« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp nâng cao hiệu lực trong kiểm toán ngân sách địa phương tại Kiểm toán Nhà nước khu vực XIII


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN CHÍ THANH GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC TRONG KIỂM TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TẠI KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC KHU VỰC XIII LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh HÀ NỘI - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- NGUYỄN CHÍ THANH GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC TRONG KIỂM TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TẠI KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC KHU VỰC XIII LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Người hướng dẫn khoa học: TS.
- 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU LỰC TRONG KIỂM TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TẠI KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC KHU VỰC.
- KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC KHU VỰC VÀ KIỂM TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG.
- Kiểm toán Nhà nước khu vực.
- Kiểm toán ngân sách địa phương .
- HIỆU LỰC TRONG KIỂM TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TẠI KIỂM TOÁNNHÀ NƯỚC KHU VỰC .
- Quan điểm về hiệu lực trong kiểm toán ngân sách địa phương tại Kiểm toán Nhà nước khu vực .
- Tiêu chí đánh giá hiệu lực trong kiểm toán ngân sách địa phương tại Kiểm toán Nhà nước khu vực .
- Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực trong kiểm toán ngân sách địa phương tại Kiểm toán Nhà nước khu vực KẾT LUẬN CHƯƠNG CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU LỰC TRONG KIỂM TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TẠI KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC KHU VỰC XIII ..30 2.1.
- GIỚI THIỆU VỀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC KHU VỰC XIII .
- Quá trình hình thành và phát triển của Kiểm toán Nhà nước khu vực XIII.
- Chức năng, nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước khu vực XIII .
- Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực của Kiểm toán Nhà nước khu vực XIII.
- THỰC TRẠNG HIỆU LỰC TRONG KIỂM TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TẠI KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC KHU VỰC XIII .
- Kết quả của hoạt động kiểm toán ngân sách địa phương tại Kiểm toán Nhà nước khu vực III iii 2.2.2.
- Đánh giá kết quả hoạt động quản lý ngân sách nhà nước của các địa phương .
- Đánh giá sự tuân thủ của các đơn vị được kiểm toán .
- ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TRONG KIỂM TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TẠI KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC KHU VỰC XIII .
- Điểm mạnhtrong kiểm toán ngân sách địa phương tại Kiểm toán Nhà nước khu vực XIII .
- Điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu trong kiểm toán ngân sách địa phương tại Kiểm toán Nhà nước khu vực XIII KẾT LUẬN CHƯƠNG CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC TRONG KIỂM TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TẠI KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC KHU VỰC XIII .
- ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU LỰC TRONG KIỂM TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TẠI KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC KHU VỰC XIII .
- Yêu cầu đổi mới quản lý ngân sách liên quan đến kiểm toán ngân sách địa phương .
- Định hướng nâng cao hiệu lực trong kiểm toán ngân sách địa phương tại Kiểm toán Nhà nước khu vực XIII .
- GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC TRONG KIỂM TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TẠI KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC KHU VỰC XIII .
- Cải tiến công tác lãnh đạo, quản lý và tổ chức công tác kiểm toán .
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm toán .
- Kiến nghị với Kiểm toán Nhà nước KẾT LUẬN CHƯƠNG KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Ý nghĩa INTOSAI Tổ chức Quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao KTNN Kiểm toán Nhà nước NSNN Ngân sách Nhà nước NSĐP Ngân sách địa phương HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân KTV Kiểm toán viên KBNN Kho bạc Nhà nước KHĐT Kế hoạch đầu tư KSCLKT Kiểm soát chất lượng kiểm toán XDCB Xây dựng cơ bản BRVT Bà Rịa - Vũng Tàu BP Bình Phước BT Bình Thuận ĐN Đồng Nai v DANH MỤC BẢNG Danh mục bảng Bảng 1.1: Tiêu chí đánh giá kết quả kiểm toán NSĐP tại KTNN khu vực Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự của KTNN khu vực XIII đến Bảng 2.2: Tổng quan về các cuộc kiểm toán NSĐP tại KTNN khu vực XIII giai đoạn Bảng 2.3: Kết quả xử lý tài chính qua các cuộc kiểm toán NSĐP tại KTNN khu vực XIII giai đoạn Bảng 2.4: Kế hoạch kiểm toán NSĐP được KTNN khu vực XIII năm Bảng 2.5: Thống kê số liệu trong khâu chuẩn bị kiểm toán NSĐP tại KTNN khu vực XIII giai đoạn Bảng 2.6: Đánh giá chất lượng chuẩn bị kiểm toán NSĐP tại KTNN khu vực XIII giai đoạn Bảng 2.7: Số thu NSNN trên địa bàn các tỉnh thuộc KTNN khu vực XIII quản lý giai đoạn Bảng 2.8: Tổng hợp số liệu kiến nghị thu NSNN quan kiểm toán NSĐP tại KTNN khu vực XIII giai đoạn Bảng 2.9: Chi NSNN trên địa bàn các tỉnh thuộc KTNN khu vực XIII quản lý giai đoạn Bảng 2.10: Đánh giá chất lượng thực hiện kiểm toán NSĐP tại KTNN khu vực XIII giai đoạn Bảng 2.11: Đánh giá chất lượng lập và gửi báo cáo kiểm toán NSĐP tại KTNN khu vực XIII giai đoạn Bảng 2.12: Đánh giá sự tuân thủ của các đơn vị được kiểm toán trong hoạt động kiểm toán NSĐP tại KTNN khu vực XIII giai đoạn Bảng 2.13: Tình hình thực hiện kiến nghị sau kiểm toán NSĐP Bảng 3.1: Đề xuất các khóa đào tạo đội ngũ KTV Nhà nước Bảng 3.2: Chính sách tự đào tạo ngành tài chính công vi DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Hệ thống Ngân sách Nhà nước Việt Nam Hình 1.2: Quy trình kiểm toán ngân sách địa phương Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy KTNN khu vực XIII Hình 2.2: Quy trình chuẩn bị kiểm toán NSĐP được KTNN khu vực XIII Hình 2.3: Quy trình lập, xét duyệt và gửi báo cáo kiểm toán vii PHẦN MỞ ĐẦU 1.
- Tính cấp thiết của đề tài Luật Kiểm toán nhà nước 2005 của Việt Nam đã ghi rõ, mục đích của hoạt động Kiểm toán nhà nước (KTNN) là “phục vụ việc kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.
- nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước” (Điều 3).
- Vấn đề này được tiếp tục tái khẳng định trong Hiến pháp 2013 “Kiểm toán Nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công” (Điều 118).
- Đồng thời, chúng được cụ thể hóa trong Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi năm 2015, đó là thông qua quy định đối tượng kiểm toán của KTNN là “việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của đơn vị được kiểm toán” (Điều 4) và chức năng của KTNN là “đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công” (Điều 9).
- Với những cơ sở pháp lý vững chắc đó, thời gian qua, KTNN đã phát huy vai trò tích cực trong quản lý Ngân sách Nhà nước (NSNN).
- Từ khi thành lập đến nay, được sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của TổngKTNN, sự quan tâm, giúp đỡ và phối hợp ngày càng có hiệu quả của các địa phương, đơn vị được kiểm toán, công chúng và xã hội, cùng với sự cố gắng nỗ lực không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ, công chức, Kiểm toán Nhà nước Khu vực XIII ngày càng trưởng thành, lớn mạnh, hoàn thành ngày càng tốt hơn chức năng, nhiệm vụ được giao, gây dựng được uy tín và sự tin cậy trong sự nghiệp xây dựng nền tài chính quốc gia minh bạch, bền vững, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá 04 tỉnh được Tổng KTNN giao quản lý (Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Thuận, Bình Phước) nói riêng, cả nước nói chung.
- 1 Hoạt động kiểm toán ngân sách địa phương (NSĐP) của KTNN khu vực XIII đã mang lại những ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng quản lý, điều hành ngân sách của các địa phương.
- chất lượng tổ chức kiểm toán ngân sách địa phương đã dần được nâng cao.
- Tuy nhiên, thực tế hoạt động kiểm toán NSĐP tại KTNN khu vực XIII thời gian gần đây cho thấy hiệu lực chưa cao, tình trạng chấp hành không đầy đủ Báo cáo kiểm toán của KTNN còn xảy ra.
- Mặt khác, trước những tác động trong việc hiện đại hóa công tác quản lý NSNN nên sẽ có những tác động lớn đến chất lượng hoạt động và vai trò của cơ quan KTNN, nhất là năng lực hoạt động kiểm toán ngân sách địa phương tại các KTNNkhu vực nói chung, KTNN khu vực XIII nói riêng.
- tổ chức thực hiện các bước của quy trình kiểm toán NSNN và sử dụng các loại hình kiểm toán NSNN.
- Nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới, công tác kiểm toán ngân sách địa phương tại KTNN khu vực XIII phải ngày càng hoàn thiện, đổi mới, góp phần tăng cường vai trò của KTNN trong việc cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời giúp UBNN các cấp nâng cao chất lượng quản lý, HĐND các cấp thực hiện tốt chức năng giám sát NSNN ở địa phương.
- Chính vì những lý do đó, việc nghiên cứu nhằm tìm kiếm các giải pháp giúp nâng cao hiệu lực trong kiểm toán NSĐP tại KTNN khu vực XIII là cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, đó cũng chính là lý do mà học viên lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu lực trong kiểm toán ngân sách địa phương tại Kiểm toán Nhà nước khu vực XIII” làm đối tượng nghiên cứu luận văn Thạc sĩ.
- Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Tính đến thời điểm hiện tại, có rất nhiều tác giả trong nước đã và đang nghiên cứu về công tác kiểm toán NSNN nói chung, kiểm toán NSĐP và hiệu lực trong kiểm toán NSNN nói riêng.
- 2 - Bài viết: “Tiêu chí đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động kiểm toán ngân sách bộ, ngành” đăng trên Báo Kiểm toán số cuối tháng 10/2013.
- Bài viết chỉ ra rằng, một trong những nội dung quan trọng phải thực hiện trước khi tiến hành kiểm toán là phải thiết lập được các tiêu chí kiểm toán để làm cơ sở so sánh với kết quả thực hiện.
- Do đặc thù của từng đơn vị quản lý, sử dụng ngân sách, mỗi đơn vị có quy mô ngân sách và chức năng quản lý nhà nước khác nhau nên không thể thiết lập được bộ tiêu chí chung cho tất cả các cuộc kiểm toán mà chỉ có thể thiết lập tiêu chí cho từng cuộc kiểm toán riêng biệt.
- Bài viết đã đưa ra những nội dung kiểm toán có tính chất chung nhất khi kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước tại các bộ, ngành, đánh giá thực trạng cơ sở thiết lập các tiêu chí kiểm toán đối với từng nội dung của KTNN chuyên ngành II trong thời gian kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước tại các bộ, ngành.
- Bài viết: “Đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền, tài sản Nhà nước khi tiến hành các cuộc kiểm toán” đăng trên Báo Kiểm toán số .
- Bài viết đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong một cuộc kiểm toán về bản chất là áp dụng loại hình kiểm toán hoạt động trong cuộc kiểm toán đó.Những năm gần đây, KTNN đã tiến hành nhiều cuộc kiểm toán chuyên đề, kiểm toán các chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách an sinh xã hội.
- Với mong muốn đạt kết quả kiểm toán tốt, có nhiều kiến nghị hữu ích cho công tác quản lý, điều hành, ngành đã từng bước gắn chặt và áp dụng sâu rộng loại hình kiểm toán hoạt động.
- Thực tiễn thời gian qua cho thấy việc lựa chọn chủ đề kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán năm đã hướng vào các lĩnh vực Quốc hội, Chính phủ yêu cầu tăng cường quản lý giám sát, kiểm tra và lĩnh vực mà dư luận xã hội cho rằng còn nhiều vấn đề bất cập.
- các kế hoạch kiểm toán đã đề cập rõ đến việc đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong các cuộc kiểm toán chuyên đề và đã có những chỉ dẫn đáng kể về kiểm toán hoạt động thông qua việc xây dựng đề cương, hướng dẫn kiểm toán… Bài viết đã đánh giá một số hạn chế và nguyên nhân, đồng thời đưa ra giải pháp để nâng cao chất lượng các cuộc kiểm toán của KTNN.
- 3 - Bài viết: “Kiểm toán chi ngân sách địa phương, một số vấn đề cần lưu ý trong kiểm toán tổng hợp” của tác giả Nguyễn Thị Hương đăng trên website của KTNN.
- Bài viết cho biết, qua thực tế kiểm toán chi NSĐP của KTNN, kết quả kiểm toán tổng hợp tại Sở tài chính có ý nghĩa quan trọng, giúp cho kiểm toán viên phát hiện số chi không đúng quy định pháp luật, từ đó đưa ra những kiến nghị về công tác quản lý.
- Theo tác giả, bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác kiểm toán này còn một số nội dung chưa được thực hiện đầy đủ, có trường hợp thiếu tính pháp lý hoặc chưa có quy trình kiểm toán nên không thể thực hiện kiểm toán.
- Qua đó, tác giả đã đề xuất 03 nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán tổng hợp tại Sở tài chính trong kiểm toán chi NSĐP của KTNN.
- Chuyên đề: “Đổi mới phương thức kiểm toán báo cáo quyết toán NSĐP, giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng kiểm toán” của tác giả Dương Đình Ngọc đăng trên website của KTNN.
- Trong bài viết, tác giả đã chỉ ra 05 điểm hạn chế trong công tác kiểm toán NSĐP ở Việt Nam trong thời gian qua.
- Đồng thời đưa ra 06 nhóm giải pháp nhằm khắc phục những điểm yếu và nâng cao chất lượng công tác kiểm toán NSĐP, phục vụ tốt hơn cho HĐND sử dụng kết quả kiểm toán trong quá trình xem xét, quyết định dự toán ngân sách, phê chuẩn quyết toán ngân sách.
- Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cơ quan khác của Nhà nước sử dụng trong công tác quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ của mình theo quy định của Luật KTNN.
- Bên cạnh những bài viết, nhiều tác giả cũng chọn đề tài kiểm toán NSNN làm đối tượng nghiên cứu luận văn thạc sĩ như.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Văn Tám: “Hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán NSĐP tại KTNN khu vực VIII” bảo vệ tại Đại học Đà Nẵng năm 2010.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Quỳnh: “Hoàn thiện tổ chức kiểm toán chi thường xuyên trong kiểm toán chi NSĐP tại KTNN khu vực III” được bảo vệ tại Đại học Đà Nẵng năm 2012.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Đức Thu: “Hoàn thiện công tác kiểm toán quyết toán thu - chi ngân sách huyện do KTNN khu vực III thực hiện” được bảo vệ tại Đại học Đà Nẵng năm 2013.
- 4 - Luận văn thạc sĩ của tác giả Võ Tiến Thịnh: “Tổ chức công tác kiểm toán NSĐP tại KTNN khu vực II” được bảo vệ tại Đại học Nha Trang năm 2014.
- Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng kiểm toán NSĐP tại KTNN khu vực XIII để đề xuất các giải pháp và kiến nghị có cơ sở khoa học nhằm nâng cao hiệu lực của công tác kiểm toán.
- Xác định khung lý luận cho nghiên cứu về hiệu lực trong kiểm toán NSĐP tại KTNN khu vực.
- Phân tích thực trạng hiệu lực trong kiểm toán NSĐP tại KTNN khu vực XIII.
- Đề xuất một số giải pháp có cơ sở khoa học nhằm nâng cao hiệu lực trong kiểm toán NSĐP tại KTNN khu vực XIII.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hiệu lực trong kiểm toán ngân sách địa phương tại Kiểm toán nhà nước khu vực XIII.
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu lực trong kiểm toán ngân sách địa phương tại Kiểm toán nhà nước khu vực XIII tiếp cận theo hệ thống các tiêu chí đánh giá.
- Về không gian: KTNN khu vực XIII (Công tác kiểm toán ngân sách địa phương thực hiện trong phạm vi các tỉnh thuộc địa bàn phụ trách của KTNN khu vực XIII, bao gồm: Đồng Nai, Bình Thuận, Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Phương pháp luận và phân tích Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và quan điểm của Đảng và Nhà nước trong quá trình nghiên cứu.
- 5 Phương pháp thống kê - so sánh: được sử dụng để đánh giá hệ thống số liệu từ các báo cáo kết quả kiểm toán NSĐP tại KTNN khu vực XIIItrong giai đoạn 2013-2015.
- Phương pháp nghiên cứu định hướng: dựa trên kết quả phân tích, đánh giá thực trạng hiệu lực trong kiểm toán NSĐP tại KTNN khu vực XIII để đưa ra những đề xuất nâng cao hiệu lực của công tác kiểm toán này.
- Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp phát phiếu điều tra và trao đổi, phỏng vấn trực tiếp đối với 26 cán bộ, công chức tại KTNN khu vực XIII.
- Mục đích chủ yếu của các phương pháp này là thu thập ý kiến đánh giá các tiêu chí phản ánh hiệu lực của công tác kiểm toán NSĐP tại KTNN khu vực XIII từ khi thành lập đến nay.
- đồng thời, xin ý kiến về phương hướng, giải pháp hoàn thiện công tác kiểm toán.
- Dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từcác báo, thống kê trong hoạt động kiểm toán NSĐP tại KTNN khu vực XIII giai đoạn bao gồm: các báo cáo quyết toán ngân sách địa phương qua các năm 2013-2015 tại các tỉnh thuộc địa bàn quản lý của Kiểm toán Nhà nước khu vực XIII.
- Kế hoạch kiểm toán hàng năm của Kiểm toán Nhà nước.
- Kế hoạch kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước qua các năm 2013-2015 tại các tỉnh thuộc địa bàn quản lý của Kiểm toán Nhà nước khu vực XIII.
- Báo cáo kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước qua các năm 2013-2015 tại các tỉnh thuộc địa bàn quản lý của Kiểm toán Nhà nước khu vực XIII.
- Báo cáo kiểm tra tình hình thực hiện kiến nghị qua các năm 2013-2015 tại các tỉnh thuộc địa bàn quản lý của Kiểm toán Nhà nước khu vực XIII.
- Quy trình nghiên cứu Bước 1: Nghiên cứu lý thuyết về hiệu lực trong kiểm toán NSĐP tại KTNN khu vực.
- Bước 2: Thu thập dữ liệu và tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng hiệu lực trong kiểm toán NSĐP tại KTNN khu vực XIII giai đoạn từ đó chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu.
- Bước 3: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực trong kiểm toán NSĐP tại KTNN khu vực XIII trong thời gian tới.
- Khung lý thuyết Khung lý thuyết nghiên cứu luận văn Nguồn: Học viên xây dựng Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực trong kiểm soát NSĐP tại KTNN khu vực Nhóm nhân tố bên ngoài KTNN khu vực Nhóm nhân tố thuộc về KTNN khu vực Tiêu chí đánh giá hiệu lực trong kiểm soát NSĐP tại KTNN khu vực Kết quả của hoạt động kiểm toán NSĐP tại KTNN khu vực Kết quả hoạt động quản lý NSNN của các địa phương Hiệu lực trong kiểm soát NSĐP tại KTNN khu vực Sự tuân thủ của các đơn vị được kiểm toán 7

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt