« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoạch định chiến lược kinh doanh ngành cung ứng nhân lực cho Công ty Cổ phần TMS nhân lực đến năm 2020


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Hoạch định chiến lược kinh doanh ngành cung ứng nhân lực cho Công ty Cổ phần TMS nhân lực đến năm 2020”.
- Trần Việt Hà Từ khóa: Hoạch định chiến lược, TMS HR, Nguồn nhân lực.
- Lý do chọn đề tài Xuất khẩu lao động không những là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, mà còn là một chiến lược quan trọng lâu dài góp phần giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực, tăng thu nhập cho người lao động, tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững gắn liền với công bằng xã hội.
- Chính vì vậy, việc xây dựng chiến lược và phát triển thị trường xuất khẩu lao động hiệu quả, bền vững là điều rất quan trọng cho nền kinh tế của Việt Nam.
- Công ty cổ phần TMS nhân lực là doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tiên được cấp phép trong lĩnh vực phái cử thực tập sinh kỹ năng sang Nhật.
- Việc xuất khẩu lao động của công ty còn gặp một số hạn chế về trình độ tay nghề, ngoại ngữ, kỉ luật lao động…, ngoài ra còn một số vướng mắc về chính sách quản lý và điều tiết hoạt động của công ty.
- Bên cạnh đó lĩnh vực xuất khẩu lao động có rất nhiều công ty khác đang hoạt động và cạnh tranh, điều đó tạo nên những thách thức và cơ hội cho công ty đòi hỏi sự nhập cuộc của các nhà quản lý để giải quyết các vấn đề trên.
- Trong điều kiện kinh tế và môi trường kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp Việt Nam, hơn lúc nào hết, việc xây dựng chiến lược kinh doanh và nhất là thực hiện chiến lược một cách nhất quán trở nên quan trọng, có ý nghĩa sống còn với nhiều doanh nghiệp.
- Đó là lý do để tôi chọn đề tài: “Hoạch định chiến lược kinh doanh ngành cung ứng nhân lực cho Công ty Cổ phần TMS nhân lực đến năm 2020”.
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực, chính sách quản lý và điều tiết hoạt động của công ty thời gian vừa qua để xây dựng chiến lược kinh doanh và đưa ra các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động của công ty cổ phần TMS nhân lực cho phù hợp với thực tiễn của thị trường và định hướng đến năm 2020.
- Đối tượng nghiên cứu: ngành cung ứng lao động của Công ty cổ phần TMS nhân lực tại thị trường Nhật Bản và Đài Loan.
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu thực hiện tại Công ty cổ phần TMS nhân lực, số liệu nghiên cứu trong giai đoạn và các giải pháp xem xét đến 2020.
- Kết quả của đề tài: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hoạch định chiến lược.
- Trong chương này đã hệ thống hóa những cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược theo quá trình: khái niệm, phân loại, các bước thực hiện trong hoạch định chiến lược… đồng thời nêu lên vai trò quan trọng của hoạch định chiến lược trong quản lý chiến lược .
- Đây là cơ sở lý thuyết phục vụ cho việc xây dựng chiến lược ngành cung ứng nhân lực cho Công ty cổ phần TMS nhân lực.
- Chương 2: Thực trạng các nhân tố cấu thành chiến lược trong hoạt động xuất khẩu lao động ở Công ty cổ phần TMS nhân lực.
- Chương này giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần TMS nhân lực, và tập trung vào mô tả, phân tích, đánh giá các nhân tố cấu thành nên chiến lược, chỉ ra những ưu nhược điểm, những tồn tại và hạn chế của các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần TMS nhân.
- Chương 3: Các giải pháp đảm bảo nguồn lực cho công ty cổ phần TMS nhân lực đến năm 2020.
- Nội dung chương 3 tập trung xây dựng, đề xuất một số giải pháp chiến lược dựa trên cơ sở các phân tích, đánh giá ở chương 2 như: mô hình SWOT, tăng cường nguồn nhân lực, đa dạng hóa các nguồn tài chính, đẩy mạnh hoạt động marketing, hợp tác quốc tế… 4.
- Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên ứng dụng lý thuyết hoạch định chiến lược theo quá trình.
- Phương pháp nghiên cứu các tài liệu, văn bản.
- Kết luận Qua thực tiễn hoạt động kinh doanh diễn ra tại Công Ty Cổ Phần TMS nhân lực nhiều năm qua, trong tình trạng không có hoạch định chiến lược nên các hoạt động kinh doanh hầu như không thể phát triển được hoặc phát triển tự phát và chu kỳ kinh doanh không như mong muốn.
- Hiệu quả kinh doanh nhìn chung có tăng trưởng nhưng không bền vững.
- Luận văn hy vọng, khi có chiến lược kinh doanh cùng với những nhân tố mới tích cực, công ty sẽ có những thay đổi nhất định trong cách nghĩ, cách làm cũng như phân tích đánh giá tình hình kinh doanh, thị trường trên toàn phương diện chiến lược.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt