« Home « Kết quả tìm kiếm

Biển động chất lượng môi trường nước và thành phần loài Tảo, Vi khuẩn lam Hồ Thiện Quang, Hà Nội từ năm 2000 - 2010


Tóm tắt Xem thử

- Hồ Thiền Quang là một hồ đẹp giữa lòng Hà Nội.
- Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh chóng, hồ Thiền Quang cũng như một số hồ khác ở Hà Nội đã bị ô nhiễm nghiêm trọng.
- Với mục tiêu cải tạo nước hồ, cuối năm 2003 theo Quyết định số 6835/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội, hồ Thiền Quang đã được nạo vét và làm kè hồ..
- Sau năm 2003, nhóm tác giả đã thực hiện 2 đề tài nghiên cứu về hồ Hà Nội, đó là đề tài “Áp dụng Lê Thu Hà, Nguyễn Thùy Liên Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN.
- BIẾN ĐỘNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ THÀNH PHẦN LOÀI TẢO, VI KHUẨN LAM HỒ THIỀN QUANG, HÀ NỘI TỪ NĂM .
- phương pháp phân tích ma trận trong quan trắc và đánh giá chất lượng nước một số hồ Hà Nội”.
- thực hiện năm 2005 và đề tài “Ứng dụng chương trình phân tích đa biến TWINSPAN trong nghiên cứu mối tương quan giữa chất lượng môi trường nước và mức độ đa dạng sinh học của sinh vật thủy sinh một số hồ Hà Nội” thực hiện trong 2 năm 2005-2006.
- Đến năm 2010, nhóm tác giả tiếp tục nghiên cứu về hồ Hà Nội với đề tài “Nghiên cứu sự vận chuyển kim loại nặng thông qua chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái một số hồ tự nhiên ở Hà Nội”.
- Kết quả nghiên cứu của các đề tài nói trên là cơ sở dữ liệu để phân tích và đánh giá biến động chất lượng môi trường nước hồ Thiền Quang trong khoảng thời gian ngoài ra còn cho thấy hiệu quả của việc nạo vét và kè hồ đối với chất lượng môi trường nước hồ..
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Nghiên cứu được thực hiện tại hồ Thiền Quang, Hà Nội.
- Số liệu thủy lý hóa và thành phần loài tảo, vi khuẩn lam của các năm 2001 đến năm 2009 được tổng hợp từ các nghiên cứu của các tác giả khác đã công bố.
- Số liệu năm 2010 được phân tích theo các phương pháp dưới đây:.
- l Mẫu nước được thu tại các ao nghiên cứu theo phương pháp trong “QCVN-08.2008.
- Các thông số NH 3 , NO 3 , BOD 5 , COD được phân tích tại Phòng Thí nghiệm Sinh thái học và Sinh học Môi trường, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên..
- l Hàm lượng kim loại nặng trong nước và bùn đáy được phân tích bằng phương pháp phân tích quang phổ tại Phòng Phân tích Thí nghiệm Tổng hợp Địa lý, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam..
- l Mẫu tảo và vi khuẩn lam được thu bằng lưới vớt thực vật nổi số 64.
- Các mẫu thực vật nổi được cố định bằng phooc-môn 4%, và định loại tại PTN Bộ môn Thực vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên..
- KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Chất lượng môi trường nước.
- Số liệu tổng hợp các thông số thủy lý hóa và kim loại nặng trong nước của hồ Thiền Quang được thể hiện trong Bảng 1..
- Thông số thủy lý hóa và kim loại nặng của nước hồ Thiền Quang từ 2001 đến 2010.
- Số liệu các năm và 2009 được tổng hợp từ Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường và Viện Sinh thái.
- Tài nguyên Sinh vật (2003).
- Số liệu Bảng 1 và các đồ thị trong Hình 1 cho thấy giai đoạn trước khi nạo vét: năm 2001-2003 chất lượng môi trường nước hồ Thiền Quang ô nhiễm nặng.
- Hầu hết các thông số thủy lý hóa đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TCVN-5492).
- Hàm lượng một số kim loại nặng như Cd, Pb và Hg trong giai đoạn này cũng đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép..
- Sau khi nạo vét hồ năm 2003, chất lượng môi trường nước được cải thiện đáng kể.
- Số liệu năm 2005 cho thấy: tất cả các thông số thủy lý hóa đều nằm trong giới hạn cho phép, hàm lượng ôxy hòa tan cao từ 8 đến 11 mg/l, BOD và COD đều thấp hơn TCVN-5492..
- Tuy nhiên, 4 năm sau nạo vét, số liệu năm 2007 cho thấy nước hồ lại bị ô nhiễm trở lại và có xu thế tăng dần.
- Đặc biệt đến năm 2010, một số chỉ tiêu thủy lý hóa của nước hồ đã cao hơn TCVN nhiều lần.
- Biến động của các thông số DO (a).
- Pb (d) và Hg (e) của môi trường nước hồ Thiền Quang từ 2001 đến 2010.
- Năm 2003.
- Năm 2005.
- Thành phần loài tảo và vi khuẩn lam hồ Thiền Quang TT.
- Thành phần loài tảo và vi khuẩn lam.
- Thành phần loài tảo và vi khuẩn lam tại hồ Thiền Quang của các năm và 2010 được thể hiện ở Bảng 2..
- Trong thời gian từ 2003 đến 2010, thành phần và số lượng loài tảo và vi khuẩn lam hồ Thiền Quang có sự biến động khá lớn (Hình 2)..
- Ghi chú: Số liệu năm 2003 tham khảo từ Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường và Viện Sinh thái Tài nguyên Sinh vật (2003).
- Biến động số lượng loài tảo và vi khuẩn lam của hồ Thiền Quang .
- Năm 2003 Năm 2005 Năm 2010.
- Số loài và dưới loài tảo và vi khuẩn lam của các ngành theo từng năm.
- Từ năm 2003 đến 2005, số lượng loài tảo và vi khuẩn lam tại hồ tăng nhưng sự sai khác về số loài không lớn (năm 2003 có 27 loài và dưới loài, năm 2005 có 35 loài và dưới loài).
- Tuy nhiên, số lượng loài sụt giảm đáng kể vào năm 2010, chỉ còn khoảng ½ so với năm 2005.
- Bên cạnh sự biến động về số lượng loài và dưới loài, thành phần loài cũng có sự thay đổi đáng kể (Hình 2 và Bảng 3)..
- Trong số 5 ngành tảo và vi khuẩn lam được ghi nhận tại hồ Thiền Quang qua các năm và 2010, ngành Vi khuẩn lam (Cyanobacteriophyta, tập trung vào các chi Merismopedia và Oscillatoria), ngành tảo Silic (Bacillariophyta) và ngành tảo Lục (Chlorophyta) xuất hiện ở cả 3 năm.
- Ngành Cryptophyta không thấy có trong năm 2003 và ngành tảo Mắt (Euglenophyta) không gặp vào năm 2005..
- Năm 2005 là năm có sự đa dạng về thành phần loài tảo và vi khuẩn lam nhất với 35 loài và dưới loài, trong đó tảo Silic (Bacillariophyta) và tảo Lục (Chlorophyta) khá phong phú và chiếm ưu thế, số lượng loài của 2 ngành này cũng tăng so với năm 2003.
- Điều này cho thấy chất lượng nước hồ được cải thiện tốt hơn từ năm 2003 đến năm 2005..
- Trong năm 2010, số lượng loài và dưới loài của phần lớn ngành tảo và vi khuẩn lam có sự suy giảm đáng kể, đặc biệt là ngành tảo Lục (Chlorophyta) (từ 11 và 13 loài vào năm 2003 và 2005 giảm chỉ còn 1 loài vào năm 2010).
- Những biến đổi trong thành phần loài này cho thấy chất lượng nước hồ đang suy giảm..
- Thông số thủy lý hóa và thành phần loài tảo, vi khuẩn lam cho thấy chất lượng nước hồ được cải thiện tốt lên sau từ năm 2003 đến năm 2005.
- Tuy nhiên, từ năm 2005 đến năm 2010, chất lượng nước hồ lại bắt đầu ô nhiễm, với xu thế ngày càng tăng dần..
- Từ sau khi nạo vét đến nay hàm lượng một số kim loại nặng trong nước đã giảm đi đáng kể và nằm trong giới hạn cho phép..
- Số lượng và thành phần loài tảo và vi khuẩn lam hồ Thiền Quang có sự biến động cả về số lượng và thành phần loài qua các năm và 2010..
- Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008.
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08: 2008/BTNMT)..
- Chất lượng môi trường nước, thành phần loài tảo và vi khuẩn lam các hồ Thành Công, Hai Bà Trưng, Thuyền Quang, Hà Nội.
- Hội nghị toàn quốc “Những vấn đề Nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống”..
- Đánh giá chất lượng nước một số hồ Hà Nội bằng phương pháp phân tích ma trận.
- Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, T.XXI..
- Đa dạng sinh vật nổi và chất lượng môi trường nước một số hồ Hà Nội, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà N ộ i, S ố 23, No.15..
- Phân loại Vi khuẩn lam ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội..
- Phân loại bộ Tảo lục (Chlorococcales), NXB Nông nghiệp, Hà Nội..
- Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (Trung tâm Khoa học Tự nhiên &.
- Báo cáo tổng hợp Dự án “Hiện trạng chất lượng môi trường nước một.
- Chính vì thế đây là khu vực có nhiều nét đặc sắc về địa chất, kiến tạo, địa hình địa mạo, tài nguyên đa dạng sinh học, đặc biệt là thủy sinh vật..
- Phan Văn Mạch Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật