Academia.eduAcademia.edu
Lụa tơ tằm – Một kiệt tác giao hoà giữa con người và thiên nhiên Lụa tơ tằm – Một kiệt tác giao hoà giữa con người và thiên nhiên Nhasilk Tháng Tư 17, 20192018-11-24T12:03:49+00:00in Giới thiệu về Nhasilk Lụa tơ tằm – không đơn thuần chỉ là một loại vải, đó còn là tinh hoa của cả dân tộc Việt Nam hàng ngàn năm nay. Lụa tơ tằm là thứ vải sang trọng bậc nhất, được mệnh danh là nàng hậu của các dòng tơ chuyên làm cống phẩm thượng hạng dành cho các vua chúa, hoàng tộc xưa. Lụa tơ tằm là một kiệt tác giao hòa giữa con người và thiên nhiên, được sản xuất hoàn toàn từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên ban tặng, qua bàn tay khéo léo và óc sáng tạo của con người, lụa tơ tằm trở thành một chất liệu sang trọng, hiện đại mà vẫn giữ được cái hồn tinh túy của thiên nhiên. Bạn đọc hãy cùng Nhasilk tìm hiểu kĩ hơn quá trình làm nên kiệt tác lụa tơ tằm này nhé! Đầu tiên, quy trình sản xuất ra một tấm lụa không hề đơn giản Quy trình sản xuất bắt đầu với công đoạn đầu tiên rất quan trọng, cũng chiếm 1 khoảng thời gian rất dài từ 3-6 tháng, đó chính là trồng dâu. Lá dâu là thức ăn chính của tằm và cũng chính là nguyên liệu giúp tằm tạo ra tơ, tằm ăn lá dâu có thể nhả tơ tốt nhất, màu tơ đẹp nhất vì ăn lá dâu tằm ăn được nhiều và có đủ chất dinh dưỡng để phát triển tốt. Dâu thường được trồng trên những mảnh đất phù sa, mầu mỡ và mỗi năm được đốn 2 lần để phát triển nhanh và khỏe, đủ cung cấp lá cho các lứa tằm. Việc hái lá dâu còn phải căn cứ vào độ lớn của tằm, bao giờ cũng hái từ trên ngọn xuống. Tằm nhỏ hái lá non ,tằm lớn hái lá bánh tẻ. Lá dâu cho tằm ăn phải là lá dâu sạch , không sử dụng thuốc trừ sâu và không được rửa bằng nước, nếu không tằm sẽ chết hoặc cho ra chất lượng tơ không đạt yêu cầu. Hình ảnh: Cô thôn nữ Gò Nổi hái dâu Tiếp đó là nuôi tằm hay còn gọi với cái tên gần gũi là chăn tằm. Việc nuôi tằm cũng lắm công phu, trước tiên là chọn thời điểm nuôi tằm. Giống tằm ưa khí hậu mát mẻ, sự thay đổi thời tiết mưa nắng thất thường nóng quá hay lạnh quá cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của tằm và chất lượng tơ. Chính vì vậy, trong một năm khoảng thời gian thích hợp nhất cho việc chăn nuôi tằm, lấy tơ, dệt lụa là vào mùa thu và mùa xuân. Tức 1 năm chỉ có 6 tháng với người làm nghề chăn tằm, dệt lụa Hình ảnh: Chăn tằm, ảnh từ buổi triển lãm Chuyện Kể Xứ Tằm Tang Vòng đời của 1 con tằm từ khi nở đến khi tạo tơ, làm kén khoảng 23-25 ngày, chia thành 5 độ tuổi và trải qua 4 lần lột xác. Tằm nở được nuôi riêng trong một cái nong và bắt đầu cho ăn lá dâu non, thái nhỏ rắc nhẹ lên trên mình. Hình ảnh: Tằm ăn dâu. Sau khoảng 23-25 ngày là thời điểm tằm chín, trong giai đoạn này, tằm ăn một lượng thức ăn bằng 80% cả vòng đời nó, sau đó nó bắt đầu tìm một cành cây và quay mình 300.000 lần tạo thành kén. Kén chính là protein do tằm nhả ra, có tác dụng bảo vệ tằm khỏi các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm, virus, vi khuẩn. Nên nếu lụa làm bằng tơ tằm thực sự, không bao giờ bị hôi, thấm hút mồ hôi cực tốt và điều hòa được nhiệt độ cơ thể “đông ấm, hè mát” Hình ảnh: Tằm nhả tơ thành kén. Sau khi trở thành kén, người nông dân sẽ tiến hành thu hoạch kén tằm và chuẩn bị cho giai đoạn ươm tơ. Ươm tơ chính là việc kéo sợi tơ từ kén thành sợi tơ tằm. Từ khi bắt tằm chín lên né khoảng 7 ngày sau thì bắt đầu ươm tơ. Trong khoảng 5 ngày phải ươm tơ hết các kén đã đóng, bởi nếu chậm tằm sẽ biến thành con ngài, ngài sẽ cắn kén chui ra, làm sợi tơ bị cắn đứt, không ươm được tơ nữa. Để ươm tơ, đầu tiên thả kén vào nồi nước sôi, đảo kén làm lớp keo sericin tan ra một phần, kén mềm, lớp áo kén ngoài bong ra thì mới tìm được mối tơ gốc để rút sợi tơ, khoảng 10 sợi tơ được người thơ ươm tơ kéo rút từ 10 cái kén chập lại với nhau thành một sợi chỉ tơ, tuỳ theo loại tơ lấy đầu lấy giữa hay lấy xác con nhộng mà người ta phân thành tơ nón, tơ nái, tơ đuối hay tơ gốc. Sợi chỉ tơ được quấn vào những con suốt giống như lõi ống chỉ xếp thẳng đứng thành hàng ngang rồi cho chạy vào những guồng tơ tròn bằng gỗ nằm bắt ngang trên nồi nước sôi để cuộn thành các vỏ tơ sống rồi mang ra phơi nắng. Hình ảnh: Kéo sợi tơ từ kén thành sợi tơ tằm. Sợi tơ tằm là một trong những loại sợi tự nhiên có độ chắc cao, về tính chất sợi tơ gần giống tóc người, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, mặt cắt ngang sợi tơ có hình tam giác với các góc tròn nên ánh sáng có thể rọi vào ở nhiều góc độ khác nhau, giúp cho sợi tơ có vẻ óng ánh tự nhiên. Bước tiếp theo là se tơ dệt lụa. Từ sợi tơ tằm tuỳ theo chất lượng tơ và cách xoắn sợi tơ sẽ có các loại tơ với chất lượng khác nhau, tuỳ vào số lượng sợi xe mà vải lụa sẽ điều chỉnh độ dày mỏng, tạo nên nhiều loại vải lụa phong phú với đủ độ mỏng, rủ, trong, bóng hay mềm cứng, óng ánh. Kiểu dệt cổ truyền của Việt Nam là phối hợp pha trộn các loại sợi dọc và ngang để tạo ra những mặt hàng khác nhau. Hình ảnh: Dệt lụa máy gỗ thủ công truyền thống. Sau khi ra được một tấm vải lụa thô thì bắt đầu xử lý để chuyển sang công đoạn nhuộm hoặc in. Những vuông lụamới dệt xong gọi là lụa mộc, chỉ có màu trắng ngà của tơ, vẫn còn khô cứng vì còn keo sericin, qua công đoạn nhuộm màu, lụa sẽ có thêm nhiều sắc màu độc đáo. Trước khi nhuộm màu, lụa được nấu trong nước nóng để làm sạch hết lớp keo bám trên lụa gọi là trụi vải. Theo truyền thống, nguyên liệu nhuộm lụa được lấy từ thiên nhiên như vỏ cây, lá cây và các loại củ như củ nâu… tạo ra một màu sắc mộc mạc nhưng lại sang trọng đặc trưng cho lụa. Hình ảnh: Nhuộm lụa. Hình ảnh: Phơi lụa sau khi nhuộm. Riêng đối với kỹ thuật in, do lụa tơ tằm có cấu trúc là protein động vật, giống với da người nên khi in theo cách thông thường sẽ không ăn mực, mà chỉ có thể sử dụng loại mực gốc axit được nhập khẩu trực tiếp từ Ý hoặc Hàn Quốc về, qua các công đoạn pha chế độc quyền để khi in lên vừa đảm bảo màu sắc, vừa đảm bảo chất lụa không bị biến đổi mà vẫn giữ độ mềm mượt vốn có. Cả 2 công đoạn nhuộm hoặc in đều mất thêm tầm 10-15 ngày nữa. Hình ảnh: Khăn choàng lụa tơ tằm cao cấp Nhasilk. Quá trình để làm ra một tấm lụa phải mất trung bình từ 3 – 6 tháng với sự công phu tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ. Chỉ cần sai 1 khâu tất cả mọi khâu còn lại đều phải vứt bỏ. Quá trình đó không chỉ đơn thuần là một tấm lụa mà còn là những giọt mồ hôi pha lẫn vị máu cũng những người nghệ nhân hết lòng lưu giữ quốc hồn dân tộc. Tất cả yếu tố trên tạo nên giá trị cho sản phẩm thượng hạng của nước Việt. Vì thế, trong suốt vài nghìn năm, lụa tơ tằm vẫn khẳng định được vị thế độc tôn đẳng cấp của mình. Ngày nay, lụa tơ tằm vẫn là chất liệu được yêu thích nhất, sang trọng nhất trong ngành thời trang. Không giống như những chất liệu thông thường khác, giá của vải lụa tơ tằm và các sản phẩm làm từ lụa tơ tằm thường khá cao hơn với các dòng vải khác, nhưng những giá trị nó mang lại, và quá trình tạo ra là không dễ dàng, lụa tơ tằm xứng đáng có một giá trị tương xứng với bản thân mình, giống như câu nói của một vị doanh nhân từng nói ” Đừng bao giờ nói về giá tiền của một thứ khi chưa hiểu về nó”. Hình ảnh: Vải lụa tơ tằm cao cấp Nhasilk. Đa dạng trong các ứng dụng từ ngành thời trang may mặc với những bộ trang phục, váy đầm may từ lụa tơ tằm,những phụ kiện đắt giá, sang trọng cho mỗi quý bà, quý ông như khăn choàng lụa tơ tằm cao cấp, cà vạt lụa tơ tằm cao cấp, đến thời trang nội thất như rèm cửa, bọc sofa, chăn, nệm tơ tằm, bao gối ngủ lụa tơ tằm… đều mang lại cho người dùng những giá trị về sự sang trọng, đẳng cấp, không chỉ làm đẹp cho bản thân, cho ngôi nhà,lụa tơ tằm còn chăm sóc sức khỏe, làm đẹp cho chính những vị chủ nhân của mình. Những giá trị hữu ích, tuyệt vời lụa tơ tằm mang lại không có bất kì loại vải nào so sánh được. Hình ảnh: Cà vạt may từ lụa tơ tằm cao cấp Nhasilk. Để có thể có những trải nghiệm tuyệt vời ấy với lụa tơ tằm Việt Nam và sở hữu cho mình những tuyệt tác từ chính thiên nhiên, mời bạn đọc đến với cửa hàng Nhasilk – 149 Đề Thám, phường Cô Giang, Quận 1, HCM. Đây là địa chỉ uy tín, thương hiệu nổi tiếng trên thị trường tơ lụa Việt Nam chuyên cung cấp những mặt hàng lụa tơ tằm từ các làng nghề truyền thống Quảng Nam như: vải lụa tơ tằm, khăn choàng lụa tơ tằm, cà vạt lụa tơ tằm cao cấp…