Academia.eduAcademia.edu
 Điện thế tổn thương xuất ở bất kỳ cơ thể sống nào giữa vùng bị tổn thương và không bị tổn thương. Vùng bị tổn thương tích điện âm so với vùng không bị tổn thương. Đặc điểm của điện thế tổn thương là cố định về hướng. Giá trị của điện thế tổn thương giảm theo thời gian và nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Trạng thái sinh lý của tế bào và mô; mức độ tổn thương.         Điện thế tổn thương ở thực vật có đăc điểm là giảm rất nhanh rồi sau đó biến mất và sau đó xảy ra hiện tượng đảo cực, sở dỉ như vậy vì mô thực vật cấu tạo bởi các tế bào có kích thước nhỏ, dạng cầu dể bị tổn thương nặng và tử vong sớm. Hiện tượng đảo cực là do sản phẩm tạo thành khi mô chết gây nên. Điện thế tổn thương *Điện thế tổn thương của các đối tượng động vật Điện thế tổn thương xuất hiện ở bất kỳ tế bào sống nào giữa vùng bị tổn thương và vùng không bị tổn thương. Nguyên nhân tổn thương có thể là cơ học (cắt ép), nhiệt (bỏng, đốt, làm lạnh), hoá học (axít và kiềm). -Đặc điểm của dòng điện tổn thương là cố định về hướng. -Giá trị điện thế giảm chậm theo thời gian. -Giá trị điện thế còn phụ thuộc vào điều kiện vật lý và phương pháp xác định. Vì vậy không thể dựa trên số liệu về giá trị tuyệt đối của điện thế tổn thương để so sánh hoặc rút ra một kết luận cụ thể nào về tính chất điện của chúng. Ảnh hưởng của các điều kiện sinh lý rất khó xác định tính chất của sự tổn thương. Mỗi đối tượng với từng vết thương gây phản ứng khác nhau. Thay đổi trạng thái sinh lý liên quan đến trạng thái chức năng của mô. Chức năng của mô bị phá huỷ khi cường độ trao đổi chất bị giảm đột ngột, bị đói hoặc bị tổn thương. Nghiên cứu mô, cơ tách rời tức là chính chúng đã chuyển sang trạng thái sinh lý khác nhau. *Điện thế tổn thương của các đối tượng thực vật. Ở thế kỷ 19 người ta đã thấy đối tượng thực vật cũng tạo điện thế, tính chất điện của thực vật cũng giống động vật. +Vùng bị tổn thương đều có điện tích âm so với vùng không bị tổn thương. (Nó có giá trị khoảng 20-120mV). +Điện thế tổn thương giảm nhanh, sau đó biến mất và đảo cực. Điện thế tổn thương tồn tại trong một thời gian ngắn vì các mô thực vật cấu tạo từ các tế bào có kích thước nhỏ, dạng cầu dễ bị tổn thương nặng và tử vong sớm. Hiện tượng đảo cực là do sản phẩm tạo thành khi mô bị chết gây nên. Vì nếu gây tổn thương lại thì điện thế tổn thương lại như cũ. +Điện thế tổn thương mang tính chất cục bộ : khi đốt vào vùng nhỏ của lá, nếu xác định điện thế tổn thương của càng xa nơi bị tổn thương E tt càng nhỏ. * Các yếu tố ảnh hưởng đến điện thế tổn thương a.Ảnh hưởng của oxy. Hình thành điện thế tổn thương liên quan đến hiện tượng hô hấp của mô, trong điều kiện thiếu oxy giá trị điện thế tổn thương giảm dần. 7 b.Các loại gây độc. Các loại gây độc đều ức chế điện thế tổn thương. Các cơ quan tách ra ở trạng thái gần chết. c.Anh hưởng của nhiệt độ. Khi tăng hay giảm nhiệt độ thì điện thế tổn thương cũng tăng hoặc giảm theo. Đối với các đối tượng thực vật, điện thế tổn thương phụ thuộc vào vị trí, mức độ tổn thương, nhiệt độ, tác dụng hoá học, quá trình trao đổi chất trong hệ. Tóm lại, bản chất của hiện tượng điện hệ động vật và thực vật có nguồn gốc hoá lý giống nhau. Bảng 6.1: Giá trị điện thế tổn thương của một số cơ quan và mô Cơ cánh của một số côn trùng 80 - 90 mV Cơ dép của ếch 40 - 80 mV Cơ vân ống dẫn nước tiểu của chó. 1 - 3mV Dây thần kinh có mielin của ếch 20 - 30 mV 2 Xem nội dung đầy đủ tại:https://123doc.org//document/2365837-die-n-the-sinh-ho-c.htm