« Home « Kết quả tìm kiếm

Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh năng lực nghiên cứu khoa học ở VN


Tóm tắt Xem thử

- Điều ngạc nhiên là Việt Nam hiện nay có khoảng 9.000 giáo sư, phó giáo sư cùng với khoảng trên 24.300 tiến sĩ nhưng trong thời gian 10 năm (từ các nhà khoa học nước ta chỉ công bố 3.456 công trình nghiên cứu khoa học trên các tập san quốc tế.
- Dựa trên phân tích tài liệu và kinh nghiệm thực tế ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy có 3 nhóm đối tượng chính tác động đến việc quản lý nghiên cứu khoa học ở Việt Nam: (i) từ các cấp quản lý nhà nước.
- (ii) từ các cơ sở nghiên cứu.
- (iii) từ bản thân các nhà nghiên cứu.
- Theo đó có 4 nguyên nhân chính ảnh hưởng đến năng lực nghiên cứu khoa học: (i) sự bất cập, chồng chéo trong quản lý và thiếu hụt về nhân sự.
- (ii) sự tách rời giữa giảng dạy và nghiên cứu.
- (iii) sự bùng nhùng trong việc đầu tư và phân bổ kinh phí nghiên cứu.
- và (iv) sự yếu kém trong đánh giá kết quả và chất lượng nghiên cứu.
- Chúng tôi hy vọng những phân tích và đề xuất trong bài viết sau đây sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách ở các cấp nhìn nhận và thay đổi phương thức quản lý và đổi mới cơ chế khoa học công nghệ, đẩy mạnh phát triển nghiên cứu khoa học ở Việt Nam.
- Công tác nghiên cứu chủ yếu được thực hiện ở các viện nghiên cứu quốc gia như Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam trực thuộc Chính phủ cùng với các viện nghiên cứu về những chuyên ngành hẹp trực thuộc các Bộ ngành chủ quản.
- Các viện nghiên cứu lớn chủ yếu tập trung ở Hà Nội và TP.
- Hai viện nghiên cứu quốc gia chưa thực sự trở thành hạt nhân, đầu tàu thúc đẩy và lan tỏa phát triển KH-CN trong ngành, lĩnh vực trọng điểm.
- Song song đó là việc thiếu hụt các nhà khoa học, tổng công trình sư có trình độ cao và năng lực chủ trì các nhiệm vụ nghiên cứu quan trọng quy mô quốc gia và quốc tế.
- Một bộ phận không nhỏ nhân lực KH-CN trình độ cao trong nước không trực tiếp làm nghiên cứu và phát triển, nhất là các giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) và giảng viên trong các trường ĐH.
- Tinh thần hợp tác nghiên cứu và kỹ năng làm việc nhóm trong các cán bộ KH-CN còn chưa cao nên khó hình thành được các nhóm nghiên cứu mạnh liên ngành.
- Ngoài ra là thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà khoa học đứng đầu các nhóm nghiên cứu và các viện trường[4].
- Nguyên nhân 2: Sự tách rời giữa giảng dạy và nghiên cứu Một nguyên nhân khác dẫn đến những thách thức lớn đối với sự phát triển của KH-CN của Việt Nam là sự tách rời giữa các trường ĐH và các viện nghiên cứu.
- Có thể nói việc này đã tạo nên sự lãng phí rất lớn về nguồn lực và làm hạn chế chất lượng đào tạo và nghiên cứu ở các cơ sở GDĐH.
- Số kinh phí mà Bộ KH-CN quản lý được phân bổ cho các viện nghiên cứu nhưng những cơ sở này có rất ít gắn bó với hoạt động đào tạo.
- Gần đây, một số viện nghiên cứu lớn ở Việt Nam xúc tiến thành lập đơn vị đào tạo sau ĐH trong đơn vị nhưng đây chỉ là những bước khởi đầu.
- Trong khi đó, các trường ĐH chủ yếu tập trung cho giảng dạy và ngay cả ở những trường có thực hiện việc nghiên cứu thì cũng có rất ít nghiên cứu thực sự có tác dụng dẫn đến phát triển công nghệ, công bố khoa học hoặc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập (Ca & Hung 2008: 6).
- Biểu đồ 1: Ấn phẩm khoa học các nước ASEAN Nguồn: Nguyễn Văn Tuấn) Ở Việt Nam hiện nay có đến 71 viện nghiên cứu được phép đào tạo bậc thạc sĩ và cấp bằng tiến sĩ trực thuộc chính phủ và các bộ ngành khác nhau nhưng các viện nghiên cứu này không có dính dáng gì với các trường ĐH.
- Thật vậy, hai tuyến nghiên cứu bậc cao ở Việt Nam cùng tồn tại song song và hầu như không gặp nhau.
- Việc phản đối này cũng không có gì khó hiểu vì phần lớn các trường ĐH ở Việt Nam chưa xây dựng được văn hóa NCKH cũng như chất lượng nghiên cứu còn yếu kém nên thường bị các viện nghiên cứu đánh giá thấp.
- Điều bất thường là khoảng gần 2/3 số cán bộ ở Việt Nam có học hàm học vị cao (Gs, PGS, TS) làm cán bộ quản lý ở các cấp chứ không trực tiếp tham gia việc giảng dạy và nghiên cứu.
- Phương pháp cũng chưa đạt, vì hình như các tác giả chưa am hiểu phương pháp nghiên cứu.
- Nguyên nhân 3: Đầu tư và phân bổ kinh phí nghiên cứu Về ngân sách nghiên cứu, Việt Nam rõ ràng là kém xa so với một số nước trong khu vực.
- Hiện ở Việt Nam rất ít doanh nghiệp đầu tư một bộ phận nghiên cứu phát triển, nếu có chỉ là nghiên cứu nhỏ như thay đổi mẫu mã, bao bì, còn nghiên cứu công nghệ cao hầu như không có.
- Việc hợp tác hữu hiệu giữa các tổ chức nghiên cứu khác nhau bị hạn chế do mỗi nhóm trực thuộc các bộ chủ quản khác nhau.
- Thực tế cho thấy cách tổ chức hệ thống nghiên cứu và phát triển (R&D) quốc gia, cách quản lý và cấp ngân sách hiện nay không khuyến khích sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu và các trường ĐH.
- Thậy vậy, hiện có sự sụt giảm về đầu tư ngân sách nhà nước về khoa học cơ bản cho các cơ sở nghiên cứu quốc gia (Harman & Le, 2010).
- Hơn nữa theo báo cáo của Bộ KH-CN về việc thực hiện các đề tài khoa học trọng điểm cấp quốc gia khoảng 75% ngân sách đầu tư dành cho các đề tài nghiên cứu ứng dụng.
- Kinh nghiệm quốc tế cho thấy một quốc gia muốn phát triển mạnh về R&D mà chỉ tập trung nghiên cứu về phần ngọn (ứng dụng) và bỏ qua phần gốc (cơ bản) thường chạy theo đuôi các nước và thiếu tính bền vững.
- Bên cạnh đó, việc phê duyệt nội dung nghiên cứu đáng lẽ phải do giới khoa học chủ động nhưng lại được quyết định từ trên xuống.
- kinh phí nghiên cứu được giao cho các Bộ ngành khác nhau không dựa trên những tiêu chí rõ ràng.
- các quy định về thanh quyết toán không hợp lý và mất nhiều thời gian làm nản lòng người nghiên cứu.
- Đồng thời chúng ta cũng không sử dụng cơ chế của quỹ cho cấp phát tài chính đối với các đề tài nghiên cứu mà cấp phát qua kho bạc.
- Vì thế khi các nhà khoa học có ý tưởng nghiên cứu sẽ phải chờ đợi rất lâu mới hoàn thành thủ tục và được cấp kinh phí”[18].
- Đã thế, Bộ trưởng Quân cho biết thêm, “điều mà các nhà khoa học thấy nhức nhối nhất là cơ chế chi tiền: Ở các quốc gia khác, khi các nhà khoa học đề xuất hoặc có ý tưởng nghiên cứu vào lúc nào thì sẽ được nhận tiền lúc đó.
- Chúng ta thì chi theo dự toán nên các nhà khoa học muốn rút tiền phải nộp đầy đủ chứng từ, trong khi nghiên cứu đề tài là một quá trình chứ không phải sau mỗi công đoạn nào đấy là có đủ chứng từ được”[26].
- NAFOSTED hỗ trợ các nhà khoa học trẻ, giúp hình thành các tập thể nghiên cứu mạnh có năng lực nghiên cứu ở trình độ quốc tế, gắn kết hoạt động nghiên cứu với doanh nghiệp, đầu tư cho nghiên cứu nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia.
- Quỹ này tài trợ nghiên cứu theo những tiêu chuẩn minh bạch và dựa trên cơ chế bình duyệt, phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Dự án Tài trợ Nâng cao Chất lượng do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ (Quality Improvement Grant - QIG) tiến hành năm 2000 đã giúp các trường ĐH xây dựng cơ sở hạ tầng tốt hơn cho giảng dạy, học tập và nghiên cứu.
- Dự án Tài trợ Đổi mới Công tác Giảng dạy và Nghiên cứu (The Teaching and Research Innovation Grant -TRIG) tiếp nối dựa trên những kết quả của Dự án Tài trợ Nâng cao Chất lượng, và đã phân bổ 60 triệu USD (2008) cho 22 trường ĐH tham gia dự án (dự án kéo dài từ cuối 2008 đến tháng 6/2012).
- và chì có 10,74% cho nghiên cứu [27].
- Nguyên nhân 4: Đánh giá kết quả và chất lượng nghiên cứu Có thể nói việc đánh giá kết quả nghiên cứu ở các cơ sở GDĐH Việt Nam chưa được thực hiện bài bản và ứng dụng trong hoạt động sản xuất còn khá hạn chế.
- Trong khi đó, ở các nước tiên tiến, khi nghiên cứu về KHXH, giới học giả thường sử dụng các phương pháp như điều tra tự nhiên (naturalistic inquiry).
- Đối với các ngành kinh tế ở Việt Nam, tiêu đề nghiên cứu thường na ná nhau ở chỗ đề xuất “giải pháp” một cách hết sức hời hợt.
- Ở Việt Nam, cho đến nay, việc gắn kết các nhóm nghiên cứu liên ngành là không phổ biến và việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu ở Việt Nam thường ít được chú ý.
- Ngoài ra, cũng theo Nguyễn Văn Tuấn, “trong thời gian 10 năm (từ các nhà khoa học nước ta công bố 3.456 công trình nghiên cứu khoa học trên các tập san quốc tế.
- Biểu đồ 3: Chất lượng nghiên cứu ở các nước ASEAN (Nguồn: Nguyễn Văn Tuấn) Nhìn vào biểu đồ 3, có thể thấy số lần trích dẫn ở Việt Nam chỉ cao hơn Brunei và Malyasia.
- Ví dụ, nếu một nhà khoa học có chỉ số H = 20 có nghĩa là nhà khoa học này có 20 công trình nghiên cứu với mỗi công trình được trích dẫn ít nhất là 20 lần[36].
- Phần nhiều các nghiên cứu ở Việt Nam thiên về mô tả, hoặc quá đơn giản, và có chất lượng khoa học thấp.
- Và trong số này, họ lại là những người “thợ giảng” với hàng ngàn tiết học mỗi năm thì không thể lấy đâu ra thời gian nghiên cứu khoa học.
- Lĩnh vực nghiên cứu nào mạnh và yếu của nước ta? Khoảng 1/5 các công trình nghiên cứu khoa học từ Việt Nam liên quan đến các ngành y sinh học.
- Các công trình nghiên cứu khác có thể thuộc vào lĩnh vực yếu của Việt Nam là: môi trường (chiếm 4% tổng số công bố quốc tế), kinh tế (2,5.
- Trong điều kiện còn thiếu thốn về cơ sở vật chất nghiên cứu và thiếu thốn chuyên gia, phần lớn (khoảng 80%) các nghiên cứu khoa học ở nước ta đều phải hợp tác với nước ngoài.
- Chỉ có 20% các công trình nghiên cứu từ Việt Nam là do nội lực (tức hoàn toàn do người Việt thực hiện)[39].
- Như vậy, với chất lượng quản lý nhà trường hạng 125, dịch vụ hỗ trợ nghiên cứu- đào tạo hạng 126 và mức độ đào tạo cán bộ hạng 116, Việt Nam nằm ở tốp 10% các quốc gia kém phát triển nhất trên thế giới.
- kinh phí nghiên cứu được cấp phát không theo những tiêu chí rõ ràng và còn thiếu một cơ chế cạnh tranh minh bạch.
- hiệu quả của đầu tư cho nghiên cứu KHCN chưa được đo lường đánh giá cụ thể.
- năng lực NCKH của giảng viên và nghiên cứu viên còn rất hạn chế.
- trang thiết bị và nguồn lực còn yếu đã không khuyến khích được việc NCKH trong các trường ĐH và các viện nghiên cứu.
- Bên cạnh đó là chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các các cơ sở nghiên cứu và GDĐH.
- đồng thời “chủ trì, phối hợp với Bộ KH-CN, Bộ GD- ĐT xét giao biên chế nghiên cứu chuyên nghiệp cho các trường đại học”.
- Ở Singapore, Hội đồng Quỹ nghiên cứu khoa học quốc gia (NRF) được quản lý bởi Hội đồng Nghiên cứu, Đổi mới, và Doanh nghiệp (RIEC), có chủ tịch là Thủ tướng.
- Điều phối các hoạt động nghiên cứu và phát triển dưới sự chỉ đạo và đề xướng của Chính phủ cho các cơ quan công lập cho tới các tổ chức, học viện hoặc các cá nhân ở Singapore, và tạo điều kiện hợp tác, giao lưu, trao đổi khoa học giữa các bên.
- Nghiên cứu và hạch toán ngân sách cần thiết cho hoạt động nghiên cứu và phát triển chung cũng như đặc thù.
- Phát triển chính sách và kế hoạch cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển của Singapore vì lợi ích quốc gia.
- Riêng ở Úc, mỗi năm, Nhà nước chi ra khoảng 5-6 tỉ đô-la Úc cho các dự án NCKH và công nghệ chiếm khoảng 5% GDP và được phân phối đến các nhóm nghiên cứu ở đại học hàng đầu và các viện nghiên cứu trên toàn nước Úc.
- Việc phân phối ngân sách nghiên cứu ở Úc không do các bộ can thiệp.
- Theo đó, hai cơ quan chính chịu trách nhiệm quản lí dự án và phân phối ngân sách nghiên cứu khoa học là NHMRC (National Health and Medical Research Council – Hội đồng y tế và y khoa quốc gia) và ARC (Australian Research Council – Hội đồng nghiên cứu khoa học quốc gia).
- NHMRC chủ yếu quản lí các dự án nghiên cứu liên quan đến các ngành y sinh học, còn ARC chủ yếu quản lí các dự án liên quan đến khoa học tự nhiên và khoa học thực nghiệm.
- Tiền tài trợ cho nghiên cứu trên danh nghĩa là cấp cho nhóm nghiên cứu, nhưng nhà khoa học không trực tiếp quản lí số tiền này.
- Một đề án nghiên cứu thường kéo dài từ 3 năm đến 5 năm.
- Mỗi năm, người chủ trì đề án nghiên cứu phải báo cáo cho NHMRC về tiến trình của nghiên cứu.
- Trong thời gian đó, các đề tài khoa học sẽ chờ nguồn kinh phí một cách bị động, và điều này ít nhiều sẽ gây tác động tiêu cực tới chất lượng nghiên cứu.
- Để gắn kết hơn nữa sự tách rời giữa đào tạo và nghiên cứu cũng như tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đẩy mạnh NCKH, Bảng 3 dưới đây sẽ đề xuất một khuôn khổ cho Cơ quan Điều phối Giáo dục Đại học và Nghiên cứu ở Việt Nam[50].
- sách hàng tinh thần tương tác với năm cho các nhà sử dụng lao (c) Quản lý giáo dục đại động có được sản phẩm chi tiêu học và đào tạo tốt nhất ngân sách nghiên cứu.
- học và nghiên cứu.
- Bảng 5: Khuôn khổ cho Cơ quan Điều phối Giáo dục Đại học và Nghiên cứu ở Việt Nam Có nhiều phương án lựa chọn liên quan đến việc cơ quan điều phối được thành lập như thế nào.
- Các bộ ngành chủ quản khác có thể đang do dự không muốn để Bộ GD-ĐT điều phối toàn hệ thống GDĐH và nghiên cứu.
- Phương án thứ hai là thành lập một “cơ quan đệm” (buffer body) (hay “các cơ quan đệm” cho mỗi nhóm của hệ thống GDĐH và nghiên cứu) như Hội đồng Giáo dục Quốc gia trước đây nhưng phải có quyền lực thật sự hoặc tham khảo cách làm và kinh nghiệm quốc tế về quản lý khoa học của Mỹ, Úc hay Singapore.
- Cơ quan đệm này cần phải có thực quyền trong việc ra quyết định liên quan đến phân bổ tài chính và nhân sự, hai lĩnh vực tự chủ quan trọng nhất đối với hệ thống GDĐH và nghiên cứu.
- Theo đó, Bộ Đại học và Nghiên cứu sẽ được thành lập ở Việt Nam trên cơ sở sáp nhập Bộ KH-CN và một số Vụ liên quan hiện nay của Bộ GD-ĐT.
- Giải pháp này có vẻ hấp dẫn vì nó xóa bỏ được sự tách rời chủ quan giữa vai trò nghiên cứu và đào tạo của các cơ sở GDĐH và các viện nghiên cứu.
- Phương án này cho thấy ngân sách được phân bổ dựa theo các ưu tiên được thiết lập cho cả hệ thống GDĐH và nghiên cứu chứ không tách rời như hiện nay.
- Điều này đã diễn ra ở các nước khác khi thành lập những tổ chức nghiên cứu lớn (chẳng hạn CSIRO ở Australia và một tổ chức tương tự ở Nam Phi).
- Vấn đề thành lập các khoa sau đại học ở các viện nghiên cứu cũng là một hướng đi đúng cần được khuyến khích.
- Về lâu dài, khi đào tạo và nghiên cứu được gắn kết chặt chẽ thì bản thân các viện nghiên cứu sẽ dần chuyển mình thành các trường ĐH.
- Trong quá trình phát triển kinh tế, chúng ta cần nhiều nghiên cứu ứng dụng hơn là lý thuyết.
- Điều này đặt ra định hướng và chính sách về nghiên cứu khoa học trong tương lai phải tập trung vào các lĩnh vực phục vụ sức khỏe, kinh tế, xã hội, đất đai, môi trường, và giáo dục đào tạo của Việt Nam.
- Vì vậy, cần phải xóa bỏ nghịch lý trong khi nhiều đề án nghiên cứu thiếu kinh phí thực hiện thì ngân sách dành cho NCKH lại không phân phối hết.
- Theo đó, cần đảm bảo tính công khai, công bằng và minh bạch trong việc xét duyệt đề tài nghiên cứu, đặc biệt cho các nhà nghiên cứu trẻ tuổi.
- Ngoài ra, như trên đã đề cập, hiện nay Việt Nam có khoảng 70% tiến sĩ không làm nghiên cứu mà chỉ làm các chức vụ hành chính và quản lý.
- Kết luận Các trường ĐH đạt tiêu chuẩn quốc tế trong nghiên cứu và giảng dạy sẽ là đòn bẩy vững chắc thúc đẩy tính cạnh tranh toàn cầu của nền kinh tế tri thức của một quốc gia.
- sự tách rời giữa giảng dạy và nghiên cứu.
- sự bùng nhùng trong việc đầu tư và phân bổ kinh phí nghiên cứu.
- Nguồn: Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (trích từ đề án “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”) [7] Dĩ nhiên, cần cập nhật thống kê thời điểm năm 2011 để thấy tương quan về NCKH giữa các viện nghiên cứu và các trường ĐH.
- [52] Theo Nghị định số115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 và Nghị định số 80/2007/NĐ-CPngày có ba loại hình viện nghiên cứu bao gồm: (a) các viện tập trung cho nghiên cứu cơ bản và xây dựng chính sách cho nhà nước