You are on page 1of 9

Phạm Đức Thắng

1. Chế độ chính trị:


* Khái niệm:
- Từ góc độ chính trị học, chế độ chính trị được hiểu là một tổng thể thống nhất tổ chức (thiết chế)
chính trị, các quy tắc (thể chể) chính trị, những nguyên tắc xác lập và thực hiện quyền lực chính trị
của các tổ chức chính trị mà tiêu biểu nhất là nguyên tắc thiết lập và thực hiện quyền lực nhà nước,
các nguyên tắc xác lập mối quan hệ chính trị trong nền chính trị của một quốc gia.
- Trong khoa học Luật Hiến pháp, chế độ chính trị là một trong những chế định cơ Bản của ngành
Luật Hiến pháp, bao gồm tổng thể các quy phạm Luật Hiến pháp quy định về chính thể của Nhà
nước, bản chất của Nhà nước, nguyên tắc tổ chức và thực hiện quyền lực Nhà nước.
* Các quy định về chính trị theo Hiến pháp:
Trong các hiến pháp của Nhà nước ta qua các thời kỳ và trong hiến pháp của nhiều nước, các điều
khoản về chế độ chính trị quy định về tính chất của quyền lực, sự phân bố, tổ chức và mối quan hệ
giữa các cơ quan quyền lực, về quan hệ giữa Nhà nước với công dân, tổ chức chính trị, các tổ chức
xã hội, giữa các giai cấp và tầng lớp, giữa các dân tộc trong nước và thế giới.
Do tính chất và tầm quan trọng đặc biệt của chế độ chính trị đối với sự tồn tại và phát triển của xã
hội nên trong tất cả các bản Hiến pháp của Nhà nước ta và Hiến pháp nhiều nước, chế độ chính trị
được ghi nhận trong chương đầu tiên với vị trí là chế độ pháp lý cơ bản, chi phối nội dung của các
quy định khác trong Hiến pháp. Các quy định về chế độ chính trị trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam (Hiến pháp năm 2013) được quy định tại Chương I.
Tên Chương này được viết gọn lại trên cơ sở tên Chương I của Hiến pháp năm 1992. Nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Chế độ chính trị thành “Chế độ chính trị” và đưa các quy định về
quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, thủ đô, ngày Quốc khánh của Chương XI Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi,
bổ sung năm 2001 – gọi chung là Hiến pháp năm 1992) vào Chương I vì đây là những nội dung quan
trọng gắn liền với chế độ chính trị của quốc gia. Nội dung các điều, khoản của Chương I đã thể chế
hóa đường lối, chủ trương của Đảng trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), các văn kiện của Đảng và các nghị quyết, kết luận của
Trung ương Đảng, Bộ Chính trị về mục đích, yêu cầu và những quan điểm cơ bản, định hướng lớn
của việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và kế thừa những nội dung còn phù hợp của Hiến pháp năm
1992, cụ thể là:
– Tiếp tục khẳng định bản chất và mô hình tổng thể của thể chế chính trị và bộ máy nhà nước đã
được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung,
phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 1992. Đó là, Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân
công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp.
– Khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đồng
thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích
của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam theo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua hình thức dân chủ trực tiếp
và dân chủ đại diện.
- – Tiếp tục khẳng định chế độ dân chủ ở nước ta là dân chủ xã hội chủ nghĩa. Bảo đảm để dân chủ
được thực hiện trong cuộc sống. Khẳng định nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà
nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua hình thức dân chủ
trực tiếp và dân chủ đại diện.
– Khẳng định và thể hiện rõ tư tưởng phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, coi đại đoàn kết toàn
dân tộc là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. đồng thời bổ sung, làm
rõ vai trò của Mặt trận, Công đoàn và các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội trong việc
động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình…
2. Chế độ kinh tế:
* Khái niệm:
- Chế độ kinh tế là một hệ thống các quan hệ kinh tế được pháp luật quy định thể hiện định hướng
phát triển kinh tế, tính chất và hình thức sở hữu đối với tư liệu sản xuất,và tổ chức quản lý nền kinh
tế.
- Chế độ kinh tế được hình thành bằng: Chế độ sở hữu, mục đích, chính sách phát triển kinh tế và
chế độ quản lý kinh tế.
- Chế độ kinh tế của nước ta được xác định là chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình phát
triển, xây dựng và hoàn thiện đã trải qua nhiều giai đoạn với những nét đặc thù:
+ Tại Hiến pháp 1946 (giai đoạn 1945 - 1954) chế độ kinh tế nước ta còn là tự nhiên, tự do với nền
kinh tế nhiều thành phần, đúng với mục tiêu cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới (sau gọi là cách
mạng dân chủ nhân dân). Hiến pháp qui định quyền tư hữu tài sản của công dân Việt nam được bảo
đảm (Điều 12).
+ Hiến pháp 1959 (giai đoạn 1954 - 1975) đã xác lập một chế độ kinh tế theo chủ nghĩa xã hội, biến
nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp hiện đại và nông nghiệp
hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến (Điều 9).
+ Hiến pháp 1980 (giai đoạn 1975 - 1985) qui định một chế độ kinh tế thuần túy xã hội chủ nghĩa
với một nền kinh tế chủ yếu có hai thành phần: Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, với hai hình
thức sở hữu tương ứng; sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể.
+ Hiến pháp 1992 mở ra một giai đoạn mới- Hiến pháp của thời kỳ đổi mới. Chế độ kinh tế được
quy định là kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
* Chính sách kinh tế:
- Mục đích chính sách kinh tế của Nhà nước là làm cho dân giầu, nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt
hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở giải phóng mọi nguồn lực sản xuất, phát
huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế.
Điều 15 và Điều 16 Hiến pháp quy định rõ mục đích chính sách phát triển kinh tế của nhà nước Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay như sau:
“Nhà nước xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh
tế quốc tế; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhà nước thực hiện nhất quán chính
sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần
với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập
thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng. (Điều 15)
Mục đích chính sách kinh tế của Nhà nước là làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt
hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở phát huy mọi năng lực sản xuất, mọi tiềm
năng của các thành phần kinh tế gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh
tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thức, thúc đẩy xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, mở rộng hợp
tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật và giao lưu với thị trường thế giới. Các thành phần kinh tế đều là bộ
phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tổ chức, cá nhân
thuộc các thành phần kinh tế được sản xuất, kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật
không cấm; cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật.
Nhà nước thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.”(Điều 16)
* Chế độ sở hữu:
Hiện nay ở nước ta đang tồn tại những hình thức sở hữu chủ yếu sau:
1. Sở hữu toàn dân (hay sở hữu nhà nước);
2. Sở hữu tập thể;
3. Sở hữu tư nhân và sở hữu cá nhân;
4. Sở hữu hỗn hợp.
* Chế độ quản lý kinh tế:
Những sự can thiệp tất yếu của nhà nước đến sự phát triển kinh tế đã được khẳng định cả về mặt lý
luận và thực tiễn bao gồm:
-Nhà nước phải duy trì một hệ thống pháp luật và trật tự cho các hoạt động kinh tế;
-Bảo đảm cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định chính trị;
-Bảo vệ môi trường,
-Quản lý có hiệu quả khu vực dịch vụ công;
-Giải quyết các khiếm khuyết của thị trường như độc quyền, công bằng, cạnh tranh
lành mạnh…
3. Chính sách văn hóa – xã hội:
- Về văn hóa, Hiến pháp quy định mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa,
tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Ðiều 41); đồng thời, tiếp tục khẳng định
Nhà nước và xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu
tinh thần đa dạng và lành mạnh của nhân dân; phát triển các phương tiện thông tin đại chúng nhằm
đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tạo môi
trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức
khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân
(Ðiều 60).
- Muốn phát triển bền vững, các chế độ chính trị, thông qua các chủ trương, đường lối nhà nước phải
tính đến yếu tố giữ gìn bản sắc dân tộc. Tức là phải tính đến vấn đề văn hóa:
“Phát triển và văn hóa, văn hóa và phát triển là hai mặt của cùng một mục tiêu tồn tại và vươn tới
của mọi con người, mọi gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia và nhân loại. Chính văn hóa là cái
dùng để chế định cho sự phát triển bền vững, an toàn, hướng tới cái đúng, cái đẹp, cái tốt, cái hợp
lý.”
- Văn hóa theo cách hiểu thông thường là toàn bộ của cải vật chất và tinh thần do con người tạo ra
trong quá trình hoạt động xã hội. Văn hóa bao gồm cả văn hóa vật chất như các công trình kiến trúc,
hệ thống công sở, công viên tượng đài, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, hệ thống kết cấu hạ
tầng… và cả văn hóa tinh thần: tư tưởng, đạo đức, lối sống, trí thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, khoa
học kỹ thuật công nghệ.
- Để khắc phục mặt trái của nền kinh tế thị trường và cũng nhằm mục đích cho sự phát triển một bền
vững, các nhà nước của thế giới đương đại thường dùng 2 chính sách cơ bản: Đó là chính sách văn
hóa và chính sách xã hội.
- Thực chất của việc tạo ra môi trường văn hóa – xã hội thuận lợi cho hoạt động của các chủ thể kinh
tế là việc nhà nước giải quyết những vấn đề xã hội theo hướng tích cực cho phép các tổ chức kinh
doanh hoạt động có hiệu quả hơn. Những vấn đề văn hóa – xã hội đòi hỏi nhà nước cần phải giải
quyết để hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế gồm:
- Vấn đề dân số;
- Vấn đề việc làm;
- Vấn đề xóa đói giảm nghèo;
- Vấn đề cân bằng xã hội;
- Vấn đề xóa bỏ những tệ nạn xã hội;
- Vấn đề đạo đức kinh doanh;
- Vấn đề bảo vệ môi trường, y tế và giáo dục.
Vai trò của văn hóa ngày càng được coi trọng bậc nhất đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Phát triển
văn hóa vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển. Khác với quan niệm trước đây chỉ coi văn
hóa là kết quả của kinh tế, không đóng góp trực tiếp vào sự tăng trưởng kinh tế. Ngày nay sự phát
triển không chỉ đơn thuần do các nhân tố kinh tế quyết định, mà còn có nhiều nhân tố phi kinh tế.
Bởi vì phát triển là do con người quyết định. Mà đã là con người thì bao giờ cũng gắn với một môi
trường văn hóa nhất định.
- Văn hóa và xã hội gắn bó hữu cơ với nhau như hình với bóng. Có thể nói xã hội là bộ mặt của văn
hóa và văn hóa phải thông qua xã hội, làm lên môi trường xã hội, để tác động vào các lĩnh vực khác
nhau trong cuộc sống của con người và cộng đồng con người. Mọi sự phát triển không gắn với văn
hóa đều là sự phát triển què quặt nặng về tính kỹ thuật và tất yếu dẫn đến tới bất công xã hội, dẫn
đến sự hy sinh số đông con người cho số ít các thế lực cầm quyền xã hội (trực tiếp và gián tiếp – đó
là các nhà chính trị, các nhà kinh doanh xấu có trong tay các nhà khoa học và công nghệ phục vụ).

- Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng
sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chính sách xã hội tác động trực
tiếp đến việc hình thành một cộng đồng xã hội văn minh, trong đó các giai cấp, các tầng lớp dân cư
đều có nghĩa vụ, quyền lợi chính đáng, đoàn kết chặt chẽ góp phần xây dựng đất nước Việt Nam
giầu mạnh. Phát triển giai cấp công nhân về số lượng và chất lượng để xứng đáng là giai cấp tiên
phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Chính sách xã hội của nhà nước tập trung vào các vấn đề bảo trợ xã hội, phúc lợi xã hội, bảo hiểm
xã hội, y tế, giáo dục, văn hóa nghệ thuật, cho phù hợp với trình độ phát triển của kinh tế, phù hợp
với điều kiện nhà nước ta, mà không nên chạy theo thị trường bằng cách thả nổi hay thị trường hóa
một cách hoàn toàn các lĩnh vực này.
Bên cạnh đó nhà nước Việt Nam cũng cần phải xóa bỏ dần sự bao cấp tập trung trong lĩnh vực hoạt
động văn hóa và xã hội do việc thực hiện chế độ bao cấp kế họach hóa tập trung gây ra. Các tổ chức
giáo dục, khoa học, kỹ thuật, nghiên cứu khoa học cũng cần dần chuyển sang cơ chế thị trường, cạnh
tranh và tư trang trải kinh phí… Song song với việc tự hoạch toán kinh tế theo cơ chế thị trường nhà
nước vẫn có một khoản ngân sách nhất định chi cho những chính sách tối thiểu của sự phát triển văn
hóa xã hội. Như việc xóa đói giảm nghèo, hoặc chính sách xóa mù chữ ở các vùng quê xa xôi hẻo
lánh.
Công bằng vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Công bằng không thể dựa vào thị
trường nên nhà nước cần phải can thiệp để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển. Bảo đảm công bằng
xã hội là việc nhà nước can thiệp vào thị trường nhằm mục đích tăng thu nhập của những người
nghèo làm cho khoảng cách giữa người nghèo và người giàu không được tăng lên, mà còn cần phải
giảm đi, mặt khác làm cho giá cả phản ánh đúng chi phí của xã hội bỏ ra. Thực chất của vấn đề giải
quyết công bằng là phân phối thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, giữa các chủ thể kinh tế và xã hội
mà người đại diện là nhà nước.

You might also like