« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH Thương mại và Phát triển Giáo dục Việt Nam đến năm 2020


Tóm tắt Xem thử

- Tóm tắt Luận văn Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Giáo dục Việt Nam đến năm 2020 Tác giả luận văn: Dương Tùng Lâm.
- Lê Thị Anh Vân Từ khóa: giáo dục việt nam Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài: Đề tài được lựa chọn nhằm mục đích xây dựng một nền tảng phát triển bền vững cho Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Giáo dục Việt Nam trong một môi trường kinh doanh đầy biến động.
- Thông qua quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, luận văn sẽ cố gắng phân tích lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp để có thể từ đó lựa chọn được chiến lược thực sự phù hợp với xu thế phát triển của công ty.
- Thêm vào đó luận văn cũng có mục đích xây dựng cho doanh nghiệp một quy trình hoạch định chiến lược chi tiết để từ đó doanh nghiệp có thể tiếp tục vận dụng chúng trong tương lai.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích môi trường vi mô, vĩ mô và tình hình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp để tìm ra chiến lược kinh doanh phù hợp giúp Doanh nghiệp có định hướng phát triển bền vững.
- Phạm vi nghiên cứu.
- Không gian nghiên cứu: thị trường kinh doanh tại Hà Nội , Nghệ An, TP HCM và các tỉnh thành khác.
- Thời gian nghiên cứu: tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2012 đến năm 2015.
- Đối tượng nghiên cứu: Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Giáo dục Việt Nam và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
- c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả  Kết cấu của Luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và phụ lục, luận văn được cấu trúc gồm 3 chương: Chương I : Lý luận chung về chiến lược kinh doanh và công tác hoạch định chiến lược kinh doanh.
- Chương II: Căn cứ xây dựng chiến lược kinh doanh của Công Ty TNHH Thương Mại và Phát Triển Giáo Dục Việt Nam hiện nay.
- Chương III: Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công Ty TNHH Thương Mại và Phát Triển Giáo Dục Việt Nam đến năm 2020.
- Chương I của luận văn tập trung vào các khái niệm, định nghĩa cơ bản của luận văn đồng thời tập trung mô tả về quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Định nghĩa và các cấp Chiến lược - Khái niệm và phân loại chiến lược kinh doanh - Khái niệm và quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp - Những yếu tố ảnh hưởng đến việc hoạch định và các công cụ thường được lựa chọn để phân tích.
- Chương II của luận văn giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp sau đó căn cứ vào quy trình hoạch định chiến lược đã xác định ở chương 1 để phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của doanh nghiệp Cụ thể chươngII bao gồm các vấn đề.
- Giới thiệu tổng quan về công ty bao gồm sự hình thành, phát triển, bộ máy nhân sự, chức năng phòng ban, vị trí và tình hình hoạt động kinh doanh 3 năm gần đây.
- Phân tích ảnh hưởng của môi trường vĩ mô lên doanh nghiệp - Phân tích ảnh hưởng của môi trường vi mô lên doanh nghiệp - Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp  Chương III của luận văn bao gồm việc hoạch định cụ thể chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp theo trình tự xác định mục tiêu, chiến lược tổng quát, chiến lược bộ phận.
- Xác định tầm nhìn và sứ mệnh, lợi thế cạnh tranh và hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp.
- Lựa chọn mô hình SWOT để phân tích và rút ra chiến lược phù hợp nhất - Đưa ra chiến lược tổng quát và đi sâu phân tích chiến lược bộ phận phù hợp.
- d) Phương pháp nghiên cứu Đề tài dựa trên phương pháp thông kê phân tích và phân tích tổng hợp để nghiên cứu phân tích quá trình và môi trường kinh doanh bên ngoài và bên trong của đơn vị, trên cơ sở vận dụng mô hình SWOT để xây dựng định hướng chiến lược của sản phẩm.
- e) Kết Luận Đề tài đã phần nào thể hiện được tầm quan trọng của việc hoạch định chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp cụ thể là Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Giáo dục Việt Nam đồng thời xây dựng được một quy trình hoạch định chiến lược cho công ty để làm căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài.
- Qua đó mong muốn doanh nghiệp có thể định hướng rõ tầm nhìn chiến lược, sứ mạng (nhiệm vụ) và mục tiêu của mình và chủ động trong việc ra quyết định nhằm khai thác kịp thời các cơ hội và ngăn chặn hoặc hạn chế các rủi ro trong môi trường bên ngoài, phát huy các điểm mạnh và giảm các điểm yếu để tăng khả năng cạnh tranh của daonh nghiệp.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt