« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao kết quả huy động vốn tại BIDV.


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- TRẦN THỊ CẨM NHUNG PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.
- TỪ SỸ SÙA Hà Nội – 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- TRẦN THỊ CẨM NHUNG PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội – 2016 Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Đại học Bách khoa Hà Nội MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i DANH MỤC VIẾT TẮT.
- 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN.
- 3 1.1 Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại.
- Khái niệm ngân hàng thương mại.
- 3 1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại.
- 4 1.1.3 Đặc điểm hoạt động của ngân hàng thương mại.
- 5 1.1.4 Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại.
- 6 1.2 Hoạt động huy động vốn trong các ngân hàng thƣơng mại.
- Khái niệm về vốn của ngân hàng thương mại.
- 8 1.2.2 Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
- 9 1.2.3 Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại.
- 10 1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quy mô huy động vốn.
- 16 1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả huy động vốn.
- 21 1.3 Phân tích kết quả huy động vốn trong các NHTM.
- 32 1.4 Kinh nghiệm nâng cao quy mô huy động vốn của các ngân hàng thƣơng mại.
- 37 Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Đại học Bách khoa Hà Nội THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.
- Tổng quan về Ngân hàng thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam.
- Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng.
- 39 2.1.5 Một số kết quả hoạt động chủ yếu của BIDV giai đoạn 2011 -2015.
- 41 2.2 Phân tích kết quả hoạt động huy động vốn tai BIDV giai đoạn 2013-2015.
- 44 2.2.1 Quy mô và mức độ tăng trưởng huy động vốn.
- 44 2.2.2 Cơ cấu huy động vốn tại BIDV.
- 47 2.3.Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả huy động vốn tại BIDV.
- 65 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.
- 65 3.1 Định hƣớng phát triển của BIDV giai đoạn .
- 65 3.2 Những định hƣớng nhằm nâng cao kết quả huy động vốn tại BIDV 67 3.2.1.
- Hoàn thiện sản phẩm dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới để tạo sự khác biệt trên thị trường.
- 67 Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Đại học Bách khoa Hà Nội 3.2.2.
- Phát triển và hoàn thiện mạng lưới phân phối.
- Hoàn thiện các cơ chế tài chính, cơ chế hỗ trợ cho hoạt động HĐV.
- 76 3.3 .Một số giải pháp cụ thể trƣớc mắt nhằm mở rộng quy mô huy động vốn tại BIDV.
- 77 3.3.1 Xây dựng chi phí huy động vốn và cơ chế chăm sóc khách hàng cạnh tranh.
- 78 3.3.2 Đào tạo nâng cao trình độ nhân lực bộ phận làm công tác huy động vốn.
- 90 3.4.1.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.
- 96 Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Đại học Bách khoa Hà Nội Học viên: Trần Thị Cẩm Nhung Khóa: 2014B LỜI CAM ĐOAN : Trần Thị Cẩm Nhung - SHHV: CB140765 học 14BQTKD-DK24, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao kết quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Tôi cam đoan các vấn đề nghiên cứu trong bài Luận văn này hoàn toàn được triển khai nghiên cứu và thực hiện từ những quan điểm của bản thân dưới sự hướng dẫn tận tình và khoa học của TS.
- Các dữ liệu được sử dụng để phân tích trong luận văn này là hoàn toàn có thực.
- Tác giả của luận văn Trần Thị Cẩm Nhung Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Đại học Bách khoa Hà Nội Học viên: Trần Thị Cẩm Nhung Khóa: 2014B LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Viện Kinh tế và Quản lý Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi theo học tại trường.
- Từ Sỹ Sùa – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian tôi thực hiện luận văn này.
- Tôi xin trân trọng cảm ơn các cán bộ lãnh đạo BIDV, các bạn bè đồng nghiệp đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi có nhiều thông tin và ý kiến thiết thực trong quá trình tôi thu thập thông tin để hoàn thành luận văn.
- Ngƣời thực hiện luận văn Trần Thị Cẩm Nhung Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Đại học Bách khoa Hà Nội Học viên: Trần Thị Cẩm Nhung Khóa: 2014B DANH MỤC VIẾT TẮT STT Ký hiệu Giải thích 1 NHTM Ngân hàng thương mại 2 NHTM CP Ngân hàng thương mại cổ phần 3 NHNN Ngân hàng nhà nước 4 BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 5 TCTD Tổ chức tín dụng 6 PGD Phòng giao dịch 7 MIS ALCO Ban kinh doanh Vốn 8 HĐV Huy động vốn 9 CSKH Chăm sóc khách hàng 10 KHCN Khách hàng cá nhân 11 KHDN Khách hàng doanh nghiệp 12 TPCP, Trái phiếu chính phủ 13 TPCPBL Trái phiếu tổ chức tín dụng 14 LSCV Lãi suất cho vay 15 LNH Lien ngân hàng 16 TKTL Tiết kiệm tích lũy Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Đại học Bách khoa Hà Nội Học viên: Trần Thị Cẩm Nhung Khóa: 2014B DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1.
- Kết quảhoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2015.
- 41 Bảng 2.2 Kết quả huy động vốn của BIDV giai đoạn 2013-2015.
- Tốc độ tăng trưởng quy mô huy động vốn của.
- Huy động vốn của một số NHTM giai đoạn 2013-2015.
- Một số loại hình quà tặng khách hàng tại BIDV.
- 80 Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Đại học Bách khoa Hà Nội Học viên: Trần Thị Cẩm Nhung Khóa: 2014B DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Quy mô huy động vốn tại BIDV giai đoạn 2013– 2015.
- 45 Biểu đồ 2.2 Tốc độ tăng trưởng quy mô huy động vốn tại BIDV.
- 46 Biểu đồ 2.3 Quy mô tăng trưởng huy động vốn các NHTM.
- 47 Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Đại học Bách khoa Hà Nội Học viên: Trần Thị Cẩm Nhung 1 Khóa: 2014B LỜI MỞ ĐẦU 1.
- Ở nước ta lượng vốn huy động trong nền kinh tế thông qua thị trường chứng khoán, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chủ yếu được thực hiện thông qua các ngân hàng cung cấp.
- Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với nhiệm vụ thường xuyên và chủ yếu là huy động vốn để cho vay, trong hoạt động của ngân hàng vốn là yếu tố đặc biệt quan trọng, quyết định sự hình thành phát triển và năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
- Nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là huy động từ nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế thông qua nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế, xã hội và các tầng lớp dân cư.
- Huy động vốn là một hoạt động chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, là hoạt động vô cùng quan trọng để tạo ra nguồn vốn giúp Ngân hàng thực hiện các chiến lược, phương án kinh doanh của mình.
- Vì vậy, người viết quyết định chọn vấn đề : “Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng quy mô huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu vừa có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.
- Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về huy động vốn tại các ngân hàng thương mại.
- Phân tích thực trạng công táchuy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua đó đưa ra những đánh giá về các kết quả đạt được và những tồn tại cần phải khắc phục.
- Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Đại học Bách khoa Hà Nội Học viên: Trần Thị Cẩm Nhung 2 Khóa: 2014B Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để mở rộng quy mô huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong thời gian tới.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng đồng bộ hệ thống các phương pháp nghiên cứu như: thống kê, phân tích, so sánh, phương pháp nghiên cứu tại bàn (nghiên cứu tài liệu.
- Nguồn số liệu thứ cấp: các số liệu về kết quả huy động vốnvà một số kết quả kinh doanh khác qua các năm của ngân hàng được thu thập từ báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, báo cáo thường niên.
- Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1:Cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn củacác ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chương 3:Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao kết quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Đại học Bách khoa Hà Nội Học viên: Trần Thị Cẩm Nhung 3 Khóa: 2014B CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại 1.1.1.
- Khái niệm ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế, hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế thị trường.
- Tại mỗi nước khác nhau có một cách định nghĩa riêng về ngân hàng thương mại.
- Ở Mỹ: ngân hàng thương mại là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành dịch vụ tài chính.
- Ở Pháp: Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”.
- Ở Việt Nam: Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ngày 23/5/1990 đã định nghĩa như sau: “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.
- Đến Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010, định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
- Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Đại học Bách khoa Hà Nội Học viên: Trần Thị Cẩm Nhung 4 Khóa: 2014B 1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại 1.1.2.1 Chức năng trung gian tín dụng Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đóng vai trò là cầu nối giữa người dư thừa vốn và người có nhu cầu về vốn thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, tập hợp lại để cung cấp tín dụng cho nền kinh tế.
- Với chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia bao gồm: người gửi tiền, ngân hàng và người đi vay, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
- Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại vì nó phản ánh bản chất của ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.Đồng thời nó cũng là cơ sở để thực hiện các chức năng khác.
- 1.1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán Ngân hàng thương mại đóng vai trò như là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân khi thực hiện các lệnh thanh toán chuyển khoản, lệnh thu chi, dịch vụ tài khoản cho khách hàng bằng cách cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán khác nhau như: uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc, thanh toán qua hệ thống thẻ, máy POS … Tuỳ theo nhu cầu mà mỗi khách hàng có thể lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp với mình.
- Nhờ có chức năng trung gian thanh toán mà khách hàng không phải dự trữ số lượng lớn tiền mặt, không phải đem tiền mặt đi thanh toán trức tiếp … qua đó giúp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí, giảm thiểu rủi ro như rủi ro về tiền giả, trộm cướp.
- thúc đẩy lưu thông hàng hoá, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.
- Đồng thời, việc thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng đã giảm được lượng tiền mặt trong lưu thông, dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in ấn, đếm nhận, bảo quản tiền.
- Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Đại học Bách khoa Hà Nội Học viên: Trần Thị Cẩm Nhung 5 Khóa: 2014B Đối với ngân hàng thương mại, chức năng này góp phần tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng thông qua việc thu phí thanh toán và là cơ sở hình thành chức năng tạo tiền của ngân hàng thương mại.
- 1.1.2.3 Chức năng tạo tiền Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của Ngân hàng thương mại.
- Với mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận các Ngân hàng thương mại với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế.
- Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của Ngân hàng thương mại là chức năng trung gian tín dụng và chức năng thanh toán.
- Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ đối với nhà cung cấp.
- Số tiền thanh toán cho nhà cung cấp lại được gửi vào tài khoản của nhà cung cấp tại ngân hàng với tên gọi là tiền gửi thanh toán.
- Ngân hàng của nhà cung cấp lại sử dụng nguồn tiền tạm thời này để cho vay với các đối tượng khác … Với chức năng này, hệ thống Ngân hàng thương mại đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội.
- 1.1.3 Đặc điểm hoạt động của ngân hàng thương mại Hoạt động NHTM là loại hình kinh doanh với mục đích kiếm lời ( bao gồm 2 hình thức chủ yếu là kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng).
- Trong đó, hoạt động kinh doanh tiền tệ được biểu hiện ở nghiệp vụ huy động vốn dưới các hình thức khác nhau để cấp tín dụng cho khách hàng có nhu cầu về vốn với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận.
- Còn hoạt động dịch vụ Ngân hàng được biểu hiện thông qua các nghiệp vụ sẵn có về tiền tệ, thanh toán, ngoại hối và chứng khoán để cam kết thực hiện công việc nhất định cho khách hàng trong một thời hạn nhất định nhằm mục đích thu phí hoặc hoa hồng từ phía khách hàng.
- Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Đại học Bách khoa Hà Nội Học viên: Trần Thị Cẩm Nhung 6 Khóa: 2014B Hoạt động NHTM là loại hình hoạt động kinh doanh có điều kiện, nghĩa là chỉ khi nào NHTM thoả mãn đầy đủ những điều kiện khắt khe do pháp luật quy định (vốn pháp định, phương án kinh doanh.
- thì mới được phép hoạt động trên thị trường.
- Hoạt động NHTM là loại hình kinh doanh có độ rủi ro cao hơn nhiều so với các loại hình kinh doanh khác và thường có ảnh hưởng sâu sắc, mang tính chất dây truyền đối với nền kinh tế.
- Trong hoạt động Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động kinh doanh tiền tệ, do các NHTM phải tiến hành huy động vốn của người khác để cấp tín dụng cho khách hàng và trên nguyên tắc NHTM chỉ có thể đòi tiền của người vay sau một thời hạn nhất định, nên đã tạo ra khả năng rủi ro cao cho hoạt động Ngân hàng, kéo theo đó là sự rủi ro đối với người gửi tiền ở NHTM, cũng như rủi ro đối với nền kinh tế.
- Một số loại rủi ro có thể kể tới như: rủi ro thanh khoản, rủi ro thanh toán, rủi ro lãi suất … Hoạt động NHTM liên quan đến nhiều hoạt động của nền kinh tế.
- Do hoạt động NHTM được miêu tả như là xương sống của nền kinh tế, nên khi hoạt động ngân hàng thương mại có dấu hiệu tiêu cực sẽ gây ra những tín hiệu bất ổn cho nền kinh tế và ngược lại.
- Vì thế, hoạt động Ngân hàng ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế gới thường được điều chỉnh và kiểm soát hết sức chặt chẽ bằng những đạo luật riêng biệt, nhằm đảm bảo cho hoạt động này được vận hành an toàn và hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.
- 1.1.4 Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại Các hoạt động ngân hàng được quy định từ khoản 12 đến khoản 24 điều 1 Luật các tổ chức tín dụng (văn bản Luật số: 47/2010/QH12) của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau.
- Hoạt động ngân hàng“là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây.
- Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt