You are on page 1of 19

Trường THCS Hoàng Văn Thụ: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực

học sinh qua văn bản “Cây tre Việt Nam”


Ngày đăng 14/08/2019 | 16:35  | View count: 2121
Đổi mới giáo dục, nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy - học đang là những yêu cầu cấp bách,
cần thiết đối với tất cả các giáo viên, tất cả các nhà trường. Việc viết sáng kiến kinh nghiệm chính
là một trong những việc làm thiết thực, cụ thể, để mỗi giáo viên trao đổi, học hỏi từ bạn bè đồng
nghiệp nhằm nâng cao, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, hướng đến thực hiện tốt khẩu hiệu “Mỗi
thầy cô giáo là một tấm gương sáng, tự học và sáng tạo”. Dưới đây là sáng kiến kinh nghiệm:
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua văn bản “Cây tre Việt Nam” sáng kiến
đã đạt giải C cấp Quận
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
     I. Lí do chọn đề tài:
     Việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật chất
và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý. Ngoài ra, phương pháp dạy học còn mang tính chủ
quan. Mỗi giáo viên với kinh nghiệm riêng của mình cần xác định những phương hướng riêng để cải tiến
phương pháp dạy học và kinh nghiệm của cá nhân.
     Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính
hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy
tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học nói
chung và đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS nói riêng là phát huy tính tích cực, tự lực và
sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu
hướng tất yếu trong cải cách phương pháp dạy học ở mỗi nhà trường.
     Bản thân tôi là một người giáo viên, bên cạnh việc tự trau dồi chuyên môn, kiến thức cho mình thì cần
phải có được phương pháp giáo dục hiệu quả để đem lại cho học sinh những bài học bổ ích, lý thú và ý
nghĩa; đặc biệt là để các em có thể vận dụng các kiến thức đó vào thực tế cuộc sống.
     Và sau một thời gian trải qua quá trình dạy học thực tế bộ môn Ngữ văn 6 ở trường THCS, sau đây,
tôi xin được chia sẻ một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực học
sinh mà tôi đã rút ra được.
     II. Phạm vi nghiên cứu:
     Đề tài xoay quanh việc nghiên cứu giảng dạy và học tập với bộ môn Ngữ văn 6. Đối tượng nghiên
cứu mà tôi áp dụng cho đề tài này là học sinh lớp 6B trường THCS.
III. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.
Sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên Ngữ văn 6, bài Cây tre Việt Nam. Soạn giáo án, dự giờ
đồng nghiệp trao đổi rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy. Sử dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích
cực, chủ động của học sinh: thuyết trình, vấn đáp, thảo luận.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
     I. Thực trạng dạy - học Ngữ văn hiện nay ở trường THCS.
     Trong những năm trở lại đây, trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng cũng như qua trao đổi, phản
ảnh của nhiều nhà giáo trực tiếp dạy học bộ môn, trong quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
học sinh chúng ta nhận thấy một thực trạng đáng buồn về chất lượng dạy học Ngữ văn. Khảo sát nhiều
bài kiểm tra của nhiều học sinh cho thấy các em viết sai chính tả là lỗi phổ biến nhất. Những lỗi chính tả
thường gặp là tên riêng không viết hoa, rất nhiều bài văn từ đầu đến cuối không có dấu chấm câu, hoặc
có chăng cũng là dùng dấu câu tùy tiện không theo quy luật nào, không phù hợp với cách diễn đạt. Nhiều
từ đơn giản các em vẫn viết không đúng. Cùng với lỗi chính tả là lỗi dùng từ, đặt câu. Đoạn văn thì viết
câu què, câu cụt, câu sai cấu trúc ngữ pháp, sai lô-gich diễn đạt. Nhiều câu văn của học sinh khi đọc lên
người đọc không hiểu nổi là học sinh muốn viết gì. Điều đó cho thấy học sinh hết sức lơ mơ về kiến thức
bộ môn.
     Đó là bởi học sinh đi học chỉ đặt nặng vấn đề được trang bị kiến thức. Các em chỉ chú tâm vào những
bài cô giảng, những phần cô cho ghi, thậm chí có học sinh sẵn sàng học thuộc lòng những đoạn văn, bài
văn dài do cô giáo đọc cho chép hoặc có sẵn trong văn mẫu. Vì vậy, hầu như các kĩ năng cần thiết như
đọc -– hiểu, kĩ năng cảm thụ, đặt câu, … các em đều rất kém và hầu như không rèn luyện nhiều.
Chính vì vậy, việc dạy học theo hướng phát triển năng lực giờ đây đã trở thành một yêu cầu tất yếu, cần
thiết để học sinh có thể trang bị cho mình những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống.
Đây cũng là vấn đề được Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền
thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ
sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu
trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu
khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt
mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về
bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số
biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này.
II. Cơ sở lý luận:
1. Khái niệm về năng lực:
1.1 Năng lực:  là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú để hành
động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống.
1.2 Đặc điểm của năng lực:
- Có sự tác động của một cá nhân cụ thể tới một đối tượng cụ thể (kiến thức, quan hệ xã hội, …) để có
một sản phẩm nhất định; do đó có thể phân biệt người này với người khác.
- Năng lực là một yếu tố cấu thành trong một hoạt động cụ thể. Năng lực chỉ tồn tại trong quá trình vận
động, phát triển của một hoạt động cụ thể. Vì vậy, năng lực vừa là mục tiêu, vừa là kết quả hoạt động.
- Đề cập tới xu thế đạt được một kết quả nào đó của một công việc cụ thể, do một con người cụ thể thực
hiện (năng lực học tập, năng lực tư duy, năng lực tự quản lý bản thân . Vậy không tồn tại năng lực chung
chung.
1.3 Phân loại năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi làm nền tảng cho mọi
hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Một số năng lực cốt lõi của học sinh
THCS: Năng lực tự học: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực
giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng CNTT và TT, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính
toán.
- Năng lực chuyên biệt: Là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung
theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi
trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt
động như Toán học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể thao, Địa lí,…Một số năng lực chuyên biệt môn địa lí: Năng
lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực học tập tại thực địa, năng lực sử dụng bản đồ, năng lực sử
dụng số liệu thống kê, năng lực sử dụng ảnh, hình vẽ, video clip, mô hình...
       2. Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực:
     Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và
phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với
giáo dục gia đình và giáo dục xã hội
     Chương trình dạy học truyền thống được xem là chương trình giáo dục định hướng nội dung, định
hướng đầu vào. Chú trọng vào việc truyền thụ kiến thức, trang bị cho người học hệ thống tri thức khoa
học khách quan về nhiều lĩnh vực khác nhau.
     Chương trình giáo dục định hướng năng lực dạy học định hướng kết quả đầu ra nhằm mục tiêu phát
triển năng lực người học:
a - Về nội dung:
- Học nội dung chuyên môn → có năng lực chuyên môn: Có tri thức chuyên môn để ứng dụng vận dụng
trong học tập và cuộc sống.
- Học phương pháp chiến lược → có năng lực phương pháp: lập kế hoạch học tập, làm việc có phương
pháp học tập, thu thập thông tin đánh giá.
- Học giao tiếp xã hội → có năng lực xã hội: hợp tác nhóm học cách ứng xử, có tinh thần trách nhiệm khả
năng giải quyết trong các mối quan hệ hợp tác.
- Học tự trải nghiệm đánh giá → có năng lực nhân cách: Tự đánh giá để hình thành các chuẩn mực giá trị
đạo đức.
b - Chuẩn đầu ra:
* Phẩm chất: Yêu gia đình quê hương đất nước, nhân ái, khoan dung, trung thực …
* Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, …
* Năng lực chuyên biệt:
- Trong giáo trình Phương pháp dạy học văn, cố GS Phan Trọng Luận đã rất quan tâm đến việc triển khai
quan niệm về năng lực trong dạy học văn chương. Tác giả cho rằng: có 3 loại năng lực văn chương:
năng lực sáng tạo, năng lực phê bình và năng lực tiếp nhận, trong đó năng lực tiếp nhận là năng lực cần
hình thành cho HS [4, tr. 117].
Theo tác giả, những năng lực tiếp nhận bao gồm:
(1) Năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật.
(2) Năng lực tái hiện hình tượng.
(3) Năng lực liên tưởng trong tiếp nhận văn học.
(4) Năng lực cảm thụ cụ thể kết hợp khái quát hóa chi tiết nghệ thuật.
(5) Năng lực nhận biết loại thể để định hướng tiếp nhận.
(6) Năng lực cảm xúc thẩm mĩ.
(7) Năng lực tự nhận thức.
(8) Năng lực tự đánh giá.
(9) Năng lực sáng tạo ngôn từ (đối với HS năng khiếu) [Xem 4, tr.120- 153].
Từ đây, GS Phan Trọng Luận đề xuất 6 tiêu chí đánh giá HS (và cả người có năng khiếu văn học):
Tiêu chí I- Lòng say mê (đích thực) văn học.
Tiêu chí II- Tính nhạy cảm nhân ái và thẩm mĩ.
Tiêu chí III- Khả năng quan sát nhạy bén, tinh tế cuộc sống con người và cảnh vật;
Tiêu chí IV- Khả năng liên tưởng, tưởng tượng nhạy bén và phong phú, nhất là tưởng tượng sáng tạo.
Tiêu chí V- Thói quen và khả năng tư duy hình tượng.
Tiêu chí VI- Khả năng sáng tạo (ít hay nhiều) về ngôn từ [Xem 4, tr.154].
Ở đây, chúng ta có thể tóm lược lại về các năng lực chuyên biệt cần được hình thành cho HS trong dạy
học môn Ngữ văn ở trường THCS, gồm:
a- Đọc hiểu văn bản
Đọc hiểu văn bản chỉ hoạt động tiếp nhận văn bản của bạn đọc là học sinh, trong môi trường lớp học, có
hướng dẫn và có đánh giá. Có thể mô tả yêu cầu cơ bản của đọc hiểu văn bản theo các cấp độ như sau:

Cấp độ Mô tả vắn tắt


 Kể lại câu chuyện, nêu tên nhân vật, tóm tắt cốt truyện;
  Thuộc lòng bài/ đoạn thơ, nhớ chính xác từ ngữ,…
1- Nhận biết Không nhầm lẫn tên tác giả, tên tác phẩm, dân tộc, quốc gia,
thời đại,... (gắn với tác phẩm đó)
Xác định đặc điểm thể loại, hình thức bố cục, tình huống
truyện, mô tả hoạt động, tính cách nhân vật; xác định tư
 
tưởng, phong cách nhà văn (qua tác phẩm/ đoạn trích), giá trị
  (hay đặc điểm) nội dung, nghệ thuật tác phẩm…
  Xác định cảm xúc chủ đạo/ ý chính của đoạn, nội dung chính
của bài thơ hoặc các bài kí; xác định đặc điểm nghệ thuật, đặc
 
trưng loại thể, đặc điểm phong cách nhà văn,…
2- Thông hiểu
Xác định hoàn cảnh, tính cách nhân vật và mâu thuẫn, xung
đột trong kịch; Phát hiện ý nghĩa của xung đột.

  Vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề bình
  thường trong phạm vi học tập, nhà trường và cuộc sống cá
Thấp nhân..., với yêu cầu sáng tạo bình thường.
3-
Vậndụn   Vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề tương
g đói khó trong phạm vi cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội
Cao với yêu cầu sáng tạo cao, có chủ kiến cá nhân
b- Tạo lập văn bản:
       Tạo lập văn bản tương ứng với các kĩ năng nói và viết hay kĩ năng Tập làm văn. Trong trường phổ
thông hiện nay, có 6 kiểu văn bản được đưa ra làm nội dung rèn luyện cho HS, đó là: miêu tả, tự sự (kể
chuyện, trần thuật, tường thuật), biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và văn bản ứng dụng, trong đó văn
bản ứng dụng (hay nhật dụng) không cùng loại với 5 kiểu văn bản trước, mà là sự tập hợp nhiều loại
khác nhau (như: hành chính, thống kê, thương mại,..), có tính chất thực dụng, hàng ngày.
     Trong chương trinh Ngữ văn hiện hành, các năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản tuy đã có phần tích
hợp nhưng nhiều chỗ vẫn còn rời rạc. Nguyên nhân chủ yếu có lẽ do chương trình còn nặng về nội dung
kiến thức. Mong muốn chương trình sắp tới sẽ  phối hợp, gắn kết hơn nữa hai năng lực này trong một
bài học.
c- Năng lực sử dụng tiếng Việt:
Năng lực sử dụng tiếng Việt  gắn liền với đọc hiểu và tạo lập văn bản, tuy nhiên vẫn có tiêu chí riêng để
đánh giá.
Khác với yêu cầu đánh giá trước đây, đánh giá theo năng lực coi trọng việc vận dụng kiến thức, kĩ năng
tiếng Việt để đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
Trong đọc hiểu văn bản, năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện ở chỗ: hiểu chính xác nội dung từ, ngữ,
đoạn văn, bài văn; xác định được giá trị, tác dụng của các yếu tố ngôn ngữ trong việc bộc lộ nội dung,
đem đến cho người đọc cảm xúc thẩm mỹ.
Trong tạo lập văn bản, năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện trong việc nói viết đúng câu, dùng từ đúng ý
nghĩa và diễn đạt nội dung mạch lạc, hấp dẫn...
d- Năng lực thẩm mỹ:
     Nhận ra cái đẹp làm chủ cảm xúc của cá nhân, biết hành động vì cái đẹp, những giá trị sống;   biết
rung cảm, hướng thiện, tự làm chủ cảm xúc và hành vi của bản thân, khơi dậy ở các em tình yêu đối với
gia đình, quê hương, xã hội.
         III. Một số kinh nghiệm trong việc dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cụ thể
qua bài: “Cây tre Việt Nam”.
Tên bài: Văn bản CÂY TRE VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU:
        1. Kiến thức: Sau tiết học, HS có thể:
- Hiểu và cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp của cây tre - một biểu tượng về đất nước và dân tộc Việt Nam.
- Thấy được sự gắn bó chặt chẽ của hình ảnh cây tre trong đời sống và tinh thần của người Việt Nam.
- Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bài kí.
        2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ bằng sự chuyển dịch giọng đọc phù hợp.
- Đọc- hiểu văn bản kí hiện đại có yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Nhận ra phương thức biểu đạt chính: Miêu tả kết hợp biểu cảm, thuyết minh, bình luận.
- Nhận biết và phân tích được tác dụng của các phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.
     3. Thái độ: Giáo dục học sinh rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp của một con người Việt Nam thông
qua hình ảnh cây tre - biểu tượng cho nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
     4. Giáo dục ANQP: sự sáng tạo của cha ông ta trong nghệ thuật quân sự.
     5. Năng lực cần phát triển:
- Năng lực đọc hiểu. (nắm được nội dung, nghệ thuật văn bản).
- Năng lực cảm thụ văn học (chỉ ra và phân tích được tác dụng của các biện pháp nghệ thuật ở trong bài;
cảm nhận được cái hay, cái đẹp của văn bản).
- Năng lực thẩm mỹ: tình yêu đối với cây tre, với con người VN, dân tộc VN.
- Năng lực giao tiếp: giới thiệu với mọi người những hiểu biết của em về tác giả, văn bản, về cây tre, về
những món đồ thủ công bằng tre ở trong chính gia đình em.
- Năng lực tự học, năng lực tạo lập văn bản: Sau khi học xong văn bản, học sinh viết được những  đoạn
văn phân tích những câu văn hay trong văn bản Cây tre Việt Nam; viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về hình
ảnh cây tre (vẻ đẹp, sức sống, sự gắn bó của tre với con người Việt Nam), hoặc viết về những phẩm
chất cao đẹp của con người Việt Nam.
- Năng lực hợp tác (thảo luận nhóm).
- Năng lực tích hợp (tích hợp với kiến thức về các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm trong lịch sử
dân tộc; kiến thức về thực tế cuộc sống hiện nay).
     II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRÊN LỚP:
     Các phương pháp dạy học: thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, ….
     III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
     1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Soạn giáo án, tìm hiểu các tư liệu về nhà văn Thép Mới và cây tre.
- Sưu tầm những hình ảnh, sản phẩm làm từ tre và họ hàng của tre.
     2. Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị bài theo câu hỏi sách giáo khoa.
 - Tìm hiểu về tác giả Thép Mới, mang/ chụp/ giới thiệu về những sản phẩm làm từ tre trong chính gia
đình mình.
- Sưu tầm những câu thơ/ đoạn thơ viết về cây tre, sưu tầm những câu chuyện có liên quan đến các vũ
khí làm từ tre gắn liền với cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
     III. / Tiến trình bài dạy
     1. Ổn định lớp: 
     2. Kiểm tra bài cũ:
- Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô được Nguyễn Tuân miêu tả như thế nào?
- Cảm nhận của em về cảnh đẹp này?
     3. Khởi động:
     GV chiếu hình ảnh về 1 số loài cây, đặt câu hỏi: Quan sát những bức hình sau, cho biết những loài
cây này gợi cho em nhớ đến đất nước nào? (Cây phong đỏ: Ca-na-đa; cây liễu: Trung Quốc; cây bạch
dương: Nga; hoa anh đào: Nhật Bản, ...)
     GV dẫn dắt vào bài:  Dường như mỗi đất nước mỗi quốc gia đều lựa chọn một loài cây hoặc một loài
hoa làm biểu tượng riêng cho dân tộc mình. Chẳng hạn: như cây mía - Cu Ba, cây bạch dương   - Nga,
cây liễu - Trung Hoa,.... Riêng với đất nước và dân tộc Việt Nam của chúng ta, tự bao đời nay đã chọn
cây tre là loại cây tượng trưng tiêu biểu cho tâm hồn, khí phách, tinh hoa của dân tộc. Loài cây ấy cũng
đã trở thành để tài, nguồn cảm hứng sáng tác cho rất nhiều văn nghệ sĩ. Trong đó, không thể không nhắc
đến bài thơ Tre Việt Nam – Nguyễn Duy, hay văn bản Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới mà chúng
ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Phát triển
        Hoạt động của Gv và Hs                     Nội dung và kiến thức
năng lực

Hoạt đô ̣ng 1:Giới thiệu chung I.Vài nét về tác giả ,tác phẩm: Phát triển
? Dựa vào chú thích * trong SGK/98, năng lực
1.Tác giả:
em hãy giới thiệu vài nét về tác giả giao tiếp,
Thép Mới và văn bản Cây tre Việt - Thép Mới(1925-1991), tên khai sinh giới thiệu về
Nam. là Hà Văn Lộc, quê ở quận Tây Hồ - tác giả và
Hà Nội. văn bản.
- Sau khi học sinh trả lời, giáo viên
chốt ý và cho học sinh ghi nét chính - Ngoài viết báo, ông còn viết nhiều  
về tác giả, tác phẩm. bút kí, thuyết minh phim.
 
Thép Mới tên thật là Hà Văn Lộc,  
 
sinh năm 1925. Ông là nhà báo xuất
 
sắc và đồng thời là nhà văn Việt  
Nam với các bút danh khác: Phượng  
Kim, Hồng Châu, Ánh Hồng. Thép  
Mới tham gia phong trào CM từ rất  
 
sớm, từng làm nhiều công tác và  
chức vụ : Phó tổng biên tập báo  
Nhân dân, Ủy viên ban chấp hành  
 
Hội nhà văn VN. Sau năm 1975 ông  
sống và làm việc tại thành phố  
HCM. Các tác phẩm đã xuất bản:  
 
Cây tre Việt Nam ( thuyết minh phim  
1955 ), Hiên ngang Cu-ba ( bút ký  
1962), Nguyễn Ái Quốc đến Lê-nin  
 
( thuyết minh phim 1980), Ðiện Biên
2. Tác phẩm:
Phủ - một danh từ Việt Nam ( bút ký  
1965), Trường Sơn hùng tráng (bút - Cây tre Việt Nam là lời bình cho bộ
ký 1967), Ðường về Tổ quốc (thuyết  
phim cùng tên của nhà điện ảnh Ba
minh phim 1981). Lan ca ngợi cuộc kháng chiến chống  
Pháp của dân tộc ta.
   
 
GV cung cấp thêm: Năm 1955, một  
đoàn điện ảnh của Ba Lan đã đến  
nước ta để làm một cuốn phim tư  
liệu về cuộc kháng chiến chống  
 
Pháp gian khổ và hào hùng của  
nhân dân Việt Nam. Trọng tâm của  
cuốn phim ấy là tìm hiểu, giới thiệu  
 
hình ảnh Việt Nam, một đất nước - Đọc, giải thích từ khó.
tươi đẹp với những con người ngoan  
cường tới bạn bè thế giới. Nhà văn  
 
Thép Mới đã phối hợp với đạo diễn  
Ba Lan trong đợt làm phim này. Ông  
trực tiếp tham gia viết lời bình cho  
bộ phim và cây tre bình dị, gần gũi  
 
đã được lựa chọn làm biểu tượng  
cho sức sống của dân tộc Việt Nam.  
Cây tre Việt Nam đã ra đời trong  
hoàn cảnh ấy, vừa là thuyết minh  
 
cho bộ phim cùng tên, vừa là tùy bút
tiêu biểu cho văn phong bình luận    
của Thép Mới, đồng thời ghi dấu
  .
một trong số những tác phẩm thành
công sớm của văn học cách mạng.   Phát triển
năng lực
- Gv hướng dẫn Hs đọc: Đối với văn  
đọc diễn
bản này các em cần đọc với giọng
- Thể loại: Thể kí. cảm..
trầm lắng, suy tư ở đoạn đầu, lúc
sau thì ngọt ngào, dịu dàng, khi thì    
khẩn trương, sôi nổi, lúc thì phấn
khởi, hân hoan, thủ thỉ, tâm tình - Phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu  
cảm, thuyết minh.
- GV đọc đoạn 1; 3 HS lần lượt đọc  
3 đoạn tiếp theo.  
 
- Giải thích các từ khó: Các chú  
 
thích:1, 4, 5, 7, 8.  
 
? Văn bản Cây tre Việt Nam được  
sáng tác theo thể loại nào?  
- Bố cục:
- HS trả lời  
+ Đoạn 1: Từ đầu à “chí khí như
 * Em hãy xác định phương thức  
người”: Giới thiệu chung về cây tre.
biểu đạt của văn bản này?  
+ Đoạn 2: Tiếp đến “chung thuỷ”: Tre
  gắn bó với con người trong đời sống  
* Em hãy nêu đại ý của văn bản? sinh hoạt, lao động, sản xuất.
 
HS:  Cây tre là người bạn thân của + Đoạn 3: Tiếp đến “tre anh hùng
 
nhân dân Việt Nam, có mặt ở khắp trong chiến đấu”: Tre sát cánh với con
nơi, gắn bó lâu đời và giúp ích con người trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê  
người trong đời sống hàng ngày, hương.
 
trong lao động sản xuất, trong chiến + Đoạn 4: Còn lại: Tre vẫn là bạn đồng
đấu trong quá khứ, hiện tại và cả hành của dân tộc ta trong hiện tại và  
tương lai.( Cây tre đã trở thành biểu tương lai.  
tượng của đất nước và dân tộc Việt
Nam)    
*Từ đại ý này , em hãy xác định bố II.Đọc-hiểu chi tiết văn bản:  
cục của văn bản? 1. Giới thiệu chung về cây tre.  
- HS trả lời: - Cây tre là người bạn thân của nông  
*Để cảm nhận được giá trị nhiều mặt dân, nhân dân VN, có mặt ở khắp mọi
của tre, phẩm chất của tre như thế miền đất nước.  
nào, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu  
  -> sự gắn bó thân thuộc gần gũi.
văn bản. Trước hết, ta hãy xem nhà
văn Thép Mới giới thiệu cây tre Viêt    
Nam như thế nào -> dẫn vào phần 1  
? Ngay từ câu mở đầu, tg đã khẳng   Phát
định mối quan hệ đặc biệt giữa cây triển
 
tre và con người VN? Đó là mqh  gì? năng
  lực
? Chi tiết nào ở phần 1 chứng tỏ điều
đọc,
đó?   hiểu
Câu mở đầu khẳng định:  Cây tre là    
bạn thân của người nông dân, bạn
thân của nhân dân Việt Nam.  Đề tài    
về cây tre không mới, nhưng ở bài    
văn này, nhà văn đã nhìn cây tre từ
khía cạnh tình cảm: tre là bạn thân    
của con người. Chúng ta hãy tưởng  
tượng có một màn ảnh đang hiện lên  
trước mắt, với những thước phim    
quay chậm về  muôn loài cây nhuộm    
xanh đất nước, trong đó, nổi lên một
loài thân thuộc nhất, đó là tre. Thân    
thuộc, chứ không phải là quen thuộc,
- Phẩm chất: Mọc thẳng, mộc mạc, vào  
nghĩa là tre đã có quan hệ ruột thịt
đâu cũng sống, màu xanh nhũn nhặn
với người. Cách dung từ của tg quả
cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh  
là tinh tế. Ngay cả những địa danh
cao, giản dị, chí khí như người
được nhắc tên hẳn nhiên cũng mang  
nhiều dụng ý: là Đồng Nai ở miền  
 
Nam, là Việt Bắc thủ đô kháng
chiến, là ĐBP nơi vừa ghi dấu chiến  
 
công của cha ông lừng lẫy năm  
châu, trấn động địa cầu, và để rồi  
khép lại đoạn văn là hình ảnh lũy tre  
 
thân mật làng tôi, hay cũng có thể là  
làng anh, làng bạn, những ngôi làng  
giản dị mà bình yên dưới bóng tre.   Từ ngữ gợi tả, liệt kê, so sánh, nhân
 
hoá: Cây tre mang những phẩm chất
? Dựa vào đoạn 1 và cả phần hãy tìm tốt đẹp của con người, tre tượng  
chi tiết thể hiện phẩm chất của cây trưng cho dân tộc Việt Nam.
tre? Phát
  triển
+ Măng mọc thẳng năng
 
+ Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre lực
cũng  xanh tốt.   đọc,
hiểu.
+ Dáng vươn mộc mạc  
 
+ Màu xanh nhũn nhặn.  
 
+ Cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.  
 
+ Thanh cao, giản dị, chí khí như  
người    
? Em có nx gì về cách dùng từ và    
BPNT được tg sử dụng trong đoạn 1
   
này?
   
?  Qua đó, tác giả đã phát biểu và
khẳng định những phẩm chất tốt đẹp    
nào ở cây tre? Theo em, đó là những
phẩm chất của ai?    

- Hs: Rút ra tiểu kết. 2. Tre gắn bó với con người trong đời  
sống sinh hoạt, lao động, sản xuất:
- Gv phân tích chốt ý:  
 
- GV bình: Tre là một loại cây dễ  
trồng, dễ sống, có vẻ đẹp bình dị và - Tre bao bọc xóm làng
 
mang nhiều phẩm chất quý báu. - Dưới bóng tre: dựng nhà, dựng cửa,
Đáng chú ý rằng, đó cũng chính là  
vỡ ruộng khai hoang.
những phẩm chất, đức tính tốt đẹp  
của con người Việt Nam, của dân - Giúp nông dân trong sản xuất:
tộc VN được truyền tụ và hun đúc từ  
- Gắn bó với mọi lứa tuổi.
ngàn đời nay. Đó cũng chính là Phát
những điều mà nhà thơ Nguyễn Duy -> NT: nhân hóa, liệt kê, điệp ngữ,
triển
từng tâm sự: hoán dụ, giọng văn giàu tính nhạc.
năng
Tre xanh   lực tư
Xanh tự bao giờ? duy,
 
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh liên
  tưởng.
Thân gầy guộc, lá mong manh
   
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi    
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu…
   
 
   
GV chuyển ý: Ngoài những phẩm
   
chất tốt đẹp, tre còn có vai trò như
thế nào đối với đời sống con người    
và dân tộc Việt Nam thì chúng ta tìm
hiểu đoạn 2    

? Ở đây, khi nói về sự gắn bó của tre    


với người, tác giả đã nhắc đến hình    
ảnh nào đầu tiên, vì sao?
   
Đây là hình ảnh dễ nhận thấy nhất,
dễ bắt gặp nhất: bóng tre xanh bao    
quanh xóm làng.    
     
- Gv hướng dẫn HS báo cáo kết quả    
phần tìm hiểu và chuẩn bị ở nhà:
  Phát
(nhóm 1 – 3: Nhóm 1 trình bày,
triển
nhóm 3 bổ sung):  
năng
+ Tìm những chi tiết thể hiện sự gắn   lực
bó của tre với đới sống con người đọc
trong: lao động sản xuất, trong đời   hiểu.
sống sinh hoạt. Từ đó, tác giả đã trìu    
mến gọi tre là gì?
   
+ Để miêu tả cây tre gắn bó với đời
sống sinh hoạt lao động của nhân    
dân, tác giả đã sử dụng những dùng  
phép tu từ nào ?  
   
- Hs: lắng nghe, nhận xét, đặt câu
hỏi.    
- Gv nhận xét, phân tích và chốt ý.   Phát
- Trong đs sản xuất:  tre ăn ở với   triển
người đời đời kiếp kiếp, giúp người năng
  lực
trăm công nghìn việc khác nhau: tre
dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai   làm
hoang, tre xay thóc, chẻ lạt, ... việc
  nhóm,
-> Tre là cánh tay của  người nông năng
 
dân. lực
  giao
- Trong đs sinh hoạt: tre làm que
tiếp
chuyền, làm nơi hò hẹn tâm tình, tre  
(thuyết
làm điếu cày, tre làm nôi, làm
  trình).
gi ườ ng.
   
-> tre là người nhà.
   
* GV bình: Những chi tiết ấy cho ta
thấy tre không chỉ phục vụ con ng-    
 ườ i trong lao động, sản xuất mà
còn gắn bó với đời sống tinh thần.    
Tre không chỉ là “cánh tay của    
người nông dân” mà còn là ng ườ i
bạn tâm tình, chia sẻ buồn vui trong    
cuộc sống.    
Tre thành nôi êm ru giấc trẻ trưa hè.    
Tre thành nguồn vui tuổi thơ từ
chiếc thuyền lá tre đến que chuyền    
đánh chắt, cánh diều, tiếng sáo. Lớn    
lên, tre bắc nhịp cầu cho tình duyên
   
đôi lứa. Dưới bóng trăng thanh treo
đầu ngọn tre, các chàng trai cô gái => Tre gần gũi, gắn bó, thân thuộc  
trao nhau những lời ca giao duyên e với đời sống của con người Việt. (là
thẹn, hồn nhiên, trong sáng: Đêm  
cánh tay, là bạn thân, là người nhà).
trăng thanh anh mới hỏi nàng/ Tre  
non đủ lá đan sàng được chưa?/ -  
Đan sàng thiếp cũng xin vâng./ Tre  
 
vừa đủ lá, non chăng hỡi  
chàng?"Còn khi đôi lứa đã bén  
duyên tình, lời ca càng trở nên  
 
quyến luyến, thiết tha hơn: Lạt này  
gói bánh chưng xanh/ Cho mai lấy 3.  Tre sát cánh với con người trong
trúc, cho anh lấy nàng. Và đến khi cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương.  
con cháu đầy đàn, chàng trai năm    
xưa đã trở thành lão nông thực thụ,
có thể sẵn sàng vớ ngay lấy chiếc - Là đồng chí cùng ta đánh giặc  
điếu cày tre thở một hơi khói thuốc
- Là vũ khí chống lại sắt thép quân thù  
làm vui và ngắm nhìn thành quả vun
vén của cả đời mình. Ngay cả khi - Xung phong vào xe tăng, đại bác.  
nhắm mắt xuôi tay, con người VN
chúng ta vẫn thủy chung, gắn bó - Giữ làng, giữ nước, mái nhà tranh,  
cùng chiếc giường tre. giữ đồng lúa.
 
? Đoạn văn ở phần 2 ấn tượng, đi - Hy sinh bảo vệ con người.
 
vào lòng người bởi những câu văn k - Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng
chỉ giàu hình ảnh mà còn đậm tính chiến đấu!  
nhạc, tựa như những câu thơ được  
viết = văn xuôi. Hãy chỉ rõ tính nhạc   Sử dụng động từ mạnh, phép nhân
đó qua những câu văn sau: hoá, điệp ngữ (tăng tiến), liệt kê, giọng  
văn mang âm hưởng anh hùng ca.
+ Bóng tre trùm lên … vỡ ruộng,  
khai hoang.  
 
+ Cối xay tre / nặng nề quay/ , từ  
 
nghìn đời nay/, xay nắm thóc.  (ngắt  
nhịp đặc biệt: 3/3/4/3).  
 
  Phát
  triển
-> Ở đây, các cụm từ bóng tre, dưới
  năng
bóng tre, dưới bóng tre xanh  được
lực
lặp lại nhiều lần, tạo nên giọng văn   cảm
nhẹ nhàng, mênh mang, biểu cảm,
thụ
gợi ra một vẻ êm đềm của xứ sở. Đó  
(thấy
k chỉ là hình ảnh tả thực mà còn là
=> Tre sát cánh cùng con người, vào được
hình ảnh hoán dụ mang nghĩa biểu
sinh ra tử trong cuộc chiến đấu bảo những
tượng, tượng trưng cho vẻ đẹp của vệ tổ quốc. câu
nền văn hóa lâu đời của dân tộc qua văn
=> Tre mang phẩm chất hiền hoà,
hàng nghìn năm lịch sử. đậm
thẳng thắn, thuỷ chung, dũng cảm,
tính
-> Tính nhạc còn được thể hiện anh hùng.
nhạc).
trong việc tg đã khéo léo đan cài các
 
câu thơ, câu ca dao ở đoạn 2, làm  
cho đoạn văn thêm đậm chất thơ,  
 
giàu chất nhạc.
 
 
? Từ những câu văn, hình ảnh trên,
em có nx gì về mqh giữa tre với đời  
 
sống lao động, sản xuất và sinh hoạt  
của con người?  
4.  Tre vẫn là bạn đồng hành của dân
GV chuyển ý: Tre không những gắn  
tộc ta trong hiện tại và tương lai.
bó với đời sống sinh hoạt, lao động  
mà tre còn gắn bó với người trong  
cuộc đấu tranh giữ nước. Vậy trong  
 
kháng chiến tre có vị trí vai trò gì?  
 
- Gv hướng dẫn HS báo cáo kết quả  
phần tìm hiểu và chuẩn bị ở nhà:  
(nhóm 2 – 4: Nhóm 2 trình bày,  
 
nhóm 4 bổ sung):  
 
+ Tìm những chi tiết thể hiện sự gắn  
bó của tre với con người trong cuộc  
chiến đấu bảo vệ nền độc lập dân  
 
tộc. Từ đó, tác giả đã trân trọng gọi
 
tre là gì?  
 
+ Để miêu tả cây tre gắn bó với cuộc  
chiến đấu gian khổ của nhân dân ta,  
tác giả đã sử dụng những từ ngữ đặc  
sắc nào, dùng phép tu từ nào ?  
 
+ Tre là vũ khí, đồng chí  
 
+ chống lại sắt thép quân thù  
 
+ Xung phong vào xe tăng, đại bác  
 
+ Giữ làng, giữ nước, ....  
- Tre xanh vẫn là bóng mát.
+ Hi sinh để bảo vệ con người.  
- Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình.
   
- Tre càng tươi những cổng chào
? Em hãy kể tên những vũ khí, chiến thắng lợi. Phát
công nào của nhân dân ta gắn liền triển
- Những chiếc đu tre, sáo diều ...
với hình ảnh cây tre. năng
- Hs:Tre cùng người làm nên bao   lực
trang sử vẻ vang, tên sông Bạch làm
 
Đằng 3 lần đánh tan quân Nam Hán việc
bằng chông tre, lá tre ngụy trang,   nhóm,
gậy tre đánh giặc, chông tre tiêu diệt năng
quân thù, ...   lực
  giao
- Gv bình: Có thể nói, đây là đoạn
tiếp
văn tráng lệ nhất trong nền văn xuôi   (thuyết
hiện đại.  Đoạn văn mang âm hưởng
  trình).
anh hùng ca , cùng với nghệ thuật
nhân hóa, điệp ngữ, tác giả Thép    
Mới đã ca ngợi công lao chiến đấu
   
bảo vệ dân tộc của cây tre 1 cách
sinh động, đầy tự hào, yêu  
 
mến. Trong lịch sử xa xưa của dân
tộc, tre đã từng hiệu nghiệm trong    
tay người anh hùng làng Gióng đánh  
 
đuổi giặc Ân, và gần đây, trong cuộc
kháng chiến chống Pháp, tre là vũ    
khí thô sơ nhưng rất hiệu quả, góp Phát
phần làm nên những chiến thắng vẻ  
triển
vang của dân tộc.   năng
? Từ đó, em hãy rút ra nx về vai trò, lực
 
mqh của tre đv con người VN trong tích
cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước.   hợp
(kiến
? Tre gắn bó với người dân VN trong -> NT: điệp từ, nhân hóa.
thức
đời sống sinh hoạt, sản xuất và cả   lịch
trong chiến đấu. Vậy qua việc tìm sử).
hiểu phần 2, 3 ở trên, em hãy rút ra  
những phẩm chất cao quý nữa của  
=> Tre luôn còn mãi trong tâm hồn
cây tre (ngoài những phẩm chất đã con người VN, đồng hành cùng dân  
được nhắc đến ở phần 1).. tộc ta trong hiện tại, tương lai; trở
 
Tre là bạn với người Việt là như thế, thành biểu tượng cao quý của con
tri kỉ với người Việt là như thế nên người và dân tộc Việt Nam.  
tre cũng mang những phẩm chất cao    
quý của con  người Việt Nam: chung
thủy sắt son 1 lòng, anh dũng chiến    
đấu, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ..
   
- Gv: Không chỉ gắn bó với con
   
người VN trong quá khứ, mà ngay cả
ở hiện tại và tương lai, tre vẫn tiếp    
tục đồng hành với dân tộc ta. Cụ thể
như thế nào -> chuyển sang phần 4.    
Tích hợp âm nhạc: Cho hs nghe đoạn    
nhạc về âm thanh tiếng sáo “ Bèo dạt
   
mây trôi”
   
- HS lắng nghe, rút ra cảm nhận.
III.Tổng kết  
 
1, Nghệ thuật:  
GV bình: Giữa cuộc sống bộn bề
với bao lo toan mưu sinh thường - Xây dựng hình ảnh phong phú, chọn lọc,  
nhật hôm nay, con người tìm về, vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng.
hòa mình, đắm chìm trong âm  
thanh du dương, trong trẻo của - Lựa chọn lời văn giàu nhạc điệu và có tính
Phát
những bản nhạc được hòa tấu biểu cảm cao.
triển
bằng tiếng sáo trú c, sáo tre khiến - Sử dụng thành công phép so sánh, nhân năng
lòng người bồng bềnh, bay bổng, hóa, điệp ngữ. lực tư
xua ta n bao mệt nhọc , muộn duy,
phiền. 2, Ý nghĩa:  Ca ngợi vẻ đẹp và sự gắn bó của
liên
cây tre với đời sống dân tộc ta. Qua đó cho
? Quan sát hình ảnh búp măng non tưởng
thấy tác giả là người có hiểu biết về cây tre,
trên huy hiệu Đội, cho biết hình ảnh có tình cảm sâu nặng, có niềm tin và tự hào  
đó có ý nghĩa gì? chính đáng về cây tre.
 
Hs: biểu tượng cho thế hệ trẻ những  
mầm non tương lai của đất nước  
 
 ? Từ hình ảnh chiếc huy hiệu măng  
non trên áo của các em đội viên, tác  
 
giả đã hình dung, dự đoán như thế  
nào về vị trí của tre trong hiện tại,  
tương lai, khi đất nước bước vào thời  
 
kì công nghiệp hóa? Dựa vào đâu để * Ghi nhớ Sgk/100.
tác giả dự đoán như thế ? Phát
IV. Luyện tập: triển
HS: Sắt thép có thể nhiều hơn tre năng
nứa nhưng tre sẽ còn mãi trong tâm  
lực
hồn của dân tộc Việt Nam
  tích
hợp
 Dựa vào những tiến bộ của   (kiến
xã hội Bởi lẽ, từ vùng núi cho tới đồng bằng, thức
 Dựa vào sự gắn bó của tre trên đất nước VN đều có sự sống của lịch
với đời sống dân tộc nhất là tâm cây tre. 54 dân tộc anh em trên đất sử).
hồn và văn hóa dân tộc. nước VN đều có đời sống không nhiều  
thì ít vẫn gắn bó với cây tre.
? Theo em trong xã hội ngày nay,  
cùng với sự phát triển của khoa học Tre cùng người Việt Nam trải qua bao
thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc Phát
kỉ thuật hiện đại liệu tre có còn gắn
chiến tranh giữ nước - Tre xứng đáng triển
bó mật thiết với người dân Việt Nam
là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên năng
nữa không? Vì sao?
Hs: Tự bộ lộ cường, bất khuất của người Việt Nam, lực
là cái đẹp Việt Nam. tích
GV cho hs xem tranh những sản
hợp
phẩm của tre
(kiến
 GV bình: Trong hiện tại, tre tiếp tục thức
là bạn đồng hành với con người, âm
dưới bàn tay khéo léo của người tre nhạc).
đã hóa thân thành biết bao vật dụng
 
phục vụ đời sống thường ngày,
những sản phẩm của tre chính là Phát
niềm tự hào với bạn bè quốc tế với triển
những giá trị văn hóa dân tộc…là năng
hình ảnh thân thương gợi nhớ quê lực
hương của những lữ khách xa nhà…. cảm
Còn trong tương lai, sắt thép có thể thụ
nhiều hơn tre, tre có thể bớt đi vai (Cảm
trò quan trọng của nó trong sản xuất nhận
và sinh hoạt hàng ngày của con ng- âm
 ườ i, song các giá trị văn hoá và lịch thanh
sử của cây tre vẫn còn mãi, tre vẫn tiếng
là ng ườ i bạn đồng hành chung thuỷ sáo)
của dân tộc ta trên con đ ườ ng phát
 
triển. Bởi vì với tất cả giá trị và
phẩm chất của nó, cây tre đã thành  
biểu tượng cao quý cho dân tộc Việt
Nam.  

? Để nhấn mạnh vị trí của tre trong  


hiện tại và tương lai, tác giả đã sử  
dụng những BPNT nào trong phần 4
này?  

Chiếu đoạn văn cuối, kết luận: “Cây  


tre VN! ...”  
? Theo em, việc tác giả nhắc lại  
những đặc điểm của tre, cũng chính
là những phẩm chất cao đẹp của con  
người VN ở phần kết này nhằm mục  
đích gì?
 
Ngợi ca, khẳng định cây tre đã trở
thành biểu tượng cho tâm hồn, phẩm  
chất và dũng khí của con người Việt
Phát triển
Nam.
năng lực
? Hãy nhắc lại những thành công, đặc tích hợp
sắc về NT của vb này? (kiến thức
? Qua bài văn này, em hiểu được gì trong thực
về cây tre Việt Nam? tế đời
sống).
- HS: Tre là bạn thân của con người,
tre có nhiều phẩm chất đáng quý.  
Tre là biểu tượng cho con người Việt
 
Nam, tâm hồn Việt Nam.
 
? Từ đó, em nhận xét gì về tác giả?
Phát triển
- HS : Là người có hiểu biết sâu sắc
năng lực
về cây tre, có tình yêu sâu sắc với
giao tiếp
cây tre, tự hào về cây tre, về con
( thuyết
người Việt Nam, tin tưởng và giá trị,
trình, giới
sức sống lâu bền của cây tre cũng
thiệu về
như sức sống mãnh liệt của dân tộc
những sản
ta.
phẩm làm
GV gọi HS đọc Ghi nhớ. từ tre, nứa,
…).
? Em còn biết những bài văn nào
cũng viết về cây tre, hãy kể tên.  
? Em có thể đọc một số câu thơ, tục  
ngữ, cao dao nói đến cây tre.
 
?  Tại sao tác giả lấy nhan đề là “Cây
 
tre Việt Nam” mà không lấy nhan đề
là “ Cây tre”?  
? Em học tập được gì từ cách viết  
văn của tác giả?
 
- HS: sử dụng phép nhân hoá, so
sánh hay, độc đáo. Chi tiết, hình ảnh  
chọn lọc mang ý nghĩa biểu  
tượng. Lời văn giàu cảm xúc nhịp
điệu.  
 
 
Phát triển
năng lực
khái quát,
tổng hợp.
 
 
 
Phát triển
năng lực
vận dụng
kiến thức
vào thực
hành.
 
 

Phát
triển
năng
lực
4. Sơ kết, củng cố: tổng
hợp
- GV nhắc lại nội dung cơ bản của bài. (nội
dung
- Cho hs xem video: Lời tự thuật của cây tre.
kiến
5. Hướng dẫn tự học: thức ),
quan
  Bài cũ:
sát,
- Đọc kĩ văn bản, nhớ được các chi tiết, các hình ảnh so sánh, nhân hóa đặc sắc. cảm
thụ
- Hiểu vai trò của cây tre đối với đời sống của nhân dân ta trong qua khứ, hiện đoạn
tại và tương lai. video.
- Sưu tầm một số bài văn, bài thơ viết về cây tre Việt Nam.  
- Viết đoạn văn 6 – 8 câu nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp phẩm chất của cây tre. Phát
  Bài mới: Soạn bài “Câu trần thuật đơn”. triển
năng
lực tự
học.
 
     IV. Kết quả:
     Qua việc giảng dạy theo hướng phát triển năng lực học sinh trong một giờ đọc hiểu văn bản, tôi nhận
thấy như sau:
     - Các em thích thú khi được mở rộng, tích hợp với các kiến thức lịch sử, âm nhạc và thực tế cuộc
sống trong tiết học. 
     - Các em độc lập tư duy trong việc sưu tầm tư liệu liên quan cho bài học, chủ động trong việc tìm tư
liệu ở nhà, chủ động đặt ra câu hỏi thắc mắc cho giáo viên.
     - Tiếp thu bài nhanh hơn, nhớ kiến thức lâu hơn, đồng thời tạo ra một không khí học tập sôi nổi,
không nhàm chán.
     Tuy đây chỉ là một tiết dạy theo hướng đổi mới, phát triển năng lực của người học, kết quả trong 1 tiết
đem lại chưa thể cao và rõ rệt, song đã cho thấy những hiệu quả nhất định từ việc dạy học theo hướng
đổi mới này, từ đó khích lệ giáo viên ngày càng cố gắng, tìm tòi, đổi mới phương pháp hơn nữa, nhằm
đem đến cho học sinh những tiết học bổ ích, thú vị hơn; nhằm phát triển và trau dồi các năng lực chung
và năng lực chuyên biệt của học sinh. Chắc chắn, từ đó, kết quả việc học tập môn Ngữ văn của các em
học sinh sẽ ngày càng được nâng cao, các em sẽ yêu thích và gắn bó với bộ môn này hơn.
C. KẾT LUẬN
     Đổi mới phương pháp giáo dục là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với xu thế giáo dục của thế kỉ
XXI hiện nay. Nhưng để đổi mới một cách có hiệu quả và đạt chất lượng cao, yêu cầu người giáo viên
phải cố gắng hết sức, chịu khó tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo, tự tìm ra cho mình những phương pháp dạy
học hợp lý.
     Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về
hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc
sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường
việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV - HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm
phát triển năng lực xã hội. Từ đó có thể trang bị cho các em những năng lực cần thiết của một công dân
thế kỉ XXI, bắt kịp xu thế và yêu cầu của xã hội trong thời đại mới. 
     Phần trình bày trên đây của tôi chỉ là một vài kinh nghiệm nho nhỏ được rút ra từ quá trình giảng dạy
trong nhiều năm qua. Chắc chắn, nó còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được những lời đóng góp chân
tình để qua đó tôi có thể hoàn thiện, nâng cao chuyên môn, tự tìm cho mình một cách dạy phù hợp nhất,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nước nhà nói chung, cũng như việc dạy và học bộ môn ngữ văn
ở trường trung học cơ sở nói riêng.
Các tin khác

You might also like