Academia.eduAcademia.edu
Giảng viên hướng dẫn : TS. Chu Thị Mai Phương Nhóm sinh viên thực hiện: NHÓM 14 Nguyễn Thùy Dung 1714420019 Đỗ Hồng Hạnh 1714420031 Đoàn Minh Phương 1714420075 Trần Thị Soan 1714420083 Nguyễn Thị Tâm 1714420084 Lớp tín chỉ : KTE318.3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ -----      ----- BÀI GIỮA KỲ MÔN KINH TẾ LƯỢNG 2 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUỔI THỌ TRUNG BÌNH CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2014-2016 Hà Nội, 12/2019 Nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình của các quốc gia trên thế giới giai đoạn 2014 – 2016 Mục lục Lời mở đầu 1 Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2 1.1. Các nghiên cứu đi trước 2 1.1.1. Nghiên cứu mỗi quan hệ giữa tuổi thọ và yếu tố kinh tế 2 1.1.2. Nghiên cứu mỗi quan hệ giữa tuổi thọ và yếu tố giới tính 3 1.1.3. Nghiên cứu mỗi quan hệ giữa tuổi thọ và tỉ lệ sinh 3 1.1.4. Nghiên cứu mỗi quan hệ giữa tuổi thọ và yếu tố môi trường 4 1.1.5. Nghiên cứu mỗi quan hệ giữa tuổi thọ và yếu tố giáo dục 4 1.1.6. Nghiên cứu mỗi quan hệ giữa tuổi thọ và sự tiếp cận điện năng 5 1.2. Hạn chế của các nghiên cứu trước 5 Chương 2. Mô hình nghiên cứu 7 2.1. Xây dựng mô hình 7 2.2. Dữ liệu và biến số 7 2.3. Giả thuyết nghiên cứu 9 Chương 3. Kết quả và thảo luận 11 3.1. Mô tả thống kê biến số 11 3.2. Mô tả tương quan biến số 13 3.3. Kết quả ước lượng và kiểm định 14 Chương 4. Kết luận và kiến nghị 18 4.1. Kết luận 18 4.2. Kiến nghị 18 Tài liệu tham khảo 21 Lời mở đầu Trải qua hơn 600 năm kể từ hành trình đi tìm “Cội nguồn tuổi trẻ” của nhà thám hiểm Tây Ba Nha, Ponce de Leon, năm 1513, con người vẫn hy vọng một cuộc sống kéo dài hơn. Tuy nhiên, cũng giống như những hành trình tìm kiếm sự bất tử của những tiền nhân đi trước như Tần Thủy Hoàng, vua Preter John, hành trình của Ponce de Leon cuối cùng cũng thất bại. Trên thực tế, chưa từng có một cá nhân nào sống mãi mãi, người sống lâu nhất trên thế giới ghi nhận cho đến này là Jeanne Calment, người phụ nữ Pháp, sống tới 122 tuổi. Dựa trên công trình nghiên cứu của mình, Hayflick (2011) đã chứng minh rằng con người không thể sống bất tử do những giới hạn phân chia tế bào. Joanna Masel cùng các đồng nghiệp (2017) cũng đưa ra kết luận rằng: lão hóa là quá trình không thể tránh khỏi của con người, từ đó gây ra cái chết tuy nhiên việc cải thiện tuổi thọ của con người là hoàn toàn có thể. Trên thực tế, số liệu tuổi thọ trung bình của các quốc gia qua các năm đều có xu hướng tăng lên. Bên cạnh đó, đứng trên cấp quốc gia, với số liệu được thu thập của các tổ chức quốc tế, tồn tại sự bất bình đẳng về tuổi thọ trong đó các quốc gia châu Phi thường có mức tuổi thọ khá thấp so với bình quân. Bài nghiên cứu này, vì thế được tiến hành để giải thích câu hỏi nghiên cứu: “Những nhân tố nào ảnh hưởng đển giá trị tuổi thọ trung bình của các quốc gia?” dựa trên việc thu thập dữ liệu các biến trong thời gian 2014 – 2016 từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất chung trong việc cải thiện tuổi thọ trung bình trên quy mô quốc gia. Mục tiêu nghiên cứu của nhóm là xây dựng mô hình, sử dụng phương pháp ước lượng OLS có trọng số để ước lượng các tham số. Từ đó phân tích, chứng minh mối liên hệ giữa các biến đưa sử dụng lên tới tuổi thọ trung bình quốc gia nhằm đưa ra những kiến nghị, giái pháp chung nhằm tăng tuổi thọ trung bình của quốc gia. Đối tượng nghiên cứu của bài là các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình của các quốc gia. Bài nghiên cứu được thực hiện dựa trên dữ liệu thứ cấp thu thập trên quy mô quốc gia từ các tổ chức quốc tế trong giai đoạn 2014 – 2016. Bài nghiên cứu gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết Chương 2: Mô hình nghiên cứu Chương 3: Kết quả và thảo luận Chương 4: Kiến nghị và đề xuất giải pháp Tổng quan tình hình nghiên cứu Các nghiên cứu đi trước Nghiên cứu mỗi quan hệ giữa tuổi thọ và yếu tố kinh tế Samuel H.Preston là người đầu tiên nghiên cứu mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và tuổi thọ thể hiện qua đường cong Preston được mô tả vào năm 1975. Preston đã nghiên cứu mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và tuổi thọ trong những năm 1900, 1930 và 1960 và kết quả nghiên cứu cho thấy rằng mối quan hệ này được giữ nguyên trong cả ba thập kỷ. Đường cong Preston chỉ ra rằng những người sinh ra ở các nước giàu hơn, trung bình có thể mong đợi sống lâu hơn những người sinh ra ở các nước nghèo. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa thu nhập và tuổi thọ còn phức tạp hơn thế. Điều này được chỉ ra rằng ở mức thu nhập bình quân đầu người thấp, thu nhập tăng thêm có liên quan đến mức tăng lớn về tuổi thọ, nhưng ở mức thu nhập cao, thu nhập tăng có ít thay đổi liên quan đến tuổi thọ. Nói cách khác, tuổi thọ tuân theo quy luật cận biên giảm dần khi thu nhập có xu hướng gia tăng cao, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Nguồn: Wikipedia Đường cong Preston, sử dụng dữ liệu xuyên quốc gia cho năm 2005. Trục x hiển thị GDP bình quân đầu người năm 2005, trục y cho thấy tuổi thọ khi sinh. Mỗi dấu chấm đại diện cho một quốc gia cụ thể. Trong thế kỷ 20, Preston đã có phát hiện quan trọng trong nghiên cứu là đường cong đã dịch chuyển lên trên. Điều này có nghĩa là tuổi thọ đã tăng ở hầu hết các quốc gia độc lập với những thay đổi về thu nhập. Phân tích dữ liệu gần đây hơn, Micheal Spence và Mauseen Lewis (2009) cho thấy rằng "sự phù hợp " của mối quan hệ đã trở nên mạnh mẽ hơn trong những thập kỷ sau kể từ nghiên cứu của Preston. Mặc dù mối quan hệ giữa thu nhập và tuổi thọ trung bình là log tuyến tính, bất kỳ một quốc gia riêng lẻ nào cũng có thể nằm trên hoặc dưới đường cong. Những quốc gia dưới đường cong, chẳng hạn như Nam Phi hoặc Zimbabwe, có mức tuổi thọ thấp hơn dự đoán chỉ dựa trên thu nhập bình quân đầu người. Các quốc gia trên đường cong, chẳng hạn như Tajikistan, có tuổi thọ cao đặc biệt với mức độ phát triển kinh tế của họ. Từ nghiên cứu của Preston cho thấy thu nhập bình quân có tác động dương lên tuổi thọ. Bài nghiên cứu của nhóm tác giả Raj Chetty, Michael Stepner, Sarah Abraham, Shelby Lin, Benjamin Scuderi, Nicholas Turner, Augustin Bergeron, David Cutler (2016) đưa ra mối quan hệ giữa thu nhập và tuổi thọ, đã giải quyết được 4 vấn đề còn thiếu sót của những nghiên cứu trước. Thứ nhất, mô hình đã xác định hình dạng chính xác của đường tuyến tính giữa tuổi thọ - thu nhập; thứ hai, bài nghiên cứu đã giải quyết được những tranh luận về khoảng cách kinh tế xã hội về tuổi thọ đang thay đổi theo thời gian; thứ ba, giải quyết được sự khác biệt về tuổi thọ giữa cấp địa phương; thứ tư, giải thích rõ ràng được nguồn gốc của khoảng cách tuổi thọ. Bằng cách phân tích dữ liệu mới có sẵn về thu nhập và tỷ lệ tử vong của dân số Hoa Kỳ từ năm 1999 đến năm 2014. Các phân tích được thực hiện: (1) mô tả mối quan hệ giữa tuổi thọ ở tuổi 40 và thu nhập trong Hoa Kỳ nói chung; (2) ước tính sự thay đổi tuổi thọ theo nhóm thu nhập từ năm 2001 đến năm 2014; (3) lập bản đồ biến đổi địa lý về tuổi theo nhóm thu nhập trong giai đoạn này; và (4) đánh giá các yếu tố liên quan đến sự khác biệt về tuổi thọ bằng cách sử dụng biến thể giữa các khu vực. Kết quả cho thấy nếu mức thu nhập ở tuổi 40 dưới 1%, nam giới có tuổi thọ dự kiến là 72,7 tuổi, nữ giới là 78,8 tuổi. Mức thu nhập trong top 1%, nam giới có tuổi thọ dự kiến là 87,3 tuổi, nữ giới là 88,9 tuổi. Khoảng cách về tuổi thọ giữa nam và nữ được thu hẹp với mức thu nhập tăng. Tuổi thọ thay đổi ở các nhóm thu nhập khác nhau. Trong 5% phân phối thu nhập hàng đầu, tuổi thọ hàng năm tăng 0,18 năm đối với nam và 0,22 năm với nữ. Trong 5% dưới cùng của phân phối thu nhập, tuổi thọ tăng hàng năm là 0,02 năm đối với nam, và 0,003 năm đối với nữ. Ngoài ra, tuổi thọ thay đổi đáng kể giữa các khu vực tại Hoa Kỳ. Tuổi thọ dao động từ 72,3 đến 78,6 tuổi đối với nam giới có thu nhập thấp nhất trên 4 thành phố New York, San Francisco, Dallsd và Detroit, phạm vi tương ứng nhưng mức thu nhập cao hơn là 86,5 đến 87,5 tuổi. Hiểu được các phân phối thu nhập, cũng như đặc điểm của các khu vực nơi tập trung nguồn lực kinh tế lớn, đã giúp nhóm tác giả trên hiểu sâu sắc hơn về yếu tố thu nhập có tác động tích cực lên tuổi thọ. Nghiên cứu mỗi quan hệ giữa tuổi thọ và yếu tố giới tính Sir Ronald Fisher 1958, ở tuổi 100, có ba đến bốn phụ nữ trên mỗi người đàn ông còn sống và đến tuổi 110 phi thường, 95% người sống sót là phụ nữ. Tuy nhiên, lưu ý rằng cho đến đời sau, tỷ số giới tính không đi xa so với tỷ lệ 50:50. Cũng theo nghiên cứu này, có tới 70% trẻ sơ sinh tự nhiên bị sảy thai sớm khi mang thai là nam. Do đó, đưa ra bằng chứng này cho thấy nam giới dễ bị tử vong hơn, yếu đuối hơn cả trước và sau khi sinh.  Ngày nay, tỷ lệ giới tính khi sinh ở một số quốc gia quá sai lệch để được giải thích chỉ bằng sự khác biệt sinh học. Tỷ lệ giới tính dự kiến ​​khi sinh là khoảng 105 nam trên 100 nữ. Với những ý kiến này bài nghiên cứu được tiến hành để kiểm định xem sự tác động của tỷ lệ giới tính lên tuổi thọ trung bình của quốc gia. Nghiên cứu mỗi quan hệ giữa tuổi thọ và tỉ lệ sinh Tỷ lệ sinh trước nay đã được đưa vào nhiều nghiên cứu. Maris Kuningas và cộng sự (2011) đã tiến hành nghiên cứu về mối quan hệ giữa khả năng sinh sản và tuổi thọ ở người. Kết luận của nghiên cứu này là phụ nữ sinh ít con được dự đoán có khả năng sống lâu hơn nhưng người không sinh con hoặc sinh nhiều con. Trước đó, vào năm 2002 Muller cùng các nhà nghiên cứu cũng đãnghiên cứu về mối quan hệ này và cũng đi đến kết luận tương tự: phụ nữ càng sinh nhiều con, tỷ lệ tử vong của họ càng tăng, tuổi thọ giảm. Nghiên cứu của Kirkwood và Rose 1991 chỉ ra rằng với việc mang thai quá nhiều lần sẽ khiến phụ nữ trở nên suy kiệt và khó để khôi phục trạng thái tốt nhất, do đó tỷ lệ tử vong ở những người này sẽ cao hơn, thêm vào đó việc mang thai quá nhiều lần khiến nữ giới bị tác động bất lợi vĩnh viễn lên chuyển hóa lipid và glucozo, điều này góp phần làm tăng nguy cơ bệnh động mạch vành, đột quỵ hay tiểu đường. Tuy nhiên, hiện nay có 2 luồng ý kiến về tác động của tỷ suất sinh trung bình trên một phụ nữ tới tuổi thọ. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports, quá trình lão hóa của phụ nữ sẽ bị đẩy nhanh hai năm sau mỗi lần họ sinh con. Điều này đồng nghĩa với việc tuổi thọ của họ sẽ càng ngắn đi nếu sinh càng nhiều con. Trong khi đó, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học New South Wales đã nêu ra rằng những người phụ nữ có 2 con giảm 17% nguy cơ tử vong so với những người không có con. Phụ nữ có 3 con giảm 20% nguy cơ tử vong. Từ đó kết luận phụ nữ càng có nhiều con thì tuổi thọ càng có xu hướng giảm đi. Nghiên cứu mỗi quan hệ giữa tuổi thọ và yếu tố môi trường Bên cạnh những yếu tố kinh tế thì những yếu tố môi trường cũng được nhiều tác giả nghiên cứu. Mariani và các cộng sự (2008) dựa trên việc nghiên cứu mối quan hệ giữa tuổi thọ trung bình và chất lượng môi trường đã đi đến kết luận yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình. Ezzati và các đồng nghiệp (2019) dựa trên nghiên cứu “Phân tích ô nhiễm không khí và tuổi thọ giảm tại các bang của Mỹ” đã kết luận rằng nồng độ PM2.5 có tác động lên tuổi thọ con người. Nồng độ PM2.5 cao dẫn đến nguy cơ giảm tuổi thọ, tác động này càng lớn nếu khu vực đó có thu nhập thấp và tỷ lệ người nghèo cao. Nghiên cứu mỗi quan hệ giữa tuổi thọ và yếu tố giáo dục Nghiên cứu về tác động của giáo dục lên tuổi thọ, Wolfgang Lutz và Endale Kebale (2018) đã tổng hợp dữ liệu trung bình về GDP trên mỗi đầu người, tuổi thọ và số năm đi học của 174 quốc gia, từ năm 1970 đến năm 2010 đã đưa ra kết luận rằng: như như năm 1975, sự giàu có có tương quan với tuổi thọ, nhưng mối tương quan giữa tuổi thọ và số năm đi học gần hơn. Đây là sự liên quan trực tiếp và không thay đổi theo thời gian, nhưng sự giàu có thì thay đổi. Khi nhóm nghiên cứu đưa hai yếu tố này vào cùng một mô hình toán học, họ thấy rằng sự khác biệt trong giáo dục dự đoán chính xác sự khác biệt trong tuổi thọ, trong khi sự thay đổi về sự giàu có hầu như không quan trọng. Lutz lập luận rằng vì việc học ở trường xảy ra nhiều năm trước khi một người đạt đến tuổi thọ của họ, cho nên mối tương quan này phản ánh nguyên nhân: giáo dục tốt hơn thúc đẩy cuộc sống lâu hơn. Nó cũng có xu hướng dẫn đến sự giàu có hơn, đó là lý do vì sao sự giàu có và tuổi thọ cũng có mối tương quan với nhau. Đồng thời Lutz cũng kết luận rằng, sự giàu có dường như không thúc đẩy tuổi thọ, như các chuyên gia vẫn nghĩ, trên thực tế giáo dục đang thúc đẩy cả hai. Ông cho rằng giáo dục cải thiện vĩnh viễn nhận thức của một người, cho phép lập kế hoạch và tự kiểm soát tốt hơn trong suốt phần còn lại của cuộc đời họ. Nghiên cứu mỗi quan hệ giữa tuổi thọ và sự tiếp cận điện năng Phân tích  về tác động của tỷ lệ tiếp cận điện  đến tuổi thọ, các nhà nghiên cứu Julia M. Gohlke ,  Reuben Thomas , Alistair Woodward , Diarmid Campbell-Lendrum , Annette Prüss-üstün , Simon  Hales ,Christopher J. Portier (2011), đã sử dụng bộ dữ liệu chuỗi thời gian từ 41 quốc gia với các quỹ đạo phát triển khác nhau trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến năm 2005, đã phát triển một mô hình về tuổi thọ (LE – Life Expectancy) và tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh (IM – Infant Mortality) dựa trên mức tiêu thụ điện, tiêu thụ than và LE hoặc IM của những năm trước đây.  Dự đoán về tác động sức khỏe từ mô hình tác động sức khỏe phát thải ô nhiễm không khí và khí tổng hợp (GAIN) đối với các nhà máy nhiệt điện than so sánh với kết quả mô hình chuỗi thời gian. Kết quả: Mô hình chuỗi thời gian dự đoán rằng mức tiêu thụ điện tăng có liên quan đến giảm IM cho các quốc gia bắt đầu với IM tương đối cao (> 100 / 1.000 ca sinh sống) và LE thấp (<57 tuổi) vào năm 1965, trong khi LE không liên quan đáng kể với mức tiêu thụ điện bất kể của IM và LE vào năm 1965. Tăng tiêu thụ than có liên quan đến tăng IM và giảm LE sau khi tính toán tiêu thụ điện, tức là giảm tuổi thọ. Nghiên cứu “Thiếu hụt điện năng và ảnh hưởng của nó lên chất lượng cuộc sống tại Kirinyaga, Kenya” của Christine W. Njiru và Sammy C. Letema (2018) chỉ ra rằng năng lượng là yếu tố cần thiết thức đẩy sự phát triển của con người và xã hội hiện đại. Điện năng cần cho quá trình công nghiệp hóa, giúp tăng thu nhập, loại trừ cấc bệnh truyền nhiễm, giảm tỉ lệ trẻ tử vong và gia tăng tuổi thọ. Ở các nước đang phát triển, việc không tiếp vận được nguồn điện dẫn đên việc các thiết bị y tế hiện đại không thể hoạt động được để làm các chức năng như bảo quản thuốc hay thực hiện các ca phẫu thuật cứu người. Nâng cao chất lượng vầ khả năng tiếp cận điện sẽ giúp thực hiện các dịch vụ cần thiết đúng lúc, nâng cao chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ. Nghiên cứu cũng chỉ ra 1 dẫn chứng cụ thể về Trung Quốc, năm 2000, tiêu thụ điện năng ở nước này tăng gấp 3 lần, kết quả là tuổi thọ trung bình của phụ nữ đã tăng từ 73 đến 78 tuổi kể từ năm 2000 đến năm 2004. Nghiên cứu cũng cho rằng tỉ lệ tiếp cận điện tăng 10 lần sẽ dẫn đến 10 năm tuổi thọ được kéo dài; do vậy, thiếu hụt điện năng sẽ làm giảm tuổi thọ của con người. Tỉ lệ tiếp cận điện ở Kirinyaga chỉ có 7.5% ở nông thôn và 15% ở thành thị, đây cũng có thể là nguyên do khiến cho tuổi thọ trung bình ở nước này chỉ có 63 năm, thấp hơn tuổi thọ dự kiến khi sinh là 67 năm. Con số này cũng vẫn thấp hơn rất nhiều so với các nước có tỉ lệ tiếp cận điện cao. Qua đó, bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tỉ lệ tiếp cận điện và tuổi thọ của người dân ở 1 quốc gia có mối quan hệ thuận chiều. Hạn chế của các nghiên cứu trước Các bài nghiên cứu trước về tuổi thọ trung bình đã được thực hiện với nhiều phương pháp khác nhau và ở nhiều khía cạnh, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Quá trình nghiên cứu của Preson đã góp phần mở rộng quan điểm tăng trưởng kinh tế là một trong những yếu tố cần thiết để cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ ở các quốc gia nghèo. Tuy nhiên, thiếu sót kết quả nghiên cứu của Preston là thiếu bằng chứng theo chiều dọc. Đường cong Preston là một mối quan hệ được tìm thấy trong dữ liệu xuyên quốc gia, nó giữ cho một mẫu các quốc gia được thực hiện tại một thời điểm cụ thể. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy một mối quan hệ tương tự không giữ được chuỗi thời gian và dữ liệu theo chiều dọc trong từng quốc gia. Trong đó, thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia thường tách ra theo thời gian, trong khi tuổi thọ trung bình, và các chỉ số sức khỏe khác được hội tụ. Điều này cho thấy rằng thời gian thay đổi thu nhập có thể không có tác động đến sức khỏe hoặc thậm chí có liên quan tiêu cực. Thứ hai, quan hệ nhân quả chưa xác đáng. Mối tương quan này không nhất thiết ngụ ý rằng quan hệ nhân quả chạy từ thu nhập đến sức khỏe. Có thể sức khỏe tốt hơn được hỗ trợ bởi tuổi thọ và đóng góp cho thu nhập cao hơn. Vấn đề nhân quả ngược giữa sức khỏe và thu nhập có nghĩa là bất kỳ ước tính nào về tác động của thu nhập đến tuổi thọ đều có thể phản ánh nhầm ảnh hưởng của tuổi thọ đối với thu nhập. Như vậy, các nghiên cứu không tính đến mối quan hệ hai chiều tiềm năng này có thể đánh giá quá cao tầm quan trọng của thu nhập đối với tuổi thọ. Bài nghiên cứu của nhóm tác giả Raj Chetty, Michael Stepner, Sarah Abraham, Shelby Lin, Benjamin Scuderi, Nicholas Turner, Augustin Bergeron, David Cutler (2016) có kết quả nghiên cứu vẫn còn hạn chế. Các mối quan hệ giữa thu nhập và tuổi thọ không nên được hiểu là tác động nhân quả của việc có nhiều tiền hơn vì thu nhập có tương quan với các thuộc tính khác ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.  Do các yếu tố gây nhiễu không được đo lường như vậy, tác động nhân quả của thu nhập đến tuổi thọ có thể nhỏ hơn các hiệp hội được ghi nhận trong nghiên cứu này. Ngoài ra, sự khác biệt trong khu vực địa phương không cần phải phản ánh các tác động nhân quả của việc sống trong một khu vực cụ thể và có thể bị chi phối bởi sự khác biệt về đặc điểm của cư dân của từng khu vực. Mặc dù phân tích tương quan trong nghiên cứu này không thể thiết lập các cơ chế nguyên nhân, nhưng đây là một bước để xác định lý thuyết nào cho sự chênh lệch về tuổi thọ đáng được xem xét thêm. Nghiên cứu của Ezzati và các đồng nghiệp (2019) vẫn có giới hạn là do ít quan sát và thiếu dữ liệu quan sát của các bang hàng năm. Bài nghiên cứu nhóm được thực hiện để khắc phục khuyết điểm này do dữ liệu quốc gia được liên tục trong 3 năm, đồng thời xem xét tác động của nồng độ PM2.5 lên  tuổi thọ trung bình của quốc gia. Nồng độ PM2.5 an toàn cho sức khỏe mọi người là không lớn hơn 10 microgram/ m3 . Biến pm25 trong mô hình được mã hóa thành biến định tính dựa theo tiêu chuẩn này. Mô hình nghiên cứu Xây dựng mô hình Dựa vào khung lý thuyết trên, nhóm tác giả đề xuất mô hình hồi quy tổng thể như sau: Trong đó: : Hệ số tự do : Hệ số hồi quy (i= {1,6}) : Sai số ngẫu nhiên : Đặc điểm riêng không thấy được của từng quan sát Dữ liệu và biến số Mô hình bao gồm các biến số được mô tả cụ thể như bảng 2.1 sau: Bảng 2.1: Bảng tóm tắt biến Vai trò Tên biến Mã hóa Giải thích Thước đo Đơn vị Nguồn Dấu kỳ vọng Biến phụ thuộc Tuổi thọ trung bình age Số năm trung bình một trẻ em sơ sinh dự kiến sẽ sống Bình quân gia quyền tỷ số tử vong chung năm World Bank Biến độc lập Thu nhập quốc dân bình quân đầu người lngni Logarit của thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI per capita) của một quốc gia tính dựa trên ngang giá sức mua (PPP). Thống kê dựa trên ngang giá sức mua (PPP) đô la quốc tế World Bank + Tỷ lệ giới tính sex_ratio Số trẻ em nam được sinh ra trên số trẻ em nữ được sinh ra. Giá trị trung bình trong 5 năm, tính dựa trên tỷ lệ giới tính khi sinh ra World Bank - Tỷ lệ sinh birth Số trẻ em trung bình được sinh ra bởi 1 người phụ nữ trong suốt thời kỳ sinh sản Bình quân gia quyền tổng số trẻ em được sinh ra trên một người phụ nữ người World Bank - Trình độ học vấn educ Số năm giáo dục trung bình mà những người 25 tuổi trở lên nhận được Thời lượng chính thức của mỗi cấp độ giáo dục được chuyển đổi năm UNDP + Tỉ lệ truy cập điện electric Tỷ lệ truy cập điện của một quốc gia Bình quân gia quyền tỷ lệ dân tiếp xúc điện tại các khu vực trên quốc gia % World Bank + Mức độ phơi nhiễm PM2.5 pm25 Nồng độ trung bình của bụi PM2.5 tính theo dân thành thị và nông thôn Trọng số trung bình hàng năm của PM2.5 theo dân số ở cả thành thị và nông thôn microgram/ m3 World Bank - Giả thuyết nghiên cứu Thu nhập quốc dân bình quân đầu người đại diện cho sự giàu có của một quốc gia. Kết quả của nghiên cứu Preston (1975 ) các quốc gia giàu có thường có phúc lợi xã hội cao, bởi người dân sẽ dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ y tế thiết yếu, và hiện đại cũng như được hưởng các quỹ trợ cấp xã hội, đời sống đầy đủ hơn, tuổi thọ sẽ cao hơn.  Giả thuyết H1: Thu nhập bình quân đầu người có tác động cùng chiều đến tuổi thọ trung bình của quốc gia đó. Tỷ lệ giới tính đại diện cho tỷ lệ nam giới và nữ giới trong một quốc gia. Sir Ronald Fisher (1958), nam giới có tuổi thọ trung bình thấp hơn nữ giới, không chỉ do tỷ lệ tử vong tự nhiên, mà còn do những nguy cơ cao hơn từ các nguyên nhân bên ngoài (tai nạn, thương tích, bạo lực, thương vong chiến tranh).  Giả thuyết H2: Tỷ lệ giới tính nam/nữ có tác động ngược chiều lên tuổi thọ trung bình quốc gia đó. Tỷ lệ sinh đại diện cho khả năng sinh sản của một phụ nữ. Kirkwood và Rose 1991, sự tăng cao trong tỷ lệ sinh có thể dẫn đến vượt quá khả năng chu cấp của tự nhiên, cũng như khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và các hoạt động an sinh cần thiết, từ đó tạo gánh nặng cho tự nhiên và xã hội, làm ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình. Giả thuyết H3: Tỷ lệ sinh có tác động ngược chiều lên tuổi thọ trung bình của quốc gia. Số năm đi học trung bình đại diện cho trình độ về học thức của người dân của một quốc gia. Theo Wolfgang Lutz và Endale Kebale (2018), khi con người được hưởng nền giáo dục tốt sẽ giúp cải thiện nhận thức dẫn đến những lựa chọn về lối sống lành mạnh và hành vi tích cực liên quan đến sức khỏe, do đó tuổi thọ có thể được kéo dài.  Giả thuyết H4: Số năm đi học trung bình có ảnh hưởng cùng chiều với tuổi thọ trung bình của quốc gia. Mức độ phơi nhiễm PM2.5: đại diện cho chất lượng không khí của quốc gia đó. Joel D.Schwart và cộng sự (2018), 23.5% người dân Medicare sẽ chết trước 76 tuổi nếu tiếp xúc với nồng độ PM2.5 ở mức 12 microgram/m3 so với 20.1% người dân tiếp xúc với nồng độ PM2.5 7.5 microgram/m3. Từ đó, họ kết luận rằng việc giảm nồng độ PM2.5 tại Mỹ sẽ góp phần tăng tuổi thọ của người dân.  Giả thuyết H5: Mức độ phơi nhiễm PM2.5 có tác động ngược chiều lên đến tuổi thọ trung bình quốc gia.  Tỷ lệ người dân tiếp cận được với điện: đại diện cho tỷ lệ người dân sống ở mức tiêu chuẩn cần thiết. Christine W. Njiru và Sammy C. Letema (2018) cho biết tỷ lệ người dân tiếp cận điện tăng giúp tốc độ công nghiệp hóa nhanh hơn, người dân được chăm sóc và sử dụng các kĩ thuật y tế hiện đại kịp thời, đời sống được cải thiện khiến tuổi thọ tăng. Giả thuyết H6: Tỷ lệ người dân tiếp cận với điện có tác động cùng chiều lên tuổi thọ trung bình quốc gia.  Kết quả và thảo luận Mô tả thống kê biến số Dựa trên những dữ liệu thu thập cấp quốc gia từ các tổ chức quốc tế trong khoảng thời gian từ 2014 – 2016 kết hợp với việc loại bỏ các quan sát thiểu dữ liệu, bộ dữ liệu cuối cùng cho ra 499 quan sât hợp lý. Thống kê mô tả chung cho 6 biến định lượng được thể hiện trong bảng 3.1 dưới đây: Bảng 3. SEQ Bảng \* ARABIC 1: Mô tả thống kê các biến định lượng Biến Quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá tri lớn nhất age 499 71.67882 7.980782 49.891 83.98488 gni 499 19062.14 20127.02 720 122670 sex_ratio 499 1.051804 0.019543 1.01 1.145 birth 499 2.79963 1.354339 1.172 7.245 educ 499 8.46994 3.1308 1.4 14.1 electric 499 81.23187 28.14566 7 100 Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ phần mềm STATA 14. Kết quả bảng 3.1 cho thấy: Đối với biến tuổi thọ trung bình age, giá trị tuổi thọ trung bình thấp nhất gần 40 tuổi (Lenotho, 2014), giá trị tuổi thọ trung bình cao nhất là gần 84 tuổi (Nhật, 2016). Điều nảy phản ánh sự bất bình đẳng tuổi thọ của các quốc gia, trong đó Lenotho (quốc gia Nam châu Phi) phản ánh tình trạng chung của các quốc gia trong châu lục này với những sự khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội. Đối với biến thu nhập trung bình gni, giá trị thu nhập trung bình thấp nhất là 720 USD/ năm (Cộng hòa Nam Phi, 2014) trong khi đó giá trị lớn nhất là 122670 USD/ năm (Qatar, 2016). Khoảng cách thu nhập giữa các quốc gia là rất lớn, quốc gia có thu nhập thấp nhất nằm trong khu vực châu Phi, lục địa có mức sống thấp nhất thế giới, trong khi đó, thu nhập lớn nhất thường rơi vào các quốc gia nằm trong vụng vịnh sở hữu lượng dầu mỏ lớn. Đối với biến tỷ lệ giới tính sex_ratio, Cộng hòa Namibia có tỷ lệ nam nữ tương đối đồng đều 1.01 trong hai năm 2014 và 2015. Trong khi đó, so với các dữ liệu từ quốc gia khác, cộng hòa Azerbaijan có mức bất bình đẳng giới cao nhất, 1.145 tương đương 229 bé nam / 200 nữ. Đối với biến tỷ lệ sinh trên một người phụ nữ, Hàn Quốc là quốc gia có tỷ lệ sinh nhỏ nhất 1.172 vào năm 2016. Thực tế, người dân quốc gia này thường kết hôn muộn và ngại sinh con thứ hai do chi phí giáo dục cao và tình trạng người trẻ hờ hững với việc kết hôn. Trong khi đó, quốc gia châu Phi Niger có tỷ lệ sinh rất cao, 7.245 (2014) so với tỷ lệ sinh trung bình. Đối với biến số năm đi học trung bình, Burkina Faso là quốc gia mà trung bình mỗi người dân đi học 1.4 năm (2014, 2015), tức chưa hoàn thành hết bậc tiểu học. Điều này cho thấy giáo dục quốc gia còn chưa có sự phát triển và nhận thức người dân còn lạc hâu. Ngược lại, Đức là quốc gia mà có tỷ lệ tham gia giáo dục rất cao, trung bình một người dành hơn 14 năm đi học, tức họ sẽ tiếp tục học thêm sau khi đã hoàn thành giáo dục bậc đại học. Theo khảo sát của US News and World Report (2019) Đức là quốc gia sở hữu hệ thống giáo dục chất lượng cao thuộc top thế giới, kết hợp với số năm đi học trung bình cao, góp phần nâng cao vào những nhận thức của người dân. Đối với biến tỷ lệ người dân tiếp cận với điện electric, Burundi, quốc gia Tây Phi chỉ có 7% người dân có thể tiếp cận được với điện, phản ánh cuộc sống khó khăn của quốc gia này. Ngược lại, bộ dữ liệu cho thấp 100% người dân tại 82 quốc gia đều được tiếp cận và sử dụng điện, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, dựa trên dữ liệu về mức độ phơi nhiễm hạt bụi mịn PM2.5 của các quốc gia trong giai đoạn 2014 – 2016, bảng 3.2 dưới đây thể hiện nồng độ PM2.5 lớn nhất và nhỏ nhất. Quốc gia Năm Nồng độ PM2.5 (microgram /m3) Quốc gia Năm Nồng độ PM2.5 (microgram /m3) Finland 2016 5.8937575 Nepal 2014 98.116017 Brunei 2016 5.9276001 Nepal 2016 98.054714 New Zealand 2016 5.9873632 Saudi Arabia 2015 97.432289 Finland 2015 6.0638344 Nepal 2015 96.252768 Sweden 2016 6.1142585 Qatar 2015 94.403891 Bảng 3. SEQ Bảng \* ARABIC 2: Năm quốc gia có nồng độ PM2.5 lớn nhất và nhỏ nhất Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ Excel. Bảng 3.2 cho thấy, năm quốc gia có nồng độ PM2.5 trong không khí đều ở mức an toàn theo quy chuẩn quốc tế, dưới 12 microgram/ m3 .Bên cạnh đó, trong nhóm các nước xếp hạng nồng độ PM2.5, Nepal, quốc gia nghèo Nam Á, có nồng độ PM2.5 cao nhất trong vòng ba năm trong khi đó hai quốc gia giàu có Qatar và Ả Rập Xê Út. Năm quốc gia này có nồng độ PM2.5 cao nhất đều nằm trong ngưỡng không tốt cho sức khỏe (unhealthy). Mô tả tương quan biến số Bảng 3.3: Ma trận tương quan giữa các biến   age lngni birth sex_ratio educ electric age 1           lngni 0.818 1         birth -0.8393 -0.794 1       sex_ratio 0.4073 0.2585 -0.4112 1     educ 0.7673 0.8073 -0.775 0.3335 1   electric 0.8287 0.806 -0.8462 0.4747 0.7653 1 Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp dựa trên phần mềm STATA 14. Các biến lngni, birth, educ và electric trong mô hình đều tương quan mạnh với biến giải thích tuổi thọ trung bình age với độ lớn hệ số tương quan ở mức gần 0.8. Biến tỷ lệ sinh trung bình trên một người phụ nữ birth có tương quan âm, -0.8393 với age, thể hiện mối quan hệ ngược chiều rất mạnh. Các biến educ, birth và lngni đều có tương quan mạnh với nhau, trên mức 0.7. Số năm đi học educ có tương quan dương với tất cả các biến ngoại trừ birth. Mức độ tương quan của educ với các biến lngni, birth, electric là tương đối cao trong khi đó, tương quan thấp với tỷ lệ giới tính  Biến eletric có tương quan dương với tất cả các biến ngoại trừ biến birth, độ lớn của hệ số tương quan cũng tương đối cao. điều này là tương đối dễ hiểu khi các biến kinh tế - xã hội thường có tương quan chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, do vif đều nhỏ hơn 10 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến. Kết quả ước lượng và kiểm định Kết quả hồi quy Với dữ liệu thu thập được của 194 quốc gia và vùng lãnh thổ (582 quan sát), sau khi tiến hành làm sạch dữ liệu và các quan sát không phù hợp, thu được bộ số liệu với 499 quan sát. Để đánh giá tác động của yếu tố môi trường lên tuổi thọ, nhóm đã sử dụng chỉ số nồng độ của bụi mịn pm2.5 trong không khí. Dựa trên ấn phẩm hướng dẫn về chất lượng không khí của WHO năm 2005, các nước có nồng độ pm2.5 trung bình trong không khí lớn hơn 10 µg/m3 đang ở mức phơi nhiễm không an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Do vậy, biến định tính pm25 được mã hóa dựa trên cơ sở: giá trị pm25 = 1 ứng với những quốc gia có nồng độ PM25 trên mức 10 µg/m3 và pm25 = 0 ứng với những quốc gia có nồng độ PM25 nhỏ hơn mức tiêu chuẩn này. Sau khi tiến hành hồi quy, bảng kết quả sau với mhre, mhfe1 và mhfe2 lần lượt là mô hình RE, FE và FE sau khi khắc phục khuyết tật được trình bày dưới bảng 3.4: Bảng 3. SEQ Bảng \* ARABIC 4: Kết quả ước lượng mô hình Biến số mhre mhfe1 mhfe2 lngni 1.3106*** 0.8889** 0.8889**   (0.2760) (0.3629) (0.3953) sex_ratio 9.3065 -8.4050 -8.4050   (10.6762) (14.5833) (11.0787) birth -2.3084*** -2.2323*** -2.2323***   (0.2464) (0.3234) (0.6985) educ 0.5793*** 0.7669*** 0.7669***   (0.1055) (0.1364) (0.1686) electric 0.0333*** 0.0311*** 0.0311***   (0.0061) (0.0064) (0.0098) pm25 -0.3994 -0.1932 -0.1932***   (0.3235) (0.3347) (0.0347) Hệ số chặn 48.9529*** 69.6852*** 69.6852***   (11.6593) (15.8525) (13.0899) Số quan sát 499 499 499 Hệ số xác định 0.7812 0.7664 0.7664 Kiểm định lựa chọn mô hình POLS và RE p-value=0.0000     Kiểm định lựa chọn mô hình RE và FE   p-value=0.0027   Kiểm định PSSS thay đổi   p-value=0.0000   Kiểm định tự tương quan   p-value=0.0000   Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp dựa trên phần mềm STATA. Ghi chú: Giá trị trong ngoặc là sai số ước lượng; ***,**,*: hệ số có ý nghĩa ở mức 1%, 5% và 10% Lựa chọn mô hình Nhóm tiến hành chạy kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian qua lệnh xttest0 để xem xét có tồn tại sự các yếu tố ngẫu nhiên không quan sát được mà không thay đổi theo thời gian không. Với cặp giả thuyết là Ho: ci = 0 và H1: ci 0, thu được p-value=0.0000<0.001, cho thấy rằng tồn tại các yếu tố ngẫu nhiên không quan sát được không thay đổi theo thời gian ci. Do vậy mô hình POLS không phù hợp để sử dụng để nghiên cứu trong trường hợp này. Việc sử dụng mô hình RE sẽ phù hợp hơn. Tiếp theo nhóm tiến hành chạy kiểm định Hausman để kiểm định mối tương quan giữa biến độc lập và ci nhằm lựa chọn giữa mô hình RE và FE. Kết quả thu được p-value = 0.0027 < mức ý nghĩa 0.01, cho thấy hệ số hồi quy của mô hình RE và mô hình FE có sự khác biệt. Do vậy, sử dụng mô hình FE là phù hợp trong trường hợp này. Kiểm định mô hình Do dữ liệu thực hiện hồi quy chỉ thu thập trong 3 năm nên không đủ điều kiện kiểm định giả thiết tương quan chéo, vì vậy nên mô hình FE chỉ tiến hành kiểm định tự tương quan và phương sai sai số thay đổi. Kiểm định tự tương quan Mô hình FE được tiến hành kiểm định tự tương quan của nhiễu u tại các thời điểm khác nhau qua việc dùng câu lệnh xtserial. Kết quả thu được p-value=0.0000<0.01 cho thấy mô hình FE mắc khuyết tật tự tương quan. Kiểm định phương sai sai số thay đổi Mô hình FE được tiến hành kiểm định giả thiết phương sai thay đổi bằng việc dùng câu lệnh xttest3, với giả thuyết Ho là Var (u) = ( tức mô hình có phương sai sai số không đổi) và giả thuyết H1: Var (u) . Kết quả thu được p-value=0.0000<0.01 cho thấy mô hình mắc khuyết tật phương sai sai số thay đổi. Khắc phục khuyết tật Sau khi đã xác định mô hình nghiên cứu mắc 2 khuyết tật là phương sai sai số thay đổi và tự tương quan, mô hình cuối cùng mhfe2 đã được lựa chọn sau khi đã kiểm soát hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi. Các biến trong mô hình giải thích được 76.64% sự biến động trong tuổi thọ trung bình của các quốc gia. Diễn giải kết quả hồi quy Mô hình được nhóm đề xuất như sau: = 69.6852 + 0.8889 lngni – 8.4050 sex_ratio – 2.232 birth + 0.7669 educ (13.0899) (0.3953) (11.0787) (0.6985) (0.1686) + 0.0311 electric – 0.1931 pm25 (1) (0.0098) (0.0346) Ý nghĩa của các hệ số hồi quy mô hình (1): = 69.6852: Nếu giữ các yếu tố không đổi, thì tuổi thọ trung bình của một quốc gia được dự đoán là 69.6852 năm = 0.8889: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu thu nhập trung bình của trung bình của 1 quốc gia tăng 1% thì tuổi thọ trung bình của quốc gia đó được dự đoán là sẽ tăng thêm 0.8889 tuổi, tức là khoảng hơn 10 tháng rưỡi. Sự tăng lên của của tuổi thọ trung bình là đáng kể nên biến thu nhập trung bình có ý nghĩa về mặt kinh tế. = -8.4050: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tỉ lệ nam /nữ tăng thêm một đơn vị thì tuổi thọ trung bình của một quốc gia dự đoán sẽ giảm 8.405 năm, tuy nhiên biến tỉ lệ nam/nữ không có ý nghĩa thông kê trong mô hình. = -2.232: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tỷ lệ sinh trung bình trên một người phụ nữ tăng thêm một người con trong độ tuổi sinh sản, thì tuổi thọ trung bình của quốc gia đó sẽ giảm 2.232 năm. Sự giảm tỷ lệ sinh trung bình trên một người phụ nữ có tác động lớn trong việc làm tăng tuổi thọ, điều đó có ý nghĩa là biến birth có ý nghĩa về mặt kinh tế. = 0.7669: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu số năm đi học trung bình của một quốc gia tăng một năm thì tuổi thọ trung bình của quốc gia đó sẽ tăng 0.7669 năm, tức là khoảng hơn 9 tháng. Sự tăng lên của của tuổi thọ trung bình là đáng kể nên biến số năm đi học trung bình có ý nghĩa về mặt kinh tế. = 0.0311: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tỷ lệ được tiếp cận điện của người dân ở một quốc gia tăng thêm 1% thì tuổi thọ trung bình của quốc gia đó dự đoán sẽ tăng lên là 0.0311 năm, tức là khoảng hơn 11 ngày. = - 0.1931: Tuổi thọ trung bình của nước có nồng độ pm2.5 trong không khí lớn (tức là nước có không khí bị ô nhiếm nặng) thấp hơn 0.1931 năm (70 ngày) so với các nước không bị mắc ô nhiễm không khí. Qua kết quả mô hình (1), những giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 và H6 đưa ra ban đầu đều có tính đúng đắn. Kết luận và kiến nghị Kết luận Trong bài nghiên cứu, qua việc thu thập số liệu và phân tích số liệu thu được dựa trên phần mềm STATA, nhóm tác giả đã xây dựng được mô hình phù hợp để đánh giá cụ thể những nhân tố về thu nhập quốc dân bình quân đầu người, tỷ lệ sinh, tỷ lệ giới tính, số năm đi học trung bình, khả năng tiếp cận điện, và độ phơi nhiễm hạt bụi mịn pm2.5 gây ảnh hưởng tới tuổi thọ trung bình. Bằng việc lượng hóa sự tác động giữa các biến số, nhóm tác giả đã xác định được sự ảnh hưởng của từng biến được lựa chọn, ý nghĩa của chúng đối với biến phụ thuộc, qua đó xác định được mối tương quan giữa các biến, sự tác động cùng hay ngược chiều giữa các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Kết quả từ nghiên cứu của nhóm tác giả đã chỉ ra rằng, khi tăng các chỉ số về thu nhập bình quân đầu người, trình độ học vấn, khả năng tiếp cận điện sẽ giúp cải thiện tuổi thọ trung bình; còn khi tăng các chỉ số về tỷ lệ sinh và tỷ lệ giới tính nam trên nữ sẽ làm suy giảm tuổi thọ trung bình. Để đưa ra được mô hình có tính xác thực, và có cơ sở suy diễn, nhóm nghiên cứu đã dựa trên các học thuyết, và những nghiên cứu trước đó của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Việc dựa trên khung lý thuyết tổng hợp từ các nguồn nghiên cứu khác nhau, giúp nhóm đưa ra được cái nhìn tổng quan cho bài nghiên cứu. Bên cạnh đó, nhóm đã xây dựng mô hình không chỉ trên việc thừa hưởng các kết quả tiền đề, mà còn khắc phục những hạn chế của các mô hình lý thuyết. Từ đó đưa ra một kết quả hợp lý nhằm tránh những sai sót, lệch so với tổng thể và đưa ra những kết luận tốt nhất. Kiến nghị Dựa trên kết quả của bài nghiên cứu, cũng như quá trình tìm hiều, và tham khảo từ những công trình nghiên cứu khác, nhóm tác giả xin đề xuất một số những khuyến nghị sau đây với mong muốn đóng góp vào những dự án và các chính sách nhằm cải thiện tuổi thọ trung bình tại các quốc gia trên thế giới: Thứ nhất, đối với thu nhập, đây là một trong những biến có ảnh hương dương đến tuổi thọ trung bình, vì vậy việc cải thiện mức thu nhập của người dân là cần thiết. Đối với một số các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, thu nhập bình quân ở mức trung bình, chênh lệch về thu nhập giữa các thành phần kinh tế trong nước vẫn chưa được tập trung thu hẹp. Hậu quả là nền kinh tế vẫn chỉ “quanh quẩn” ở quy mô thấp và nhỏ lẻ, không thể tiến xa hơn, trở thành các quốc gia phát triển, có mức thu nhập cao. Do đó, Chính phủ cần đưa ra những biện pháp nhằm tăng trưởng nền kinh tế quốc dân, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội. Thông qua việc tập trung phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng, đáp ứng nhu cầu về tư liệu sản xuất cơ bản của nền kinh tế. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến ngành nông nghiệp, đổi mới khu vực nông thôn, khuyến khích và hỗ trợ nông dân áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất để gia tăng năng suất, đạt sản lượng hiệu quả, gia tăng thu nhập cho khu vực nông thôn. Hơn nữa, không chỉ đẩy mạnh phát triển kinh tế ở các vùng kinh tế trọng điểm mà phía Chính phủ, cũng như là tư nhân, doanh nghiệp cần đẩy mạnh khai thác tiềm năng và hỗ trợ các khu vực thuộc vùng sâu vùng xa, khó tiếp cận, để xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo, cải thiện cuộc sống, gián tiếp làm gia tăng thu nhập trung bình quốc dân. Thứ hai, theo kết quả cho thấy tỷ lệ sinh có ảnh hưởng âm với tuổi thọ trung bình của con người, cụ thể là nữ giới, do đó các biện pháp nhằm làm giảm tỷ lệ sinh ở nữ giới sẽ góp phần làm tăng tuổi thọ trung bình. Giáo dục tốt hơn cho các bà mẹ về vấn đề sinh sản sẽ giúp tác động tích cực đến sức khỏe giúp nâng cao nhận biết về việc chăm sóc trẻ tốt hơn qua đó giúp tỷ lệ tử vong của trẻ em thấp hơn đồng thời cũng củng cố hiệu quả trực tiếp của nó đối với khả năng sinh sản thông qua một tác động gián tiếp bổ sung giúp sức khỏe trẻ em tốt hơn. Giáo dục kiến ​​thức và cách sử dụng các biện pháp tránh thai cũng rất quan trọng đối với phụ nữ. Điều này sẽ giúp nữ giới chủ động hơn trong việc phòng tránh thai hay kiểm soát được số lượng trẻ em được sinh ra. Việc giáo dục tốt hơn cũng giúp giảm khoảng cách giữa số trẻ em mong muốn và thực tế là một hiệu ứng phản hồi tích cực bổ sung qua đó giáo dục tốt hơn làm giảm số lượng trẻ em sinh ra mà việc này theo như kết quả tìm hiểu là có lợi cho nữ giới giúp làm tăng tuổi thọ trung bình. Giáo dục không chỉ làm giảm khả năng sinh sản ở phụ nữ, mức sinh thấp hơn cũng cho phép giáo dục tốt hơn và mức chăm sóc cao hơn dành cho trẻ em khi được sinh ra, điều này có tác động đáng kể tới tuổi thọ của mỗi đứa trẻ. Hiệu quả của giáo dục tốt hơn đối với khả năng sinh sản thấp hơn có thể củng cố chính nó cũng qua các thế hệ tiếp theo. Khi tỷ lệ sinh giảm, hệ thống giáo dục phải đối mặt với các nhóm trẻ nhỏ hơn và nhỏ hơn có thể cung cấp tốt hơn. Và ngoài ra, cha mẹ có ít con cũng có nhiều cơ hội hơn để nuôi dưỡng và hỗ trợ mỗi đứa trẻ. Thứ ba, về trình độ học vấn, là nhân tố có ảnh hưởng dương lên tuổi thọ trung bình. Do đó, cần đẩy mạnh việc nâng cao trình độ học vấn, khuyến khích và hỗ trợ người dân có cơ hội được học tập cao hơn. Xây dựng cơ sở hạ tầng như trường học các cấp, trường đại học, cao đẳng, các trung tâm giáo dục thường xuyên. Bên cạnh đó, cung cấp các trang thiết bị học tập, nhằm hỗ trợ cho quá trình giảng dạy và đào tạo đạt hiệu quả cao. Hơn nữa, đội ngũ giáo viên, giảng viên, tiến sĩ và giáo sư phải được kiểm soát nghiêm ngặt về kiến thức chuyên môn và kỹ năng hành nghề, đảm bảo cho quá trình đào tạo không có lỗ hổng về mặt kiến thức và lý thuyết. Mặt khác, vấn đề việc làm vẫn là một trong những mối quan tâm đáng lo ngại của nhiều quốc gia, nhất là khi nguồn nhân lực có đầy đủ kỹ năng và kiến thức chuyên môn cần thiết nhưng vẫn không được tuyển dụng. Hậu quả là thất nghiệp, nghèo đói, tệ nạn và bệnh tật xảy ra làm suy giảm nền kinh tế, ảnh hưởng tới thu nhập và những điều kiện sống cần thiết của các cá nhân. Vì vậy, song song với đào tạo giáo dục là cần giải quyết vấn đề việc làm cho người dân. Dân trí, dân sinh đảm bảo sẽ dẫn tới ý thức về cách sống lành mạnh, chăm lo cho sức khỏe và tuổi già. Thứ tư là về tỉ lệ truy cập điện, là nhân tố có ảnh hưởng dương lên tuổi thọ trung bình. Do đó, cần có những chính sách tuyên bố chính sách quốc gia về quy hoạch năng lượng, sản xuất, truyền tải và sử dụng năng lượng một cách hiệu quả, đáp ứng 100% nguồn điện sẵn có ở tất cả khu vực, đặc biệt là những quốc gia thường xuyên khan hiếm về nguồn năng lượng như Châu Phi. Ban hành pháp luật ảnh hưởng đến sử dụng năng lượng , như tiêu chuẩn hiệu quả , tiêu chuẩn khí thải, để tránh bị lãng phí, dùng nguồn điện khi cấp bách. Bên cạnh đó, cần phải tham gia tích cực, phối hợp và khuyến khích thăm dò nhiên liệu khoáng sản (xem khảo sát địa chất ) và chỉ huy chính sách nghiên cứu và phát triển liên quan đến năng lượng khác, tiết kiệm nguồn điện cho quốc gia. Chính phủ cũng cần phải giám sát chính sách tài khóa liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ năng lượng (thuế, miễn, trợ cấp, an ninh năng lượng và các biện pháp chính sách quốc tế như các hiệp ước và liên minh ngành năng lượng quốc tế, hiệp định thương mại quốc tế nói chung, từ đó nâng cao ý thức người dân về sử dụng nguồn điện hiệu quả. Thứ năm, liên quan đến nồng độ PM2.5, liên quan đến vấn đề ô nhiễm không khí môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó giảm thải khí bụi là vấn đề cấp bách, nhất là trong tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay. Thứ nhất, hoàn thiện văn bản pháp lý, luật liên quan đến quy định về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, chính phủ, các cơ quan, bộ, ngành cần giám sát thực hiện các chính sách, dự án xanh bảo vệ môi trường, góp phần phát triển bền vững, đảm bảo an sinh xã hội. Sử dụng nguồn năng lượng có thể tái tạo được, giảm thiểu sống trong môi trường xanh sạch góp phần cải thiện đời sống, sức khỏe. Nâng cao công tác phòng ngừa giảm thiểu rủi ro khi đối phó với biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường. Nâng cao ý thức người dân ở mỗi địa phương giữ gìn môi trường trong sạch. Từ đó vấn đề về sức khỏe sẽ được cải thiện, chứng tỏ môi trường, khí bụi là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tuổi tác bình quân của người dân. Tài liệu tham khảo Chetty R, Stepner M, Abraham S, Lin S, Scuderi B, Turner N, Bergeron A, Cutler D. 2016. The Association Between Income and Life Expectancy in the United States, 2001-2014. <https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4866586/ > Jin L, Elwert F, Freese J, Christakis NA. Preliminary Evidence Regarding the Hypothesis That the Sex Ratio at Sexual Maturity May Affect Longevity in Men, Issue 2010 Aug <https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3000064/?fbclid=IwAR0LVOYZ47_E1roXy3injU1YDUWxmptSUyGHyIB_5MfF67I1riglOXwTZWc#!po=4.62963> Debora Mackenzie. 18/04/2018. More education is what makes people live longer, not more money <https://www.newscientist.com/article/2166833-more-education-is-what-makes-people-live-longer-not-more-money/?fbclid=IwAR3ifsNtVEunNyunwDJv42iMC4Sn1BDD1YOiTI8lGrqR3GuWykYI5jm4Oak>  Hanna Ritchie, Max Roser, 2019. Gender Ratio <https://ourworldindata.org/genderratio?fbclid=IwAR2ro4ZBFhz57eFXCouDh3bp9bS6vVggs01d1gxRb6lGBfIPA6pvm_3o5Do> Kuningas. The relationship between fertility and lifespan in humans, AGE (2011) 33:615–622 DOI 10.1007/s11357-010-9202-4 <https://drive.google.com/file/d/1K_lOZ8qL0E3BhsTh9a5Hpw20pDmX8IJO/view?usp=sharing> Max Roser, 2014 Fertility Rate <https://ourworldindata.org/fertility-rate> Fisher RA (1958) The Genetical Theory of Natural Selection (Dover, New York), p.289 <https://www.pnas.org/content/112/16/4839#ref-6> Joel D. Schwarts, 2018 Estimating the effects of PM2.5 on Life Expectancy Using Causual Modeling Methods <https://ehp.niehs.nih.gov/doi/10.1289/EHP3130> Carl-Johan Dalgaard and Holger Strulik, Optimal Aging and Death: Understanding the Preston Curve, 2012 Samantha Mathewson, 2017 Here's the Math to Prove It <https://www.livescience.com/60825-aging-is-inevitable-according-to-math.html > Leonard Hayflick and the limits of ageing.Vol 377 June 18, 2011 https://www.thelancet.com/action/showPdf?pii=S0140-6736%2811%2960908-2 Audrey Baer, Philip E. Graves 2002. A Cross-Country Empirical Analysis. <https://spot.colorado.edu/~gravesp/WPLifeExpectancy6-6-02.htm?mod=article_inline&fbclid=IwAR2pHa7huEJ5TSMIGD82PrvOJoQCYSQj380BglbQCMxTJz2sS4_RuyR2gCo > James E.Bennet, Helen Tamura- Wicks, Robbie M.Parks. Particulate matter air pollution and national and county life expectancy loss in the USA: A spatiotemporal analysis, Issue July 23, 2019 <https://journals.plos.org/plosmedicine/article/file?id=10.1371%2Fjournal.pmed.1002856&type=printable&fbclid=IwAR2ukM0xehIKWPG_pS7ofINu7Ej2GXk-8Up2EVa_QeKi5Q9ZJf-KeXIPzJk> Christine W. Njiru, Sammy C. Letema 2018. Energy Poverty and Its Implication on Standard of Living in Kirinyaga, Kenya <https://www.hindawi.com/journals/jen/2018/3196567/?fbclid=IwAR27eWXQpeUuqm8wgcIJbvPR-p7W7LV_HuY2wrd_mcP9-oy1i0iEszcHZ4g> Chỉ số tỷ lệ giới tính theo World Bank, truy cập 1/12/2019 <https://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.BRTH.MF> World Health Organization.Health situation and trend assessmentI. Xem 25/11/2019 <http://origin.searo.who.int/entity/health_situation_trends/data/chi/sex-ratio/en/?fbclid=IwAR0YV4gAD4rVrcy7C9IuWL-U9KyiLVI6hvBNIVJuRvmW9u3PO76IwsHzNCs> World Health Organization. WHO Air quality guidelines for particulate matter, ozone, nitrogen dioxide and sulfur dioxide, Global Update 2015 <https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/69477/WHO_SDE_PHE_OEH_06.02_eng.pdf?sequence=1&fbclid=IwAR3xy_VjgIi_WIQ-Ud5ESh3rR13kUMwb-5yUjGMMKXjE3gxBUAYn7Okoyn8> Air pollution in US is associated with mortality and lower life expectancy, 2019 <https://www.eurekalert.org/pub_releases/2019-07/p-api071819.php?fbclid=IwAR1bEiBzAyyuGYN7ejOWqzzZehBgzdmFLCCLXnnKMk3of-eebn-8ApRyd0 > Particulate matter air pollution and national and county life expectancy loss in the USA: A spatiotemporal analysis, 2019 <https://journals.plos.org/plosmedicine/article?id=10.1371%2Fjournal.pmed.1002856&fbclid=IwAR0TKZ1GHNfA3lF3f9SBphD0A1tMhkjBOdxdsT0GMrP3sCaa_McwdE1MbA> 1