« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.
- Phạm Thị Thu Hà Từ khóa: Kinh tế trang trại Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài: Kinh tế trang trại xuất hiện trong quá trình đổi mới ở nước ta và phát triển khá mạnh trong những năm gần đây.
- Phát triển kinh tế trang trại là xu hướng tất yếu trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn hiện nay.
- Ở Việt Nam, sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần khai thác có hiệu quả hơn nguồn vốn trong dân, giảm dần diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hóa, tạo thêm một lượng lớn việc làm cho người lao động nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tăng thêm sản lượng nông phẩm, hàng hóa, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, tạo ra sự cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường, nhằm phát triển một nền nông nghiệp bền vững.
- Cùng với sự phát triển của nông nghiệp cả nước, kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Vũ Quang đã có nhiều bước chuyển mình tích cực, đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian qua.
- Vũ Quang là một huyện miền núi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế trang trại như: nguồn gốc kinh tế trang trại đã có từ lâu, người dân cần cù lao động, việc phát triển kinh tế trang trại đã và đang được các cấp chính quyền quan tâm, diện tích rừng núi lớn thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả.
- Bên cạnh đó cũng tồn tại không ít khó khăn làm cản trở sự phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện như: chủ trang trại còn thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật, thiếu vốn, lao động làm việc trong các trang trại chưa qua đào tạo, việc xây dựng trạng trại còn manh mún, nhỏ lẻ.
- Vì vậy sản phẩm từ các trang trại chỉ mới đáp ứng được một 1 phần nhỏ nhu cầu của thị trường trên địa bàn, sức cạnh trang yếu, chưa tạo được vị thế trên thị trường nông sản, hàng hóa khu vực và trong nước.
- Phát triển kinh tế trang trại là hướng đi đúng đắn, cần được quan tâm, đầu tư, hỗ trợ bằng những chính sách hợp lý, cụ thể nhằm góp phần khai thác một cách có hiệu quả các nguồn lực, tận dụng tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ gia đình, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân trên địa bàn huyện.
- Vì vây, tôi chọn: “Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích và nhiệm vụ của đề tài: Mục tiêu chung của luận văn là trên cơ sở đánh giá thực trạng của kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, trên cơ sở đó, tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp để phát triển kinh tế trang trại của huyện.
- Tổng hợp cơ sở lý luận về phát triển kinh tế trang trại.
- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại thời gian qua tại huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại trong thời gian tới tại huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu Hoạt động kinh tế của các trang trại và sự ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.
- Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện, từ đó đưa ra các giải pháp góp phần phát triển kinh tế trang trại tại huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.
- Thời gian: đề tài nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế trang trại huyện Vũ Quang từ năm 2010 đến 2015.
- Các giải pháp sẽ áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.
- 2 - Về không gian: kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Vũ Quang.
- Nội dung chương 1: Như vậy, trong chương 1 luận văn đã hệ thống hoá được những vấn đề hết sức cơ bản đó là các khái niệm về trang trại & kinh tế trang trại.
- tiêu chí xác định kinh tế trang trại và những nội dung phát triển kinh tế trang trại.
- Phát triển kinh tế trang trại chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, bao gồm: Điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, địa hình – thổ nhưỡng, thời tiết thủy văn).
- điều kiện kinh tế - xã hội.
- các chính sách về phát triển kinh tế trang trại.
- kinh tế thị trường.
- sự phát triển của khoa học – kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất của chủ trang trại.
- Sáu yếu tố này làm cơ sở cho việc nghiên cứu phân tích đánh giá thực trạng cũng như đề xuất các giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại tại huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.
- Nội dung chương 2: Trên cơ sở lý luận về trang trại, kinh tế trang trại và phát triển kinh tế trang trại được trình bày ở chương 1, trong phần đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại huyện Vũ Quang giai đoạn chúng ta có thể thấy các trang trại trên địa bàn huyện Vũ Quang tại thời điểm nghiên cứu có nhiều khởi sắc, đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, như là: quy mô là không đồng đều.
- mặt khác trình độ quản lý, trình độ lao động hầu hết là phổ thông chưa qua đào tạo, sản phẩm hàng hoá các trang trại không nhiều và vẫn chưa có sức cạnh tranh trên thị trường nông sản.
- thu nhập bình quân một lao động trong các trang trại còn thấp.
- quản lý nhà nước về kinh tế trang trại còn bị buông lỏng;…Và do những yếu tố chủ quan như: Khả năng tiếp cận thị trường và giá cả tiêu thụ nông 3 sản phẩm vẫn còn yếu kém, hầu hết các trang trại đều đang thiếu vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
- Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật-công nghệ trong sản xuất còn mới chỉ ở những bước cơ bản, sơ sài và chưa thực sự được bản thân các chủ trang trại quan tâm tìm hiểu và áp dụng.
- Những phân tích, đánh giá ở chương 2 sẽ là cơ sở giúp tác giả đề ra được những giải pháp giúp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Vũ Quang trong thời gian tới.
- Phần giải pháp sẽ được tác giả trình bày ở chương 3.
- Nội dung chương 3: Sau khi nghiên cứu chương 3, chúng ta rút ra các kết luận sau: Đẩy nhanh sự phát triển kinh tế trang trại là nhiệm vụ cấp bách đối với nền nông nghiệp nước ta nói chung, cũng như nông nghiệp Vũ Quang nói riêng hiện nay.
- Nó có ý nghĩa quyết định tới sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và nâng cao khả năng cạnh tranh hàng nông sản huyện Vũ Quang trên thị trường khu vực và cả nước.
- Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng kinh tế trang trại, căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế trang trại của tỉnh, của huyện trong thời gian tới, để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Vũ Quang gia đoạn cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Thứ nhất, giải pháp về phát triển số lượng trang trại.
- Thứ hai, giải pháp phát triển quy mô trang trại, bao gồm vốn đầu tư, lực lượng lao động, đất đai, hàm lượng khoa học – công nghệ ứng dụng vào trang trại, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ phát triển kinh tế trang trại.
- Thứ ba, giải pháp về mở rộng và tăng cường các hình thức liên kết, hợp tác trang trại.
- Thứ tư, giải pháp về phát triển thị trường tiêu thụ nông sản phẩm.
- Thứ năm, giải pháp về hoàn thiện môi trường kinh doanh và tư pháp, Thứ sáu, giải pháp tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với kinh tế trang trại.
- 4 Ngoài những giải pháp chung trên đây, luận văn còn đề xuất một vài giải pháp cụ thể cho các loại hình trang trại trên địa bàn huyện Vũ Quang giai đoạn .
- d) Phương pháp nghiên cứu.
- Thu thập số liệu thứ cấp Trong quá trình thực hiện đề tài, người nghiên cứu đã sử dụng các văn bản, quyết định của TW, tỉnh Hà Tĩnh và huyện Vũ Quang, báo cáo thống kê kinh tế trang trại của chi cục Nông thôn tỉnh Hà Tĩnh.
- Các chỉ tiêu phân tích về tình hình kinh tế Trang trại, báo cáo phòng thống kê, phòng NN&PTNN huyện Vũ Quang về các chỉ tiêu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và một số chỉ tiêu khác.
- Ngoài ra, trong quá trình phân tích còn tham khảo một số báo cáo khoa học, tạp chí chuyên ngành có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Thu thập số liệu sơ cấp Để có đủ thông tin cho việc nghiên cứu đề tài, nguời nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn hộ sản xuất và các cán bộ chỉ đạo trên địa bàn về những vấn đề liên quan đến mục đích và nội dung nghiên cứu theo các câu hỏi đã được thiết kế và chuẩn bị sẵn.
- Trong quá trình thực hiện việc phỏng vấn đã kết hợp việc quan sát và trao đổi những vấn đề kinh nghiệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để thu thập được các số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp thống kê kinh tế Kết hợp với các phương pháp khác, phương pháp thống kê kinh tế được sử dụng để phục vụ cho việc thu thập số liệu, tổng hợp và phân tích các thông tin, các chỉ số có liên quan đến vấn đề nghiên cứu một cách có hệ thống.
- Phương pháp tổng hợp, so sánh Tổng hợp tất cả các hoạt động liên quan đến kinh tế trang trại để tạo ra một bức tranh tổng thể về phát triển kinh tế trang trại tại huyện.
- Thực hiện việc so sánh kết quả các chỉ tiêu như: vốn, cơ cấu vốn, diện tích canh tác, cơ cấu diện tích của các loại hình trang trại… qua các năm của đối tượng nghiên cứu.
- e) Kết luận: 5 Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nền kinh tế nông nghiệp thế giới nói chung và nền nông nghiệp nước ta hiện nay nói riêng.
- Do đó, thúc đẩy sự phát triển kinh tế trang trại theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đang là vấn đề cấp bách hiện nay, là chìa khóa để đưa nền nông nghiệp nước ta phát triển nhanh chóng.
- Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất mới trong nền nông nghiệp nước ta nói chung, đối với nền nông nghiệp huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng.
- Việc nghiên cứu đề tài “Một số giải phát phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh”, tác giả muốn góp phần vào việc nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn sự ra đời, vận động và phát triển của kinh tế trang trại huyện Vũ Quang, đặc biệt đề tài đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế huyện Vũ Quang theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế trang trại như khái niệm và đặc trưng của kinh tế trang trại.
- Tìm hiểu vị trí và vai trò của kinh tế trang trại, các loại hình kinh tế trang trại và kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại trên thế giới.
- Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở nước ta nói chung và trên địa bàn huyện Vũ Quang nói riêng.
- Đánh giá sự phát triển kinh tế trang trại và những vấn đề còn tồn tại đối với kinh tế trang trại huyện Vũ Quang trên các mặt như: số lượng trang trại.
- quy mô lao động, nguồn vốn, cơ sở vật chất, khả năng tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả xã hội, môi trường của trang trại.
- Tìm hiểu quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế trang trại tỉnh Hà Tĩnh nói chung, huyện Vũ Quang nói riêng nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế trang trại theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp để thực hiện phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Vũ Quang giai đoạn bao gồm các vấn đề như: Số lượng trang trại, quy mô trang trại (vốn, công nghệ, đất đai, lao động), thị trường, cơ sở hạ tầng, quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt