Academia.eduAcademia.edu
Bùi Văn Vượng, Liu Zhi Fei, Trần Đức Thạnh,Trần Đình Lân,Chil-An Hub, Tuo Shouting, Nguyễn Hữu Cử, Đặng Hoài Nhơn, Nguyễn Văn Quân, Đinh Văn Huy, 2011. Tốc độ lắng đọng, tuổi trầm tích ven bờ châu thổ sông Hồng (Việt Nam): bằng chứng từ nuclit phóng xạ 210Pb và 137Cs. Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển, tập XVI. NXB. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội.Tr.59 – 70. TỐC ĐỘ LẮNG ĐỌNG, TUỔI TRẦM TÍCH VEN BỜ CHÂU THỔ SÔNG HỒNG (VIỆT NAM): BẰNG CHỨNG TỪ NUCLIT PHÓNG XẠ 210PB VÀ 137CS Bùi Văn Vượng (1,2), Liu Zhi Fei(2), Trần Đức Thạnh(1),Trần Đình Lân(1),Chil-An Hub(3), Tuo Shouting(2)Nguyễn Hữu Cử, Đặng Hoài Nhơn(1), Nguyễn Văn Quân(1), Đinh Văn Huy(1) (1)Viện Tài nguyên và Môi trường biển, VAST. (2)Phòng thí nghiệm Trọng điểm Địa chất biển, đại học Tongji Trung Quốc (3)Viện Khoa học Trái đất, Viện Hàn lâm Sinica, Taipei, Taiwan 1. Giới thiệu Goldberg, năm 1963 lần đầu đề xuất về sự mất thăng bằng giữa 210Pb và 226Ra có thể phục vụ xác định tuổi trầm tích hiện đại. Cũng trong năm 1963, ông đã áp dụng thành công phương pháp Nuclit phóng xạ 210Pb (bán chu kỳ phân rã là 22 năm-half life of 210Pb is about 22 years) vào xác định tuổi trầm tích của các tảng băng ở Greenland (Goldber E.D, 1963). Đến nay, phương pháp này đã được áp dụng và phổ biến rộng rãi để đánh giá tốc độ lắng đọng trầm tích cho các thủy vực như là hồ (Krishnaswamy et al., 1971), biển (Koide et al., 1972, Sorgente, D.,1999), lagoon (Albertazzi., Nguyen Huu Cu et al, 2007). Bên cạnh đó 137Cs cũng được sử dụng cùng với 210Pb để xác định tốc độ và tuổi trầm tích. Nuclit phóng xạ 210Pb và 137Cs đã trở thành phổ biến và đóng vai trò quan trọng xác định tốc độ, tuổi trầm tích hiện đại. Sông Hồng là một trong những sông lớn của thế giới cũng như châu Á. Hàng năm, lượng trầm tích trung bình từ Sông Hồng đổ ra biển Đông 130.106 tấn (Milliman, J. D et al 1983, 1992). Do đó, trong lĩnh vực các Khoa học về Trái đất, nó thu hút các nhà khoa học Việt Nam và trên thế giới những nghiên cứu về: tiến hóa châu thổ, động lực, địa mạo, vận chuyển trầm tích v.v. Nghiên cứu tốc độ lắng đọng trầm tích ven bờ châu thổ sông Hồng cũng được thực hiện bởi một số công trình trước đây (G.D. van den Bergh et al., 2007). Tuy nhiên các nghiên cứu trước mới đánh giá tại một số vị trí hoặc là hoặc là vùng triều (Đặng Hoài Nhơn và nnk,., 2011) hoặc là tại tiền châu thổ của một cửa sông của cả hệ thống sông Hồng, những dữ liệu này chưa thể đánh giá thỏa đáng về tốc độ lắng đọng, tuổi trầm tích tại một trong những vùng cửa sông biến động mạnh trên thế giới. Bài viết này nhằm thảo luận, cung cấp dữ liệu về tốc độ lắng đọng và tuổi trầm tích ven bờ châu thổ sông Hồng dựa trên phương pháp năng lượng phóng xạ của 210Pb và 137Cs (210PB, 137CS radionuclides) tại một số cột khoan trầm tích tầng mặt ven bờ châu thổ sông Hồng. 2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên vùng ven bờ châu thổ sông Hồng Hệ thống sông Hồng bao gồm 6 con sông chính với lưu lượng đổ ra vùng ven bờ khác nhau (bảng 1). Lưu lượng nước đổ ra vùng ven bờ hàng năm qua các của sông lần lượt qua cửa sông Văn Úc chiếm 26% , qua của Thái Bình (11%) qua cửa sông Trà Lý (11%), qua của sông Ba Lạt (25%), qua cửa Ninh Cơ (6%) và qua cửa Đáy (22%) (Zbigniew Pruszak, Pham Van Ninh et al., 2005).  Cửa sông   Lưu lượng Q (m3/s) Cửa sông Lưu lượng Q (m3/s) Tháng 3 Tháng 8 Tháng 3 Tháng 8 Văn Úc 217 1261 Ba Lạt 352 1927 Thái Bình 96 560 Ninh Cơ 88 483 Trà Lý 121 665 Đáy 360 1969 Bảng 1. Một số cửa sông chính và lưu lượng theo mùa chảy vào vùng bờ ven bờ châu thổ sông Hồng (Vinh V.D, Cu N.D, Thanh T.D, 2011) Chế độ sóng trong khu vực có hai mùa: Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, sóng hướng Đông Nam và Nam cao 0,7 - 1,1 m. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3, hướng chủ yếu là Bắc và Đông Bắc,cao sóng 0,7 - 0,9 m ở ven bờ. Tháng 4 và tháng 10 là thời kỳ chuyển tiếp. Khi có bão, khu vực này chịu tác động của sóng Nam Đông Nam, Đông Nam và Đông Đông Nam, độ cao của sóng trung bình là 3,5 - 5,0 m; độ cao lớn nhất có thể đạt là 5 - 6 m, năng lượng trung bình 5 - 6,5 kg/cm2 nhưng tần suất bắt gặp ít. Thuỷ triều trong khu vực là chế độ nhật, biên độ dao động tối đa từ 3,0 m đến 3,5 m, trung bình 1,7 - 1,9 m và tối thiểu 0,3 - 0,5 m. Mực triều cao nhất trong nhiều năm có thể đạt 4,0 m và thấp nhất khoảng 0,08 m. Mực triều và biên độ dao động lớn nhất thường gặp ở đoạn bờ biển Hải Phòng và có trị số giảm dần về phía Nam. Dòng chảy tổng hợp ven bờ phụ thuộc vào hình thái đường bờ, địa hình đáy và ảnh hưởng của sông. Dòng triều là những dòng thuận nghịch có tốc độ đạt cực đại tới 1,3 - 1,5 m/s tại các luồng lạch trước cửa sông. Tuy nhiên nhìn chung nó có tốc độ không cao chỉ vào khoảng 0,2 - 0,3 m/s về mùa đông và 0,1 - 0,2 m/s về mùa hè. Dòng chảy do gió trong khu vực chịu sự chi phối của hai hệ thống gió: Đông Bắc vào mùa đông, Nam và Đông Nam vào mùa hè. Tốc độ dòng chảy không lớn trung bình khoảng 0,1 - 0,2 m/s, tối đa không vượt quá 0,5 m/s. Dòng chảy do sóng tham gia vào việc xói rửa vật liệu đáy và vận chuyển bùn cát dọc bờ. Ở khu bờ Hải Phòng, Nam Định và Ninh Bình có dòng sóng phát triển mạnh vào mùa hè với các hướng sóng chính là Nam và Đông Nam. Ngược lại khu bờ Thái Bình có dòng sóng phát triển mạnh hơn vào mùa đông với hướng sóng chính là Bắc và Đông Bắc. Về tổng thể, dòng chảy do sóng ở ven bờ có hướng chủ đạo từ Đông Bắc xuống Tây Nam vào mùa đông và mùa hè thì ngược lại từ Tây Nam lên Đông Bắc. Hình 1. Châu thổ sông Hồng, và trị trí các điểm khảo sát tháng 5 năm 2011 3. Tài liệu và phương pháp nghiên cứu 3.1. Tài liệu Mẫu vật được thu ven bờ bờ châu thổ sông Hồng và vịnh Hạ Long, Việt Nam trong chuyến khảo sát chung giữa Viện Tài nguyên và Môi trường biển (IMER),Việt Nam và Phòng thí nghiệm Trọng điểm Quốc gia Địa chất biển (SKLMG), đại học Tongji, Trung Quốc cuối tháng 5 năm 2011 (xem hình 1). Đoàn khảo sát trên 3 tuyến mặt cắt với 22 trạm khảo sát kéo trong phạm vi từ ven bờ châu thổ sông Hồng đến Vịnh Hạ Long với tổng số 22 trạm khảo sát và 7 mẫu phóng trọng lực bằng ống phóng trọng lực tự tạo. Trong nghiên cứu này, chỉ sử dụng 2 cột khoan HP04 và HP06 ở ven bờ châu thổ sông Hồng, phía ngoài cửa sông Trà Lý Trạm Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Độ sâu (m) Độ sâu cột khoan (cm) Mẫu tầng mặt HP04 106°41'13" 20°27'12" 10 60 1 HP06 106°44'47" 20°25'25" 20 46 1 Bảng 2. Thông tin về mẫu trầm tích cột khoan Theo độ sâu, cột khoan được chia thành các mẫu, mỗi mẫu ứng với 2cm. Số mẫu này được phân tích 210Pb và 137Cs tại Viện Khoa học Trái đất, Viện Hàn lâm Sinica, Taipei, Taiwan. 3.2. Phương pháp 3.2.1. Phân tích 210Pb và 137Cs Các mẫu phân tích phóng xạ bằng phương pháp: Phân tích phóng xạ nucle bằng tia phổ gama (Analysisofradionuclidesby γ-spectrometry), theo tiêu chuẩn 327 và 375 (Strachov et al., 1996) của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), số mẫu đếm trên máy dò GMX. Thời gian đếm mẫu dao động từ vài giờ đến vài ngày. 3.2.2. Phương pháp xác định tốc độ lắng đọng trầm tích Tốc độ lắng đọng trầm tích dựa vào 137Cs chứa trong khí quyển xâm nhập xuống trầm tích. Lượng 137Cs trong khí quyển tăng lên mạnh sau năm 1954 vì những vụ thử hạt nhân, sự cố nhà máy điện nguyên tử Chernobyl và năm 1986. Do đó hàm lượng 137Cs cực đại vào khoảng năm 1963, và năm 1986 đã được xác nhận bởi nhiều tác giả trên thế giới (Goldberg 1963, He et al., 1996, Robbins et al., 2000; Bergan, 2002; Lu X, 2004; Chih-An Huh et al.,2011). Trong nghiên cứu này các trầm mẫu các mẫu trầm tích được phân tích 137Cs (với thời gian đếm dài) và lấy năm 1950 là thời gian đầu tiên xuất hiện 137Cs trên vùng biển (Huh et al., 2006, 2009a, Chih-An Huh et al.,2011) (hình 2). Đối với 137Cs: tốc độ lắng đọng trầm tích được ký hiệu là (SCs-137) và được tính bằng công thức: (1) Với Zp là kết quả quan sát sự xâm nhập theo độ sâu của 137Cs T0 là thời điểm thu mẫu Tốc độ lắng đọng trầm tích dựa vào 210Pb được biểu diễn trên đồ thị (hình 2). Tốc độ phân rã 210Pb theo độ sâu được biểu diễn bằng quy luật hàm số mũ, để khử dạng hàm mũ ta logarit 2 vế phương trình theo cơ số e sẽ nhận được được phong trình dạng (*) Từ đồ thị của phương trình (*) ta có cơ số m là chính là góc dốc của đồ thị. Tốc độ lắng động trầm tích theo Pb được ký hiệu là (SPb-210) được tính theo công thức: (2) Trong đó: λ là hằng số phóng xạ của 210Pb (0.03114y-1) Hình 2. Đồ thị tính tốc độ lắng đọng trầm tích dựa vào dữ liệu 210Pbex và 137Cs (Chih-An Huh et al.,2011) Kết quả thu được từ 2 cách tính này tương đồng nhau, nếu sự xáo trộn trầm tích không đáng kể và phân bố theo độ sâu cột khoan của 210Pb và 137Cs chi phối hoàn toàn tốc độ lắng đọng trầm tích và tốc độ phân rã phóng xạ theo sự chôn vùi trầm tích (Chih-An Huh et al.,2011). 3.2.3. Xác định tuổi trầm tích - Xác định tuổi trầm tích bằng 210Pb Như trên đã đề cập, dùng 210Pb để xác định tuôi trầm tích là một phương pháp phổ biến và quan trọng hiện nay. Dựa vào đồng vị phóng xạ của 210Pb, có thể xác định được tuổi trầm tích hiện đại trong vòng 150 năm. Trong trầm tích tồn tại 2 loại 210Pb: 1-là “supported210Pb”được sản xuất tại chỗ bởi quá trình phân rã của 226Ra và 2-là excess 210Pb(210Pbex) nhận được từ khí quyển. Ý nghĩa độ phóng xạ (activity) của 210Pb phân bố theo độ sâu nhận được riêng do quá trình phân rã theo luật hàm số mũ (hoặc tuyến tính nếu chúng ta vẽ sơ đồ lo garit số tự nhiên). Tuy nhiên giá trị nền phụ thuộc hoặc lắng đọng trầm tích và 210Pb phân bố đến vị trí xác định hoặc biến đổi quá thời gian. Do vậy, lượng 210Pbex bằng lượng 210Pb tổng trừ đi lượng 210Pb được sản xuất tại chỗ. Có 2 mô hình tính toán cho 210Pb để xác định tuổi trầm tích được dùng phổ biến đó là: CRS (Constant Rate of Supply) và CIC (Constant Initial Concentration) (Geoldberg, 1963), và tiếp tục được phát triển bởi Apppleby and Oldfied (1978). Trong nghiên cứu này, giải thiết tốc độ lắng đọng trầm tích là hằng số mô hình CIC được áp dụng để tính toán độ tuổi trầm tích (Jay Stratton Noller, et al., 2000). Mô hình CIC dựa trên giả định là lượng 210Pb ban đầu tập trung trong trầm tích mạnh hơn so với hoạt động phân rã 210Pb trong mẫu trầm tích và, tốc độ lắng đọng trầm tích theo độ sâu là hằng số (Goldberg, 1963, Crozaz and others, 1964; Appleby and Oldfied, 1978). Tốc độ lắng đọng cũng như tuổi của các lớp trầm tích trong cột khoan được xác định dựa vào lượng Pb-210 dư (210Pbexsess) trong cột trầm tích có độ sâu z (3) Trong đó 210Pbes(0) mô tả lượng 210Pbdư trên bề mặt trầm tích nơi giao giữa nước và trầm tích, λ là hằng số phân rã của 210Pb (0.03114y-1) và t là thời gian trầm tích (tuổi và năm). Công thức (3) có thể biến đổi thành: Ln210Pbxs(z)-Ln210Pbxs(0)=(- λ210f-1)w(4) Trong đó w là khối lượng tích khô trên đơn vị diện tích (g.cm-1) nó có quan hệ với thời gian lắng đọng trầm tích t=wf-1 (f là lượng trầm tích được lắng đọng g.cm-2.yr-1). Ln210Pbxs(z) có giá trị ngược lại với đồ thị tốc độ lắng đọng trầm tích của khối lượng trầm tích khô trên q đơn vị diện tích nhất định. Từ đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa quá trình phân rã trầm tích theo độ sâu (dpm/g), để xác định tốc độ lắng đọng trầm tích trong bình theo thời gian. - Xác định tuổi trầm tích bằng phương pháp đồng vị 137Cs Thông thường 137Cs thường được dùng để kiểm tra kết quả tính toán của phương pháp xác định tuổi trầm tích bằng đồng vị phóng xạ chì. Vấn đề hàm lượng 137Cs cực đại trong khí quyển và trong trầm tích vào khoảng năm 1963, 1986, đã đề cập ở phần trên. 4. Kết quả và thảo luận 4.1. Tốc độ lắng đọng trầm tích 210Pbdư (210Pbex) theo chiều sâu cột cột khoan được xác định theo quy luật hàm số mũ là cơ sở để xác định góc dốc (m) và tốc độ lắng đọng trầm tích được tính dựa vào lượng 210Pbdư trong 2 cột khoan HP04 và HP06 (hình 3). (a) (b) Hình 3. Quan hệ giữa 210Pbdư theo độ sâu tại cột khoan HP04 (a) và HP06 (b) Từ 2 đồ thị trên ta có giá trị góc dốc (m) của cột khoan HP04 là (mHP04=33,138) và cột khoan HP06 có gốc dốc (mHP06=20,365). Tốc độ lắng đọng trầm tích theo độ sâu tại mỗi cột khoan từ 210Pb được xác định bằng công thức (2) và có giá trị lần lượt 1,03 cm/năm; 0,63 cm/năm. Căn cứ vào công thức (1) ta tính được tốc độ lắng đọng trầm tích theo 137Cs tại 2 cột khoan HP04 và HP06 lần lượt là: 0,98 cm/năm; 0,66 cm/năm (xem bảng 3) Cột khoan Góc dốc (m) nhận được từ 210Pb Tốc độ lắng đọng trầm tích nhận được từ 210Pb (cm.yr-1) Độ sâu mà 137Cs xâm nhập theo cột khoan (cm) Tốc độ lắng đọng trầm tích nhận được từ 137Cs (cm.yr-1) HP04 33.138 1,03 60 0,98 HP06 20.365 0,63 40 0,66 Bảng 3. Tốc độ lắng đọng trầm tích của cột khoan HP04, HP06 4.2. Tuổi trầm tích 4.2.1 Tuổi trầm tích xác định bằng 210Pb Trong nghiên cứu này, tốc độ lắng đọng trầm tích theo độ sâu được xác định là hằng số theo chiều sâu cột khoan, mô hình CIC (Constant Initial Concentration) được áp dụng để tính toán tuổi trầm tích của 2 cột khoan. Các công thức (3) và (4) được áp dụng để tính toán tuổi trầm tích, kết quả tính được thể hiện trên bảng 4. Bảng 4. tính toán tốc độ lắng đọng và tuổi trầm tích của 2 cột khoan HP04 và HP06 Độ sâu cột khoan (cm) Khối lượng trầm tích khô (g) Lượng trầm tích tich tụ (w) [g.cm-2] Tốc độ lắng đọng, tuổi trầm tích xác định từ 210Pb 210Pbex (dpm.g-1) Góc dốc (m) λ Tốc độ lắng đọng trầm tích trung bình (cm/năm) (f) Thời gian lắng đọng trầm tích theo khoảng thời gian (yr)=w/f (năm) Tuổi trầm tích theo độ sâu cột khoan (năm) Cột khoan HP04 0 4 145.54 5.15 0.95 33.138 0.03114 1,03 5 2011 12 170.39 11.18 1.25 1,03 11 2000 20 190.30 17.91 0.94 1,03 17 1994 28 176.96 24.17 0.87 1,03 23 1988 36 191.59 30.95 0.71 1,03 30 1981 44 164.75 36.78 0.38 1,03 36 1975 52 135.24 41.57 0.43 1,03 40 1971 58 134.3 46.32 0.37 1,03 45 1966 Cột khoan HP06 0 4 135.7 4.8 1.50 20.365 0.03114 0,63 8 2011 12 181.2 11.2 1.43 0,63 18 1993 20 158.8 16.8 1.17 0,63 27 1984 28 157.6 22.4 1.31 0,63 35 1976 36 212.2 29.9 1.02 0,63 47 1964 4.2.1 Tuổi trầm tích xác định bằng 137Cs Thật là một điều khó khi tính tuổi trầm tích chỉ dựa trên đơn điệu một đồng vị phóng xạ, việc dùng đồng vị 137Cs để kiểm tra độ chính xác của kết quả nhận được từ cách 210Pb, và đã được nhiều tác giả đã sử dụng (Sorgente, D., et al. 1999; XU Hai, AI Li, et al., 2006, Chih-An Huh et al.,2011). Ở đây tuổi trầm tích tại 2 cột khoan được xác định bằng phương pháp 137Cs để kiểm chứng kết quả tính từ 210Pb . Kết quả phân tích hàm lượng 137Csdư trong trầm tích theo độ sâu được biểu diễn trên đồ thị, giá trị của 137Csdư cực đại tại cột khoan HP04 vào các năm 1966 và 1988; tại cột khoan HP06 vào các năm 1956 và 1981. Các giá trị này nằm trong khoảng thời gian 1963 và 1986 (hình 4). (a) (b) Hình 4. Đồ thi biểu diễn mối quan hệ giữa độ sâu và lượng 137Csdư cực đại trong cột khoan HP04 (a) cột khoan HP06 (b) 4.2. Thảo luận Kết quả tính toán tốc độ lắng đọng và tuổi trầm tích từ 2 phương pháp có sự sai khác nhau, dữ liệu thể hiện trên bảng 5. Bảng 5. So sánh tốc độ lắng đọng và tuổi trầm tích tại 2 cột khoan HP04 và HP06. Độ sâu cột khoan (cm) Tốc độ lắng đọng, tuổi trầm tích xác định từ 210Pb Tốc độ lắng đọng, tuổi trầm tích xác định từ 137Cs Tốc độ lắng đọng trầm tích trung bình (cm/năm) (f) Thời gian lắng đọng trầm tích theo khoảng thời gian (yr)=w/f Tuổi trầm tích theo độ sâu cột khoan Tốc độ lắng đọng trầm tích trung bình (cm/năm) (f) Thời gian lắng đọng trầm tích theo khoảng thời gian (yr)=w/f (năm) Tuổi trầm tích theo độ sâu cột khoan (năm) Cột khoan HP04 0 0 2011 4 1,03 5 2011 0.98 4 2007 12 1,03 11 2000 0,98 12 1999 20 1,03 17 1994 0,98 20 1991 28 1,03 23 1988 0,98 28 1983 36 1,03 30 1981 0,98 37 1974 44 1,03 36 1975 0,98 45 1966 52 1,03 40 1971 0,98 53 1958 58 1,03 45 1966 0,98 59 1952 Cột khoan HP06 0 2011 4 0,63 8 2011 0,66 6 2005 12 0,63 18 1993 0,66 18 1993 20 0,63 27 1984 0,66 31 1981 28 0,63 35 1976 0,66 43 1968 36 0,63 47 1964 0,66 55 1956 Tại cột khoan HP04, từ 210Pb tốc độ lắng đọng và tuổi trầm tích xác định là 1,03cm/năm; với tốc độ này tính từ bền mặt trầm tích (độ sâu =0cm) đến độ sâu 58cm hết 45 năm tức là ứng với năm 1966. Nhưng theo kết quả tính toán từ 137Cs thì tốc độ lắng đọng trầm tích là 0,98 cm/năm, với tốc độ này tính từ trầm tích tầng mặt (0cm) đến độ sâu 58cm hết 59 năm ứng với năm 1952. Tại cột khoan HP06 từ 210Pb tốc độ lắng đọng và tuổi trầm tích xác định là 0,63cm/năm; với tốc độ này tính từ bền mặt trầm tích (độ sâu =0cm) đến độ sâu 36cm hết 47 năm tức là ứng với năm 1964. Nhưng theo kết quả tính toán từ 137Cs thì tốc độ lắng đọng trầm tích là 0,66 cm/năm, với tốc độ này tính từ trầm tích tầng mặt (0cm) đến độ sâu 36cm hết 55 năm ứng với năm 1956. Hai kết quả này rất phù hợp với phân bố từ nhiên, vị trí cột khoan HP04 (sâu 10m) gần bờ hơn so với vị trí cột khoan HP06 (sâu 20m). Với kết quả tính toán này có thể suy ra quá trình trầm tích ven bờ châu thổ sông Hồng giảm dần theo chiều xa bờ. Từ đó có thể đi đến nhận định: Tại cột khoan HP04, ở độ sâu 10m, tốc độ lắng đọng trầm tích trung bình hằng năm từ 0,98-1,03 cm/năm, tuổi trầm tích cũng được tính dựa trên số liệu tốc độ lắng đọng đó đến độ sâu 58 cm có độ tuổi cách hiện nay từ 45 đến 59 năm. Tại cột khoan HP06 ở độ sâu 20m, tốc độ lắng đọng trầm tích từ 0,63-0,66cm/năm và tuổi trầm tích cũng được tính ở độ sâu 36cm có độ tuổi cách hiện nay từ 47 đến 55 năm. 5. Kết luận Phương pháp nuclit phóng xạ 210Pb và 137Cs đã được áp dụng đánh giá tốc lắng đọng và tuổi trầm tích tại 2 cột khoan ven bờ châu thổ sông Hồng. Kết quả tính toán nhận được từ 210Pb đã được đối sánh với 137Cs với lượng tích lũy cực đại trong khí quyển cũng như trầm tích tại khoảng 2 mốc thời gian năm 1963 và năm 1986, như thước đo đánh giá thời gian (time-marker) đã được công nhận rộng rãi (Goldber E.D, 1963),(Krishnaswamy et al., 1971), (Strachov et al., 1996), (Chih-An Huh et al.,2011) và nhiều tác giả khác. Kết quả tính tốc độ lắng đọng và tuổi trầm tích từ nuclit phóng xạ 210Pb và 137Cs khá tương đồng nhau và đáng tin cậy. Tại cột khoan HP04, ở độ sâu 10m, tốc độ lắng đọng trầm tích trung bình hằng năm từ 0,98-1,03 cm/năm, tuổi trầm tích cũng được tính dựa trên số liệu tốc độ lắng đọng đó đến độ sâu 58 cm có độ tuổi cách hiện nay từ 45 đến 59 năm. Tại cột khoan HP06 ở độ sâu 20m, tốc độ lắng đọng trầm tích từ 0,63-0,66cm/năm và tuổi trầm tích cũng được tính ở độ sâu 36cm có độ tuổi cách hiện nay từ 47 đến 55 năm. Lời cảm ơn Nghiên cứu này được tài trợ bởi tiểu Dự án 5-Hợp tác nghiên cứu giữa Viện Tài nguyên và Môi trường biển (IMER), Việt Nam và Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Quốc gia Địa chất biển, đại học Tongji, Trung Quốc. Nhóm tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến 2 cơ sở trên. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ali Arman Lubis, 2004. Constant rate of supply (CRS) model for determing the sediment accumulation rate in the coastal area using 210Pb. Journal of Coastal Development ISSN: 1410-5217. pp9-18. Albertazzi., Bellucci L.G, Nguyen Huu Cu et al, 2007. 210Pb and 137Cs in sediment of Central Vietnam coastal lagoons: Tentitive assessment of acculation rate. Joural of Marine Science and Technology Supplement 1: 73-81. B.S. Shukla, 1989. An evaluation of the CIC Model of 210Pb Dating of Sediment. Eviron Geol Water Sci Vol. 14, No,1. pp 73-76 Springer-Verlag New York Inc. Bergan T.D, 2002. Radioactive fallout in Norway from atmoshperic nuclear weapons tests [J] Environment Radioactivity. 60, 189-208. Chih-An Huh et al., 2011. Modern (<100 years) sedimentation in the Taiwan Strait: Rates and soure-to-sink pathways elucidayed from radionuclides and particle size distribution. Continental Shelf Research 31 (2011) 47-63. Crozaz, G., and other 1964. Antarctic snow chronology with 210Pb: Journal of Geophysical Research v. 69. p 2597-2604. Do Minh Duc, Mai Trong Nhuan et al., 2007. Sediment distribution and transport at the nearshore zone of the Red River delta, Northern Vietnam Journal of Asian Earth Sciences 29 (2007) 558–565 Do Minh Duc, Mai Trong Nhuan et al., 2011. An analysis of coastal erosion in the tropical rapid accretion delta of the Red River, Vietnam. Journal of Asian Earth Sciences xxx (2011) xxx–xxx in press. Huh, C.A et al,. 2006. Sedimentation in the Southern Okinawa Trough-rates, turbidites and a sediment buget. Mar. Geol. 231. 129-139. Huh, C.A et al., 2009a. Modern accumulation rates and a budget of sediment off the Gaoping (Kaoping) River, SW Taiwan: a tital and flood dominated depositional environment around a submarine canyon J. Mar. Syst. 76, 405-416. G.D. van den Bergh et al., 2007. Recent sedimentation and sediment accumulation rates of the Ba Lat prodelta (Red River, Vietnam). Journal of Asian Earth Sciences 29 (2007) 545–557. Goldber E.D, 1963. Geochronology with lead 210. In Radioactive Dating [M]. pp. 121-131. IAEA, Vienna He Q., Walling D.E., and Owens P.N, 1996. Interpeting the 137Cs profiles observed in several small lakes and reservoirs in southern England [J]. Chemical Geology. 129, 115–131. Jay Stratton Noller et al., 2000. Quanternary Geochronolgy methods and Applications. Lead-210 geochronology pp 115-120. Krishnaswamy S., Lal D., Martin J.M., and Meybeck M. (1971). Science Geochronology of lake sediments [J]. Earth and Planetary Letters. 11, 407–414. Koide M., Soutar A., and Goldberg E.D. (1972). Marine geochronology with 210. Earth and Planetary Science Letters. 14, 442–446. Milliman, J. D., and R. H. Meade, 1983. World-wide delivery of river sediment to the oceans, J. Geol., 91, 1–21. Milliman, J. D., and J. P. M. Syvitski, 1992. Geomorphic/tectonic control of sediment discharge to the ocean: The importance of small mountainous rivers, J. Geol., 100, 525–544. Lu X, 2004. Application of the Weibull extrapolation to 137Cs geochronology in Tokyo Bay and Ise Bay, Japan [J] Journal of Environmental Radioactivity. 73, 169-181 L.J. Turner, L.D. Delorme, 1995. Assesment of 210Pb data from Canadian lakes using the CIC and CRS models. Rnvironmental Geology 28 (2) September 1996. Springer-Verlag. Pp 78-87. Đặng Hoài Nhơn và nnk., 2011. Lắng đọng trầm tích trên bãi triều Bằng La và Ngọc Hải, Hải Phòng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển T11 (2011). Số 1. Tr 1-13. ISSN 1859-3097. Oldfield, F., Appleby. P. G et al., 1978. Alternative 210Pb dating: results from the New Guinea highlands and Lough Eme: Nature (London) v. 271, p. 339-342. Pakarinen P. and Tolonen K (1997). On the growth-rate and dating of surface peat [J]. Finnish Peatland Society, 28, 19-24. Robbins J.A., Holmes C., et al, 2000. Time-averaged fluxes of lead and fallout radionuclides to sediments in Florida Bay [J]. Journal of Geophysical Research. 105 (C12), 28805–28821. Sorgente, D., Frignani, M., Langone, L., Ravaioli, M., 1999. Chronology of marine sediments - Interpretation of activity-depth profiles of 210Pb and other radioactive tracers. Part 1. CNR-ISMAR-Bologna, Thechnical Report No. 54, 32 pp. Strachnov, V., Larosa, J., Dekner, R., Zeisler, R., Fajgelj, A., 1996. Report on the Intercomparison run IAEA-375: radionuclides in soil. IAEA/AL/075, IAEA, Vienna, Austria Sophie Althammer et al., 2010. The use of the 210Pb method for preliminary evaluating the sedimentation rate in Amazon river mouth. Annals of Warsaw University of Life Sciecences. Vinh V.D, Cu N.D, Thanh T.D, 2011. The impact of Hoa Binh dam on distribution of suspended sediment in coastal areas of red river delta. Proceeding of 5th National conference of Marine Science and Technology. Vol. 3 pp 465-474. XU Hai, AI Li, et al., 2006. Geochrology of a surfacce core in the northern basin of Lake of Lake Qinghai: Evidence from 210Pb and 137Cs radionuclides. Chinese journal of geochemistry. Pp 301-307. Zbigniew Pruszak, Pham Van Ninh et al., 2005. Hydrology and morphology of two river mouth regions (temperate Vistula Delta and subtropical Red River Delta). Ocenologia, 47 (3), 2005 pp. 365-385. ABSTRACT SEDIMENTATION RATE, GEOCHRONOLOGY AT THE NEARSHORE IN THE RED RIVER DELTA (VIETNAM): EVIDENCE FROM 210PB AND 137CS RADIONUCLIDES Bui Van Vuong(1,2), Liu Zhi Fei(2), Tran Duc Thanh(1),Tran Dinh Lan(1),Chil-An Hub(3), Tuo Shouting(2)Nguyen Huu Cu, Dang Hoai Nhon(1), Nguyen Van Quan(1) (1)Institute of Marine Environment and Resources, VAST, Vietnam. (2)State key Laboratory of Marine Geology, Tongji University China (3)Institute of Earth Sciences, Academia Sinica, Taipei, Taiwan The Red River Delta is once of the biggest rivers in the World and of course in the Southeast Asia. Annual average sediments discharge 130.106tons (Milliman, J. D et al 1983, 1992) to South China Sea. The Red River Delta has offered a special attraction for scientist such as: delta evolution, hydrodynamics, geomorphology, sediment transport etc. This paper should be discussion about sedimentation rates, geochronology at the near-shore in the Red River Delta. Some of the sediment cores were collected undistubedly with a self-designed gravity corer in May, 2011 at the Near-shore in the Red River Delta by many scientists from Vietnam and China belong to the collaloration in Marine Environment and Resources between Institute of Marine Environment and Resources (IMER) belongs to Vietnamese Academy Science and Technology (VAST), Vietnam and State key Laboratory of Marine Geology (SKLMG), Tongji University China. Which have analyzed 210Pb and 137Cs radionuclide by supported of Chil-An Hub from Institute of Earth Sciences, Academia Sinica, Taipei, Taiwan. Apparent sediment accumulation rates derived from 210Pb and 137Cs profiles vary from 0.63 to 1.03 cm.yr-1. The 210Pb and 137Cs activities in the sediments evidence geochonology of some surface cores at the nearshore in the Red River Delta less more than 100 years, and of course 137Cs should be used as an independent tracer to confirm the results obtained from 210Pb PAGE 1