« Home « Kết quả tìm kiếm

GT báo chí truyền hình


Tóm tắt Xem thử

- 1.1 Khái niệm 13 1.2 Đặc trưng của truyền hình 15 1.3 Đặc điểm của báo chí truyền hình và sản phẩm.
- của truyền hình.
- 17 1.4 Những yếu tố cơ bản trong truyền hình 18 Chương 2.
- 2.1 Truyền hình thế giới 24 2.2 Truyền hình Việt Nam 29 Chương 3.
- CHỨC NĂNG CỦA BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH 3.1 Khái niệm về chức năng 39 3.2 Các chức năng của báo chí truyền hình 39 Chương 4.
- 4.1 Nguyên lý truyền hình 51 4.2 Các thiết bị truyền hình.
- Hệ thống truyền hình cáp hữu tuyến (CATV) 65 5.2.
- Công nghệ của truyền hình tương tác 73 5.3.
- Những công nghệ truyền hình mới.
- KỊCH BẢN VÀ KỊCH BẢN TRUYỀN HÌNH.
- 88 6.4 Kịch bản điện ảnh 92 6.5 Vai trò của kịch bản trong điện ảnh 99 6.6 Kịch bản truyền hình 102 Chương 7.
- CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH.
- 7.1 Chương trình truyền hình 113 7.2 Phương thức sản xuất chương trình truyền hình 119 Chương 8.
- TIN TRUYỀN HÌNH.
- 147 8.2 Tin truyền hình 153 8.3 Các dạng tin truyền hình 158 8.4 Một số yêu cầu đối với phóng viên làm tin truyền hình 162 Chương 9.
- PHỎNG VẤN TRUYỀN HÌNH.
- 9.1 Khái quát chung về phỏng vấn 165 9.2 Phỏng vấn truyền hình 169 9.3 Các dạng phỏng vấn truyền hình 172 9.4 Phương pháp thực hiện phỏng vấn truyền hình 175 9.5 Nghệ thuật phỏng vấn truyền hình 178 9.6 Kịch bản phỏng vấn truyền hình.
- PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH.
- 10.1 Sơ lược sự hình thành và phát triển của phóng sự 183 10.2 Khái niệm và đặc trưng của phóng sự truyền hình 185 10.3 Vai trò và các dạng kịch bản phóng sự truyền hình 192 10.4 Các loại phóng sự truyền hình 194 10.5 Quy trình thực hiện phóng sự truyền hình 197 10.6 Phân biệt phóng sự truyền hình với một số thể loại khác.
- BÌNH LUẬN TRUYỀN HÌNH.
- 11.1 Khái quát chung về bình luận 207 11.2 Bình luận trên truyền hình 209 11.3 Đặc điểm và các yếu tố của bình luận truyền hình 213 11.4 Các dạng bình luận truyền hình.
- 216 11.5 Kịch bản bình luận truyền hình 218 11.6 Quy trình thực hiện bình luận truyền hình 219 Chương 12.
- KÝ SỰ TRUYỀN HÌNH.
- 12.1 Những vấn đề chung về ký 225 12.2 Điểm khác nhau giữa ký sự truyền hình.
- 227 12.3 Các dạng ký sự truyền hình 230 12.4 Sáng tạo tác phẩm ký sự truyền hình 233 Chương 13.
- 13.1 Khái niệm 239 13.2 Sự ra đời và phát triển của phim tài liệu 243 13.3 Chức năng của phim tài liệu truyền hình 246 13.4 Điểm khác nhau giữa phim tài liệu truyền hình.
- 246 13.5 Những điểm phim tài liệu truyền hình kế thừa.
- 252 13.6 Các dạng phim tài liệu truyền hình 255 13.7 Các phương pháp khai thác chất liệu 257 13.8 Các yếu tố trong kịch bản phim tài liệu truyền hình.
- 258 13.9 Kết cấu và bố cục kịch bản phim tài liệu truyền hình 259 13.10 Lời bình.
- 264 13.11 Phong cách 266 Các thuật ngữ sử dụng trong truyền hình 268 Tài liệu tham khảo 275 Phụ lục: Một số kịch bản và chương trình truyền hình 281.
- LỜI NÓI ĐẦU Truyền hình là một loại hình truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vô tuyến điện.
- Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỉ XX và phát triển với tốc độ như vũ bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật và công nghệ, tạo ra một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội.
- Ngày nay, truyền hình là phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc.
- Truyền hình trở thành vũ khí, công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như lĩnh vực kinh tế xã hội.
- Ở thập kỷ 50 của thế kỉ XX, truyền hình chỉ được sử dụng như là công cụ giải trí, rồi thêm chức năng thông tin.
- Dần dần truyền hình đã trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý và giám sát xã hội, tạo lập và định hướng dư luận, giáo dục và phổ biến kiến thức, phát triển văn hóa, quảng cáo và các dịch vụ khác.
- Sự ra đời của truyền hình đã góp phần làm cho hệ thống truyền thông đại chúng càng thêm hùng mạnh, không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về chất lượng.
- Công chúng của truyền hình ngày càng đông đảo trên khắp hành tinh.
- Với những ưu thế về kĩ thuật và công nghệ, truyền hình đã làm cho cuộc sống như được cô đọng lại, làm giàu thêm ý nghĩa, sáng tỏ hơn về hình thức và phong phú hơn về nội dung.
- Ngày 7/9/1970 là ngày phát sóng đầu tiên của chương trình truyền hình Việt Nam.
- Thấm thoắt gần 40 năm, ngày 7/9 trở thành ngày kỉ niệm truyền thống của truyền hình Việt Nam.
- Từ ngày ấy đến nay, truyền hình Việt Nam đã trưởng thành nhanh chóng và có những tiến bộ vượt bậc.
- đến nay Đài Truyền hình Việt Nam phát với tổng số thời lượng trên 200 giờ/ngày trên các kênh VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV5, VTV6, VTV9 cùng với các kênh truyền hình cáp hữu tuyến (VCTV, INFO TV, SHOPING TV, O2TV…) và 63 đài phát thanh - truyền hình địa phương.
- Ngành Truyền hình Việt Nam đã có nhiều nỗ lực vượt bậc nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng.
- Truyền hình Việt Nam còn chú trọng đẩy mạnh việc đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên, cán bộ kĩ thuật, đặc biệt là đội ngũ phóng viên, biên tập nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp và sự quy chuẩn của đội ngũ người làm truyền hình hiện đại.
- Như vậy, cùng với sự phát triển của các loại hình truyền hình, việc nâng cao chất lượng thông tin trên truyền hình ngày càng trở nên cấp thiết.
- Tuy nhiên, ở Việt Nam các tài liệu nghiên cứu về lý luận và thực hành truyền hình phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập ở các trường, khoa còn quá ít ỏi, chưa có hệ thống, chưa tương xứng với sự phát triển của truyền hình.
- Báo chí truyền hình là môn học cơ sở trong chương trình đào tạo về lý luận và nghiệp vụ truyền hình tại Khoa Báo chí và Truyền thông – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Giáo trình này tập trung trình bày các vấn đề của báo chí truyền hình như: vị trí, vai trò.
- lịch sử ra đời phát triển của truyền hình.
- nguyên lý của truyền hình.
- chức năng xã hội của truyền hình.
- kịch bản và kịch bản truyền hình.
- quy trình sản xuất chương trình truyền hình.
- các thể loại báo chí truyền hình.
- các thuật ngữ truyền hình.
- phần phụ lục kèm theo các dạng kịch bản theo thể loại và chương trình truyền hình.
- Trong giáo trình này, chúng tôi sử dụng các nguồn tài liệu của nước ngoài về truyền hình như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Nga, Đức, Singapo, Australia, Trung Quốc,… và một số tài liệu của các đồng nghiệp, một số luận văn, khóa luận tốt nghiệp, đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên, học viên cao học Khoa Báo chí và Truyền thông - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- một số băng tư liệu về các thể loại, chương trình truyền hình đã được phát trên Đài THVN và các đài địa phương từ 1995 đến nay.
- Tuy nhiên, do những hạn chế về tư liệu và băng hình cũng như trình độ hiểu biết của tác giả, giáo trình Báo chí truyền hình không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định, rất mong được sự đóng góp ý kiến quý báu, bổ ích của các đồng nghiệp cùng các bạn trong và ngoài trường.