Academia.eduAcademia.edu
BIẾN CHUYỂN TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM - ASEAN TRƯỚC VÀ SAU 1986 Việt Nam với vai trò là thành viên ASEAN đã và đang có những đóng góp hết sức tích cực và ngày càng chủ động, nỗ lực xây dựng ASEAN thành một cộng đồng phát triển bền vững. Đồng thời, ASEAN cũng đóng vai trò không nhỏ trong quá trình hội nhập và phát triển của đất nước ta. Để quan hệ Việt Nam – ASEAN tốt đẹp như hiện tại, Đảng và Nhà nước đã trải qua một quá trình thay đổi nhận thức, tư duy, từ đó dẫn tới thay đổi đường lối đối ngoại với các nước và khu vực trên thế giới. Bài viết sẽ lấy thời điểm năm 1986, đồng thời là dấu mốc lịch sử đánh dấu bước khởi đầu của tiến trình đổi mới tư duy để so sánh, phân tích sự thay đổi trong đường lối đối ngoại Việt Nam với các nước ASEAN. Nhìn chung, trước thời điểm năm 1986, Việt Nam khá thụ động và dè dặt trong mối quan hệ với các nước Đông Nam Á (ĐNA). Giai đoạn 1967-1980, Việt Nam chưa chủ động trong các mối quan hệ với cộng đồng ASEAN, thậm chí có những đánh giá chưa đúng đắn khiến mỗi quan hệ Việt Nam ASEAN rơi vào thế bất lợi mà hơn 10 năm sau mới được gỡ bỏ. Thời điểm từ 1967 (năm ASEAN được thành lập) đến 1975, Việt Nam vẫn đang trong cuộc chiến chống đế quốc Mỹ. Điều đáng nói là, hầu hết các nước ĐNA có thể kể đến như Thái Lan, Phllipines, Singapore đều đã trực tiếp hay gián tiếp hỗ trợ Mỹ trong cuộc chiến ở Việt Nam. Vì vậy, ta coi ASEAN lúc đó cũng là kẻ thù của nhân dân ta, là một khối quân sự trá hình và là tay sai của Mỹ. Xem Trịnh Xuân Lãng, Một vài suy nghĩ về chính sách của ta đối với các nước ASEAN và đối với Mỹ từ năm 1975 đến 1979 Quan điểm này về ĐNA vẫn chưa thay đổi sau khi ta chiến thắng đế quốc Mỹ năm 1975, mặc dù Việt Nam cũng đã công bố rõ ràng chính sách đối ngoại của mình. Trong cuộc trả lời phỏng vấn của Việt Nam thông tấn xã, Ngoại trưởng Việt Nam Nguyễn Duy Trinh đã công bố chính sách bốn điểm của Việt Nam đối với các nước ĐNA, mà chủ yếu là các nước ASEAN. Lưu Văn Lợi, ASEAN: CON ĐƯỜNG 30 NĂM. Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 19.Trong đó nêu lên những nguyên tắc cơ bản cho việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước ĐNA như: tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; không có căn cứ quân sự nước ngoài; quan hệ hữu nghị láng giếng tốt; phát triển quan hệ vì độc lập hòa bình, trung lập thật sự. Tr.38. Tập bài giảng môn CSĐN VN II, Học viện Ngoại Giao. Đồng thời Việt Nam cũng bình thường hóa quan hệ với các nước ASEAN, nhưng vì sai lầm trong đánh giá bản chất của khối ASEAN, cho rằng đó là khối SEATO trá hình và còn nhìn thời cuộc qua lăng kính chiến tranh, ta vẫn còn dè dặt trong những mối quan hệ đó và đôi khi vẫn để xảy ra những trục trặc không cần thiết. Trịnh Xuân Lãng, Một vài suy nghĩ về chính sách của ta đối với các nước ASEAN và đối với Mỹ từ năm 1975 đến 1979.. Không những thế, đến năm 1979 Việt Nam đưa quân tình nguyện sang Campuchia giải quyết vấn đề Khmer đỏ khiến các nước ASEAN lo ngại Việt Nam bành trướng sức mạnh tại ĐNA, mối quan hệ Việt Nam – ASEAN trở nên trì trệ, lạnh nhạt nếu không muốn nói là đối đầu, thù nghịch. Vũ Khoan, Việt Nam và ASEAN. Tạp chí Cộng sản, 11,1994. Tuy rằng có thực hiện chính sách bao vây, cấm vận, một vài nước ASEAN vẫn duy trì đối thoại với Việt Nam để tìm giải pháp cho vấn đề Campuchia. Việt Nam cũng thực hiện các cuộc viếng thăm và hội thảo một cách thiện chí, giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nhóm nước Đông Dương và ASEAN. Từ những năm 1980, Việt Nam chủ trương thúc đẩy đối thoại với các nước ASEAN nhằm tạo không khí hòa dịu, tránh đối đầu, tạo điều kiện thúc đẩy hòa bình. Tr.307, Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000 Tuy nhiên phải đến năm 1986 Việt Nam mới có bước đột phá đầu tiên trong tiến trình đổi mới tư duy. Đại hội VI của Đảng (tháng 12-1986) trên cơ sở phân tích đúng tình hình và xu thế quốc tế, đánh giá sát tình hình trong nước, với thái độ nhìn thẳng vào sự thật, đã đi đến những quyết định có ý nghĩa lịch sử là tiến hành đổi mới đất nước một cách toàn diện. Nguyễn Khắc Huỳnh, Ngoại giao Việt Nam 25 năm đổi mới. Tạp chí Cộng sản, 02/2011 Đường lối đối ngoại với các nước ASEAN từ đó có những thay đổi đáng kể theo chiều hướng ngày càng tích cực. Từ quan điểm tin rằng ASEAN không phải là một tổ chức phòng thủ tập thể và nhìn nhận ASEAN với nhiều nghi ngờ, Việt Nam đã bắt đầu nhạy bén hơn trong tư duy đối ngoại. Bắt đầu từ năm 1986, Đảng và Nhà nước đã nhìn nhận nhiệm vụ hàng đầu là “tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và triển khai đường lối đối ngoại được nêu trong Nghị quyết 13, năm 1988 với chủ đề “giữ vững hoà bình, phát triển kinh tế”. Chính sách đối ngoại của nước CHXHCN Việt Nam, mofahcm.gov.vn, truy cập ngày 09/04/2018. Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách đa dạng hóa ngoại giao, đa phương hóa quan hệ và tỏ ý sẵn sàng hợp tác với các quốc gia khác nhằm giải quyêt các vấn đề ở ĐNA, chung sống hòa bình, xây dựng khu vực ĐNA ổn định và phát triển. Nhờ thế mà từ tháng 7/1986, mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại. Thời kì 1988-1991, Việt Nam rút quân khỏi Campuchia và cùng với hiệp định Paris về Campuchia được kí kết vào tháng 10 năm 1991 đã chấm dứt tình trạng căng thẳng đối đầu giữa hai nhóm nước ASEAN và Đông Dương, mở ra một thời kì hòa bình hữu nghị và hợp tác ở khu vực. Quan hệ song phương Việt Nam – ASEAN ngày một phát triển, Việt Nam dần dần tham gia vào tiến trình hợp tác khu vực và kiên trì chính sách đàm phán để giải quyết mọi tranh chấp về lãnh thổ. Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với ASEAN giai đoạn 1991-1995 bám sát chủ trương được đề ra tại Đại hội VII (1991), Hội nghị Trung ương 3 (khóaVII – 1992) của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đó phát triển đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa với phương châm "Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển" Tr. 67, Chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1975 đến 2006. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giữ gìn hòa bình, an ninh khu vực đồng thời đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam bắt đầu chủ động hơn, đánh dấu bằng việc trở thành quan sát viên của ASEAN năm 1992. Với tư cách quan sát viên, Việt Nam đã thúc đẩy quan hệ đa phương với cả tổ chức ASEAN. Từ đầu năm 1994, Việt Nam đã dự với tư cách quan sát viên các cuộc họp của 6 Ủy ban hợp tác chuyên ngành ASEAN, bao gồm: Khoa học-Công nghệ, Môi trường, Văn hóa-Thông tin, Phát triển Xã hội, Phòng chống Ma túy và các Vấn đề Công vụ... Việt Nam - thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm của ASEAN, 12/2015. Năm 1995 Việt Nam thực hiện bước đột phá thứ hai bằng việc chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN, mở ra chương mới trong quan hệ giữa hai bên. Từ khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN đến nay, Việt Nam đã tích cực, chủ động và có nhiều đóng góp quan trọng trên tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng củng cố được vị thế chiến lược của mình trong khu vực, hội nhập vững chắc trong liên kết song phương thông qua xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với các nước thành viên ASEAN, như Indonesia, Singapore, Thái Lan; tham gia các cơ chế liên khu vực, như ASEAN+3, Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn hợp tác châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM)... Việc mở rộng thị trường, tăng thêm đối tác... cũng giúp Việt Nam phát triển về kinh tế, tranh thủ sự giúp đỡ, đầu tư của các đối tác nước ngoài và nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực cũng như trên trường quốc tế. Hành trình Việt Nam khẳng định vị thế trong ASEAN, Baoquocte.vn, truy cập ngày 09/04/2018 Tính đến 2017, “Trong chính sách đối ngoại, Việt Nam luôn coi ASEAN là trụ cột, là ưu tiên chiến lược.” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, lễ kỉ niệm 50 năm ngày thành lập ASEAN, 8/8/2017, Hà Nội. ASEAN đã biến chuyển đáng kể trong 50 năm qua, và nhận thức của Việt Nam về ASEAN và vai trò của nó trong các vấn đề khu vực cũng vậy. Việc thay đổi tư duy đối ngoại và gia nhập ASEAN là hai bước ngoặt lớn trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, trong đó thay đổi tư duy đối ngoại năm 1986 là nền móng vững chắc cho bước ngoặt thứ hai. Đối lập với quan điểm trước 1986, ASEAN hiện nay giữ vai trò quan trọng đối với chính sách ngoại giao của Hà Nội cả về kinh tế lẫn chiến lược. Mối quan hệ ASEAN-Việt Nam là một câu chuyện nữa cho thấy ASEAN là một tài sản có giá trị như thế nào đối với các nước thành viên, một câu chuyện rất có thể sẽ được kể tiếp trong 50 năm tới và xa hơn nữa. Lê Hồng Hiệp, Biến chuyển trong nhận thức của Việt Nam về ASEAN, Nghiên cứu quốc tế, 14/08/2017.