« Home « Kết quả tìm kiếm

Dặc trưng cac thể loại van học


Tóm tắt Xem thử

- Đặc trưng các thể loại văn học.
- Kí: là loại hình văn xuôi tự sự dùng để ghi chép về con người, sự vật, phng cảnh..Kí của Việt Nam khá đa dạng, phong phú và thực sự ra đời vào TK XVIII.
- Đến thế kỉ XIX, những tác phẩm kí viết về phương Tây bắt đầu xuất hiện - Thơ hát nói: là một thể thơ riêng của Việt Nam, phát triển mạnh và đạt tới trình độ mẫu mực trong thế kỉ XVIII và XIX với các tác gia kiệt xuất như Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến...Hát nói có sự kết hợp hài hòa giữa phần ngâm và phần nói trên một nền nhạc riêng.
- Trong các bài thơ hát nói, ta thường gặp nhiều loại câu thơ như lục bát, ngũ ngôn, thất ngôn, hình thức gieo vần cũng biến hóa đa dạng: có vần chân , vần lưng, vần bằng, vần trắc.Thơ hát nói hấp dẫn chủ yếu ở giọng điệu chứ không hẳn ở hình ảnh được miêu tả.
- Chính vì thế, những nhà thơ tài hoa, tài tử, xem trọng nhu cầu cá nhân thường rất ưa tìm tới thể thơ này.
- Chiếu: là loại công văn thời xưa nhà vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho bề tôi hoặc chỉ thị cho mọi người.
- Thể văn chiếu thời cổ xưa gọi là cáo.x Văn của thể chiếu trang trọng, lời lẽ rõ ràng, tao nhã.
- Nhiều bài chiếu mang nội dung nghị luận, bàn bạc những vấn đề quan hệ đến vận mệnh quốc gia.
- Có khi chiếu được gọi là chiếu thư, chiếu chỉ và thường mang nội dung mệnh lệnh.
- Văn tế Văn tế nói chung là loại văn đọc khi tế, cúng người chết (trong một số trường hợp đặc biệt cũng dùng để tế người sống.
- bởi vậy nó có hình thức tế - hưởng.
- Về hình thức, văn tế có thể là văn vần, tản văn, biền văn.
- Một bài văn tế thường có các phần : Lung khởi (luận chung về lẽ sống chết).
- Thích thực (hồi tưởng công đức của người chết), Ai văn (than tiếc người chết), Kết (nêu lên ý nghĩ và lời mới của người đứng tế với linh hồn người chết.
- Thơ cổ thể Bài ca ngắn đi trên bãi cát thuộc thể thơ cổ thể Thơ cổ thể phân biệt với thơ Đường luật (cận thể) ở chỗ không gò bó vào luật.
- Thơ cổ thể chữ Hán có thể có các thể ba chữ, bốn chữ, năm chữ, bảy chữ và các thể tạp ngôn như ba chữ xen bảy chữ, hoặc ba, năm, bảy chữ xen nhau hoặc xen nhiều loại câu hơn.
- Vần trong thơ cổ thể hoặc là một vần xuyên suốt toàn bài hoặc thay đổi nhiều vần, có thể gieo vần trắc, không nhất thiết phải vần bằng.
- Trong thơ cổ thể phần đầu và phần kết thường hô ứng với nhau.
- Thơ cổ thể có một số được gọi bằng “ca”, “hành.
- Điều trần: Điều trần dưới thời phong kiến là loại văn bản do bề tôi viết để dâng lên vua, trong đó trình bày kế sách trị nước, viết thành từng điểm, từng vấn đề liên quan đến quốc kế dân sinh.
- Loại văn bản này thời xưa còn gọi là bản tấu, tấu, sớ, tấu nghị… Văn bản điều trần mang tính nghị luận nhằm thuyết phục người nghe làm theo đề nghị của mình.
- Muốn vậy, lập luận của văn điều trần vừa phải chặt chẽ, có chứng cứ xác thực, lại vừa phải mềm fdeor, tránh làm cho đối tượng mình cần thuyết phục tự ái.