You are on page 1of 100

CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT

CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT

(Tái bản lần thứ năm)

Tác giả: MAI NGỌC CHỪ


- VŨ ĐỨC NGHIỆU - HOÀNG TRỌNG PHIẾN

LỜI NÓI ĐẦU

Theo chương trình đào tạo năm năm, chia hai giai đoạn, giáo trình "Cơ
sở ngôn ngữ học và tiếng Việt được giảng cho sinh viên các ngành khoa học
xã hội và nhân vân năm thứ nhất và thứ hai của giai đoạn đầu.

Giáo trình này nhằm giới thiệu một cách giản dị và có hệ thống những
khái niệm cơ bản, mở đầu của ngôn ngữ học và tiếng Việt. Trên cơ sở đó,
sinh viên sẽ từ chỗ biết để rồi tiến tới hiểu những kiến thức sâu rộng hơn của
khoa học về ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng, được trình bày trong
các giáo trình nâng cao ở giai đoạn sau.

Do vậy, giáo trình này không phải là giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ học
như vẫn thường gặp; nhưng cững chưa phải là giáo trình mang tính cách
chuyên sâu của chuyên ngành hẹp. Nó không đi vào những phân tích, lí giải
hoặc tranh biện phức tạp, đa tuyến, mà chỉ cố gắng trình bày một hệ thống,
một cách hiểu. Mặt khác, có những vấn đề trong giáo trình chỉ nêu ra mà
không trình bày kĩ vì sinh viên có thể tự tìm hiểu trong các tài liệu khác theo
sự hướng dẫn của giáo viên.

Tuy nhiên, người học có thể dùng giáo trình với tư cách một tài liệu
chính thức để thi nhận chứng chỉ cho từng học phần.

Nội dung của giáo trình gồm bốn phần, dự kiến trình bày trong 120 tiết
học. Các chương mục không nhất thiết cân đối về số lượng trang in, mà được
phân phối theo nội dung của vấn đề, và đánh số từ I đến XXIII.
Sau mỗi phần của giáo trình, danh mục tài liệu tham khảo có ghi rõ
những tài liệu phổ biến, dễ dùng và sinh viên cần phải học thêm trong khi học.

Những người soạn thảo giáo trình được phản công như sau:

Phần thứ nhất: Tổng luận

Chương I, II: TS. Vũ Đức Nghiêu và PGS. Hoàng Trọng Phiến.

Chương III, IV: TS. Vũ Đức Nghiệu.

Phần thứ hai: Cơ sở ngứ âm học và ngữ âm tiếng Việt: PGS. Mai Ngọc
Chừ.

Phần thứ ba: Cơ sở từ vựng học và từ vựng tiếng Việt: TS. Vũ Đức
Nghiêu.

Phần thứ tư: Cơ sở ngữ pháp học và ngữ pháp tiếng Việt:

Chương XVIII, XIX, XX: PGS. Mai Ngọc Chừ và PGS. Hoàng Trọng
Phiến. Chương XXI, XXII, XXIII: PGS. Hoàng Trọng Phiến.

Trong khi soạn thảo giáo trình này, chúng tôi đã được các đồng nghiệp
trong và ngoài trường giúp đỡ nhiều. Riêng GS. Diệp Quang Ban đã đóng
góp rất tích cục cho ba chương cuối của phần thứ tư.

Giáo trình này được tái bản là nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của Nhà xuất
bản Giáo dục.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả.

Vì cố gắng để kịp đáp ứng nhu cầu về tài liệu học tập của sinh viên nên
giáo trình này được soạn ra, chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi chân
thành đề nghị người sử dụng góp ý, phê bình để giáo trình được tốt hơn.

Hà Nội, tháng 6 năm 1997


NHÓM BIÊN SOẠN

QUY ƯỚC TRONG CÁCH TRÌNH BÀY

1. Các chú thích ở cuối trang ứng với những chữ số ghi ở phía trên, đặt
giữa hai ngoặc tròn, ví dụ (1).
2. Tài liệu dẫn trong sách được ghi bằng chữ số, đặt giữa hai ngoặc
vuông, ví dụ [15]: Chữ số này ứng với số được ghi ở mục Tài liệu tham khảo
cuối mỗi phần, ví dụ ở phần II (Cơ sở ngữ âm học và ngữ âm tiếng Việt) số
[15] là tài liệu: Đoàn Thiện Thuật. Ngữ âm tiếng Việt, H., 1980.

3. Dấu ngoặc kép: được dùng để phiên âm các từ hoặc biểu thị các âm
bằng chữ cái thông thường, ví dụ "a", "cam"; dấu ngoặc vuông […] dùng ghi
các âm tố, ví dụ [sistra] và dấu vạch chéo dùng ghi các âm vị, ví dụ /tan/. Kí
hiệu đặt trong hai ngoặc vuông và trong hai vạch chéo là kí hiệu phiên âm
quốc tế.

Phần 1. TỔNG LUẬN

* Bản chất xã hội của ngôn ngữ

* Hệ thống tín hiệu ngôn ngữ

* Nguồn gốc và diễn tiến của ngôn ngữ

* Phân loại các ngôn ngữ

Chương 1. BẢN CHẤT XÃ HỘI CỦA NGÔN NGỮ

Về mặt thời gian lịch sử, chắc hẳn ngôn ngữ của loài người phải cổ xưa
hơn rất nhiều lần so với ngay cả những huyền thoại xưa cũ nhất. Nó gắn bó
với sự sống của con người như đồ ăn thức uống, như sự thở ra, hít vào…;
đến nỗi dường như không mấy khi mỗi người chúng ta nghĩ tới nó, nghĩ rằng
có một cái gọi là ngôn ngữ tồn tại với mình.

Nhưng rồi có lúc chúng ta tự hỏi: Ngôn ngữ là gì?

Lời giải đáp cho câu hỏi đó không phải chỉ có một và không thể chỉ có
một, bởi vì bản thân ngôn ngữ vốn là một đối tượng hết sức phức tạp và đa
diện.

I. TRƯỚC HẾT, NGÔN NGỮ LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI


1. Nói rằng ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội là bởi vì một sự thật hiển
nhiên: nó không phải là hiện tượng tự nhiên (vốn là những hiện tượng tồn tại
một cách khách quan, không lệ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người)
như sao băng, thủy triều, động đất…

Ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài ngưòi, do ý muốn và
nhu cầu: người ta phải giao tiếp với nhau trong quá trình sống và tồn tại, phát
triển. Bên ngoài xã hội loài người, ngôn ngữ không thể phát sinh. Điều này
được chứng minh qua hai câu chuyện sau đây:

- Chuyện thứ nhất: Theo nhà sử học Hêđồrôt, hoàng đế Zêlan Utđin
Acba đã cho tiến hành một thí nghiệm để xem một đứa trẻ không cần ai dạy
bảo, có thể biết được đạo của mình hay không, có biết nói tiếng nói của tổ
tiên mình và gọi tên vị thần của dòng đạo mình hay không… Ông ta đã cho
bắt cóc một số trẻ sơ sinh thuộc nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo, dòng đạo khác
nhau, đem nuôi cách li hoàn toàn với xã hội trong một tháp kín; không ai được
đến gần; cho ăn uống qua một đường dây… Mười hai năm sau, cửa tháp
được mở. Những đứa trẻ vẫn lớn lên; nhưng chúng có nhiều biểu hiện của
thú hơn là người; và không hề có biểu hiện nào về tiếng nói hoặc tín ngưỡng,
tôn giáo cả.

- Chuyện thứ hai: Năm 1920, ở Ấn Độ, người ta phát hiện ra hai em bé
gái được chó sói nuôi sống trong một cái hang. Một em khoảng hai tuổi, một
em khoảng bảy, tám tuổi. Sau khi được cứu trở vễ, em nhỏ bị chết; em lớn
sống được, nhưng chỉ có những tập tính của chó sói: không có ngôn ngữ, chỉ
biết gầm gừ, bò bàng cả tứ chi dựa trên hai bàn tay, hai bàn chân; thỉnh
thoảng cất tiếng sủa như sói về ban đêm…

Sau gần bốn năm em bé này mới học được 6 từ, và qua 7 năm được
gần 50 từ. Đến 16 tuổi, em mới nói như một đứa trẻ 4 tuổi và không sống
được nữa.

2. Ngôn ngữ cũng không phải là hiện tượng của cá nhân tôi, cá nhân
anh; mà nó là của chúng ta. Chính vì nó là cái chung của xã hội, của chúng
ta; cho nên anh nói tôi mới hiểu, và chúng ta hiểu nhau. Về mặt này, đối với
mỗi cá nhân, ngôn ngữ như một thiết chế xã hội chặt chẽ, được giữ gìn và
phát triển trong kinh nghiệm, trong truyền thống chung của cả cộng đồng.
Thiết chế đó chính là một tập hợp của những thói quen nói, nghe và hiểu,
được tiếp thu một cách dễ dàng và liên tục ngay từ thời thơ ấu của mỗi chúng
ta. Vì thế, những thói quen này về sau rất khó thay đổi. Nó như là một cái gì
đấy bắt buộc đối với mỗi người trong mọi người.

Dầu sao thì tiếng Việt cũng vẫn gọi con mèo, cái nhà, người mẹ… bằng
các từ mèo, nhà, mẹ… Còn tiếng Anh thì gọi bằng các từ cat, house,
mother… chứ không thể dễ dàng thay thế bằng từ khác hoặc đánh đổi cho
nhau.

Mặt khác, sự phân biệt giữa ngôn ngữ chuẩn, ngôn ngữ văn hóa chung
của mỗi cộng đồng dân tộc với các biến dạng khác của nó trong các cộng
đồng người nhỏ hơn, phân chia theo phạm vi lãnh thổ hoặc tầng lớp xã hội
(gọi là những tiếng địa phương, phương ngữ xã hội)… cũng chính là những
biểu hiện sinh động, đa dạng về tính xã hội của ngôn ngữ. Ví dụ, từ lời lẽ của
tiếng Việt chuẩn mực được phát âm thành nhài nhẽ, đó là cách phát âm của
phương ngữ Bắc bộ Việt Nam. Trong khi đó, nếu phát âm thành nài nẽ thì đây
lại là hiện tượng nói ngọng và bị coi là lỗi.

3. Ngôn ngữ cũng không phải là hiện tượng sinh vật vì nó không mang
tính di truyền. Người ta có được ngôn ngữ là nhờ quá trình học tập, tiếp thu
từ những người cùng sống ở xung quanh.

Mặt khác, so với tiếng kêu của các loài động vật, ngôn ngữ loài người
cũng khác hẳn về chất. Tiếng kêu đó, loài động vật có thể dùng để "trao đổi
thông tin” như: kêu gọi bạn tình trong các mùa hôn phối, hay là báo tin có
thức ăn, có sự nguy hiểm… nhưng tất cả đều vô tình xuất hiện dưới ảnh
hưởng của những "cảm xúc" khác nhau. Chúng - những tiếng kêu đó - là bẩm
sinh; sự trao đổi thông tin" là vô ý thức. Đó là những kết quả của quá trình di
truyền chứ không giống nhau như kết quả của trẻ em học nói.

Còn hiện tượng một số con vật học ndi được tiếng người thì rõ ràng lại
là kết quả của quá trình rèn luyện phản xạ có điều kiện. Những con vật "biết
nói" đó dù thông minh đến mấy cũng không thể nào tự lĩnh hội được hoặc
phát âm được những âm thanh để biểu thị khái niệm khi nó ở ngoài một hoàn
cảnh cụ thể với một kích thích cụ thể.

4. Chẳng những ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội như đã phân tích
bên trên; mà hơn thế nữa, nó là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Tính chất đặc
biệt này thể hiện ở chỗ nó không thuộc về kiến trúc thượng tầng của riêng
một xã hội nào; cho nên khi một cơ sở hạ tầng nào đó bị phá vỡ, kéo theo sự
sụp đổ của kiến trúc thượng tầng tương ứng, thì nó (ngôn ngữ) vẫn là nó. Mặt
khác ngôn ngữ không mang tính giai cấp. Nó ứng xử bình đẳng đối với tất cả
mọi người trong xã hội. Tuy vậy, mỗi người, mỗi nhóm người… không vô can
với nó mà họ sử dụng cho no mục đích của mình, theo cách của mình sao
cho có hiệu quả nhất.

Chính vì tính chất đặc biệt này mà người ta không thể hi vọng tác động
làm biến đổi ngôn ngữ bằng một cuộc cách mạng chính trị xã hội.

II. NGÔN NGỮ LÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP QUAN TRỌNG NHẤT CỦA
CON NGƯỜI

1. Có thể hiểu một cách giản dị rằng: giao tiếp là sự truyền đạt thông tin
từ người này đến người khác với một mục đích nhất định nào đó.

Sự giao tiếp được thực hiện nhờ hoạt động giao tiếp giữa hai hoặc hơn
hai người với nhau trong một bối cảnh nhất định và bằng một phương tiện
giao tiếp chung.

Các kết quả nghiên cứu về sinh lí học và tâm lí học cho thấy rằng ở con
người, nhu cầu giao tiếp dường như mang tính bẩm sinh. Ngay cả bây giờ,
nếu thiếu ngôn ngữ hoặc giao tiếp bằng ngôn ngữ bị hạn chế do những
nguyên nhân nào đó thỉ người ta dùng "ngôn ngữ cử chi" cho đến khi không
còn có thể trao đổi bằng "ngôn ngữ" này nữa mới thôi.

Khi giao tiếp, người ta trao đổi tư tưởng, tình cảm, trí tuệ, sự hiểu biết…
với nhau; và tác động đến nhau. Chính nhờ thế mà con người mới tập hợp
với nhau thành cộng đồng xã hội, có tổ chức và hoạt động của xã hội; những
tư tưởng và trí tuệ của người này, thế hệ này mới truyền tới người khác, thế
hệ khác được.

Những hoạt động được gọi là giao tiếp đó, đã được thực hiện nhờ một
công cụ tốt nhất là ngôn ngữ. Nhờ nó mà con người có khả năng hiểu biết lẫn
nhau. Nó là một trong những động lực bảo đảm sự tồn tại và phát triển của xã
hội loài người. Chức năng trung tâm của ngôn ngữ là chức năng giao tiếp.

2. Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp giữa người với người; nhưng
không phải mọi yếu tố, mọi đơn vị của nó đều tham gia như nhau vào quá
trình này. Nói khác đi, các đơn vị của nó tham gia thực hiện chức năng xã hội
vốn có của nó một cách khác nhau.

Trực tiếp tham gia vào quá trình mang thông tin và truyền đạt thông tin
là các đơn vị định danh như từ, cụm từ; và các đơn vị thông báo như câu, văn
bản. Chẳng hạn, các từ: người, máy, nhà, cây, đi, cười, một, hai, giỏi… Các
cụm từ: đá tai mèo, nhà cao tầng, bê tông đúc sẵn, mẹ tròn con vuông… Các
câu: Người với người là bạn; Trên trái đất có chừng một triệu giống động vật;
Máu người không phải nước lã… đều là những đơn vị trực tiếp mang thông
tin hoặc truyền tải thông tin.

Ngược lại, các đơn vị như: âm vị, hình vị lại chỉ gián tiếp tham gia vào
quá trình giao tiếp; bởi vì chúng chỉ là chất liệu cấu tạo nên những đơn vị vừa
nêu trên mà thôi.

3. Trong xã hội loài người, phần lớn nhất và trọng yếu nhất của thông
tin (gồm các kiểu dạng, các nguồn gốc khác nhau) được tàng trữ và lưu hành
nhờ ngôn ngữ. Nói như V.Lênin: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan
trọng nhất của con người. Sở dĩ nó quan trọng nhất là vì trên góc độ lịch sử
và toàn diện mà xét, không một phương tiện giao tiếp nào có thể sánh được
với nó.

Cho dù ngôn ngữ bằng lời của con ngưòi có bị những hạn chế về
không gian và thời gian; cho dù ngoài ngôn ngữ ra, con người còn dùng
những phương tiện giao tiếp khác nữa như: các điệu bộ, cử chỉ; các loại kí
hiệu, tín hiệu giao thông; các biểu trưng quân hàm, quân hiệu; các tác phẩm
nghệ thuật tạo hình, âm nhạc… nhưng ở vị trí trên hết và trước hết, vẫn phải
là ngôn ngữ.

So với ngôn ngữ, các loại phương tiện giao tiếp khác chỉ có thể đóng
vai trò là phương tiện bổ sung cho nó (giao tiếp ở đây được hiểu là giao tiếp
trong đời sống rộng rãi thuộc phạm vi toàn xã nội). Sở dĩ nói như vậy là vì
phạm vi sử dụng của chúng rất hạn chế; và mặt khác, chúng không đủ sức để
phản ánh những hoạt động và kết quả hoạt động tư tưởng phức tạp của con
người; còn như âm nhạc hay các tác phẩm nghệ thuật tạo hình thì chỉ có thể
nhắc gợi, hướng người ta đến với một tư tưởng, tình cảm nào đó mà thôi.
Trong khi các phương tiện giao tiếp bổ sung khác có thể được "biểu diễn lại",
"diễn dịch lại bằng ngôn ngữ, thì việc làm ngược lại, dường như là không thể;
hoặc nếu có thể, thì kết quả chỉ là phần rất nhỏ và không đẩy đủ.

III. NGÔN NGỮ LÀ HIỆN THỰC TRỰC TIẾP CỦA TƯ TƯỞNG

1. Khi nói ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, chúng ta
muốn nhấn mạnh đến chức năng hàng đầu của nó: chức năng giao tiếp.

Bên cạnh đó ngôn ngữ còn có một chức năng nữa là chức năng phản
ánh. Tư duy của con người - sự phản ánh thế giới khách quan xung quanh -
chủ yếu được tiến hành, được thực hiện dưới hình thức ngôn ngữ.

Từ cội nguồn của mình, ngôn ngữ loài người ra đời và phát triển là do
người ta thấy cần phải nói với nhau một cái gì đó. Ở đây, mệnh đề này bao
hàm hai vấn đề:

a) Con người đã có một cái gì đấy (những kết quả, quá trình hoạt động
thuộc lĩnh vực tinh thần, tư tưởng…) cần phải được truyền đạt, trao đổi với
người khác.

b) Phương tiện để truyền đạt những thông tin đó.

Nói rõ hơn, các kết quả của sự phản ánh thế giới khách quan (cũng tức
là tư duy) của con người cần được thông báo với những người khác trong
cộng đồng; và chính con người đã chọn phương tiện để thông báo là ngôn
ngữ. Từ đây, nảy sinh vấn đề quan hệ giữa ngôn ngữ với tư duy.

2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ với tư duy vốn hết sức phức tạp cho nên
có thể tiếp cận nghiên cứu từ nhiều phương diện, nhiều xuất phát điểm khác
nhau. Nếu chỉ xét từ góc độ chức năng phản ánh của ngôn ngữ không thôi,
thì trước hết cần phải thấy: Hiện thực trực tiếp của tư tưởng là ngôn ngữ.
(K.Mac)

Tuv nhiên, nói vậy không có nghĩa rằng ngôn ngữ chỉ là cái vỏ vật chất
trống rỗng; mà nó là một thể chất hai mặt: vật chất - tinh thần.

Kết luận mà Mác nêu như vừa dẫn, hết sức quan trọng. Ông còn có
một nhận xét khác: Ngôn ngữ củng cố xưa như ý thức vậy (…) là ý thức thực
tại, thực tiễn; và tương tự như ý thức, ngôn ngữ sinh ra chỉ do nhu cầu, do sụ
cần thiết phải giao tiếp với người khác.

Ở đây, cần phân biệt các tên gọi tư duy và ý thức. Bản thân tên gọi tư
duy cũng đã có những cách hiểu không hoàn toàn đồng nhất trong các khoa
học khác nhau như triết học, tâm lí học, sinh lí học thần kinh cao cấp… Ngay
trong một khoa học, người ta cũng có thể hiểu tư duy là sự phản ánh thực tại
khách quan được tiến hành bởi con người; hoặc cũng có thể hiểu tư duy là
sản phẩm của các hoạt động trí tuệ đó.

Vậy ý thức cần phải được hiểu là nó rộng hơn tư duy. Nó là một tập
hợp hoàn chỉnh gồm những yếu tố nhận thức về cảm xúc, có liên quan chặt
chẽ với nhau, trong đó tư duy chỉ là một trong những quá trình nhận thức mà
thôi.

Trong mối tương quan tư duy - ý thức thì tư duy là bộ phận cơ bản cấu
thành ý thức; bởi vì trong ý thức, cùng với các quá trình nhận thức như cảm
giác, tri giác, kí ức, biểu tượng, tư duy, còn có các quá trình cảm xúc gắn liền
với sự đánh giá và trạng thái ý chí của con người.

Do dó khi nói về chức năng của ngôn ngữ trong quan hệ ngôn ngữ - tư
duy như thế nào, thì cũng có thể nói về quan hệ ngôn ngữ - ý thức như vậy.
3. Ngôn ngữ là hình thức tồn tại, là phương tiện vật chất để thể hiện tư
duy. Về phương diện này, tư duy là cái được biểu hiện còn ngôn ngữ là cái
để biểu hiện tư duy. Các kết quả hoạt động của tư duy (thuộc lĩnh vực tinh
thần) bao giờ cũng được khoác một cái vỏ vật chất âm thanh (ngôn ngữ) để
thể hiện ra ngoài dưới dạng vật chất nhằm làm cho những người khác "thấy
được". Mối quan hệ ngôn ngữ - tư duy ở đây có thể hình dung như hai mặt
của một tờ giấy vậy: đã có mặt này là phải có mặt kia. Chính ở trong ngôn
ngữ và nhờ có ngôn ngữ mà ý thức tiềm tại trở nên được hiện thực hóa, thực
tại hóa. Mặt khác chính trong quan hệ với tư duy, với ý thức mà ngôn ngữ
không phải là cái xác không hồn, không phải là hiện tượng thuần túy vật chất.
Nó trở thành hiện tượng vật chất - tinh thần.

Bởi thế, ta không thể nói một tiếng hắt hơi hay nói một tiếng ho (vì đó là
những tiếng, những âm thanh phát ra vô ý thức do hoạt động, phản ứng
thuần túy sinh lí của cơ thể con người). Tuy nhiên, ta có các từ ho, hắt hơi để
nói trong những câu, chẳng hạn:

- Liên ho suốt ngày vì bị cảm lạnh.

- Ông ấy ngồi và hắt hơi liên tục.

Tiếng ho hoặc tiếng hắt hơi của ai đó mà ta nghe thấy được, không
phải là ngôn ngữ.

4. Chẳng những là phương tiện vật chất để biểu đạt tư duy, ngôn ngữ
còn là công cụ của hoạt động tư duy. Nó trực tiếp tham gia vào quá trình hình
thành và phát triển tư duy của con người.

Để tiến hành các hoạt động tư duy, trí tuệ, con người cần phải có một
cái vốn tri thức, hiểu biết nhất định (có thể là nhiều hoặc ít, tùy theo). Vốn tri
thức đó con người có được nhờ những hoạt động thực tiễn, tìm hiểu và khám
phá thế giới khách quan quanh mình. Nó được tàng trữ, được bảo toàn chủ
yếu nhờ ngôn ngữ; rồi chính nhờ ngôn ngữ mà người ta có thể truyền thụ
những tri thức, những hiểu biết từ người này sang người khác, từ thế hệ này
đến thế hệ khác, từ nơi này đến nơi khác…
Về mặt sinh lí học thần kinh cao cấp, sự truyền đạt tri thức bằng ngôn
ngữ, nhờ ngôn ngữ như vậy, chính là hiện tượng ngôn ngữ tham gia vào việc
tạo nên các liên hệ tạm thời. Nhờ các liên hệ tạm thời này mà con người khác
hẳn động vật: Người ta không nhất thiết phải làm quen trực tiếp với sự vật
này hay sự vật kia, nhưng vẫn có thể biết được ít nhiều nó là gì, nó như thế
nào… nếu như có một người nào đó đã biết và nói lại cho biết, hoặc người ta
biết được những sự vật khác có quan hệ đến chúng… (Tôi chưa thấy sao
Hỏa bao giờ, nhưng tôi cũng biết được Phô bốt của nó là gì, nó như thế
nào… nhờ các nhà thiên văn học nói cho biết).

Việc truyền kiến thức như thế đã rút ngắn được thời gian cần thiết cho
sự tìm hiểu thế giới xung quanh con người. Cứ như vậy, truyền đạt, tích lũy,
phát triển thêm… tư duy con người càng ngày càng trở nên phong phú hơn
và sâu xa hơn.

5. Để làm rõ hơn bản chất của ngôn ngữ cùng với chức năng giao tiếp,
chức năng phản ánh của nó, cần làm sáng tỏ hơn mối quan hệ tay ba giữa ý
thức (tư duy) với ngôn ngữ và thực tại khách quan.

Ta biết rằng cội nguồn của ý thức chính là thực tại khách quan, vì ý
thức chính là hình ảnh chủ quan của thực tại khách quan, là tồn tại được
phản ánh. Ý thức được biểu hiện bằng ngôn ngữ. Vậy ngôn ngữ quan hệ gián
tiếp với thực tại khách quan thông qua ý thức. Quan hệ ngôn ngữ - ý thức -
thực tại khách quan như vừa nêu, thường được biểu diễn qua một quan hệ
bộ ba quen thuộc khác là từ - khái niệm - sự vật.

Ngôn ngữ và ý thức (tư duy) gắn bó với nhau như một, không bao giờ
tách rời nhau, nhưng chúng không phải là một. Đối với thực tại khách quan,
ngôn ngữ có tác dụng, vai trò như một công cụ để định danh, gọi tên cho các
sự vật, hiện tượng, quan hệ… tồn tại trong đó. Mặt khác, quan trọng hơn là:
ngôn ngữ như một công cụ để cấu trúc hóa, mô hình hóa thực tại khách quan.
Nó cũng cho thấy được ít nhiều những đặc điểm văn hóa - dân tộc, văn hóa
vật chất và văn hóa tinh thần của mỗi cộng đồng người; nhưng không thể nói
đó là những biểu hiện cao thấp của các trình độ tư duy khác nhau.
IV. NGÔN NGỮ - LỜI NÓI - HOẠT ĐỘNG LỜI NÓI

1. Trong giao tiếp ngôn ngữ, sở dĩ tôi nói, anh nghe và chúng ta hiểu
nhau được (mặc dù ai nấy đếu nhận ra và phân biệt: đây là tiếng nói của tôi,
kia là tiếng nói của anh…) là bởi vì giữa chúng ta đã có một cái chung và
những cái riêng.

a) Cái chung đó của chúng ta bao gồm các âm, các từ, các bộ phận
cấu tạo từ, các mô hình cấu tạo nhóm từ, mô hình cấu tạo câu, các thành
phần câu… cùng với các quy tắc hoạt động, quy tắc biến đổi của chúng… vốn
đã và đang được sử dụng trong không biết bao nhiêu lần khác nhau giữa
những người đang cùng nói một ngôn ngữ.

Cái chung đó, trong ngôn ngữ học được gọi là ngôn ngữ.

Đó là một hệ thống những đơn vị vật chất, và những quy tắc hoạt động
của chúng, dùng làm công cụ giao tiếp của con người, được phản ánh trong ý
thức của cộng đồng và trừu tượng hóa khỏi bất kì một tư tưởng, cảm xúc và
ước muốn cụ thể nào.

Như vậy, ngôn ngữ không chỉ tồn tại riêng cho tôi hay riêng cho anh,
mà tồn tại cho tất cả chúng ta. Nó được nhận thức và tương ứng với ý thức
của cả cộng đồng chứ không phải chỉ tương ứng với ý thức của riêng anh
hoặc riêng tôi. Nó, tự bản chất vốn là hiện tượng mang tính xã hội.

b) Là công cụ để giao tiếp giữa người với người, ngôn ngữ chứng tỏ
các khả năng của mình trong các lời nói ra (kể cả dạng nói lẫn dạng viết). Cái
lời nói ra đó, trong ngôn ngữ học được gọi là lời nói - kết quả của sự nói
năng.

Lời nói là chuỗi liên tục các tín hiệu ngôn ngữ được xây dựng nên theo
các quy luật và chất liệu của ngôn ngữ, ứng với nhu cầu biểu hiện những nội
dung (tư tưởng, tỉnh cảm, cảm xúc, ý chí…) cụ thể. Với cách hiểu như vậy,
nếu không đòi hỏi thật nghiêm ngặt về mặt tên gọi thuật ngữ, ta có thể coi lời
nói như là những văn bản, những diễn từ (discourse). Lời nói phân biệt với
ngôn ngữ ở chỗ: nó mang những màu sắc cá nhân của chủ thể nói năng
(người nói cụ thể trong một tình huống cụ thể).

c) Có thể nói: giao tiếp bằng ngôn ngữ giữa người với người thực chất
là sự truyển - nhận thông tin thông qua sự trao đổi văn bản (B.v. Kasevich).
Nếu không tính đến sự giao tiếp bằng cách viết, thì giao tiếp bằng cách nói
năng sẽ bao gồm:

- Hành vi nói ra của người nói. Đây chính là hành vi sản sinh văn bản
(diễn từ).

- Hành vi hiểu văn bản (được thực hiện từ phía người nghe, người đối
thoại).

Trong đối thoại giao tiếp, giả sử có hai người, thì tư cách người nghe
và người nói được luân phiên nhau: anh nói, tôi nghe và ngược lại, tôi nói,
anh nghe.

Hành vi nói của người nói và hành vi hiểu của người nghe được gọi là
hành vi lời nói; còn hệ thống các hành vi lời nói gọi là hoạt động lời nói.

2. Về sự phân biệt ngôn ngữ với lời nói và xem xét mối quan hệ giữa
chúng với nhau, phải kể F.de.Saussure là người đi đầu. Ông (và những người
ủng hộ ông về sau) đã tách biệt hoàn toàn tuyệt đối giữa ngôn ngữ như một
cái hoàn toàn có tính chất xã hội với lời nói như một cái hoàn toàn có tính cá
nhân.

Sự thể không hoàn toàn hẳn như vậy. Thực chất phân biệt ngôn ngữ
(langue) với lời nói (parole) là tự tách bạch giữa hai mặt của một vấn đề:
Ngôn ngữ được thực tại hóa trong lời nói; và lời nói chính là ngôn ngữ đang
hành chức, đang được dùng để giao tiếp giữa người với người.

Chính F.Saussure trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương cũng đã
viết về vấn đề này như sau:

Hoạt dộng ngôn ngữ có một mặt cá nhân và một mặt xã hội, và không
thể quan niệm mặt này mà thiếu mặt kia được (tr.29)
Tất nhiên, hai đối tượng này gắn bó khăng khít với nhau và giả định lẫn
nhau: ngôn ngữ là cần thiết để cho lời nói có thề hiểu được và gây được tất
cả những hiệu quả của nó; nhưng lời nói lại cần thiết để cho ngôn ngữ được
xác lập; về phương diện lịch sử, sự kiện của lời nói bao giờ cũng đi trước (…)
Cuối cùng, chính lời nói làm cho ngôn ngữ biến hóa. (tr.45)

Như vậy, so với ngôn ngữ và trong mối tương quan với ngôn ngữ, lời
nói không phải chỉ đơn thuần là cái gì đó thứ yếu, hoàn toàn ngẫu nhiên và
hoàn toàn mang tính cá nhân. Nó cũng chính là ngôn ngữ - ngôn ngữ đang ở
dạng hoạt động - và vì vậy, nó cũng mang trong mình mặt xã hội của ngôn
ngữ lẫn những màu sác cá nhân của người nói - người sử dụng.

Ngôn ngữ hoạt động, hiện ra dưới dạng những chuỗi âm nối tiếp nhau.
Tuy nhiên, để sử dụng được một ngôn ngữ, có thính giác tốt vẫn là chưa đủ.
Người ta phải biết phân tích được các loạt âm thanh đó với những dấu hiệu
riêng biệt, để biết trong đó có những âm đoạn nào ứng với cái gì, nằm trong
những quan hệ nào với các âm đoạn khác… Do đó, nếu không nắm được
ngôn ngữ thì ta vẫn có thể nghe thấy lời nói của người khác, nhưng không
biết anh ta "nói gì". Đối với đứa trẻ sơ sinh, trong những tháng đầu tiên, tiếng
nói của những người xung quanh nó chẳng khác gì với các tiếng động, tiếng
ồn ào khác. Ngay cả người lớn, khi chưa nắm được ngoại ngữ, anh ta có thể
nghe thấy người ta nói ngoại ngữ đó, nhưng không thể hiểu được; thậm chí
cũng không thể nhắc lại từng câu, từng từ được. Sở dĩ như vậy là vì anh ta
không biết "phân tích" cái chuỗi âm thanh lạ tai đó ra từng thành phần; từng
khúc đoạn; bộ phận… như thế nào; và các quy luật vận dụng chúng trong các
tình huống nói năng như thế nào…

Kết cục, nếu nắm vững những hiểu biết về mối quan hệ biện chứng của
cặp phạm trù cái chung - cái riêng trong học thuyết duy vật biện chứng Mác
xít, chúng ta sẽ thấy mối quan hệ ngôn ngữ - lời nói một cách sáng rõ hơn
nhiều.
Chương 2. HỆ THỐNG TÍN HIỆU NGÔN NGỮ

I. BẢN CHẤT TÍN HIỆU CỦA NGÔN NGỮ

1. Trong đời sống của mình, loài người phát hiện, làm quen, xây dựng
và sử dụng nhiều kiểu loại tín hiệu khác nhau. Việc nghiên cứu toàn diện các
loại tín hiệu đó, là nhiệm vụ trung tâm của khoa tín hiệu học (semiology).

Đã có nhiều quan niệm khác nhau và nhiều cách phân loại khác nhau
đối với tín hiệu. Để cho vấn đề ở đây trở nên giản tiện, đỡ phức tạp, chúng ta
quan niệm về tín hiệu như sau:

Tín hiệu là một sự vật (hoặc một thuộc tính vật chất, một hiện tượng)
kích thích vào giác quan của con người, làm cho người ta tri giác được và lí
giải, suy diễn tới một cái gì đó ngoài sự vật ấy.

Ví dụ: Cái đèn đỏ trong bảng đèn tín hiệu giao thông đường bộ là một
tín hiệu; bởi vì khi nó hoạt động (sáng lên) ta nhìn thấy nó và suy diễn tới sự
cấm đoán, không được đi qua chỗ nào đó.

Vậy một sự vật sẽ là một tín hiệu nếu nó thỏa mãn các yêu cầu sau
đây:

a) Phải là một sự vật hoặc thuộc tính vật chất được cảm nhận qua giác
quan của con người; chẳng hạn: âm thanh, màu sắc, ánh sáng, hình vẽ, vật
thể… Nói cách khác, tín hiệu phải là vật chất, kích thích đến giác quan của
con người và con người cảm nhận được.

b) Phải đại diện cho một cái gi đó, gợi ra cái gì đó không phải là chính
nó. Tức là cái mà nó đại diện cho, không trùng với chính nó. Ví dụ: Tín hiệu
đèn đỏ báo hiệu nội dung cấm đi. Nội dung này và bản thể vật chất của cái
đèn đỏ không hề trùng nhau.

Mặt khác nó cũng sẽ chỉ là tín hiệu khi mối liên hệ giữa nó với cái mà
nó chỉ ra được người ta nhận thức, tức là người ta phải biết liên hệ nó với cái
gì.
c) Sự vật đó phải nằm trong một hệ thống tín hiệu nhất định để được
xác định tư cách tín hiệu của mình cùng với các tín hiệu khác. Chảng hạn, cái
đèn đỏ vừa nói trên là một tín hiệu; thế nhưng nếu tách nó ra, đưa vào chùm
đèn trang trí thì nó lại không phải là tín hiệu nữa. Sở dĩ như thế là vì chỉ có
nằm trong hệ thống tín hiệu đèn giao thông, nó mới có tư cách tín hiệu, được
xác định cùng với đèn xanh, đèn vàng nhờ sự đối lập quy ước giữa chúng với
nhau.

2. Xuất phát từ bình diện tín hiệu học trong nghiên cứu ngôn ngữ,
người ta bảo rằng ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, rằng nó có bản chất tín
hiệu.

Theo quan niệm vừa trình bày bên trên, tín hiệu là cái phải có hai mặt:
mặt biểu hiện vật chất và mặt được biểu hiện (cái mà mặt biểu hiện chỉ ra,
làm đại diện cho). Vậy thì trong ngôn ngữ trước hết phải coi các hình vị
(những đơn vị nhỏ nhất mà có giá trị về mặt ngữ pháp ví dụ như: work, er,
ing, ed… trong các từ: work, worker, working, worked… của tiếng Anh: hoặc
như: sân, máy, bay, quạt, cánh… trong các từ: sân bay, máy bay, cánh
quạt… của tiếng Việt) và các từ là những tín hiệu; bời vì chúng có mặt biểu
hiện là âm thanh, và mặt được biểu hiện là những ý nghĩa, những nội dung
nhất định nào đó.

Ở đây cũng cần phải thấy rằng trong từ - đơn vị trung tâm của ngôn
ngữ - có thể có nhiều quan hệ tín hiệu. Trước hết, âm thanh biểu hiện (làm tín
hiệu cho) ý nghĩa. Tiếp theo, cả cái phức thể âm thanh - ý nghĩa đó lại biểu
hiện, làm tên gọi, làm đại diện cho sự vật, hiện tượng, thuộc tính, quá trình…
trong thế giới khách quan. Đến lượt mình, cả cái phức thể bộ ba này, trong
những phát ngôn cụ thể, lại có thể làm tín hiệu, đại diện cho một sự vật khác.
(Đó là những trường hợp chuyển nghĩa ẩn dụ, hoán dụ, trường hợp từ biểu
thị nghĩa bóng… như ta vẫn thường gặp).

Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của ngôn ngữ học không phải là nghiên cứu
các sự vật, hiện tượng… được gọi tên; mà là nghiên cứu các phương thức
phản ánh chúng trong ngôn ngữ nói chung và từng ngôn ngữ cụ thể.
3. Bản chất tín hiệu và đặc trưng của tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở
những điểm sau đây:

3.a. Cũng như các tín hiệu nói chung, tín hiệu ngôn ngữ là sự hợp nhất
của cái biểu hiện với cái được biểu hiện. Cái biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ
là âm thanh, còn cái được biểu hiện của nó là ý nghĩa, là khái niệm về sự vật
được phản ánh được gọi tên. (Ở đây, như trên vừa nói, chúng ta đã gác sự
vật được gọi tên sang một bên). Dưới dạng đơn giản hóa tới mức lí tường, ta
có thể biểu diễn tín hiệu - từ cây trong tiếng Việt chẳng hạn, bằng lược đồ
như sau:

Từ “cây”

- Âm: cây

- Ý (Khái niệm)

Loài thực vật có thân, lá rõ rệt hoặc có hình thù giống: những thực vật
có thân, lá.

Cái biểu hiện (cũng thường gọi là mặt biểu hiện) và cái được biểu hiện
của tín hiệu ngôn ngữ gắn bó khăng khít với nhau, và đã có cái này là có cái
kia. Người ta có thể hình dung chúng như hai mặt của một tờ giấy vậy, đã có
mặt này, tất phải có mặt kia.

3.b. Hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ không bao giờ tách rời nhau, nhưng
lại có quan hệ võ đoán với nhau. Điều này có nghĩa là chúng ta không tìm
được lí do cho việc giải thích vì sao âm này lại có ý này hoặc ý này vì sao lại
được "chứa" trong âm này…

Trong ví dụ vừa nêu trên kia, bản thân âm CÂY không hề có mối liên hệ
bên trong nào, cũng như không có sức mạnh quy định, ràng buộc nào đối với
cái ý mà nó biểu thị. Ngược lại, cái ý (khái niệm) loài thực vật có thân, lá,…
không hể tự mình quy định tên gọi cho mình, không hề có tác động quyết định
nào đối với áo khoác vật chất âm thanh của mình.
Dùng âm này hay âm kia để biểu thị ý (nội dung) này hay ý khác… tất
cả đều do quy ước, do thói quen (hoặc suy đến cùng là do thói quen) của tập
thể cộng đồng. 

Nếu quả thật quan hệ giữa mặt biểu hiện và được biểu hiện của tín
hiệu ngôn ngữ là quan hệ có lí do, quan hệ quy định lẫn nhau thì đã không có
hiện tượng cùng một sự vật như nhau, một khái niệm như nhau, nhưng mỗi
ngôn ngữ đã cấp cho nó một âm khác nhau; và trong một ngôn ngữ đã không
có hiện tượng từ đồng âm, đồng nghĩa tồn tại.

Tuy nhiên, trong ngôn ngữ, các từ tượng thanh, các thán từ lại dường
như là những luận chứng phản lại nguyên lí về tính không lí do giữa mặt biểu
hiện và được biểu hiện. Để giải đáp, chúng ta hãy tự hỏi: các từ tượng thanh
và thán từ trong mỗi ngôn ngữ là bao nhiêu? Chúng có phải là toàn bộ ngôn
ngữ, hay phần cốt lõi, cơ bản của ngôn ngữ không? Tại sao cùng một sự vật
nhưng trong ngôn ngữ này người ta gọi nó bàng cái tên có tính tượng thanh,
còn ngôn ngữ kia thì lại không?…

Cuối cùng, cần ghi nhận rằng sự tượng thanh cũng chỉ là tương đối,
gần đúng mà thôi; và trong các ngôn ngữ khác nhau đã tượng thanh cùng
một từ theo những cách ít nhiều khác nhau. Bên cạnh đó, các từ cảm thán
cũng trong một tình hình tương tự như vậy.

Nhìn trên góc độ lịch sử và toàn thể, những từ được coi là có lí do cũng
sẽ lu mơ dần cái lí do ấy đi để nhận lấy tính chất của tín hiệu ngôn ngữ nói
chung, là vốn không có tính lí do.

3.c. Mặt biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ là âm thanh - là cái nghe được
chứ không nhìn thấy được. Nó "diễn ra trong thời gian và có những đặc điềm
vốn là của thời gian: a) Nó có một bề rộng và b) bề rộng đó chỉ có thể đo trên
một chiều mà thôi” (F.de.Saussure).

Nói rõ hơn, mặt biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ có tính hình tuyến. Khi
tín hiệu ngôn ngữ đi vào hoạt động (giao tiếp) chúng hiện ra lần lượt cái này
tiếp theo sau cái kia, làm thành một chuỗi, một tuyến theo bề rộng một chiều
của thời gian. Chính điều này làm cho tín hiệu ngôn ngữ khác với các tín hiệu
khác, bởi vì trong khi mặt biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ có tính hình tuyến,
thì các tín hiệu loại khác có thể được sắp xếp, phân bố trên một không gian
đa chiều, thậm chí bất chấp trật tự không gian và thời gian.

Tính hình tuyến này lộ rõ ngay khi người ta biểu hiện các yếu tố đó
bằng chữ viết và đem tuyến không gian của những tín hiệu vẫn tự thay thế
cho sự kế tiếp trong thời gian (F.de.Saussure), Với ngôn ngữ, người ta không
thể nào nói ra hai yếu tố cùng một lúc. Chúng phải được phát âm nối tiếp theo
nhau trong ngữ lưu, hết cái này đến cái kia. Ví dụ, ta hãy quan sát một phát
ngôn được ghi lại bằng những kí hiệu chữ viết như sau:

Ai-đi-đằng-ấy-xa-xa-để-em-ôm-bóng-trăng-tà-năm-canh…

Chính vì vậy, thuộc tính này (tính hình tuyến) được coi như một nguyên
lí cơ bản của ngôn ngữ, có giá trị chi phối cơ chế hoạt động của ngôn ngữ.
Nó cũng dẫn đến rất nhiều hệ quả, mà một trong những hệ quả quan trọng
nhất là quan hệ ngữ đoạn giữa các đơn vị ngôn ngữ. Điều này chẳng những
quan trọng đối với người tham gia vào cuộc đối thoại, giao tiếp bằng ngôn
ngữ (để người ta có thể nghe được, nhận ra một cách phân minh các tín hiệu,
các yếu tố trong lời của người nói ra) mà còn rất quan trọng đối với người
phân tích ngôn ngữ học.

Dựa vào các chuỗi được nối ra đó, người phân tích ngôn ngữ học phân
tích và nhận diện được các đơn vị ngôn ngữ, phát hiện được các quy tắc kết
hợp các yếu tố, các đơn vị, các thành phần để có các từ, nhóm từ, câu, đoạn
văn và văn bản.

4. Ngôn ngữ, như đã trình bày, vốn là hiện tượng mang bản chất xã hội
và thuộc số các hiện tượng xã hội. Mặt khác, nó còn có một bản chất nữa
không kém phần quan trọng là: ngay từ đầu, ngôn ngữ đã đồng thời là tín
hiệu, mang bản chất tín hiệu.

Chính bản chất tín hiệu của ngôn ngữ, với tất cả những đặc trưng riêng
biệt và tính phức tạp trong tổ chức hệ thống của mình, một nhân tố trung tâm
bảo đảm cho nó trở thành phương tiện lao tiếp quan trọng nhất của con
người.

II. HỆ THỐNG VÀ CẤU TRÚC CỦA NGÔN NGỮ

1. Những khái niệm mở đầu

1.1. Hàng ngày, chúng ta vẫn nói hoặc nghe nói tới những tên gọi như:
hệ thống giáo dục phổ thông, hệ thống đèn tháp sáng, hệ thống ống cấp thoát
nước… Chúng ta đã dùng từ hệ thống không đòi hỏi được giới hạn một cách
nghiêm ngặt về mặt thuật ngữ.

Hiện nay, khái niệm hệ thống được sử dụng trong rất nhiều ngành khoa
học; và đã có không ít quan niệm về nội dung, cũng như cách tiếp cận thuật
ngữ này.

Một cách hiểu thường gặp về hệ thống, được phát biểu như sau: Đó là
một tổng thề những yếu tố có liên hệ qua lại và quy định lẫn nhau, tạo thành
một thể thống nhất phức tạp hơn. Cách hiểu hệ thống như vậy có thể được
diễn giải rõ thêm:

- Đó là một tập hợp các yếu tố

- Các yếu tố đó phải có quan hệ qua lại với nhau, quy định lẫn nhau. Từ
đây suy ra rằng: mỗi yếu tố chỉ thể hiện được mình và cố được "phẩm chất”
của mình trong hệ thống "của mình".

- Các yếu tố quan hệ với nhau theo những cách thức nhất định như thế,
tạo thành một tập hợp có tư cách một chỉnh thể.

Vậy, có thể xem bộ cờ tướng là một hệ thống; ba cái đèn màu xanh, đỏ,
vàng của tín hiệu giao thông đường bộ là một hệ thống…

1.2. Hệ thống nào cũng có cấu trúc của nó. Khái niệm cấu trúc thường
xuyên đi đôi cùng với khái niệm hệ thống. Cấu trúc được hiểu là tổng thể các
mối quan hệ trong hệ thống, là phương thức tổ chức của hệ thống.

Như thế, cấu trúc chỉ là một thuộc tính cấu tạo hệ thống; nó có được
trong hệ thống chứ không ở ngoài hệ thống. Nếu hiểu được tổ chức bên trong
của hệ thống như thế nào, là ta đã hiểu được cấu trúc của nó. Ví dụ: Khi coi
một tòa nhà cao tầng là một hệ thống hoàn chỉnh, nếu ta "nắm" được tòa nhà
ấy có bao nhiêu đơn nguyên, mỗi đơn nguyên có bao nhiêu tầng, mỗi tầng có
bao nhiêu phòng; các đơn nguyên, các tầng và các phòng đó thuộc những
loại nào, kiểu gì, được sắp đặt như thế nào, nương tựa vào nhau ra sao,
quan hệ nối kết với nhau như thế nào… thì nghĩa là ta đã biết được, hiểu
được cấu trúc của hệ thống - tòa nhà đó.

Tuy nhiên, có điều cấn lưu ý là dường như chúng ta đã nói tới cấu trúc
như một cái gì đấy chỉ thuần túy là một tổng thể, một mạng lưới của các quan
hệ, mà không kể gì đến các yếu tố có quan hệ. Sự thể là vẫn phải tính đến cả
các yếu tố trong khi miêu tả và xem xét cấu trúc nhưng đôi khi, để nhằm vào
những mục tiêu nhất định, người ta đã trừu tượng hóa chúng mà thôi.

1.3. Trong tự nhiên và xã hội có rất nhiều loại hệ thống. Tuy vậy, các hệ
thống chức năng là loại quan trọng nhất. Đó là loại hệ thống được cấu tạo,
được xây dựng nhằm những mục đích nhất định; và trong đó, mỗi yếu tố hoặc
loại yếu tố phải thực hiện một chức năng nào đó.

Ngôn ngữ là hệ thống chức năng, bởi vì nó do con người tạo lập để
thực hiện chức năng vô cùng quan trọng: chức năng làm công cụ giao tiếp,
chức năng phản ánh tư duy của con người…

2. Hệ thống và cấu trúc của ngôn ngữ.

2.1. Sở dĩ ta nói được: ngôn ngữ là một hệ thống là vì nó thỏa mãn


những yêu cầu, đáp ứng những tiêu chí cần yếu của khái niệm hệ thống nói
chung. Nó là một tổng thể, một tập hợp các yếu tố - các đơn vị của nó - và
các đơn vị này có những mối quan hệ thuộc nhiều kiểu dạng khác nhau.

Ngôn ngữ cũng có cấu trúc của nó, bởi vì nó có một tổ chức bên trong,
có một mạng lưới quan hệ phức tạp, đa dạng giữa các kiểu loại yếu tố - đơn
vị khác nhau của mình.

2.2. Các đơn vị của ngôn ngữ - cũng tức là các yếu tố của nó - phân
biệt nhau về chức phận trong hệ thống, vị trí trong hệ thống và cũng phân biệt
nhau về cấu tạo của mình. Để nhận diện và phân biệt chúng về mặt khoa học,
người ta phải dùng các kĩ thuật phân tích ngôn ngữ học.

Theo trình tự từ lớn đến nhỏ (như vẫn thường gọi) có thể kể ra các đơn
vị của ngôn ngữ là: câu - từ - hình vị - âm vị.

Trong số này, câu có chức năng cơ bản là thông báo. Từ (có nhà
nghiên cứu còn kể thêm cả cụm từ) là đơn vị có chức năng định danh. Hình vị
và âm vị là những đơn vị đảm nhận chức năng cấu tạo (hình vị để cấu tạo và
biến đổi từ; âm vị để cấu tạo và phân biệt mặt biểu hiện - vật chất âm thanh -
của các đơn vị khác). Ví dụ:

a) Các câu: They saw that his ideas were both clever and pratical (tiếng
Anh)… Họ đã thấy những ý tưởng của ông vừa thông minh vừa thiết thực
(tiếng Việt)…

b) Các từ: They - saw - that - his - ideas - were - both - clever - and -
practical (t.Anh)…

Họ - đã – thấy - những - ý tưởng - của - ông - vừa - thông minh - thiết


thực (t.Việt)…

c) Các hình vị: fly-er; work - ed; book - s; un-cover; im-possible; loue-
ly… (t.Anh); tàu-thủy; đường-sắt; cái-vàng; xe-cộ; láu-cá; học-trò; nhà-máy;
lười-nhác… (t.Việt)

d) Các âm vị: k-a-d (card) b-i-g (big) t-u (too) s-ou (so)… (t. Anh) s-a
(xa) l-a-m (làm) k-u-n (cùn)… (t.Việt).

2.3. Các đơn vị của ngôn ngữ, như vậy là không phải chỉ gồm một loại.
Căn cứ vào chức năng đảm nhận trong hệ thống, người ta đã tách ra được
các loại đơn vị như vừa trình bày trên đây. Mỗi loại đơn vị đó, đến lượt chúng,
lại làm thành một tiểu hệ thống trong hệ thống lớn là hệ thống ngôn ngữ.
Người ta gọi mỗi tiểu hệ thống (gồm những đơn vị đồng loại) của ngôn ngữ là
một cấp độ. Đó là vì (như dưới đây sẽ trình bày) các tiểu hệ thống đó có quan
hệ chi phối nhau.
Vậy tương ứng, ta thấy ngôn ngữ có các cấp độ (được gọi tên bằng tên
của đơn vị lập thành nó) là: cấp độ câu, cấp độ từ, cấp độ hình vị, cấp độ âm
vị.

2.4. Các đơn vị của ngôn ngữ quan hệ với nhau rất phức tạp và theo
nhiều kiểu. Đặc biệt, càng đi vào hoạt động giao tiếp, các quan hệ đó càng
thể hiện ra dưới nhiều dạng khác nhau. Tuy nhiên, xét ngôn ngữ với tư cách
một hệ thống, người ta thường nói đến ba quan hệ cốt lõi nhất, có khả năng
chi phối toàn bộ cơ chế hoạt động của hệ thống này như sau:

2.4.a. Quan hệ cấp bậc (hierarchical relation).

Người ta cũng gọi đây là quan hệ tôn ti hoặc quan hệ bao hàm, quan
hệ cấp hệ. Chúng ta gọi đó là quan hệ cấp bậc với ngụ ý thể hiện tính tôn ti,
thứ bậc của các cấp bậc ngôn ngữ. Quan hệ cấp bậc thể hiện ở chỗ: đơn vị
thuộc cấp độ cao hơn bao giờ cũng bao hàm đơn vị thuộc cấp độ thấp hơn.
Ngược lại, đơn vị thuộc cấp độ thấp hơn bao giờ cũng nằm trong đơn vị thuộc
cấp độ cao hơn; và là thành tố để cấu tạo đơn vị thuộc cấp độ cao hơn.

Điều đó có nghĩa là: câu bao hàm từ; từ bao hàm hình vị; hình vị bao
hàm âm vị. Ngược lại, âm vị nằm trong hình vị, hình vị nằm trong từ, từ nằm
trong câu. Vậy xét về mặt thành tố cấu tạo, mỗi đơn vị thuộc cấp độ cao hơn
bao giờ cũng gồm ít nhất một đơn vị thuộc cấp độ thấp hơn. Ví dụ:

Hình vị gồm một âm vị: pari-e (t.Pháp), book-s (t.Anh).

Từ gồm một hình vị: eau (t.Pháp); ‘…’ (t.Nga); người, đẹp, hát.. (t.Việt).

Câu gồm một từ Feu! (t.Pháp), Attention! (t.Anh); Bat! (t.Khmer); Cháy!
(t.Việt).

Thậm chí, một văn bản (gần đây với sự phát triển của bộ môn ngôn
ngữ học văn bản, người ta đã chứng minh và coi văn bản cũng là đơn vị ngôn
ngữ) có thể chỉ gồm một câu, một từ như trong tục ngữ, các danh ngôn, các
câu khẩu hiệu, lời nhắc nhở, khuyến cáo…

Chẳng hạn:
Pass along!… Attention: train!… (t.Anh)

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. (t.Việt)

Lắc trước khi dùng, (lời ghi trên nhãn lọ thuốc)

Thuốc tiêm, không được uống, (-nt-)

Rõ ràng, đơn vị ở cấp độ thấp hơn bao giờ cũng là cái đi vào để cấu
tạo đơn vị thuộc cấp độ cao hơn. Quan hệ cấp bậc là quan hệ giữa các đơn vị
không đồng loại, những đơn vị khác nhau về cấp độ, tức là khác nhau về
phẩm chất, về chức năng mà chúng đảm nhận trong hệ thống ngôn ngữ.

2.4. b. Quan hệ ngữ đoạn (syntagmatical relation)

Quan hệ ngữ đoạn là quan hệ nối kết các đơn vị ngôn ngữ thành chuỗi
khi ngôn ngữ đi vào hoạt động. Cơ sở của nó chính là tính hình tuyến của
ngôn ngữ. Tính chất này bắt buộc các đơn vị ngôn ngữ phải nối tiếp nhau lần
lượt trong ngữ lưu để cho ta những kết hợp gọi là ngữ đoạn (syntagmes). Ví
dụ: Bàn này; Bàn này bằng gỗ; Bàn này bằng gỗ lim; Đã làm rồi; Còn vui hơn
nữa; Sẽ nhớ mãi…

Thực chất, quan hệ ngữ đoạn là quan hệ của tính tương cận. Nó liên
kết các yếu tố lại để tạo thành những đơn vị lớn hơn; chẳng hạn, liên kết các
hình vị để tạo từ; liên kết các từ để tạo nhóm từ; liên kết các từ, nhóm từ để
tạo câu; liên kết các câu để tạo đoạn văn bản hoặc văn bản…

Ta có thể hình dung quan hệ ngữ đoạn là quan hệ giữa các yếu tố, các
đơn vị, nối tiếp nhau trên một trục nằm ngang theo tuyến tính gọi là trục ngữ
đoạn. Trên trục này chỉ có những đơn vị đồng hạng (hiểu với nghĩa là thuộc
cùng cấp độ, có chức phận như nhau) thì mới trục tiếp kết hợp với nhau. Đó
là một nguyên tắc.

Chẳng hạn, từ trực tiếp kết hợp với từ (hoặc nhóm từ có chức phận
tương đương) chứ không phải là trực tiếp kết hợp với câu hoặc hình vị của từ
khác.

2.4.c. Quan hệ liên tưởng (associative relation)


Ở đây, chúng ta hãy dùng tên gọi này với nội dung bao gồm cả cái mà
trong một số tài liệu về ngôn ngữ học gọi là quan hệ hệ hình hay quan hệ đối
vị (paradigmatical relation).

Trên kia chúng ta đã thấy quan hệ ngữ đoạn là quan hệ hiện diện trên
tuyến tính, dựa vào sự nối tiếp nhau của hai hay nhiều yếu tố trên trục ngữ
đoạn.

Quan hệ liên tưởng là quan hệ "xâu chuỗi” một yếu tố xuất hiện với
những yếu tố khiếm diện đứng sau lưng nó và về nguyên tắc có thể thay thế
cho nó. Ví dụ:

1 - Đứng sau lưng từ chè trong ngữ đoạn đang uống chè là một loạt từ:
cà phê, bia, rượu, thuốc, nước… Chúng hoàn toàn đủ khả năng về nguyên
tắc để thay vào vị trí của chè.

2 - Đứng sau lưng dạng thức (…) của động từ tiếng Nga (…) là các
dạng thức (…), (…)…

Chúng sẵn sàng thay thế cho nhau "khi cần thiết".

Có thể biểu diễn hai ví dụ này dưới dạng như sau:

Đang uống OH
cà phê ‘…’

chè ‘…’

bia ‘…’

rượu ‘…’

thuốc ‘…’

nước ‘…’
Mỗi dãy yếu tố, đơn vị được lập thành nhờ quan hệ liên tưởng, gọi là
một dãy liên tưởng hoặc hệ đối vị (paradigme). Ta có thể hình dung dãy này
theo chiều của một trục thẳng đứng, vuông góc với trục ngữ đoạn; và gọi nó
là trục liên tưởng.
Sự liên tưởng có thể được tiến hành dựa trên tính tương đồng (chủ yếu
là tương đồng về mặt được biểu hiện) hoặc tính tương phản (đối lập, trái
nghĩa). Như vậy, quan hệ liên tưởng mang tính nội dung, dựa vào nội dung, ý
nghĩa hơn là quan hệ ngữ đoạn. Mặt khác nếu quan hệ ngữ đoạn là quan hệ
hiện diện giữa hai hay nhiều yếu tố trong các ngữ đoạn hiện thực thì quan hệ
liên tưởng lại là khiếm diện. Nó khiếm diện vì nó là sợi dây liên hệ giữa một
yếu tố xuất hiện với những yếu tố "đứng sau lưng” yếu tố này, trú ngụ trong
đầu óc, trong trí tuệ của người sử dụng ngôn ngữ.

Quan hệ liên tưởng cho phép người nói (người tạo lập văn bản) khi
muốn nói một cái gì đó được quyền lựa chọn lấy yếu tố thích ứng trong dãy
liên tưởng có thể có. Tuy nhiên, sự lựa chọn này cũng còn phải tùy thuộc vào
khả năng tổ hợp giữa các yếu tố được lựa chọn để đưa vào kết hợp trong
ngữ đoạn nữa. Chứng tỏ rằng mỗi một kết hợp, một ngữ đoạn, một phát ngôn
được hình thành, đều đã có sự chi phối, chế ước lẫn nhau và thống nhất với
nhau giữa quan hệ ngữ đoạn và quan hệ liên tưởng. Điều này thể hiện rõ
nhát và phát huy tác dụng trong khi tạo lập văn bản giao tiếp nói chung, đặc
biệt là trong sáng tác văn chương, nghệ thuật, thơ ca.

Ví dụ, trong câu thơ Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày của Tản
Đà, hẳn ông đã phải lựa chọn trong dãy liên tưởng như: khô-tuôn-cạn-ướt-
đẫm… chẳng hạn, để lấy ra một từ thỏa đáng nhất. Từ khô được lựa chọn vì
nó xứng với cái ý tác giả muốn nói; đồng thời bảo đảm sự tương hợp về mọi
quy tắc ngôn ngữ với các yếu tố đứng trước và sau nó trong ngữ đoạn.

5. Nhận ra các đơn vị, các yếu tố, các lớp hạng yếu tố của ngôn ngữ
cùng những quan hệ phức tạp, đa dạng giữa các yếu tố, các lớp hạng này, là
ta đã phát hiện ra được cấu trúc của nó. Mặt khác, qua đó, tính hệ thống của
ngôn ngữ cũng được làm sáng tỏ.

Tuy nhiên, nhận thức về hệ thống và cấu trúc của ngôn ngữ không phải
chỉ là "biết để mà biết". Điều này cho phép ngôn ngữ học nhìn nhận đối tượng
nghiên cứu của mình một cách toàn diện và sâu sác hơn. Chính từ chỗ thấy
được ngôn ngữ bao gồm nhiều loại đơn vị, yếu tố khác nhau, tạo thành nhiều
tiểu hệ thống, nhiều bộ phận khác nhau có tác động, quan hệ qua lại với nhau
mà trong ngôn ngữ học đã xây dựng những bộ môn nghiên cứu khác nhau, đi
sâu vào nghiên cứu từng mặt, từng bộ phận, từng tiểu hệ thống đó. Chẳng
hạn, ngữ âm học và âm vị học nghiên cứu cơ cấu âm thanh - mặt biểu hiện -
của ngôn ngữ; ngữ pháp học nghiên cứu cơ cấu ngữ pháp của ngôn ngữ; từ
vựng học nghiên cứu thành phần từ vựng của ngôn ngữ… Đến nay thì ngôn
ngữ đã được nghiên cứu ở những góc độ chi tiết hơn với nhiều bộ môn cụ thể
hơn nữa như: ngữ nghía học, phong cách học, ngữ pháp văn bản, từ nguyên
học… và nhiều bộ môn liên ngành khác như: ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ
học tâm lí… Các bộ môn đó có thể nghiên cứu trên góc độ chung đối với các
ngôn ngữ, và thuộc về các bộ môn đại cương (tức là nghiên cứu những vấn
đề chung, khái quát cho nhiều hoặc cho các ngôn ngữ). Ngược lại, chúng
cũng có thể nghiên cứu trong từng ngôn ngữ cụ thể như: ngữ âm học tiếng
Việt, từ vựng học tiếng Việt, ngữ pháp học tiếng Việt…

Một cấu trúc phức tạp của những đơn vị không đồng loại có quan hệ
qua lại với nhau; đó là cái điển hình đối với ngôn ngữ (A. Rephormatxki). Vì
vậy, khi xét một sự kiện ngôn ngữ nào đó, ta phải luôn luôn đặt nó trong hệ
thống. Tại đây, cấu trúc của hệ thống sẽ "thẩm định" phẩm chất của sự kiện
đó trong mối quan hệ với hàng loạt sự kiện khác, yếu tố khác. Ví dụ: xét một
yếu tố a. Nó là cái gì? Đặt vào tiếng Nga, trong tương quan với các từ ‘…’,
‘…’, ’…’… nó là một từ: liên từ a. Còn trong tương quan với các yếu tố như
‘…’, y, e, ‘…’, u… (như trong pyKoũ, pyny, pyKe, pyKu… chẳng hạn) thì a lại
là một hình vị để thể hiện các ý nghĩa giống cái, cách 1, số ít của danh từ.

Việc xác nhận ngôn ngữ mang tư cách của một hệ thống cho ta một sự
nhìn nhận trở lại đối với nguyên lí về tính võ đoán. Chính tính hệ thống của
ngôn ngữ đã chế ước tính võ đoán. Về điểm này, F.de. Saussure có nêu một
nhận xét quan trọng: Tất cả những gì có liên quan đến ngôn ngữ với tính cách
là một hệ thống đều đòi hỏi (…) được nhìn nhận trên quan điểm sau đây, một
quan điểm đã không dược các nhà ngôn ngữ học chú ý máy: sự hạn chế tính
võ đoán (…). Nguyên lí này, nếu có hiệu lực vô hạn độ, sẽ dẫn tới tình trạng
hết sức phức tạp; nhưng trí tuệ đã đưa được nguyên lí trật tự và đều đặn vào
một số bộ phận trong khối các tín hiệu, và chính đó là vai trò của cái có
nguyên do tương đối.

Cuối cùng, cũng cần nói thêm: hệ thống ngôn ngữ không phải là một
cái gì đấy cứng nhắc và hoàn toàn bất biến. Là một hệ thống thuộc loại hệ
thống chức năng, ngôn ngữ phải có những biến đổi để đáp ứng với yêu cầu
làm công cụ giao tiếp của con người.

Trong tiến trình phát triển của mình, hệ thống này hiện ra tư cách là cái
của ngày hôm nay, đang tồn tại và hành chức, nhưng chính nó cũng lại là sản
phẩm, là tài sản của ngày hôm qua, từ các thế hệ xa xưa truyền lại. Nó vừa là
kết quả của hiện tại, lại vừa là kết quả của quá khứ. Bởi vậy, người ta có thể
nghiên cứu ngôn ngữ ở một trạng thái cụ thể, vào một đoạn thời gian nào đó,
được giả: định như là “đứng im" không có thay đổi gì, hệ thống ngôn ngữ
được coi như là hoàn toàn ổn định… Nghiên cứu như thế gọi là nghiên cứu
đồng đại (synchronic). Ngược lại, người ta có thể nghiên cứu ngôn ngữ (các
yếu tố, các bộ phận của nó) đã có những biến đổi gì, biến đổi như thế nào…
trong các trạng thái xét theo tiến trình lịch sử… Hướng nghiên cứu này gọi là
nghiên cứu theo quan điểm lịch đại (diachronic).

Đồng đại và lịch đại không đối nghịch nhau mà thống nhất biện chứng
với nhau. Nếu ta coi mỗi trạng thái ngôn ngữ như một "lát cắt" đồng đại thì
lịch đại chính là một dãy liên tục mang tính kế thừa của chính những lát cắt
đồng đại đó. Ngược lại, đối với lịch đại, mỗi lát cắt đồng đại chỉ là một sự
phân cắt ít nhiều mang tính chất ước lượng mà thôi.

Chương 3. NGUỒN GỐC VÀ DIỄN TIẾN CỦA NGÔN NGỮ

Các dạng ngôn ngữ đã và đang hiện diện trên hành tinh của chúng ta,
hết sức đa dạng và sinh động. Mỗi ngôn ngữ cụ thể như thế lại có một nguồn
gốc trực tiếp hoặc gián tiếp của nó, với những chiều hướng biến động, phát
triển không phải bao giờ cũng hoàn toàn như nhau. Tuy nhiên, đó là những
vấn đề được nghiên cứu riêng cho từng ngôn ngữ một.

Ở đây, chúng ta sẽ chỉ nói đến những "chuyện chung" của ngôn ngữ
trong xã hội loài người nói chung.

I. NGUỒN GỐC CỦA NGÔN NGỮ

1. Không phải chỉ có chúng ta hôm nay mới tự hỏi: ngôn ngữ của con
người ra đời từ đâu? nhờ ai, nhờ cái gì?… Việc đặt những vấn đề đại loại
như thế và lời giải đáp cho chúng, thực ra đã có không ít và có từ lâu, thậm
chí từ xa xưa.

Khi đức tin vào sức mạnh sáng tạo vạn năng nơi Thượng Đế bị đổ vỡ
(vì chẳng bao giờ có Thượng Đế cả) thì không ai còn nghĩ rằng Thượng Đế
đã tạo ra loài người chúng ta và cho ta ngôn ngữ để ta biết nói như biết thở
vậy.

Người ta cũng đã cố gắng đi tìm nguồn gốc ngôn ngữ ở trần gian, nơi
ngôn ngữ đang tồn tại và hoạt động. Thế là các giải thuyết như: thuyết tượng
thanh, thuyết về tiếng kêu động vật, thuyết về tiếng kêu trong phối hợp lao
động, thuyết cảm thán bộc lộ tâm lí tình cảm, thuyết quy ước xã hội… lần lượt
xuất hiện. Ngày nay, bình tĩnh mà xét, các giả thuyết đó đều có phần đúng
của nó, nhưng tiếc thay, chỉ đúng được với một vài sự kiện hoặc hiện tượng
ngôn ngữ mà thôi. Nhìn nhận như thế về nguồn gốc ngôn ngữ, thật chẳng
khác nào thấy một vài cây đã vội kết luận cho rừng bởi vì "thấy cây mà chẳng
thấy rừng”.

2. Với sự ra đời của triết học day vật biện chứng, vấn đề nguổn gốc
ngôn ngữ được xem xét vi zr.iT. z::h một cách toàn diện hơn. khoa học và
hợp lí hơn: con nr::: -i:."U thể sáng tạo và sử dụng ngôn ngữ; vậy phái tìm
hiếu su ra ir: của ngôn ngữ gán liền với nghiên cứu nguốn góc con nguời cả
trong quá trình phát sinh giống nòi lẫn quá trình phát sinh và phát triển của
mỗi cá thể.
Các kết quả nghiên cứu vể triết học. sinh vật học, khảo cổ học, sinh lí
học thần kinh và ngôn ngữ học… kết luận rằng lao động đã làm phát sinh,
phát triển loài người và làm phát sinh ngôn ngữ trong quá trình đó.

2.a. Hàng triệu năm trước đây, tổ tiên của chúng ta vốn là một loài
vượn người sống trên cây trong những cánh rừng tiền sử. Do nhiều biến
động của tự nhiên, những cánh rừng ấy bị tiêu diệt. Thức ăn trên tầng cây
cao ngày càng trở nên khó kiếm. Loài vượn người ấy buộc lòng phải rời ngọn
cây cao (vốn là nơi trú ẩn, sinh sống từ lâu đời) xuống đất đi lang thang kiếm
ăn.

Trên mặt đất, sự di động chủ yếu không còn là leo trèo như trên cây
nữa; đã thế kẻ thù lại nhiều hơn… Việc tìm kiếm thức ăn và tự vệ để sinh
tồn… đã buộc loài vượn người này tập dần được cách đi bằng hai chi sau và
đứng thẳng mình lên. Cái bản lề trong quá trình chuyển biến từ vượn thành
người chính là việc đứng thẳng mình lên và đi bằng hai chân đó. Để có được
dáng đứng thẳng lên, loài vượn người xưa kia đã phải "tập đi" hàng nghìn
năm chứ không đơn giản như một em bé tập đi bây giờ, chỉ độ một tháng là
xong.

Thế là hai tay con vượn người được giải phóng. Đôi chân bây giờ hoàn
toàn đảm đương việc đi lại. Đôi tay ngày càng trở nên khéo léo hơn, biết sử
dụng các vật sản có làm công cụ tự vệ, kiếm ăn; và quan trọng hơn: nó biết
chế tạo ra công cụ lao động. Con vượn người đã chuyển dẩn thành con
người vượn rồi thành người (người nguyên thủy).

Dáng đứng thẳng cũng làm cho tầm mắt của tổ tiên chúng ta được rộng
và xa hơn; đồng thời lồng ngực nở hơn và những cơ quan của bộ máy phát
âm có điểu kiện phát triển hơn.

Mặt khác, có công cụ trong tay, những con người tiền sử đó kiếm được
nhiều thức ăn hơn và chuyển dẩn từ đời sống ăn thực vật (cây, quả, củ, rễ…)
sang đời sống ăn thịt. Thêm vào đó, việc tìm ra và sử dụng được lửa cũng đã
khiến họ chuyển từ ăn sống sang ăn chín. Một hệ quả quan trọng đã diễn ra,
thức ăn chín mém khiến xương hàm người ta không cần phải to thô như
trước nữa; lồi cằm (phần trước xương hàm dưới) vểnh ra rõ dần.

Tuy nhiên, trong số các biến đổi vễ mặt sinh học của con người sự tiến
bộ của bộ não là quan trọng nhất. Nhờ lao động, nhờ ăn thịt, bộ não của tổ
tiên chúng ta cũng phức tạp dần lên; những phần vỏ não trực tiếp liên quan
đến tiếng nói như thùy trán, thùy thái dương và phần dưới thùy đỉnh, phát
triển mạnh. Kết cục là so với những người bà con anh em họ của tổ tiên
chúng ta bộ não con người ngày nay (tính theo tỉ lệ giữa trọng lượng của não
với trọng lượng toàn thân) lớn hơn khi đột 10 lần, hơn đười ươi 6 lần, hơn khỉ
đen 2 lần và hơn vượn 4 lần.

Như vậy, lao động đã tạo ra con người và tạo ra những tiền đề thứ nhất
về mặt sinh học để ngôn ngữ cơ thể phát sinh. Có thể nói lao động để chuẩn
bị và "tạo cơ sở vật chất” để loài người có những cơ quan thích hợp cho việc
sản sinh tiếng nói.

2.b. Cũng chính lao động đã tạo ra nhân tố xã hội để ngôn ngữ phát
sinh. Lao động đã liên kết con người thành những bầy đàn, những cộng đồng
và về sau thành xã hội có tổ chức. Muốn cùng chung sức để làm việc gì đó,
người ta cần phải thỏa thuận với nhau là sẽ làm gì, làm như thế nào… Những
điều "biết được" về thế giới xung quanh, những kinh nghiệm trong lao động
cần phải được thông báo cho nhau từ người này sang người khác, từ thế hệ
này sang thế hệ khác…

Đến đây thì con người (dù là người cổ nhất) đã khác con vật về chất.
Người ta đã đến lúc thấy "cần phải nói với nhau một cái gì đó" bởi vì họ đã có
cái cần phải nói với nhau và có phương tiện để nói với nhau. Phương tiện ấy
chúng ta gọi là ngôn ngữ. Vậy không có ai khác, chính lao động đã sáng tạo
ra con người và ngôn ngữ của con người. Lao động đã làm cho bộ óc của
con người cổ xưa biết hoạt động "theo kiểu người" và có một công cụ vừa để
tiến hành những hoạt động đó, vừa làm phong phú hóa nó, nâng nó lên "trình
độ của con người". Đó là ngôn ngữ.
2.c. Tự bản chất của mình, từ khi mới phat sinh, ngôn ngữ vốn là công
cụ, là phương tiện để con người giao tiếp với nhau. Thế nhưng lúc đầu nó
chưa phải là ngôn ngữ như chúng ta đang có hôm nay; mà là thứ ngôn ngữ
chưa phân thành âm tiết rõ ràng, bởi vì cái lưỡi, cái cằm và hàm dưới, hệ dây
thanh… chưa phù hợp, thuần thục với công việc mới mẻ, đầy phức tạp công
việc phát tiếng nói này; thậm chí có bộ phận còn đang trên đường hoàn thiện
dần.

Tuy vậy, người ta không đợi cho mọi bộ phận cấu âm phát triển thật
hoàn chỉnh rồi mới nói với nhau. Những tiếng nói còn lẫn, còn nhòe, và ú ớ đó
đã được phối hợp với các động tác, dáng vẻ của cơ thể, mặt mũi, vai, tay,
chân (nhất là đôi tay) để "phát biểu" ý nghĩ, tình cảm của họ. Thoạt đầu tiếng
nói của con người chưa khác các điệu bộ bao nhiêu. (Điều này còn để lại
những tàn dư của nó trong một số ngôn ngữ mà hiện nay ta còn thấy được.
Chẳng hạn, trong ngôn ngữ dân tộc Êvê, người ta không dùng một từ đi mà
lại dùng nhiều từ khác nhau, miêu tả các kiểu đi khác nhau.

dô bô hô bô hô: đi nặng nề, phục phịch

dô dê dê: đi một cách vững vàng

dô bu la bu la: đi nhanh bừa đi

dô pi a pi a: đi rón rén

dô gô vu gô vu: đi khập khiễng, đầu chúi xuống…)

Dần dần, con người sử dụng tiếng nói thành thạo hơn và bỏ xa những
cách "phát biểu" bằng cử chỉ, động tác; bởi lẽ ngôn ngữ thành tiếng của họ
ngày càng mạch lạc hơn, hoàn thiện hơn, trở thành hệ thống tín hiệu thứ hai,
hệ thống "tín hiệu loan báo các tín hiệu”.

Hoạt động tín hiệu là hiện tượng chung cho mọi loài động vật trên hành
tinh chúng ta; nhưng con người, với ngôn ngữ của mình đã có thêm một
phương thức mới, khác hẳn vệ chất. Nhờ có ngôn ngữ này mà từ đây, ngay
trong đêm đen, con người nghe được (tức là nhận được) một tín hiệu có
nghĩa "mặt trời" chẳng hạn, thì anh ta đã nghĩ tới, đã hình dung ra mặt trời rồi,
không cần phải đợi cho đến khi nhìn tận mắt nữa.

Đối với động vật, chỉ có những kích thích trực tiếp về thị giác, thính
giác, khứu giác, xúc giác mới trở thành tín hiệu kích thích được. Ngược lại,
đối với con người, ngoài những thứ đó, người ta còn có các từ trong ngôn
ngữ để thay thế cho chúng. Đến đây thì cái gọi là ngôn ngữ thực sự hình
thành và không bao giờ rời xa loài người nữa.

II. DIỄN TIẾN CỦA NGÔN NGỮ

Ở trên, chúng ta đã phân tích và thấy rằng ngôn ngữ xuất hiện cùng với
quá trình hình thành ý thức, gắn liền với lao động, với sự xuất hiện của con
người và xã hội loài người. Vậy, xem xét quá trình diễn tiến của ngôn ngữ
trong sự diễn tiến của xã hội loài người sẽ là điều hợp lí.

Về mặt dân tộc học, người ta đã phân loại các đơn vị tổ chức xã hội loài
người thành các bậc: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc và cuối cùng là dân tộc. Bên cạnh
đó, học thuyết về các hình thái kinh tế xã hội lại phân chia lịch sử xã hội theo
một cách khác và được các hình thái kinh tế xã hội ứng xử với các giai đoạn
phát triển như: công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ
nghĩa.

Trên thực tế, khó lòng có thể vạch ra từng bậc trong sự diễn tiến của
ngôn ngữ một cách "phân đoạn" như vậy. Tuy nhiên, trong chừng mực nhất
định, người ta vẫn có thể dựa vào những ranh giới phân đoạn đó nhiều hoặc
ít, tùy theo, vì chẳng còn có cách nào hơn.

1. Chế độ công xã nguyên thủy ứng với loại cộng đồng thị tộc và bộ lạc
(còn gọi chung là các nhóm dân tộc học) trong đó bộ lạc là đơn vị cơ sở.

Mỗi bộ lạc như thế cư trú trên một lãnh thổ, mọi người trong bộ lạc có
quan hệ kinh tế với nhau, mang những đặc điểm đời sống - văn hóa chung và
nói cùng một thứ tiếng.
Về mặt ngôn ngữ, thời kì này có hai xu hướng dường như trái ngược
nhau, nhưng nhiều khi lại đan xen vào nhau: xu hướng chia tách, phân tán và
xu hướng liên minh, hợp nhất.

a) Xu hướng chia tách thường xảy ra khi một bộ lạc tăng trưởng dân số
không ngừng và đến một lúc nào đó, do nhiều điều kiện khác nhau (nhưng
nhu cầu sinh sống là chủ yếu) buộc người ta tự nhiên phải tách ra thành
những bộ phận, những nhóm, cư trú phân tán trên nhiều địa bàn khác nhau.
Do điều kiện sống xa nhau, thậm chí biệt lập, rất ít tiếp xúc hoặc không có tiếp
xúc nữa, các bộ phận cư dân đó về sau đã hình thành nên (một cách tự
nhiên) những bộ lạc độc lập.

Trong quá trình đó, những khác biệt về mặt ngôn ngữ đã nảy sinh rồi
được củng cố qua nhiều thế hệ và trở thành ngôn ngữ khác nhau có cùng
nguồn gốc, hoặc trở thành những phương ngữ, thổ ngữ khác nhau của một
ngôn ngữ chung. Các nhà dân tộc học, sử học, ngôn ngữ học cùng với những
ngành khoa học hữu quan, khi nghiên cứu sự thân thuộc về mặt cội nguồn
giữa các tộc người, giữa các ngôn ngữ hiện đang tồn tại hoặc giữa các
phương ngữ của một ngôn ngữ, đã thấy rất rõ điều đó. Chẳng hạn: Các nhóm
phương ngữ: Mày, Rục, Sách, Arem, Mãliểng của tiếng Chứt; các nhóm
phương ngữ: Thổ, Poọng, Đan Lai, Li Hà, Cuối Chăm, Cuối Niêu của tiếng
Thổ ở khu vực Đông Nam Trường sơn - Việt Nam; Các phương ngữ của
tiếng Papua ở Châu Phi, các phương ngữ của tiếng Litva ở Liên Xô… hẳn đã
là kết quả của quá trình chia tách và khuếch tán như vậy.

Có thể nói, ngôn ngữ của các bộ lạc, tự nó đã là những mầm mống để
hình thành các phương ngữ, thổ ngữ trong giai đoạn xã hội phát triển cao hơn
sau này.

b) Xu hướng hợp nhất có lẽ hay xảy ra vào giai đoạn chót của chế độ
công xã nguyên thủy đang chuyển dần sang xã hội có giai cấp. Lúc này, có
những liên minh bộ lạc được hình thành (hoặc là bằng cách một bộ lạc này
chinh phục các bộ lạc khác, hoặc là một số bộ lạc tự nguyện liên minh với
nhau vì những nguyên nhân nào đó).
Liên minh bộ lạc là điều kiện hết sức thuận lợi để các ngôn ngữ (dù
không gần gũi nhau lắm về mặt cội nguồn, hoặc hoàn toàn không có quan hệ
thân thuộc đi chăng nữa) tiếp xúc chặt chẽ với nhau và tác động, ảnh hưởng
lẫn nhau. Thường có hai lối tác động:

Thứ nhất, một ngôn ngữ bộ lạc chiến thắng các ngôn ngữ khác và trở
thành ngôn ngữ chung trong cộng đồng toàn liên minh. Tuy vậy, nó vẫn chịu
ảnh hưởng của các ngôn ngữ không chiến thắng khác và thay đổi ít nhiều bộ
dạng của mình đi; nhất là ở mặt ngữ âm và từ vựng. Tiếng Latin của người La
Mã trong các vùng bị người La Mã chinh phục, là như vậy.

Thứ hai, tiếp xúc ngôn ngữ dẫn đến pha trộn ngôn ngữ và thậm chí có
thể làm nảy sinh một ngôn ngữ mới. Thế nhưng, đây không phải là sự pha
trộn cơ giới, đảo đều; cũng không phải là sự tạo thành một ngôn ngữ hoàn
toàn mới, khác hẳn các ngôn ngữ tham gia tiếp xúc, pha trộn; bởi vì ngôn ngữ
mới này vẫn giữ cơ cấu hình thái của một trong những ngôn ngữ thuộc thành
phần pha trộn đó làm cơ sở nên tảng cho mình. Chính nhờ cái cơ sở (gọi là
cơ tầng) đó mà người ta vẫn xác định được ngôn ngữ mới thân thuộc với
ngôn ngữ nào hơn và thuộc vào nhóm nào trong phổ hệ của họ ngôn ngữ.

Lối tiếp xúc, ảnh hưởng như thế, ngay gần đây, người ta vẫn còn có
thể kiểm chứng được trong không hiếm ngôn ngữ hiện đang tổn tại. Ví dụ:

1/ Tiếng Việt trong quá trình tiếp xúc láu đời với tiếng Hán, đã vay
mượn vào vốn từ của mình một khối lượng rất lớn các từ và yếu tố tạo từ
cùng với một số ảnh hưởng khác về mặt ngữ pháp; nhưng không vì thế mà
nó thuộc cùng một nhóm gấn gũi về cội nguồn với tiếng Hán.

Ở châu Âu, quan hệ giữa tiếng Anh với tiếng Pháp; tiếng Rumani với
các ngôn ngữ Slave và tiếng Hi Lạp, tiếng Hung, người ta cũng thấy những
tình hình tương tự: tiếng Anh vẫn thuộc số các ngôn ngữ Giecman, còn tiếng
Pháp, tiếng Rumani vẫn thuộc về các ngôn ngữ Roman.

2/ Theo A.G.Odricua, người Sán Chấy ở Việt Nam vốn là người Dao
gốc Quý Châu - Trung Quốc, di cư đến Quảng Đông rồi di cư sang Việt Nam
sống chung với người Tày, Nùng. Tại đây, ngôn ngữ của họ, tiếng Sán Chấy,
là một ngôn ngữ pha trộn gồm cơ tiếng Dao với tiếng Tày Nùng.

Như vậy, điểm nổi rõ về mật ngôn ngữ trong thời kì công xã nguyên
thủy, thời kỉ của các thị tộc, bộ lạc là luôn luôn diễn ra quá trình chia tách và
liên minh, tiếp xúc. Một mặt, sự chia tách làm gia tăng số lượng các ngôn ngữ
khác nhau hoặc các phương ngữ, thổ ngữ khác nhau trong một ngôn ngữ;
mặt khác, sự tiếp xúc lại dẫn đến tình trạng gần nhau, và tới một mức nào đó
sẽ dẫn đến pha trộn ngôn ngữ.

2. Thay thế chế độ công xã nguyên thủy là chế độ xã hội có giai cấp,
gắn lieefn với sự thiết lập nhà nước (trước hết là những nhà nước cổ đại)
theo kiểu nào đó của phương Đông hoặc phương Tây.

Tùy theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở từng nơi mà các nhà nước đó đã
được xây dựng bằng những cách khác nhau, bởi những nguyên nhân ít nhiều
khác nhau. Các nhà nước cổ đại ở Hi Lạp, La Mã, Ai Cập, Ấn Độ. Trung Hoa
và vùng Cận Đông là sản phẩm của những bộ lạc hoặc liên minh bộ lạc chiến
thắng để thống trị các tộc người khác trong cộng đồng. Một số nơi khác (rất
có thể như nước Văn Lang ở Việt Nam thời xưa chẳng hạn) lại xây dựng nhà
nước trên cơ sở của một liên minh tự nguyện, thiết lập chính quyền trung
ương thống nhất, khả dĩ tập trung sức mạnh toàn cộng đổng để đối phó với
thiên tai hoặc các cuộc xâm lãng, thôn tính của ngoại nhân.

Nhà nưóc ra đời đòi hỏi trong cộng đồng phải có một ngôn ngữ thống
nhất làm ngôn ngữ nhà nước. Ngôn ngữ đó có thể là một ngôn ngữ bản địa
của người chiến thắng như tiếng Latin từ sau năm 49 trước công nguyên ở đế
quốc La Mã, tiếng Xôngai trong lãnh thổ của nhà nước Xôngai (ở châu Phi)
trước đây; cũng cổ thể là ngôn ngữ của bộ lạc làm hạt nhân, trung tâm cho
nhà nước như tiếng Việt trong lãnh thổ nước Vãn Lang thời xưa. Mặt khác, ở
một số nơi, cùng với sự hình thành nhà nước là quá trình xuất hiện, xây dựng
chữ viết (hoặc là tự sáng tạo, hoặc là vay mượn, cải biên, hoặc là tiếp thu hẳn
một hệ thống của ngoại tộc).
Người nắm được và sử dụng chữ viết lúc đó chủ yếu là các trí thức
trong tầng lớp thống trị, các tăng lữ thuộc các tôn giáo hoặc thương nhân
(như ở Cận Đông và vùng Địa Trung Hải). Vì vậy, trong giai đoạn này ngôn
ngữ nhà nước không phải ở nơi nào cũng đồng thời là ngôn ngữ của toàn
dân. Thậm chí, khi nhà nước đã đạt tới trình độ quản lí tổ chức và tập trung
cao (như trong chế độ phong kiến về sau chẳng hạn) thì cái gọi là ngôn ngữ
nhà nước, ngôn ngữ có tính chính thống thường cũng có nghĩa là ngôn ngữ
viết, phân biệt với ngôn ngữ nhân dân (là ngôn ngữ dùng trong giao tiếp rộng
rãi hàng ngày) và có khi nó xa cách với ngôn ngữ nhân dân.

Điều này còn diễn ra cho tận đến lúc ngôn ngữ dân tộc dần dần chiếm
ưu thế trong mọi phạm vi giao tiếp của cả nước.

Dầu sao thì sự ra đời của nhà nước cũng đã có ảnh hưởng đến ngôn
ngữ. Nó là nhân tố vừa đòi hỏi, vừa thúc đẩy việc tìm kiếm, xây dựng một
ngôn ngữ chính thức, thống nhất về phương diện quốc gia. Dù có đồng thời là
ngôn ngữ toàn dân hay không.

3. Nét nổi bật trong thời kì hình thành dân tộc là hình thành một ngôn
ngữ dân tộc thống nhất.

Dân tộc vốn là một phạm trù lịch sử, xuất hiện vào một giai đoạn nhất
định, với những điều kiện và hoàn cảnh nhất định.

Một trong những điều kiện quan trọng bắt buộc, để bảo đảm một cộng
đồng người hình thành một dân tộc (ví dụ như điều kiện về lãnh thổ, về kinh
tế, về cấu tạo tâm lí và văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần…) là cộng đồng đó
phải có một ngôn ngữ chung.

Tuy nhiên, ngôn ngữ chính thức, thống nhất của nhà nước với ngôn
ngữ thống nhất của dân tộc không phải bao giờ cũng trùng nhau. Tình trạng
này hiện nay chúng ta vẫn còn quan sát được ở nhiều nước châu Phi: tại đó,
có nhiều ngôn ngữ của các dân tộc bản địa, nhưng ngôn ngữ nhà nước lại là
một thứ tiếng châu Âu nào đó, được phổ biến từ thời thực dân. Ví dụ tiếng
Anh ở Nigiêria, tiếng Pháp ở Mali và Ghinê…
Dân tộc được hỉnh thành, làm tăng cường thêm sự thống nhất về nhiều
mặt, trong đó có thống nhất ngôn ngữ. Những dị biệt của ngôn ngữ mang tính
xã hội hoặc lãnh thổ giữa các bộ lạc, bộ tộc bị triệt thoái dân; còn những nét
chung, thống nhất càng ngày càng được phát hiện, xây dựng và củng cố để
thành tài sản chung của tất cả mọi người.

Thông thường, ngôn ngữ dân tộc có thể được xây dựng trên cơ sở của
một phương ngữ có sẵn (thường là phương ngữ ở vùng trung tâm kinh tế,
chính trị, văn hóa trong quan hệ nhà nước) hoặc xây dựng trên cơ sở của các
tác động qua lại dẫn đến sự tổng hòa, có chọn lọc từ các phương ngữ khác
nhau. Ví dụ, có thể coi tiếng Việt với phương ngữ Bắc (mà trung tâm là hai
vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã) thuộc trường hợp thứ nhất; còn tiếng
Nga với sự tổng hòa các phương ngữ Bắc Nga và Nam Nga cùng một phần
tiếng Slave cổ, thuộc về trường hợp thứ hai.

Tính thống nhất của ngôn ngữ dân tộc, tuy vậy, vẫn buộc phải chấp
nhận tình trạng còn tổn tại những phương ngữ địa lí và phương ngữ xã hội.
Đó là sự thực hiển nhiên mà chúng ta hoàn toàn có thể quan sát được thống
nhất trong cái đa dạng, và đa dạng trên một căn bản thống nhất. Tiếng Việt,
tiếng Hán, tiếng Khmer, tiếng Lào, tiếng Thái Lan cũng như tiếng Nga, tiếng
Pháp, tiếng Anh… đều như thế.

Sự hình thành ngôn ngữ dân tộc thống nhất cũng sẽ thường dẫn đến
việc xây dựng ngôn ngữ văn học (hiểu theo nghĩa rộng, không phải chỉ là
ngôn ngữ trong văn học nghệ thuật). Đó là thứ ngôn ngữ có quy chế, được
trau dồi dù có chính thức hay không.

Thật ra, quá trình hình thành ngôn ngữ dân tộc và xây dựng ngôn ngữ
văn học (của dân tộc) không phải bao giờ cũng đi đôi với nhau hoặc tiếp liễn
nhau. Trong khi ở Hi Lạp cổ đại, ngôn ngữ văn học được xây dựng từ rất sớm
(thế ki III trước Công nguyên) thì trước đầy và ngay cả thời gian không xa so
với hiện nay, ở nhiều nơi người ta dùng hẳn một ngôn ngữ khác (cùng với
chữ viết của nó) để làm ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ nhà nước. Ngôn ngữ
văn học như thế cũng đồng thời chỉ có nghĩa là ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ đó
thường là của những dân tộc khác có nền văn hóa, văn học hết sức rực rỡ.
Chẳng hạn một số nước Châu Âu dùng tiếng Latin; vùng Bắc Phi và Tiểu Á,
một số nước dùng tiếng A Rập; còn vùng Lào, Thái Lan, Campuchia dùng
tiếng Pali Sanskrit; Việt Nam dùng tiếng Hán…

Khi ngôn ngữ dân tộc dần dần khẳng định được vai trò và vị trí của
mình, nó cũng sẽ được nhân dân tích cực trau dồi, làn cho có quy chế, có
chuẩn mực cả ở hình thức nói lẫn hình thức viết. Do vậy, nó được dùng trong
mọi lĩnh vực giáo dục, văn hóa văn học nghệ thuật, thông tin đại chúng… Từ
đây, ngôn ngữ dân tộc của nhân dân được lựa chọn, được suy chế hóa để
trở thành ngôn ngữ văn học của dân tộc mình.

4. Xem xét diễn tiến của ngôn ngữ loài người nói chung cũng như của
một ngôn ngữ nói riêng, hầu như người ta hiếm gặt những trường hợp biến
đổi và phát triển đơn tuyến. Những điều trình bày trên đây, quả thực đã có
phần đơn giản hóa vấn đề rất nhiều để cho phù hợp với mục đích của chúng
ta: chỉ quan sát những đường hướng khái quát và giản lược nhất mà thôi.

Dù sao thì ngôn ngữ cũng không bao giờ không biến đổi. Chỉ có điều,
khi khảo sát diễn tiến của bất kì ngôn ngữ nào cũng vậy cần lưu ý rằng:

a) Nó không phát triển, biến đổi theo phương thức đột biến và cách
mạng, mặc dù luôn luôn biến đổi không ngừng.

b) Trong các quá trình biến đổi, do những tác động ảnh hưởng nhiều
chiều, nhiều kiểu của nhiều nhân tố trong và ngoài ngôn ngữ, thì ba mặt: ngữ
âm, từ vựng và ngữ pháp của nó vẫn không biến đổi đồng đều như nhau. Để
thực hiện được chức năng làm công cụ giao tiếp và phản ánh, bảo đảm cho
mọi người sử dụng có thể hiểu được nhau, mặt từ vựng của ngôn ngữ bao
giờ cũng thay đổi nhanh nhạy nhất, mặt ngữ âm biến đổi chậm hơn rất nhiều
so với từ vựng, còn ngữ pháp là bộ phận biến đổi chậm nhất và ít nhiều nó
mang tính cách của một nhân tố, một thành phần bảo thủ.
Đối với việc nghiên cứu quá trình phát triển lịch sử của ngôn ngữ nói
chung hay từng mặt, từng bộ phận của nó nói riêng, nhận thức đó là một
trong những điều rất có ý nghĩa và cần thiết.

Chương 4. PHÂN LOẠI CÁC NGÔN NGỮ

I. CÁC NGÔN NGỮ TRÊN THẾ GIỚI VÀ CƠ SỞ PHÂN LOẠI

1. Hiện nay chưa có một ngôn ngữ chung cho tất cả mọi người trên trái
đất, mà chỉ có những ngôn ngữ riêng, cụ thể của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng
người.

Theo thống kê mới đây, trên thế giới có khoảng 5.650 ngôn ngữ. Tuy
nhiên, con số này chưa phải là tuyệt đối chính xác, vì nó còn liên quan đến
tiêu chí: thế nào là một ngôn ngữ độc lập. Trong số ngôn ngữ vừa nêu, có
khoảng 1400 "ngôn ngữ” chưa phải là những ngôn ngữ độc lập hoặc đang có
nguy cơ bị tiêu biến.

Về mật độ phân bố, số lượng ngôn ngữ ở mỗi khu vực trên trái đất,
cũng như số người sử dụng mỗi ngôn ngữ, rất không đồng đều. Chẳng hạn,
chỉ riêng khu vực rừng núi Đông Nam Á đã có tới 180 ngôn ngữ khác nhau
(có thể nói đó là một mật độ rất dày). Ở châu Úc, khoảng 250 ngôn ngữ chỉ có
khoảng hơn 40.000 người sử dụng.

Trong xu thế ngày càng mở rộng quan hệ giữa các dân tộc, các quốc
gia từ trước đến nay và từ nay về sau, việc dạy và học tiếng luôn luôn đống
hành với những việc thuộc loại, phải đi trước một bước. Mặt khác, nghiên cứu
lịch sử một dân tộc cũng không thể tách rời lịch sử ngôn ngữ của dân tộc đó.
Bởi vậy, ngôn ngữ học đã lưu tâm nghiên cứu, so sánh, phân loại các ngôn
ngữ để giúp tìm ra những con đường tối ưu cho công việc đó.

2. Việc phân loại các ngôn ngữ có thể dựa vào những tiêu chí bên
ngoài chúng như: số lượng người nói, chủng tộc, ranh giới địa lí… Thế
nhưng, những cách làm đó ngay từ đầu đã bộc lộ sự thiếu nghiêm chỉnh,
thiếu khoa học và không đem lại lợi ích gì.

Vì vậy, người ta phải dựa vào những tiêu chí ở ngay trong bản thân
ngôn ngữ.

3. Khi phân loại các ngôn ngữ, người ta buộc phải so sánh chúng với
nhau, bởi vì "chúng ta nhận thức mọi diều trong thế giới này, không có con
đường não khác là thông qua so sánh" (K.D. Usinxkij).

Những phương pháp cơ bản thường được áp dụng trong so sánh ngôn
ngữ là:

3.a. Phương pháp so sánh lịch sử. Phương pháp này chủ yếu áp dụng
cho nghiên cứu, phân loại các ngôn ngữ theo cội nguồn. Mục đích của nó là
phát hiện những nét phản ảnh quan hệ thân thuộc, gần gũi về nguồn gốc giữa
các ngôn ngữ để quy chúng vào những phổ hệ ngôn ngữ cụ thể khác nhau.

3.b. Phương pháp so sánh loại hình. Phương pháp này chủ yếu áp
dụng cho nghiên cứu, phân loại các ngôn ngữ theo loại hình. Mục đích chính
của nó là nghiên cứu những đặc trưng của các loại hình ngôn ngữ và nghiên
cứu những đặc trưng về mặt loại hình của các ngôn ngữ, để quy các ngôn
ngữ cụ thể vào những loại hình khác nhau.

3.C. Phương pháp so sánh đối chiếu. Phương pháp này áp dụng cho
việc đối chiếu các ngôn ngữ khác nhau, bất kể chúng có quan hệ nào về mặt
cội nguồn hoặc loại hình hay không. Nó không nhằm phát hiện quan hệ cội
nguồn hay sự tương đồng về loại hình giữa các ngôn ngữ đó; mà nhằm vào
mục đích phát hiện những tương đồng và khác biệt chủ yếu trên diện đồng
đại ở một hay nhiều bình diện, bộ phận của các ngôn ngữ dó.

Ví dụ, người ta có thể đối chiếu ngay tiếng Anh ở nước Anh với tiếng
Anh ở Hoa Kì và thấy rằng có nhiều dị biệt trong việc dùng giới từ. Không
phải là ít trường hợp, khi người Anh dùng giới từ in thì người Mĩ lại dùng on

in the street on the Street


in the train on the train

Về từ vựng ngữ nghĩa cũng vậy. Cũng là tiếng Anh cả, nhưng nếu
người Anh dùng subway với nghĩa là "đường ngầm dành riêng cho người đi
bộ" thì người Mĩ lại dùng nó với nghĩa là "đường xe điện ngầm". Trong khi đó,
để chỉ "đường xe điện ngầm" người Anh dùng từ underground hoặc tube.
Cùng là cái vỉa hè, người Anh gọi là pavement, còn người Mĩ lại gọi là
sidewalk.

Đối với phương pháp so sánh đối chiếu, cần chú ý phân biệt ngôn ngữ
là đối tượng nghiên cứu (A) với ngôn ngữ là phương tiện nghiên cứu (B). Nếu
A là đối tượng nghiên cứu thì B chỉ là cái đưa ra đối sánh với A để làm sáng
tỏ những điều mà người nghiên cứu cần quan tâm trong A mà thôi. Chẳng
hạn, người ta có thể đối chiếu hệ thống ngữ âm tiếng Việt với một hệ thống
ngữ âm X nào đó để dạy tiếng Việt cho người dùng tiếng X là ngôn ngữ mẹ
đẻ; hoặc có thể đối chiếu những vấn đề ngữ pháp như: thời gian của thời, các
ý nghĩa của các thể… trong tiếng Anh, tiếng Nga với tiếng Việt, để góp phần
dạy tiếng Anh, tiếng Nga cho người Việt được tốt hơn.

II. PHÂN LOẠI CÁC NGÔN NGỮ THEO CỘI NGUỒN

1. Tiến đề cho cách phân loại này

Việc phân loại các ngôn ngữ theo cội nguồn dựa trên những tiền đề
chính sau đây:

1.a. Trong lịch sử, có những ngôn ngữ mà vì một lí do nào đó đã bị chia
tách ra thành nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ngôn ngữ bị chia tách đó thường
được gọi là ngôn ngữ mẹ hay ngôn ngữ cổ sơ. Như vậy, về nguyên tắc, có
thể tìm tòi ngược dòng thời gian lịch sử của những ngôn ngữ được giả định ià
vốn cùng "sinh ra” từ một ngôn ngữ mẹ, để quy chúng vào những nhóm,
những chi, những ngành, những dòng… khác nhau, tùy theo mức độ quan hệ
thân thuộc nhiều hay ít.

Ví dụ, các ngôn ngữ quanh sa mac Sahara thuộc họ ngôn ngữ Sêmit
hiện nay, là kết quả của sự chia tách một ngôn ngữ chung từ thời xa xưa.
Còn ở Việt Nam, có thể quy tiếng Việt và tiếng Mường vào một nhóm gọi là
nhóm các ngôn ngữ Việt - Mường cùng với các tiếng như: tiếng Chứt, tiếng
Nguồn…

1.b. Ba mặt: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của ngôn ngữ và các tiểu hệ
thống của nó biến đổi không đồng đều, có những mặt, những yếu tố, những
bộ phận được bảo toàn rất lâu dài; nhưng cũng có những yếu tố, những bộ
phận đã biến đổi với những mức độ khác nhau. "Hầu như trong mỗi từ hoặc
mối hình thức của từ lúc nào cũng có một cái gì đó mới và một cái gì đó cũ".

1.c. Sự biến đổi ngữ âm (điều cần tìm kiếm đầu tiên trong khi nghiên
cứu quan hệ cội nguồn của ngôn ngữ) không phải là những biến đổi hỗn loạn
mà thường có lí do, có quy luật và theo hệ thống. Ví dụ tiếng Việt cổ có âm
(ml); hiện nay ở tất cả mọi trường hợp, âm này đã biến đổi thành âm (nh) ở
Bắc Bộ và âm (l) ở Bắc Trung Bộ, Nam Bộ. Hãy so sánh:

mlời Nhài lời


Mlỡ nhỡ lỡ
mlài nhài (quạt) lài
mlát nhát (chém) lát
1.d. Tiền đề quan trọng nhất là tính võ đoán trong quan hệ ngữ âm với
ý nghĩa. Chẳng hạn giữa khái niệm "cây" và âm "CÂY" trong tiếng Việt không
hề có mối quan hệ tự nhiên nào quy định lẫn nhau. Vì vậy, nếu hai, ba ngôn
ngữ mà không có quan hệ gì với nhau vễ cội nguồn thì để gọi tên cùng một
vật, hiện tượng, chúng thường có những từ khác nhau. (Từ tree của tiếng
Anh với từ cây của tiếng Việt là như vậy).

Bởi thế, ta có quyền giả định rằng: những từ gần gũi nhau về âm thanh,
có liên quan hoặc gắn bó với nhau ở ý nghĩa thường, luôn luôn bắt nguồn từ
cùng một gốc nào đó. Có thể đưa ra một số ví dụ trong các tiếng Việt,
Mường, Chứt, Môn, Khmer để so sánh như sau:

Việt Mường Chứt Môn Khmer


một mộc Môch mual muôi
ba pa Pa pi bây
nước đak đak đak tuk
tay thai si tai dây
đầu tlôk kulôk kduk kbal
tóc thak Usuk sok sof

2. Khi so sánh các ngôn ngữ cần phải lưu ý những gì.

Nếu không thận trọng giữa các sự kiện ngôn ngữ đưa ra để so sánh có
thể chúng ta dễ mắc phải sai lầm vì bị chúng đánh lừa ở cái vẻ giống nhau
hoặc khác nhau bề ngoài. Bởi thế khi so sánh, cần phải luôn luôn để ý tới
những điểm sau đây:

2.a. Việc so sánh được tiến hành không thể chỉ căn cứ vào riêng một
mặt ngữ âm hay ngữ pháp, vì:

a.1. Những đặc điểm trong cơ cấu ngữ âm hay ngữ pháp của các ngôn
ngữ, mặc dù nhiều nhưng cũng chỉ là hữu hạn. Do đó, có thể có những đặc
điểm, hiện tượng cùng hiện diện trong nhiều ngôn ngữ khác nhau mà chắc
chắn những ngôn ngữ đó lại không có quan hệ gì với nhau về mặt cội nguồn.
Như V. B.Kasevich cho biết chẳng hạn, nhiều ngôn ngữ ở Đông Nam Á và
Tây Phi đều có thanh điệu; và thậm chí chúng còn có cả những điểm giống
nhau đến kì lạ về ngữ pháp; nhưng rõ ràng là không có lí do gì để khẳng định
rằng chúng có quan hệ họ hàng (cội nguồn) với nhau.

a.2. Đôi khi ngược lại, có những ngôn ngữ chắc chắn có quan hệ họ
hàng với nhau, nhưng trong cấu trúc của chúng lại có những khác biệt rất
đáng kể. So sánh tiếng Nga, tiếng Bungari, tiếng Asam và tiếng Hinđu, người
ta thấy tiếng Bungari và tiếng Asam có tính phân tích trội hơn tiếng Nga và
tiếng Hinđu mặc dù tiếng Nga với tiếng Bungari, tiếng Hinđu vói tiếng Asam,
từng đôi một có quan hệ thân thuộc, cội nguồn.

2.b. Các từ cảm thán, từ tượng thanh, từ trùng âm ngẫu nhiên (thường
là rất ít, ví dụ động từ cắt trong tiếng Việt và cut trong tiếng Anh; từ mata trong
tiếng Mã Lai với từ mati trong tiếng Hi Lạp đều có nghĩa là "mắt"…); từ vay
mượn (ngôn ngữ nào cũng -có) đều phải gạt ra ngoài, khi tiến hành công việc
khảo sát ở đây. Chúng không có giá trị làm căn cứ cho các đánh giá và kết
luận. Nếu dựa vào chúng, người nghiên cứu sẽ bị dẫn vào những kết luận sai
lạc hết sức nguy hại; thậm chí thiếu đúng đắn.

2.c. Nghiên cứu cội nguồn ngôn ngữ phải chú ý trước hết tới vốn từ cơ
bản. Đó là bộ phận từ vựng bền vững nhất, có lịch sử xa xưa nhất, được mọi
người, mọi nơi, vào mọi lúc đều có thể sử dụng (Ví dụ: các từ chỉ số đếm, chỉ
bộ phận thân thể, chỉ hành động cơ bản của con người, chỉ quan hệ gia đình,
chỉ các hiện tượng tự nhiên, chỉ những sự vật thiết yếu trong đời sống con
người…). Vì thế, điều quan trọng là chúng có thể bảo lưu được, hoặc phản
ánh được những yếu tố, những đặc điểm chắc chắn là cổ xưa.

2.d. Các sự kiện đưa ra làm cứ liệu so sánh không đòi hỏi phải giống
nhau hoàn toàn về mọi mặt (nhiều khi sự giống nhau hoàn toàn lại không có
ích gì, vì chẳng nói lên được cái gì cả). Cái mà người nghiên cứu phải tìm tòi
ở đây là khảo sát xem chúng (các ngôn ngữ) có những tương ứng với nhau
trong hàng loạt trường hợp hay không. Chính các thế tương ứng để lại là
những chứng cứ rõ ràng nhất, tốt nhất về quan hệ họ hàng giữa các ngôn
ngữ. Ví dụ, âm đầu /y/ và /&/ của tiếng Việt tương ứng với âm đầu /k/ và /tl/
của tiếng Mường trong hàng loạt từ sau đây, là rất giá trị.

Việt gà gạo gốc gái...


Mường ka kấu kôk kấy...
Việt trứng trèo Trả tre...
Mường Tlấng tleo tlả Tle...
2. e. Khi xác lập được những dãy sự kiện trong hai ngôn ngữ và chứng
minh được rằng những dãy đó có quan hệ nguồn gốc với nhau, thì điều này
vẫn chưa đủ để nói là hai ngôn ngữ có quan hệ họ hàng. Ta phải luôn luôn
cảnh giác ở chỗ này vì dễ bị nhầm lẫn.

Hàng loạt từ gốc Hán trong tiếng Việt khi so với tiếng Hán là như vậy.
Chúng có mặt trong tiếng Việt là do vay mượn, tiếp xúc chứ không phải do
tiếng Hán với tiếng Việt là có cùng một cội nguồn. Ví dụ: cận-gần; kính-
gương; can-gan; kiếm-gươm; kíp-gấp…

3. Để so sánh và phân loại ngôn ngữ theo nguồn gốc thì phải làm
những gì

Có rất nhiều việc phải làm, mà những công việc đó đòi hỏi phải có sự tỉ
mỉ, thận trọng cần thiết, trên đại thể, có thể quy về ba việc quan trọng nhất,
ứng với ba bước sau đây. 

3.a. Chọn sự kiện (cái đưa ra để so sánh) và lập thành những dãy
tương ứng với nhau. Cái được đưa ra để lập thành các dãy tương ứng đó
phải là từ hoặc hình vị; bởi vì đây là những đơn vị tối thiểu, được xét ở cả hai
mặt: ý nghĩa và âm thanh.

Điều quan trọng nhất là phải xem xét những tương ứng tìm được, có
hiện diện đều đặn trong hàng loạt trường hợp hay không. Ví dụ

- Người ta đã phát hiện các tương ứng phụ âm /ớ/ và /d/; /tw/ và
/tsv/; /p/ và /pf/… giữa tiếng Anh và tiếng Đức qua các dãy từ như:

Anh: thick, thing, bathy.. twice, twelve, twenty.

Đức: die, ding, bad,…zweiman, zwolf, zwanzig,…

- Khi so sánh các loại từ có âm đầu /k/ hoặc /tl/ của tiếng Mường với
hàng loạt từ có âm đầu /‘…’/ hoặc /‘…’/ trong tiếng Việt người ta kết luận
được rằng tiếng Mường và tiếng Việt co tương ứng /k/ - /‘…’/ và /tl/ - /‘…’/.

Cần lưu ý một tình hình đặc biệt là: hiện tượng vay mượn từ giữa các
ngôn ngữ thì rất hay gặp; nhưng vay mượn một hình thức ngữ pháp thì cực kì
hiếm hoi. Vì thế, nếu tìm được những tương ứng thuộc lĩnh vực ngữ pháp
(hình thái học) giữa hai ngôn ngữ, thì sự tương ứng đó rất có giá trị. Chẳng
hạn, so sánh hệ hình thái tiếng Anh với tiếng Đức, ta thấy rõ là có những
tương ứng đều đặn sau đây:

Tiếng Anh Tiếng Đức


sing- sang- sung sing- sang-gesungen
drink-drank-drunk trink- trank-getrunken

sink-sank-sunk sink-sank-gesunken
/i/ -/æ/-/^/ /i/ - /a/ - /u/

small-smaller-smallest klein-kleiner-kleinste

quick-quickerquickest schnell-schnellerschnellste

rich-richer- richest reich-reicher-reichste


‘…’ - er - est ‘…’ – er - ste

3.b. Xác định niên đại và phục nguyên.

b.1. Sau khi lập được những thế tương ứng của các yếu tố, các dạng,
người ta tiến tới xác định xem dạng nào cổ hơn dạng nào; hay là cả hai cùng
bắt nguồn từ một dạng thứ ba cổ hơn. Có làm như thế mới tái lập được dạng
cổ của chúng. Mỗi dạng được xác định là cổ hơn và vừa tái lập được,
phương pháp so sánh lịch sử gọi là một nguyên bình; và khi ghi chúng lên
mặt giấy, người ta thường đánh một dầu ở đẳng trước. Ví dụ: taner, *bl, *kl,
*kr…

Thực ra, phục nguyên các nguyên hình là các công việc tốn nhiều công
sức nhất và đòi hỏi phải tỉ mỉ. Ta có thể quan sát quá trình phục nguyên Ấn -
Âu của số từ bảy qua các từ tương ứng của tiếng Hi Lạp, Latin và Sanskrit;
để có một hình dung sơ qua về sự phức tạp đầy thú vị của nó.

1 + Trước hết, nhìn vào các từ tương ứng ta thấy dạng của chúng như
sau:

Sanskrit: Sapta

Hi Lạp: hepta

Latin: Septem.

Lập bảng đối chiếu thành phần âm thanh các từ và theo nguyên tắc số
đông ta được:

s a p t a φ
h e p t a φ
s e p t e m
Nhìn theo cột dọc, số đông sẽ cho phép ta phục nguyên được dạng cổ
của chúng là Septa.

2 + Bây giờ ta xem xét các khả năng biến đổi âm vị học có cho phép ta
phục nguyên được như thế hay không.

/s/ - /h/ (+)

/a/ - /e/ (+)

/e/ - /a/ (+)

/φ/ - /m/ (-)

Trên thực tế, không thể có khả năng ở dạng gốc có âm cuối zero, rồi về
sau zero biến đổi thành /m/. Vậy chỉ có thể nghĩ tới khả năng vốn xưa nó
có /m/ rổi âm này bị rụng đi. Vì thế dạng phục nguyên cần sửa lại là
Septam. 

3 + Cuối cùng, ta phải kiểm tra xem những biến đổi được ta giả định là
như thế…, như thế… có phù hợp hay không với những biến đổi mẫu mực, đã
được khẳng định là chắc chắn có trong các ngôn ngữ đó.

/s/ Ấn Âu -> /b/ Hi Lạp (+)

/e/ Ấn Âu -> /a/ Sanskrit (+)

/a/ Ấn Âu -> /φ/ Latin (+)

/m/ Ấn Âu -> /φ/ Sanskrit (-)

-> /φ/ Hi Lạp (-)

Người ta thường thấy tiếng Hi Lạp và Sanskrit thường không có hiện


tượng rụng /m/ ở cuối từ. Vậy cái dạng vừa được sửa chữa Septam là không
chấp nhận được. Tuy nhiên, nhìn rộng hơn, người ta đã phát hiện ra hiện
tượng /a/ trong tiếng Hi Lạp và Sanskrit đôi khi lại có nguồn gốc từ âm /m/ Ấn
Âu mà ra. Đó là một âm mang tính chất nửa nguyên âm, nửa phụ âm, và
chính nó đã biến thành /em/ trong tiếng Latin. Đến đây, thế là rõ. Dạng tái lập
(phục nguyên) cuối cùng phải là Septem.

b.2. Từ chỗ phục nguyên được dạng cổ, so sánh với các dạng có sau,
ta mới vạch ra được các sự kiện ngôn ngữ đã diễn biến trong lịch sử như thế
nào. Mặt khác, lại phải cố gắng phục nguyên được càng nhiều sự kiện ngôn
ngữ và càng toàn diện ở các mặt của cấu trúc ngôn ngữ càng tốt; để tiến tới
mục tiêu lí tưởng là phục nguyên được cấu trúc hoàn chỉnh của ngôn ngữ mẹ
(ngôn ngữ nguyên sơ) ban đầu.

3.c. Căn cứ vào kết quả của hai bước làm việc trên đây và cân nhắc tới
nhiều phương diện khác bằng những phương pháp và thủ tục cụ thể (nhiều
khi rất phức tạp) người ta mới xác định được mức độ thân thuộc nhiều hay ít
giữa các ngôn ngữ, để làm một việc có thể coi là cuối cùng trong nghiên cứu
cội nguồn, là quy chúng vào nhóm nào trong các chi (nhánh) thuộc ngành và
dòng nào trong các ngữ hệ (họ ngôn ngữ).

Một ngữ hệ thường được biểu diễn dưới dạng sơ đồ hình cây và được
gọi là cây ngữ hệ hoặc cây ngữ tộc. Chẳng hạn, người ta đã dựng cây ngữ hệ
Ấn Âu; hoặc M.Ferlus đã dựng cây ngữ hệ của ngữ hệ Nam phương như sau:

Sơ đồ NGỮ HỆ PHƯƠNG NAM.

4. Kết quả phân loại.

Kết quả của việc phân loại các ngôn ngữ theo cội nguồn cho ta các ngữ
hệ. Trong mỗi ngữ hệ lại phân chia ra các dòng. Từ các dòng, chia ra các
ngành, rồi các ngành chia ra các chi nhánh. Mỗi chi (nhánh) lại còn có thể
chia ra các nhóm gồm những ngôn ngữ cụ thể.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã xác định được nhiều ngữ hệ mà trong
số đó, có những ngữ hệ lớn thường hay được nhắc đến như:

4.1. Ngữ hệ Ấn Âu. Ngữ hệ này gồm những dòng chính như: dòng Ấn
Độ, dòng Iran, dòng Bantic, dòng Slave, dòng German, dòng Roman, dòng Hi
Lạp. Anbani..
Tiếng Nga. Ba Lan, Chec, Slovac, Bungari… thuộc dòng Slave. Tiếng
Anh, Đức, Hà Lan… thuộc dòng German. Tiếng Latin, Italia, Pháp, Tây Ban
Nha, Bồ Đào Nha, Rumani… thuộc dòng Roman.

4.2. Ngữ hệ Sêmít có các dòng chính như: dòng Sêmít, dòng Ai Cập,
dòng Kusit, dòng Becbe, dòng Sát-Hamít.

4.3. Ngữ hệ Thổ (Nhĩ Kì) gồm các ngôn ngữ như: Thổ Nhĩ Kì, Kiếcghiđi,
Tácta, Azecbaizan…

4.4. Ngữ hệ Hán - Tạng có các dòng chính như: dòng Hán, dòng Tạng-
Miến…

4.5. Ngữ hệ Nam phương gồm các dòng chính như: dòng Nam Thái
(Austro Thái), dòng Nam Á (Austroasiatique). Trong dòng Nam Á có các
ngành: Nahali, Munđa, Nicôba và Môn - Khmer.

Theo M. Ferlus và một số nhà nghiên cứu khác trong và ngoài Việt
Nam, tiếng Việt, tiếng Mường nằm trong nhóm Việt - Mường, ngành Môn -
Khmer thuộc dòng Nam Á cùng với các nhóm ngôn ngữ BaNa, KhaMú, KaTu,
Khmer… trong ngữ hệ Nam phương (Austrique).

II. PHÂN LOẠI NGÔN NGỮ THEO LOẠI HÌNH

1. Phương pháp và mục đích

Mỗi cách phân loại ngôn ngữ dùng một phương pháp so sánh khác
nhau. Phân loại theo cội nguồn thì như trên đã nói dùng phương pháp so
sánh lịch sử làm căn bản, để tìm cội nguồn và quan hệ cội nguồn của các
ngôn ngữ.

Nghiên cứu phân loại các ngôn ngữ theo loại hình thì dùng phương
pháp so sánh loại hình. Từ đây đã hình thành bộ môn loại hình học. Một trong
những mục đích quan trọng ở đây là xác định các kiểu loại hình (typs) ngôn
ngữ dựa trên những dấu hiệu cấu trúc cơ bản của chúng, rồi phân loại, sắp
xếp các ngôn ngữ vào các loại hình ấy.
Một "loại hình ngôn ngữ" thường được biểu hiện là một cái mẫu trừu
tượng, trong đó bao gồm một hệ thống các đặc điểm có liên quan với nhau,
chi phối lẫn nhau, cái này đòi hỏi phải có cái kia hoặc giả định sự vắng mặt
của cái kia… (Ví dụ, nếu một loại hình ngôn ngữ nào đó có phạm trù cách
hoặc giống thì người ta suy ra được rằng thể nào nó cũng cố phạm trù số)

Muốn xác định loại hình và phân loại theo loại hình, nguời ta phải áp
dụng các thủ pháp làm việc của loại hình học, phân tích so sánh các sự kiện
để phát hiện sự đẳng cấu (isomorphism) trong các ngôn ngữ.

Nếu so với nghiên cứu ngôn ngữ khu vực và sự tiếp xúc ngôn ngữ thì
rõ ràng là so sánh loại hình có những yêu cầu riêng. Nghiên cứu ngôn ngữ
khu vực và sự tiếp xúc ngôn ngữ áp dụng phương pháp so sánh vừa có nét
giống với so sánh lịch sử, lại vừa có nét giống với so sánh loại hình. Mục đích
của nó không thuần túy chỉ là đi tìm quan hệ nguồn gốc hay quan hệ đảng
cấu về mặt loại hình. Nó "đi tìm kiếm” và phát hiện sự giống nhau cũng như
những xu thế phát triển gặp nhau giữa các ngôn ngữ trong vùng nhờ sự tiếp
xúc văn hóa hoặc vị trí gán nhau giữa các dân tộc trong khu vực.

2. Kết quả phân loại

Hiện nay, bảng phân loại các ngôn ngữ gồm bốn loại hình: loại hình
hòa kết, chắp dính, đơn lập, đa tổng hợp; đã được đa số các nhà nghiên cứu
chấp nhận.

2.1. Loại hình ngôn ngữ hòa kết (flexional)

Loại hình ngôn ngữ này có một tên gọi khác nữa, cũng tương đối phổ
biến là loại hình khuất chiết. Nó bao gồm chủ yếu các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ
Ấn Âu, ngữ hệ Sêmít và một số ngôn ngữ ở châu Phi.

Loại hình này thể hiện ba đặc trưng cơ bản sau đây:

a) Trong hoạt động ngôn ngữ, từ có biến đổi hình thái, tức là từ nó đòi
hỏi từ kia sự hợp dạng. Điều này cũng có nghĩa rằng, ở đây, ý nghĩa ngữ
pháp của từ, các quan hệ ngữ pháp của từ, được thể hiện ngay trong bản
thân từ. Ví dụ một câu tiếng Nga.
‘…’.

Hình thái ‘…’ của động từ ‘…’ là để phù hợp với (hợp dạng với) ngôi, số
của chủ ngữ ‘…’.

Hình thái ‘…’ của danh từ ‘…’ là để phù hợp với đòi hỏi của động từ, thể
hiện ý nghĩa bổ ngữ, cách bốn, số ít, giống cái…

Các biến đổi i-me; he-him, they-them… work-worked; play-played…


trong tiếng Anh, cũng để phục vụ cho yêu cầu hợp dạng như vậy.

Ngoài sự biến đổi bằng các biến tố ở cuối từ cho hợp dạng, các ngôn
ngữ hòa kết còn có nhiều hiện tượng được gọi là "biến tố bên trong" cũng với
mục đích như vừa nêu trên. Chẳng hạn có thể kể ra:

- Biến đổi số ít - số nhiều của danh từ

man- men; goose geese… (tiếng Anh)

‘…’; ‘…’ (tiếng Nga)

- Biến đổi thời hiện tại - quá khứ của động từ:

take -took; see- saw… (tiếng Anh)

sing - sang, trink -trank… (tiếng Đức)

- Biến đổi thể hoàn thành - thể chưa hoàn thành:

‘…’; ‘…’ (tiếng Nga)

b) Sự đối lập căn tố - phụ tố trong các ngôn ngữ hòa kết là rất rõ rệt.
Mặt khác, chúng được kết hợp với nhau rất chặt đến nỗi căn tố cũng không
thể đứng một mình, mà chỉ tồn tại và hoạt động được khi đi kèm với phụ tố
mang những ý nghĩa ngữ pháp nhất định. Ngược lại, phụ tố lại cũng chỉ thể
hiện được các ý nghĩa ngữ pháp (một cách xác định) khi chúng kết hợp với
căn tố. Ví dụ, trong tiếng Nga, căn tố ‘…’ phải đúng trong kết hợp với phụ tố
-a (hoặc -e - y- CLM) và ngược lại các phụ tố đó cũng phải trong kết hợp với
căn tố ‘…’ để cho các hình thái: ‘…’, ‘…’, ‘…’ … thì chúng mới tồn tại và hoạt
động được.
c) Trong các ngôn ngữ thuôc loại hình hòa kết, một ý nghĩa ngữ pháp
có thể được biểu hiện bằng nhiều phụ tố; và ngược lại, nhiều ý nghĩa ngữ
pháp có thể được biểu diễn đồng thời bằng một phụ tố. Tức là ở đây, sự
tương ứng giữa phụ tố với ý nghĩa ngữ pháp không phải là một đối một một
cách chặt chẽ.

Chẳng hạn, phụ tố a trong từ pyKa trên kia, chi một mình nó đã đồng
thời biểu diễn các ý nghĩa: cách một, số ít, giống cái của danh từ: Còn ý nghĩa
giống cái có thể được biểu diễn bằng a trong ‘…’ (cách 1, số ít) bằng y trong
‘…’ (cách 4 số ít), bằng ‘…’ trong ‘…’(cách 5 số ít).

Khi nghiên cứu các ngôn ngữ hòa kết, người ta còn chia chúng thành
hai nhóm (hai tiểu loại hình) gọi là nhóm các ngôn ngữ hòa kết phân tích và
nhóm các ngôn ngữ hòa kết tổng hợp.

Các ngôn ngữ hòa kết phân tích (điển hình là tiếng Anh; và trong chừng
mực đáng kể, kể cả tiếng Pháp nữa) giảm bớt sự biến đổi hình thái của từ và
tăng cường sử dụng từ hư, trật tự từ, ngữ điệu… để diễn đạt các quan hệ
ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp. Nói cách khác, chúng gia tăng các phương
tiện bên ngoài từ để thể hiện các ý nghĩa đó.

Ví dụ 1. Dùng từ hư trong tiếng Pháp, tiếng Anh:

L’ami-les ami; la maison - les maisons… (tiếng Pháp)

shall, will + V (động từ)… (tiếng Anh)

Ví dụ 2. Dùng trật tự từ trong tiếng Pháp, tiếng Anh:

papier de décor - décor de papier… (tiếng Pháp)

tap water - water tap; garden flower - flowergarden… (tiếng Anh)

Ví dụ 3. Dùng ngữ điệu trong tiếng Anh:

(Đừng đưa cái đó cho tất cả mọi người - ngụ ý rằng chỉ đưa cho một vài
người thôi).
Các ngôn ngữ hòa kết tổng hợp, ngược lại, mang đẩy đủ ba đặc trưng
loại hình cơ bản nêu trên; và tăng cường tính tổng hợp với tất cả sức mạnh
và sự nổi trội của chúng.

Nhóm các ngôn ngữ hòa kết tổng hợp bao gồm các ngôn ngữ dòng
Slave nói chung, cùng với tiếng Đức, tiếng Latin, tiếng Hi Lạp cổ, tiếng
Sanskrit, nhiều ngôn ngữ dòng Roman (trừ tiếng Anh, tiếng Pháp), các ngôn
ngữ họ Sêmít như tiếng Arập, tiếng Do Thái cổ… Điển hình nhất cho nhóm
ngôn ngữ này mà chúng ta quen biết là tiếng Nga.

2.2. Loại hình ngôn ngữ chắp dính (agglutinate)

Nếu trong một ngôn ngữ có hiện tượng cứ nối tiếp thêm một cách máy
móc, cơ giới vào căn tố nào đó một hay nhiều phụ tố; mà mỗi phụ tố đó lại chỉ
luôn luôn mang một ý nghĩa ngữ pháp nhất định thôi; thì người ta bảo hiện
tượng đó là hiện tượng chắp dính; hoặc hiện tượng thể hiện tính chắp dính.

Loại hình ngôn ngữ chắp dính bao gồm những ngôn ngữ có tính chắp
dính. Loại hình này có ba đặc điểm cơ bản nhất là:

a) Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp của từ được biểu diễn ngay
trong bản thân từ bằng phương tiện phụ tố. Điều này cũng giống với các ngôn
ngữ hòa kết. Ví dụ một ngôn ngữ họ Thổ dùng hậu tố -lar hoặc -dor để thể
hiện ý nghĩa ngữ pháp số nhiều của danh từ.

adam (người đàn ông) - adamlar (những người đàn ông)

kadin (người đàn bà) - kadinlar (những người đàn bà)

col (bàn tay) - coldor (những bàn tay) 

b. Căn tố nói chung hầu như không biến đổi hình thái và co thể tồn tại,
hoạt động độc lập được khi không có phụ tố đi kèm. Điều này khác với căn tố
của ngôn ngữ loại hình hòa kết: căn tố ở đây có thể hoạt động tách biệt với
phụ tố. So sánh:

adam - udamlar

col - coldor
ev - evler

c. Mỗi phụ tố chắp dính luôn luôn chỉ biểu diễn một ý nghĩa ngữ pháp;
và ngược lại, mỗi ý nghĩa ngữ pháp bao giờ cũng được biểu thị bằng một phụ
tố riêng. Bởi thế, trong hoạt động ngôn ngữ; độ dài của từ có thể tương đối
lớn. Vì các phụ tố cứ được nối tiếp vào căn tố một cách “tự động" để biểu
diễn cho đủ những ý nghĩa ngữ pháp cần thiết phải diễn đạt.

Ví dụ:

ev - căn phòng

evi - căn phòng của tôi

eviden - Từ căn phòng của tôi (ra)

evleriden – từ những căn phòng của tôi (ra)

Các ngôn ngữ họ Thổ (nhu tiếng Thổ Nhĩ Kì, Kazak, Kiecghidi,
Tuolmenia, Azecbaizan, Kaza -Tacta…). Các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Ugô-
Phần Lan, tiếng Ban Tu ở châu Phi… là những ngôn ngữ điển hình cho loại
hình chắp dính. Ngoài ra, tiếng Mông Cổ, Nhật Bản, Triều Tiên, một số ngôn
ngữ của thổ dân châu Úc, châu Mĩ cũng được một vài nhà nghiên cứu xếp
vào loại hình này.

2.3. Loại kình ngôn ngữ đơn lập (isolate)

Bên cạnh tên gọi đơn lập thường dùng, loại hình ngôn ngữ này còn
được gọi là ngôn ngữ phi hình thái, ngôn ngữ không biến hình ngôn ngữ đơn
tiết, phân tiết… tùy theo người ta nhấn mạnh vào đặc trưng này hay đặc trưng
kia của chúng.

Tiếng Việt, tiếng Hán và các ngôn ngữ vùng Đông Nam Á được gọi là
tiêu biểu cho loại hình ngôn ngữ đơn lập; đặc biệt là tiếng Việt và tiếng Hán
cổ đại. Ngoài ra loại hình này cũng bao gồm cả tiếng Aranta ở châu úc, tiếng
Êvê, tiếng Joruba ở châu Phi.

Loại hình ngôn ngữ đơn lập thể hiện 4 đặc điểm chính.
a) Trong hoạt động ngôn ngữ, từ không biến đổi hình thái; tức là chúng
không đòi hỏi ở nhau sự hợp dạng như trong các ngôn ngữ hòa kết. So sánh:
Tôi nhìn họ.

Họ nhìn tôi

(Các từ tôi, họ làm chủ ngữ hay bổ ngữ đều không biến đổi hình thái,
động từ cũng không biến đổi theo ngôi, số của chủ ngữ… Trong khi đó, ở
tiếng Anh chắc chắn phải có sự biến đổi I - me, they - them; tiếng Nga phải có
sự biến đổi ‘…’-‘…’, ‘…’-‘…’…)

b) Các quan hệ ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu
bằng từ hư và trật tự từ. Vỉ dụ:

- Dùng từ hư

người – những người (Việt)

rien - kompung rien - rien hơi (Khmer)

học - đang học - học rồi (Việt)

- Dùng trật tự từ

của trước - trước cửa (Việt)

tiền môn - môn tiền (Hán)

Mdai top oi băư: Mạ (vừa) mới cho bú (Khmer); Kon dzurn top mdai oi
bãư: Con có khóc mẹ mới cho bú.

c) Nhiều ngôn ngữ trong loại hình đơn lập (điển hình là tiếng Hán, tiếng
Việt) có một loại đơn vị đặc biệt thường được gọi là hình tiết. Hình tiết là đơn
vị có nghĩa (hoặc luôn luôn có khả năng mang nghĩa mà vỏ âm thanh của nó
lại trùng khít với một âm tiết (đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất). Chính bởi
vậy mà nó có khả năng khi thì được sử dụng, đi vào hoạt động với tư cách
một từ, khi thì lại chỉ được dùng với tư cách yếu tố cấu tạo từ (hình vị). Ví dụ:

Tiếng Việt: tre - tre pheo; vàng - cá - cá vàng…

Tiếng Hán hsien sheng - tiên sinh: (người) sinh trước


hsien sheng - tiên sinh: tự xưng gọi người đáng kính, sinh trước - ngài.

Thế cho nên, hệ quả là các ngôn ngữ trong loại hình này, việc xác định
ranh giới từ trong ngữ lưu càng trở nên phức tạp và khó khăn hơn; câu
chuyện về phân định từ ở đây, cho đến nay vẫn còn có nhiều điều phải bàn đi
tính lại. Chẳng hạn trong tiếng Việt, đứng trước các chuỗi hai hình tiết như:
hờn giận, yêu thương, thương nhớ, trước sau, to béo, cao lớn, nhường nhịn,
đi lại, ra vào… người ta thường phải biện luận không ít trước khi khẳng định
một thái độ đối xử với chứng là một từ hay hai.

d) Hiện tượng cấu tạo từ bằng phụ tố rất ít hoặc hầu như không phát
triển trong các ngôn ngữ đơn lập (ví dụ tiếng Việt, tiếng Mường). (Nói rằng rất
ít, không có nghĩa là hoàn toàn không có. Ta có thể quan sát thấy một số phụ
tố trong các tiếng như: Khmer, Chàm, Kơ Ho, Pa Kô-Taôih, Mnông - Preh…
nhưng chúng ít và hoạt động yếu).

Vì thế quan hệ dạng thức (quan hệ về mật hình thái) giữa các từ yếu
đến mức dường như là chúng tồn tại rất "rời rạc", rất "tự do” trong câu. Có lẽ
tên gọi rời rạc hay đơn lập (isolate) trước hết đã xuất phát từ tình hình đó.
Chẳng hạn, trong tiếng Việt, ta thấy hàng loạt những trường hợp như: cha mẹ
- mẹ cha; trước sau - sau trước; Làng xóm -xóm làng; bé nhò – nhỏ bé…
hoặc người bạn học.

Mặt khác cũng bởi tính hình thái của từ yếu như thế, quan hệ hình thái
yếu như thế, cho nên mới có người quan niệm rằng ngôn ngữ đơn lập là ngôn
ngữ không có từ loại. Chẳng hạn, xem trong tiếng Việt.

- đẽo cày - đi cày ngoài đồng - cày ruộng

- mua cá - cá khô - Trên trài, dưới cá, chỗ nào cũng cá, góc chợ nào
cũng cá.

- Nhà này cũng gỗ lim cả.

(Danh từ cá, cụm danh từ gỗ lim vừa đứng ở vị trí của danh từ lại vừa
đứng được ở vị trí điển hình của động từ.)
2.4. Loại hình ngôn ngữ đa tổng hợp (polysynthetic)

Các ngôn ngữ đa tổng hợp còn được gọi tên là ngôn ngữ hỗn nhập hay
ngôn ngữ lập khuôn, vì chúng có hai đặc điểm nổi bật như sau:

a) Có một loại đơn vị đặc biệt, vừa là từ vừa là câu, được cấu tạo trên
cơ sở động từ. Trong đơn vị đó, có thể có mặt luôn cả bổ ngữ, trạng ngữ; và
nhiều khi gồm cả chủ ngữ. Đơn vị đo, người ta gọi là đơn vị lập khuôn.

Như vậy ở đây có thể xem cơ cấu ngữ pháp của phát ngôn cũng đồng
thời là cả cấu ngữ pháp của từ.

Ví dụ: Nitampenda - Tôi sẽ yêu nó.

Atakupenda - Nó sẽ yêu anh.

Trong hai phát ngôn này (cũng đồng thời là hai đơn vị lập khuôn - tiếng
Suakhili) đều có động từ (penda) làm cơ sở. Chúng (phát ngôn) bao gồm cả
chủ ngữ a(nó), ni (tôi) lẫn bổ ngữ ku (anh), m (nó) và yếu tố chi thời của động
từ: ta (sẽ).

b) Đặc điểm thứ hai như một hệ quả rút ra từ đặc điểm thứ nhất: Các
ngôn ngữ đa tổng hợp vừa có nét giống với ngôn ngữ chắp dính ở chỗ: chúng
cũng tiếp nối các hình vị vào với nhau; lại vừa có nét giống với các ngôn ngữ
hòa kết ở chỗ: khi kết hợp các hình vị với nhau, có thể có biến đổi vỏ ngữ âm
(dạng thức) của hình vị. So sánh:

Atakupenda - nó - chủ ngữ = a

Nitampenda - nó - bổ ngữ = m

Trên thực tế, tính đa tổng hợp (hỗn nhập, lập khuôn) của loại hình ngôn
ngữ này thể hiện ở một số lượng không nhiều các đơn vị lập khuôn. Nói cách
khác, người ta ít gặp loại đơn vị này vì chúng chỉ chiếm khoảng 2 - 3% tổng
số từ mà thôi. Chính vì lẽ đó mà đã có những ý kiến phê phán việc tách các
ngôn ngữ đa tổng hợp như trên thành một loại hình riêng.
Những nhà nghiên cứu chủ trương xác lập loại hình này và tách nó
riêng biệt ra, thường quy vào đây các ngôn ngữ: Sucôt, Camsat, Suakhili, một
số ngôn ngữ vùng Capcaz và một số ngôn ngữ Á cổ.

3. Ghi chú thêm cho cách phân loại theo loại hình

Ở mức lí tưởng, mỗi loại hình ngôn ngữ phải là một cái mẫu trong đó
bao gồm một hệ thống thuần khiết các đặc điểm đặc thù cho loại hình đó. Thế
nhưng thực tế tình hình bức tranh phân loại không đơn giản vậy. Trước hết,
ranh giới loại hình không phải là một bức tường thành "bất khả xâm phạm”.
Không phải rằng: một ngôn ngữ đã thuộc một loại hình thì tất cả mọi yếu tố
trong hệ thống và cấu trúc của nó đều phải mang đặc điểm của loại hình đó;
mà ngược lại, một ngôn ngữ thuộc loại hình này vẫn có thể "để lọt" vào trong
mình những hiện tượng; những yếu tố mang đặc trưng của loại hình khác; chỉ
có điều, những hiện tượng và yếu tố đó gồm một số lượng nhỏ, đồng thời
không đủ "tính trội" để "phá vỡ những đặc trưng loại hình điển hình của nó"
mà thôi. Ta có thể thấy điều đó qua phân tích vài ví dụ.

Ví dụ 1. Trong tiếng Nga, một ngôn ngữ hòa kết điển hình, Tgười ta vẫn
gặp hiện tượng mang tính phân tích, hoạt động theo cơ chế phân tích tính,
thể hiện ý nghĩa ngữ pháp một cách đối lập".

Ví dụ 2. Hiện tượng thêm đuôi -‘…’ biểu thị ý nghĩa phản thân cho động
từ tiếng Naa; hoặc thêm đuôi -ed để biểu diễn ý nghĩa quá khứ cho động từ
tiếng Anh… Chúng ta đều biết rõ cả: ‘…’, ‘…’... wanted, loved, sarted…

Người ta bảo đó làf những hiện tượng mang tính chắp dính lọt vào
trong hai ngoon ngữ thuộc loại hình hòa kết này; bởi vì yếu tố ‘…’ và -ed
được tiếp hợp vào động từ "một cách chắp dính".

Tuy có những điếu như trên, nhưng việc phân loại ngôn ngữ theo loại
hình vẫn không bị ảnh hưởng gì. Ngay cả việc tách ra nhóm các ngôn ngữ
hòa kết phân tích và nhóm các ngôn ngữ hòa kế tổng hợp cũng vậy: các ngôn
ngữ hòa kết phân tích thì bớt đặc trưng và mức độ tổng hợp tính, tăng cường
đặc trưng phân tích tính; còn các ngôn ngữ hòa kết tổng hợp thì lại giảm bớt
tối đa các biểu hiện phân tích tính và tăng cường triệt để các đặc trưng tổng
hợp tính. Không phải vì một vài hiện tượng "khác lạ" hoặc "để lọt vào" mà có
thể làm phá vỡ được những đặc trưng loại hình của một ngôn ngữ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH (PHẦN I)

1. J.Aitchison. Ngôn ngữ học đại cương. ST Pauls house warwichk


lane. London EC4.1972 (tiếng Anh).

2. V.G. Gak. Ngữ pháp lí thuyết tiếng Pháp, Nxb Đại học, Moskva, 1979
(tiếng Nga).

3. B.N. Golovin. Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Đại học, Moskva, 1983
(tiếng Nga).

4. Hoàng Thị Châu. Tiếng Việt trên các miền đất nước. Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội, 1989.

5. L. Hjelmslev. Ngôn ngữ. Bản dịch tiếng Việt - Đại học Tổng hợp, Hà
Nội, 1973.

6. V.I. Kodukov. Dẫn luận ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, Moskva, 1979
(tiếng Nga).

7. G.A. Klimov. Âm vị và hình vị. Nxb Khoa học, Moskva, 1967 (tiếng
Nga).

8. V.A. Kochergina. Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Đại học Tổng hợp
Moskva, 1979 (tiếng Nga).

9. Triệu Nguyên Nhiệm. Ngôn ngữ và các hệ thống biểu trưng. Bản dịch
tiếng Việt - Đại học Tổng hợp Hà Nội.

10. A. A. Rephormatskij. Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục,
Moskva, 1967 (tiếng Nga).

11. N. V. Stankevich. Loại hình các ngôn ngữ, Nxb Đại học và thcn, Hà
Nội, 1982.
12. JU. Stepanov. Những cơ sở của ngôn ngữ học đại cương, Bản dịch
tiếng Việt, Nxb Đại học và thcn, Hà Nội, 1984.

13. Viện hàn lâm khoa học Liên Xô. Những phương pháp nghiên cứu
cội nguồn ngôn ngữ, Tập 3, Ngôn ngữ học đại cương (Bản dịch tiếng Việt -
Viện Ngôn ngữ học Viện Khxh Việt Nam).

NHỮNG TÀI LIỆU SINH VIÊN CẦN ĐỌC

14. Mác-Ăngghen-Lênin bàn về ngôn ngữ. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1962.

15. V.B. Kasevich. Những yếu tố cơ sở của ngôn ngữ học đại cương.
(Bản dịch tiếng Việt), Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1982.

Đọc từ mục 1 đến mục 38, mục 52 đến mục 67.

16. F. de. Saussure. Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Nxb Khoa học
xã hội- Hà Nội, 1373. Đọc các mục:

Phàn dẫn luận: chương I đến chương V

Phần thứ nhất: chương I, chương II

Phần thứ hai: chương V, chương VI

Phần thứ năm: chương II, IV, V

Phần 2. CƠ SỞ NGỮ ÂM HỌC VÀ NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT

Chương 5. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TẦM


QUAN TRỌNG CỦA NGỮ ÂM HỌC

I. ĐỐI TƯỢNG CỦA NGỮ ÂM HỌC

1. Ngữ âm là gì?

Ngôn ngữ, như chúng ta đã đề cập đến ở phần I, là phương tiện giao
tiếp quan trọng nhất của con người. Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh rằng,
ngay từ khi mới xuất hiện, ngôn ngữ đã tồn tại dưới hình thức âm thanh. Con
người giao tiếp được với nhau chính là nhờ ở hĩnh thức vật chất này. Mặt âm
thanh đã làm nên tính chất hiện thực của ngôn ngữ. Bởi vậy, nói đến ngôn
ngữ là nói đến ngôn ngữ bằng âm thanh. Hiện nay chưa có dân tộc nào dùng
một ngôn ngữ phi âm thanh để trao đổi tư tưởng.

Trong ngôn ngữ học, người ta gọi hình thức âm thanh của ngôn ngữ là
ngữ âm. Ngữ âm, vì vậy, là cái vỏ vật chất của ngôn ngữ, là hình thức tồn tại
của ngôn ngữ.

Ngữ âm là âm thanh nhưng không phải bất kì âm nào do con người


phát cũng là ngữ âm. Tiếng nấc, tiếng ho, tiếng ợ không phải là ngữ âm vì
chúng không phải là phương tiện biểu đạt của ngôn ngữ, không có chức năng
giao tiếp.

2. Ngữ âm học (phonetics)

Là khoa học nghiên cứu mặt ngữ âm của ngôn ngữ. Tuy nhiên đối
tượng nghiên cứu của ngữ âm học không chỉ là những dòng âm thanh cụ thể
của tiếng nói mà còn là những đơn vị ngữ âm, những quy luật tổ chức, kết
hợp các âm. Ngoài ra, ngữ âm học còn nghiên cứu cả chữ viết - một phương
tiện ghi lại ngôn ngữ bằng văn tự. Ngữ âm học được phân thành ngữ âm học
đại cương và ngữ âm học cục bộ. Ngữ âm học đại cương nghiên cứu những
quy luật ngữ âm chung cho tất cả các ngón ngữ trên thế giới (quy luật kết
hợp, quy luật biến đổi, phát triển của các âm…), những nguyên lí cấu tạo
chung của các âm (như nguyên lí cấu tạo nguyên âm, phụ âm), những
phương pháp nghiên cứu ngữ âm, lí luận chung về cách viết và chính tả,
v.v…

Ngữ âm học cục bộ nghiên cứu ngữ âm của một ngôn ngữ cụ thể, ví dụ
ngữ âm tiếng Anh, ngữ âm tiếng Việt,… Ngữ âm học cục bộ có thể chia nhỏ
thành:

+ Ngữ âm học miêu tả nghiên cứu ngữ âm ở trạng thái hiện đại (đương
đại) của nó, ví dụ ngữ âm học tiếng Pháp hiện đại, ngữ âm học tiếng Nga
hiện đại.
+ Ngữ âm học lịch sử nghiên cứu quá trình phát triển lịch sử của hệ
thống ngữ âm, chẳng hạn quá trình tlăm - trăm; Tlem - Trèm - Chèm; Tlem -
Từ Liêm, blời - giời – trời, … trong tiếng Việt.

Mặt âm thanh của ngôn ngữ, tức ngữ âm, không phải là một hiện tượng
đơn giản. Do tính chất phức tạp của nó, người ta buộc phải xem xét nó từ
nhiều góc độ khác nhau. Theo truyền thống ngôn ngữ học, nó được nghiên
cứu từ các mặt dưới đây.

2.1. Từ mặt sinh vật học (cấu âm)

Mỗi một âm do con người phát ra đều là kết quả của một hoạt động
nhất định của bộ máy phát âm của con người; hơn nữa nó là đối tượng của
sự tri giác thính giác có quan hệ với những quá trình nhất định nẩy sinh từ cơ
thể con người. Nghiên cứu ngữ âm từ mặt sinh lí học tức là nghiên cứu xem
những cơ quan nào tham gia vào việc tạo ra âm thanh ngôn ngữ và quá trình
tạo lập đó diễn ra như thế nào. Đại thể, có thể hình dung quá trình phát âm
như sau:

1) Mệnh lệnh được truyển đi từ vỏ não, từ trung tâm điều khiển nói
năng nằm ở bán cầu não;

2) Sự truyền đạt mệnh lệnh này theo dây thần kinh đến các cơ quan
thực hiện trực tiếp;

3) Sự hoạt động của bộ máy hô hấp (phổi, phế quản, khí quản) cũng
như cơ hoành và toàn bộ lồng ngực;

4) Hoạt động phức tạp của các cơ quan phát âm (dây thanh, lưỡi, môi,
ngạc, hàm dưới…). Toàn bộ những hoạt động của bộ máy hô hấp và của các
cơ quan phát âm tạo ra một âm tương ứng được gọi là sự cấu âm.

Bộ máy phát âm của con người có thể phân chia thành ba bộ phận
chính.

a) Cơ quan hô hấp. Đây là các cơ quan ở lồng ngực như hoành cách,
phế quản, thanh quản, phổi… Nhiệm vụ của các cơ quan hô hấp là cung cấp
mức không khí cần thiết để tạo ra các dao động âm thanh và truyền âm ra
ngoài.

b) Thanh hầu. Đó là cơ quan phát ra âm thanh. Thanh hầu có cấu tạo


như một cái hộp do bốn miếng sụn hợp lại. Bên trong có dây thanh. Dây
thanh có thể rung động theo hướng căng lên hay chùng xuống, mở ra hay
khép vào vì nó gồm hai màng mỏng giống như đôi môi. Dây thanh chính là
nguồn âm. Dây thanh của phụ nữ, trẻ em thường mảnh và căng hơn của đàn
ông, người già, do đó âm phát ra nghe cao hơn.

Thanh hầu là khoang cộng hưởng đầu tiên của bộ máy phát âm.

c) Các khoang cộng hưởng ở phía trên thanh hầu: khoang yết hầu,
khoang mũi, và khoang miệng.

Từ trong thanh hầu, âm được phát ra rất nhỏ nhưng nhờ có các khoang
cộng hưởng ở trên mà được khuếch đại to lên nhiều.

Khoang miệng là một hộp cộng hưởng động, ở đây có các cơ quan
ngôn ngữ quan trọng như môi, ngạc, lợi, răng và đặc biệt là lưỡi. Lưỡi có thể
vận động linh hoạt theo mọi hướng: tiến ra trước, lùi lại sau, nâng cao lên, hạ
xuống thấp, do đó mà làm cho khoang miệng luôn luôn thay đổi. Lưỡi có vai
trò quan trọng như vậy nên đã có hàng loạt thành ngữ nói về nó: Lưỡi không
xương nhiều đường lắt léo; Uốn ba tấc lưỡi; Uốn lưỡi bẩy lần hãy nói (thành
ngữ Pháp); v.v… Thậm chí, ở nhiều ngôn ngữ từ lưỡi đã được dùng để biểu
hiện ý nghĩa "ngôn ngữ, tiếng nói", chẳng hạn tiếng Pháp: langue, tiếng Anh
tongue, tiếng Nga ‘…’. Cùng với lưỡi, hoạt động của môi, hàm dưới… cũng
làm cho hình dáng và thể tích của khoang miệng thay đổi, vì vậy đã tạo ra
được sự muôn màu muôn vẻ cho các âm phát ra.

(xem hình sau - các cơ quan chính trong bộ máy phát âm) 

1. Môi

2. Răng

3. Lợi
4. Ngạc cứng

5. Ngạc mềm (rèm ngạc)

6. Lưỡi con

7. Đầu lưỡi

8. Mặt lưỡi

9. Gốc (cuối) lưỡi

10. Nắp họng

A: Khoang yết hầu

B: Khoang miệng

C: Khoang mũi

Tất cả các cơ quan phát âm có thể chia thành hai loại: các cơ quan chủ
động và các cơ quan thụ động.

Thuộc loại chủ động là những cơ quan vận động được và đóng vai trò
chính khi cấu tạo các âm. Ví dụ: dây thanh, lưỡi, môi, lưỡi con, ngạc mềm.

Những cơ quan thụ động không vận động được và khi cấu âm chúng
giữ vai trò hỗ trợ, kèm theo sự vận động của cơ quan chủ động, ví dụ: lợi,
răng, ngạc cứng. Các cơ quan này thường là những "điểm tựa” để cho các cơ
quan chủ động hướng tới.

2.2. Từ mặt vật lí học (âm học)

Âm thanh của ngôn ngữ có nhiều điểm giống với các âm thanh khác
trong tự nhiên. Nó cũng là kết quả của sự chấn động của các phần tử không
khí trong tự nhiên vốn bắt nguồn từ một vật thể nhất định. Cũng như các âm
thanh thường gặp, âm thanh ngôn ngữ cũng có những thuộc tính vật lí (âm
học) cần được nghiên cứu.

a) Độ cao. Âm thanh phát ra bao giờ cũng ở một độ cao nhất định. Mức
độ cao thấp của âm phụ thuộc vào sự chấn động nhanh hay chậm của các
phần tử không khí trong một đơn vị thời gian nhất định. Nói cách khác, độ cao
của âm phụ thuộc vào tần số dao động. Tần số dao động của dây thanh quy
định độ cao của giọng nói con người. 

b) Độ mạnh. Độ mạnh của âm do biên độ dao động quvết định. Biên độ


dao động càng lớn âm phát ra càng mạnh. Trong ngôn ngữ, phụ âm phát ra
thường mạnh hơn nguyên âm. Độ mạnh còn được gọi là cường độ.

c) Độ dài. Độ dài hay trường độ của âm phụ thuộc vào sự chấn động
lâu hay chóng của các phần tử không khí. Trong tiếng Việt, ví dụ, a trong hai
dài hơn a trong hay.

d) Âm sắc. Âm sắc là bản sắc, là sắc thái riêng biệt của một âm. Cùng
một nốt nhạc nhưng âm thanh của các loại đàn khác nhau sẽ có những sắc
thái khác nhau, Đó là sự khác nhau về âm sắc. Cùng một bài hát và hát ở
cùng một độ cao như nhau nhưng tiếng hát của Thanh Hoa vẫn khác với
tiếng hát của Thu Hiền, đó cũng là sự khác nhau về âm sắc.

Âm sác khác nhau là do:

- Vật tạo ra âm khác nhau, chẳng hạn vật bằng đồng như chuông âm
sẽ khác với vật bằng gỗ như mõ.

- Cách làm cho vật phát ra âm khác nhau, ví dụ dùng phím đánh đàn,
dùng tay bật đàn, dùng cung kéo nhị, v.v…

- Hiện tượng cộng hưởng khác nhau như tiếng nói của một người ở
nhà xây và ở nhà gỗ, v.v… Đây là lí do giải thích vì sao các nhà hát phải có
một kiến trúc đặc biệt.

e) Tiếng động và tiếng thanh. Các phân tử không khí khi chấn động tạo
ra các chuyển động âm thanh nhịp nhàng, điều hòa, có chu kì ta sẽ có tiếng
thanh; ngược lại - các chuyển động không nhịp nhàng, điều hòa sẽ tạo ra
tiếng động. Thường thường, các nguyên âm cho nhiều tiếng thanh còn các
phụ âm - nhiều tiếng động.

Hai mặt sinh vật học và vật lí học vừa nêu trên của việc nghiên cứu ngữ
âm đã làm thành cái mà các nhà ngôn ngữ học xưa nay vẫn gọi là mặt tự
nhiên của nó. Xét thuần túy về phương diện này có thể coi ngữ âm học là một
bộ phận của ngôn ngữ học nghiên cứu những phương thức cấu tạo vầ những
thuộc tính âm học của lời nói của con người. Tuy nhiên, ngữ âm không phải
là một hiện tượng có tính tự nhiên thuần túy. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã
hội. Ngữ âm - mặt biểu đạt của nó - cũng có tính chất xã hội. Vì vậy, cần phải
nghiên cứu ngữ âm từ một mặt khác nữa.

2.3. Từ mặt chức năng xã hội.

Đối với người Việt, đối với xã hội Việt Nam, hai tiếng rác với rắc là hai
vỏ âm thanh của hai từ hoàn toàn khác nhau về nghĩa. Hai tiếng này có ba
yếu tố giống nhau là r, c và "dấu sắc". Sự khác nhau giữa chúng chỉ là ở chỗ
trong rác, a được phát âm dài còn trong rắc thì nó được phát âm ngắn hơn.
Như vậy, đối với người Việt, đối với xã hội Việt Nam, đặc trưng về trường độ
dài rất được coi trọng. Nhờ nó, ta có thể phân biệt được hàng loạt cặp từ kiểu
tám - tắm, bát - bắt, cán - cắn v.v… Ở đây đặc trưng về trường độ có một
chức năng xã hội rõ rệt: phân biệt ý nghĩa của các từ. Tuy nhiên đối với người
Nga, tình hình không phải như thế. Một từ như ‘…’c (tạm ghi và đọc theo chữ
Việt rác) dầu có được phát âm với một nguyên âm ngắn đi chăng nữa (kiểu
như rắc) thì ý nghĩa của từ vẫn không thay đổi; người Nga vẫn hiểu là "con
tôm". Do đó, đối với người nói tiếng Nga, đặc trưng về trường độ không có
chức năng phân biệt nghĩa của từ. Như vậy là cùng một đặc trưng âm học
(trường độ) nhưng xã hội này coi trọng, xã hội khác lại xem thường. Đó là tính
chất xã hội của ngữ âm. Tính chất xã hội của ngữ âm giúp ta giải thích đươcj
vì sao số lượng nguyên âm và phụ âm ở các ngôn ngữ trên thế giới không
như nhau: tiếng Nga có 34 phụ âm và 5 nguyên âm và tiếng Việt có 22 phụ
âm và 16 nguyên âm, v.v.

Tính chất xã hội làm cho hệ thống ngữ âm của các ngôn ngữ trên thế
giới trở nên đa dạng, nhiều vẻ. Vì vậy, khi xem xét một hiện tượng ngữ âm,
người nghiên cứu không thể không quan tâm thích đáng đến chức năng xã
hội của chúng.
Tóm lại, đối tượng của ngữ âm học là ngữ âm với sự xem xét từ ba mặt
của nó: mặt sinh vật học (cấu âm), mặt vật lí học (âm học) và mặt chức năng
xã hội (ngôn ngữ học).

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA NGỮ ÂM HỌC

Do ngữ âm học nghiên cứu cả mặt tự nhiên lẫn mặt xã hội của ngữ âm
cho nên nó đã sử dụng hai loại phương pháp nghiên cứu chủ yếu khác nhau:
một loại thích dụng với các khoa học tự nhiên, một loại thích dụng với các
khoa học xã hội.

Loại thứ nhất là phương pháp quan sát, miêu tả các hiện tượng ngữ
âm. Sự quan sát có thể tiến hành bằng mắt, bằng tai của người nghiên cứu.
Ví dụ, khi quan sát một người nào đó phát âm hai tiếng tu hú người nghiên
cứu nhìn thấy hai môi người phát âm tròn lại và nhô về phía trước. Đó là sự
quan sát trực tiếp. Quan sát còn có thể tiến hành bằng phương pháp gián tiếp
tức là qua máy. Ngữ âm học thực nghiệm đã dùng hàng loạt máy móc hiện
đại để quan sát âm thành lời nói. Chung quy lại có thể phân thành bốn loại
phương tiện chính là:

+ Các phương tiện ghi hình cung cấp những đường ghi trên giấy hay
trên phim ảnh. Những đường ghi này không thể chuyển lại thành âm thanh
mà chỉ có thể xem bằng mát.

+ Các phương tiện ghi âm lên mặt sáp, mặt nhựa, băng từ tính… để khi
cần có thể chuyển các đường ghi thành âm thanh trở lại.

+ Các phương tiện ghi vị trí của các cơ quan cấu âm (máy ảnh. máy
quay phim bằng tia X).

+ Các phương tiện ghi và phân tích âm thanh bằng máy quang phổ,
máy hiện sóng v.v…

Phương pháp quan sát bằng máy cho ta những cứ liệu chính xác. Nó
giúp người nghiên cứu quan sát được những sắc thái quá nhỏ bé của âm
thanh mà thính giác con người không có khả năng nhận biết, phân biệt. Tuy
nhiên nó không phải là phương pháp duy nhất và không phải trong trường
hợp nào cũng có thể thay thế được phương pháp quan sát trực tiếp.

Phương pháp thứ hai vốn thích dụng với các khoa học xã hội là
phương pháp suy luận. Trong ví dụ đã dẫn ở 1.3, từ chỗ người Việt có phân
biệt nghĩa của hai từ rác và rắc, nhà nghiên cứu suy ra được rằng trong tiếng
Việt trường độ có tác dụng phân biệt nghĩa, có một chức năng xã hội.
Phương pháp suy luận dựa trên sự đối chiếu, so sánh các từ để tìm ra cái có
ý nghĩa ngôn ngữ học.

Trong hai loại phương pháp nghiên cứu kể trên, phương pháp quan
sát, miêu tả thường đi trước và là bước chuẩn bị cho phương pháp suy luận.
Song đi trước không có nghĩa là quvết định. Để tìm ra hệ thống nguyên âm,
phụ âm của một ngôn ngữ nào đó, người nghiên cứu không thể không tiến
hành bước thứ hai: bước suy luận. Với ý nghĩa đó mà nói thì chính phương
pháp suy luận mới là phương pháp chủ vếu của ngữ âm học.

III. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGỮ ÂM HỌC

Ngữ âm học có một ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Những thành tựu của nó
đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ngữ âm học đưa ra những cơ sở khoa học để xây dựng âm chuẩn cho
một ngôn ngữ, đặt chữ viết cho các dân tộc chưa có chữ viết và cải tiến hệ
thống chữ viết của các dân tộc đã có chữ viết từ trước.

Kiến thức ngữ âm học rất cần cho việc dạy và học ngoại ngữ. Nếu
người dạy có những tri thức vững chắc về ngữ âm học và người học cũng có
những khái niệm tối thiểu về môn này thì kết quả học tập sẽ tốt hơn, bời vì
người học không đơn thuần "bắt chước" lối phát âm của người nước ngoài
mà tiếp thu nó một cách có ý thức, dựa trên sự so sánh cấu âm của tiếng
ngoại quốc với tiếng mẹ đẻ của mình.

Những tri thức khoa học về ngữ âm học có thể giúp ích cho việc dạy
phát âm, dạy học theo đúng âm chuẩn, dạy chính tả, phân tích cách tổ chức
âm thanh của một tác phẩm thơ, v.v…
Ngoài ra ngữ âm học còn có một vai trò nhất định trong việc khôi phục
lại ngôn ngữ cho những người bệnh mắc chứng mất ngôn do chấn thương sọ
não, những trẻ em câm - điếc từ nhỏ; trong việc kiểm tra sự minh xác của
đường dây trong ngành thông tin, trong việc đặt lời cho ca khúc phù hợp với
nhạc để không tạo nên sự méo mó, sai lạc cho lời ca,

Với các bộ môn khác của ngôn ngữ học như ngữ pháp học và từ vựng
học, ngữ âm học cũng có một tác dụng hỗ trợ nhất định để làm sáng tỏ những
hiện tượng có liên quan đến các bộ môn này (ví dụ, quy luật tổ chức ngữ âm
trong các từ láy v.v..).

Chương 6. ÂM TIẾT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT

I. KHÁI NIỆM ÂM TIẾT

Chuỗi lời nói mà con người phát ra gồm nhiều khúc đoạn dài ngắn khác
nhau. Đơn vị phát âm ngán nhất là âm tiết (syllable). Dù lời nói có chậm lại
đến đâu chăng nữa thì cũng chỉ tách được đến âm tiết là hết. Một câu như
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào. có cả thảy 8 âm tiết.

Cần chú ý rằng đây nói về tính chất không thể phân chia được của âm
tiết về phương diện phát âm còn về phương diện thính giác thì khác. Khi nghe
một âm tiết như ba, người Việt có thể phân nó thành các yếu tố nhỏ hơn b và
c. Sự phân tích ấy hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm đối chiếu các tiếng với
nhau, ví dụ, đối chiếu ba với na, ca, xa… và với bô, be, bi,…

Sở dĩ về phương diện phát âm, âm tiết có tính chất toàn vẹn, không thể
phân chia được là bời vì nó được phát âm bằng một đợt căng của cơ thịt của
bộ máy phát âm. Cứ mỗi lần cơ thịt của bộ máy phát âm căng lên rồi chùng
xuống là ta có một âm tiết. Lời nói của con người là một chuỗi đợt căng chùng
như thế. Có thể biểu diễn quá trình ấy bằng một đường gợn sóng như hình
bên.
Khi phát âm mỗi một âm tiết, các cơ thịt của bộ máy phát âm đều trải
qua ba giai đoạn: tăng cường độ căng, đỉnh điểm căng thẳng và giảm độ
căng. Tương ứng với ba giai đoạn này là sự phát triển của độ vang: tăng
cường độ vang, độ vang cao nhất và giảm dần độ vang. Trên sơ đồ đường
cong hình sin biểu thị quá trình phát âm âm tiết, đỉnh đường cong (cực đại)
tương ứng với giai đoạn thứ hai còn chỗ hõm xuống (cực tiểu thì tương ứng
với độ căng thấp nhất. Đỉnh hình sin là đỉnh âm tiết, chỗ hõm xuống là biên
giới âm tiết. Biên giới giữa các âm tiết, vì vậy, là biên giới giữa hai đợt căng.

Đứng ở vị trí đỉnh âm tiết thường là các nguyên âm (như i và e trong ví


dụ dưới), đôi khi cũng có thể là một phụ âm, ví dụ: table “cái bàn" (trong tiếng
Anh và tiếng Pháp, ở đây nằm ở đỉnh âm tiết). Đứng ở vị trí biên giới là các
phụ âm hoặc bán nguyên âm, chẳng hạn: bàn, học, màu, hai.

Dựa vào cách kết thúc, các âm tiết được chia thành hai loại lớn: mở và
khép. Mỗi loại như thế còn được phân thành hai loại nhỏ hơn. Như vậy có thể
nói về bốn loại âm tiết như sau:

- Những âm tiết kết thúc bằng một phụ âm vang (như: ”mn, "n", "ng”,
"nil"…) được gọi là những âm tiết nửa khép, ví dụ: ánh trăng rằm.

- Những âm tiết kết thúc bằng một phụ âm không vang được gọi là
những âm tiết khép, ví dụ: học tập tốt.

- Những âm tiết kết thúc bằng một bán nguyên âm được gọi là những
âm tiết nửa mở, ví dụ: kêu gọi.

- Những âm tiết kết thúc bằng cách giữ nguyên âm sắc của nguyên âm
ở đỉnh âm tiết được gọi là các âm tiết mở, ví dụ: vo ve, thủ thỉ.

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT

Để chỉ khái niệm âm tiết trong ngôn ngữ học, theo truyền thống người
Việt, thường dùng từ tiếng hoặc tiếng một. Tiếng, tức âm tiết, của tiếng Việt
có những đặc điểm đáng chú ý dưới đây:

1. Có tính độc lập cao.


Trong dòng lời nói, âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng được thể hiện khá
đầy đủ, rõ ràng, được tách và ngắt ra thành từng khúc đoạn riêng. Khác với
âm tiết của một số ngôn ngữ âm tiết tiếng Việt thường không bị nhược hóa
(reduction) hay mất đi. Trong tiếng Nga chẳng hạn, khi nói nhanh [Mariya
Ivanovna] có thể trở thành [marvan:a], ở ngôn ngữ này, như L.R.Zinder nhận
xét: Khi nói nhanh, tất cả những cái gì không có trọng âm đều có thể nhược
hóa đến cùng cực.

Trong một số ngôn ngữ Âu châu, ngoài hiện tượng nhược hóa còn có
cả hiện tượng nối âm (liaison). Bốn âm tiết của tiếng Anh: this is a book khi
kết hợp lại thành câu sẽ được phát âm nối dính với nhau thành: This is a book
(Đây là một quyển sách). Trong tiếng Pháp tình hình cũng hệt như thế.

Ví dụ:

Les amis (Những người bạn)

Vont ils? (Họ có đi không?)

Ở tiếng Nga, hiện tượng nối âm không phổ biến nhưng không phải
không có, ví dụ: Bor OH (Anh ấy đây này).

Trong tiếng Việt không bao giờ có hiện tượng nối âm như trên. Các âm
tiết không hề bị "biến dạng" ở trong lời nói.

im ắng không nói thành i mắng


pháp y không nói thành phá py
thức ăn không nói thành thứ căn
các anh không nói thành cá canh
Khác với âm tiết trong các ngôn ngữ Âu châu, âm tiết nào của tiếng
Việt cũng mang một thanh điệu nhất định (xin xem kĩ ở phần thanh điệu sẽ
trình bày sau). Chính đặc điểm này đã làm cho sự thể hiện của từng âm tiết
trong chuỗi lời nói càng được nêu bật hẳn lên.

Do có sự thể hiện rõ ràng như vậy cho nên việc vạch ra ranh giới giữa
các âm tiết trong tiếng Việt dễ dàng hơn nhiều việc phân chia ranh giới âm tiết
trong các ngôn ngữ Âu châu. Trong tiếng Nga chẳng hạn, khi nghe một người
nào đó phát âm một từ gồm nhiều âm tiết như MecreHKo (nơi, thị trấn), người
mới học tiếng Nga khó xác định được ranh giới âm tiết đi qua đâu; ngắt
thành‘…’.

Vì vậy để xác định rõ ranh giới âm tiết trong những từ phức tạp, các
nhà nghiên cứu thường phải viện đến phương pháp nghiên cứu khách quan,
đặc biệt là cách phân tích lời nói bằng quang phổ. Trong tiếng Việt, trái lại,
các âm tiết được phát ra hết sức khúc chiết, rành rọt, rõ mồn một, cho nên
người nghe có thể nhận biết một cách dễ dàng ranh giới của chúng và số
lượng âm tiết trong một câu nói. Muốn biết được một câu văn hay một câu
thơ có bao nhiều âm tiết, ta có thể xác định bằng cách nghe xem có bao
nhiêu hơi, bao nhiêu "tiếng một" được phát ra. Tính chất tách bạch từng âm
tiết còn được phản ánh trên văn tự: người ta viết rời từng âm tiết (chữ) chứ
không viết liền thành từ như kiểu chữ Nga, chữ Anh, chữ Pháp.

Những điều vừa trình bàv trên đây về sự thể hiện của âm tiết tiếng Việt
chứng tỏ ràng, so với âm tiết trong các ngôn ngữ Âu châu, âm tiết tiếng Việt
có tính độc lập cao hơn hẳn.

2. Có khả năng biểu hiện ý nghĩa

Trong các ngôn ngữ Âu châu, âm tiết chỉ là một đơn vị ngữ âm thuần
túy. Âm tiết nếu bị tách ra khỏi từ chứa nó thì trở nên vô nghĩa hoàn toàn. Một
từ, ví dụ Kupaca của tiếng Nga (giáp bào) nếu tách riêng thành các âm tiết
KU, pa, ca thì đó chỉ là những đơn vị ngữ âm đơn thuần. Trong tiếng Việt,
ngược lại, có một tình hình đáng chú ý là tuyệt đại đa số các âm tiết đều có
nghĩa. Số lượng âm tiết tự thân mang nghĩa chiếm tuyệt đại đa số. Nói cách
khác, ở tiếng Việt gần như toàn bộ các âm tiết đều hoạt động như từ. Có thể
dẫn ra hàng loại ví dụ: mất, dầu, tay, bụng, máy, mưa, gió, nhà, sân, vườn,
học, ăn, ngủ, đẹp, tốt…

Ngoài những âm tiết có nghĩa hiển nhiên như trên, trong tiếng Việt hiện
đại còn một số âm tiết mà hiện nay được coi là vô nghĩa như pheo (trong tre
pheo), núc (bếp núc), lè (xanh lè), v.v… Song nếu lùi lại quá khứ thì những
âm tiết này trước đây đều có nghĩa cả: pheo = tre, núc = bếp, lè = xanh. Dấu
vết ý nghĩa này vẫn ròn lại trong các ngôn ngữ dân tộc, chẳng hạn, trong tiếng
Mường.

Như trên đã nói, tuyệt lại đa số các âm tiết đều là từ đơn. Một số âm tiết
tuy chưa hẳn là một từ hoàn toàn độc lập như các từ đơn nhưng trong những
hoàn cảnh nhất định chúng vẫn có khả năng hoạt động như một từ thực sự.
Âm tiết ngơi trong khổ thơ sau đây là một ví dụ:

Bao bà mẹ từ tim làm mẹ

Yêu quý con như đẻ con ra

Cho con nào áo nào quà

Cho củi con sưởi cho nhà con ngơi

(Tố Hữu)

Âm tiết trong các ngôn ngữ Âu châu không bao giờ có khả năng ấy nếu
đó không phải là một từ đơn thực sự.

Chính vì mỗi âm tiết của tiếng Việt đều có khả năng biểu hiện; nghĩa
cho nên người Việt mới có điểu kiện tạo ra được cách chơi chữ theo lối tách
từ kiểu: có hội mà không có nghị, có nghị mà không có quyết (tách đôi các từ
hội nghị, nghị quyết). Trong thơ ca hiện tượng tách từ ghép để mỗi âm tiết tồn
tại như một từ đơn khá nhiều và thường tạo ra một sự biểu hiện ý nghĩa độc
đáo, chẳng hạn, Nguyễn Du không viết.

Mặt sao dày dạn gió sương

Thân sao ong bướm chán chường bấy thân

Mà viết:

Mặt sao dày gió dạn sương

Thân sao bướm chán ong chường bấy thăn

(Truyện Kiều)

Cách chẻ đôi các từ: dày dạn, gió sương, ong bướm, chán chường rõ
ràng có tác dụng nhấn mạnh hơn hẳn vào tính chất tiều tụy, tàn tạ của nàng
Kiều trước sóng gió của cuộc đời. Các cách nói bướm lả ong lơi, bướm chán
ong chường, ra ngẩn vào ngơ, v.v,.. vì vậy rất hay được các nhà thơ sử dụng.

Áp lực về ngữ nghĩa của các âm tiết tiếng Việt nhiều khi mạnh đến mức
làm cho những âm tiết nước ngoài vốn vô nghĩa vào trong tiếng Việt cũng
được "ban" cho một lượng ngữ nghĩa nhất định. Đây là những trường hợp rút
gọn theo kiểu:

Itali: Ý

Kennơdi: Ken

Đối với người Italia, riêng âm tiết đầu trong tổ hợp bốn âm trên không
có ý nghĩa chỉ tên nước. Ngược lại, âm tiết "Ý" đã được "Việt Nam hóa” hoàn
toàn có thể mang ý nghĩa của cả tổ hợp này.

Ngoài ra, cách nói tắt theo kiểu dồn nghĩa của cả từ đa tiết hoặc của cả
tổ hợp từ chỉ vào một âm tiết nhất định như: cổ-cận-dân (cổ đại, cận đại, dân
gian), cao-xà-lá (cao su, xà phòng, thuốc lá), gạo mậu (gạo mậu dịch) v.v…
Suy cho cùng cũng là bắt nguồn từ đặc điểm vừa nêu của âm tiết tiếng Việt.

Tóm lại, trong tiếng Việt, âm tiết không chỉ là một đơn vị ngữ âm đơn
thuần như âm tiết trong các ngôn ngữ Âu châu mà còn là một đơn vị từ vựng
và ngữ pháp chủ yếu. Ở đây mối quan hệ giữa âm và nghĩa trong âm tiết
cùng chặt chẽ và thường xuyên như trong từ của các ngôn ngữ Âu châu. Và
đó chính là một nét đặc trưng loại hình chủ đạo của tiếng Việt.

3. Có một cấu trúc chặt chẽ

3.1. Âm tiết tiếng Việt không phải là một khối không thể chia cắt được
mà là một cấu trúc. Mô hình cấu trúc tổng quát của tất cả các âm tiết tiếng
Việt là:

Mỗi âm tiết tiếng Việt, ở dạng đầy đủ nhất có 5 phần. 

Thành phần thứ nhất có chức năng phân biệt các âm tiết với nhau về
cao độ.

Đó là thanh diệu. Mỗi âm tiết đều mang một trong sáu thanh điệu.
Những âm tiết như em ơi đi xem mặc dù không có dấu thanh nhưng
vẫn mang một thanh điệu nhất định. Trong âm tiết loạt, ta cố thanh nặng.

THANH ĐIỆU
ÂM ĐẦU VẦN
Âm đệm Âm chính Âm cuối
Thành phần thứ hai có chức năng mở đầu một âm tiết. Các âm tiết
khác nhau có thể phân biệt với nhau bằng những cách mở đầu khác nhau. Đó
là âm đầu. Âm đầu bao giờ cũng do các phụ âm đảm nhiệm. Trong những âm
tiết như: anh em ai ta có phụ âm đầu /p/ (âm tác thanh hầu), còn trong âm tiết
loại thì đó là /l/.

Thành phần thứ ba có chức năng làm thay đổi âm sắc của âm tiết sau
lúc mở đầu, cụ thể là làm trầm hóa âm tiết. Đó là âm đệm. Thành phần này do
bán nguyên âm /w/ đảm nhiệm. Trong loạt bán nguyên âm này được viết
bằng con chữ o. Ở những âm tiết như dẹp, xinh không có sự tổn tại của /w/,
người ta gọi đó là âm đệm zêrô.

Thành phấn thứ tư quyết định âm sắc chủ yếu của âm tiết, là hạt nhân
của âm tiết. Thành phần này bao giờ cũng do một nguyên âm đảm nhiệm. Nó
có tên là âm chính. Trong âm tiết loạt, /a/ giữ vai trò này.

Thành phần cuối cùng đảm nhiệmchức năng kết thúc âm tiết. Nó có thể
là một phụ âm như /t/ trong loạt, /n/ trong lan hoặc một bán nguyên âm như
/ụ/ trong kêu, /i/ trong gọi. Người ta gọi thành phần này là âm cuối. Cũng như
âm đệm, âm cuối có thể là zêrô như trong các âm tiết có ba chú bé.

3.2. Năm thành phần cấu tạo âm tiết tiếng Việt không phải bình đẳng
như nhau về mức độ độc lập và về khả năng kết hợp. 

Nhiều sự kiện ngôn ngữ chứng tỏ rằng thanh điệu và âm đầu kết hợp
với phần còn lại của âm tiết (phần vần) một cách lỏng lẻo. Người ta có thể tìm
được nhiều bằng chứng về sự phân li, về một đường ranh giới khá rõ ràng
giữa các thành phấn này. Trong số những bằng chứng đó, bằng chứng về
cách nói lái của người Việt là hiển nhiên hơn cả. Ở cách nói lái cây còn -> con
cầy, thưa anh rằng -> răng anh thừa, người ta thấy rõ khả năng tách thanh
điệu ra khỏi phần còn lại của âm tiết. Còn những trường hợp nói lái kiểu hiện
đại -> hại điện (càng hiện đại bao nhiêu càng hại điện bấy nhiêu), cá đua ->
cua đá (Cồn cỏ có con cá đua là con cua đá) thì chúng ta lại nhận thấy có sự
giao hoán các âm đầu giữa hai âm tiết.

Trái lại, các yếu tố của phần vần bao gồm âm đệm + âm chính + âm
cuối thì kết hợp với nhau khá chặt chẽ. Người ta ít tìm thấy những bằng
chứng hiển nhiên về sự phân li của chúng. Thực nghiệm cũng đã chỉ ra rằng
giữa âm chính và âm cuối thường có sự bù trừ, đắp đổi cho nhau về trường
độ, nghĩa là nếu âm chính dài thì âm cuối ngắn và ngược lại. So với hai thành
phần thanh điệu và âm đầu, các thành phẩn âm đệm, âm chính và âm cuối có
tính độc lập thấp hơn hẳn.

Căn cứ vào mức độ độc lập không như nhau, vào khả năng kết hợp
lỏng, chặt khác nhau của các thành phần cấu tạo âm tiết, người ta nói rằng
âm tiết tiếng Việt có cấu trúc hai bậc [15], [6].

- Bậc 1 là bậc của những yếu tố kết hợp với nhau lỏng lẻo, có tính độc
lập cao. Đó là thanh điệu, âm đầu và phần vần.

- Bậc 2 là bậc của những yếu tố kết hợp với nhau khá chặt chẽ, có tính
độc lập thấp. Đó là những yếu tố của phần vần: âm đệm, âm chính và âm
cuối.

Có thể mô tả cấu trúc hai bậc của âm tiết tiếng Việt qua một sơ đồ hình
cây như sau: 

Cách dạy trẻ em học "đánh vần" hiện nay ở lớp 1 là tuân theo cấu trúc
hai bậc này: cuộn các yếu tố bậc hai lại thành vần trước o + a + n = oan), sau
đó mới thêm âm đầu và thanh điệu vào: + oan = toan, toan + huyền = toàn).

Trong các ngôn ngữ Âu châu, các yếu tố cấu tạo âm tiết không sếp
thành hai bậc như trong tiếng Việt. Mối quan hệ giữa các yếu tố chỉ là những
dấu cộng đơn thuần theo một hàng ngang.
Chương 7. ÂM TỐ VÀ PHÂN LOẠI CÁC ÂM TỐ

I. ĐỊNH NGHĨA

Âm tố (sound) là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, không thể phân chia được
nữa. Âm tiết na chẳng hạn, gồm hai âm tố mà trên chữ viết được ghi bằng hai
chữ cái n và a, tương tự như vậy, ‘…’ (bảng) của tiếng Nga gồm năm âm tố;
pen (cái bút) của tiếng Anh gồm ba âm tố.

Chữ viết của các ngôn ngữ thường không giống nhau và có hiện tượng
dùng nhiều con chữ khác nhau để ghi cùng một âm hoặc trái lại, dùng một
con chữ ghi nhiều âm khác nhau. Vì vậy, để ghi âm tố, người ta đã thống nhất
dùng con chữ in Latin lấy từ bảng kí hiệu phiên âm quốc tế đặt trong hai
ngoặc vuông ví dụ [n], [a], và theo nguyên tắc mỗi con chữ chỉ dùng để ghi
một âm. Tuy nhiên, trong lời nói, âm tố không phải bao giờ cũng được phát
âm với một tư thế điển hình mà thường có những sắc thái khác nhau, những
nét "rườm”. Để ghi lại sắc thái ấy, người ta đã sử dụng một số dấu phụ đặt
bên cạnh các kí hiệu phiên âm, chẳng hạn, dấu ngửa đặt trên nguyên âm chỉ
tính chất ngắn (ví dụ: [ă], dấu hai chấm chỉ tính chất dài (ví dụ: [a:]), dấu
khuyên tròn nhỏ chi tính chất tròn môi (ví dụ: [bo]), V.V…

II. PHÂN LOẠI VÀ MIÊU TẢ CÁC ÂM TỐ

1. Nguyên âm và phụ âm

Dựa theo cách thoát ra của luồng không khí khi phát âm, các âm tố
thường được phân làm hai loại chính: nguyên âm (vowel) và phụ âm
(consonant).

Khi dây thanh dao động, âm được tạo nên nếu đi ra ngoài tự do, có một
âm hưởng êm ái, dễ nghe ta sẽ có các nguyên âm, ví dụ: [i], [e], [a], [u], [o].
Về mặt âm học, các nguyên âm bao giờ cũng là tiếng thanh bởi vì khi phát âm
các nguyên âm, sự chấn động của các phấn tử không khí thoát ra có một chu
kì khá đều đặn. Về mặt cấu âm, khi phát âm một nguyên âm, bộ máy phát âm
làm việc đều hòa, căng thảng từ đầu đến cuối. Sự hoạt động đều hòa ấy của
bộ máy phát âm làm cho luồng hơi thoát ra có cường độ yếu nhưng không hề
bị cản lại.

Trái lại, luồng không khí từ phổi đi ra nếu bị cản trở ở một điểm nào đó,
chẳng hạn, sự khép chặt của hai môi khi phát âm [b], [m], sự tiếp xúc giữa
đẩu lưỡi với lợi như khi phát âm [t], [d], gây nên tiếng nổ hoặc tiếng xát và gây
nên một âm hưởng "khó nghe", ta sẽ có các phụ âm. Về mặt âm học, các phụ
âm thường tạo nên một tần số chấn động không ổn định và, do đó, là tiếng
động. Về mặt cấu âm, khi phát âm các phụ âm, bộ máy phát âm làm việc
không đều hòa, khi căng khi chùng, tạo cho luồng không khí phát ra một
cường độ mạnh hơn các nguyên âm.

Ngoài hai loại âm tố chủ yếu trên đây còn có loại âm tố thứ ba mang
tính chất trung gian, đó là các bán nguyên âm hay các bán phụ âm. Những
âm tố này vừa mang tính chất nguyên âm vừa mang tính chất phụ âm. Hai
âm [-i] và [-u] trong hai câu là thuộc loại này.

2. Miêu tả và phân loại các nguyên âm

Khi miêu tả và phân loại các nguyên âm, người ta thường dựa vào
những tiêu chuẩn chính là vị trí của lưỡi, độ mở của miệng và hình dáng của
môi.

2.1. Theo vị trí của lưỡi có thể phân các nguyên âm thành:

Các nguyên âm dòng (hàng) trước, tức là khi phát âm đầu lưỡi đưa về
phía trước, ví dụ: [i], [e] của tiếng Việt, tiếng La Ha, tiếng Mường,…

- Các nguyên âm dòng giữa. Khi phát âm các nguyên âm này, phần
giữa của lưỡi nâng lên phía ngạc. Các nguyên âm [‘…’], [‘…’] trong chớ, chứ
của tiếng Việt thuộc loại này.

- Các nguyên âm dòng sau: Đây là những nguyên âm kiểu [a], [u], [o],
[‘…’] của tiếng Việt Mường. Đặc trưng của lối cấu âm các âm này là phấn sau
của lưỡi nâng lên hướng ngạc mềm.

2.2. Theo độ mở của miệng, các nguyên âm được phân thành:


- Các nguyên âm có độ mở rộng như: [a], [ă] của tiếng Việt, tiếng Tày -
Nùng, tiếng La Ha, tiếng Dao, tiếng Mường.

- Nguyên âm có độ mở hẹp như [i], [u] trong các ngôn ngữ Việt, Mèo,
Pà Hưng, La Ha, Mường, Dao,…

Ngoài ra còn có thể có loại hơi rộng hoặc hơi hẹp nếu phân chia một
cách chi tiết hơn nữa.

2.3. Theo hình dáng của đôi môi, người ta phân biệt các nguyên âm
không tròn môi như [i], [e], [a] với các nguyên âm tròn môi như [u], [o], [o].

Ngoài ba tiêu chuẩn chính như trên có thể kể ra một số tiêu chuẩn
khác, ví dụ tiêu chuẩn về trường độ, về tính mũi hóa. Theo tiêu chuẩn trường
độ sẽ có sự đối lập nguyên âm dài với nguyên âm ngắn, ví dụ: [a] và [ ă] trong
cam và căm. Theo tính mũi hóa, có sự phân biệt [a] và [ã] như Jean và Janne
trong tiếng Pháp.

Theo cách phân tích trên đây, chúng ta có thể nhận diện vị trị của các
nguyên âm thường gặp qua một hình thang nguyên âm như sau:

Trong hình thang nguyên âm quốc tế vừa dẫn, ba vạch đứng thể hiện
ba dòng nguyên âm: trước, giữa, sau. Phía bên trái mỗi vạch đứng là các
nguyên âm không tròn môi, bên phải - các nguyên âm tròn môi. Theo chiều từ
trên xuống dưới, càng xuống phía dưới, độ mở miệng càng rộng hơn. Sau
đây là một vài ví dụ về một số nguyên âm (hơi khác lạ với người Việt).

[Y]: phát âm như [i] nhưng tròn môi. Ví dụ: trong tiếng Pháp tu [ty]
(mày), tiếng Đức: funf [fynf] (5).

[‘…’]: phát âm như [e] nhưng tròn môi. Ví dụ, deux (hai) của tiếng Pháp.

[‘…’]: phát âm mở hơn [e] và tròn môi. Ví dụ: fleur (hoa), neuf (mới) của
tiếng Pháp.

[‘…’] gần như nguyên âm trong xích, tịch theo cách phát âm của miền
Nam nước ta. [‘…’] có trong tiếng Nga, ví dụ ‘…’ (mày).

[^] như nguyên âm trong brush (bàn chải) của tiếng Anh.
[‘…’] phát âm như [a] nhưng tròi môi. Ví dụ: dog (con chó) của tiếng
Anh.

Khi miêu tả một nguyên âm, người ta thường dựa vào tất cả những tiêu
chuẩn đã dẫn ra ở trên. Ví dụ: [i] là một nguyên âm có độ mở hẹp, hàng
trước, không tròn môi; [ă] độ mở rộng, hàng sau, không tròn môi, ngắn; [u]
hàng sau, tròn môi, độ mở hẹp, v.v…

3. Miêu tả và phân loại các phụ âm

Việc miêu tả và phân loại các phụ âm thường căn cứ vào hai tiêu chuẩn
chính là phương thức cấu âm và vị trí cấu âm.

3.1. Theo phương thức cấu âm cấc phụ âm được phân thành:

- Các âm tấc. Khi không khí xả ra bị cản trở hoàn toàn, phải phá vỡ sự
cản trở ấy để ra ngoài và gây nên tiếng nổ, ta có phụ âm tác. Thuộc loại tác,
ngoài nhữig âm nổ thuần túy như [p], [t], [k] còn phải kể đến các âm mũi như
[m], [n], [‘…’], [‘…’] và âm bật hai như. [t’] trong thơ thẩn. Đặr trưng của phụ
âm mũi là khi phát âm chúng, không khí thoát qua đường mũi (cùng với
đường miệng) để ra ngoài. Đối với âm bật hơi ngoài tiếng nổ xảy ra ở miệng
còn đồng thời có một tiếng xát nhẹ ở khe hở giữa hai mép dây thanh.

- Các âm xát. Khi cấu âm các phụ âm xát, không khí đi ra bị cản trở
không hoàn toàn, phải lách qua một khe hở nhỏ giữa hai cơ quan cấu âm,
gây nên tiếng xát nhẹ. ví dụ [v], [f], [h] trong các từ vỗ, phải, hò. Cũng thuộc
loại xát còn phải kể đến phụ âm bên như [1] của tiếng Việt. Cách cấu âm đặc
trưng của phụ âm này là có sự cọ xát của luồng không khí ở hai bên mép lưỡi
khi chúng thoát ra ngoài.

- Các âm rung. Đó là các kiểu âm [R] trong các ngôn ngữ khác nhau.
Đặc điểm cấu âm của loại phụ âm này là ở chỗ lưỡi con hoặc đầu lưỡi chấn
động liên tục làm cho luồng không khí bị chặn lại và mở ra liên tiếp, gây nên
một loạt tiếng rung.
Ngoài cách phân loại các phụ âm thành ba kiểu tắc, xát, rung còn có
một cách phân loại khác căn cứ vào đặc điểm âm học của phụ âm. Đó là cách
phân chia thành các âm vang và các âm ồn.

- Các âm vang, ví dụ [m], [n], [l], [‘…’], [‘…’] của tiếng Việt trong các từ
muôn năm, nghe, nhỏ, lắm. Các phụ âm vang có đặc điểm là trong thành
phần cấu tạo của chúng tiếng thanh là chính, là cơ sở.

- Các âm ồn, ví dụ [t], [k], [b], [s]. Đặc trưng của phụ âm ồn là có nhiều
tiếng động (tiếng ổn) trong thành phần cấu tạo của chúng. Các phụ âm ồn có
thể phân nhỏ thành các âm hữu thanh như [b], [d], [g], [z] và các âm vô thanh
như [p], [t], [k], [s]. Sự phân nhỏ này hoàn toàn căn cứ vào chỗ khi cấu âm
dây thanh có rung hay không.

3.2. Căn cứ vào vị trí cấu âm, các phụ âm được phân thành năm
loại chính.

- Các âm môi. Khi vật cản là hai môi, ta có các âm môi - môi, ví dụ [m],
[b] của tiếng Việt, tiếng Nga, tiếng Anh. Khi vật cản là môi dưới và hàng răng
cửa của hàm trên, ta có các âm môi - răng, ví dụ [v], [f] của tiếng Việt, tiếng
Tày, tiếng Mèo, tiếng Thái,…

- Các âm đầu lưỡi: Nếu đầu lưỡi áp chặt vào hàng răng cửa của hàm
trên, âm phát ra sẽ được gọi là âm đầu lưỡi - răng. Ví dụ [t], [t’] của tiếng Việt.
Đấu lưỡi còn có thể áp vào lợi hoặc quặt lên phía ngạc tạo nên các âm đầu
lưỡi - lợi, ví dụ [d], [n], [l] hoặc đầu lưỡi ngạc như [‘…’] [‘…’] trong các từ sa,
trường ở cách phát âm miền Trung hoặc miền Nam.

- Các âm mặt lưỡi. Đó là những âm kiểu [c], [‘…’] trong các từ cha, nhà.
Ở đây mặt lưỡi được nâng lên phía ngạc cứng.

- Các âm cuối lưỡi hoặc gốc lưỡi. Nét đặc trưng cấu âm của các phụ
âm cuối lưỡi là phấn cuối lưỡi được nâng lên tiếp xúc với ngạc mềm (rèm
ngạc), ví dụ [g], [k], [‘…’]

- Các âm thanh hầu. Không khí đi ra bị cản trở trong thanh hấu sẽ tạo
nên các âm thanh hầu. Âm [h] trong từ hói hả là thuộc loại này.
Những tiêu chuẩn phân loại trên đây đã được sử dụng tổng hợp để
miêu tả một phụ âm nào đó. Phụ âm [‘…’] chẳng hạn là phụ âm gốc lưỡi,
vang - mũi, tắc, phụ âm [p]- môi, ồn, vô thanh, tắc, phụ âm [d] - đấu lưỡi, ồn,
hữu thanh, tắc, v.v…

Tuy nhiên, ngoài những tiêu chuẩn chính như trên, khi miêu tả các phụ
âm, người ta còn chú ý đến xu hướng phát âm của chúng. Xu hướng này
được thể hiện ở chỗ bộ phận phát âm không hoạt động bình thường như
thường lệ mà nhích về một phía nào đó, tạo ra một sắc thái âm thanh mới.

Khi một âm gốc lưỡi, ví dụ: [‘…’], [k], được phát âm với xu hướng nhích
về trước, trở thành một âm mặt lưỡi - ngạc, người ta gọi đó là hiện tượng
ngạc hóa. Đây là hiện tượng [‘…’] -» [‘…’], [k] -> [c] trong những từ như bình
bịch, chênh chếch (xem thêm chương X).

Ngược lại, khi mặt lưỡi nhích sâu vào phía ngạc mềm hay khẩu mạc, ta
có hiện tượng mạc hóa. Đó là hiện tượng âm [l] tối so với âm [l] sáng trong
tiếng Anh, âm [l] cứng so với âm [l’] mềm trong tiếng Nga.

Trường hợp một âm vốn không có cách cấu âm tròn môi nhưng lại
được phát âm với hai môi tròn lại, ví dụ [t] trong tủ, to, tổ, được gọi là hiện
tượng môi hóa.

Chương 8. ÂM VỊ VÀ CÁC HỆ THỐNG ÂM VỊ CỦA TIẾNG VIỆT

I. ĐỊNH NGHĨA

1. Âm vị là gì?

Trong một từ như ba của tiếng Việt, ngoài thanh điệu, có hai đơn vị tối
thiểu b và a. Nhờ hai đơn vị ấy người Việt nhận diện được từ ba và phân biệt
được vỏ âm thanh của từ này với âm thanh của các từ khác như va, la, ca, bi,
bô, be, v.v… Như vậy mỗi đơn vị ngữ âm tối thiểu như b và a đều co hai chức
năng:
1) Cấu tạo nên vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa (trong trường hợp
này, đó là vỏ âm thanh của từ ba) và

2) Phân biệt (khu biệt) vò âm thanh của các đơn vị có nghĩa. Mỗi một
đơn vị như vậy được gọi là một âm vị. Âm vị (phoneme), vì vậy, được định
nghĩa là đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ dùng để cấu
tạo và phân biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ. Để ghi
âm vị, người ta thường đặt kí hiệu phiên âm ở giữa hai vạch nghiêng song
song, ví dụ /b/, /a/.

Đến đây một câu hỏi tiếp theo lại được đặt ra là: vậy các đơn vị khác
nhau (tức các âm vị) phân biệt với nhau ở những đặc trưng nào? Muốn trả lời
được câu hỏi đó chúng ta phải xác định những đặc trưng âm học và cấu âm
tạo nên một âm vị cụ thể sau đó so sánh những đặc trưng của âm vị này với
những đặc trưng của âm vị khác để tìm ra sự khác biệt. Hãy lấy âm vị /n/ làm
ví dụ. Âm vị này có ba đặc trưng đáng chú ý là đầu lưỡi, tắc và vang. Tính
chất đầu lưỡi làm sao cho /n/ khác với /‘…’/ là mộ phụ âm cũng có tính chất
tắc và vang như /n/ nhưng không có tính chất đầu lưỡi mà có tính chất gốc
lưỡi. Tính chất tắc làm cho /n/ phân biệt với /l/ là một phụ âm xát, mặc dù cả
hai đều là âm vang và đầu lưỡi. Cuối cùng, tính chất vang phân biệt /n/ với /t/
vốn có tính chất ồn và cũng giống /n/ ở tính chất tắc và đầu lưỡi. Có thể hình
dung sự phân biệt của /n/ với /‘…’/, với /l/ và với /t/ như sau:

Ba đặc trưng đầu lưỡi, vang, tắc làm cho /n/ phân biệt với /‘…’/; với /t/
và với /l/, do đó làm cho na phân biệt với nga, với ta, với la, làm cho nay phân
biệt với ngay, với tay và với lay, v.v... được gọi là những đặc trưng khu biệt
(nét khu biệt, dấu hiệu khu biệt, tiêu chí khu biệt). Các đặc trưng khu biệt là
những đặc trưng có tác dụng giúp người bản ngữ nhận diện các âm vị, phân
biệt các âm vị với nhau và do đó phân biệt các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ.

Quá trình phân tích trên đây cho thấy nội dung của âm vị /n/ được xác
định bằng ba đặc trưng khu biệt. Do đó, một cách khái quát, âm vị còn được
định nghĩa là một chùm hoặc một tổng thể đặc trưng khu biệt được thể hiện
đồng thời. [9]
2. Phân biệt âm vị với âm tố

Âm vị là một đơn vị trừu tượng còn âm tố là một đơn vị cụ thể. Âm vị


được thể hiện ra bằng các âm tố và âm tố là sự thể hiện của âm vị... Tiếng
Việt có một âm vị /N/ nhưng trong lời nói hàng ngày không phải lúc nào ta
cũng phát âm những âm [n] cụ thể hoàn toàn như nhau: Khi thì nó mạnh lên,
khi thì nó yếu đi, khi thì nó lại được phát âm hơi tròn môi (như trong no, nô).
Đó là những âm tố cụ thể. Có thể coi chúng như [n 1], [n2], [n3]… và cái "lõi"
chung của cả dãy là cái gốc (âm vị) /N/. Yếu tố gốc ấy chỉ có ba đặc trưng khu
biệt còn mỗi một yếu tố cụ thể thì ngoài ba đặc trưng này còn có cả những
đặc trưng khác nữa, ví dụ đặc trưng tròn môi như trong no, nô. Điều đó có
nghĩa là âm vị chỉ gồm những đặc trưng khu biệt còn âm tố thì gồm cả những
đặc trưng khu biệt lẫn những đặc trưng không khu biệt.

Chính vì âm vị là cái chung, là cái mang chức năng khu biệt nên nói
đến âm vị là nói đến mặt xã hội. Trái lại, vì âm tố là sự thể hiện của âm vị, là
một yếu tố âm thanh cụ thể cho nên nói đến âm tố là nói đến mặt tự nhiên của
ngữ âm.

Nói đến âm vị là chỉ bó hẹp trong một ngôn ngữ nhất định vì vậy có thể
nói /k/ và /’…’/ là hai âm vị của tiếng Việt nhưng không thể nói đó là hai âm vị
của tiếng Hán. Ngược lại, nói đến âm tố là nói đến một cái gì chung cho mọi
ngôn ngữ chứ không phải chỉ cho ngôn ngữ này hay ngôn ngữ khác.

3. Biến thể của âm vị

Âm vị được thể hiện ra bằng các âm tố. Những âm tố cùng thể hiện một
âm vị được gọi là các biến thể (variant) của âm vị. Các biến thể thường được
phân chia ra làm hai loại: các biến thể kết hợp và các biến thể tự do. Biến thể
kết hợp là biến thể bị quy định bởi vị trí, bởi bối cảnh ngữ âm. [m] trong màn
và [m] trong mũ là hai biến thể của âm vị /m/. Biến thể thứ hai do đi trước
nguyên âm tròn môi [u] nên bị môi hóa. Đó là biến thể kết hợp. Biến thể tự do,
ngược lại, là biến thể không bị quy định bởi bối cảnh ngữ âm. Từ mẹ chẳng
hạn, có người phát âm với một âm mở to gần như [‘…’] lại có người phát âm
hẹp gần như [e] và có âm [i] nhẹ ở đầu tức là [‘…’]. Đó là những biến thể tự
do của âm vị [‘…’].

II. CÁC HỆ THỐNG ÂM VỊ CỦA TIẾNG VIỆT

Ở các ngôn ngữ Âu châu, trong cùng một từ một phụ âm, ví dụ /m/, có
thể khi thì đứng ở cuối (chẳng hạn, ‘…’-"cái nhà" của tiếng Nga) khi thì đứng
ở đầu âm tiết (chẳng hạn ‘…’ - cách 2). Trong trường hợp này, đó là hai biến
thể vị trí của cùng một âm vị phụ âm /m/. Trong tiếng Việt, chúng ta không có
cơ sở gì để nói rằng /m/ trong mê và /m/ trong ém là một âm vị bời vì chúng
vừa khác nhau về đặc điểm cấu âm (một âm mở ra, một âm đóng lại) lại vừa
khác nhau về chức năng khu biệt. Hơn nữa, trong cùng một từ, không bao giờ
chúng ta thấy có hiện tượng đổi vị trí như /m/ trong từ ‘…’ của tiếng Nga. Vì
vậy /m/ trong mê và /m/ trong êm là hai âm vị thuộc hai hệ thống khác nhau.

Do tình hình trên, trong các thứ tiếng Âu châu, khi miêu tả và phân loại
các âm vị, người ta thường chỉ chia chúng ra làm hai loại chính đối lập nhau
về đặc trưng âm học và cấu âm: hệ thống nguyên âm và hệ thống phụ âm.

Đối với tiếng Việt, tình hình không đơn giản như vậy. Các âm tiết tiếng
Việt, như đã trình bày ở chương trước, đối lập nhau theo nhiều thành tố:
thanh điệu, âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối. Và ở vị trí của mỗi thành
tố đều có một loạt âm vị cùng đảm nhiệm một chức năng như nhau. Như vậy,
xét theo chức năng khu biệt, tiếng Việt có không phải 2 mà 5 hệ thống âm vị
khác nhau: hệ thống âm đầu, hệ thống âm đệm, hệ thống âm chính, hệ thống
âm cuối và hệ thống thanh điệu.

1. Hệ thống âm đầu

a) Danh sách các âm đầu.

Tiếng Việt có tất cả 22 phụ âm làm nhiệm vụ âm đầu. Đó là /b, m, f, v, t,


t’, d, n, z, ‘…’, s, ‘…’, c, ‘…’, ‘…’, l, k, x, ‘…’, ‘…’, h, ‘…’/

Theo cách phân loại phụ âm đã trình bày ở chương trước, có thể mô tả
hệ thống phụ âm đầu trong một bảng ở trang sau.
Trong danh sách trên chúng ta không kể đến hai âm [P] và [R] vì chúng
chi tồn tại trong những từ phiên âm tiếng nước ngoài, ví dụ: parabôn, pêlixilin.
Riêng âm [R] có tồn tại ở một vài địa phương nhưng phạm vi rất hạn chế.

Ba âm quặt lưỡi (uốn lưỡi) /’...’/ không có trong tiếng Hà Nội và một số
vùng lân cận. Tuy nhiên, các âm này rất phổ biến ở miền Trung và miền Nam,
vì vây không thể không đưa chúng vào hệ thống.

Phụ âm /’...’/ tổn tại trong những âm tiết như ai, ơi, ăn, oản. Cách đánh
vần "tự nhiên" của trẻ theo kiểu ờ + ăn = ăn, ờ + oan = oan, v.v… đã xác
nhận sự tồn tại của âm vị này.

b) Sự thể hiện bằng chữ viết của các âm đầu:

Trừ âm vị /’...’/ không được ghi lại trên chữ viết, phần lớn phụ âm còn
lại đều có một cách thể hiện.

Âm vị Cách viết Ví dụ
/m/ M mượt mà
/b/ B Buồn bã
/v/ V vội vã
/f/ ph Phất phới
/t/ t tan tác
/t/ th thơm tho
/d/ đ đẫy đà
/n/ n no nê
/s/ X xa xăm
/S/ s sớm sủa
/l / l long lanh
/c/ ch chuồn chuồn
/tr/ tr trục trặc
/jl/ nh nhanh nhẹn
/k/ kh khô khóc
/h/ h hối hả
/z/ r ra ruộng
Có một số trường hợp đáng chú ý là:

- Phụ âm /z/ được viết tằng d hoặc gi. Nói cách khác, hai cách viết d và
gì ngày nay đều được phát âm thành /z/, ví dụ da thịt, gia đình.

- Âm vị /k/ được viết bằng k khi đi trước các nguyên âm /i, e, ’...’, ie / ví
dụ: kì, kèn, kế, kiến; bằng q khi đi trước âm đệm /w/ ví dụ: quân, quen, quá;
tầng c trong những trường hợp còn lại, ví dụ: con cáy.
- /’...’/ được ghi bằng gh lài đứng trước /i, e, ε / ví dụ: ghi, ghế, ghen và bằng
g trong nhữrg trường hợp còn lại, ví dụ: gây gổ.

- / ŋ / được viết bằng ngk khi đi trước / i, e ε, ie/ chẳng hạn: nghi,
nghẹn, nghề, nghiến và bằng ng trong những trường hợp khác, ví dụ: ngủ
ngon.

c) Vai trò của âm đầu

c1. Vai trò của âm đầu trong việc nhận diện âm tiết

Người ta nhận diện âm tiết dựa vào các thành phần cấu tạo nên nó, tức
là dựa vào những cái phân biệt các âm tiết với nhau. Số lượng âm vị đảm
nhiệm một thành phần nào đó càng lớn thì việc nhận diện một âm tiết càng
dễ. So với các thành phần khác như âm đệm, âm chính, âm cuối, thanh điệu
thì âm đầu có số lượng lớn nhất, do đó âm đầu có chức năng khu biệt lớn
hơn cả. Dựa vào thành phần này người ta dễ nhận diện âm tiết hơn dựa vào
các thành phần khác. Đây là một trong những lí do giải thích vì sao người Việt
đả viết tắt dựa vào âm đầu ví dụ MDQD (mậu dịch quốc doanh), HTX (hợp
tác xã). Một điều hiển nhiên là cách viết tắt dựa vào âm đầu như XHCN dễ
nhận diện âm tiết hơn cách viết tắt dựa vào thanh điệu chẳng hạn ~. ~

c2. Vai trò của âm đầu trong các vần thơ Việt Nam

Vần (rhyme) là sự hòa âm giữa hai âm tiết ở những vị trí nhất định
trong dòng thơ, khổ thơ. Sự hòa âm này được tạo ra chủ yếu nhờ sự đồng
nhất vận mẫu của hai âm tiết hiệp vần, ví dụ chòng - dòng, dào - vào. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp, sự đồng nhất âm đầu cũng có thể góp phần
tạo ra một hòa âm nhất định, ví dụ:
Da trời ai nhuộm mà lam

Tình ta ai nhuộm, ai làm cho phai

(Nguyễn Bính)

Song vần không chỉ có sự đồng nhất mà còn có sự khác biệt để tránh
lặp vần - một hiện tượng thường làm cho người nghe cảm thấy rất "ngang
tai". Và âm đầu có vai trò chính, vai trò chủ đạo trong việc tạo ra mặt khác biệt
trong vần thoơ Việt Nam: ví dụ: đào - vào, ta - ca.

2. Hệ thống âm đệm

a) Khi phát âm những âm tiết như tuấn, ngoan, hai môi của người phát
âm tròn lại. Yếu tố tròn môi trong những âm tiết kiểu này được gọi là âm
đệm /w/.

Âm đệm /w/ có cấu tạo gần giống như nguyên âm làm âm chính /u/
trong những âm tiết như hút, lụt nhưng khác vởi âm chính /u/ ở vị trí và chức
năng mà nó đảm nhiệm ở trong âm tiết. Âm chính bao giờ cũng nằm ở đỉnh
âm tiết, quyết định âm sắc chủ yếu của âm tiết. Âm đệm, trái lại, chỉ nằm ở
sườn đường cong đi lên và chỉ có chức năng tu chỉnh, hoàn thiện thêm, làm
trầm hóa âm sắc của âm tiết. So sánh hai âm tiết lụt và luật sẽ thấy rõ điều
đó.

Ở những âm tiết như tấn, ngan yếu tố tròn môi như trên không tồn tại.
Người ta gọi đó là âm đệm zêrô.

b) Trong lời nói, độ mở của âm đệm /w/ phụ thuộc vào độ mở của
nguyên âm - âm chính đi sau. Nếu nguyên âm đi sau là nguyên âm rộng
như /a, ă, ε / thì âm đệm cũng được mở rộng, ví dụ, hoa hòe, xoăn. Ngược lại

nếu nguyên âm đi sau là nguyên âm hẹp như /i, e ‘…, ‘…’/, thì /w/ cũng
được thu hẹp lại ví dụ huy, huệ, tuần, thuở.

c) Trên chữ viết, âm đệm /w/ có hai cách thể hiện phản ánh hai biến thể
rộng, hẹp của nó. Nó được ghi bằng con chữ o khi đi trước các nguyên âm
rộng /a, ă, ε /, ví dụ: họa hoằn, hoa hòe. Nó được ghi bằng con chữ u khi đi
trước các nguyên âm còn lại, ví dụ: huy, huệ, tuần, thuở.

Một điểm đáng chú ý nữa là khi đi sau phụ âm /k/ (với cách viết là q),
âm đệm /w/ bao giờ cũng được viết bàng u ví dụ: qua, que, quăn quy, quê,…

d) Âm đệm /w/ không phân bố sau các phụ âm môi /m, b, f, v/.

Một số trường hợp đi ra ngoài quy luật này đều là các từ phiên âm từ
tiếng nước ngoài, ví dụ: ô tô buýt, thùng phuy, khăn voan.

Trong tiếng Việt, hai âm có cấu âm như nhau hoặc gần nhau thì không
kết hợp với nhau. /w/ là một bán nguyên âm tròn môi, vì vậy nó không đi với
các phụ âm môi.

Sau các phụ âm /n,Y/ sự xuất hiện của /w/ cũng rất hạn chế (chỉ trong
vài từ như noãn cầu, noãn sào, goá).

3. Hệ thống âm chính

a) Danh sách các nguyên âm làm âm chính.

Tiếng Việt có tất cả 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi làm âm


chính. Đó là /i, e, ε, ‘...’, ‘...’, ‘...’, a, ă, u, o, ɔ, ‘...’, ‘...’, ie, ‘...’, uo/.

Theo những tiêu chuẩn phân loại nguyên âm đã trình bày (chương VII)
mà cụ thể là dựa vào vị trí của lưỡi, độ mở của miệng, hình dáng của môi và
thời gian phát âm (trường độ), có thể mô tả các nguyên âm đơn tiếng Việt
trong bảng dưới đây.

Xét về mặt âm học, các nguyên âm hàng trước thuộc loại âm sắc bổng,
hàng sau - trầm; các nguyên âm có độ mở lớn sẽ có âm lượng lớn, độ mở
nhỏ - âm lượng nhỏ.

Ba nguyên âm đôi /ie, ‘...’, uo/ thuộc về ba hàng: trước, sau không tròn
môi và sau tròn môi. Các nguyên âm này đứng ngoài sự đối lập vê độ mở (âm
lượng) vì chúng được phát âm "trượt" chứ không cố định như các nguvên âm
đơn.

b) Sự thể hiện bằng chữ viết của các âm chính.


Có 10 nguyên âm chỉ có một cách thể hiện bằng chữ viết.

Đó là: /e, ε, ‘...’, ‘...’, ‘...’, a, u, o, ε, ‘...’/

Cần chú ý rằng nguyên âm /’...’/ được viết bằng chữ cái a trong những
từ có vần anh hoặc ach, ví dụ: rành mạch, tanh tách, nguyên âm /’...’/ chỉ tồn
tại trong những từ có vần ong hoặc oc, ví dụ: ròng rọc, long dong.

Năm nguyên âm có hai cách thể hiện bằng chữ viết.

- Nguvên âm /i/ được viết bằng i và y, ví dụ: chi li, ý kiến.

- Nguvên âm /o/ được viết bằng oo khi đi trước /ŋ, k/ ví dụ: xoong,
nước, loong toong và bằng o trong những trường hợp còn lại, ví dụ: gọi to.

- Ngnvên âm /ă/ được ghi bằng a trong những âm tiết có vần au hoặc
cy, ví dụ: đau tay, chau mày và bằng ă, ví dụ: loắt choắt.

- Nguyên âm đôi /uo/ được ghi bằng ua ở những âm tiết có âm cuối


zêrô, ví dụ: mua rùa và bằng uô khi ầm cuối không phải zêrô, ví dụ: luống
cuống, buôn buốt.

- Nguvên âm đôi /’...’/ được ghi bằng ưa đối với những âm tiết có âm
cuối zêrô, chẳng hạn: lưa thưa và bằng ưa trong những trường hợp khác,
chẳng hạn: vườn tược.

Riêng nguyên âm đôi /ie/ có tới 4 cách thể hiện. Nó được ghi bàng yê ở
những âm tiết 20 âm đệm /w/ và có âm cuối không phải zêrô, ví cụ: tuyên
truyền hoặc âm cuối khác zêrô, âm đệm zêrô và âm đầu /’...’/, ví dụ: yên, yếu.
Trong những âm tiết có âm cuối không phải zêrô, âm đệm zêrô và âm đầu
không phải /’...’/ thì nó được ghi là iê, ví dụ: chiếu điện. Với những âm tiết có
âm cuối zêrô, nguyên âm đôi này được viết bằng ia, ví dụ chia mía. Cũng với
âm cuối zêrô nhưng có đệm /w/ thì nó lại được ghi bằng ya, chảng hạn khuya.

Toàn bộ sự thể hiện của các nguyên âm - âm chính bằng chữ viết là
như sau:

c) Sự thể hiện và quy luật biến dạng của các âm chính trước âm cuối.
Ở những âm tiết có âm cuối zêrô, nguyên âm làm âm chính bao giờ
cũng ở thể dài, ví dụ: đi về nhà.

Khi đi trước / ŋ, k/ (với cách viết là nh, ch hoặc ng, c), các nguyên âm
hàng trước, hàng sau tròn môi và nguyên âm hàng sau không tròn môi /’...’/
đều bị ngăn lại. Ví dụ: thích, tinh mịch, chênh chếch, lùng sục, hừng hục (trừ
hai trường hợp ngoại lệ là các vần eng éc, oong ooc - dấu vết của cách phát
âm cổ còn sót lại).

Các nguyên âm đôi /ie, ’...’, uo/ bao giờ cũng ở thể dài vì khi cấu âm
chúng đòi hỏi phải có một thời gian nhất định đủ để lướt được từ âm nọ đến
âm kia. Các nguyên âm này đều bắt nguồn từ một yếu tố có độ mỏ hẹp trượt
xuống một yếu tố cùng hàng có độ mở lớn hơn. Khi âm cuối là zero, hiện
tượng trượt càng đi xa hơn và các yếu tố thứ hai của cả ba nguyên âm đôi
đều có xu hướng tiến gần đến [A]. Đây là lí do giải thích vì sao những người
đặt chữ viết đã dùng cùng một con chữ a để ghi các yếu tố thứ hai của cả ba
nguyên âm đôi này. Ví dụ chưa mua mía.

d) Quy luật phân bổ các âm chính

d1) Quy luật phân bố âm chính sau âm đầu và âm đệm.

Trong những âm tiết có âm đệm zêrô, nói chung mỗi nguyên âm đều có
thể đi sau tất cả các phụ âm đầu, trừ hai trường hợp:

- Nguyên âm đôi /uo/ không đi sau phụ âm /f/.

- Nguyên âm đôi /ie/ không xuất hiện sau /’...’/.

Khi đi sau âm đệm /w/ sự phân bố của âm chính có mấy điểm đáng chú
ý là:

- Sau /w/ không xuất hiện các nguyên âm hàng sau tròn môi /u, o, ‘...’,
ɔ, uo/ và các nguyên âm hàng sau không tròn môi /’...’, ‘...’/. Sở dĩ như vậy là
vì âm đệm /w/ và các nguyên âm này rất gần nhau về đặc điểm cấu âm.
- Cũng theo quy luật trên, các nguyên âm hàng trước /i, e, £, ie/ khi đã
kết hợp với âm đệm /W/ vốn là một bán nguyên âm môi thì cũng không bao
giờ kết hợp với các phụ âm cuối là âm môi /m, p/.

d2) Quy luật phân bổ âm chính trong các vần thơ

Trong các vần thơ Việt Nam, hai nguyên âm - âm chính ở hai âm tiết
hiệp vần với nhau thường đồng nhất, cùng hàng hoặc cùng độ mà [2], 112],
[1], Một số ví dụ:

- Đồng nhất:

Thương ai bằng nỗi thương con

Nhơ ai bằng nỗi gái son nhớ chồng

(Ca dao)

- Hai nguyên âm cùng hàng:

Anh cách em như đất liền xa cách bể

Nửa đêm sâu nằm lắng sóng phương em

Em thân thuộc sao thành xa lạ thế

Sắp gặp rồi, sóng lại đẩy xa thêm

(Chế Lan Viên)

Thân em như ớt chín cây

Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng

(Ca dao)

- Hai nguyên âm cùng độ mở:

Tôi muốn những đêm đông giá lạnh

Chiêm bao đừng luẩn quất bên cô

Bằng không tôi muốn cô đừng gặp

Một trẻ trai nào trong giấc mơ.


(Nguyễn Bính)

4. Hệ thống âm cuối

a) Danh sách các âm cuối

Ngoài âm cuối zêrô, tiếng Việt còn có tám âm cuối có nội dung tích cực,
trong đó 6 phụ âm /m, n, ŋ, p, t, k/ và hai bán nguyên âm /u, i/. Vị trí của từng
âm vị trong hệ thống âm cuối có thể trình bày khái quát trong bảng sau:

b) Sự thể hiện bằng chữ viết

Âm vị zêrô không được ghi lại trên chữ viết. Cần chú ý tới 4 trường hợp
sau:

Phụ âm /k/ được ghi bằng ch khi xuất hiện trong những âm tiết có các
vần ích, êch, ach, tức là khi nó đi sau /i, e, t/, ví dụ: chếch, thích, sạch, ở các
âm tiết khác, nó được ghi bằng c, ví dụ: được, việc, bóc, lạc.

Phụ âm / ŋ / được ghi bằng nh trong những âm tiết có các vần inh, ênh,
anh, tức là khi nó đi sau /i, e, /, ví dụ: mình, khênh, bánh. Nó được giũ bằng
ng trong những trường hợp khác, ví dụ: vùng vằng, không, hàng.

Bán nguyên âm /-u/ được viết bằng o trong những âm tiết có các vần
ao, eo, tức là khi nó đi sau /a, ε /. Ví dụ: leo cao, trèo, vào. Còn lại, nó được
ghi bằng u, ví dụ: kêu cứu, tiu nghỉu, bêu riếu.

Bán nguyên âm /-ị/ được ghi bằng y ở những âm tiết có vần ay, ây, ví
dụ: mây bay. Trong những âm tiết khác, nó được ghi bằng i, ví dụ: nói, dài,
rồi.

Có thể hình dung toàn bộ sự thể hiện bằng chữ viết của các âm cuối
như sau:.

/m/ - m

/p/ - p

/n/ - n,

/t/ - t
/ ŋ / - ng, nh

/k/ - c, ch

/u/ - u, o

/-i/ - i, y

c) Sụ thể hiện quy luật biến dạng của các âm cuối

Tất cả các phụ âm cuối đều là những phụ ăm đóng. Âm /m/ trong /nam/
chẳng hạn, được phát âm khép lại chứ không bật ra theo kiểu [na - m] của
tiếng Nga. Đây cũng là một trong những lí do giải thích vì sao tiếng Việt không
có hiện tượng nối âm. Trong các ngôn ngữ Âu châu, do phụ âm cuối từ được
phát âm bật ra, do sự kết hợp của nó với nguyên âm đi trước khá lỏng lẻo
nên khi gặp nguyên âm của từ đi sau, nó dễ dàng bắt quan hệ để tạo nên một
âm tiết khác.

Trong số các phụ âm cuối thì / ŋ, k/ co sự biến dạng đặc biệt. Khi đi sau
các nguyên âm hàng trước, chúng bị kéo về phía trước và trở thành / ŋ, c/, ví
dụ: tĩnh mịch, bách bệnh. Khi đi sau các nguyên âm tròn môi, chúng cũng bị
tròn môi lây, ví dụ học, đúc, đồng.

Khi đi sau các nguyên âm dài, các bán nguyên âm /-u, i/ có bị biến dạng
ít nhiều tùy thuộc vào độ mở của nguyên âm đi trước. Nếu nguyên âm đi
trước có độ mở hẹp thì bán nguyên âm cuối cũng có độ mở hẹp, ví dụ: gửi,
túi, níu, cứu. Ngược lại, nếu nguyên âm đi trước có độ mở rộng thì âm cuối
cũng được mở rộng hơn, ví dụ: hai, bác.

d) Quy luật phân bố các âm cuối

d1) Quy luật phân bố âm cuối sau âm chính

Nói chung tất cả các phụ âm cuối đều phân bố sau tất cả các âm chính,
trừ một số trường hợp là / ŋ, k/ không đi sau /’...’/, /m, p/, không đi sau /’...’,
‘...’, ‘...’/, /n, t/ không đi sau / ‘…’, ‘...’/. Như vậy sau /’...’/, /’...’/ chỉ có thể là / ŋ /
hoặc /k/ (trong các vần anh, ach, ong, oc).
Hai bán nguyên âm cuối /-u, -i/ kết hợp với âm chính theo nguyên tắc
xa nhau về cấu âm, cụ thể là:

- Bán nguyên âm /-i/ thuộc hàng trước chỉ xuất hiện sau các nguyên âm
hàng sau (không tròn môi và tròn môi), ví dụ: gửi, nơi, ấy, túi, rồi).

- Bán nguyên âm /-u/ thuộc hàng sau tròn môi chỉ xuất hiện sau các
nguyên âm hàng trước và các nguyên âm hàng sau không tròn môi, ví dụ: rêu
rao, lâu, keo.

d2) Quy luật phân bố âm cuối trong các vần thơ

Trong các vần thơ, âm cuối trong cặp âm tiết hiệp vần phân bố theo
những nguyên tắc sau [1] [2] [12].

- Đồng hoàn toàn, ví dụ:

Gia đình mình đã sơ tán chưa em

Chiêu thứ bảy em có về phố nhỏ

Có ngập ngừng trước khi mở cửa

Lá sấu rơi xúc động bên thềm

(Thanh Thảo)

- Các âm thuộc cùng nhóm vang mũi /m, n, ŋ]/ đi với nhau. Ví dụ:

Sao đặc trời sao sáng suốt đêm

Sao đêm chung sáng chẳng chia miền

Trời còn có bữa sao quên mọc

Anh chẳng đêm nào chẳng nhớ em

(Nguyễn Bính)

- Các âm cùng nhóm tắc - vô thanh /p, t, k/ đi với nhau, ví dụ:

Ngày mai anh đi em có buồn không

Con đường đôi mình em đến lớp

Một mình em giữa hai bờ nước


Cây phượng, cây bàng cành cứ níu sang nhau

(Trần Nhương)

Chương 9. CÁC HIỆN TƯỢNG NGÔN ĐIỆU

Ở trên chúng ta đã đề cập đến khái niệm âm vị. Xưa nay, theo truyền
thống ngôn ngữ học, các âm vị luôn luôn được thể hiện kế tiếp nhau trong lời
nói bằng những khoảng thời gian nhất định. Nói cách khác, mỗi âm vị đều
chiếm một khúc đoạn. Tuy nhiên, để tạo nên từ bà chẳng hạn, đồng thời với
những âm vị như /b/, /a/ còn phải có thanh huyền - một hiện tượng được thể
hiện đồng thời với các âm vị trên. Để tạo nên từ cecrpa đồng thời với các âm
vị Nga /sestra/ còn phải có hiện tượng nhấn giọng ở âm tiết [ra]. Những hiện
tượng ngữ âm vừa nêu không được định vị trên tuyến thời gian như các âm vị
thông thường mà được thể hiện đồng thời với các âm vị đó. Đó là những hiện
tượng ngôn điệu (prosodic facts) hay điệu tính. Những hiện tượng ngôn điệu
chủ yếu là ngữ điệu, trọng âm và thanh điệu.

I. NGỮ ĐIỆU

Ngữ điệu (intonation) là sự chuyển động của thanh cơ bản của giọng
nói, là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói trong câu.

Cùng với các chỗ ngừng, ngữ điệu cũng là một phương tiện phân loại
lời nói. Ví dụ:

Tôi không ngờ được rằng anh

một con người tài ba như thế mà lại bị cô ấy đá

Song ngữ điệu được dùng không chỉ để phân đoạn lời nói. Chức năng
chính của nó là nói liền các bộ phận của lời nói lại với nhau, làm cho lời nói
trở nên liền mạch.

Ngữ điệu còn được sử dụng để biểu hiện tính chất của các loại câu. Ở
đây nó đóng vai trò là một phương thức ngữ pháp thực thụ. Qua ngữ điệu,
người nghe có thể biết được câu nói thuộc loại gì: trần thuật, nghi vấn hay
mệnh lệnh (cầu khiến), v.v… Ví dụ:

- Anh đi? (lên giọng - câu hỏi)

- Anh đi! (mệnh lệnh)

Trong nhiều ngôn ngữ, sự chuyển động lên của ngữ điệu thường có
chức năng tiếp tục, tức là nó thông báo mệnh đề chưa kết thúc, sự chuyển
động xuống - có chức năng kết thúc, tức là nó cho biết mệnh để đã hết. Ngoài
ra sự vận động theo hướng nằm ngang có thể có ý nghĩa liệt kê. Ví dụ: Đây:
bàn, ghế, tủ, giường…

Cuối cùng, ngữ điệu còn có ý nghĩa đặc biệt trong việc biểu hiện tất cả
những sắc thái cảm xúc đa dạng của lời nói. Qua ngữ điệu, người nghe có
thể biết được thái độ, tình cảm của người nói: phẫn nộ, yêu thương, chế diễu,
vui vẻ, buồn phiền, lo lắng, hờn dỗi…

Trong tiếng Việt, ngữ điệu thường được sử dụng đồng thời với những
từ tình thái như à, u, nhi, nhé… Sử dụng tốt các phương tiện này sẽ làm cho
lời nói trở nên sinh động, có hồn và nâng cao được hiệu quả giao tiếp.
Tải bản FULL (file doc 292 trang): bit.ly/3d3x9bl
II. TRỌNG ÂM Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Trọng âm (accent) là sự nêu bật một trong những âm tiết của từ bằng
những phương tiện ngữ điệu nhất định.

Sự nêu bật được tiến hành bằng cách nhấn mạnh âm tiết (tức là bằng
cường độ phát âm) được gọi là trọng âm lực. Sự nêu bật được tiến hành
bằng cách kéo dài thời gian phát âm được gọi là trọng âm lượng. Trên thực tế
còn có cả những trường hợp nhấn trọng âm vừa bằng cường độ lại vừa bằng
thời gian phát âm. Trong tiếng Nga chẳng hạn, âm tiết mang trọng âm vừa
được phát mạnh lại vừa được kéo dài hơn các âm tiết khác.

Tùy từng ngôn ngữ mà trọng âm có thể cố định hay tự do. Trọng âm cố
định là trọng âm bao giờ cũng rơi vào vị trí nhất định của từ. Ví dụ, trong tiếng
Sec (Tiệp) trọng âm bao giờ cũng ở âm tiết đầu từ, trong tiếng Balan - ở âm
tiết trước âm tiết cuối, trong phần lớn các ngôn ngữ Chiur - ở âm tiết cuối.
Trọng âm cố định có chức năng phân giới, tức là phân biệt ranh giới giữa các
từ. Dựa vào trọng âm, người ta có thể biết được đến đâu hết một từ vì bắt
đầu một từ khác. Chẳng hạn, nếu trọng âm luôn luôn rơi vào âm tiết đầu thì
cứ đến âm tiết nhấn trọng âm người ta biết là đã sang một từ mới; nếu nó
luôn rơi vào âm tiết trước âm tiết cuối thì khi đến trọng âm người ta biết còn
một âm tiết nữa sẽ hết từ.

Trọng âm tự ảo là trọng âm không ở vào vị trí nhất định của từ: trong từ
này nó ở âm tiết đầu, trong từ kia - ở âm tiết cuối, trong từ thứ ba ở âm tiết
trước âm tiết cuối, v.v… Ví dụ, trong tiếng Nga: ‘…’, ‘…’, ‘…’. Trong các ngôn
ngữ có trọng âm tự do trọng âm có chức năng khu biệt ý nghĩa của từ, nghĩa
là khi thay đổi vị trí của trọng âm sẽ dẫn đến việc thay đổi hoặc phá vỡ ý
nghĩa của từ, ví dụ trong tiếng Nga ‘…’ (sự đau khổ) ‘…’ (bạ).

Khái niệm trọng âm tự do không trùng làm một với khái niệm trọng ân:
di động. Đặc điểm của trọng âm di động là trong khi từ biến đổi hình thái, nó
có thể thay đổi vị trí, ví dụ trong tiếng Nga, nuuý, ‘…’ (tôi viết, anh viết). Trọng
âm di động cũng có thể có ở các ngôn ngữ có trọng âm tự do mà cũng có thể
có ở các ngôn ngữ có trọng âm cố định.

Trong các ngôi ngữ Âu châu như tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp,
trong âm có vai trò đáng kể. Trong tiếng Việt và các ngôn ngữ có thanh điệu
khác, vai trò của trọng âm có bị "mờ nhạt" đi trước sự tồn tại của thanh điệu.
Tuy nhiên sẽ là không đúng nếu như có thái độ cực đoan cho rằng tiếng Việt
Tải bản FULL (file doc 292 trang): bit.ly/3d3x9bl
hoàn toàn không có trọng âm. Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net

Trong tiếng Tiệt trọng âm được nêu bật chủ yếu bằng cách tăng cường
trường độ của nguyên âm. Nói cách khác, trọng âm của tiếng Việt chủ yếu là
trọng âm lượng. Tiếng Việt có một số từ không bao giờ mang trọng âm (ví dụ
từ cái - loại từ). Tuy nhiên có những từ trọng âm được thể hiện khá rõ, ví dụ:
cà khẳng cà khiu, tóe tòe loe. Tuyệt đại đa số các thực từ đều mang trọng âm.
Có những cặp từ đối lập trong đó trọng âm là tiêu chí khu biệt duy nhất, ví dụ
cho, đề là động từ. (Tôi cho anh quyền sách; Nó để khăn lên bàn) với cho đề
là từ hư (quét cho sạch, nói dể anh hiểu). Có những từ đa tiết, nếu đặt sai
trọng âm thì từ đó bị phá vỡ; mỗi âm tiết thành một từ riêng biệt, ví dụ bảo với
= nói theo và bảo (động từ) + với (giới từ).

III. THANH ĐIỆU VÀ CÁC THANH ĐIỆU CỦA TIẾNG VIỆT

1. Định nghĩa

Thanh điệu (tone) là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói trong một âm
tiết có tác dụng cấu tạo và khu biệt vỏ âm thanh của từ hoặc hình vị. Sự khác
nhau giữa cà và cả là sự khác nhau về thanh điệu: âm tiết cà được phát âm
cao, âm tiết ch được phát âm thấp. Nhờ thanh điệu, các câu sau đây đã được
hiểu theo các ý nghĩa khác nhau: Con ba ba đâu rồi, Con bà ba đâu rồi, Con
ba bà Đâu rồi, Còn bà ba đâu rồi,…

Như vậy, nếu như ngữ điệu là đặc trưng của câu, trọng âm là đặc trưng
của từ thì thanh điệu là đặc trưng của âm tiết. Không phải ngôn ngữ nào cũng
có thanh điệu. Tiếng Hán, tiếng Việt, tiếng Lào có thanh điệu. Các ngôn ngữ
Anh, Nga, Pháp, Khmer không có.

2. Miêu tả các thanh điệu tiếng Việt

Tiếng Việt có 6 thanh điệu. Trên chữ viết, năm thanh được ghi lại bằng
năm dấu huyền, ngã, hỏi, sắc, nặng còn một thanh không được ghi lại bằng
một dấu nào cả. Có thể gọi đó là thanh không dấu.

a) Thanh không dấu. Đây là thanh điệu cao, có đường nét vận động
bằng phẳng từ đầu đến cuối, ví dụ: đi xe ca sang Gia Lâm.

b) Thanh huyền. So với thanh không dấu, thanh huyền là một thanh
thấp. Đường nét vận động của thanh này cũng bằng phẳng như thanh không
dấu tuy về cuối có hơi đi xuống.

Như vậy, sự khác nhau giữa thanh không dấu và thanh huyền chủ yếu
là ở độ cao. Một số sinh viên nước ngoài học tiếng Việt đã phát âm ba thành
bà hoặc ngược lại, là do không phân biệt được hai mức cao - thấp của chúng.

4184176

You might also like