« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục thuế thành phố Vinh.


Tóm tắt Xem thử

- Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2016 Tác giả Nguyễn Thị Lam LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập theo chương trình Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh doanh tại trường Đại học Bách Khoa, tác giả đã hoàn thành chương trình và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp của mình với đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Vinh”.
- 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP.
- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂM TRA THUẾ.
- Khái niệm, đặc điểm của hoạt động kiểm tra thuế.
- Phân loại kiểm tra thuế.
- Nguyên tắc kiểm tra thuế.
- Tổ chức bộ máy kiểm tra thuế.
- Nội dung và trình tự tổ chức kiểm tra thuế.
- Kiểm tra tại cơ quan thuế.
- Kiểm tra tại trụ sở NNT.
- Vai trò của công tác kiểm tra thuế.
- CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUA CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP.
- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DN.
- 25 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ VINH.
- TỔNG QUAN VỀ CHI CỤC THUẾ TP VINH.
- Cơ sở vật chất Chi cục Thuế Vinh.
- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ VINH THỜI GIAN VỪA QUA.
- 37 2.3.2 Tổ chức công tác kiểm tra thuế đối với DN tại chi cục thuế TP Vinh.
- Kết quả thực hiện kế hoạch kiểm tra thuế về số lƣợng.
- Kết quả phát hiện vi phạm và xử lý qua kiểm tra.
- ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ TP VINH.
- Hạn chế còn tồn tại trong công tác kiểm tra thuế thời gian qua và nguyên nhân của những hạn chế.
- 65 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ TP VINH.
- Định hƣớng công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục thuế Thành phố Vinh.
- Các giải pháp hoàn thiện hiệu quả công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục thuế Thành phố Vinh.
- 67 * Bƣớc thực hiện kiểm tra thuế.
- 86 (Nguồn: Báo cáo ứng dụng tại Chi cục Thuế Tp Vinh 2015.
- 88 - Tổng cục Thuế nên tham mƣu sƣa đổi quy định tăng thêm thời gian cho cuộc kiểm tra.
- 1: Tình hình thực hiện thu ngân sách tại Chi cục Thuế TP Vinh giai đoạn 2011-2015.
- 3: Kết quả thu NS đối với DN tại Chi cục Thuế TP Vinh từ 2011-2015.
- 5: Tình hình hoàn thành kế hoạch kiểm tra tại trụ sở CQT.
- 6: Tình hình hoàn thành kế hoạch kiểm tra tại trụ sở DN.
- 7: Kết quả xử lý vi phạm và xử lý qua kiểm tra tại CQT.
- 9: Kết quả vi phạm và xử lý vi phạm về sử dụng hóa đơn qua kiểm tra tại trụ sở NNT.
- 10: Trình độ cán bộ kiểm tra tại Chi cục Thuế Vinh.
- 11: Số máy tính hiện có của đội kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế Vinh.
- 1 : Kế hoạch tuyển dụng nhân sự phụ trách kiểm tra thuế đến năm 2018.
- 87 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1-1: Tổ chức bộ máy kiểm tra thuế từ trung ương đến địa phương.
- 39 Sơ đồ 3-1: Sơ đồ tổ chức thực hiện công tác kiểm tra.
- Kiểm tra thuế là một biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện ngăn ngừa vi phạm, giúp người nộp thuế nhận thấy luôn có một hệ thống giám sát hiệu quả tồn tại và kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm của họ.
- Tuy nhiên kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Vinh chưa thực sự phát huy hết chức năng vốn có của nó vẫn còn những vấn đề tồn tại, hạn chế, những điểm bất cập cần phải được khắc phục, hoàn thiện.
- Hiệu quả công tác kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế chưa cao, một số lỗi khai sai của NNT còn chưa được kiểm tra phát hiện kịp thời.
- Xuất phát từ những lý do trên, Tôi đã chọn Đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với Doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Vinh” làm luận văn Thạc sĩ kinh tế của mình.
- Mục đích nghiên cứu 2 Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về công tác kiểm tra thuế.
- nghiên cứu, đánh giá thực trạng những vấn đề trong kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế TP Vinh, tác giả đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế TP Vinh trong giai đoạn tiếp theo.
- Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Công tác kiểm tra thuế đối với Doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Thành phố Vinh, Nghệ An.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực tiễn công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Vinh do Chi cục thuế Thành phố Vinh thực hiện giai đoạn 2011 đến 2015.
- các giải pháp đề xuất hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Thành phố Vinh trong thời gian tới.
- Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Với cương vị là một cán bộ công tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế TP Vinh, Tác giả thu thập thông tin từ thực tế công việc, nghiên cứu tài liệu, văn bản, hệ thống văn bản pháp luật có liên quan.
- Phương pháp tổng hợp, so sánh chuẩn + Dùng các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra thuế: Kết quả thực hiện kế hoạch kiểm tra về số lượng, phát hiện vi phạm và xử lý qua kiểm tra.
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt lý thuyết: Đề tài đã hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về hoạt động kiểm tra người nộp thuế Về mặt thực tiễn: Đề tài tiến hành xem xét, đánh giá thực trạng thực hiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Vinh, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn này.
- Kết cấu luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp.
- Chương 2: Thực trạng công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Thành phố Vinh.
- Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Thành phố Vinh.
- 4 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 1.1.
- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂM TRA THUẾ 1.1.1.
- Khái niệm, đặc điểm của hoạt động kiểm tra thuế Khái niệm: Theo từ điển Tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ học biên soạn, kiểm tra là "xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét" [8].
- Theo Đại từ điển Tiếng Việt của GS.TS Nguyễn Như Ý, kiểm tra là "xem xét thực chất, thực tế" [14].
- Theo từ điển Luật học, kiểm tra là "xem xét tình hình thực tế thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ quyền hạn nói chung hay một công tác cụ thể được giao để đánh giá, nhận xét.
- Theo Giáo trình Nghiệp vụ Thuế của Học viện Tài chính, ''Kiểm tra thuế là hoạt động của cơ quan thuế trong việc xem xét tình hình thực tế của đối tượng kiểm tra, từ đó đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ yêu cầu đặt ra đối với đối tượng kiểm tra để có những nhận xét, đánh giá'' [4].
- Theo Giáo sư Michel Bouvier, Tác giả Cuốn “Nhập môn về Luật thuế đại cương và Lý thuyết thuế”, kiểm tra thuế là ''hoạt động nhằm xem xét tính trung thực, tính chính xác của cơ sở tính thuế mà người nộp thuế đã kê khai'' [5] Tổng hợp các quan niệm trên có thể hiểu Kiểm tra thuế là hoạt động xem xét tình hình thực tế của đối tượng được kiểm tra để đánh giá, nhận xét và xử lý của cơ quan thuế đối với việc thực hiện pháp luật thuế của người nộp thuế và công tác quản lý, kiểm tra của cán bộ thuế.
- Kiểm tra thuế là một trong các chức năng cơ bản của cơ quan quản lý thuế nhằm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật thuế, bảo đảm tính công bằng trong thực thi pháp luật thuế.
- 5 Kiểm tra thuế là việc cơ quan Thuế tiến hành kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật về thuế của nguời nộp thuế.
- Đặc điểm, yêu cầu của hoạt động kiểm tra thuế Kiểm tra thuế là một lĩnh vực đặc thù với những đặc điểm cơ bản.
- Phạm vi hoạt động của kiểm tra thuế rộng.
- Bởi đối tượng kiểm tra thuế là mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật thuế.
- Đặc điểm này chi phối trình độ chuyên sâu, chuyên nghiệp của cán bộ làm công tác kiểm tra thuế.
- chi phối phương pháp, kỹ năng, kỹ thuật kiểm tra thuế.
- Kiểm tra thuế là hoạt động thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với người nộp thuế.
- Đặc điểm này chi phối đạo đức nghề nghiệp, văn hoá ứng xử, tác phong mẫu mực của cán bộ làm công tác kiểm tra thuế.
- Kiểm tra thuế là công tác rất khó khăn, phức tạp vì ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của các đối tượng kiểm tra.
- Các đối tượng nộp thuế thường xuyên tìm mọi biện pháp nhằm tránh, lách và trốn thuế, gây khó khăn cho công tác kiểm tra thuế.
- Đặc điểm này đòi hỏi cán bộ kiểm tra thuế phải không những vững về chuyên môn nghiệp vụ thuế mà còn phải nắm bắt được bản chất của các hoạt động kinh tế khác.
- Đồng thời, đòi hỏi phẩm chất đạo đức và bản lĩnh của cán bộ kiểm tra phải vững vàng.
- Kiểm tra thuế trong cơ chế thị trường vừa phải đối mặt với những cám dỗ, cạm bẫy dễ sa ngã.
- đồng thời phải đối đầu với sức ép, áp lực khác nhau, thậm chí ảnh hưởng đến danh dự và tính mạng của người làm công tác kiểm tra thuế.
- Đây là một đặc điểm ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng, tình cảm, hành vi công vụ của cán bộ kiểm tra thuế.
- đến hiệu lực hiệu quả của công tác kiểm tra người nộp thuế.
- Phân loại kiểm tra thuế Kiểm tra thuế cũng được phân chia thành nhiều loại khác nhau theo những tiêu thức khác nhau.
- Theo tính kế hoạch 6 Nếu xét theo tính kế hoạch, hoạt động kiểm tra thuế có hai hình thức là kiểm tra theo chương trình, kế hoạch và kiểm tra đột xuất.
- Kiểm tra theo chương trình, kế hoạch được tiến hành theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt.
- Căn cứ vào nguồn lực hiện có, tình hình chấp hành pháp luật thuế trên địa bàn và mục tiêu quản lý thuế, cơ quan thuế xây dựng kế hoạch kiểm tra và trình các cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra đã được phê duyệt.
- Kiểm tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
- Theo nội dung và phạm vi kiểm tra.
- Theo tiêu thức này, kiểm tra thuế được chia thành hai loại là kiểm tra toàn diện và kiểm tra bộ phận.
- Kiểm tra toàn diện: Với hình thức này, cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra toàn bộ công tác quản lý thu của một cơ quan thuế hoặc toàn bộ quá trình kê khai, nộp thuế với tất cả các sắc thuế của một đối tượng nộp thuế.
- Kiểm tra bộ phận: Hình thức này thường được áp dụng khi kiểm tra một hoặc một vài sắc thuế.
- một hoặc một số kỳ tính thuế hoặc một vài quy trình quản lý thuế * Theo địa điểm tiến hành kiểm tra - Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế: công tác kiểm tra các hồ sơ liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của cơ sở kinh doanh được thực hiện tại cơ quan thuế.
- Kiểm tra tại cơ sở kinh doanh: công việc kiểm tra được thực hiện tại trụ sở của người nộp thuế.
- cho phép cán bộ kiểm tra tiếp cận với tình hình thực tế, tài liệu cụ thể của cơ sở như các sổ sách, chứng từ kế toán, quỹ tiền mặt thực tế, sản phẩm tồn kho thực tế… 1.1.3.
- Nguyên tắc kiểm tra thuế Mục đích của kiểm tra thuế là nhằm phát huy nhân tố tích cực, ngăn ngừa, xử lý những sai phạm gây tổn thất tới lợi ích của Nhà nước, của nhân dân, của các 7 doanh nghiệp, góp phần hoàn thiện chính sách thuế, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Để đạt được mục đích trên, công tác thanh tra, kiểm tra thuế phải tuân thủ những nguyên tắc sau.
- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật: Kiểm tra thuế là kiểm tra việc thực hiện pháp luật do đó phải tuân theo nguyên tắc tuân thủ pháp luật.
- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật đề cao trách nhiệm của chủ thể kiểm tra.
- nâng cao hiệu lực của công tác kiểm tra thuế.
- ngăn chặn tình trạng làm trái pháp luật, vô hiệu hoá hoạt động kiểm tra thuế.
- Khi tiến hành kiểm tra thuế tại cơ sở kinh doanh phải có quyết định kiểm tra do người có thẩm quyền ban hành.
- Trong quá trình kiểm tra thuế, các cán bộ kiểm tra phải thực hiện đúng chức năng, trách nhiệm, quyền hạn mà pháp luật quy định.
- xem xét sự đúng sai của đối tượng kiểm tra phải căn cứ vào quy định của pháp luật, không tuân theo ý kiến của bất cứ cơ quan nào.
- Nguyên tắc khách quan, chính xác đòi hỏi hoạt động kiểm tra phải tôn trọng sự thật, đánh giá sự vật, hiện tượng như nó vốn có và phải thực hiện một cách thận trọng.
- Nguyên tắc trung thực đòi hỏi hoạt động kiểm tra phải phản ánh đúng bản chất của sự vật, hiện tượng

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt