You are on page 1of 13

Các giai đoạn phát triển của tiếng nhiều tác

nhiều tác giả


Các giai đoạn phát triển của tiếng Việt
MỘT VÀI VẤN ĐỀ CHUNG KHI THEO DÕI LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TIẾNG VIỆT

0.1. Khi quan sát lịch sử phát triển của tiếng Việt, chúng ta chỉ có thể quan sát sự phát triển của nó từ
giai đoạn nó tách ra khỏi nhánh ngôn ngữ Mon-Khmer để tạo thành nhóm Việt-Mường riêng rẽ. Vì
thế, khi nói đến quá trình phát triển của tiếng Việt, về thực chất, chính chúng ta cũng nói về lịch sử
phát triển của nhóm Việt-Mường.
0.2. Khác với các ngôn ngữ khác, tiếng Việt có văn tự để ghi chép rất muộn, cho nên các tri thức về
tiếng Việt càng cổ xưa thì càng phải dựa vào ngôn ngữ họ hàng chứ không phải bản thân tiếng Việt.
Do đó, việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt chính xác đến mức độ nào là tuỳ thuộc vào sự hiểu biết vào

các ngôn ngữ trong nhóm Việt-Mường.


0.3. Về việc xác định giai đoạn và mốc nghiên cứu
Sự phân định giai đoạn phát triển của tiếng Việt bao giờ cũng phải dựa vào những mốc cụ thể. Tuy
nhiên những mốc này là những mốc trong quá khứ nên không mang tính xác định. Vì vậy, lịch sử
phát triển của nó chỉ được tính bằng những hiện tượng biến đổi trong lịch sử của ngôn ngữ.
Để có thể phân định được mốc phát triển của tiếng Việt, trong nghiên cứu lịch sử, người ta phải dùng
đồng thời nhiều dấu hiệu khác nhau. Việc chỉ dùng một dấu hiệu để phân định một mốc phát triển
đôi khi chưa phản ánh hết tình hình thực tế phát triển của ngôn ngữ.
0.4. Chặng đường phát triển 3000 năm của tiếng Việt với hai thời kì khác biệt
0.4.a. Thời kì đầu
Thời kì này chiếm 2/3 thời gian phát triển. Lịch sử tiếng Việt trong thời kì này chính là lịch sử các
ngôn ngữ Việt-Mường. Ở thời kì này, những biến đổi của tiếng Việt cũng chính là những biến đổi
được ghi lại trong dấu ấn của các ngôn ngữ thuộc nhóm Việt-Mường hiện nay. Và chính điều đó đã lí
giải vì sao khi tiến hành nghiên cứu lịch sử tiếng Việt người ta lại phải tiến hiến hành nghiên cứu
những vấn đề ngôn ngữ của các ngôn ngữ Việt-Mường hiện nay.
0.4.b. Thời kì sau
Trong khoảng thời gian còn lại, tiếng Việt đã phát triển theo con đường của riêng nó và những biến
đổi về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp chỉ tác động ở riêng tiếng Việt mà không liên quan gì đến các
ngôn ngữ Việt-Mường khác.
Chính vì thế, khi nghiên cứu lịch sử tiếng Việt, đúng theo nghĩa của nó, sẽ là lịch sử phát triển từ giai
đoạn tiền Việt-Mường cho đến tiếng Việt hiện đại hiện nay
nhiều tác giả
Các giai đoạn phát triển của tiếng nhiều tác
Các giai đoạn phát triển của tiếng Việt

1. GIAI ĐOẠN MON-KHMER

1.1. Thời gian tương đối


Đây là giai đoạn tiếng Việt đang nằm trong khối các ngôn ngữ Mon-Khmer ước chừng quãng
4000 năm trở về trước.
Đây cũng là quãng thời gian tiếng Việt cũng như các ngôn ngữ khác của nhóm Mon-Khmer chưa
có dấu hiệu phân biệt gì khác với các ngôn ngữ Mon-Khmer.
1.2. Về đặc điểm ngôn ngữ

Có thể nói, vào thời điểm này, tiếng Việt cũng như các ngôn ngữ Việt-Mường hiện nay là các ngôn
ngữ chưa có thanh điệu. Trong vốn từ vựng của nó, cư dân vẫn đồng thời dùng cả từ đơn tiết lẫn
những từ đa tiết. Để cấu tạo từ mới, các ngôn ngữ Mon-khmer dùng cả biện pháp láy lẫn biện pháp
phụ tố.
Ở giai đoạn này, hầu như các ngôn ngữ Mon-Khmer chưa có sự tiếp xúc với tiếng Hán và cũng rất
có thể là các ngôn ngữ Mon-Khmer chưa có sự tiếp xúc với tiếng Phạn. Nói một cách khác, vào thời
điểm lúc bấy giờ, môi trường ngôn ngữ Nam Á đang ở trong tình trạng gần như thuần khiết.

nhiều tác giả

Các giai đoạn phát triển của tiếng Việt

2. GIAI ĐOẠN TIỀN VIỆT-MƯỜNG

2.1. Về tên gọi


Tiền ngôn ngữ là một khái niệm dùng để chỉ ngôn ngữ gốc của các ngôn ngữ hiện tại. Cách gọi tiền
Việt-Mường có nghĩa đây là ngôn ngữ được coi là ngôn ngữ cơ sở hay là ngôn ngữ chung cho cả
nhóm ngôn ngữ Việt-Mường (thuộc nhánh Mon-Khmer), trong đó tiếng Việt là một ngôn ngữ thành
viên.
Như vậy, để xác định lịch sử phát triển của tiếng Việt hay của một ngôn ngữ Việt-Mường khác, các
nhà nghiên cứu thường bắt đầu từ thời điểm này, tức là thời điểm tiền Việt-Mường.
2.2. Về thời gian tương đối của giai đoạn tiền Việt-Mường
Theo kết quả nghiên cứu hiện nay, người ta ước lượng giai đoạn tiền Việt-Mường của tiếng Việt là
tiếng nói sau giai đoạn Mon-Khmer và kéo dài cho đến thế kỉ thứ nhất và thứ hai sau công nguyên.
Do đó, quãng thời gian tương đối mà người ta nói đến của giai đoạn Việt-Mường là ít nhất vào
khoảng trên 2000 năm. Nếu đứng trên bình diện văn hoá, đây là giai đoạn tương ứng với giai đoạn
văn hoá Đông Sơn, văn minh sông Hồng, đặc biệt là văn minh lúa nước và đây cũng là giai đoạn
Các giai đoạn phát triển của tiếng nhiều tác
phát triển rực rỡ của đồ đồng và bắt đầu có sự xuất hiện của đồ sắt. Còn về mặt nhà nước, đây là giai
đoạn tương ứng với thời kì Hùng Vương – Nhà nước đầu tiên của người Việt. Có thể nói sự xuất
hiện của nhà nước và sự phát triển của nền văn minh lúa nước đã có những ảnh hưởng quan trọng
trong việc phát triển tiếng Việt cũng như củng cố vị trí của nó trong cộng đồng cư dân Việt.
2.3. Những đặc điểm về ngôn ngữ
Tiếng Việt ở giai đoạn tiền Việt-Mường tuy là một ngôn ngữ thống nhất nhưng tự bản thân nó đã có
sự phân biệt. Tuy nhiên, sự phân biệt này chỉ mang tính chất phương ngữ mà thôi.

Sự khác nhau có tính phương ngữ này là cơ sở để về sau hình thành các ngôn ngữ khác nhau trong
nhóm Việt-Mường. Như vậy, các ngôn ngữ khác nhau trong nhóm Việt-Mường chính là hệ quả của
sự khác nhau ban đầu này và do yếu tố địa lí chi phối.
Ở giai đoạn tiền Việt-Mường, tiếng Việt vẫn là một ngôn ngữ chưa có thanh điệu. Bởi vì vừa tách
khỏi nhánh Mon-Khmer nên tiếng tiền Việt-Mường vẫn còn lưu giữ đặc điểm không có thanh điệu
của các ngôn ngữ Mon-Khmer thuộc họ Nam Á. Và cho đến hiện nay, tiếng Arem trong nhóm Việt-
Mường hiện tại cũng là một ngôn ngữ không có thanh điệu.
Ở thời kì tiền Việt-Mường, tiếng Việt là một ngôn ngữ mà vốn từ vựng của nó về cơ bản là thuần
Mon-Khmer và nó đã có ít nhiều tiếp xúc với các ngôn ngữ thuộc họ Nam Đảo và Thái-Kadai. Riêng
đối với họ Hán-Tạng thì các ngôn ngữ tiền Việt-Mường dường như chưa có sự tiếp xúc.
Do hai khả năng vừa phân tích trên, nhiều nhà nghiên cứu dự đoán ở giai đoạn tiền Việt-Mường,
tiếng Việt vẫn còn sử dụng phương thức phụ tố trong cấu tạo từ để tạo thành từ mới. Điều đó chứng
tỏ tiếng tiền Việt-Mường còn lưu giữ đầy đủ đặc điểm của Mon-Khmer. Sự phân biệt giữa tiếng tiền
Việt-Mường với các ngôn ngữ Mon-Khmer có chăng chỉ là sự ảnh hưởng của các ngôn ngữ Thái. Vì
vậy, có thể nói, các ngôn ngữ Thái là tác nhân làm cho khối Mon-Khmer tách riêng ra một nhóm ở
phía đông của nhánh và đó là tiền thân của tiền Việt-Mường.
2.4. Những dự đoán về mặt văn hoá liên quan đến nhóm Việt-Mường
Các nhà nghiên cứu về lịch sử ngôn ngữ cũng như lịch sử văn hoá thường đồng nhất tiếng Việt ở giai
đoạn tiền Việt-Mường trong lịch sử tiếng Việt như là một ngôn ngữ dùng chung cho nhà nước Văn
Lang của thời kì Hùng Vương. Tuy nhiên, chứng cứ để chứng minh cho sự tồn tại của ngôn ngữ
thống nhất này, vì tính chất quá cổ xưa của lịch sử, không còn được giữ lại. Người ta chỉ có thể nhận
biết điều này nhờ 2 hệ quả như sau:
- Ở giai đoạn lịch sử về sau, tiếng Việt với tư cách là một ngôn ngữ đã bị một ngôn ngữ khác đặt vào
vị thế bị đồng hoá và thời gian ở vị thế ấy kéo dài hàng nghìn năm. Tuy nhiên, khi lịch sử không duy
trì điều kiện bị đồng hoá đó, ngay lập tức tiếng Việt trở thành một ngôn ngữ thống nhất trong toàn
dân. Chính việc tiếng Việt trở thành một ngôn ngữ thống nhất sau khi môi trường bị đồng hoá mất đi
đã chứng tỏ ở giai đoạn tiền Việt-Mường tiếng Việt đã là một ngôn ngữ phát triển khá bền vững
- Khi chúng ta nói tiếng Việt ở giai đoạn tiền Việt-Mường là một ngôn ngữ thống nhất như vậy cũng
có nghĩa là chúng ta nói tới tất cả các ngôn ngữ trong nhóm Việt-Mường hiện nay mà không có sự
Các giai đoạn phát triển của tiếng nhiều tác
phân biệt như ở giai đoạn hiện tại: phân biệt giữa tiếng Việt với tiếng Mường; Mường - Cuối; Cuối -
Arem; Rục - Sách;...
Trong nghiên cứu lịch sử tiếng Việt, giai đoạn tiền Việt-Mường được coi là khởi đầu của lịch sử
tiếng Việt. Do đó, tiếng tiền Việt-Mường được coi là ngôn ngữ mẹ hay ngôn ngữ cơ sở, ngôn ngữ
chung mà từ đó xuất hiện tất cả các ngôn ngữ thuộc nhóm Việt-Mường hiện nay. Và để chứng minh

được điều này, người ta luôn luôn đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải tái lập được dạng thức tiền Việt-
Mường của tiếng Việt.
2.5. Bức tranh ngữ âm của tiếng Việt ở giai đoạn tiền Việt-Mường
(1) Trong tiếng tiền Việt-Mường, cấu trúc ngữ âm của từ gồm hai kiểu chính, đó là kiểu từ đơn tiết
không thanh điệu được kí hiệu là CVC; và kiểu từ song tiết không thanh điệu, được kí hiệu là
CvCVC, trong đó:

--> Đây chính là cấu tạo ngữ âm ở một số ngôn ngữ hiện nay như: Mày, Rục,...
Ví dụ:

Theo kết quả nghiên cứu hiện nay thì bức tranh về cấu trúc ngữ âm của từ trong tiếng tiền Việt-
Mường nghiêng về dạng thức song tiết, theo đó, người ta cho rằng có khoảng 65 - 70% đơn vị từ
vựng là từ song tiết, còn lại, 30 - 35% là đơn vị từ vựng có cấu trúc đơn tiết.
(2) Hệ thống ngữ âm của tiếng tiền Việt-Mường
- Đối với tiền âm tiết, trong tiếng tiền Việt-Mường bao giờ cũng chỉ xuất hiện phụ âm vô thanh, đó là
các phụ âm: *p, *t,*ch,*k,*?,*s.
Còn lại, nguyên âm của tiền âm tiết chủ yếu là hai âm trung hoà: *a và *ơ
Ngoài ra, nguyên âm trong tiền âm tiết còn có: *i và *u
- Ở trường hợp tổ hợp phụ âm thì trong tiếng tiền Việt-Mường các tổ hợp phụ âm thường có dạng
thức như sau:
+ Yếu tố thứ nhất :
> Các âm tắc: *k, *t, *p, *ch
> Các âm xát: *s, *h
> Đôi khi có cả âm mũi: *m
+ Yếu tố thứ haigiai đoạn phát triển của tiếng
Các nhiều tác
Về nguyên tắc có thể là bất kì phụ âm nào nhưng thường gặp nhất là 2 âm lướt: *r và *l. Như vậy, tổ

hợp phụ âm trong tiếng Việt-Mường là tổ hợp của 2 yếu tố nói trên.
- Đối với trường hợp âm tiết chính hoặc từ đơn tiết thì trong tiếng tiền Việt-Mường người ta có thể
xác lập một hệ thống các âm sau đây:
1 ::: Hệ thống phụ âm đầu của âm tiết chính và từ đơn tiết trong tiếng tiền Việt-Mường

Quan sát danh sách hệ thống phụ âm đầu trong âm tiết chính và từ đơn tiết tiếng Việt-Mường chúng
ta có thể thấy:
+ Số lượng: nhiều hơn so với hiện nay.
+ Về vị trí cấu âm: có tối đa 5 vị trí cấu âm
+ Trong tiếng tiền Việt-Mường, hệ thống phụ âm đầu vẫn còn lưu giữ đầy đủ nét đối lập hữu thanh -
vô thanh ở cả trường hợp phụ âm tắc lẫn phụ âm xát.
+ Ở giai đoạn tiền Việt-Mường, tiếng Việt vẫn còn lưu giữ lại sự phân biệt của dãy phụ âm tiền mũi
với dãy phụ âm mũi.
+ Ở giai đoạn này, loạt âm tắc bật hơi vẫn còn được lưu giữ lại tương đối đầy đủ ở 3 vị trí cấu âm
khác nhau.
2 ::: Hệ thống âm cuối trong tiếng tiền Việt-Mường
Trong tình hình nghiên cứu hiện nay, người ta đề nghị xác lập một danh sách các phụ âm cuối trong
tiếng tiền Việt-Mường như sau:

Nhận xét:
+ Về số lượng: nhiều hơn hiện nay (quan điểm âm vị học: 8; quan điểm ngữ âm học: 10)
Các giai đoạn phát triển của tiếng nhiều tác
+ Có sự đối lập giữa các phương thức: tắc - xát - bên - rung.
+ Có 5 vị trí cấu âm (hiện nay chỉ có 3 theo quan điểm âm vị học, hoặc 4 theo quan điểm ngữ âm
học)
3 ::: Danh sách nguyên âm trong tiếng tiền Việt-Mường

*Nhận xét:
+ Số lượng: nhiều hơn hiện nay (19>16)
+ Về cơ bản, các nguyên âm đơn giữ thế đối lập dài-ngắn đều đặn.
+ Số lượng nguyên âm đôi ít hơn và khác về chất so với tiếng Việt hiện đại:
^ hiện đại: 3 hàng
^ tiền Việt-Mường: 2 hàng đầu (trước - giữa)
+ Từ các nhận xét trên, chúng ta nhận biết rằng việc sắp xếp lại nội bộ hệ thống nguyên âm từ giai
đoạn này đến giai đoạn tiếng Việt hiện đại không theo một quy tắc tương ứng đều đặn mà có sự chia
tách hoặc sự hội nhập phức tạp.
4 ::: Trong tiếng tiền Việt-Mường không xuất hiện âm đệm như ở tiếng Việt hiện đại
Khác với hiện nay, âm tiết lí tưởng của tiếng Việt giai đoạn tiền Việt-Mường chỉ có 3 thành phần:
Âm đầu - Âm chính - Âm cuối
2.6. Nhận xét chung về hệ thống ngữ âm tiếng tiền Việt-Mường
Ở giai đoạn tiền Việt-Mường, tiếng Việt về cơ bản vẫn lưu giữ những đặc điểm quan trọng nhất của
nhánh ngôn ngữ Mon-Khmer trong họ Nam Á:
- Vẫn duy trì vốn từ vựng gốc Nam Á và vốn từ vựng gốc Mon-Khmer. Sự vay mượn có chăng chỉ là
sự vay mượn giữa các ngôn ngữ Nam Á và các ngôn ngữ Nam Đảo, và cũng có thể bắt đầu sự vay
mượn từ họ Thái.
- Tiếng tiền Việt-Mường là một ngôn ngữ chưa có thanh điệu - một đặc trưng quan trọng của các
ngôn ngữ Mon-Khmer.
- Tiếng tiền Việt-Mường đồng thời vẫn duy trì dạng thức từ song tiết và vẫn sử dụng phụ tố cấu tạo
từ để tạo từ mới.
Ngoài ra, ở giai đoạn này, các ngôn ngữ tiền Việt-Mường có xu thế song tiết hoá nhiều hơn so với
các ngôn ngữ còn lại trong nhánh Mon-Khmer.
Các giai đoạn phát triển của tiếng nhiều tác
* Trong việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt, giai đoạn tiền Việt-Mường là một giai đoạn rất quan
trọng và được coi là mốc khởi đầu của lịch sử tiếng Việt. Do đó, các khảo sát về sự biến đổi của
tiếng Việt đều được bắt đầu từ giai đoạn tiền Việt-Mường cho đến nay.
Và, dạng thức tiền Việt-Mường đôi khi được hiểu là ngôn ngữ mẹ để từ đó sinh ra tất cả các ngôn
ngữ thuộc nhóm Việt-Mường hiện nay.
.:....

nhiều tác giả

Các giai đoạn phát triển của tiếng Việt

3. GIAI ĐOẠN VIỆT-MƯỜNG CỔ

3.1. Tính chất và thời gian tương đối


- Thời gian: ứng vào quãng sau thế kỉ 1 -2 sau công nguyên và kéo dài đến thế kỉ 8-9, thậm chí là có
thể đến thế kỉ 10. Về mặt lịch sử, giai đoạn này tương ứng với thời kì Bắc thuộc. Điều kiện lịch sử
này là nhân tố ngoài ngôn ngữ cho chúng ta biết rằng đây là giai đoạn tiếng Việt tiếp xúc với tiếng
Hán nhiều nhất trên cả hai bình diện: tự nguyện và ép buộc.
- Vào thời kì này, trên vùng địa lí của cả khối ngôn ngữ tiền Việt-Mường đã có sự phân hoá, sự phân
hoá này dẫn đến kết quả là:
+ Một bộ phận tách biệt trở thành các ngôn ngữ hiện nay như kiểu tiếng Arem, Rục, Mã Liềng...
(ngôn ngữ song tiết);
+ Một bộ phận có tiếp xúc với tiếng Hán trở thành các ngôn ngữ Việt-Mường cổ (ngôn ngữ đơn tiết).
Sự phân chia về mặt ngôn ngữ này cũng tương ứng với sự phân chia về mặt địa lí:
> Việt-Mường cổ ở phía Bắc và khu vực đồng bằng;
> Phần còn lại ở phía Nam và khu vực miền núi.
- Trong suốt gần 1000 năm Bắc thuộc, việc tiếp xúc giữa tiếng Việt và văn hoá Việt bản địa với tiếng
Hán và văn hoá Hán ở địa bàn tương ứng với lãnh thổ Đại Việt sau này là khác nhau tuỳ thuộc vào
thời gian, địa lí và thậm chí là cả về phương thức tiếp xúc.
3.2. Những đặc điểm chính về ngôn ngữ
Như đã trình bày ở trên, tiếng Việt-Mường cổ đã có sự tiếp xúc đặc biệt với tiếng Hán. Sự tiếp xúc
này dẫn đến 2 hệ quả:
Các giai đoạn phát triển của tiếng nhiều tác
- Thứ nhất, vốn từ vựng của tiếng Việt lúc này đã có sự vay mượn từ tiếng Hán. Như vậy, đến giai
đoạn này, tiếng Việt đã tiếp xúc với các họ ngôn ngữ: Nam Đảo -- Thái Kadai -- Hán Tạng. Và có
thể xác định thành phần (về mặt nguồn gốc) từ vựng tiếng Việt giai đoạn này như sau:
+ Cội nguồn: họ Nam Á và nhánh Mon-Khmer;
+ Vay mượn: Nam Đảo -- Thái Kadai -- Hán-Tạng
- Thứ hai, tiếng Việt ở giai đoạn Việt-Mường cổ đã bắt đầu một quá trình đơn tiết hoá. Chính vì hiện
tượng này mà bộ phận tiền Việt-Mường nào chịu tác động nhiều thì sẽ phát triển theo xu hướng của
Việt-Mường cổ; còn bộ phận nào không chịu ảnh hưởng của tác động này thì sẽ lưu lại và hiện nay
trở thành hiện thân của bộ phận tiền Việt-Mường xưa kia.
3.2.a. Sự xuất hiện thanh điệu trong tiếng Việt-Mường cổ (quy luật 1)
- Hiện tượng thanh điệu xuất hiện sớm nhất ở tiếng Hán. Nhưng theo một chứng minh (của Pháp) thì
ở thời tối cổ tiếng Hán cũng là một ngôn ngữ không thanh điệu, mà hiện tượng này chỉ mới bắt đầu
vào khoảng 4- 5 ngàn năm trước đây. Từ tiếng Hán, hiện tượng thanh điệu lan truyền sang họ Thái;
sau đó là đến một bộ phận Nam Á và hiện nay ở một số bộ phận nhỏ của họ Nam Đảo cũng có hiện
tượng thanh điệu.
Như vậy, về sự tồn tại và mức độ phổ biến của thanh điệu ở các họ ngôn ngữ là khác nhau:
+ Họ Hán-Tạng: rõ ràng;
+ Họ Thái-Kadai: hoàn chỉnh;
+ Họ Nam Á (chia thành hai bộ phận):
^ có thanh điệu,
^ không có thanh điệu;
+ Họ Nam Đảo:
^ về đại thể: không có thanh điệu,
^ ở một số ít: bắt đầu xuất hiện.
Như vậy, có thể nói thanh điệu là một hiện tượng có tính lan truyền.
- Trở lại với các ngôn ngữ tiền Việt-Mường. Vào thời kì này, tiếng tiền Việt-Mường đã trở thành
tiếng Việt-Mường cổ và là một ngôn ngữ có 3 thanh điệu. Lí do cho sự hình thành 3 thanh đó là kết
quả của sự thay đổi lại cách sắp xếp của âm cuối sau âm tiết. Cụ thể là việc các âm cuối xát và tắc bị
rụng đi:
+ Âm cuối mở: ngang;
+ Âm cuối xát: huyền;
+ Âm cuối tắc: sắc.
(X. Sơ đồ của Haudricourt về nguồn gốc các thanh trong tiếng Việt)
3.2.b. Sự thể hiện của tính chất đơn tiết: quy luật đơn tiết hoá (quy luật 2)
Các giai đoạn phát triển của tiếng nhiều tác
Vào thời kì này, tính chất đơn tiết được thể hiện phần nhiều dưới dạng tổ hợp phụ âm (CC). Sơ đồ
âm tiết có thể được thể hiện như sau:
(1) CvCVC ------- (2) CCVC/ T (T: thanh điệu)
Trong đó, mô hình (2) tồn tại kéo dài tới tận thế kỉ 17. Ví dụ (theo cách ghi của Từ điển Việt - Bồ -
La của A. de Rhodes, năm 1651):
+ mlầm ("nhầm");
+ blời ("trời", "giời", "lời")...
3.2.c. Các biến đổi ngữ âm khác
Hệ thống ngữ âm giai đoạn Việt-Mường cổ, xét về cơ bản, giống với hệ thống ngữ âm giai đoạn
trước. Tuy nhiên, vào giai đoạn này cũng có một vài thay đổi:
- Tiếng Việt ở giai đoạn Việt-Mường cổ không còn lưu giữ 2 loạt âm cuối tương ứng với ? ? ? ? ? ?
âm tắc họng (*?) ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? và âm xát (*s, *h).
???????????
- Nếu như ở giai đoạn tiền Việt-Mường đã có tổ hợp âm đầu nằm ở vị trí âm đầu của âm tiết chính
(trong từ song tiết) hay là âm đầu của từ đơn tiết thì vào giai đoạn này đã xuất hiện nhiều tổ hợp phụ
âm đầu hơn. Và trong tình hình nghiên cứu hiện nay, người ta cho rằng có tới 5 tổ hợp âm đầu của
âm tiết trong giai đoạn Việt-Mường cổ. Các tổ hợp này thường là sự kết hợp giữa âm tắc với âm bên
hoặc âm rung.
- Vào thời kì này đã bắt đầu xuất hiện các phụ âm đầu xát do hệ quả của quá trình đơn tiết hoá. Tuy
hiện nay trong giới nghiên cứu lịch sử tiếng Việt vẫn còn tranh luận về tính chất cũng như thời gian
của quá trình này nhưng mọi người đều xác nhận vào giai đoạn Việt-Mường cổ, tiếng Việt đã xuất
hiện quy luật biến đổi ngữ âm gọi là quy luật xát hoá các phụ âm tắc giữa (quy luật 3).

Nhận xét:
Nếu như ở giai đoạn tiền Việt-Mường các ngôn ngữ hiện nay được xếp vào nhóm Việt-Mường đang
là một khối thống nhất thì ở giai đoạn này đã có một sự phân hoá. Sự phân hoá này làm tách biệt
thành một bên là những ngôn ngữ tiền Việt-Mường còn lưu giữ lại đến ngày nay và một bên là các
ngôn ngữ Việt-Mường cổ để nó tiếp tục phát triển theo một hướng khác.

nhiều tác giả

Các giai đoạn phát triển của tiếng Việt

4. GIAI ĐOẠN VIỆT-MƯỜNG CHUNG


Giai đoạn Việt Mường chung là một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử phát triển của tiếng Việt.
Theo nghiên cứu hiện nay, vào giai đoạn này tiếng Việt và tiếng Mường đang còn là một ngôn ngữ
thống nhất. Chỉ về sau giai đoạn này tiếng Việt mới tách ra thành một ngôn ngữ riêng lẻ thực sự.
4.1. Tính chất và thời gian tương đối
Giai đoạn Việt-Mường chung là giai đoạn tiếng Việt được người Việt sử dụng ở thời kì độc lập sau
khi thoát khỏi sự đô hộ của phong kiến phương Bắc.
- Về mặt thời gian: giai đoạn này kéo dài từ thế kỉ 9 (10) đến thế kỉ 14.
Đây là thời kì người Việt bắt đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập trên cơ sở lãnh thổ địa lí
của nhà nước Hùng Vương trước đây. Trong điều kiện như vậy, người Việt phấn đấu để xây dựng
một nhà nước đảm bảo bình đẳng với các quốc gia khác trong khu vực.
- Bối cảnh ngôn ngữ ở giai đoạn này có thể được miêu tả như sau:
+ Trong cộng đồng cư dân, người ta sử dụng tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ mẹ đẻ. Tuy nhiên,
trong việc quản lí nhà nước, người ta lại dùng chữ Hán và tiếng Hán như một công cụ hành chính.
+ Ngôn ngữ văn hoá (/văn học/ bác học) không phải là tiếng Việt vì thế tiếng Việt về cơ bản chỉ tồn
tại trong đời sống dân gian của người Việt. Và chính điều này đã tác động rất mạnh đến sự phát triển
của tiếng Việt.
- Giai đoạn này là giai đoạn hình thành cách đọc Hán Việt, lớp từ ngữ Hán Việt -- một hiện tượng
vay mượn đặc biệt trong quá trình phát triển của tiếng Việt.
4.2. Những đặc điểm về ngôn ngữ
4.2.a. Vấn đề thành phần từ vựng trong tiếng Việt-Mường chung
Các từ gốc Hán đã du nhập vào trong vốn từ của khối Việt-Mường chung một cách ồ ạt và tạo ra một
lớp từ mà các nhà ngôn ngữ học gọi là từ Hán Việt.
Trước đây, từ gốc Hán chỉ là một bộ phận nhỏ nhưng ở giai đoạn này nó đã trở thành một bộ phận
quan trọng, cả về số lượng lẫn chất lượng, trong vốn từ tiếng Việt. Có thể mô hình hoá thành phần
vốn từ vựng trong tiếng Việt-Mường chung như sau:
+ Như vậy, ở giai đoạn Việt-Mường chung, tiếng Việt đã hình thành một lớp từ Hán Việt. Lớp từ này
phân biệt với những từ gốc Hán vay mượn từ thời Việt-Mường cổ trở về trước mà các nhà nghiên
cứu thường gọi là Hán Việt cổ (hoặc cổ Hán Việt/ Hán Việt thượng cổ).
+ Tuy nhiên, sự vay mượn các từ ngữ gốc Hán ở giai đoạn này cũng có sự khác biệt do yếu tố địa lí-
xã hội chi phối. Theo đó, ở vùng thành thị và vùng lân cận, việc vay mượn này diễn ra rõ nét, còn
những vùng khác, do điều kiện địa lí và xã hội khó khăn, việc vay mượn này mờ nhạt. Từ đó dẫn đến
sự phân hoá trong khối Việt-Mường chung. Để sau này, một bộ phận tách thành tiếng Việt và một bộ
phận khác chuyển thành tiếng Mường hiện nay.
4.2.b. Về mặt cấu tạo từ
Trong quá trình từ tiếng Việt-Mường cổ chuyển sang tiếng Việt-Mường chung, tiếng Việt đã trải qua
một quá trình đơn tiết hoá triệt để hơn. Kết quả của hiện tượng này là trong tiếng Việt-Mường chung
chỉ còn các đơn vị đơn tiết và các âm tiết mang tổ hợp phụ âm đầu. Dường như các đơn vị song tiết
vốn có mặt ở giai đoạn tiền Việt-Mường hay Việt-Mường cổ không còn được lưu giữ trong tiếng
Việt-Mường chung nữa.

Tính chất triệt để hơn của hiện tượng đơn tiết trong tiếng Việt-Mường chung có thể nhận thấy khi
chúng ta so sánh số lượng tổ hợp phụ âm đầu của tiếng Mường với tổ hợp phụ âm đầu trong tiếng
Cuối hiện nay.

Hiện nay, trong giới nghiên cứu lịch sử tiếng Việt vẫn còn chưa thống nhất khi cho rằng tiếng Việt-
Mường chung là một ngôn ngữ đơn tiết thực sự.
4.2.c. Ở bình diện ngữ âm
Vào giai đoạn Việt-Mường chung, tiếng Việt đã có những biến đổi ngữ âm rất quan trọng. Đó là:
-1- Vào thời kì này, về mặt nguyên tắc, tiếng Việt đã hình thành xong hệ thống thanh điệu dựa trên
sự đối lập âm vực (cao - thấp) và sự đối lập về tuyến điệu (bằng phẳng - không bằng phẳng; trong
không bằng phẳng lại có sự đối lập gãy - không gãy). Như vậy, vào thời điểm này tiếng Việt phải
được coi là một ngôn ngữ có hệ thống 6 thanh điệu. Lí do chính của việc hình thành đầy đủ hệ thống
thanh điệu này là do sự biến đổi về hình thái của âm đầu[1] âm tiết. Theo đó, khác với giai đoạn tiền
Việt-Mường, ở giai đoạn Việt-Mường chung các âm đầu không còn sự đối lập giữa hữu thanh và vô
thanh ở loạt âm tắc.
(X. Sơ đồ của Haudricourt về nguồn gốc các thanh trong tiếng Việt)
-2- Ở giai đoạn Việt-Mường chung, tiếng Việt có một quy luật chuyển đổi ngữ âm, đó là quy luật vô
thanh hoá các phụ âm hữu thanh. Theo đó, những âm tắc hữu thanh (*b, *đ, *-j-, *g) vốn có mặt từ
thời tiền Việt-Mường và Việt-Mường cổ, vào giai đoạn này, bị mất đi tính thanh và trở thành các phụ
âm vô thanh:

Tình trạng này cho đến hiện nay vẫn lưu giữ lại trong tiếng Mường. Do đó, trong hệ thống ngữ âm
tiếng Mường, về nguyên tắc, không có sự đối lập giữa phụ âm vô thanh với phụ âm hữu thanh mà chỉ
có loạt duy nhất là các phụ âm vô thanh.
Ví dụ:
Tải bản FULL (21 trang): https://bit.ly/3advayM
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net

Như vậy, việc xác định các tương ứng từ vựng giữa tiếng Việt và tiếng Mường có thể dựa trên việc
tiếng Mường lưu giữ các âm vô thanh còn tiếng Việt lưu giữ các âm xát hoặc là các âm hút vào.
-3- Nếu như hai đặc điểm trên đây liên quan đến phụ âm đầu của âm tiết thì đặc điểm thứ 3 này lại
liên quan đến vấn đề nguyên âm của âm tiết. Ở thời kì này tiếng Việt đã hoàn toàn xoá thế đối lập dài
ngắn đều đặn trước kia của hệ thống ngữ âm tiền Việt-Mường và thay thế vào đó bằng thế đối lập
ngắn và đôi hoá. Người ta có thể thấy hiện tượng này khi so sánh một ngôn ngữ thuộc nhóm Việt-
Mường là tiếng Cuối (ở Nghệ An) với tiếng Việt:
Các giai đoạn phát triển của tiếng nhiều tác

-1-... -2-... -3-: Như vậy, những biến đổi phụ âm, nguyên âm nói trên cho phép chúng ta lập danh
sách ngữ âm của tiếng Việt-Mường chung như sau:
Danh sách phụ âm đầu trong tiếng Việt-Mường chung

Nhận xét:
So với danh sách phụ âm đầu ở giai đoạn tiền Việt-Mường , hệ thống phụ âm đầu ở giai đoạn Việt-
Mường chung đơn giản hơn nhiều do chỗ không còn sự đối lập giữa dãy âm vô thanh với dãy hữu
thanh. Tuy nhiên, nó lại xuất hiện một loạt âm xát mới là hệ quả của hiện tượng đơn tiết hoá.
Danh sách âm cuối trong tiếng Việt-Mường chung

Nhận xét:
Nếu xét về mặt ngữ âm thì danh sách này tương đối giống ngày nay.
Danh sách nguyên âm trong tiếng Việt-Mường chung

3962444

You might also like