« Home « Kết quả tìm kiếm

Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật


Tóm tắt Xem thử

- Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chính phủ ban hành Nghị định Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật 1.
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật là tập hợp các văn bản quy phạm phápluật và văn bản hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là văn bản)dưới dạng văn bản điện tử do Chính phủ thống nhất quản lý, bao gồm các cơ sở dữliệu thành phần: Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật Trung ương và Cơ sở dữ liệu vănbản pháp luật địa phương.
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được xây dựng thống nhất, dùng chungtrên toàn quốc nhằm cung cấp chính xác, kịp thời văn bản phục vụ nhu cầu quản lýnhà nước, phổ biến pháp luật, nghiên cứu, tìm hiểu, áp dụng và thi hành pháp luậtcủa cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Thông tin của văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốcgia về pháp luật 1.
- Văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật: a) Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hànhhoặc phối hợp ban hành và văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủyban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạmpháp luật.
- b) Văn bản hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt văn bản hợpnhất).
- Thông tin cơ bản của văn bản quy phạm pháp luật: a) Số, ký hiệu, trích yếu, nội dung văn bản, loại văn bản, cơ quan ban hành, họ vàtên người ký ban hành, chức danh người ký ban hành, ngày ban hành, ngày có hiệu lực,tình trạng hiệu lực.
- b) Văn bản liên quan gồm văn bản làm căn cứ pháp lý ban hành và các vănbản được dẫn chiếu tới trong văn bản.
- c) Quá trình thay đổi hiệu lực của văn bản.
- Thông tin cơ bản của văn bản hợp nhất: a) Số, ký hiệu, trích yếu, nội dung văn bản, loại văn bản hợp nhất, cơ quanhợp nhất, họ và tên người ký xác thực, chức danh người ký xác thực, ngày ký xácthực.
- b) Văn bản được sửa đổi, bổ sung và văn bản sửa đổi, bổ sung.
- Sử dụng văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật Văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được sử dụng chính thứctrong việc quản lý nhà nước, phổ biến pháp luật, nghiên cứu, tìm hiểu, áp dụng vàthi hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Kinh phí bảo đảm việc xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật vănbản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật 1.
- Kinh phí thực hiện việc quản lý, duy trì, cập nhật văn bản trên Cơ sở dữliệu quốc gia về pháp luật cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác ở Trungương.
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được xây dựng tập trung, thống nhất.
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được quản lý chặt chẽ, bảo đảm antoàn, lưu trữ lâu dài.
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được duy trì liên tục, ổn định, thông suốtđáp ứng yêu cầu khai thác và sử dụng văn bản của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật 1.
- Thiết kế cấu trúc Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật phải bảo đảm việc mởrộng và phát triển.
- Bảo đảm an toàn Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật 1.
- Mã hóa đường truyền Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
- Cấp, thu hồi tài khoản quản trị Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
- Mục 2 CẬP NHẬT VĂN BẢN TRÊN CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ PHÁP LUẬT Điều 12.
- Nguyên tắc cập nhật văn bản 1.
- Văn bản được cập nhật phải bảo đảm tính chính xác, kịp thời, toàn vẹn vàđầy đủ.
- Sử dụng chữ ký điện tử để xác thực nội dung của văn bản khi cập nhật vănbản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
- Không đăng tải văn bản thuộc danh mục văn bản, tài liệu bí mật nhà nướchoặc văn bản quy định không được đăng tải công khai trên mạng.
- Trách nhiệm cập nhật văn bản 1.
- Trách nhiệm cập nhật văn bản quy phạm pháp luật: a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và Thủ trưởng cơ quan nhà nướckhác ở Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cập nhật văn bản quyphạm pháp luật do mình ban hành hoặc chủ trì soạn thảo.
- Đối với các văn bản do Quốc hội ban hành hoặc phối hợp ban hành mà khôngdo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương chủ trì soạnthảo và văn bản của Chủ tịch nước thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp tổ chức thực hiệnviệc cập nhật.
- b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện việccập nhật văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấptỉnh ban hành.
- Trách nhiệm cập nhật văn bản hợp nhất: a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và Thủ trưởng cơ quan nhà nướckhác ở Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cập nhật văn bản hợpnhất thuộc thẩm quyền hợp nhất theo quy định của Pháp lệnh hợp nhất văn bản quyphạm pháp luật.
- b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và Thủ trưởng cơ quan khác ởTrung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cập nhật văn bản hợp nhất củaQuốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội do mình chủ trì soạn thảo.
- c) Đối với văn bản hợp nhất không thuộc trách nhiệm cập nhật của các cơquan quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp tổ chứcthực hiện việc cập nhật.
- Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương bịchia tách, sáp nhập thì trách nhiệm cập nhật văn bản được thực hiện như sau: a) Trong trường hợp một cơ quan bị chia tách thành nhiều cơ quan mới, thì cơquan mới có trách nhiệm cập nhật văn bản do cơ quan trước khi bị chia tách banhành thuộc lĩnh vực quản lý của mình.
- b) Trong trường hợp nhiều cơ quan sáp nhập thành một cơ quan mới, thì cơquan mới có trách nhiệm thực hiện việc cập nhật văn bản của các cơ quan trướckhi sáp nhập ban hành.
- Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) có sựđiều chỉnh địa giới hành chính, thì việc cập nhật văn bản được thực hiện như sau: a) Trong trường hợp một tỉnh bị chia tách thành nhiều tỉnh mới, thì Ủy ban nhâncấp tỉnh mới nơi đặt trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi bị chia tách cótrách nhiệm cập nhật văn bản của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnhtrước khi bị chia tách ban hành.
- b) Trong trường hợp nhiều tỉnh sáp nhập thành một tỉnh mới, thì Ủy ban nhândân cấp tỉnh mới có trách nhiệm cập nhật văn bản của Hội đồng nhân dân và Ủyban nhân dân cấp tỉnh trước khi sáp nhập ban hành.
- Tổ chức pháp chế giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Sở Tưpháp giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc cập nhật văn bản.
- Đối với cơ quan không có tổ chức pháp chế, Thủ trưởng cơ quan sẽ phâncông cho đơn vị trực thuộc thực hiện việc cập nhật văn bản.
- Quy trình cập nhật văn bản 1.
- Việc cập nhật văn bản được thực hiện theo quy trình như sau: a) Sử dụng bản chính văn bản để thực hiện cập nhật.
- b) Kiểm tra, đối chiếu văn bản điện tử với bản chính văn bản, bảo đảm tínhchính xác, đầy đủ, toàn vẹn của nội dung văn bản.
- c) Tiến hành cập nhật thông tin văn bản theo quy định tại khoản 2, khoản 3Điều 3 của Nghị định này.
- d) Đính kèm văn bản: Định dạng văn bản đính kèm được thực hiện theo Danh mục tiêu chuẩn kỹthuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước được Bộ Thông tinvà Truyền thông ban hành.
- Một trong các định dạng văn bản này phải sử dụng chữký điện tử để xác thực sự toàn vẹn nội dung của văn bản.
- đ) Duyệt đăng tải văn bản.
- Cơ quan có trách nhiệm cập nhật văn bản sử dụng kết quả rà soát văn bản quyphạm pháp luật theo quy định tại Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06 ngày 02 năm2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật để đốichiếu, cập nhật thông tin của văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
- Kiểm tra kết quả cập nhật văn bản 1.
- Việc kiểm tra văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được tiếnhành nhằm phát hiện và khắc phục những sai sót của văn bản điện tử so với bảnchính văn bản.
- Nội dung kiểm tra Sử dụng bản chính văn bản để kiểm tra các thông tin được hiển thị theo quyđịnh tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
- Trách nhiệm kiểm tra a) Cơ quan có trách nhiệm thực hiện cập nhật văn bản quy định tại Điều 13của Nghị định này có trách nhiệm kiểm tra kết quả cập nhật văn bản.
- b) Việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên, thời gian thực hiện do các Bộ,cơ quan ngang Bộ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấptỉnh quy định trên nguyên tắc bảo đảm tính chính xác, kịp thời của văn bản đượcđăng tải.
- Thời hạn cung cấp văn bản 1.
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành đốivới văn bản quy phạm pháp luật, kể từ ngày ký xác thực đối với văn bản hợp nhất,đơn vị giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan nhà nướckhác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì soạn thảo văn bảnphải gửi bản giấy và bản điện tử văn bản đến đơn vị thực hiện việc cập nhật văn bản.
- Những văn bản quy phạm pháp luật dưới đây phải được gửi ngay đến đơnvị thực hiện việc cập nhật văn bản trong ngày công bố hoặc ký ban hành: a) Văn bản quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, văn bảnđược ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh theoquy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- b) Văn bản có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc ngày ký ban hành.
- Thời hạn đăng tải văn bản 1.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản quy địnhtại khoản 1 Điều 16 của Nghị định này, đơn vị thực hiện việc cập nhật văn bản phảiđăng tải văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản quy địnhtại khoản 2 Điều 16 của Nghị định này, đơn vị thực hiện việc cập nhật văn bản phảiđăng tải văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
- Mục 3 KHAI THÁC, SỬ DỤNG VĂN BẢN TRÊN CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ PHÁP LUẬT Điều 18.
- Nguyên tắc khai thác, sử dụng văn bản 1.
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật phải bảo đảm quyền được tiếp cận,khai thác, sử dụng văn bản của các tổ chức, cá nhân.
- bảo đảm việc tìm kiếm, khaithác văn bản được thuận tiện.
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khai thác, sử dụng miễn phí vănbản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
- Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về khai thác, sửdụng văn bản 1.
- Tuân thủ các quy định về khai thác và sử dụng văn bản trên Cơ sở dữ liệuquốc gia về pháp luật.
- Khuyến khích việc thông báo kịp thời những sai sót của văn bản được đăngtải để cơ quan cập nhật văn bản tiến hành hiệu đính.
- Trong trường hợp người khaithác, sử dụng không xác định được cơ quan thực hiện việc cập nhật văn bản, thìthông báo đến Bộ Tư pháp để yêu cầu cơ quan thực hiện cập nhật tiến hành hiệuđính văn bản.
- Hiệu đính văn bản 1.
- Khi phát hiện hoặc nhận được thông báo có sự khác nhau giữa các thôngtin tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 của Nghị định này với bản chính văn bản, thì cơquan thực hiện cập nhật phải thực hiện việc hiệu đính văn bản.
- Việc hiệu đính văn bản phải được thực hiện kịp thời và không quá 01 ngàylàm việc, kể từ khi phát hiện hoặc nhận được thông báo.
- Sau khi tiến hành hiệu đính văn bản, cơ quan thực hiện cập nhật văn bản phảithông báo công khai nội dung hiệu đính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
- Trang hoặc Mục văn bản quy phạm pháp luật trên Cổng hoặcTrang thôngtin điện tử của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy bannhân dân cấp tỉnh phải thực hiện trích xuất từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
- Các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác có sử dụng văn bản khi thực hiệnnâng cấp hoặc xây dựng mới phải bảo đảm khả năng kết nối, tích hợp với Cơ sở dữliệu quốc gia về pháp luật.
- Việc kết nối, trao đổi văn bản giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật vàcác hệ thống thông tin có sử dụng văn bản khác thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuậtliên thông giữa các hệ thống quản lý văn bản và điều hành trong cơ quan nhà nước.
- Giúp Chính phủ quản lý nhà nước đối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về phápluật và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quyphạm pháp luật về Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
- b) Xây dựng, quản lý và duy trì Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
- d) Hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ biên tập, cập nhật, phê duyệt,kiểm tra văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
- đ) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc cập nhật văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốcgia về pháp luật.
- e) Đề nghị cơ quan cập nhật văn bản hiệu đính văn bản khi phát hiện có sai sót.
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xácvăn bản cho đơn vị thực hiện việc cập nhật văn bản để cập nhật vào Cơ sở dữ liệuquốc gia về pháp luật.
- Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc bảo đảm an toàn, chia sẻ, kết nối, tíchhợp và trích xuất dữ liệu văn bản.
- Định kỳ tháng 12 hằng năm báo cáo về tình hình cập nhật, khai thác và sửdụng văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật gửi Bộ Tư pháp.
- Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức tại địa phương cung cấp kịp thời, đầy đủ, chínhxác văn bản cho Sở Tư pháp để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Ủy bannhân cấp tỉnh không xây dựng cơ sở dữ liệu mới về văn bản quy phạm pháp luật vàvăn bản hợp nhất kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân cấptỉnh hoàn thành việc trích xuất từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật về Tranghoặc Mục văn bản quy phạm pháp luật trên Cổng hoặc Trang thông tin điện tử củamình trước ngày 31 tháng 12 năm 2016.
- Cập nhật văn bản được ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực.
- a) Văn bản còn hiệu lực được ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lựcphải được cập nhật đầy đủ.
- khuyến khích việc cập nhật văn bản đã hết hiệu lực thihành vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
- b) Nguồn văn bản được ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực dùngđể cập nhật bao gồm: Bản chính văn bản, bản gốc văn bản, bản sao y bản chính,bản sao lục của cơ quan có thẩm quyền, công báo, tập hệ thống hóa văn bản quyphạm pháp luật do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan nhà nước khác ở Trungương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh in và lưu hành.
- c) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Ủy bannhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, lộ trình cập nhật văn bảnđược ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực vào Cơ sở dữ liệu quốc gia vềpháp luật, đồng thời phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện cập nhật và hoàn thànhviệc cập nhật văn bản trước ngày 30 tháng 06 năm 2016.
- d) Đối với những văn bản đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật thìcác Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dâncấp tỉnh phải thực hiện kiểm tra, rà soát các thông tin văn bản theo quy định tạiĐiều 3 của Nghị định này để bảo đảm tính chính xác.
- đ) Quy trình thu thập, cập nhật văn bản được ban hành trước ngày Nghị địnhnày có hiệu lực thực hiện như sau.
- Lập danh mục văn bản cần thu thập và thực hiện thống kê văn bản có nguồnhoặc không có nguồn.
- Đối với văn bản có nguồn đăng tải quy định tại điểm b khoản 3 Điều này,việc cập nhật phải bảo đảm thông tin theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3,đính kèm văn bản theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 của Nghị định này.
- Đối với văn bản không có nguồn đăng tải quy định tại điểm b khoản 3 Điềunày, khi cập nhật phải bảo đảm các thông tin cơ bản về loại văn bản, số ký hiệu,trích yếu, ngày ban hành của văn bản và các thông tin khác nếu có.
- Điều 4 của Nghị định này được áp dụng đối với văn bản trên Cơ sở dữ liệuquốc gia có chữ ký điện tử.
- Điều khoản tham chiếu Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định được việndẫn trong Nghị định này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụngtheo văn bản quy phạm pháp luật mới

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt