháng 3 năm 2021 trong cuốn Sổ tay về Nhân học văn hoá của Nhà xuất bản SAGE (The SAGE Handbook of Cultural Anthropology), do Lene Pedersen và Lisa Cliggett chủ biên.
- Trong quá trình nghiên cứu và viết chương sách này, tác giả đã nhận được tài trợ của Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học châu Âu (ERC) trong chương trình nghiên cứu và đổi mới “European Union’s Horizon 2020” (Mã dự án No