You are on page 1of 68

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

QUẢNG KHOA TOẢN

BIỆN PHÁP GIỮ NGƯỜI TRONG TRƯỜNG


HỢP KHẨN CẤP TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

HÀ NỘI, tháng 7/2020


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

QUẢNG KHOA TOẢN

BIỆN PHÁP GIỮ NGƯỜI TRONG TRƯỜNG


HỢP KHẨN CẤP TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ


MÃ NGÀNH: 8.38.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ GIA LÂM

HÀ NỘI, tháng 7/2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp
từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Vũ Gia Lâm. Các nội dung, thông tin được trình
bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 7 năm 2020


Tác giả

Quảng Khoa Toản

1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP GIỮ NGƯỜI TRONG TRƯỜNG HỢP
KHẨN CẤP ............................................................................................................................................ 6
1.1. Những vấn đề lý luận về biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp .................................. 6
1.1.1. Khái niệm giữ người trong trường hợp khẩn cấp ................................................................. 6
1.1.2. Cơ sở quy định biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp ....................................... 12
1.1.3. Ý nghĩa của việc quy định và áp dụng biện pháp ngăn chặn giữ người trong trường hợp khẩn
cấp .......................................................................................................................................... 21
1.2. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn
cấp .............................................................................................................................................. 25
1.2.1. Các trường hợp được giữ người khẩn cấp .......................................................................... 25
1.2.2. Thẩm quyền ra lệnh và thủ tục giữ người trong trường hợp khẩn cấp ............................... 33
1.2.3. Những việc phải làm sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp .................................. 34
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................................................... 35
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TUNG HÌNH SỰ
VỀ BIỆN PHÁP GIỮ NGƯỜI TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP TẠI THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH........................................................................................................................................... 37
2.1. Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về biện pháp giữ người trong
trường hợp khẩn cấp tại thành phố Hồ Chí Minh ...................................................................... 37
2.1.1. Kết quả áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp tại thành phố Hồ Chí Minh
từ khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành đến nay. ........................................................ 37
2.1.2. Những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong áp dụng
biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh từ khi BLTTHS
năm 2015 có hiệu lực thi hành đến nay .................................................................................. 44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................................................... 53
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIỮ NGƯỜI
TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................. 54
3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật ................................................................................................... 54
3.2. Các giải pháp khác ..................................................................................................................... 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................... 62
KẾT LUẬN .......................................................................................................................................... 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 65

2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Biện pháp ngăn chặn BPNC


Bộ luật Hình sự BLHS
Bộ luật Tố tụng hình sự BLTTHS
Cảnh sát điều tra CSĐT
Giữ người trong trường hợp khẩn cấp GNTTHKC
Trách nhiệm hình sự TNHS
Vụ án hình sự VAHS
Viện kiểm sát VKS
Cơ quan điều tra CQĐT
Thành phố TP

3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Số người bị bắt trong kỳ thống kê 2018, 2019


Bảng 2.2. Số lượng người bị bắt do bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được Viện kiểm
sát phê chuẩn và không phê chuẩn trong các năm 2018, 2019

4
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giữ người trong trường hợp khẩn cấp là một trong những BPNC có tính chất
cưỡng chế nghiêm khắc, tác động đến quyền con người và quyền cơ bản của công dân
được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận. Các quy định về giữ người trong trường hợp
khẩn cấp là căn cứ pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền kịp thời ngăn chặn tội phạm,
ngăn chặn người phạm tội tiếp tục thực hiện tội phạm, ngăn chặn việc họ bỏ trốn, tiêu
hủy chứng cứ, thực hiện những hành vi khác gây khó khăn cho hoạt động giải quyết vụ
án tạo điều kiện cho việc thu thập, củng cố chứng cứ, mở rộng điều tra vụ án được diễn
ra nhanh chóng, khách quan, đúng quy định của pháp luật.
Giữ người trong trường hợp khẩn cấp là một biện pháp ngăn chặn độc lập được
quy định tại Điều 110 BLTTHS năm 2015 và thay thế cho một trường hợp bắt người cụ
thể của biện pháp ngăn chặn bắt người là trường hợp “Bắt người trong trường hợp khẩn
cấp” quy định tại Điều 81 BLTTHS năm 2003. Sự sửa đổi này nhằm đảm bảo phù hợp
với quy định của Hiến pháp năm 2013: “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của
Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường
hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định”1. BLTTHS năm 2003
quy định khi có căn cứ bắt khẩn cấp, các cơ quan có thẩm quyền được phép bắt người
trước sau đó mới đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu quy định của BLTTHS năm 2015 chúng tôi nhận thấy
quy định cũng như việc áp dụng quy định của BLTTHS năm 2015 về biện pháp giữ
người trong trường hợp khẩn cấp từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn những
hạn chế nhất định như: Căn cứ giữ người vẫn chưa được quy định cụ thể, rõ ràng, còn
mang nặng yếu tố chủ quan của cơ quan tiến hành áp dụng biện pháp giữ người; quy
định: “Có căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm
trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” (điểm a khoản 1 Điều 110 BLTTHS năm
2015) chưa tương thích với quy định tại Điều 14 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017) về TNHS trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội; quy định về thủ tục giữ

1
Khoản 2 Điều 20 Hiến pháp năm 2013

5
người trong trường hợp khẩn cấp chưa rõ ràng, chặt chẽ. Từ thực tiễn áp dụng việc giữ
người trong trường hợp khẩn cấp ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy quy định pháp luật
vẫn còn nhiều hạn chế, thực tế áp dụng vẫn còn gặp khó khăn, lúng túng, hay vẫn còn
xảy ra tình trạng giữ người trong trường hợp khẩn cấp sai thủ tục, vi phạm các quy định
về căn cứ, thủ tục giữ người.
Trong bối cảnh thành phố Hồ Chí Minh cùng với cả nước đang thực hiện công
cuộc cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ
Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết
số 48-NQ/TW ngày 25/4/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết
số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020, việc tiếp tục nghiên cứu và áp dụng các quy định của BLTTHS năm 2015 vào
trường hợp giữ người khẩn cấp từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh nhằm góp phần đưa
ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng BPNC này trong
thực tiễn giải quyết vụ án hình sự ở nước ta trong thời gian tới. Vì tính cấp thiết của vấn
đề này, chúng tôi đã chọn đề tài “Biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp từ
thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu làm Luận văn Thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong khoa học pháp lý chưa có nhiều công trình nghiên cứu về biện pháp giữ
người trong trường hợp khẩn cấp. Các công trình nghiên cứu thể hiện cụ thể:

Về giáo trình, sách chuyên khảo có các công trình như: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Chí (2014), “Chương 11 - Điều tra vụ án hình sự”, Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt
Nam, NXB Đại học quốc gia Hà Nội; Phạm Thanh Bình (1992), Một trăm lời giải đáp
về bắt giữ, khám xét, NXB Công an nhân dân, Hà Nội; Nguyễn Văn Nguyên (2002),
Một trăm câu hỏi đáp về bắt, giam, giữ và khám xét đúng pháp luật, tìm hiểu pháp luật
Tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Trần Quang Tiệp, (2006),
Biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp… gần đây có Giáo trình Luật tố tụng
hình sự Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hình sự, NXB Công an
Nhân dân, Hà Nội, 2019 có nghiên cứu về biện pháp ngăn chặn mới này nhưng ở mức
độ khái quát.
6
Bên cạnh giáo trình, sách chuyên khảo, thì trong khoa học pháp lý có một số bài
viết tạp chí có liên quan đến giữ người trong trường hợp khẩn cấp như: Hoàng Đình
Thanh (2012), “Một số bất cập về tạm giữ và thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn
cấp trong BLTTHS năm 2003”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (23); Ngô Văn Vịnh, Nguyễn
Văn Tuyến (2014), “Một số kiến nghị hoàn thiện biện pháp bắt người trong trường hợp
khẩn cấp”, Tạp chí Khoa học kiểm sát, Đại học kiểm sát Hà Nội (4); Phan Thanh Mai
(1998), “Việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp, Tạp chí Luật học, Trường Đại học
Luật Hà Nội (5); Ngô Văn Vinh, Ngô Thanh Nhàn (2018), “Một số vấn đề trao đổi về
biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp”, Tạp chí Tòa án nhân dân (5); Nguyễn
Hồng Thiện (2017), “Quy định về biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo
BLTTHS năm 2015”, Tạp chí Kiểm sát (11);...
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu khoa học trên chủ yếu phân tích, bình
luận và đánh giá về biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp được quy định bởi
BLTTHS năm 2003. Đối với biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp trong
BLTTHS năm 2015 mới có hiệu lực thi hành nên hiện nay chưa có nhiều tác giả nghiên
cứu về biện pháp này mà cụ thể áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh thì chưa thấy nghiên
cứu, chưa đi sâu vào phân tích quy định của luật về căn cứ, thủ tục giữ người trong
trường hợp khẩn cấp, khảo sát và đánh giá thực tiễn áp dụng biện pháp này trên thực tế,
từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp này. Đặc biệt
chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về biện pháp giữ
người trong trường hợp khẩn cấp dưới góc độ ứng dụng nên đây cũng là định hướng
nghiên cứu mới trong công trình khoa học này của tác giả.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ quy định của BLTTHS hiện hành về biện pháp giữ người trong
trường hợp khẩn cấp cũng như khảo sát các vụ án, vụ việc xảy ra trong thực tế thành
phố Hồ Chí Minh để chỉ ra những vướng mắc, bất cập còn tồn tại. Trên cơ sở đó, tác giả
đề xuất kiến nghị hoàn thiện quy định của BLTTHS hiện hành và một số giải pháp khác
nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật về biện pháp giữ người trong
trường hợp khẩn cấp tại thành phố Hồ Chí Minh.

7
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích, làm rõ căn cứ áp dụng, thẩm quyền quyết định áp dụng và thủ tục áp
dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp được quy định trong BLTTHS
năm 2015;
- Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng quy định của BLTTHS năm 2015 về biện
pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở đó, đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng BPNC này trong
thực tiễn.
4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu căn cứ, thủ tục các quan điểm triển khai khoa học, quy định pháp
luật tố tụng hình và thực tiễn áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp
tại thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: từ khi năm 2015 đến nay (trọng tâm từ khi BLTTHS
2015 có hiệu lực thi hành đến nay).
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: tại Tp. Hồ Chí Minh.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn sử dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng làm phương pháp luận để nghiên
cứu. các phương pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm: phân tích, so sánh, tổng hợp, thống
kê và điều tra phỏng vấn.
6. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa tực tiễn
6.1. Ý nghĩa lí luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm phong phú thêm cho khoa học luật TTHS
những nội dung về biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Đây cũng là tài liệu
tham khảo cho giảng viên, sinh viên chuyên ngành luật và những người có quan tâm về
vấn đề này.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

8
Đề tài cũng đã làm rõ các vướng mắc, hạn chế còn tồn tại trong quy định của
pháp luật và thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện
quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Đề tài có thể được tham khảo trong hoạt động lập pháp để góp phần vào việc
hoàn thiện quy định của pháp luật TTHS về biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn
cấp cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng trên thực tế, mà trước hết tại thành phố Hồ Chí
Minh.
7. Bố cục của luận văn
Toàn bộ nội dung luận văn được bố cục thành ba gồm ba chương:
CHƯƠNG 1. Những vấn đề lý luận và pháp luật về biện pháp giữ người trong trường
hợp khẩn cấp
CHƯƠNG 2. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp
giữ người trong trường hợp khẩn cấp tại thành phố Hồ Chí Minh
CHƯƠNG 3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp giữ người trong trường
hợp khẩn cấp từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

9
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH
SỰ VỀ BIỆN PHÁP GIỮ NGƯỜI TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP
1.1. Những vấn đề lý luận về biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp
1.1.1. Khái niệm biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp
Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ
gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, hoặc để bảo
đảm thi hành án, Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm
quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm
giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh2.
Những biện pháp ngăn chặn là một trong những nhóm của biện pháp cưỡng chế.
Những biện pháp ngăn chặn mang tính cưỡng chế nghiêm khắc để kịp thời ngăn chặn
hành vi phạm tội, ngăn ngừa người phạm tội, bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội, trốn tránh
pháp luật hoặc có hành vi gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử cũng như để
bảo đảm thi hành án. Những biện pháp ngăn chặn khi được áp dụng sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong hiến pháp và các văn bản
pháp luật khác3.
Giữ người trong trường hợp khẩn cấp là một trong các biện pháp ngăn chặn được
quy định trong BLTTHS năm 2015. Để đưa ra được khái niệm biện pháp ngăn chặn “giữ
người trong trường hợp khẩn cấp”, cần phải xác định rõ nghĩa của các thuật ngữ “giữ
người, trường hợp, khẩn cấp”.
Dưới góc độ ngôn ngữ học, trong từ điển tiếng Việt4, “giữ” có nghĩa là làm cho
ở nguyên tại vị trí nào đó, không có sự di động, di chuyển, hoặc không rơi, không đổ.
Nó còn có nghĩa là làm cho vẫn nguyên như vậy, không thay đổi hoặc trông coi, để ý
đến để không bị mất mát, tổn hại.

2
Khoản 1 Điều 109 BLTTHS năm 2015.
3
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hinh sự, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, 2019, tr.228
4
Vĩnh Quyền – Như Quỳnh,, Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin, 2014, tr.208
10
Thuật ngữ “giữ người” xét dưới góc độ ngôn ngữ học có thể hiểu như sau: là việc
vô hiệu hóa sự tự do hoạt động hay di chuyển của một người nào đó vì lí do nhất định.
Thuật ngữ “trường hợp” được hiểu là “việc xảy ra hoặc giả định xảy ra, nói về
mặt tính chất cụ thể mỗi lần mỗi khác” hoặc “tình hình cụ thể trong đó sự việc nói đến
xảy ra hoặc giả định xảy ra”.5
Thuật ngữ “khẩn cấp” được hiểu là “cần được tiến hành ngay, cần được giải quyết
ngay, không được chậm trễ” hoặc có tính chất nghiêm trọng, đòi hỏi phải có ngay những
biện pháp tích cực để đối phó, không cho phép sự chậm trễ”6. Ví dụ: việc cần làm ngay,
cần hoặc giải quyết ngay không được chậm trễ.
Như vậy, “biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp” dưới góc độ ngôn
ngữ học được hiểu là giữ người trong trường hợp rất cấp bách, cần phải làm ngay, không
thể trì hoãn. Nếu không thực hiện ngay thì sẽ có hậu quả xấu xảy ra.
Trong tố tụng hình sự “biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp” là một
trong những biện pháp ngăn chặn do người có thẩm quyền quyết định áp dụng đối với
người chưa bị khởi tố về hình sự nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa người phạm tội
trốn tránh pháp luât, đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự
được thuận lợi và đúng pháp luật. Biện pháp này chỉ được áp dụng trong trường hợp cấp
bách, không thể trì hoãn. Vì vây, giữ người trong trường hợp này được BLTTHS quy
định là giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Mục đích của giữ người trong trường hợp
khẩn cấp nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa người phạm tội trốn tránh pháp
luật, tiếp tục phạm tội hoặc có hành vi gây khó khăn cho hoạt động điều tra.
Trên phương diện pháp lý, giữ người trong trường hợp khẩn cấp có thể được là
một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự áp dụng với người đang chuẩn bị thực
hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc người sau
khi thực hiện hành vi phạm tội nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội của họ, ngăn
ngừa người phạm tội bỏ trốn, hoặc có hành vi cản trở việc điều tra, phám phá tội phạm.

5
Từ Điển Tiếng Việt- Trung tâm Từ điển học- Viện Ngôn ngữ học- Nxb Đà Nẵng, 2004, tr.1057.
6
Từ Điển Tiếng Việt- Trung tâm Từ điển học- Viện Ngôn ngữ học- Nxb Đà Nẵng, 2004, tr.495.
11
1.1.2. Cơ sở quy định biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp
- Cơ sở lý luận, giữ người trong trường hợp khẩn cấp được quy định dựa trên cơ
sở lý luận về quyền con người và bảo vệ quyền con người của luật pháp quốc tế và quốc
gia
Ở cấp độ quốc tế, có một định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về
quyền con người thường được trích dẫn bởi các nhà nghiên cứu. Theo định nghĩa này,
quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và
các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm,
những sự được phép và tự do cơ bản của con người.
Bên cạnh định nghĩa kể trên, một định nghĩa khác cũng thường được trích dẫn,
theo đó, quyền con người là những sự được phép mà tất cả thành viên của cộng đồng
nhân loại, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội...; đều có ngay từ
khi sinh ra, đơn giản chỉ vì họ là con người. Định nghĩa này mang dấu ấn của học thuyết
về các quyền tự nhiên.
Hệ thống bảo đảm thực hiện quyền con người bao gồm: bảo đảm kinh tế, bảo
đảm chính trị và các bảo đảm xã hội khác.
Bảo đảm pháp lý cho viêc thực hiện quyền con người phụ thuộc vào điều kiện
phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa và các điều kiện cụ thể của mỗi cá nhân. Song đảm
bảo về mặt pháp lý có ý nghĩa trực tiếp trong việc thực hiện trên thực tế các quyền tự do
trên. Sự phân định các thành tố trong hệ thống bảo đảm chỉ là tương đối vì các bảo đảm
đều thể hiện qua hình thức pháp lý và có những yếu tố trong hệ thống bảo đảm pháp lý
lại chỉ là một phần của bảo đảm khác. Bảo đảm pháp lý được xây dựng trên cơ sở của
điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nhất định và tác động trở lại sự phát triển kinh tế - xã
hội. Sự ổn định và phát triển kinh tế thúc đẩy thành một trật tự pháp lý. Việc bảo đảm
cho việc thực hiện quyền con người không chỉ là biện pháp mang tính pháp lý mà trước
hết là bằng chính sách, cơ chế của Nhà nước, tạo điều kiện cho con người phát triển về
mọi mặt, làm chủ xã hội và làm chủ chính mình. Bảo đảm quyền con người được ghi
nhận bằng pháp luật và gắn với sự điều chỉnh pháp luật; gắn với năng lực, nhận thức của
mỗi cá nhân về quyền của mình; trách nhiệm cộng đồng chính trị - trách nhiệm Nhà
nước: lập pháp, hành pháp, tư pháp.

12
Theo nhận thức chung, để bảo đảm nhân quyền (quyền con người), các nhà nước
có ba nghĩa vụ cụ thể như sau:
Thứ nhất, nghĩa vụ tôn trọng các quyền con người: Nghĩa vụ này đòi hỏi các nhà
nước phải kiềm chế không can thiệp, kể cả trực tiếp hoặc gián tiếp, vào việc hưởng thụ
các quyền con người đã được ghi nhận trong pháp luật. Đây được coi là một nghĩa vụ
thụ động bởi lẽ không đòi hỏi các nhà nước phải chủ động đưa ra những sáng kiến, biện
pháp hay chương trình nhằm hỗ trợ các công dân trong việc hưởng thụ các quyền.
Thứ hai, nghĩa vụ bảo vệ các quyền con người: Nghĩa vụ này đòi hỏi các nhà
nước phải ngăn chặn sự vi phạm nhân quyền (quyền con người) của các bên thứ ba. Đây
được coi là một nghĩa vụ chủ động bởi để ngăn chặn sự vi phạm nhân quyền của các
bên thứ ba, các nhà nước phải chủ động đưa ra những biện pháp và xây dựng các cơ chế
phòng ngừa, xử lý những hành vi vi phạm.
Thứ ba, nghĩa vụ thực hiện các quyền con người: Nghĩa vụ này đòi hỏi các nhà
nước phải có những biện pháp nhằm hỗ trợ công dân trong việc thực hiện các quyền con
người. Đây cũng được coi là nghĩa vụ chủ động, bởi nó yêu cầu các nhà nước phải có
những kế hoạch, chương trình cụ thể để bảo đảm cho mọi công dân được hưởng thụ đến
mức cao nhất có thể các quyền con người.
Ngoài ra, liên quan đến bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, người ta còn
đề cập đến các khái niệm nghĩa vụ tổ chức và nghĩa vụ đạt được kết. Nghĩa vụ tổ chức
được hiểu là việc các quốc gia phải thực hiện trên thực tế các biện pháp cụ thể để bảo
đảm thực thi các quyền, ví dụ như để cấm lao động cưỡng bức, đưa ra các chương trình
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân hay bảo đảm giáo dục tiểu học miễn phí cho mọi trẻ
em ... Nghĩa vụ đạt được kết quả đề cập tới yêu cầu với các quốc gia phải bảo đảm rằng
những biện pháp và hoạt động đề ra phải mang tính khả thi và hiệu quả, chứ không phải
chúng được xây dựng một cách hình thức. Giữ người là biện pháp ngăn chặn có tính
cưỡng chế nghiêm khắc, tác động trực tiếp đến các quyền con người mà luật pháp quốc
tế cũng như quốc gia đã thừa nhận và bảo đảm thực hiện và bảo vệ. Vì vậy, việc giữ
người trong trường hợp này phải xuất phát từ các quy định về quyền con người và bảo
đảm có căn cứ và cần thiết, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và luật pháp quốc tế và lợi
ích quốc gia, tránh xâm phạm trái pháp luật các quyền con người.

13
- Cơ sở pháp lý, giữ người trong trường hợp khẩn cấp dựa trên cơ sở quy định của
Hiến pháp nước ta về quyền con người và bảo đảm quyền con người, quyền của cá nhân.
Tại Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm
về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn,
bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể,
sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc
phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt,
giam, giữ người do luật định.
Tại Điều 102 quy định: Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo
vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Đây là lần đầu tiên, Hiến pháp quy định về Tòa án với những sắc thái vị nhân
quyền rất rõ nét. Cùng với việc quy định quyền con người, Hiến pháp cũng quy định
những bảo đảm quan trọng cho việc bảo vệ quyền con người nói chung và trong tố tụng
hình sự nói riêng. Hiến pháp quy định về trách nhiệm của Nhà nước tôn trọng, bảo vệ
quyền con người; Điều 3 đã khẳng định Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ
của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công
dân. Đi cùng với các quy định về quyền con người, bao giờ cũng có quy định về trách
nhiệm của Nhà nước hoặc bảo hộ của pháp luật nhằm thực hiện các quyền đó trên thực
tế.
Hiến pháp quy định nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người là trách
nhiệm của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân. Việc Hiến pháp quy định Tòa án
nhân dân là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp, phán quyết một người có tội và
áp dụng trách nhiệm hình sự, hình phạt đối với người phạm tội; quy định nhiệm vụ đầu
tiên của Tòa án nhân dân là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người; quy định các
nguyên tắc hoạt động của Tòa án nhân dân như xét xử công khai, độc lập của Thẩm
phán và Hội thẩm trong xét xử, hai cấp xét xử, tranh tụng trong xét xử… có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người nói chung, quyền của người bị buộc tội
nói riêng.
14
Đồng thời, Hiến pháp quy định chức năng chính của Viện kiểm sát nhân dân là
thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo vệ pháp luật, bảo vệ
quyền con người; quy định các nguyên tắc độc lập tương đối trong tổ chức và hoạt động
của Viện kiểm sát nhân dân cũng là cơ sở Hiến định quan trọng cho việc cụ thể hóa
trong luật tố tụng hình sự nhằm bảo đảm để Viện kiểm sát truy cứu trách nhiệm hình sự
đúng người, đúng tội, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm cũng bảo đảm,
bảo vệ quyền con người.
Có thể thấy, quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người và bảo đảm
quyền cong người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đã ghi nhận và thể hiện bước
phát triển vượt bậc trong tư duy lập pháp cũng như thực tiễn lập pháp về bảo đảm quyền
con người ở nước ta, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Trên cơ sở quy định của
Hiến pháp, các biện pháp cưỡng chế tố tụng trong đó có biện pháp giữ người trong
trường hợp khẩn cấp phải được quy định phù hợp với quy định của Hiến pháp, không
được trái với quy định của Hiến pháp.
Các quy định về quyền con người và bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp
là cơ sở Hiến định quan trọng để xây dựng hệ thống pháp luật và thực tiễn thi hành pháp
luật ở nước ta. Từ góc độ luật tố tụng hình sự, các quy định của Hiến pháp lại càng có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi vì, hoạt động tố tụng hình sự là hoạt động phán quyết về
hành vi tội phạm của người bị buộc tội và áp dụng trách nhiệm hình sự - biện pháp
cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất đối với người đó; kèm theo đó là hoạt động có
thể tác động rất lớn đến quyền con người nói chung, quyền của người bị buộc tội nói
riêng.
Điều 7 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Mọi hoạt động tố tụng hình
sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này. Không được giải quyết nguồn tin
về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do
Bộ luật này quy định". Đã nói đến các vấn đề:
Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng
hình sự... phải nghiêm chỉnh tuân thủ những quy định của BLTTHS. Không được giải
quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và
trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định.

15
Việc áp dụng “biện pháp cưỡng chế” cũng như biện pháp nghiệp vụ trong đấu
tranh phòng ngừa và chống tội phạm nhất thiết phải theo đúng quy định của pháp luật,
bảo đảm cưỡng chế chỉ áp dụng đối với người phạm tội, nghiêm cấm làm oan người vô
tội.
Tất cả quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự
đều dựa trên cơ sở của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự...
Các quy định từ Điều 8 đến Điều 12 Từ điều 8 đến điều 12 của BLTTHS năm 2015 thể
hiện rất rõ những nguyên tắc cơ bản đảm bảo quyền con người. Cụ thể:
“Điều 8. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân
Khi tiến hành tố tụng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan,
người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người,
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần
thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp
đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết.
Điều 9. Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật
Tố tụng hình sự được tiến hành theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước
pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa
vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật.
Mọi pháp nhân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu
và thành phần kinh tế.
Điều 10. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt nếu không
có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp
phạm tội quả tang.
Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người
phải theo quy định của Bộ luật này. Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay
bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người.
Điều 11. Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân;
danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân.

16
Người có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm, tài sản.
Hành vi xâm phạm trái pháp luật tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài
sản của cá nhân; xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân đều bị xử lý theo
pháp luật.
- Cơ sở thực tiễn, quy định biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp dựa
trên cơ sở thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm
Hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội và việc mở cửa hội nhập tình
hình tội phạm đang có chiều chiều hướng gia tăng về số lượng với những phương thức
thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp. Trên thực tế có những trường hợp đòi hỏi các cơ
quan tiến hành tố tụng phải hành động ngay tức khắc để kịp thời ngăn chặn tội phạm.
Và việc quy định các biện pháp ngăn chặn là một chế định trong Bộ luật Tố tụng hình
sự 2015 (BLTTHS 2015) đã giúp các cơ quan chức năng làm được điều đó.
Điều 8, BLTTHS năm 2015 nêu rõ: "Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội
được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc
pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền
văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm
những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ
luật này phải bị xử lý hình sự.
Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã
hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.”
Như vậy, tội phạm được coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây ra hoặc đe dọa
gây ra thiệt hại cho các mối quan hệ xã hội. Tội phạm trực tiếp hoặc gián tiếp xâm hại
đến sự ổn định và bền vững của chế độ Nhà nước, đến nền kinh tế - xã hội, đến tính
mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, sự tự do của công dân… Chính vì lẽ đó, Nhà nước
ta rất coi trọng việc đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm, ngăn chặn và xử lí kịp
thời, tiến tới loại trừ các hiện tượng phạm tội ra khỏi đời sống xã hội, đặc biệt là yêu cầu
phòng ngừa tội phạm không để tội phạm xảy ra gây hậu quả xấu cho xã hội, gây tốn
kém chi phí cho việc giải quyết hậu quả của tội phạm.
17
Hầu như những người phạm tội nhận thức rõ về hậu quả pháp lý mà mình phải
chịu do việc thực hiện tội phạm.
Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn kịp thời và có hiệu quả ngay từ khi đối
tượng phạm tội thực hiện hành vi tội phạm hoặc có hành vi trốn tránh, gây khó khăn,
cản trở cho việc xử lý người phạm tội là một tất yếu khách quan. Với đặc thù của các
biện pháp ngăn chặn là “cưỡng chế nhằm ngăn chặn” đã góp phần hạn chế đến mức
thấp nhất những thiệt hại do người phạm tội gây ra. Có thể nói các biện pháp ngăn chặn
bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền tố tụng thuận lợi, góp phần nâng
cao hiệu quả công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.
Trong những trường hợp nhất định khi có đủ căn cứ pháp luật và đối với những
đối tượng nhất định thì những biện pháp ngăn chặn mới được áp dụng. Quy định và áp
dụng những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự trong đó có biện pháp giữ người
trong trường hợp khẩn cấp không chỉ đơn thuần là tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ
quan có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ theo chức năng của mình mà còn nhằm mục
đích đảm bảo sự tôn trọng và thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân đã được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. Việc áp dụng hay không áp dụng
các biện pháp ngăn chặn không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của các cơ quan có
thẩm quyền mà nó xuất phát từ thực tiễn các vụ án hình sự. Tất yếu phải có các biện
pháp ngăn chặn kịp thời và đòi hỏi phải được quy định cụ thể, rõ ràng trong pháp luật.
Điều 109 BLTTHS năm 2015 quy định căn cứ áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Theo
tinh thần của điều luật thì căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn bao gồm:
Một là, để kịp thời ngăn chặn tội phạm. Đây có thể được coi là căn cứ quan trọng
nhất để áp dụng biện pháp ngăn chặn. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm vừa là căn cứ áp
dụng vừa là mục đích của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn. Bởi lẽ, tội phạm là hành
vi nguy hiểm cho xã hội gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại cho một hoặc nhiều quan hệ
xã hội là khách thể được luật hình sự bảo vệ. Việc kịp thời ngăn chặn tội phạm, không
để tội phạm xảy ra hoặc không để người phạm tội có điều kiện kết thúc hành vi phạm
tội của mình gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội là việc làm rất cần thiết và cấp bách.
Theo quy định của BLTTHS hiện hành, căn cứ này thường được áp dụng để bắt người
phạm tội quả tang trong trường hợp đang thực hiện tội phạm hoặc giữ người trong trường
hợp khẩn cấp khi xác định được một trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1
18
Điều 110 BLTTHS như khi có căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội
phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng .
Hai là, việc bị can, bị cáo có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, viện
kiểm sát, toà án để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử cũng như việc quản lí, giám sát
được bị can, bị cáo về con người cũng như hành vi của họ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động giải quyết vụ án. Nếu bị can, bị cáo bỏ trốn tránh hoặc có những hành vi gây
khó khăn, cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử thì việc xác định sự thật khách quan
của vụ án sẽ có thể thực hiện được. Vì vậy, BLTTHS quy định khi có căn cứ chứng tỏ
người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử là một trong các căn
cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn. Đối tượng để áp dụng căn cứ này thường là bị can, bị
cáo. Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang còn có thể áp dụng
đối với những người chưa bị khởi tố về hình sự khi có căn cứ để cho rằng họ sẽ gây khó
khăn cho việc điều tra, khám phá tội phạm.Do đó, căn cứ này còn có thể áp dụng để bắt
người phạm tội quả tang hoặc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ.
Căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét
xử được thể hiện qua việc họ đang bỏ trốn, chuẩn bị trốn, làm giả chứng cứ, tiêu huỷ
chứng cứ, có sự câu kết, bàn bạc giữa những người đồng phạm nhằm trốn tránh pháp
luật, mua chuộc, đe doạ, khống chế người làm chứng, bị hại v.v..
Ba là, khi có căn cứ phạm tội bị can, bị cáo là đối tượng của hoạt động điều tra,
truy tố, xét xử, là đối tượng có thể bị áp dụng trách nhiệm hình sự về hành vi đã được
khởi tố, điều tra, truy tố hoặc đã bị tòa án quyết đinh đưa ra xét xử. Vì vậy, để tránh tình
trạng xấu “tội này chưa giải quyết xong đã phải tiếp tục giải quyết tội khác dẫn đến tình
trạng án chống lên án” thì việc ngăn chặn bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội là hết sức cần
thiết. Đối với bị can, bị cáo có biểu hiện tiếp tục phạm tội thì việc áp dụng biện pháp
cách li họ với xã hội hoặc hạn chế các điều kiện để họ không thể tiếp tục phạm tội là cần
được thực hiện kịp thời. BLTTHS quy định khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ
tiếp tục phạm tội là căn cứ để áp dụng biện pháp ngăn chặn.
Khi áp dụng căn cứ này cần phân biệt với căn cứ "để kịp thời ngăn chặn tội
phạm". Cả hai căn cứ đều nhằm ngăn chặn không để tội phạm xảy ra. Tuy nhiên, điểm
khác nhau giữa hai căn cứ này là "để kịp thời ngăn chặn tội phạm" được áp dụng với
những người chưa bị khởi tố về hình sự đối với hành vi được xác định là lí do dẫn đến
19
việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với họ, còn để ngăn chặn việc "người bị buộc tội
sẽ tiếp tục phạm tội" thường được áp dụng với các bị can, bị cáo (những người đã bị
khởi tố về hình sự hoặc đã bị toà án quyết định đưa ra xét xử) khi có căn cứ cho rằng họ
sẽ tiếp tục phạm tội.
Những căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ tiếp tục phạm tội có thể xác định trên
các phương diện sau:
- Về nhân thân người bị bắt, buộc tội: Người bị buộc tội là những đối tượng có
nhân thân xấu. Ví dụ: bị can, bị cáo là những đối tượng thuộc diện lưu manh, côn đồ,
hung hãn... Bị can, bị cáo là những người đã có nhiều tiền án, tiền sự hoặc những đối
tượng phạm tội có tính chất chuyên nghiệp.
- Về hành vi của người bị buộc tội: người bị buộc tội đã có những biểu hiện sẽ tiếp
tục phạm tội thể hiện như đe doạ trả thù người tố giác, đe doạ trả thù bị hại, người làm
chứng như đe dọa giết, hủy hoại tài sản...và đã tiến hành trên thực tế các hành động
chuẩn bị công cụ, phương tiện hoặc các điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện tội
phạm và căn cứ vào các đặc điểm nhân thân xấu của họ mà xét thấy người bị buộc tội
có khả năng thực hiện được sự đe doạ đó.
Bốn là, để đảm bảo thi hành án. Trong tố tụng hình sự có thể coi thi hành án là giai
đoạn cuối cùng của tố tụng hình sự nhằm thực hiện các bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật của toà án. Việc thi hành bản án hoặc quyết định của toà án có liên quan
trực tiếp đến người bị kết tội và áp dụng trách nhiệm hình sự (người bị kết án). Sự có
mặt của người bị kết án khi bản án được đưa ra thi hành là rất cần thiết, đặc biệt là đối
với người bị toà án quyết định áp dụng hình phạt tù. Nếu người bị kết án trốn tránh hoặc
có hành vi gây khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc thi hành án thì việc
thi hành án sẽ không thể thực hiện được. Do vậy, BLTTHS quy định để bảo đảm thi
hành án trong các trường hợp nhất định là căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn. Toà án
thường áp dụng căn cứ này trong trường hợp sau:
Đối với bị cáo trước khi mở phiên tòa xét xử không bị tạm giam nhưng tại phiên
tòa bị HĐXX sơ thẩm, phúc thẩm kết tội, tuyên hình phạt tù mà có căn cứ cho rằng nếu
không hạn chế tự do của bị cáo thì bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội, hội đồng
xét xử có thể quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay tại phiên toà để bảo đảm thi hành án.

20
Trong các căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn quy định tại Điều 109 BLTTHS
nêu trên, “để kịp thời ngăn chặn tội phạm” là căn cứ rõ ràng và trực tiếp nhất để áp dụng
biện pháp bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc giữ người trong trường
hợp khẩn cấp. Còn đối với trường hợp “người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều
tra, truy tó xét xử hoăc sẽ tiếp tục phạm tội” thì đối tượng bị áp dụng rộng hơn và các
biện pháp ngăn chặn được áp dụng cũng đa dạng hơn. Khi xem xét, quyết định áp dụng
biện pháp ngăn chặn Trong đócơ quan, người có thẩm quyềnphải lưu ý đến tính chất của
hành vi phạm tội, những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và
những đặc điểm về nhân thân của người bị buộc tội. Cần được chú ý vận dụng để quyết
định có hay không áp dụng biện pháp ngăn chặn hoặc lựa chọn biện pháp ngăn chặn nào
cho phù hợp7.
Một trong số các biện pháp ngăn chặn góp phần quan trọng vào phòng ngừa tội
phạm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, xử lý người thực hiện tội phạm là biện
pháp “giữ người trong trường hợp khẩn cấp”. Đây là một trong những biện pháp ngăn
chặn mới được quy định tại Điều 110 BLTTHS năm 2015 thay thế cho trường hợp bắt
người trong trường hợp khẩn cấp đã quy định tại Điều 81 BLTTHS năm 2003. Sự sửa
đổi này nhằm đảm bảo phù hợp với tinh thần của Hiến pháp năm 2013 “không ai bị bắt
nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát”.
Có thể thấy mục đích của việc quy định và áp dụng các biện pháp ngăn chặn
trong đó có biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp là để kịp thời ngăn chặn tội
phạm (ngăn chặn tội phạm không cho tội phạm đang được chuẩn bị xảy ra trên thực tế
dẫn đến gây hậu quả nguy hại cho xã hội; ngăn chặn không cho hành vi phạm tội đang
được thực hiện tiếp tục tiếp diễn; ngăn chặn kẻ phạm tội thực hiện tội phạm mới), bảo
đảm cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
1.1.3. Ý nghĩa của việc quy định và áp dụng biện pháp ngăn chặn giữ người trong
trường hợp khẩn cấp
- Ý nghĩa Chính trị - xã hội: Việc quy định biện pháp giữ người trong trường hợp
khẩn cấp trong TTHS có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc.

7
Nguyễn Ngọc Anh, Phan Trung Hoài, Bình luận khoa học BLTTHS năm 2015, NXB Chính trị quốc gia sự
thật, 2018, tr 226, 227
21
Thứ nhất, thể hiện đường lối chính sách của Nhà nước ta trong việc xử lý những
hành vi phạm tội: biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp cùng các biện pháp
ngăn chặn khác góp phần nâng cao hiệu quả quản lý xã hội bằng pháp luật, là cơ sở pháp
lý để cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tác động đến quyền bất khả xâm
phạm về thân thể của công dân trong trường hợp cần thiết, nhằm đạt được mục đích của
tố tụng hình sự.
Mặt khác, việc quy định giữ người trong trường hợp khẩn cấp còn thể hiện thái độ
kiên quyết, triệt để của Nhà nước trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm, tiến tới hạn chế
và loại trừ tình trạng phạm tội ra khỏi đời sống xã hội.
Thứ hai, biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp chính là sự đảm bảo cho
việc thực hiện dân chủ trong pháp luật, thể hiện sự tôn trọng và bảo đảm các quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định. Điều này thể hiện
ở bản chất của biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, tuy là một biện pháp
cưỡng chế, tác động trực tiếp đến quyền tự do thân thể của công dân, nhưng lại không
nhằm xâm phạm đến thân thể họ như là sự trừng phạt về hành vi họ đã thực hiện mà chỉ
nhằm đạt được mục đích ngăn người người phạm tội và tạo điều kiện thuận lợi cho việc
giải quyết vụ án được nhanh chóng, chính xác, có hiệu quả.
- Ý nghĩa pháp lý: giữ người trong trường hợp khẩn cấp còn có ý nghĩa là cơ sở
pháp lý để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật khi áp dụng biện pháp giữ người trong
trường hợp khẩn cấp
Việc áp dụng tuỳ tiện biện pháp như giữ không đúng đối tượng, giữ oan, sai người
không phạm tội, giữ không đúng thẩm quyền, sai thủ tục tố tụng... là những hành vi
không chỉ xâm hại đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy
tố, xét xử, đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân mà còn làm giảm uy
tín của Nhà nước, giảm sút lòng tin của quần chúng nhân dân đối với các cơ quan áp
dụng pháp luật. Những người thực hiện các hành vi nêu trên tuỳ mức độ cụ thể đều phải
bị xử lý theo quy định của pháp luật. Kết luận chương 1 giữ người trong trường hợp
khẩn cấp là một trong những trường hợp giữ – BPNC được thực hiện bằng sức mạnh
của quyền lực Nhà nước, luôn gắn liền với sự tác động và hạn chế quyền tự do cá nhân
của đối tượng áp dụng, được áp dụng trong TTHS nhằm mục đích là ngăn chặn tội phạm,
ngăn ngừa người phạm tội trốn tránh pháp luật hoặc có hành vi gây cản trở điều tra, truy
22
tố, xét xử, thi hành án hình sự hoặc tiếp tục phạm tội. Giữ người trong trường hợp khẩn
cấp có nhiều điểm khác biệt so với các trường hợp bắt người còn lại về đối tượng áp
dụng, thẩm quyền áp dụng, thủ tục áp dụng, văn bản tố tụng… Sở dĩ có những khác biệt
này là do pháp luật đã phân định giữ người ra thành các trường hợp bắt khác nhau dựa
trên những cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn nhất định. Việc quy định trong luật và áp
dụng các quy định của luật trong thực tiễn về giữ người trong trường hợp khẩn cấp luôn
đòi hỏi người làm luật và người áp dụng phải giải quyết được một cách khoa học hai
vấn đề tưởng chừng như mẫu thuẫn: làm sao biện pháp này ngày càng trở thành điều
kiện thuận lợi hơn cho quá trình tố tụng, nhưng cũng ngày càng góp phần hạn chế một
cách tối đa những khả năng dẫn đến sự vi phạm, đến việc hạn chế không cần thiết các
quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng bị áp dụng. Lịch sử lập pháp của Nhà nước ta
cho thấy việc xây dựng chế định về các biện pháp ngăn chặn đã thực sự quán triệt sâu
sắc tư tưởng có tính chất định hướng trên. Nếu trong một số văn bản pháp luật TTHS
đơn hành trước đây như Sắc luật 02/SL ngày 15/3/1976 của Hội đồng chính phủ cách
mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam có quy định một số trường hợp bắt khẩn
cấp như: người không có căn cước lý lịch rõ ràng; người đang chuẩn bị phạm tội... đã
dẫn đến hậu quả là việc bắt có tính chất tràn lan, không cần thiết, vi phạm nghiêm trọng
đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân thì hiện nay, trong Bộ luật tố
tụng hình sự, các trường hợp nói trên đã bị loại bỏ hoặc quy định lại cho phù hợp và
chính xác hơn. Do vậy, đã phần nào loại bỏ và hạn chế đến mức tối đa những bất hợp lý
trong các quy định trước đây và đảm bảo việc bắt được chính xác, thuận lợi hơn.
- Ý nghĩa thực tiễn: Việc quy định và áp dụng biện pháp giữ người trong trường
hợp khẩn cấp cũng có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn:
+ Trước hết, giữ người trong trường hợp khẩn cấp là điều kiện hết sức cần thiết
không thể thiếu nhằm đảm bảo cho các hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, Cơ
quan có thẩm quyền khác nhằm đạt hiệu quả, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng giải
quyết được những nhiệm vụ đặt ra trong các giai đoạn tố tụng một cách chính xác, nhanh
chóng, trong đó cơ bản nhất là phát hiện kịp thời, xử lý đúng người, đúng tội, áp dụng
đúng pháp luật. Lênin đã từng chỉ rõ: “tác dụng ngăn ngừa của hình phạt hoàn toàn
không phải ở chỗ hình phạt đó phải nặng, mà ở chỗ đã phạm tội thì không thoát khỏi bị

23
trừng phạt. Điều quan trọng không phải ở chỗ đã phạm tội thì bị trừng phạt, mà là ở
chỗ không tội phạm nào không bị phát hiện” và tất nhiên bị xử lý bằng hình sự.
+ Giữ người trong trường hợp khẩn cấp là biện pháp ngăn chặn tội phạm, ngăn
chặn người phạm tội bỏ trốn hoặc có hành vi gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án.
Quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thực chất là quá trình nhận thức về vụ án hình
sự (nhận thức về một hiện tượng xã hội đã xảy ra). Muốn có nhận thức đúng, các cơ
quan có thẩm quyền phải thu thập được đầy đủ các tài liệu thực tế để chứng minh sự
việc phạm tội một cách trung thực, khách quan, chính xác. Mặc dù nghĩa vụ chứng minh
tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng, song hiệu quả của của hoạt động chứng
minh một phần chịu ảnh hưởng từ thái độ khai báo của đối tượng phạm tội và từ những
thuận lợi, khó khăn mà các đối tượng này có thể đem lại trong quá trình giải quyết vụ
án. Thông thường thì khi thực hiện tội phạm hoặc ngay cả khi trong trường hợp đang
chuẩn bị thực hiện tội phạm, người phạm tội đã ít nhiều nhận thức được những hậu quả
mình phải gánh chịu, do vậy họ thường tính toán những phương án cần thiết để trốn
tránh pháp luật hoặc gây khó khăn cho việc điều tra, xử lý tội phạm mà họ đã hoặc sẽ
thực hiện, nhất là trọng tội (rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng). Hành vi của
họ có thể là chạy trốn, che giấu, tiêu huỷ công cụ, phương tiện gây án, tẩu tán vật chứng,
xoá dấu vết, mua chuộc, đe doạ những người có liên quan như người làm chứng, người
bị hại. Việc giữ người khẩn cấp các đối tượng này để hạn chế tự do của họ, làm rõ hành
vi phạm tội của họ một cách khách quan là cần thiết, trong nhiều trường hợp là cấp bách
không thể trì hoãn (khẩn cấp), nó giúp cho cơ quan có thẩm quyền kịp thời ngăn chặn
tội phạm, ngăn ngừa người có hành vi phạm tội bỏ trốn mà còn tạo điều kiện cho việc
phát hiện, thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ nhằm xác định sự thật của vụ án. Ngoài
ra, việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp còn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
tố đầu tiên nhằm xác định căn cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tránh được tình trạng
để người phạm tội bỏ trốn, không thể bắt lại, dù sau này có xử lý nhưng sẽ không thể
phát huy hết hiệu quả của quá trình tố tụng. Ví dụ: người thực hiện tội phạm bỏ trốn
phải truy nã mà việc truy nã không có kết quả hay người pạm tội đã xuất cảnh ra nước
ngoài, thậm chí đã định cư ở nước ngoài không thể đưa về nước để truy cứu trách nhiệm
hình sự.

24
1.2. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về giữ người trong trường
hợp khẩn cấp
1.2.1. Các trường hợp được giữ người khẩn cấp
Biện pháp ngăn chặn “giữ người trong trường hợp khẩn cấp” được BLTTHS năm
2015 quy định dựa trên sự kế thừa quy định của BLTTHS năm 2003 về một trường hợp
bắt người cụ thể là “bắt người trong trường hợp khẩn cấp”. Bộ luật TTHS năm 2003 đã
quy định về biện pháp ngăn chặn bắt người trong trường hợp khẩn cấp tại Điều 81. Đối
với biện pháp này, để đảm bảo tính cấp bách, không thể trì hoãn, luật quy định những
người có thẩm quyền chỉ cần ra lệnh và lệnh này không cần phải được Viện kiểm sát
phê chuẩn trước khi thi hành, Viện kiểm sát chỉ tiến hành kiểm sát tuân theo pháp luật
của việc bắt người. Tuy quá trình áp dụng, do có sự thay đổi của Hiến pháp nên quy
định này không còn phù hợp với khoản 2 Điều 20 Hiến pháp năm 2013: “không ai bị
bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định phê chuẩn của Viện kiểm
sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang”. Vì vậy, để phù hợp với quy định của
Hiến pháp, đồng thời vẫn đáp ứng được thực tiễn, công tác đấu tranh phòng chống tội
phạm, BLTTHS năm 2015 đã sửa đổi trường hợp bắt cụ thể của biện pháp ngăn chặn
bắt người quy định trong BLTTHS năm 2003 là bắt người trong trường hợp khẩn cấp
quy định thành biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp với tư cách là một biện
pháp ngăn chặn độc lập.
Khác với việc bắt người trong trường hợp quả tang, trước khi giữ người trong
trường hơp khẩn cấp còn phải qua kiểm tra, xác minh để xác định căn cứ của việc giữ
người trong trường hợp khẩn cấp và việc xác minh đó trong nhiều trường hợp rất phức
tạp. Do đó, để đảm bảo ngăn ngừa kịp thời trường hợp bắt người tùy tiện, dẫn đến oan
sai, Điều 110 BLTTHS năm 2015 tiếp tục quy định các trường hợp giữ người trong
trường hợp khẩn cấp và quy định việc bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp cũng
như mọi trường hợp bắt người khác theo lệnh của cơ quan điều tra đều phải được Viện
kiểm sát phê chuẩn.8

8
Nguyễn Ngọc Anh, Phan Trung Hoài, Bình luận khoa học BLTTHS năm 2015, NXB Chính trị quốc gia sự thật,
2018, tr 228 – 230.

25
Biên pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp là biện pháp ngăn chặn mang
tính cấp bách nhằm ngăn chặn tội phạm, người phạm tội bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng
cứ. Khi có một trong những căn cứ sau đây thì Cơ quan điều tra, người có thẩm quyền
có thể áp dụng biện pháp giữ người (cũng chính là các trường hợp được giữ người khẩn
cấp):
- Trường hợp 1: Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội
phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Trường hợp này được hiểu là qua xác minh các nguồn tin, Cơ quan điều tra, người
có thẩm quyền có căn cứ để khẳng định một người hoặc một nhóm người đang chuẩn bị
thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần phải giữ
ngay, ngăn chặn ngay để người đó không thực hiện tội phạm của mình. Trường hợp này,
tội phạm chỉ đang trong giai đoạn chuẩn bị, hành vi phạm tội chưa được thực hiện nên
để xác định căn cứ rất khó khăn, đòi hỏi vừa có tính kịp thời, đồng thời thông tin phải
xác thực, được thu thập theo đúng trình tự, thủ tục tố tụng. Trong trường hợp này, việc
giữ người cần có hai điều kiện:
Một là, có căn cứ khẳng định một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm, tức là
qua việc điều tra, xác minh đã có đủ tài liệu, thông tin khắkhẳng định một hay nhiều
người đang tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện (mua sắm, chế tạo, đổi chác) hoặc
tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm như lập kế hoạch, lôi kéo
người đồng phạm, tiến hành các hoạt động trinh sát, thăm dò địa điểm sẽ thực hiện tội
phạm để sao cho việc thực hiện tội phạm có hiệu quả nhất.
Hai là, tội phạm đang được chuẩn bị thực hiện phải là tội phạm rất nghiêm trọng
hoặc đặc biệt nghiêm trọng, có nghĩa là nếu tội phạm đó thực hiện sẽ gây nguy hại rất
lớn hoặc đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội phạm
đó đến 15 năm tù hoặc hoặc trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Cụ thể như sau:
+ Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng
Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng là những thiệt hại do tội phạm gây ra rất
lớn, lớn hơn so với mức gây hậu quả nghiêm trọng. Việc xác định hậu quả như thế nào
là rất nghiêm trọng phải căn cứ hành vi phạm tội cụ thể, nếu là xâm phạm đến tính mạng,
sức khỏe thì phải căn cứ vào thiệt hại và khả năng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe
nếu tội phạm đang trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện. Nếu xâm phạm đến tài sản thì
26
phải căn cứ vào khả năng gây thiệt hại về tài sản nếu tội phạm đang trong giai đoạn
chuẩn bị thực hiện… Hậu quả rất nghiêm trọng còn phụ thuộc vào tội phạm được thực
hiện do cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp, tội phạm được thực hiện do cố ý trực tiếp thì
khả năng gây thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cao hơn thiệt hại do lỗi cố ý gián tiếp
gây ra.
+ Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là trường hợp phạm tội gây ra hoặc
có khả năng gây ra những thiệt hại đặc biệt lớn, lớn hơn so với mức gây hậu quả rất
nghiêm trọng. Cũng như xác định hậu quả nghiêm trọng và rất nghiêm trọng, việc xác
định hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cũng phải căn cứ vào thiệt hại do hành vi phạm tội
gây ra trong từng vụ án cụ thể, căn cứ vào lỗi của người phạm tội, vào tính chất của hành
vi phạm tội và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Nếu thiệt hại về tài sản,
được coi là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khi hành vi phạm tội gây ra thiệt hại từ 500
triệu đồng trở lên đối với tội do cố ý và từ 800 triệu đồng trở lên đối với tội do vô ý, nếu
là thiệt hại về tính mạng thì phải từ 3 người chết trở lên đối với tội do cố ý và từ 5 người
chết trở lên đối với tội do vô ý.
Đối với những thiệt hại phi vật chất, được coi là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
khi hành vi phạm tội đã xâm phạm đến nhiều mặt của đời sống xã hội, làm ảnh hưởng
rất nghiêm trọng đến chính sách của Đảng và Nhà nước trên phạm vi rộng lớn, ảnh
hưởng rất nghiêm trọng đến việc sản xuất, lưu thông trên một phạm vi rộng, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến lòng tin của nhân dân trên phạm vi rộng đối với đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước mà không thể một sớm, một chiều khắc phục ngay được. Mức
độ tăng nặng của tình tiết này cũng phụ thuộc vào những thiệt hại do hành vi phạm tội
gây ra cho xã hội, thiệt hại càng nghiêm trọng thì mức độ tăng nhẹ càng nhiều và ngược
lại. Như vậy, điều luật không cho phép giữ người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm ít
nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng. Vì đây là giữ người đang chuẩn bị thực hiện
tội phạm tức chưa thực hiện các hành vi khách quan bắt buộc của cấu thành tội phạm
nên việc xác định khả năng gây hậu quả của tội phạm phải căn cứ vào ý thức chủ quan,
mục đích của việc chuẩn bị của người chuẩn bị thực hiện tội phạm và tính chất của công
cụ, phương tiện mà họ đang chuẩn bị. Ví dụ: người đó có hành vi đe dọa sẽ trả thù người
đã tố giác, người bị hại như giết, hủy hoại tài sản... và chuẩn bị thực hiện sự đe dọa đó
bằng việc tìm mua súng quân dụng, mìn, lựu đạn vv.
27
Có thể ví dụ ở trường hợp cụ thể sau: Bằng các biện pháp nghiệp vụ, các trinh sát
Công an TP Hà Tĩnh phát hiện đầu mối về một đối tượng nam giới chuyên cung cấp ma
túy cho các đối tượng nghiện đang sinh sống trên địa bàn TP Hà Tĩnh. Đối tượng nghi
vấn là Phạm Xuân Trà (37 tuổi, trú tại tổ 1, phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh), hay còn gọi
là Tài Khoan.
Qua theo dõi, Phạm Xuân Trà là đối tượng có nhiều thủ đoạn tinh vi che giấu cho
hành vi phạm tội và đối phó với lực lượng công an. Nhà riêng của đối tượng Trà được
xây dựng kín cổng cao tường, hàn sắt kín cửa trước và cửa sau, chỉ có một khe cửa nhỏ
để giao dịch với khách hàng. Trà chỉ nhận giao dịch với khách hàng mà mình tin tưởng,
và chủ yếu nhận tiền qua tài khoản ngân hàng. Sau thời gian theo dõi, thu thập tài liệu,
chứng cứ, giám sát các hoạt động của đối tượng, đến ngày 8/8/2020, nhận thấy thời điểm
thuận lợi đã tới, ban chuyên án Công an TP Hà Tĩnh quyết định tiến hành bắt khẩn cấp
Phạm Xuân Trà và khám xét chỗ ở đối tượng tại đường Xuân Diệu, TP Hà Tĩnh, phá
thành công chuyên án MB320. Tang vật thu giữ tại hiện trường gồm 78 gói ma tuý đá,
2 điện thoại di động, 300.000 đồng tiền mặt và nhiều đồ vật liên quan đến hoạt động
mua bán trái phép chất ma tuý.
Phân tích vụ án này có thể thấy được đối tượng đã “tạo ra những điều kiện cần
thiết để thực hiện tội phạm” - Nhà riêng của đối tượng Trà được xây dựng kín cổng cao
tường, hàn sắt kín cửa trước và cửa sau, chỉ có một khe cửa nhỏ để giao dịch với khách
hàng. Trà chỉ nhận giao dịch với khách hàng mà mình tin tưởng, và chủ yếu nhận tiền
qua tài khoản ngân hàng.
Phạm Xuân Trà là đối tượng rất tinh vi, Công an Hà Tĩnh nhiều lần triển khai
phương án bắt giữ Phạm Xuân Trà nhưng đối tượng vẫn thoát được trong gang tấc. Việc
bắt giữ được đối tượng này đã góp phần ngăn chặn hành vi gieo rắc cái chết trắng trong
cộng đồng. 9
Tội tàng trữ trái phép ma tuý được quy định tại Điều 249 Bộ luật hình sự năm
2015 tùy theo các mức độ khác nhau mà quy định các mức hình phạt khác nhau từ 1
năm tù đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.

9
Dương Quang, Sỹ Quý, Bắt khẩn cấp đối tượng mua bán trái phép chất ma túy ở Hà Tĩnh, xem tại:
https://www.sggp.org.vn/bat-khan-cap-doi-tuong-mua-ban-trai-phep-chat-ma-tuy-o-ha-tinh-678656.html (truy
cập ngày 10 tháng 8 năm 2020)

28
- Trường hợp 2: Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt
tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội
phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
Trường hợp này không giống với trường hợp thứ nhất. Nếu ở trường hợp thứ nhất,
người bị giữ khẩn cấp lúc họ đang trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội, tức là tội phạm
chưa được thực hiện thì ở trường hợp thứ 2 là ngược lại, tội phạm đã được thực hiện.
Người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội của mình nhưng chưa bị bắt ngay khi
đnag thực hiện tội phạm. Sau khi người phạm tội đã thực hiện tội phạm thì người có mặt
ở nơi xảy ra tội phạm (có thể là người bị hại, người làm chứng hoặc đồng phạm) chính
mắt nhìn thấy, xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm và báo ngay cho cơ quan
có thẩm quyền. Sau khi tiến hành xác minh những thông tin, tài liệu do những người
này cung cấp là chính xác, thấy rằng nếu không tiến hành giữ ngay thì đối tượng sẽ bỏ
trốn hoặc gây khó khăn cho việc điều tra thì người có thẩm quyền ra lệnh giữ người
trong trường hợp khẩn cấp. Thực tế cho thấy, trong một số vụ án, người phạm tội sau
khi thực hiện hành vi phạm tội thì bỏ trốn. Như vậy, việc giữ người trong trường hợp
này phải đáp ứng những điều kiện sau:
Thứ nhất, phải có ít nhất là một trong số người như người cùng thực hiện tội
phạm(đồng phạm trong vụ án), người bị hại, người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm khẳng
định chính xác họ đã nhìn thấy trực tiếp người đó thực hiện tội phạm. Nếu đồng phạm
trong vụ án mà không có mặt tại nơi tội phạm diễn ra hoặc không chính mắt nhìn thấy
thì xác nhận của họ cũng không là căn cứ để giữ người.
Thứ hai, xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó nếu chỉ mới tìm thấy dấu vết
của tội phạm như đã mô tả ở trên thì cũng chưa thể ra lệnh giữ người trong trường hợp
khẩn cấp được. Vì nếu giữ người trong trường hợp này có thể không cần thiết. Vì vậy,
người có thẩm quyền còn phải xác định xem có căn cứ đẻ cho rằng nếu không giữ người
trong trường hợp này thì họ sẽ bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ gây khó khăn cho việc
xử lý tội phạm. Căn cứ để cho rằng người đó sẽ trốn thường là người này không có nơi
cư trú rõ ràng hoặc có nơi cư trú rõ rằng nhưng lại ở quá xa nơi xảy ra tội phạm mà họ
là người bị tình nghi thực hiện. Căn cứ này cũng có thể được xác định thông quan hành
vi thực tế của họ là đang chạy trốn như đang có mặt tại nhà ga, bến xe, sân bay hoặc
đang chuẩn bị trốn thể hiện thông qua việc đánh giá tính chất nghiêm trọng của hành vi
29
phạm tội và loại phạm tội được thực hiện (thực tiễn cho thấy người phạm tội thường hay
bỏ trốn khi phạm các tội đã gây hậu quả rất lớn hoặc đặc biệt lớn như tội trộm cắp, lừa
đảo chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn, cướp, giết người, mua bán trái phép chất ma túy…)
hoặc họ có các hành vi như bán nhà, trả mặt bằng đang thuê để kinh doanh, rút tài khoản
tiết kiệm tại ngân hàng... (người đó đang có hành động bỏ trốn, đang chuẩn bị trốn hoặc
có những dấu hiệu bỏ trốn). Để xác định cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn, cần
đánh giá một cách toàn diện về các mặt như: về nhân thân, đối tượng (không có nơi cư
trú rõ ràng, có nơi cư trú rõ ràng nhưng lại ở qáu xa, có nhân thân xấu, có nhiều tiền án,
tiền sự; là đối tượng chưa xác định được căn cước, lý lịch rõ ràng…); về hành vi thực
tế: có căn cứ xác định người này đang chuẩn bị hành lý, liên hệ phương tiện đi lại, có
mặt ở bến tàu, bến xe…
Ví dụ như trong trường hợp cụ thể sau: Chiều 11/3/2020, Công an huyện Vũ Thư,
Thái Bình ra quyết định khởi tố vụ án và đang tạm giữ khẩn cấp đối tượng Lê Đức Trọng
(sinh năm 1983, trú xã Đông Hòa, TP Thái Bình) để điều tra về tội vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộ.
Sự việc xảy ra vào 4h40 ngày 6/3/2020, Lê Đức Trọng điều khiển xe ô tô tải biển
kiểm soát 17C-064.06 lưu thông trên đường tránh S1 hướng Thái Bình - Nam Định, khi
đi đến khu vực giao nhau với đường 220C (thuộc địa phận thôn Huyền Sỹ, xã Minh
Quang, Vũ Thư) đã đâm phải bà Nguyễn Thị H. (trú Tân Quán, xã Tân Bình, TP Thái
Bình) đang đi bộ sang đường. Hậu quả bà H. tử vong tại chỗ. Sau khi gây tai nạn, Trọng
đã lái xe bỏ trốn khỏi hiện trường.
Nhận được thông tin, lực lượng chức năng nhanh chóng có mặt khoanh vùng hiện
trường, thu thập thông tin, truy tìm chiếc xe và tài xế để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
Sau một thời gian truy xét, điều tra, xác minh, đến 11/3/2020 cơ quan chức năng đã có
đủ bằng chứng chứng minh Trọng là tài xế lái xe tải gây tai nạn rồi bỏ trốn khỏi hiện
trường. Tại cơ quan công an, Trọng đã thừa nhận mình là người gây tai nạn. Công an
huyện Vũ Thư đã tiến hành thủ tục tạm giữ Lê Đức Trọng và phương tiện để điều tra
làm rõ.10

10
Nguyễn Tùng, Công an huyện Vũ Thư tạm giữ đối tượng gây tai nạn giao thông nghiêm trọng rồi bỏ trốn, xem
tại:https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/16/98586/cong-an-huyen-vu-thu-tam-giu-doi-tuong-gay-tai-nan-giao-
thong-nghiem-trong-roi-bo-tron (truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2020)

30
Phân tích trường hợp này có thể thấy đối tượng Trọng sau khi gây tai nạn đã
không đến cơ quan công an đầu thú, hay ở lại hiện trường để giải quyết hậu quả vụ việc
do mình gây ra mà đã bỏ trốn.
- Trường hợp 3: “Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm
việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn
chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ”.
Có dấu vết của tội phạm được tìm thấy có thể là dấu vết để lại trên thân thể khi
người đó thực hiện tội phạm như dấu vết máu của người bị hại, vết thương do người bị
hại gây ra…cũng có thể là công cụ, phương tiện, đối tượng của tội phạm. Thu thập dấu
vết của tội phạm phải được tiến hành thông qua các biện pháp tố tụng được quy định
trong BLTTHS. Xét thấy cần ngăn chặn việc bỏ trốn, xóa dấu vết tội phạm, đang cất
giấu hoặc phá hủy công cụ, phương tiện phạm tội, đang tẩu tán hoặc tiêu thụ tài sản do
phạm tội mà có.
Ở trường hợp này, Cơ quan có thẩm quyền chưa có đủ chứng cứ, tài liệu để xác
định người phạm tội, nhưng qua điều tra, xác minh đã phát hiện ra dấu vết của tội phạm
ở người hoặc tại chỗ ở của một người mà người đó bị nghi là thực hiện tội phạm và xét
thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ. Trong trường hợp
này, việc giữ người cần hội đủ hai điều kiện sau:
Thứ nhất, tìm thấy dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc
hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm; Dấu vết của tội phạm có
thể là công cụ, phương tiện phạm tội như dao, súng dùng để đe dọa cướp tài sản, giết
người, gây thương tích. Dấu vết của tội phạm cũng có thể là đối tượng của tội phạm như
tài sản bị chiếm đoạt bởi hành vi trộm cắp, lừa đảo, cướp hoặc đồ vật, tài liệu khác có
liên quan đến vụ án... mà người phạm tội cất giấu trong người, trong nhà, tại nơi làm
việc, trên phương tiện... Dấu vết của tội phạm có thể được tìm thấy thông qua hoạt động
kiểm tra, kiểm soát hành chính cũng như hoạt động điều tra khám xét, khám nghiệm
hiện trường...
Thứ hai, căn cứ để xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn trong trường
hợp này cũng giống như căn cứ cần ngăn chặn người thực hiện hành vi phạm tội trốn
trong trường hợp khẩn cấp thứ hai (đã phân tích ở trên). Tuy nhiên, nếu không có căn
cứ này mà lại có căn cứ cho rằng nếu không ngăn chặn họ ngay thì người thực hiện hành
31
vi phạm tội sẽ tiêu hủy chứng cứ gây khó khăn cho việc chứng minh tội phạm thì người
có thẩm quyền ra lệnh giữ người khẩn cấp. Căn cứ cho rằng người đó sẽ tiêu hủy chứng
cứ được xác định bằng chính hành vi của người bị nghị thực hiện tội phạm như đang
xóa dấu vết (dùng khăn, giẻ để lau hiện trường vụ án, dùng nước để rửa trôi dấu vết của
tội phạm) hoặc căn cứ vào thực tế chưa phát hiện được hết hoặc chưa thu thập được hết
các dấu vết của tội phạm như vật chứng (công cụ, phương tiện phạm tội, đối tượng của
tội phạm).
Chẳng hạn trong vụ án sau: Chiều 23/4/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an
tỉnh Đắc Nông đã khởi tố vụ án về hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm theo
điều 317 của Bộ luật Hình sự, đồng thời ra quyết định tạm giữ người trong trường hợp
khẩn cấp đối với sáu đối tượng trong vụ dùng than pin con ó nhuộm các phế phẩm cà
phê và tạp chất khác.
Sáu đối tượng bị tạm giữ khẩn cấp gồm: Nguyễn Thị Thanh Loan, chủ cơ sở;
Nguyễn Xuân Bảo là người trực tiếp sản xuất, có quan hệ như vợ chồng với bà Loan;
Ngô Ngọc Sơn, người trực tiếp sản xuất tại cơ sở và ba đối tượng khác là người liên
quan việc mua, bán, vận chuyển và đưa các chất trên vào thực phẩm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra đã xác định cơ sở của bà Loan dùng vỏ cà phê, sỏi đá
và tạp chất khác nhuộm với bột lõi pin con ó để tạo ra một chất khác, cho vào một loại
thực phẩm khác chứ không phải sản xuất cà phê bột và cũng không liên quan đến cà
phê. Trước đó, từ ngày 15 đến ngày 17/4/2018, Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an
tỉnh Đắc Nông phối hợp lực lượng chức năng đã kiểm tra, bắt quả tang cơ sở thu mua
nông sản do bà Nguyễn Thị Thanh Loan làm chủ, có địa chỉ tại thôn 13, xã Đắc Wer,
huyện Đắc R’lấp đang dùng dung dịch màu đen là hỗn hợp nước hòa với bột lõi pin con
ó để nhuộm đen phế phẩm cà phê và các tạp chất khác.
Trong trường hợp này có thể thấy sau quá trình theo dõi, điều tra, Cơ quan Cảnh
sát điều tra đã xác định cơ sở của bà Loan dùng vỏ cà phê, sỏi đá và tạp chất khác nhuộm
với bột lõi pin con ó để tạo ra một chất khác, cho vào một loại thực phẩm khác chứ
không phải sản xuất cà phê bột và cũng không liên quan đến cà phê. Đây chính là dấu
vết của tội phạm ở tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm; Xét thấy cần ngăn

32
chặn ngay việc chủ cơ sở Nguyễn Thị Thanh Loan và những nghi can khác có thể tiêu
huỷ chứng cứ để phục vụ cho vụ án.11
1.2.2. Thẩm quyền ra lệnh và thủ tục giữ người trong trường hợp khẩn cấp
- Thẩm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp
Thẩm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp: Thủ trưởng, Phó thủ
trưởng Cơ quan điều tra, thủ trưởng các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra và người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi
sân bay, bến cảng. Để phát hiện, ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả tội phạm, người phạm
tội, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung mở rộng diện người có thẩm quyền ra lệnh giữ người
trong trường hợp khẩn cấp so với thẩm quyền bắt người trong trường hợp khẩn cấp quy
định tại BLTTHS năm 2003, đó là một số người đứng đầu các đơn vị hữu quan thuộc
Bộ đội biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư. Đây cũng là sự bổ sung hợp lý
xuất phát từ vai trò quan trọng của các chủ thể này trong thực tiễn đấu tranh phòng chống
tội phạm, đáp ứng yêu cầu của hoạt động giữ người trong trường hợp khẩn cấp.
- Thủ tục giữ người trong trường hợp khẩn cấp: Do tính chất cấp bách của việc
ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa người phạm tội bỏ trốn hoặc có hành vi gây khó kahwn
cho việc điều tra, xử lý tội phạm, mặc dù việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp vẫn
cần phải có lệnh của người có thẩm quyền nhưng lệnh này không cần có sự phê chuẩn
của Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành. Nội dung lệnh giữ người trong trường
hợp khẩn cấp theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 110 BLTTHS. Việc thi hành lệnh
giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải tuân theo đúng quy định về thủ tục tại khoản
2 Điều 113 BLTTHS năm 201512. Chiếu theo quy định của khoản 3 Điều 110 và khoản
2 Điều 113 BLTTHS, việc giữ người cần phải thực hiện theo đúng thủ tục sau:
Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người
bị giữ, lý do, căn cứ giữ người (quy định tại khoản 1 Điều 110 BLTTHS năm 2015 và
các nội dụng quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này); số, ngày, tháng, năm, địa
điểm ban hành, căn cứ ban hành, nội dung, họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành
lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và đóng dấu. Việc thi hành lệnh giữ người

11
Trung Tân, Khởi tố vụ án vỏ cà phê nhuộm pin tại Đắk Nông, tạm giữ 6 người, xem tại: https://tuoitre.vn/khoi-
to-vu-an-vo-ca-phe-nhuom-pin-tai-dak-nong-tam-giu-6-nguoi-20180423164420726.htm (truy cập ngày 23 tháng
4 năm 2018).
12
Khoản 2 Điều 113 quy định về thủ tục giữ bắt bị can, bị cáo để tạm giam.
33
trong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 113 của BLTTHS
năm 2015.
Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết
định, quyền và nghĩa vụ của người bị giữ và phải lập biên bản về việc giữ; giao lệnh,
quyết định cho người bị giữ.
Khi tiến hành thủ tục tạm giữ trong trường hợp khẩn cấp tại nơi người đó cư trú
phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến
hành tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó
làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại
diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành.
Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp không cần sự phê chuẩn của Viện
kiểm sát nhưng lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải được Viện kiểm
sát phê chuẩn. Viện kiểm sát phê chuẩn trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được lệnh
bắt và hồ sơ kèm theo. Thời hạn 12 giờ được tính liên tục kể cả trong và ngoài giờ làm
việc. Để xem xét việc phê chuẩn trong trường hợp qua nghiên cứu hồ sơ thấy có dấu
hiệu lạm dụng việc bắt người bị giữ hoặc tài liệu chứng cứ trong hồ sơ bắt người bị giữ
chưa thể hiện rõ căn cứ để bắt người hoặc có mâu thuẫn, Kiểm sát viên trực tiếp gặp,
hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Biên bản ghi lời khai của người bị bắt giữ
do Kiểm sát viên lập phải đưa vào hồ sơ vụ án. Viện kiểm sát có thể phê chuẩn hoặc
không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ, nếu không phê chuẩn, cơ quan đã ra lệnh bắt trả
tự do ngay cho người bị giữ.
1.2.3. Những việc phải làm sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp
Theo quy định tại khoản 4 Điều 110 BLTTHS, những công việc mà cơ quan,
người có thẩm quyền áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải làm
sau khi giữ người bao gồm:
Trường hợp người có thẩm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp
quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều 110 BLTTHS năm 2015 thì trong thời hạn 12 giờ
kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp
khẩn cấp thì những người này phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm
a và điểm b khoản 2 Điều 110 BLTTHS 2015 phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt
người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp
34
khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền
kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn.
Trường hợp người có thẩm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp
quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 BLTTHS 2015 thì sau khi giữ người trong trường
hợp khẩn cấp, những người này phải giải ngay người bị giữ kèm theo tài liệu liên quan
đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp đến Cơ quan điều tra nơi có sân bay hoặc
bến cảng đầu tiên tàu trở về. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi tiếp nhận người bị giữ, Cơ
quan điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a khoản 2 Điều
110 BLTTHS 2015 phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ trong trường
hợp khẩn cấp hoặc trả tự do ngay cho người đó. Sau khi giữ người trong trường hợp
khẩn cấp, người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến
cảng phải giải ngay người bị giữ kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người đến Cơ
quan điều tra nơi có sân bay, bến cảng đầu tiên tàu trở về. Trong thời hạn 12 giờ kể từ
khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn
cấp thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra phải lấy lời khai ngay để có căn cứ ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ
hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải
gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để
xét phê chuẩn.
Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của
người bị giữ, lý do, căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung quy
định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật TTHS 2015.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của Luận văn đã làm rõ được một số vấn đề lý luận của biện pháp ngăn
chặn giữ người trong trường hợp khẩn cấp như khái niệm giữ người trong trường hợp
khẩn cấp dưới góc độ pháp lý; cơ sở của việc quy định biện pháp ngăn chặn này cũng
như ý nghĩa của việc quy định và thực hiện biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn
cấp trên ba phương diện: chính trị - xã hội; pháp lý và thực tiễn.

35
Chương 1 của Luận văn cũng đã nêu và phân tích các quy định của Pháp luật tố
tụng hình sự hiện hành (BLTTHS) về biện pháp ngăn chặn giữ người trong trường hợp
khẩn cấp theo các tiêu chí cơ bản sau: các trường hợp được giữ người khẩn cấp; thẩm
quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp; thủ tục giữ người trong trường hợp
khẩn cấp; những việc phải làm sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp.. trên cơ sở
đó đã xác định:
Giữ người trong trường hợp khẩn cấp là một trong những BPNC được thực hiện,
luôn gắn liền với sự tác động và hạn chế quyền tự do cá nhân của đối tượng áp dụng,
được áp dụng trong TTHS nhằm mục đích là ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa người
phạm tội trốn tránh pháp luật hoặc có hành vi gây cản trở điều tra, truy tố, xét xử, thi
hành án hình sự hoặc tiếp tục phạm tội. Giữ người trong trường hợp khẩn cấp có nhiều
điểm khác biệt so với các trường hợp giữ người còn lại về đối tượng áp dụng, thủ tục áp
dụng, văn bản tố tụng… sở dĩ có những khác biệt này là do pháp luật đã phân định giữ
người ra thành các trường hợp giữ người khác nhau dựa trên những cơ sở lí luận và thực
tiễn cũng như pháp lí nhất định.
Quy định về giữ người trong trường hợp khẩn cấp ngày nay luôn có tính kế thừa
và phát triển dựa trên những quy định đã có trước đây và thực tiễn áp dụng. Tất cả các
vấn đề lí luận cũng như quy định của luật tố tụng hình sự nêu trên đều được vận dụng
để tác giả xem xét, đánh giá thực tiễn áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp
khẩn cấp ở thành phố Hồ Chí Minh làm cơ sở đưa ra các kiến nghị cần thiết tại Chương
2 của luận văn.

36
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH GIỮ NGƯỜI TRONG
TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về biện
pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp tại thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1. Kết quả áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp tại thành
phố Hồ Chí Minh từ khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành đến nay.
Trong những năm gần đây, việc áp dung biện pháp ngăn chặn nói chung và biên
pháp ngăn chặn giữ người trong trường hợp khẩn cấp nói riêng trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh đã có những chuyển biến rõ rệt. Đặc biệt, biện pháp giữ người trong trường
hợp khẩn cấp đã có những khắc phục đáng kể tình trạng lạm dụng bắt giữ tràn lan và bắt
giữ sai quy định của pháp luật, tỷ lệ giữ người khẩn cấp bị khởi tố, điều tra và đưa ra
truy tố khá cao. Có thể nhận thấy kết quả này chính do là sự phối hợp chặt chẽ giữa Cơ
quan điều tra và Viện kiểm sát hai cấp ở thành phố Hồ Chí Minh, nhất là trong việc xác
định căn cứ và đối tượng bị giữ.
Có thể nói trong công tác tố tụng hiện nay, giữ người trong trường hợp khẩn cấp
có vai trò rất quan trọng. Số trường hợp giữ người khẩn cấp tăng lên theo tỷ lệ thuận so
với số trường hợp bị bắt, tạm giữ. Phân tích số liệu có thể thấy được so với số người bị
bắt, tạm giữ thì tỷ lệ giữ người trong trường hợp khẩn cấp qua các năm có sự thay đổi
qua các năm.

Bảng2.1. Số người bị bắt trong kỳ thống kê 2018, 2019


Năm 2018 2019
Số người bị bắt trong kỳ thống kê. Trong đó: 6.126 6.278
Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp 1.229 1.357
Bắt người phạm tội quả tang 3.511 3.682
Bắt người đang bị truy nã 155 177
Bắt bị can để tạm giam 1.077 949
Bắt người trong trường hợp đầu thú, tự thú 154 113

37
Từ bảng 2.1. ta có thể thấy rõ tỷ lệ bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp ở
thành phố Hồ Chí Minh thay đổi qua các năm. Cụ thể, nếu lấy năm 2018 là 100% thì
năm 2019 là 102,4%. So với các trường hợp bắt khác thì người bị bắt do bị giữ khẩn cấp
chiếm tỷ lệ không nhỏ, chỉ kém hơn số lượng người bị bắt do phạm tội quả tang.
Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp ngày càng có căn cứ và đúng pháp
luật khi đi phân tích bảng số liệu trên. Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra dã áp dụng một
cách linh hoạt và hợp lí các biện pháp ngăn chặn, vừa hiệu quả, nhanh chóng nhưng vẫn
phù hợp với pháp luật. Sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng của Viện kiểm sát và Cơ quan
điều tra đã đem lại kết quả khả quan trong công tác giữ người, nhất là trường hợp giữ
người khẩn cấp. Viện kiểm sát ở thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện tốt công tác kiểm
sát của mình, luôn kịp thời nắm bắt tình hình, duy trì, đảm bảo tính thường xuyên, liên
tục các trường hợp giữ người, nhất là trong trường hợp giữ người khẩn cấp của Cơ quan
điều tra; luôn có ý thức thực hiện tương đối tốt quyền kiểm tra, giám sát, phê chuẩn hay
không phê chuẩn chính xác, đáp ứng đầy đủ, kịp thời các hoạt động của Cơ quan điều
tra. Đặc biệt, Viện kiểm sát thành phố luôn coi công tác kiểm sát giữ người là một trong
những nội dung trọng tâm trong chương trình kiểm sát mỗi năm. Luôn thực hiện chế độ
kiểm tra, nắm bắt và báo cáo hằng ngày công tác bắt giữ, bắt giữ khẩn cấp được thực
hiện với; phản ánh trung thực, đầy đủ các vi phạm của các cơ quan có thẩm quyền.
Các trường hợp phê chuẩn hay không phê chuẩn của Viện kiểm sát đều đảm bảo
có căn cứ, đúng pháp luật, phục vụ tốt cho việc xử lí các vụ án. Không có trường hợp
nào phê chuẩn gây cản trở cho công tác điều tra, truy tố, xét xử. Đồng thời cũng kiên
quyết không phê chuẩn các trường hợp giữ khẩn cấp mà không đủ các điều kiện giữ theo
quy định tại các Điều, khoản của BLTTHS hiện hành. Cho nên có thể thấy, bên cạnh
việc nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sát cũng như chất lượng của công việc, Viện
kiểm sát tại thành phố Hồ Chí Minh đã được thực hiện đúng các quy định của BLTTHS
về thẩm quyền phê chuẩn biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, phê chuẩn
chính xác, đáp ứng đầy đủ, kịp thời của Cơ quan điều tra. Cụ thể được thể hiện trong
bảng sau:

38
Bảng 2.2. Số lượng người bị bắt do bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được Viện
kiểm sát phê chuẩn và không phê chuẩn trong các năm 2018, 2019
Năm 2018 2019
Số người VKS phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong
1.168 1.321
trường hợp khẩn cấp
Số người VKS không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong
61 36
trường hợp khẩn cấp
Số người VKS quyết định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ
trong trường hợp khẩn cấp sau đó trả tự do do không có 0 1
căn cứ pháp luật trong kỳ thống kê
Theo số liệu thống kê nói trên, có thể thấy, tTrong khoảng thời gian không dài từ
khi BLTTHS 2015 có hiệu lực đến nay, công tác giữ người trong trường hợp khẩn cấp
tại Thành phố Hồ Chí Minh tương đối hiệu quả, đã giảm tối đa các trường hợp giữ người
sai thể hiện ở số lượng người bị bắt do bị giữ khẩn cấp mà lệnh bắt được Viện kiểm sát
phê chuẩn rất cao, số người bị bắt do bị giữ khẩn cấp chiếm tỷ lệ rất nhỏ và các trường
hợp bắt đã được thể phê chuẩn được sau đó phải trả tự do gần như không có.
Dĩ nhiên, việc đánh giá chất lượng công tác áp dụng biện pháp giữ người trong
trường hợp khẩn cấp của các Cơ quan có thẩm quyền áp dụng trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh nếu chỉ dựa vào số lượng giữ nhiều hay ít thì chưa thật sự đánh giá đúng và
đủ. Cùng với đó, để đánh giá một cách đầy đủ, khách quan và chuẩn xác nhất thì còn
phải căn cứ vào kết quả từ hoạt động giữ người đối với từng vụ án cụ thể và theo từng
trường hợp giữ người cụ thể mà BLTTHS năm 2015 đã quy định, có thể đơn cử một vài
ví dụ điển hình sau đây:
- Các trường hợp cụ thể giữ người khẩn cấp tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời
gian từ khi BLTTHS năm 2015 được ban hành đến nay
+ Trường hợp giữ người khẩn cấp áp dụng quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 110
BLTTHS năm 2015 “Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội
phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Ngày 2/7/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Hồ Chí đã ra lệnh bắt giữ
người trong trường hợp khẩn cấp về hành vi “trộm cắp tài sản” đối với 5 đối tượng gồm
Phan Minh Đức, Nguyễn Hoàng Thọ, Nguyễn Kim Đại, Lê Văn Vinh và Nguyễn Hoàng
39
Bông. Đây là băng trộm chuyên đi theo nhóm, thủ sẵn dao và dụng cụ phá khóa để dễ
dàng gây án và đe dọa người phát hiện. Cả nhóm đều nghiện ma túy đá, thân người xăm
trổ nhiều hình thù quái dị từ chân lên đầu. Chúng gây án chuyên nghiệp và chớp nhoáng,
thường đeo khẩu trang che kín mặt để che giấu nhân dạng.
Khoảng cuối năm 2018, qua công tác quản lý địa bàn, các tổ trinh sát thuộc Đội
4 phát hiện và bắt giữ được một số đối tượng có hành vi tiêu thụ xe gian. Qua khai thác
số đối tượng riêng lẻ này, đơn vị liên kết và hệ thống được hiện có một băng trộm chuyên
đột nhập tư gia trộm cắp xe máy nhưng cụ thể nhóm này gồm bao nhiều thành viên,
nhân thân ra sao thì cần phải thu thập được chứng cứ, tài liệu. Dưới sự chỉ đạo của lãnh
đạo Phòng Cảnh sát hình sự, Ban chỉ huy Đội 4 đã đôn đốc các tổ trinh sát địa bàn nhanh
chóng thu thập thông tin, lập án đấu tranh. Đây là băng trộm rất chuyên nghiệp, thường
thuê nhà trọ để ở nhưng không đăng ký tạm trú. Băng nhóm này thay đổi nhà trọ thường
xuyên và chỉ chọn thuê những căn nhà có thêm cửa hậu, nằm trong khu dân cư có nhiều
lối đi sang con các hẻm hoặc đường phố khác để dễ dàng tháo chạy một khi có “động”.
Bọn chúng thường gây án chủ yếu vào ban đêm. Do chúng hành động chuyên nghiệp và
che giấu nhân dạng kỹ như vậy nên việc trinh sát đeo bám xác minh, thu thập chứng cứ
gặp muôn vàng khó khăn. Các tổ trinh sát Đội 4 đã áp dụng đồng bộ các nghiệp biện
pháp nghiệp vụ, từng bước khái quát được họa đồ hoạt động của băng nhóm trộm, cùng
các thanh viên giữ vai trò chính và phụ.
Theo đó, bang nhóm này có hơn chục thành viên (kể cả số đã bị công an một số
quận, huyện đã bắt về hành vi trộm cắp), đều nghiện ma túy đá, luôn thủ theo dao mỗi
khi gây án và chạy xe với tốc độ cao bất chấp nguy hiểm cho bản thân và những người
xung quanh khi bị phát hiện, truy đuổi.
Chuyên án bắt nhóm đối tượng này được xác lập vào ngày 23/5/2019, khi tài liệu,
chứng cứ đã được thu thập cơ bản và lưới đã được bủa giăng sẵn trước các mục tiêu. Tại
bãi giữ xe chung cư Cửu Long (đường Nơ Trang Long, P.13, Q.Bình Thạnh) vào lúc 19
giờ ngày 18/6/2019, một tổ trinh sát Đội 4 bất ngờ kiểm tra 2 đối tượng Nguyễn Hoàng
Bông (SN 1992, quê Đắk Lắk) và Trần Thu T. (SN 1990, cùng tạm trú Q.Bình Thạnh)
khi đang có ý định lấy chiếc xe Kawasaki FZ ra khỏi bãi xe. Xác minh nhanh được biết
xe trên của anh Nguyễn Ngọc Khoa cho bạn là anh Trần Đăng Thưởng mượn sử dụng.
Anh Thưởng dựng xe trước một hộ dân ở hẻm 36 đường số 4, P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ
40
Đức thì bị mất trộm vào 3 ngày trước. Bị phát hiện quả tang hành vi bất minh, Bông
đuối lý không thể biện minh.
Cùng thời điểm này, các tổ trinh sát của Đội 4 đã cài cắm trước tại Củ Chi, Bình
Chánh, Bình Thạnh, Thủ Đức và Đồng Nai đồng loạt kiểm tra các mục tiêu và tạm giữ
12 đối tượng liên quan để đưa về điều tra, khai thác.13
Các đối tượng trong trường hợp này phạm tội trộm cắp tuy nhiên có tính chất đặc
biệt nguy hiểm vì với hung khí thủ sẵn trong người chúng sẵn sang gây nguy hiểm cho
người phát hiện hay chống trả lại hành động của chúng. Hành vi tội phạm của chúng
được lên kế hoạch rõ ràng, cụ thể, phân công nhiệm vụ cho từng đối tượng và có những
hành động nhằm che dấu sự phát hiện của Cơ qua điều tra (luôn mang khẩu trang để che
dấu nhân dạng dù có camera quan sát hay không).
+ Trường hợp giữ người khẩn cấp áp dụng quy định tại điểm b, Khoản 1, Điều
110 BLTTHS năm 2015 “Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt
tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội
phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn” để giữ khẩn cấp
Chiều 17/11/2019, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Bình Thạnh, TP. Hồ
Chí Minh đã ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Tiến
Dũng (nhân viên phòng quản lý hồ sơ, giáo dục tư vấn Trung tâm hỗ trợ xã hội - Sở LĐ-
TB&XH TP.HCM) để điều tra về hành vi dâm ô.
Cụ thể, em N.N.K.N. (14 tuổi) trình bày khi ở Trung tâm hỗ trợ xã hội, em và
nhiều trẻ khác đã bị ông Dũng có hành vi dâm ô nhiều lần. Ngoài em N., em L.T.K.T.
(15 tuổi) cũng khai bị ông Dũng dâm ô, còn em T.B.N. (12 tuổi) khai bị ông Dũng dụ
dỗ. Hành vi dâm ô của ông Dũng có sự chứng kiến của các em L.T.B.N. (10 tuổi) và
L.T.N.T. (8 tuổi). Ngoài ra, ông Dũng cũng có hành vi dâm ô đối với em H.T.K.D. và
em Đ.T.K.A. (hai trẻ này đã hồi gia). Theo lời khai của các em, ông Dũng đã sờ và bóp
ngực, yêu cầu các em cởi áo quần, sờ vào bộ phận sinh dục của ông. Sau khi thực hiện
hành vi, ông Dũng cho các em hút thuốc lá, uống nước ngọt, cho nước sôi nấu mì ăn và
còn hứa hẹn sẽ sửa hồ sơ cho các em sớm hồi gia hoặc sớm đi trường…

13
Bích Châu, Bắt băng “đá xế” nhanh như chớp ở Sài Gòn, xem tại: http://congan.com.vn/vu-an/bat-bang-nghien-
da-xe-xe-nhanh-nhu-chop-o-sai-gon_76581.html (truy cập ngày 03 tháng 7 năm 2019)

41
Ngày 14/11/2019, bé H.T.K.D. và bé Đ.T.K.A. (hai trẻ đã hồi gia) đã có đơn tố
cáo gửi báo chí và cơ quan chức năng tố cáo hành vi xâm hại tình dục của ông Dũng.
Trước đó, vào sáng 17/11/2019, trung tướng Lê Đông Phong, giám đốc Công an TP. Hồ
Chí Minh, cho biết Công an TP. Hồ Chí Minh đã tiếp nhận nội dung phản ánh và chỉ
đạo Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP. Hồ Chí Minh, Cơ quan cảnh sát điều tra
Công an quận Bình Thạnh phối hợp cơ quan chức năng liên quan vào cuộc kiểm tra, xác
minh.14
+ Trường hợp giữ người khẩn cấp áp dụng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 110
BLTTHS năm 2015 “Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc
hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn
ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ”.
Ngày 23/1/2020, VKSND TP HCM đã phê chuẩn lệnh bắt giữ người trong trường hợp
khẩn cấp đối với Nguyễn Hữu Phước (38 tuổi, ngụ quận 9) về hành vi giết người. Cơ
quan điều tra xác định Phước là nghi phạm phóng hỏa đốt nhà khiến 5 người trong một
gia đình tử vong tại quận 9. Rạng sáng ngày 21/1/2020, Phước thấy gia đình bà Huệ
đang ngủ say nên dùng xăng tẩm vào nùi giẻ rồi châm lửa ném sang nhà. Ngọn lửa bén
vào 4 xe máy rồi nhanh chóng lan khắp căn nhà bà Huệ. Người dân phát hiện cháy nhà
liền hô hoán cùng nhau dập lửa nhưng bất lực phải gọi điện cấp báo cơ quan chức năng.
Công an quận 9 nhận được tin báo liền phối hợp với lực lượng Phòng cháy chữa cháy
có mặt tại hiện trường dập tắt đám cháy. Khi vào bên trong, công an phát hiện 5 người
trong gia đình bà Huệ đã tử vong. Lúc này, Phước cũng có mặt tại hiện trường chứng
kiến sự việc.
Sáng hôm sau, Phước vẫn đi chợ bình thường coi như chưa có chuyện gì xảy ra
và tạo bằng chứng ngoại phạm hòng qua mắt công an.
Xác định vụ việc có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, Giám đốc Công an TP HCM
đã chỉ đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP phối hợp Công an quận 9 và các đơn
vị liên quan khẩn trương điều tra, xác minh làm rõ nguyên nhân vụ cháy. Qua điều tra
xác minh và bằng các biện pháp nghiệp vụ, công an xác định Phước chính là hung thủ

14
Sơn Ca, TP.HCM: Bắt khẩn cấp nhân viên trung tâm xã hội dâm ô nhiều bé gái, xem tại:
http://congan.com.vn/vu-an/cong-an-qbinh-thanh-bat-khan-cap-ong-nguyen-tien-dung_83311.html (truy cập
ngày 17 tháng 11 năm 2019)

42
gây ra vụ cháy nhà khiến 5 người tử vong, chiều ngày 22/01/2020, lực lượng công an đã
phát hiện và tạm giữ Nguyễn Hữu Phước.
Bước đầu, đối tượng Phước khai nhận động cơ gây án là do thù tức nhà bà Huệ
nhiều lần để cho khách đậu xe trước nhà, chiếm lối đi của con hẻm. Phước đã nhắc nhiều
lần nhưng không được nên nảy sinh ý định mua xăng đốt nhà bà Huệ.15
Trong thời gian qua, với sự triển khai tích cực, phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của
cả hệ thống chính trị, thành phố Hồ Chí Minh đã cùng với cả nước đã đạt được những
kết quả tích cực công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội, phòng chống tội phạm;
đã ngăn ngừa âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực phản động, thù địch hay
các loại tội phạm, tệ nạn xã hội một cách kịp thời và hiệu quả. Góp phần đảm bảo an
ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, giữ vững ổn định chính trị.
Bên cạnh đó, các địa phương cơ sở, các quận/huyện, các xã/phường hay các cơ
quan đơn vị trên địa bàn thành phố đã có những hoạt động thiết thực như vận động các
bị can, các đối tượng bị truy nã ra đầu thú; giúp đỡ, giáo dục những người từng lầm lỗi
tại gia đình, địa phương cứ trú và cộng đồng; dạy nghề, giới thiệu và giải quyết việc làm
cho những người thất nghiệp, người thiếu việc làm.
Các mô hình, các chuyên đề đã được thành phố đã xây dựng nhằm vận động quần
chúng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở địa phương, cơ sở; với nhiều mô hình khá hay
và gần gữi với quần chúng nhân dân, khi hoạt động đã phát huy được hiệu quả trong
thực tiễn.
Quần chúng nhân dân đã tích cực tố giác tội phạm, độ chính xác và tin cậy cao,
các tin có giá trị, giúp các cơ quan chức năng kịp thời phát hiện, xử lí các đối tượng
phạm tội và các vụ việc vi phạm pháp luật.
Trong thời gian từ năm 2015 đến nay, toàn thành phố đã xảy ra 25.016 vụ phạm
pháp hình sự, đã điều tra, khám phá trên 15.477 vụ phạm pháp hình sự; bắt giữ và xử lý
17.000 đối tượng. Các cơ quan chức năng cũng điều tra, khám phá 8.720 vụ, 7.312 đối
tượng mua bán và vận chuyển ma túy, tang vật thu giữ 93 bánh và hơn 515 kg heroin;
40.000 viên và 1.779 kg ma túy tổng hợp; hơn 121 kg cần sa và cỏ Mỹ; gần 70 khẩu

15
Sỹ Hưng, Viện KSND TP HCM đã phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp đối với nghi phạm phóng hoả đốt nhà khiến 5
người trong gia đình tử vong ở quận 9, xem tại: https://nld.com.vn/phap-luat/vien-ksnd-tp-hcm-phe-chuan-lenh-
bat-khan-cap-nghi-pham-dot-nha-o-quan-9-20200123170229895.htm (truy cập ngày 23 tháng 01 năm 2020)

43
súng, 3 lựu đạn; hơn 30 chiếc ô tô và hơn 1.062 xe môtô cùng nhiều tang vật khác. Đấu
tranh triệt phá 6095 băng nhóm tội phạm với nhiều đối tượng sử dụng công nghệ cao.
Báo cáo tổng kết công tác năm năm (từ năm 2015 đến năm 2019) cho thấy Cơ
quan điều tra được xem xét thận trọng công tác phê chuẩn các lệnh, các quyết định; đảm
bảo việc truy tố đúng người đúng tội, đúng pháp luật, kiểm soát, nắm bắt chặt chẽ việc
giải quyết các vụ án, không để xảy ra oan sai. Công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp
trong tất cả các lĩnh vực đều có sự chuyển biến rõ nét, các chỉ tiêu công tác đều tăng và
vượt chỉ tiêu kế hoạch so với những năm trước. Sự phối hợp giữa các cơ quan tố tụng
tiếp tục duy trì, phát huy có hiệu quả, trong đó, vai trò của Viện kiểm sát được xem là
trung tâm trong công tác phối hợp liên ngành cũng như trong công tác đấu tranh phòng
chống tội phạm. Công tác xây dựng ngành tiếp tục có bước chuyển biến tích cực, góp
phần thực hiện có hiệu quả chủ trương cải cách tư pháp trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Ban hành nhiều kiến nghị tổng hợp, thông báo rút kinh nghiệm đối với các cơ quan tư
pháp yêu cầu khắc phục vi phạm, các đơn vị tiếp thu, sửa chữa.
2.1.2. Những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc
trong áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp tại Thành phố Hồ
Chí Minh từ khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành đến nay
2.1.2.1. Những hạn chế, vướng mắc trong áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp
tại Thành phố Hồ Chí Minh
Từ thực tiễn áp dụng quy định tại Điều 110 BLTTHS năm 2015 về biện pháp
ngăn chặn “giữ người trong trường hợp khẩn cấp” của các Cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng tại thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây cho thấy đã phần nào
phát huy được tác dụng tích cực, tạo điều kiện cho việc xác định đúng đối tượng phạm
tội, giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Nhìn một cách tổng
thể có thể thấy việc áp dụng biện pháp này của các Cơ quan có thẩm quyền tại thành
phố Hồ Chí Minh cơ bản là đảm bảo đúng pháp luật và đúng đối tượng. Tuy nhiên, bên
cạnh những mặt tích cực thì việc áp dụng biện pháp ngăn chặn này trên địa bàn Thành
phố vẫn còn những hạn chế và vướng mắc nhất định. Cụ thể là số lượng các trường hợp
sau khi giữ người khẩn cấp nhưng sau đó không xử lý được về hình sự; giữ khẩn cấp
sau đó đã có lệnh bắt người bị giữ nhưng không được Viện kiểm sát phê chuẩn vẫn còn
không ít; hay trong hoàn cảnh có đối tượng cần thiết phải giữ khẩn cấp nhưng vì chưa

44
có lệnh giữ nên cũng không thể áp dụng biện pháp này dẫn đến những khó khăn trong
việc ngăn chặn tội phạm cũng như việc điều tra, khám phá tội phạm, có trường hợp bỏ
lọt tội phạm, người phạm tội…
Những hạn chế nêu trên đây đã phần nào làm cho việc áp dụng “biện pháp giữ
người trong trường hợp khẩn cấp” ở thành phố Hồ Chí Minh chưa thật đạt hiệu quả như
mong muốn, trong một số các trường hợp buộc phải bỏ sót các đối tượng phạm tội, đáng
nói nhất là các đối tượng chuẩn bị hoặc đang thực hiện hành vi phạm tội rất nghiêm
trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho quần chúng nhân dân và nguy
hiểm cho cả những người làm nhiệm vụ.
2.1.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong áp dụng biện pháp giữ
người trong trường hợp khẩn cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh
Cùng với việc tham khảo ý kiến của các cán bộ hoạt động thực tiễn trong các Cơ
quan có thẩm quyền và việc phân tích các số liệu thống kê được Viện kiểm sát và Cơ
quan thành phố Hồ Chí Minh cung cấp, có thể nhận thấy nguyên nhân chính dẫn đến
những hạn chế, vướng mắc trong áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn
cấp tại thành phố Hồ Chí Minh là:
Thứ nhất, phương diện lập pháp, Bộ luật TTHS năm 2015 quy định về các các
trường hợp được giữ khẩn cấp chưa thật sự cụ thể, chặt chẽ và thiếu sự thống nhất ở một
số nội dung cụ thể sau:
Một là, quy định tại điểm a khoản 1 Điều 110 BLTTHS năm 2015 “có đủ căn cứ
để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng” là còn chưa cụ thể, rõ ràng và cũng chưa thật phù hợp với quy định của
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về trách nhiệm hình sự trong trường hợp
chuẩn bị thực hiện tội phạm. Cụ thể:
- Quy định về trường hợp khẩn cấp thứ nhất này của BLTTHS chưa cụ thể, rõ
ràng thể hiện ở chỗ như thế nào là đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực
hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” chưa được phản
ánh trong quy định tại trường hợp được giữ khẩn cấp này. Vì vậy, để xác định một người
đang chuẩn bị thực hiện tội phạm đủ căn cứ giữ khẩn cấp gặp nhiều khó khăn trong thực
tiễn. Vậy, căn cứ vào đâu để xác định tội mà người đó hoặc những người đó đang chuẩn
bị thực hiện khi được thực hiện sẽ cấu thành tội rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt
45
nghiêm trọng khi trong quy định về tội phạm đó có đầy đủ các khung (khoản) quy định
đủ các loại tội phạm theo cách phân loại của Bộ luật hình sự. “Mọi người có quyền bất
khả xâm phạm về thân thể”, không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết
định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Ở trường hợp
này, hành vi phạm tội chưa được thực hiện, cho nên vấn đề đặt ra là làm thể nào để việc
giữ người trong trường hợp khẩn cấp vừa kịp thời, vừa chính xác, tránh sai lầm không
đáng có gây ảnh hưởng đến quyền con người. Cần có tiêu chí cụ thể, rõ ràng về căn cứ
chứng tỏ người đó đang chẩn bị thực hiện hành vi phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng.
- Quy định trường hợp được giữ khẩn cấp thứ nhất này còn chung chung, chưa
thống nhất với quy định của BLHS năm 2015 về trách nhiệm hình sự trong trường hợp
chuẩn bị thực hiện tội phạm. Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 BLHS năm 2015 thì
không phải tất cả các trường hợp chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng đều phải chịu trách nhiệm hình sự mà chỉ người nào chuẩn
bị thực hiện các tội phạm quy định tại một trong số các Điều, từ Điều 108 đến Điều 123;
Điều 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và Điều 324 của Bộ luật này mới phải
chịu trách nhiệm hình sự. Vì vậy, nếu quy định chung chung như điểm a khoản 1 Điều
110 BLTTHS thì sẽ dẫn đến việc giữ người tùy tiện, tràn lan không cần thiết. Có thể có
nhiều phương án khắc phục hạn chế, bất cập trong quy định về trường hợp khẩn cấp này
như: giải thích rõ ràng, cụ thể trong văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật hoặc sửa đổi,
bổ sung quy định tại điểm a khoản 1 Điều 110 theo hướng cụ thể hơn cho phù hợp với
quy định của BLHS đã nêu trên.
Ngoài ra, khi áp dụng biện pháp giữ người trong trườn hợp khẩn cấp nhưng người
bị giữ không chấp hành hoặc có hành vi chống trả thì lực lượng tiến hành việc giữ đối
tượng sẽ gặp khó khăn, có nên hay không nên sử dụng vũ lực trong trường hợp này?
Trước đây khi bắt người trong trường hợp khẩn cấp người thi hành lệnh có thể khám xét
người bị bắt để thu vũ khí, hung khí hay thu giữ vật chứng nay chuyển thành giữ người
khẩn cấp có được khám xét đối tượng bị giữ hay không cũng là vấn đề còn bỏ ngỏ.
Khi kinh tế - xã hội cũng như quá trình đô thị hóa ngày càng phát triển mạnh, tội
phạm xã hội cũng gia tăng không ngừng, với nhiều âm mưu, thủ đoạn và kinh nghiệm
qua mặt cơ quan điều tra làm cho áp lực công việc lên đội ngũ thuộc các cơ quan điều
46
tra ngày càng lớn, những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cũ hay thiết bị lạc hậu không
đáp ứng được nhu cầu giải quyết, xử lý các vụ việc có tính phức tạp, tinh vi và hiện đại
như hiện nay. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giữ người, trong đó có trường
hợp giữ người khẩn cấp.
Hai là, chưa đảm bảo sự thống nhất trong quy định giữa Điều 110 với Điều 109
và Điều 117 Bộ luật này dẫn đến sự chưa thống nhất trong quy định giữa các điều luật
và trong việc hiểu và áp dụng quy định giữ người và bắt, tạm giữ người bị giữ trong
trường hợp khẩn cấp.
Cụ thể, biện pháp “bắt” bao gồm 5 trường hợp bắt người cụ thể, trong đó “bắt
người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp” là một trường hợp “bắt” mới được bổ sung
vào BLTTHS năm 2015 tại khoản 1 Điều 109 BLTTHS năm 2015 quy định giữ người
trong trường hợp khẩn cấp là một biện pháp ngăn chặn độc lập bên cạnh các biện pháp
ngăn chặn khác như bắt, tạm giữ, tạm giam…; về biện pháp“bắt” thì tại khoản 2 Điều
109 BLTTHS năm 2015 quy định có 5 trường hợp “bắt”, gồm: bắt người bị giữ trong
trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can,
bị cáo để tạm giam, bắt người theo yêu cầu dẫn độ. Tuy nhiên, Điều 110 của BLTTHS
có tên là “giữ người trong trường hợp khẩn cấp” lại quy định gộp chung biện pháp ngăn
chặn này với trường hợp “bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp” là một trong các
trường hợp cụ thể của biện pháp ngăn chặn độc lập là “bắt người” được quy định tại
khoản 2 Điều 109 BLTTHS thì rõ ràng nội dung quy định của điều luật đã vượt ra
ngoài phạm vi tên gọi của điều luật và như vậy là chưa thật hợp lý và không có sự thống
nhất với quy định tại Điều 109 Bộ luật này.16 Không quy định thống nhất về trình tự,
thủ tục tiến hành biện pháp này và các biện pháp tiếp theo. Các điều luật sau đó, không
có điều luật nào quy định cụ thể về biện pháp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn
cấp, việc bắt người trong trường hợp này được đề cập đến trong nội dung của khoản 4
Điều 110 đó là sau khi giữ người, cơ quan có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai và trong
vòng 12 giờ “phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay
cho người đó”.

Vũ Gia Lâm, Biện pháp ngăn chặn “giữ người trong trường hợp khẩn cấp” theo quy định của BLTTHS năm
16

2015, Tạp chí Kiểm sát, số 01 – 2019, tr. 19 – tr 26.

47
Bên cạnh đó cũng xuất hiện sự chưa thống nhất trong quy định giữa Điều 110 với
Điều 117 BLTTHS năm 2015 quy định về biện pháp ngăn chặn tạm giữ, cụ thể là: khoản
2 Điều 117 BLTTHS năm 2015 quy định về thẩm quyền ra quyết định tạm giữ như sau:
“Những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ
luật này có quyền ra quyết định tạm giữ”. Quy định nói trên rõ ràng là có điểm không
thống nhất với quy định tại Điều 110 của Bộ luật này. Bởi vì, ngoài những người có
thẩm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp quy định tại điểm a và b khoản
2 Điều 110 là những người thuộc cơ quan điều tra và cơ quan khác được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra thì những người quy định tại điểm c khoản 2 Điều
110 của Bộ luật này gồm “người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời
khỏi sân bay, bến cảng”. Đây là những người không thuộc diện người được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của BLTTHS cũng như Luật tổ
chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015. Bên cạnh đó, theo quy định tại đoạn 2 khoản
4 Điều 110 BLTTHS thì: “Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, những người
quy định tại điểm c khoản 2 Điều này phải giải ngay người bị giữ kèm theo tài liệu liên
quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp đến Cơ quan điều tra nơi có sân
bay hoặc bến cảng đầu tiên tàu trở về. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi tiếp nhận người
bị giữ, Cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a
khoản 2 Điều này phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp
khẩn cấp hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp
khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp kèm theo tài liệu liên quan đến việc
giữ người để xét phê chuẩn”.
Điều luật không quy định cho những người quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110
nói trên có những quyền của người được quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều này
sau khi ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp . Đó là họ không có các quyền: lấy
lời khai người bị giữ, ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do cho
người đó mà phải chuyển giao người mà họ đã ra lệnh giữ khẩn cấp cho cơ quan điều
tra có thẩm quyền để cơ quan này tiến hành các hoạt động điều tra, xác minh, xử lý
người đã bị họ giữ trong các trường hợp khẩn cấp đó. Những người có quyền ra lệnh
giữ người trong trường hợp khẩn cấp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 BLTTHS
năm 2015 chỉ được thực hiện duy nhất một việc sau đây khi đã ra lệnh giữ người là “giải
48
ngay người bị giữ kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn
cấp đến Cơ quan điều tra nơi có sân bay hoặc bến cảng đầu tiên tàu trở về”.
Thêm vào đó, nếu quy định cho những người nói trên quyền ra quyết định tạm
giữ thì thời hạn tạm giữ là bao lâu và được tính từ khi nào; Việc kiểm sát thời hạn tạm
giữ này thực hiện như thế nào? Vấn đề đặt ra là: liệu có kiểm sát được việc tạm giữ trong
trường hợp này hay không, khi tàu bay, tàu biển vốn là các phương tiện thường xuyên
“di động”, luôn có sự vận động nay đây, mai đó? Đây là vấn đề khó tiên liệu chính xác
được và nếu có quy định thì cũng không có khả năng thực hiện khi không thể xác định
chính xác được vị trí ổn định của tàu bay, tàu biển cũng như thời hạn tàu bay, tàu biển
trở về và cũng khó có thể xác định chắc chắn sân bay, bến cảng đầu tiên mà tàu bay, tàu
biển sẽ trở về là sân bay, bến cảng nào! Bên cạnh đó, nếu những người quy định tại điểm
c khoản 2 Điều 110BLTTHS có quyền ra quyết định tạm giữ thì đến lúc nào họ có thể
bàn giao người bị tạm giữ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền khi mà tàu bay, tàu biển
đã rời khỏi sân bay, bến cảng? Trong nhiều trường hợp, có thể phải nhiều ngày sau khi
cất cánh hay nhổ neo, tàu bay, tàu biển đó mới quay trở lại sân bay, bến cảng ở trong
nước. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, quy định tại Điều 117 BLTTHS cho phép những người
có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp quyền ra lệnh tạm giữ mà không
quy định loại trừ những người quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 Bộ luật này là
không hợp lý. Nguyên nhân có thể do nhà làm luật đã sơ xuất khi không để ý đến những
thay đổi cơ bản của quy định về bắt người tại BLTTHS năm 2015 so với BLTTHS năm
2003 hoặc quy định này giới hạn cho họ quyền ra quyết định tạm giữ với các đối tượng
khác như người bị bắt theo lệnh truy nã, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả
tang.17
Ngoài ra, khoản 1 Điều 117 quy định về biện pháp tạm giữ như sau: “Tạm giữ
có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong
trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt
theo quyết định truy nã.”. Như vậy, dẫn đến việc nhận thức khác nhau là sau khi giữ

17
Vũ Gia Lâm, Biện pháp ngăn chặn “giữ người trong trường hợp khẩn cấp” theo quy định của BLTTHS năm
2015, Tạp chí Kiểm sát, số 01 – 2019, tr. 19 – tr 26.

49
người trong trường hợp khẩn cấp thì sẽ ra quyết định tạm giữ trước rồi mới ra lệnh bắt
người bị tạm giữ hay là bắt người bị giữ trước rồi mới ra quyết định tạm giữ người này.
Ba là, đối tượng bị giữ khẩn cấp phần nhiều là đối tượng nguy hiểm và manh
động, sẵn sàng sử dụng vũ lực, vũ khí, hung khí chống trả lại người thực hiện lệnh giữ
người. Vì vậy, không quy định về việc dùng vũ lực đối với người bị giữ khi thực hiện
lệnh giữ người hoặc bảo vệ nơi giữ người sẽ có thể dẫn đến những hậu quả ngoài ý muốn
của người ra lệnh và người thực hiện lệnh. Khi cơ quan điều tra áp dụng biện pháp này
mà người bị giữ không chấp hành, thậm chí có hành vi chống trả thì lực lượng tiến hành
có được dùng vũ lực và được sử dụng đến mức độ nào để thực hiện chưa được quy định
cụ thể, rõ ràng. Ngoài ra, luật cũng không quy định về thủ tục thực hiện lệnh giữ người
tại các địa điểm giữ người khác nhau nên quá trình thực hiện gặp khó khăn, lúng túng.
Bốn là, việc khám xét người bị giữ để thu giữ vũ khí, hung khí đểhoặc việc tước
vũ khí, thu giữ đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án cũng chưa được đề cập trong BLTTHS
năm 2015. Bộ luật TTHS năm 2003 và Bộ luật TTHS năm 2015 đều quy định “có thể
tiến hành khám người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người”. Tuy nhiên,
trước đây Bộ luật TTHS năm 2003 quy định về bắt người trong trường hợp khẩn cấp
nên ngay sau khi bắt, lực lượng bắt có quyền khám xét người để tước vũ khí và thu giữ
đồ vật, tài liệu có liên quan, còn hiện nay biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn
cấp khác với biện pháp bắt nên lực lượng thi hành không được phép khám xét người bị
giữ, muốn khám người bị giữ phải có lệnh của người có thẩm quyền. Nếu vậy, trong
trường hợp người bị giữ là đối tượng nguy hiểm đang thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng… đang cất giấu vũ khí, hung khí trong người nếu
không được khám xét ngay thì sẽ rất nguy hiểm cho người thực hiện lệnh giữ người
khẩn cấp. Hạn chế này trong BLTTHS năm 2015 sớm được khắc phục nhằm nâng cao
hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn này.
- Công tác tổ chức, quản lí chỉ đạo điều hành, tinh thần trách nhiệm của cơ quan,
người có thẩm quyền tiến hành tố tụng còn những hạn chế nhất định.
Trong thời gian gần đây, công tác tổ chức, quản lí, chỉ đạo điều hành của Cơ quan
cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều chuyển
biến tích cực làm giảm thiểu đáng kể những thiếu sót, sai phạm trong đấu tranh phòng
chống tội phạm nói chung và trong áp dụng biện pháp ngăn chặn nói riêng song điều đó
50
không có nghĩa là không còn hạn chế, bất cập, làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu
quả thực hiện nhiệm vụ của các Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tó tụng. Trong công
tác tuần tra đây đó đã xuất hiện tư tưởng chủ quan, thực hiện một cách hình thức, đại
khái, qua loa, chưa thực sự sát sao, nhất là với những địa bàn phức tạp (như : phường
12 (quận 8), phường 15 (quận 10), phường Hiệp Bình Chánh (quận Thủ Ðức), phường
Ða Kao (quận 1), phường 15 (quận 5), phường 19 (quận Bình Thạnh) và xã Bà Ðiểm
(huyện Hóc Môn)), đôi khi còn chưa hiệu quả, nhất là với các tụ điểm khả nghi (quán
nước giải khát đèn mờ, quán karaoke, quán bar, cơ sở nhà hàng, khách sạn, tiệm massage
…). Trong một số trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền còn chưa thật sự chủ động
nắm bắt về tình hình hoạt động của tội phạm, chưa xác định được đầy đủ các cơ sở, căn
cứ, chưa khoanh vùng cụ thể hay phát hiện đầy đủ các đối tượng phạm tội. Ví dụ như
đối với tội phạm ma túy và người nghiện ma túy trên địa bàn (chưa kịp thời phát hiện,
lập danh sách người nghiện ma túy hay các đối tượng biểu hiện hoạt động phạm tội về
ma túy…) là nguyên nhân dẫn đến việc giữ người còn chậm trễ, hiệu quả chưa cao.
- Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, Điều tra viên, Kiểm sát viên chưa
đáp ứng nhu cầu thực tiễn.
Người có thẩm quyền được xem là nhân tố trung tâm của hoạt động áp dụng biện
pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, những sai lầm trong nhận thức
hoặc sự yếu kém về trình độ chuyên môn của một bộ phận đội ngũ cán bộ, Điều tra viên,
Kiểm sát viên đã làm cho hoạt động áp dụng biện pháp ngăn chặn giữ người trong TTHS
hiện nay còn nhiều tồn tại, hạn chế, việc áp dụng chưa thống nhất giữa các chủ thể, cụ
thể là:
+ Giữ người khi chưa có căn cứ vững chắc, xuất phát từ tư tưởng nóng vội, còn
trường hợp giữ người không dựa vào các điều kiện luật định mà theo cảm tính, suy diễn,
thiếu cơ sở xác thực.
+ Do Cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền sau khi giữ không tiến hành
các hoạt động điều tra một cách nghiêm túc, kịp thời dẫn đến quá trình xử lí án chậm,
mất thời gian, không hiệu quả. Vẫn xảy ra tình trạng giữ nhưng không xử lí được, không
đủ căn cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
Chẳng hạn đối với người phạm tội có cấu thành vật chất như cố ý gây thương
tích, trộm cắp tài sản, yếu tố cấu thành đồi hỏi phải có bản kết luận tình trạng tâm thần
51
của đối tượng hay kết luận giám định của cơ quan chuyên môn hoặc bản kết luận đánh
giá tài sản nhưng các cơ quan chuyên môn nhiều khi chưa khẩn trương, không thể ra
văn bản để trả lời cơ quan tiến hành tố tụng kịp thời dù đã hết thời gian tạm giữ.
nguyên nhân trên đây được xem là nguyên nhân cơ bản, chủ yếu. ngoài ra, có
thể thấy những tồn tại, hạn chế của công tác giữ người trong trường hợp khẩn cấp còn
xuất phát từ một số nguyên nhân khác.
Một là, cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng và điều kiện làm việc của cơ quan cảnh
sát điều tra, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chưa đáp ứng được tối đa
yêu cầu nhiệm vụ, nhất là các cơ sở ở cấp quận, huyện.
Hiện nay, nhiều trụ sở trang thiết bị, phòng làm việc còn nhiều hạn chế. Điều này
cũng đã được Bộ Chính trị nêu trong Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005. Sự thiếu
thốn, thiếu hiện đại và thiếu đồng bộ của cơ sở vật chất cộng thêm năng lực sử dụng các
máy móc hay các thiết bị hiện đại của một bộ phận cán bộ, Điều tra viên, Kiểm sát viên
còn yếu kém cũng là nguyên nhân làm cho quá trình xử lí, giải quyết các vụ việc không
kịp tiến độ.
Hai là, sự tác động tiêu cực từ mặt trái của phát triển kinh tế - xã hội làm gia tăng
tình trạng vi phạm pháp luật và tình trạng phạm tội.
Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và Thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng mang alij những tác động hai chiều. Bên cạnh những ảnh hưởng
tích cực thì còn có những mặt trái tiêu cực tác động đến đời sống tư tưởng của con người.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất cả
nước.
Một mặt, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng là do xuất phát từ nhu cầu của
quá trình phát triển kinh tế - xã hội và tác động ngược lại quá trình đó. Mặt khác, sự
chuyển cư ồ ạt từ nông thôn lên thành thị, sự chuyển cư từ các tỉnh khác tới thành phố
Hồ Chí Minh diễn ra một cách mất kiểm soát, làm mất ổn định trật tự xã hội, gây sức ép
nặng nề lên các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường và tài nguyên. Có thể nói
đô thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về quy
mô và số lượng các điểm quần cư đô thị, sự tập trung dân cư vào các thành phố lớn và
cực lớn, phổ biến rộng rãi lối sống thành thị trong dân cư.

52
Như vậy có thể thấy, quá trình đô thị hóa đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ cho
thành phố, nhưng nó cũng để lại những tiêu cực, tạo ra những hạn chế và đó là một trong
những nguyên nhân làm cho tình trạng tội phạm gia tăng, tính chất các vu việc vô cùng
phức tạp, các đối tượng ngày càng tinh vi, mưu mô, xảo quyệt, với nhiều thủ đoạn, sự
móc nối giữa các đối tượng khá chặt chẽ đã gây khó khăn và qua mắt các lực lượng chức
năng.
Bên cạnh đó, từ thực tiễn hoạt động, cho thấy các băng nhóm hoạt động có tổ
chức theo kiểu xã hội đen có dấu hiệu gia tăng, tình hình tội phạm về ma túy diễn biến
phức tạp, so trước đây loại hình này hoạt động kín kẽ hơn, phương thức giao dịch mua
bán thay đổi một cách tinh vi, trá hình như: hoạt động xe khách chạy hợp đồng đưa đón
khách hàng để thực hiện giao dịch trên xe; thuê sử dụng các chung cư cao cấp để trú ẩn,
mua bán ma túy; vận chuyển ma túy thông qua đường hàng không, đường biển…
Trước tình hình đó, lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy đã sử dụng
nhiều biện pháp nghiệp vụ, đồng thời xây dựng nhiều phương án mới để triệt phá các ổ,
nhóm và đường dây mua bán trái phép chất ma túy, công tác này vô cùng phức tạp và
hết sức nguy hiểm vì các đối tượng đều trang bị vũ khí nóng và sẵn sàng chống trả lực
lượng chức năng khi bị truy bắt hoặc để thanh toán lẫn nhau khi xảy ra mâu thuẫn, tranh
giành địa bàn…
Sự đóng góp sức dân vào việc giữ người ở thành phố Hồ Chí Minh trong những
năm qua có thể thấy có nhiều sự tiến triển tích cực. Tuy nhiên, sự đóng góp và phối hợp
của quần chúng nhân dân với cơ quan điều tra vẫn còn một số hạn chế nhất định. Điều
này một phần là do thiếu sự tin tưởng của nhân dân vào chất lượng của cơ quan Nhà
nước.
Vì vậy, các Cơ quan chức năng của thành phố Hồ Chí Minh cần thiết xây dựng
các phương pháp tối ưu nhằm kêu gọi quần chúng nhân dân. Trong tư tưởng và di sản
Hồ Chí Minh có thể nói chữ “dân” có giá trị thiêng liêng và bền vững.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của Luận văn đã làm rõ được thực trạng áp dụng quy định của BLTTHS
năm 2015 về biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Từ khảo sát các số liệu
53
thực tiễn của việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh, với những phân tích, đánh giá từ các số liệu phản ánh số lượng đối tượng bị giữ
khẩn cấp sau đó ra lệnh bắt, tạm giữ đã thực hiện kể từ khi BLTTHS 2015 được áp dụng,
có thể thấy việc áp dụng các biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp của Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân thành phố đã đạt được những kết quả đáng khích
lệ, chất lượng bắt giữ người được nâng cao, đảm bảo đúng người đúng tội và đúng pháp
luật. Dĩ nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế, vướng mắc đáng quan tâm như tình
trạng giữ người phải trả tự do, giữ người sau không xử lý được, hay tình trạng giữ người
khẩn cấp mới chỉ chú trọng tới hiệu quả mà bỏ qua các thủ tục cần thiết... Qua quá trình
phân tích những hạn chế, vướng mắc trong áp dụng biện pháp ngăn chặn giữ người trong
trường hợp khẩn cấp trên địa bàn Thành phố, luận văn đã xác định được các nguyên
nhân cơ bản gây ra những hạn chế, vướng mắc đó. Có thể nói đến các nguyên nhân như
những bất cập còn tồn tại của các quy định của pháp luật, công tác tổ chức, quản lí, điều
hành, năng lực và tinh thần trách nhiệm của cán bộ còn hạn chế. Đây chính là cơ sở để
tác giả đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, vướng mắc trong quy định và áp
dụng quy định về giữ người trong trường hợp khẩn cấp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng
biện pháp ngăn chặn này trong thực tiễn.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP


DỤNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN GIỮ NGƯỜI TRONG TRƯỜNG HỢP
KHẨN CẤP TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Giải pháp lập pháp
Để khắc phục nguyên nhân đã dẫn đến những hạn chế, vướng mắc trong áp dụng
biện pháp ngăn chặn “giữ người trong trường hợp khẩn cấp” đã nêu và phân tích tại
Chương 2 cuả Luận văn. Đồng thời nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật
TTHS về biện pháp ngăn chặn này, theo chúng tôi trên phương diện lập pháp cần phải
tiến hành kịp thời một số công việc sau đây:
- Thứ nhất, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn
áp dụng các quy định trong các chế định cụ thể của BLTTHS trong đó có chế định “biện
pháp ngăn chặn”, trong văn bản hướng dẫn chế định này cần chú ý xác định cụ thể các
tình tiết được sử dụng làm những “căn cứ” xác định người đang chuẩn bị thực hiện tội
54
phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng để xác định một người đang
chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội đủ căn cứ để có thể giữ khẩn cấp người đó một cách
chính xác và cần thiết.
- Có thể đưa ra những tiêu chí cụ thể mà dựa vào đó có thể xác định chính xác căn
cứ khẳng định tội phạm mà một hay nhiều người đang chuẩn bị thực hiện chứa đựng
khả năng thực tế sẽ gây ra hậu quả rất lớn hoặc đặc biệt lớn cho xã hội. Ví dụ: căn cứ
vào ý chí chủ quan của người chuẩn bị có ý định thực hiện các hành vi cấu thành loại
tội xâm hại đến các khách thể quan trọng được luật hình sự bảo vệ như an ninh quốc gia,
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của con người như có hành vi đe dọa
giết người, cướp tài sản... Các căn cứ này do cơ quan có thẩm quyền trực tiếp xác minh
thông qua theo dõi các đối tượng bằng các biện pháp nghiệp vụ, qua kiểm tra, xác minh
các nguồn tin do quần chúng nhân dân cung cấp…
Ngoài ra trong văn bản hướng dẫn cũng cần quy định cho phép người thực hiện
lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp được sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ nếu xảy
ra trường hợp khi thực hiện lệnh giữ người khẩn cấp người bị giữ có hành vi chống trả
người thực hiện lệnh đó và khi thực hiện lệnh giữ người có thể tiến hành khám xét để
tìm kiếm, thu thập dấu vết của tội phạm.
- Thứ hai, sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 110 BLTTHS và một số quy định
khác có liên quan đến biện pháp ngăn chặn “giữ người trong trường hợp khẩn cấp” của
BLTTHS năm 2015. Cụ thể:
Một là, đối với trường hợp khẩn cấp quy đinh tại điểm b khoản 1 Điều 110
BLTTHS 2015 cần quy định rõ hơn về căn cứ để “xét thấy cần ngăn chặn ngay việc
người đó trốn” và điểm c khoản 1 Điều 110 BLTTHS 2015 về căn cứ để “xét thấy cần
ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ” để tránh tình trạng lạm
dụng giữ khẩn cấp. Theo quan điểm của chúng tôi, việc sửa đổi, bổ sung quy định tại
điểm b và c khoản 1 Điều 110 BLTTHS năm 2015 theo hướng quy định cụ thể, rõ ràng
hơn căn cứ để “xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng
cứ” về cơ bản là phù hợp về kĩ thuật lập pháp và thực tiễn thi hành luật.
Vì so với việc “xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy
chứng cứ” thì rõ ràng việc quy định cụ thể các hành vi dùng để xác định căn cứ đó là
“có hành động chuẩn bị trốn hoặc đang trốn; có hành động chuẩn bị tiêu hủy chứng cứ
55
hoặc đang tiêu hủy chứng cứ hoặc cấu kết với người đồng phạm khác để trốn tránh việc
xử lí của pháp luật” sẽ cụ thể, rõ ràng hơn rất nhiều, giúp Cơ quan có thẩm quyền áp
dụng biện pháp giữ người khẩn cấp này có căn cứ chính xác, thấy rõ hơn việc như thế
nào là người đó sẽ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ thông qua các hành vi khách quan như
chuẩn bị trốn, chuẩn bị tiêu hủy chứng cứ hay đang trốn, đang tiêu hủy chứng cứ mà
không còn cơ hội suy diễn ra các lí do khác dẫn đến việc Cơ quan có thẩm quyền cho
rằng xét thấy cần ngăn chặn người đó trốn hay tiêu hủy chứng cứ để hạn chế việc lạm
dụng giữ người không cần thiết.
Có thể bổ sung vào điểm b khoản 1 Điều 110 một đoạn có nội dung chochi tiết
hóa căn cứ xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn như sau: Căn cứ cho rằng
người đó trốn được xác định thông qua các hành vi cụ thể của họ như đang có hành động
chuẩn bị trốn hoặc đang trốn;
Có thể bổ sung vào điểm b khoản 1 Điều 110 một đoạn có nội dung chi tiết hóa
căn cứ xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó tiêu hủy chứng cứ như sau: căn cứ
xác định người đó tiêu hủy chứng cứ là có hành động chuẩn bị tiêu hủy chứng cứ hoặc
đang tiêu hủy chứng cứ hoặc cấu kết với người đồng phạm khác để trốn tránh việc xử lí
của pháp luậtxóa dấu vết của tội phạm, tiêu hủy vật chứng của vụ án. Nếu sửa đổi, bổ
sung như vậy thì khoản 1 Điều 110 BLTTHS sẽ có nội dung sau:
Khi thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ người:
- Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm
trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
- Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội
phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét
thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
Căn cứ cho rằng người đó trốn được xác định thông qua các hành vi cụ thể của họ
như đang có hành động chuẩn bị trốn hoặc đang trốn;
- Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên
phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay
việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

56
Căn cứ xác định người đó tiêu hủy chứng cứ là có hành động chuẩn bị tiêu hủy chứng
cứ hoặc đang tiêu hủy chứng cứ hoặc cấu kết với người đồng phạm khác để xóa dấu
vết của tội phạm, tiêu hủy vật chứng của vụ án.
Một là, đối với những mâu thuẫn, bất cập về kỹ thuật lập pháp trong quy định
tại Điều 110 BLTTHS (quy định trong cùng điều luật một biện pháp ngăn chặn độc lập
và một trường hợp cụ thể của biện pháp ngăn chặn khác như đã phân tích ở Chương 2),
chúng tôi cho rằng có thể lựa chọn một trong hai phương án khắc phục như sau:
Phương án một, tách Điều 110 BLTTHS năm 2015 thành hai điều luật độc lập,
một điều quy định về biện pháp ngăn chặn “giữ người trong trường hợp khẩn cấp”, một
điều quy định về “bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp”. Nếu theo phương án
này tất yếu sẽ phá vỡ tính ổn định của BLTTHS mới được thông qua. Bởi lẽ, sẽ phải
thêm một điều luật mới xen giữa các điều luật quy định về giữ người trong trường hợp
khẩn cấp (Điều 110) và tạm giữ (Điều 117), đồng thời phải chuyển một số nội dung liên
quan đến bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp từ Điều 110 sang điều luật mới bổ
sung;
Phương án hai, giữ nguyên cơ cấu về nội dung của Điều 110 nhưng sửa đổi, bổ
sung vào tên của điều luật bằng việc thêm cụm từ “ và bắt người bị giữ trong trường
hợp khẩn cấp” vào sau cụm từ “giữ người trong trường hợp khẩn cấp”. Nếu theo
phương án này sẽ không phá vỡ tính ổn định của BLTTHS mới được thông qua do không
phải thêm một điều luật mới xen giữa các điều luật quy định về “giữ người trong trường
hợp khẩn cấp” (Điều 110) và “tạm giữ” (Điều 117). Ngoài ra, cũng không cần phải
chuyển một số nội dung liên quan đến bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp từ
Điều 110 sang điều luật mới bổ sung. Theo phương án này, nội dung của điều luật không
thay đổi và Điều 110 BLTTHS sẽ có tên gọi như sau:
Điều 110. Giữ người trong trường hợp khẩn cấp và bắt người bị giữ trong trường
hợp khẩn cấp.
Hai là, đối với bất cập trong quy định tại khoản 2 Điều 117 về thẩm quyền ra
quyết định tạm giữ (mâu thuẫn với quy định tại đoạn 2 khoản 4 Điều 110 BLTTHS,
chúng tôi cho rằng chỉ cần thêm vào khoản 2 Điều này cụm từ “điểm a và b” vào sau
cụm từ “Những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người quy định tại” là đã khắc phục
được sự không thống nhất giữa Điều 110 và Điều 117 về thẩm quyền ra quyết định tạm
57
giữ và thẩm quyền ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Cụ thể, khoản 2
Điều 117 sẽ có nội dung sau: “Những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người quy định
tại điểm a và b khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra quyết định tạm giữ”.
Ngoài ra, quy định của BLTTHS về những việc mà cơ quan điều tra, cơ quan
khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và những người có thẩm
quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải làm sau khi giữ người cũng đã
làm nảy sinh những thắc mắc. Cụ thể, khoản 4 Điều 110 BLTTHS quy định: “Trong
thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ
trong trường hợp khẩn cấp thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a và
điểm b khoản 2 Điều này phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả
tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi
ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền kèm theo tài liệu
liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn”. Theo quy định này thì trong thời hạn
12 giờ, sau khi cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc cơ quan điều tra nhận người
bị giữ trong trường hợp khẩn cấp từ người có thẩm quyền ra lệnh giữ người (quy định
tại điểm c khoản 2 Điều 110) phải lần lượt làm những việc như sau: lấy lời khai của
người bị giữ và người có thẩm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp quy
định tại điểm a và b Điều 110 BLTTHS ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ
hoặc trả tự do ngay cho người đó. Vấn đề đặt ra ở đây là, việc lấy lời khai người bị giữ
có mục đích nhằm làm sáng tỏ lý do dẫn đến việc họ bị giữ trong trường hợp khẩn cấp
để nếu thấy có căn cứ thì ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho họ. Vậy việc bắt người
bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được thực hiện vào thời điểm nào, trước khi ra quyết
định tạm giữ hay sau khi ra quyết định tạm giữ hoặc ra đồng thời với quyết định tạm giữ
mới là hợp lý? Nếu theo quy định hiện hành của BLTTHS thì việc ra lệnh bắt người bị
giữ trong trường hợp khẩn cấp sẽ được đưa ra sau khi ra quyết định tạm giữ (ngay cả
trường hợp lệnh bắt được ban hành đồng thời với quyết định tạm giữ thì cũng là sau khi
ra quyết định tạm giữ rồi mới ra lệnh bắt). Nếu hiểu như vậy thì đối tượng của bắt người
trong trường hợp này không phải là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp như quy
định của điều luật mà là người bị tạm giữ theo quy định tại Điều 59 BLTTHS. Do đó,
58
bắt người khi đã có quyết định tạm giữ họ thì không còn là bắt người bị giữ trong trường
hợp khẩn cấp nữa mà là bắt người bị tạm giữ. Nếu ra lệnh bắt người bị giữ trong trường
hợp khẩn cấp ngay sau khi giữ họ hoặc ngay sau khi tiếp nhận người bị giữ thì đối tượng
của bắt người lúc này mới là người bị giữ khẩn cấp như quy định tại Điều 109 BLTTHS.
Từ những lý do trên, chúng tôi cho rằng điều luật cần có sự sửa đổi theo hướng
sắp xếp lại thứ tự công việc mà cơ quan điều tra, cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra phải làm sau khi giữ người hoặc nhận người bị bắt trong
trường hợp khẩn cấp cho thống nhất với các quy định tại Điều 109 BLTTHS về trường
hợp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Cụ thể, sau khi lấy lời khai người bị
giữ trong trường hợp khẩn cấp, nếu có lý do để tạm giữ người này thì các cơ quan (người
có thẩm quyền quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều 110) phải ra lệnh bắt người bị giữ
đó trước rồi mới ra quyết định tạm giữ. Trong trường hợp không có lý do để tạm giữ thì
trả tự do cho họ. Quy định như vậy mới phù hợp với quy định của Hiến pháp (Khoản 2
Điều 20) cũng như BLTTHS (Điều 10)18. Đồng thời cũng thể hiện sự tôn trọng quyền
con người, quyền của cá nhân. Việc bắt người trong trường hợp này cần có sự phê chuẩn
của Viện kiểm sát còn quyết định tạm giữ thì không cần phê chuẩn. Việc quy định như
vậy cũng là hợp lý vì nếu sau khi ra quyết định tạm giữ rồi mới ra lệnh bắt thì đó là sự
không phù hợp với thực tế đã diễn ra là nếu chưa bắt được người đó không thể tạm giữ
họ được19. Nếu sửa đổi như vậy thì đối tượng tạm giữ quy định tại khoản 1 Điều 117
BLTTHS cũng cần xác định lại cho chính xác20. Thay vì “Tạm giữ có thể áp dụng đối
với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp…” cần sửa đổi thành “Tạm giữ có thể áp
dụng đối với người bị bắt trong trường hợp bị giữ khẩn cấp…” mới bảo đảm sự thống
nhất trong quy định của BLTTHS và giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người và
tạm giữ.

18
Khoản 2 Điều 20 Hiến pháp năm 2013: “…Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết
định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang…”; Điều 10 BLTTHS năm
2015: “… Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ
trường hợp phạm tội quả tang”.

19
Vũ Gia Lâm, Biện pháp ngăn chặn “giữ người trong trường hợp khẩn cấp” theo quy định của BLTTHS năm
2015, Tạp chí Kiểm sát, số 01 – 2019, tr. 19 – tr 26.
20
Khoản 1 Điều 117 quy định: Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị
bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định
truy nã.
59
3.2. Các giải pháp khác
- Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ
cán bộ Kiểm sát viên, Điều tra viên
Giữ người trong trườn hợp khẩn cấp có ý nghĩa quan trọng, bảo đảm cho hoạt
động của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc kịp thời phát hiện, xử lý đúng người, đúng
tội, áp dụng đúng pháp luật. Tuy nhiên, để có được kết quả đó, trước hết việc bắt, giữ
người phải được thực hiện có hiệu quả. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể:
- Thứ nhất: chú trọng phát triển kinh tế - xã hội luôn đi kèm với việc tăng cường giám sát,
xử lý các tụ điểm khả nghi, kinh doanh trá hình. Tăng cường công tác điều tra, truy tố,
xét xử tội phạm nhằm giáo dục và phòng ngừa chung.
- Thứ hai: thực hiện nghiêm túc về chế độ thông tin, báo cáo các cấp, các ngành, các đơn
vị liên quan để đảm bảo công tác tổng hợp, báo cáo phụ vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo.
- Thứ ba: tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo cho các cơ quan tư pháp có đủ điều
kiện hoàn thành nhiệm vụ; tăng cường công tác đào tạo, xây dựng lực lượng trong việc
tổ chức bắt, giữ người. Tăng kinh phí, trang thiết bị phục vụ việc áp dụng biện pháp bắt
giữ người được hiệu quả. Không ngừng áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm nắm
bắt thông tin nhanh chóng, chính xác và xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, với chức năng riêng của mình trong việc áp dụng các biện pháp
ngăn chặng, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân các cấp ở thành phố Hồ Chí Minh
nói riêng cũng như cơ quan có thẩm quyền trong cả nước nói chung cần phải tiếp tục
nâng cao ý thức, trách nhiệm, cu thể:
+ Đối với Cơ quan điều tra, để đảm bảo việc giữ người có hiệu quả cao nhất,
người có thẩm quyền mà trực tiếp là Thủ trưởng, phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, Điều
tra viên trực tiếp thi hành phải xem xét, cân nhắc, đánh giá một cách cẩn trọng nhằm
đảm bảo hoạt động giữ người phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đối tượng giữ,
điều kiện (căn cứ) giữ, thủ tục giữ… Muốn như vậy thì phải xác định đúng đói tượng,
đánh giá căn cứ giữu người.
Để giải quyết những vấn đề này, trước hết phải tiến hành các hoạt động nghiên
cứu về đối tượng bị bắt giữ, nhằm xác định đối tượng đó thuộc loại nào, có tiền án, tiền
sự không, tính chất manh động, tình hình địa bàn nơi diễn ra việc bắt giữ… Đối với
trường hợp vụ án có đồng phạm, việc bắt giữ người càng trở nên khó khăn hơn bởi quyết
60
định bắt giữ đối tượng này hay đối tượng khác cần phải được cân nhắc, xem xét kĩ lưỡng,
tránh gây rung cây động rừng… Tất cả những điều đó phụ thuộc vào hoàn toàn vào nhận
thức, khả năng phân tích, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trực tiếp tiến hành
bắt giữ người. Vì vậy, Điều tra viêm phải đáp ứng đủ theo các tiêu chuẩn cần thiết quy
định tại Điều 46, Điều 49 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015.
+ Viện kiểm sát nhân dân với chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật hoạt động
bắt, giam, giữ người của Cơ quan điều tra nhằm đảm bảo việc bắt, giam, giữ người đúng
pháp luật. muốn hoạt động này có hiệu quả, bảo đảm pháp chế, bảo vệ quyền con người
trong áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, cần nâng cao ý thức trách
nhiệm của Kiểm sát viên trong việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu tỉ mỉ, chặt chẽ để kịp thời
phát hiện những vi phạm, thiếu sót, hạn chế mức thấp nhất tỷ lệ bắt giữ hình sự sau phải
trả tự do. Việc làm này vô cùng quan trọng, đảm bảo Viện kiểm sát luôn song hành với
cơ quan điều tra trong quá trình điều tra, làm rõ tội phạm, phối hợp chặt chẽ với các Cơ
quan điều tra để tìm giải pháp phát hiện, xử lý tội phạm khẩn trương nhất, đầy đủ nhất.
Khi phát hiện một thiếu sót, hạn chế trong quá trình điều tra, cần coi đó là thiếu sót, hạn
chế của chính mình, để cùng Cơ quan điều tra tìm ra biện pháp khắc phục, kiên quyết
không phê chuẩn đối với những quyết định tố tụng vi phạm pháp luật hoặc không có căn
cứ. Mặt khác, Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ các căn cứ áp dụng biện pháp ngăn
chặn nói chung, biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp nói riêng, tránh tình
trạng buông xuôi theo quan điểm của Điều tra viên, luôn luôn chủ động phối hợp thực
hiện với các Điều tra viên, bám sát tiến độ điều tra để đề ra yêu cầu điều tra có chất
lượng; yêu cầu Điều tra viên phải nhanh chóng, nghiêm túc thực hiện các yêu cầu điều
tra nhằm khẩn trương thu thập chứng cứ, đảm bảo cho việc tiến hành bắt, giữ người
đúng đối tượng, đúng pháp luật. Cần bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát
viên theo hướng dẫn cụ thể hơn, đề cao vai trò, trách nhiệm cá nhân của Kiểm sát viên
khi thực hiện nhiệm vụ theo đúng tinh thần của Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005
của Bộ Chính trị.
- Đổi mới công tác tổ chức, quản lý chỉ đạo điều hành trong áp dụng biện pháp
nghiệp vụ, biện pháp ngăn chặn.
Hiệu quả công tác áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp trong
TTHS ở thành phố Hồ Chí Minh phụ thuộc rất nhiều vào sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng
61
dẫn của các ngành chức năng, nhất là trong hệ thống Cơ quan điều tra. Bên cạnh đó,
chất lượng công tác kiểm sát, việc tuân theo pháp luật của cơ quan Viện kiểm sát cũng
đóng góp một vai trò nhất định trong việc đảm bảo tính đúng đắn và hợp pháp của việc
áp dụng biện pháp này. Vì vậy, tăng cường và đổi mới công tác chỉ đạo điều hành, đổi
mới tổ chức là một giải pháp có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong tình hình mới, để nâng cao chất lượng giữ người, nhất là trong trường hợp
khẩn cấp, phục vụ cho việc giải quyết các vụ án nhanh chóng, thuận lợi thì cần tiếp tục
hoàn thiện hệ thống pháp luật, kết hợp các giải pháp về tổ chức, đào tạo, nâng cao năng
lực, tuyên truyền pháp luật, xây dựng quan hệ phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan tiến
hành tố tụng, giữa các cơ quan điều tra với quần chúng nhân dân. Trên cơ sở khảo sát
thực tiễn áp dụng quy định của BLTTHS năm 2015 về giữ người trong trường hợp khẩn
cấp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua (từ khi BLTTHS năm
2015 có hiệu lực thi hành) cũng như xác định nguyên nhân của những hạn chế, vướng
mắc trong thực tiễn áp dụng quy định và biện pháp ngăn chặn này, chúng tôi đã đề xuất
hai nhóm giải pháp nhằm nâg cao hiệu quả áp dụng biện pháp “giữ người trong trường
hợp khẩn cấp” tại Chương 3 của Luận văn, đó là:
1. Giải pháp lập pháp: bao gồm các kiến nghị về triển khai thi hành các quy định
của BLTTHS về chế định biện pháp ngăn chặn trong đó tập trung vào hướng dẫn áp
dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp; kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy
định tại Đièu 110 BLTTHS và một số điều luật khác có liên quan theo hướng cụ thể, rõ
ràng và chính xác hơn nhằm vừa đảm bảo sự thống nhất về lập pháp vừa nâng cao tính
khả thi, hiệu quả khi áp dụng.
2. Giải pháp khác như đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo điều hành thực hiện
nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm quyền; gải pháp về con người, điều kiện cơ sở vật
chất, chế độ đãi ngộ đối với người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nhằm phát huy năng
lực chuyên môn, nâng cao trình độ ngiệp vụ và sự chủ động, tinh thần trách nhiệm của
người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong áp dụng biện pháp ngăn chặn nói chung và
giữ người trong trường hợp khản cấp nói riêng.
62
KẾT LUẬN
Biện pháp ngăn chặn giữ người trong trường hợp khẩn cấp là một trong những
biện pháp có ý nghĩa quan trọng nhằm ngăn chặn tội phạm, xử lí người phạm tội và giải
quyết nhanh chóng, hiệu quả các vụ án hình sự. Luận văn đã làm rõ được một số vấn đề
lý luận của biện pháp ngăn chặn giữ người trong trường hợp khẩn cấp, nêu và phân tích
các quy định của Pháp luật tố tụng hình sự hiện hành (BLTTHS) về biện pháp ngăn chặn
giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo các tiêu chí cụ thể, trên cơ sở đó đã xác định:
giữ người trong trường hợp khẩn cấp là một trong những BPNC được thực hiện, luôn
gắn liền với sự tác động và hạn chế quyền tự do cá nhân của đối tượng áp dụng, được
áp dụng trong TTHS nhằm mục đích là ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa người phạm tội
trốn tránh pháp luật hoặc có hành vi gây cản trở điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình
sự hoặc tiếp tục phạm tội. Giữ người trong trường hợp khẩn cấp có nhiều điểm khác biệt
so với các trường hợp giữ người còn lại về đối tượng áp dụng, thủ tục áp dụng, văn bản
tố tụng… Các vấn đề lí luận cũng như quy định của luật tố tụng hình sự đã nêu được
vận dụng để xem xét, đánh giá thực tiễn áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp
khẩn cấp ở thành phố Hồ Chí Minh.
Từ khảo sát, phân tích, đánh giá các số liệu phản ánh số lượng đối tượng bị giữ
khẩn cấp sau đó ra lệnh bắt, tạm giữ đã thực hiện kể từ khi BLTTHS 2015 được áp dụng,
có thể thấy việc áp dụng các biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp của Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những kết
quả đáng khích lệ, chất lượng bắt giữ người được nâng cao, đảm bảo đúng người đúng
tội và đúng pháp luật. Bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế, vướng mắc đáng quan tâm
và luận văn đã xác định được các nguyên nhân cơ bản của những tồn tại đó như: những
mặt bất cập của các quy định của pháp luật, công tác tổ chức, quản lí, điều hành, năng
lực và tinh thần trách nhiệm của cán bộ còn hạn chế. Từ đó, chúng tôi đề xuất các giải
pháp, trong đó theo chúng tôi quan trọng nhất là giải pháp lập pháp nhằm khắc phục hạn
63
chế, vướng mắc trong quy định và áp dụng quy định về giữ người trong trường hợp khẩn
cấp để nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn này trong thực tiễn.
Tóm lại, BLTTHS năm 2015 quy định biện pháp ngăn chặn “Giữ người trong
trường hợp khẩn cấp” đã phản ánh rõ nét sự tiến bộ về mặt nhận thức cũng như kỹ thuật
lập pháp của các nhà làm luật. Những thay đổi quan trọng về căn cứ, thẩm quyền và
trình tự, thủ tục áp dụng có ý nghĩa, vai trò to lớn trong công tác đấu tranh phòng chống
tội phạm. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng đã bộc lộ những thiếu sót dẫn đến quá trình
thực hiện gặp khó khăn, vướng mắc. Những vấn đề hạn chế đó cần được điều chỉnh kịp
thời để phát huy hết hiệu quả của biện pháp này.

64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Anh, Phan Trung Hoài (2018), Bình luận khoa học BLTTHS năm
2015, NXB Chính trị quốc gia sự thật.
2. Nguyễn Hòa Bình (2016), Những nội dụng mới trong BLTTHS năm 2015, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Nguyễn Mai Bộ (1997), Những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, NXB
Chính trị quốc gia.
4. Nguyễn Mai Bộ (2004), Biện pháp ngăn chặn, khám xét và kê biên tài sản trong
bộ luật tố tụng hình sự, NXB Tư pháp.
5. Thư viện Pháp luật điện tử.
6. Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh.
7. Báo Nhân dân điện tử.
8. Báo Thái Bình.
9. Bản tin 113 online, truyền hình Công an nhân dân - ANTV.
10. Bộ luật hình sự năm 2015.
11. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
12. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
13. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (2009), Giáo trình lý luận
và pháp luật về quyền con người, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
14. Lê Huỳnh Tấn Duy (2020), Một số sửa đổi, bổ sung phần “Những quy định
chung” BLTTHS 2015, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, số 04, tr. 41 – 48.
15. Bùi Kiện Điện (2010), Quyền con người trong tố tụng hình sự và việc sửa đổi Bộ
luật tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam,
NXB Trường Lao Động, Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Hoàng Huế (2016), Biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp
theo pháp luật TTHS Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hà Nội, luận văn Thạc sĩ,
Học Viện Khoa học xã hội.
65
17. Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự (2018), Bình luận khoa học BLTTHS năm 2015,
NXB Lao Động, Hà Nội.
18. Vũ Gia Lâm (2019), Biện pháp ngăn chặn “giữ người trong trường hợp khẩn cấp”
theo quy định của BLTTHS năm 2015, Tạp chí Kiểm sát, số 01, tr. 19 – 26.
19. Vũ Gia Lâm (2017), Những nội dung mới của BLTTHS năm 2015, NXB Tư Pháp.
20. Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 “Về nhiệm vụ trong tâm công tác tư
pháp trong thơi gian tới” của Bộ Chính trị.
21. Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 “Về chiến lươc cải cách tư pháp đến
năm 2020” của Bộ Chính trị.
22. Đỗ Thị Phượng (2002), Bắt tạm giữ, tạm giam và giám sát bị can, bị cáo chưa
thành niên, Tạp chí Luật học, số 3, tr. 26 – 31.
23. Mai Hồng Quỳ (2018), Giáo trình pháp luật đại cương, NXB Đại học Sư phạm.
24. Nguyễn Đức Thuận (2008), Về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy
định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Tạp chí Luật học, số 7, tr. 72-80.
25. Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 19/10/2018
“Về quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát trong việc thực
hiện một số quy định của BLTTHS 2015”.
26. Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, NXB
Tư pháp.
27. Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam,
NXB Công an nhân dân.
28. Trường Đại học quốc gia Hà Nội (2019), Khoa Luật – Giáo trình Luật TTHS Việt
Nam, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
29. Từ điển Luật học (1999), NXB Bách Khoa Việt Nam.
30. Từ điển tiếng Việt (2006), NXB Bách Khoa Việt Nam.
31. Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử.

66

You might also like